Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.84 KB, 19 trang )

z
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài:
“CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI
& NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ”

 Giảng viên hướng dẫn Ts. Bùi Văn Mưa
 Người thực hiện : Đoàn Ngọc Thùy Linh
- Số thứ tự : 87
- Lớp : Cao học Đêm 5
- Khóa :21

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2012
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1: Những tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy lý tư biện
phương Tây thời cận đại
1.1. Sơ lược về bối cảnh lịch sử, xã hội, khoa học, triết học duy lý – tư biện
phương Tây thời cận đại 2
1.2. Những tư tưởng triết học tiêu biểu của chủ nghĩa duy lý – tư biện 2
1.2.1. Siêu hình học 3
- Nguyên tắc “ Nghi ngờ phổ biến” 3
- Nguyên lý “ Tôi suy nghĩ, tôi tồn tại” 3
- Lý luận về Thượng đế, Giới tự nhiên và con người 4
- Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người 5


- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức 6
1.2.2. Khoa học 8
- Trong lĩnh vực vật lý học 8
- Trong lĩnh vực toán học 8
- Trong lĩnh vực sinh học 9
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy lý – tư biện phương
Tây thời cận đại.
2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại 10
2.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại 12
Phần kết luận 15
Danh mục tài liệu tham khảo
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học chính là đơn đặt hàng của lịch sử, do đó nếu muốn tìm hiểu tại
sao và như thế nào trong một thời kỳ lại xuất hiện một trường phái triết học này
chứ không phải là một trường phái triết học khác ta cần quay ngược bánh xe lịch
sử để có thể nhìn nhận một cách tổng quát tình hình toàn cảnh xã hội lúc bấy
giờ. Mệnh danh là thời đại của khoa học - kỹ thuật và những thắng lợi về kinh tế
- chính trị, thế kỷ 17 là thế kỷ của các trước tác nổi tiếng về khoa học, văn
chương, nghệ thuật và đặc biệt là triết học. Bên cạnh đó, thế kỷ 17 còn là thế kỷ
của các cuộc chiến tranh kéo dài giữa các tôn giáo phương Tây đầy đau thương
và mất mát. Và triết học buộc phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình, rất nhiều
các triết gia nổi tiếng đã cho ra đời cá trường phái triết học nhằm xây dựng lại
nền triết học và khoa học mới. Sau khi tham khảo một số tác phẩm, các tiểu luận
và các bài nghiên cứu về thời kỳ này, bản thân cá nhân tôi đặc biệt có ấn tượng
sâu sắc với trường phái triết học duy lý-tư biện với câu nói nổi tiếng của triết gia
Descartes “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý
chính trong học thuyết của ông- triết học duy lý với tinh thần hoài nghi- một
nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt
là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong

cách sống của con người hiện đại.
Muốn hiểu rõ giá trị của một học thuyết không gì bằng đem học thuyết ấy
đặt vào trong tiến trình chung của lịch sử triết học nhân loại, chúng ta sẽ thấy rõ
những đóng góp và hạn chế của trường phái triết học duy lý- tư biện . Chính vì
thế tôi đã chọn đề tài “ Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và
những giá trị, hạn chế của nó” để có thể đào sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những
tư tưởng, giá trị và hạn chế của trường phái triết học này.
1
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI.
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT
HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI .
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính
trị trước giai cấp phong kiến. Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó
đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là
khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm
của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng
ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng
tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì
chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết
học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.
Thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái triết học tiêu biểu. Tuy nhiên bài tiểu
luận chỉ trình bày về trường phái duy lý-tư biện. Đây là trường phái triết học-siêu
hình học đề cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt
được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con
người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới. Nó được Descartes đặt nền

