Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.34 KB, 18 trang )


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ.

 Giảng viên hướng dẫn : Ts. BÙI VĂN MƯA
 Sinh viên thực hiện : LÊ CHI LỢI
- Số thứ tự : 90
- Nhóm : Nhóm 9
- Lớp : Cao học Đêm 5
- Khóa :21
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÁO CÁO CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM 9
1. Danh sách thành viên
STT Số Thứ Tự Theo Danh Sách Lớp Họ Và Tên
1 81 Trần Thị Mỹ Lai
2 82 Huỳnh Công Lâm
3 83 Nguyễn Thị Ngọc Lan
4 84 Huỳnh Văn Lập
5 85 Đỗ Thị Bích Liên
6 86 Nguyễn Thị Thùy Liên
7 87 Đoàn Ngọc Thùy Linh
8 88 Huỳnh Thị Thanh Loan
9 89 Trần Tấn Lộc
10 90 Lê Chi Lợi ( nhóm trưởng )
2. Hoạt động nhóm: Sau khi nhận sự phân công đề tài từ giảng viên
hướng dẫn, nhóm đã có những hoạt động như sau:
- Tạo địa chỉ liên hệ của các thành viên, thông báo tên đề tài, yêu cầu


các thành viên tự lập đề cương sơ bộ, tìm kiếm tài liệu liên quan.
- Họp nhóm buổi thứ nhất để soạn thảo đề cương chi tiết, tổng hợp tài
liệu, phân chia đánh word từ nhiều nguồn sách tham khảo, xin ý kiến
của giảng viên hướng dẫn về đề cương chi tiết ở buổi học kế tiếp.
- Họp nhóm buổi thứ hai để chỉnh sửa đề cương theo những góp ý của
giảng viên hướng dẫn, tổng hợp tài liệu hoàn chỉnh, gửi mail cho tất
cả các thành viên. Phần còn lại là công việc của từng thành viên.
- Các thành viên trong nhóm nộp lại file, bài tiểu luận cho nhóm
trưởng, nhóm trưởng tổng hợp và nộp bài cho lớp trưởng.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 2
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN
PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 2
1.1.SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN
PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 2
1.2.NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN 3
1.2.1.SIÊU HÌNH HỌC 3
1.2.2.KHOA HỌC 8
CHƯƠNG 2 10
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI 10
2.1.NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. 10
2.1.1.Giá trị thứ 1: 10
2.1.2.Giá trị thứ 2: 10
2.1.3.Giá trị thứ 3 11
2.1.4.Giá trị thứ 4: 12
2.2.NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 12

2.2.1.Hạn chế thứ 1 12
2.2.2.Hạn chế thứ 2 12
2.2.3.Hạn chế thứ 3 12
2.2.4.Hạn chế thứ 4 13
KẾT LUẬN 14
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
LỜI MỞ ĐẦU
Trên hành trình đi tìm và khám phá tri thức của nhân loại. Em đã được
học tập và nghiên cứu rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau như: Toán học, Vật
lý học, Văn học, Triết học Tuy quan điểm “Triết học là khoa học của mọi khoa
học” không còn nữa nhưng nó là bộ môn em đặc biệt yêu thích. Học cao học là
cơ hội cho em một lần nữa khám phá, tìm hiểu bộ môn khoa học này, đặc biệt
được phân công làm đề tài “Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và
những giá trị, hạn chế của nó”, em như có thêm động lực, quyết tâm tìm toài và
khám phá về chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại.
Để làm đề tài này, em đã dựa vào những tài liệu tham khảo chính như sau:
Giáo trình Đại cương về lịch sử triết học, NXB Đại Học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí
Minh, 2011; Giáo Trình Triết Học, NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội, 2006; Triết
Học & Bức Tranh Vật Lý Học Về Thế Giới, NXB Đại Học Quốc Gia, Tp.Hồ Chí
Minh, 2008; Triết Học R. Descartes, NXB Văn Học, Hà Nội, 2005… Đề tài này
gồm có 2 chương với nội dung; Chương 1: những tư tưởng triết học cơ bản của
chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại; Chương 2: những giá trị và
hạn chế của chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại.
Thông qua đề tài này, em đã tóm lược lại những giá trị mà R. Descartes đã
để lại cho nhân loại, đưa ra được một số ưu và nhược điểm của chủ nghĩa duy lý
tư biện phương tây thời cận đại. Dù em đã rất cố gắng, song bài tiểu luận này
chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của giảng viên hướng dẫn.
1
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY
LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT
HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa
học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc
điểm mới. Khác với thời kì phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các
nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã dành được thắng lợi về chính trị trước
giai cấp phong kiến: Cách mạng tư sản Hà Lan (1560-1570); Cách mạng tư sản
Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). [3;117]
Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập
và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận
hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong
đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. [10]
Thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái triết học tiêu biểu: trường phái duy
vật kinh nghiệm-duy giác, trường phái duy lý –tư biện, trường phái duy tâm-bất
khả tri, triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình
bày về trường phái duy lý-tư biện. Đây là trường phái triết học-siêu hình học đề
cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy
giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra
khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới. Nó được R. Descartes đặt nền móng,
Spinoza và Leibniz phát triển theo khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau.
[1;144]
2
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
1.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TƯ BIỆN

Khuynh hướng siêu hình học duy lý do R. Descartes đặt nền móng, B.
Spinoza, Leibniz phát triển. R. Descartes cũng yêu cầu cần phải xây dựng triết
học và khoa học mới. Triết học mới phải là siêu hình học-cơ sở thế giới quan, lấy
việc xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo lý trí khám phá ra chân lý làm nhiệm vụ.
Ông cho rằng mọi chân lý đều bắt nguồn từ lý tính, và nghi ngờ là biện pháp cần
thiết để lý tính không mắc sai lầm trong nhận thức. [2;62]
Dù các thành tựu khoa học tự nhiên thời cận đại được phát hiện ra trong
thời đại thống trị của phương pháp siêu hình nhưng chúng cũng phản ánh các yếu
tố biện chứng của tự nhiên. Tuy nhiên, do bản tính siêu hình mà khi xâm nhập trở
lại khoa học, triết học duy vật siêu hình máy móc đã làm lu mờ các yếu tố biện
chứng chứa trong các thành tựu đó. [4;59]
Còn với tác phẩm “ Luận về phương pháp” (1637),R. Descartes đưa ra
phép diễn dịch toán học dành cho khoa học lý thuyết. Dù mang tính siêu hình
nhưng phương pháp này đã thay thế phương pháp kinh viện của học phái Aristote
để giải quyết những nhiệm vụ khoa học do thời đại đặt ra. [2;67]
1.2.1. SIÊU HÌNH HỌC
- “Nghi ngờ phổ biến”- nguyên tắc xuất phát để xây dựng triết học và khoa
học mới.
R. Descartes đòi hỏi phải xây dựng triết học mới. Triết học mới phải được
hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức của con người
về các lĩnh vực; còn theo nghĩa hẹp, triết học là siêu hình học-cơ sở thế giới quan
của con người. Triết học mới phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri
thức đúng đắn. Vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết là phải khắc phục chủ nghĩa
hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo các ngành khoa học
khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học, giúp
con người chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho mình. Nói vắn tắt, triết
học mới là triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình
độ lý luận cho con người.[1;145-146]
3
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học