móng, Xpinoza và Leibniz phát triển theo khuynh hướng duy vật và duy tâm
khác nhau. [1,144].
1.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TƯ BIỆN
Xuất phát từ hiện thực đời sống kinh tế- khoa học- xã hội lúc bấy giờ, triết
học tiếp tục đảm nhận thực hiện nhiệm vụ “ đơn đặt hàng lịch sử” của mình –
yêu cầu phải xây dựng một nền triết học va khoa học mới. Triết học mới phải là
siêu hình học – cơ sở thế giới quan, lấy việc xây dựng các nguyên tắc, chỉ đạo lý
2
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
trí khám phá ra chân lý. Nếu khuynh hướng duy vật kinh nghiệm đã tạo ra
phương pháp tư duy siêu hình kinh nghiệm thống trị khoa học thực nghiệm thì
khuynh hướng siêu hình học duy lý tạo ra phương pháp tư duy siêu hình tư biện
chi phối trực tiếp khoa học lý thuyết [2,62].
1.2.1. Siêu hình học:
- “Nghi ngờ phổ biến”- nguyên tắc xuất phát để xây dựng triết học và
khoa học mới.
+ Descarter đòi hỏi phải xây dựng triết học mới. Triết học mới phải bàn về
khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó
trước hết là phải khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các
nguyên tắc chỉ đạo các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự
nhiên, xây dựng các chân lý khoa học, giúp con người chinh phục giới tự nhiên,
phục vụ lợi ích cho mình.
+ Descarter cho rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần
phải nghi ngờ phổ biến – nghi ngờ mọi cái, nghi ngờ mang tính phương pháp
luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Với
nguyên tắc nghi ngờ trên, Descarter đề cao tư duy lý tính và coi thường kinh
nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy ông đã xây dựng cơ sở cho
chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy, là cơ sở phương pháp
luận của triết học Descarter [1,145].

- “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ
thống siêu hình học duy lý.
+ Để luận chứng cho nguyên lý này, ông suy luận như sau : dù tôi nghi ngờ
về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính
mình, bởi vì , nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi
ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương
vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự
tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được.
+ Dựa trên nguyên lý cơ bản “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng
hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông siêu hình học phải là học thuyết
3
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên
tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của
linh hồn lý tính [1,145].
- Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người.
+ Thượng đế
Theo Descartes, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con
người đều nghĩ về Thượng đế; hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo
chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong
nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con
người [1,146].
Theo Spinoza- một nhà vô thần, là nhà tư tưởng Do Thái cấp tiến, ông lập
luận rằng Thượng đế là bản thể tuyệt đối và duy nhất. Ông coi Thượng đế cũng
như Giới tự nhiên, Thực thể là nguồn gốc, cơ sở, bản chất chung và duy nhất của
mọi sự vật, hiện tượng dù nó là vật chất hay tinh thần, là cái siêu không gian, siêu
thời gian, siêu vận động và cũng là nguyên nhân của chính nó [1,151].
Trong đó, Leibniz lại thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế và cho rằng Giới
tự nhiên, con người là kết quả sáng tạo của Thượng đế.
+ Giới tự nhiên

Theo Descartes, vạn vật trong Giới tự nhiên được tạo thành từ một trong
hai thực thể:
 Tinh thần phi vật chất: có thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý
nghĩ, quan niệm và tư tưởng
 Vật chất phi tinh thần: có quãng tình tạo thành các sự vật có đặc
tính không gian và thời gian.
Trong khi đó, lý luận về thực thể thể hiện thế giới quan duy vật sâu sắc
của Xpinoza, khi coi Giới tự nhiên, Thực thể, Thượng đế chỉ là một. Vì vậy, Giới
tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn và tự nó sản sinh
ra nó.
4
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
+ Con người
 Descartes cho rằng con người là 1 sự vật đặc biệt được tạo thành từ
2 thực thể Thượng đế và Giới tự nhiên cho nên vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ
thể khả tử nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, là một sinh vật chưa hoàn thiện
nhưng có khả năng vươn đến sự hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng
đế và Hư vô do đó vừa cao siêu, vừa không mắc sai lầm, vừa thấp hèn, có thể
mắc sai lầm [1,147].
 Nhà duy vật siêu hình Spinoza cũng cho rằng con người là một
dạng thức của thực thể, là sản phẩm của Giới tự nhiên do đó phải tồn tại ít nhất
hai thuộc tính của thực thể là quãng tính và tư duy được thể hiện dưới dạng thể
xác và linh hồn, thể hiện con người đang suy nghĩ như một thể thống nhất và bản
thân con người cũng nằm trong quá trình phát triển và diệt vong như bao sự vật
khác. Hoạt động bản chất của con người là nhận thức và trong quá trình nhận
thức, con người khám phá ra các quy luật của Giới tự nhiên-là mục đích cuối
cùng của Triết học [1,153].
- Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người.
+ Linh hồn
Theo quan điểm Descartes, linh hồn bắt nguồn từ Thượng đế, bao gồm cà