R. Descartes cho rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng
cần phải nghi ngờ phổ biến – nghi ngờ mọi cái, kể cả cái mà người đời cho là
chân lý ta cũng phải nghi ngờ; tức nghi ngờ mang tính phương pháp luận để
không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Với nguyên
tắc nghi ngờ trên, R. Descartes đề cao tư duy lý tính và coi thường kinh nghiệm,
cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy ông đã xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa
duy lý thời cận đại. [11]
- “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu
hình học duy lý.
“Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: dù dựa trên phương pháp nghi ngờ phổ biến,
nhưng R. Descartes không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây
dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình –
nguyên lý “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”.
Dựa trên nguyên lý cơ bản “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng
hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông siêu hình học phải là học thuyết
chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên
tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của
linh hồn lý tính.[1;146 -147]
- Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người.
+ Trình bày các chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế: theo ông, Thượng
đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế; hơn
nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự
nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác
và năng lực nhận thức vô tận của con người.
+ Coi vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể
tồn tại độc lập nhau: thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ,
tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng và các thực thể vật chất phi tinh
thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không
gian, thời gian.
+ Coi con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể trên,

nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử; là một sinh vật chưa hoàn thiện
4
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và
hư vô, nên con người vừa cao siêu, không mắc sai lầm vừa thấp hèn, có thể mắc
sai lầm.
+ Con người là dạng thức của thực thể, nên nó phải thể hiện ít nhất hai thuộc
tính của thực thể ( quảng tính và tư duy) dưới dạng thể xác và linh hồn.
+ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, nên nó hoạt động hoàn toàn theo
các quy luật của tự nhiên. Con người là sự thể hiện khả năng của giới tự nhiên tự
nhận thức, tự ý thức về mình.[1;147]
- Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người.
+ Linh hồn: Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cả ý
chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả
năng chọn lựa, phán quyết ( khẳng định hay phủ định), khả năng tự do giải quyết.
Chính do khả năng to lớn của mình mà ý chí có thể dẫn dắt linh hồn sa vào sai
lầm, nhầm lẫn. Hoạt động bản chất của linh hồn con người là nghi ngờ, tức suy
nghĩ, tư duy. Bản thân việc nghi ngờ là dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự
hoàn thiện. Do bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn
một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra
cùng lúc với sự sinh ra tôi. Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư
tưởng khác không hoàn thiện có thể mắc sai lầm. Đó là các tư tưởng được linh
hồn tự nghĩ ra, các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc
với thế giới xung quanh.
+ Nhận thức: Xuất phát từ quan niệm coi hoạt động bản chất của linh hồn
là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý tính ( trí tuệ),
R.Descartes cho rằng: nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính
mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh ( các nguyên lý, quy luật của logic hay
của toán học ) chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận thế giới;
Trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những ý niệm rõ

ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư
tưởng bẩm sinh đó.
5
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
• Nhận thức là hoạt động mang tính bản chất của con người.
• Nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
• Nhận thức là quá trình khai thác những tri thức tiềm ẩn – đường vân có
trong linh hồn con người
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức.
R. Descartes cho rằng, bên cạnh việc xây dựng bức tranh khái quát về thế
giới, siêu hình học tức triết học còn có nhiệm vụ đề ra những nguyên lý cơ bản
của phương pháp luận, một vấn đề vô cùng cần thiết đối với nhận thức. Ông
mong muốn xây dựng một lôgic học "dạy cách vận dụng lý lính một cách tốt
nhất, nhằm nhận thức những chân lý mà ta chưa biết".R. Descartes đặc biệt đề
cao vai trò của lý tính, hướng tới hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con
người. Ông đưa ra một số quy tắc cơ bản của phương pháp luận như sau:
Quy tắc thứ nhất: Chỉ coi là chân lý đúng đắn những gì được cảm nhận rất
rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ gì cả, tức những điều
hiển nhiên.
Quy tắc thứ hai: Chia các sự vật phức tạp, trong chừng mực có thể làm
được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc nghiên cứu
chúng. Thực chất, R. Descartes đề cao phương pháp phân tích trong nhận thức.
Quy tắc thứ ba: Trong quá trình nhận thức chúng ta cần phải xuất phát từ
những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những điều phức tạp hơn.
Quy tắc thứ tư: Phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không được bỏ sót một
tư liệu nào trong quá trình nhận thức sự vật.
Trên lập trường duy lý, R. Descartes đặc biệt đề cao vai trò của phương
pháp diễn dịch, mặc dù không hoàn toàn phủ nhận vị trí của phương pháp quy
nạp, cũng như nhận thức cảm tính.
Nhìn chung, phương pháp luận của R. Descartes mặc dù có nhiều hạn chế

nhưng cũng có nhiều yếu tố tích cực và cách mạng. Ông đã nhận thức được
6
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
những hạn chế của phương pháp kinh viện truyền thống và tìm cách xây dựng
một phương pháp luận mới đáp ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
sau thời trung cổ. Phương pháp luận của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển khoa học, kĩ thuật sau đó. [8]
- Hai nội dung của siêu hình học mới
Theo Leibniz hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ
nghĩa nhị nguyên của Siêu hình học R. Descartes và chủ nghĩa nhất nguyên của
Siêu hình học Spinoza [1;154]. Và Leibniz đã dựa vào 11 nguyên lý sau để xây
dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới:
11 nguyên lý của Siêu hình học mới: Nguyên lý về sự khác nhau phổ biến,
về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn thiện, mối
liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgíc, cơ sở đầy đủ, mối
liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây dựng hai nội
dung cơ bản của Siêu hình học mới.[1;156]
- Hai nội dung của siêu hình học mới:
+ Đơn tử luận: Leibniz khẳng định tính đa dạng và thống nhất giữa vật
chất và tinh thần của thế giới; khẳng định tính năng động của sự vật đơn nhất. Từ
đó, Leibniz đưa ra khái niệm về đơn tử-thực thể như là những điểm của Siêu hình
học. Chúng là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện trong lớp vỏ vật chất;
chúng vừa cấu thành sự vật vừa làm cho sự vật sống động; nhưng chúng không
có bộ phận, không được sinh ra hay bị diệt vong, không phụ thuộc vào thế giới
bên ngoài; chúng vừa độc lập vừa liên hệ với nhau tạo thành một chuỗi vô tận kết
nối các sự vật trên thế giới lại với nhau thành một khối thống nhất tựa như một
cơ thể sống động.
+Thần học: Leibniz cho rằng Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng
tạo ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới. Giới tự
nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế.[1;157-158]

7
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
1.2.2. KHOA HỌC
- Trong lĩnh vực vật lý học
Triết học R. Descartes đã khiến cho ông có nhiều giải thích sai lầm về các
hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, vì
ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ
của các tác giả đi trước. Ban đầu R. Descartes đã công nhận thuyết Copernic về
hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng ông đã từ bỏ
nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào đó
ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các
trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.
Về quang học, R. Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc
tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến
định luật này. Việc R. Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi
trường chất rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.[7]
- lý luận về vật chất và hoạt động.
Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đến vô cùng tận.
Bản chất của vật chất là quãng tính; hay quãng tính là thuộc tính của thực thể vật
chất. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những
vật thể vật chất. Không có không gian trống rỗng. Vận động của vật thể có nguồn
gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của Thượng đế; sau đó, vận động của các vật thể
không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt ( bảo toàn). Vận động của vật thể
là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể thể trong không gian,
theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học. [1;149]
- Trong lĩnh vực toán học.
Đóng góp quan trọng nhất của R. Descartes với toán học là việc hệ thống
hóa hình học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là
nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các
8

GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các
đẳng thức. R. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của
bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để
chỉ các giá trị đã biết.[7]
- Trong lĩnh vực sinh học.
Trong lĩnh vực sinh lý học, R. Descartes giữ quan điểm rằng máu là một
chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp
xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều
khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.
 Thực vật và động vật: R .Descartes khẳng định sự phát triển của giới
thực vật và động vật là quá trình hoàn toàn tự nhiên, không có sự can
thiệp của thượng đế.
 Trong nhân bản học: Con người là sự thống nhất của linh hồn và thể
xác. Thể xác chỉ là cái vỏ bề ngoài, linh hồn là bản chất tiềm ẩn bên
trong. [1;158-159]
- Trong nhận thức luận:
Nhận thức có hai loại là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận
thức cảm tính mang lại những chân lý sự kiện, nói về dáng vẻ bề ngoài của
những vật đơn lẽ. Nhận thức lý tính mang lại những chân lý vĩnh hằng, nói về
bản chất bên trong của sự vật. Tiêu chuẩn của chân lý là tính phi mâu thuẫn.
9
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
CHƯƠNG 2
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ
BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
2.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
Đây là trường phái triết học –siêu hình học đề cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa
toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dự trên cơ sở phương thức tư duy lý

luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cái nhìn thiển cận về thế giới. [1;144]
2.1.1. Giá trị thứ 1:
Đề cao vai trò của lý trí trong lý luận về nhận thức, chống lại những đạo lý
kinh viện của tôn giáo, đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức, chống
lại lòng tin vô căn cứ, đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết. Hướng
tới sự hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con người. R .Descartes thừa
nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh
rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. R
.Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất
dịch.
2.1.2. Giá trị thứ 2:
Các nhà triết học có những cống hiến to lớn về khoa học, tạo nền tảng cho
sự phát triển của triết học, khoa học và kĩ thuật sau này:
Trong lĩnh vực sinh lý học, R. Descartes giữ quan điểm rằng máu là một
chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp
xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều
khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.
R. Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng
góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến định luật
10
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
này. Việc R. Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất
rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.[7]
R. Descartes thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vận động cơ học được ông
xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến
vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của R. Descartes về tính không bị
tiêu diệt của vận động được Ph. Ăng ghen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại.
Leibniz khẳng định rằng, giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết
vạn vật tồn tại trong tính đa dạng của mình. Vạn vật trong giới tự nhiên đều được
cấu thành từ các đơn tử - bản chất của vạn vật. Leibniz coi con người là sự thống

nhất giữa linh hồn và thể xác.
Đóng góp quan trọng nhất của R. Descartes với toán học là việc hệ thống
hóa hình học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là
nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các
phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các
đẳng thức.R. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của
bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để
chỉ các giá trị đã biết.[7]
2.1.3. Giá trị thứ 3
Lý luận về con người.R. Descartes đã mở đường cho việc nghiên cứu
khách quan về cơ thể con người và của mọi sinh vật nói chung. Trước đây, quan
niệm thân thể con người là cái gì linh thiêng, bất khả xúc phạm có ưu điểm của
nó, nhưng cũng đã cản trở không ít cho sự phát triển của các bộ môn như cơ thể
học, sinh lý học và nhất là khoa giải phẫu. Theo R. Descartes, con người khác
với cỗ máy tự động ở chỗ có năng lực tư duy để thông qua ngôn ngữ, có thể trao
đổi với người khác. Nhờ tính chất phổ quát của lý tính, con người có thể vượt ra
khỏi những hoàn cảnh nhất định, biểu lộ suy nghĩ của mình về sự vật và có sự tự
do lựa chọn. Chỉ trong tính chất ấy, con người mới có thể chịu trách nhiệm cũng
như có thể bị quy trách nhiệm về hành động của mình. [12]
11
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
2.1.4. Giá trị thứ 4:
Chủ nghĩa nhân đạo mang sắc thái mới (chủ nghĩa dân chủ) mang lại hạnh
phúc, tự do cho con người từ khả năng chinh phục tự nhiên, chứ không dừng lại
ở lý tưởng như thời kỳ phục hưng.
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
2.2.1. Hạn chế thứ 1
Chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức-mặt lý tính, do đó cơ sở phương
pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiến diện - phương pháp siêu hình tư