hai phần là lý trí và ý chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng
đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết, khả năng tự do giải quyết - là
cội nguồn dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn do hoạt động cảm tính. Do
bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn một số tư
tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc
với sự sinh ra tôi. Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư tương
khác không hoàn thiện có thể mắc sai lầm. Đó là các tư tưởng được linh hồn tự
nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc
với thế giới xung quanh[ 1,147].
+ Nhận thức
5
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
 Dercaster cho rằng nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn, là
quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra các tư tưởng
bẩm sinh chứa đựng trong mình và từ đó sử dụng chúng để tiếp cận thế giới.
Nhận thức là nghi ngờ, suy nghĩ, tư duy là dấu hiệu không hoàn thiện vươn đến
sự hoàn thiện. Trong đó, trực giác là hình thức nhận thức tối cao của nhận thức lý
tính, trực giác mang lại những tư tưởng rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên (bẩm
sinh) và hay nắm lấy tư tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định. Là
lý trí khúc chiết – điểm khởi đầu của nhận thức, do bản thân không khẳng định
hay phủ định điều gì, nên lý trí khúc chiết không bao giờ mắc sai lầm [1,148].
 Spinoza cho rằng nhận thức là hoạt động mang tính bản chất của
con người có nhiện vụ là phát hiện ra các nguyên nhân khách quan của sự tồn tại
và quy luật tự nhiên chi phối sự thay đổi của các dạng thức của thực thể. Khả
năng nhận thức của con người là vô hạn, quá trình nhận thức của con người tuân
theo các quy luật tự nhiên. Nhận thức bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính. Trong đó, trực giác là năng lực nhận thức cao nhất của lý tính và là
tiêu chuẩn của chân lý ( phủ nhận sự tồn tại của tư tưởng bẩm sinh) [1,154].
 Nhận thức là quá trình khai thác những tri thức tiềm ẩn – đường
vân có trong linh hồn con người. Leibniz coi nhận thức là một quá trình tương

đối đi từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành
động trực giác, như Descartes đã thừa nhận. Ông cũng không thừa nhận các tư
tưởng tồn tại bẩm sinh mà chỉ thừa nhận những khả năng bẩm sinh của con
người. Ông đề cao cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính [1,159].
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức.
+ Theo Descartes, siêu hình học phải đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo lý trí
giúp hoàn thiện trí tuệ - năng lực tư duy và giúp cho các ngành khoa học khác
khám phá ra chân lý. Có 4 phương pháp luận nhận thức:
 Chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một
chút nghi ngờ nào cả (bằng trực giác).
6
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
 Phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu
thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu  đề cao phân tích.
 Quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giàn, sơ đẳng
nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn  đề cao diễn dịch ( toán
học).
 Phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một
cái gì trong quá trình nhận thức toàn diện trong xem xét. [1, 148,149].
Như vậy, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác
của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó để
xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết, hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát
triển chủ nghĩa duy lý [1,149].
+ Hệ thống siêu hình học mới của Leibniz.
Theo ông hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ nghĩa
nhị nguyên của Siêu hình học Đềcáttơ và chủ nghĩa nhất nguyên của Siêu hình
học Xpinôda. [1, 154-155]. Và ông đã dựa vào 11 nguyên lý sau để xây dựng hai
nội dung cơ bản của Siêu hình học mới:
 11 nguyên lý của Siêu hình học mới: Nguyên lý về sự khác nhau
phổ biến, về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn

thiện, mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgích, cơ sở
đầy đủ, mối liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây
dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: [1, 156-157].
 Hai nội dung của siêu hình học mới:
 Đơn tử luận: Ông khẳng định tính đa dạng và thống nhất giữa vật
chất và tinh thần của thế giới; khẳng định tính năng động của sự vật đơn nhất. Từ
đó, ông đưa ra khái niệm về đơn tử-thực thể như là những điểm của Siêu hình
học. Chúng là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện trong lớp vỏ vật chất;
chúng vừa cấu thành sự vật vừa làm cho sự vật sống động; nhưng chúng không
có bộ phận, không được sinh ra hay bị diệt vong, không phụ thuộc vào thế giới
bên ngoài; chúng vừa độc lập vừa liên hệ với nhau tạo thành một chuỗi vô tận kết
nối các sự vật trên thế giới lại với nhau thành một khối thống nhất tựa như một
7
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
cơ thể sống động. Đơn tử không chỉ có năng lực hoạt động mà còn có khả năng
nhận thức. Ứng với từng cấp độ phát triển của thế giới có từng nhóm đơn tử với
một mức độ năng động và khả năng nhận thức riêng. Quá trình phát triển của các
đơn tử từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện luôn tuân theo nguyên
tắc hài hòa tiền định, nghĩa là theo sự sắp đặt cùa Thượng đế. [1, 157].
 Thần học: Ông cho rằng Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng
tạo ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới. Giới tự
nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế. [1, 158].
1.2.2. Khoa học.
- Trong lĩnh vực vật lý học – lý luận về vật chất và hoạt động.
Trong lĩnh vực vật lý học, Descarter xây dựng lý luận về vật chất và vận
động. Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đền vô cùng tận.
Bản chất của vật chất là quãng tính, không gian, thời gian và vận động là những
thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Không có không gian trống rỗng.
Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ “cái hích ban đầu của Thượng đế”;
sau đó, vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt

( bảo toàn). Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí
của vật thể thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật
cơ học. Dựa theo quan điểm này, Descarter xây dựng mô hình vũ trụ [1,149].
Vật lý của Leibniz bàn về Giới tự nhiên, không gian và thời gian vận
động: Giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tồn tại trong tính
đa dạng của mình. Vạn vật trong giới tự nhiên đều được cấu thành từ các đơn tử
-bản chất của vạn vật. Ông đưa ra quan niệm về không gian tương đối và thời
gian tương đối, bởi vì chúng chỉ là những quan hệ tương đối của những sự vật
với nhau và thể hiện sự vật nằm trong sự vận động và phát triển [1, 158].
- Trong lĩnh vực toán học.
Descarter có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại. Ông đã sửa
đổi lại đại số, dùng hình chỉ số; dùng chữ để chỉ những đại lượng biến thiên ( x,
8
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
y, z ), và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại
lượng không đổi ( a, b, c ). Từ đó, xuất hiện hình học giải tích, hàm số và
phương pháp đồ thị Với ý tưởng biện chứng này, Descarter đã đặt nền móng
cho toán học hiện đại. Đối với ông, toán học là khoa học chính xác, rõ ràng, rành
mạch nhất. Phương pháp diễn dịch toán học là phương pháp chung để thu được
tri thức đúng đắn; bởi vì nó là phương pháp thể hiện rõ bốn nguyên tắc phương
pháp luận nhận thức mà trí tuệ phải tuân theo để đạt chân lý [1,150].
- Trong lĩnh vực sinh học.
+ Thực vật và động vật:
Descartes phát triển tư tưởng duy vật máy móc về sự phụ thuộc của tinh
thần vào cơ cấu vật chất, trạng thái của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, ông
khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và động vật là quá trình
mang tính tự nhiên, không có sự can thiệp của Thượng đế. Là người khám phá ra
cơ chế phản xạ, mọi cơ thể sinh vật là các cỗ máy có lắp đặt cơ chế phản xạ, khi
cỗ máy hoạt động sẽ sản sinh ra linh hồn thực vật và động vật khả tử.[1,150].
+ Trong nhân bản học:

Theo Descartes, con người là một cỗ máy – hệ thống vừa có thể xác khả
tử gắn liền với linh hồn lý tính bất tử. Cơ thể con người có cấu trúc rất phức tạp
và hoàn thiện hơn nhiều so với các cơ thể động vật thông thường. Do tiếp cận
được quan điểm duy vật, ông coi cơ thể người là khí quan vật chất của linh hồn
và linh hồn là hoạt động tinh thần của thể xác. Descartes kì vọng vào y – sinh học
sẽ cải tạo thể xác và tinh thần để con người càng ngày càng hoàn thiện hơn
[1,150].
Tóm tắt chương 1: Sau khi tìm hiểu về những tư tưởng nổi bật của các
triết gia tiêu biểu thời kỳ bấy giờ, nhận thấy triết học thời kỳ này đã làm sáng tỏ
khả năng nhận thức vô tận của con người, mang lại các nguyên tắc phương pháp
luận giúp khoa học đạt được tri thức khoa học, chinh phục Giới tự nhiên, phục vụ
lợi ích con người. Ngoài những lập luận có tính xác thực và khoa học, tư tưởng
thời kì này luôn pha lẫn với sự diễn dịch trừu tượng. Do đó chúng ta hãy cùng
9
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
làm sáng tỏ những giá trị và hạn chế của những tư tưởng chủ nghĩa duy lý- tư
biện thời kỳ phương tây cận đại.
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
CHỦ NGHĨA DUY LÝ - TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI.
2.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây với đại biểu xuất sắc là Descartes-
là cha đẻ của triết học thời mới, chấm dứt cái lối triết lý do các triết gia Hy lạp để
lại, được thời Trung cổ và Phục hưng lưu truyền như một gia bảo. Triết học
Descartes đã đánh dấu một khúc quẹo của tư tưởng con người đối với vũ trụ, với
trời và với chính mình. [3,12].Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng,
những giá trị cũng như hạn chế của học thuyết này để có thể thấy rõ vị trí của chủ
nghĩa duy lý-tư biện nói chung và địa vị của Descartes nói riêng trong sự phát
triển của triết học.

2.1.1. Giá trị thứ 1: Đề cao vai trò của lý trí trong lý luận về nhận thức.
- Chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo, chống lại lòng tin vô căn
cứ.
Descartes là một người Công giáo, ít nhiều tham dự vào cuộc chiến tranh
kéo dài 30 năm giữa Công giáo và Tin lành tại Châu Âu vào đầu thế kỷ 17. Từ
kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt trong niềm tin tôn
giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và nhờ lối suy
nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới giúp
được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt.
Descartes đã đưa ra những lời đả kích và gay gắt nhất đối với triết học
Aristote và truyền thống: bọn kinh viện là thứ cây leo, không dám ước ao biết gì
10
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
hơn tổ sư mình, hơn nữa những phân biệt trừu tượng va tối tăm của họ làm cho ta
nghĩ đến một hạng người thích đánh nhau dưới hầm tối [ 3,220].
Chính Descartes là người đã dứt khoát với truyền thống Aristote, phá bỏ
“cái triết học trừu tượng và vô vị” để khởi đầu một nền “ triết học thực tiễn khả
dĩ mang lại những lợi ích cho đời sống con người” [ 3 ,203] bằng cách đưa lý trí
lên hàng đầu trong lý luận nhận thức.
- Đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết.
Chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên
khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên, dùng lý trí
con người để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo cuộc sống con người. Cuộc cách
mạng Descartes đã đặt lại phân ranh cho triết học và khoa học, khoa học có
nhiệm vụ mới là tìm ra các định luật có tính chất duy cơ của vạn vật hòng
biến chế thiên nhiên thành những dụng cụ hữu ích.
- Lý luận về con người, hướng tới sự hoàn thiện và phát triển khả năng trí
tuệ của con người.
Descartes đã gỡ con người ra khỏi thế giới các sự vật trong thiên nhiên,
con người trong triết học Descartes không là một vật trong thiên nhiên nữa, mà