biện. “Do bản tính siêu hình mà khi xâm nhập trở lại khoa học, triết học duy vật
siêu hình máy móc đã làm lu mờ các yếu tố biện chứng chứa trong các thành tựu
đó”[2, 64] Có thể nói phương pháp siêu hình chính là hạn chế lớn nhất của chủ
nghĩa duy lý - tư biện phương Tây thời cận đại.
2.2.2. Hạn chế thứ 2
Có những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn
chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích vấn đề xã hội
và lịch sử.
Descartes đã không giải thích được nguồn gốc sâu xa sự vận động của vật
thể nên ông thừa nhận "cái hích đầu tiên của Thượng đế" đã tác động lên vạn vật
và khiến chúng vận động.
2.2.3. Hạn chế thứ 3
Chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, cơ giới nên quan điểm về thế
giới mang tính duy vật siêu hình, máy móc. Spinoza cho rằng “vật chất chỉ là một
trong vô vàn thuộc tính của thực thể- thượng đế- giới tự nhiên, chứ không phải là
nguồn gốc duy nhất của mọi sự vật” và “ không chỉ có con người mà mọi sự vật
trong giới tự nhiên đều biết tư duy”.[1,152]
12
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
2.2.4. Hạn chế thứ 4
Không vạch ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng và không xác định
đúng đắn nguyên nhân của sự vận động và phát triển. Không chỉ ra được mối liên
hệ của các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng. Không chỉ ra được động lực
của sự phát triển chính là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong cùng một sự
vật, hiện tượng. Xem nhẹ kinh nghiệm và thực tiễn làm cho lý luận trở thành lý
luận suông mất đi cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn chân lý để đánh giá sự
đúng đắn của lý luận.
13
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta hiểu thêm được phần nào về
nguồn gốc ra đời của trường phái duy lý tư biện phương tây thời cận đại và
những giá trị, hạn chế của nó. Trong đó, R. Descartes xứng với danh hiệu là cha
đẻ của triết học thời đại mới, của triết học con người, triết học tinh thần, mở
đường cho Kant, Triết hegel và marx và triết hiện sinh ngày nay. R. Descartes
đánh dấu một khúc quạt vô cùng quan trọng của tư tưởng triết học. Nói theo danh
từ ngày nay thì tư tưởng R. Descartes là một chỗ đứt quãng phân thời đại trước
và sau thành hai thời đại khác hẳn nhau [5;32].
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận
những giá trị đóng góp to lớn mà các triết gia R. Descartes, Spinoza, Leibniz đã
mang lại. Những công trình khoa học, những đóng góp trong lĩnh vực toán học
và vật lý học đã tạo nền tảng cho sự phát triển ngày nay. Như vậy, những tư
tưởng triết học của trường phái duy lý tư biện phương Tây đã và đang có những
đóng góp to lớn cho nhân loại.
Chúng ta tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; cường tráng về thể
chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức, tác phong, kế thừa
truyền thống cha ông góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định,
phát triển.
14
GVHD: Ts. BÙI VĂN MƯA Tiểu luận triết học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Bùi văn Mưa (chủ biên), Đại cương về lịch sử triết học, 2011
2. Ts. Bùi Văn Mưa, Triết học & Bức tranh vật lý học về thế giới, NXB Đại
học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2008
3. PSG.Ts. Đoàn Quang Thọ, Giáo trình Triết học, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2006
4. Gs.Vs. Nguyễn Duy Quý, Nhận thức thế giới vi mô, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1998
5. Gs.Ts. Trần Thái Đĩnh, Triết học R. Descartes, Nhà xuất bản văn học, Hà
Nội, 2005

6.
Itemid=265&id=376&option=com_content&task=view
7. Descartes
8. Nguồn: php?
Itemid=265&id=376&option=com_content&task=view
9.
10.www.vansu.vn
11.
12.


15

×