con người là cao nhất trong các loại con vật- bởi vì con người có tính cách phổ
quát là lý trí nên con người có ngôn ngữ và thực sự khôn ngoan trong mọi lãnh
vực, ý chí tự do là cái làm cho con người thực sự là con người, thực sự coi con
người là một hữu thể siêu việt, gần thần linh- là hình ảnh của Thượng đế, hơn là
gần với vạn vật thiên nhiên.[3 ,220].
2.1.2. Giá trị thứ 2: Các nhà triết học có những cống hiến to lớn về khoa
học, tạo nền tảng cho sự phát triển của triết học, khoa học và kĩ thuật sau này.
Descartes đã quan niệm Siêu hình học là nền tảng của mọi khoa học, ông
đã quan niệm “ khoa triết học của ông như một cây mà rễ là siêu hình học, thân
là vật lý học và các cành là các ngành khoa học khác”. Viên ngọc quý mà
R.Đêcáctơ để lại cho đời sau là những nguyên tắc cơ bản của phương pháp. Sau
11
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
Bêcơn, R.Đêcáctơ đã tìm cách xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới
làm nền tảng cho sự phát triển của khoa học.
Với quan điểm duy vật, khoa học và biện chứng, Descartes đã đạt nền
móng cho toán học hiện đại và ông rất kì vọng vào Y học trong việc cải tạo thể
xác và đời sống tinh thần của con người.
Các công trình nghiên cứu khoa học và tư tưởng triết học duy vật của
Descartes đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sáng tạo của Leibniz với những tư
tưởng biện chứng đáng quý về sự vận động của không gian và thời gian.
2.1.3. Giá trị thứ 3: Chủ nghĩa nhân đạo mang sắc thái mới (chủ nghĩa
dân chủ) mang lại hạnh phúc, tự do cho con người từ khả năng chinh phục tự
nhiên, chứ không dừng lại ở lý tưởng như thời kỳ phục hưng.
Triết Descartes mở đường cho sự con người đối xử với thiên nhiên như
đối với những dụng cụ vật liệu, tự cho mình có quyền thí nghiệm thiên nhiên,
biến chế thiên nhiên để bắt thiên nhiên phục vụ con người.
Ngoài ra đối tượng của triết Spinoza cũng là cái thiện, khi con người nhận
thức và khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, con người có thể hành động
một cách tự nhiên để giải quyết một cách hiệu quả mọi tệ nạn xã hội, mọi khó

khăn trong cuộc sống của chính mình.
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN
PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
2.2.1. Hạn chế thứ 1: Chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức-mặt lý
tính, do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện
(phương pháp siêu hình tư biện)
Cũng giống như Becon, chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức- mặt
cảm tính thì Decaster cũng chỉ nhận thấy mặt lý tính. Tuy nhiên , Leibniz đã phát
triển nhận thức, coi nhận thức có hai loại là nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. Nhận thức cảm tính mang lại những chân lý sự kiện, nói về dáng vẻ bên
ngoài của những sự vật đơn lẻ. Nhận thức lý tính mang lại những chân lý vĩnh
hằng, nói về bản chất bên trong của sự vật.
12
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
2.2.2. Hạn chế thứ 2: Có những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực
xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải
thích vấn đề xã hội và lịch sử.
Descartes đã không giải thích được nguồn gốc sâu xa sự vận động của vật
thể nên ông thừa nhận "cái hích đầu tiên của Thượng đế" đã tác động lên vạn vật
và khiến chúng vận động.
Thời kỳ này vẫn thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế nhưng không còn
mang tính thần học mà là một thực thể của Giới tự nhiên.
2.2.3. Hạn chế thứ 3: Chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, cơ giới
nên quan điểm về thế giới mang tính duy vật siêu hình, máy móc.
Dù các thành tựu khoa học tự nhiên thời cận đại được phát hiện ra trong
thời đại thống trị của phương pháp siêu hình nhưng chúng cũng phản ánh các yếu
tố biện chứng của tự nhiên. Tuy nhiên, do bản tính siêu hình mà khi xâm nhập trở
lại khoa học, triết học duy vật siêu hình máy móc đã làm lu mờ các yếu tố biện
chứng chứa trong các thành tựu đó. Vì vậy, có thể nói hạn chế lớn nhất nhưng
không thể tránh khỏi của triết học duy vật thời cận đại là phương pháp siêu hình,

nhưng thành tựu tiến bộ vượt bậc có ý nghĩa thời đại của nó lại là chủ nghĩa cơ
giới. Bởi vì, về thực chất chủ nghĩa cơ giới không phải là siêu hình, nên nó vẫn
có thể dung hòa trong một chừng mực nào đó với các yếu tố biện chứng chứa
trong các thành tựu của khoa học. Chính triết học duy vật máy móc đã tiến hành
đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và thần học một cách hiệu quả, thúc đẩy trào
lưu triết học duy vật cung khoa học phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh quá trình nhận
thức thế giới, đưa đến sự ra đời bức tranh cơ học
2.2.4. Hạn chế thứ 4: Không vạch ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng và không xác định đúng đắn nguyên nhân của sự vận động và phát triển.
Ông chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, máy móc về về thế giới,
coi vận động không phải cái gì khác ngoài sự hoạt động, mà qua đó một vật được
chuyển vị trí từ chỗ này sang chỗ khác. Ông quy toàn bộ các dạng vận động
thành vận động cơ học đơn thuần; không coi vận động là thuộc tính cố hữu của
13
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
vật chất mà chỉ xem là biểu hiện cá biệt của các sự vật một cách bề ngoài. Giữa
vận động và đứng yên chẳng có mối quan hệ gì với nhau.
Tóm tắt chương 2 : Trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học, đã có
không ít những sự phê phán nhằm vào hệ thống triết học của Descartes, vào siêu
hình học của ông, nhất là vào lập trương nhị nguyên luận của ông trong việc giải
quyết hàng loạt vấn đề của triết học và khoa học. Song khuynh hướng tư tưởng
của ông, từ lập trường nhị nguyên luận và siêu hình học đến lập trường nhất
nguyên duy vật trong vật lý học và sinh lý học, cho thấy sự trăn trở của nhà tư
tưởng Pháp vĩ đại trong việc xây dựng một hệ thống triết học và khoa học thật sự
khi mà ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo trong xã hội vẫn còn rất mạnh. Công
lao vĩ đại của Descartes đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận đối với sự phát triển của
triết học và khoa học sau này đó là điều không thể phủ nhận. Ông mãi xứng đáng
với tư cách là người "đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết
học” Tây Âu Cận đại.
14

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng triết học của Descartes đã giữ vai trò một khởi nguyên mới, ông
đã có công đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh
viện, mở đường cho nền triết học Tây phương ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết
Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đã gắn liền với lịch sử thuyết
Descartes.
Điểm then chốt của triết học của Descartes qua câu “Tôi tư duy nên tôi tồn
tại” đã đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan,
tương tác giữa chủ thể ý thức – tri thức và đối tượng khách quan mà các hệ thống
triết học phổ thông trước không quan tâm đến vấn đề này. Descartes đã đặt vấn
đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và nội dung của tri thức con người ;
và ông khởi đi từ một tiền đề không thể chối cãi về chủ thể ý thức – tri thức để
xây dựng một hệ thống triết học về sự hiện hữu của thế giới khách quan.
Chủ nghĩa duy lý của triết gia Descartes đã giúp cho nền triết học của
phương Tây nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh
mẻ. Chính vì sự nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự
nhiên, chấp nhận những gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình
phụ thuộc vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con ngườikhông
chỉ tin vào khả năng của mình mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư
duy sáng tạo.
Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tư duy, vì tư duy để
sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế “toàn cầu hoá”.
15
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư duy để tìm ra những phát minh
mới rất cần thiết. Và mỗi người ai cũng cần tư duy để không phải lạc hậu giữa
thế giới công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nếu không sẽ tự đào thải
mình.
16

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa ( chủ biên), Đại cương về lịch sử triết học phần 1,
TPHCM, Khoa lý luận chính trị, 2011.
2. Samuel Enoch Stumpf Donald C.Abel – Lưu Văn Hy biên dịch, Nhập
môn triết học phương Tây, TPHCM, Nhà xuất bản Tổng hợp, 2004.
3. Trần Thái Đỉnh, Triết học Descartes, Nhà xuất bản văn học,2005.
4. Nguyễn Ước, Đại cương triết học Tây phương, TPHCM, Nhà xuất bản Tri
thức, 2009.
5. Nguyên Bảng, Descartes và tinh thần duy lý duy lý trong văn hóa phương
Tây.
6. Nguyễn Hữu Thy, Tôi tư duy nên tôi hiện hữu.
7. Pháp Như, Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes.
8. Th.s Trịnh Đình Thanh, bài giảng triết học phương Tây.
9. Hữu Thanh, Nhận thức và khả năng tự ý thức trong triết học Descartes.
10. Lê Thanh Sinh, Vị thế và ảnh hưởng của triết học Descartes trong lịch
sử triết học, tạp chí triết học.

×