Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.9 KB, 16 trang )

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP
THẾ KỶ 18
NTH: PHAN QUỐC MINH
STT: 99 NHÓM: 10
LỚP: Cao học Đêm 5 KHÓA: 21
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
iii
Tp.Hồ Chí Minh, 2012
ii
MỤC LỤC
Trang bìa ……………………………………………………………………………………i
Mục lục ……………………………………………………………………………………ii
Phần mở đầu ……………………………………………………………………………… 1
Chương1: Những tư tưởng cơ bản ……………………………………………………2
1.1. Triết học Khai sáng và Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp TK 18 … 2
1.2. Những tư tưởng của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp ……………… 3
1.3. Tư tưởng duy vật chiến đấu của Điđơrô ………………………………….3
1.4. Tư tưởng của Hônbách ……………………………………………………….7
Chương2: Những giá trị và hạn chế ……………………………………………………9
2.1. Giá trị …………………………………………………………………………9
2.2. Hạn chế ………………………………………………………………………10
Kết luận ……………………………………………………………………………………
12
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………13
1
Phần mở đầu


“Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ
XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác
rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ
có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học
thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả,
v.v.”[5,t.23,tr.50]. Các nhà triết học của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu (CNDVCĐ)
Pháp thế kỷ 18 đã chỉ ra được nguồn gốc của tôn giáo, vạch trần bộ mặt đen tối của
nhà nước phong kiến. Những tư tưởng này đã trở thành cơ sở lý luận cho giai cấp tư
sản Pháp trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc Đại Cách mạng Tư sản Pháp (1789)
Thông qua việc xem xét các quan điểm triết học của hai nhà triết học tiêu
biểu là Điđơrô và Hônbách ta sẽ thấy được tính “cách mạng” mạnh mẽ và tính chiến
đấu của các nhà triết học của CNDVCĐ Pháp thế kỷ 18, như Ph.Ăngghen đã nhận
xét “những vĩ nhân ở Pháp… rất cách mạng. Họ không thừa nhận một thứ uy quyền
nào cả. Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước, tất cả đều được
đem ra phê phán hết sức nghiêm khắc”[6,t.9,tr.275], nhờ đó giúp ta thấy rõ những
đóng góp quý giá của các nhà triết học duy vật chiến đấu Pháp cho kho tàng tri thức
nhân loại và cho công cuộc đấu tranh chống lại hệ thống tư tưởng Tôn giáo của nhà
thờ Thiên chúa giáo và chế độ phong kiến thối nát.
Do hạn chế về mặt kiến thức, thời gian thời gian thực hiện đề tài, bên cạnh
đó do không có điều kiện tra cứu các tài liệu một cách trực tiếp nên đa phần các tài
liệu tham khảo là được lấy trên internet. Bài viết chắc chắn sẽ có những sai sót
không mong muốn, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của Thầy, các anh
chị và các bạn.
2
Chương1: Những tư tưởng cơ bản
1.1.Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp TK 18:
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ 18 là một giai đoạn phát triển quan trọng
trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. “Triết học khai sáng
pháp thế kỷ 18, mà hạt nhân là chủ nghĩa duy vật, là sự kế tục và phát triển khuynh
hướng bài trừ siêu hình học thế kỷ 18 theo mốt hướng tích cực. Triết học khai sáng

Pháp thế kỷ 18 không phủ định sạch trơn mà đánh giá lại các giá trị triết học truyền
thống, đồngthời cũng biết kế thừa và phát triển các khuynh hướng tư tưởng bài trừ
siêu hình học của thế kỷ qua. Nó bắt đầu phê phán một cách không thương tiếc các
quan niệm cũ về thế giới và con người. Đến giữa thế kỷ 18, việc phê phán đó đã
biến thành cuộc đấu tranh chống toàn bộ hệ tư tưởng phong kiến cũng hệ thống
quan điểm của Nhà thờ Thiên Chúa giáo” [1,tr.163-164]
1.2. Tư trưởng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp TK 18
CNDVCĐ góp công phê phán siêu hình học và về mặt phương pháp luận thì
không chấp nhận lối tư duy, mô hình cứng nhắc của siêu hình, họ bắt đầu quan tâm
đến thực tiễn, dù mới chỉ ở mức quan sát, ghi nhận và kinh nghiệm
CNDVCĐ Pháp đã vạch trần các thế lực đen tối thời trung đại (Nhà thờ
Thiên Chúa và nhà nước phong kiến), chống lại triết lí thần học của giáo hội, ủng
hộ chủ nghĩa duy vật và phản đối việc triết học làm đầy tớ cho thần học.
Giương cao ngọn cờ tự do dân chủ tư sản nhằm tập hợp tất cả các tầng lớp bị
áp bức dưới ngọn cờ đó để đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến.
Những tư tưởng trên thể hiện rõ trong tư tưởng triết học của Điđơrô và
Hônbách, những nhà triết học tiên phong của CNDVCĐ Pháp TK 18.
1.3. Tư tưởng duy vật chiến đấu của Điđơrô
Điđơrô (Denis Diderot, 1713 – 1784) sinh ra trong một gia đình thợ thủ công
ở vùng Đông Bắc nước Pháp. Thay vì phải trở thành một nàh tu hành sống với thần
học và đức tin như mong ước của gia đình, thì ông lại trở thành một nhà khoa học
suốt đời chiến đấu vì chủ nghĩa vô thần và quan niệm duy vật. ông là nhà tư tưởng
điển hình của nên triết học Khai sáng Pháp. Bộ Bách khoa toàn thư của khoa hoc,
3
nghệ thuật và thủ công nghiệp do ông là người chủ xướng và chủ biên đã tôn vinh
nên khoa học Pháp trong hệ thống kho học của nhân loại. Điđơrô còn viết một số tác
phẩm triết học như Các tư tưởng triết học, Cuộc dạo chơi của nhà hòa nghi hay là
Alleax…
 Quan niệm về thế giới
Điđơrô cho rằngbản chất của thế giới là vật chất luôn vận động. Trong thế

giới, mọi vật đều được tạo thành từ thực thể vật chất, thực thể này là duy nhất và
bản tính cố hữu của nó là vận động. Chính vận động là năng lực sống động của vật
chất, nó không chỉ có trong các vật đang chuyển động mà tồn tại cả trong các vật
đứng yên. Ông khẳng định rằng trong quá trình vận động đó, giới tự nhiên sẽ chọn
lọc, loại bỏ những cái gì không còn phù hợp, không theo quy luật và giữ lại những
gì giúp nó càng ngày càng hoàn thiện hơn.
 Quan niệm về con người
Điđơrô cho rằng con người là sự thống nhất hữu cơ giữa thể xác và linh hồn.
Linh hồn không phải là cái gì siêu nhiên hay do một đấng tối cao nào đó tạo ra mà
linh hồn là tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất
(thể xác). Cơ thể con người chính là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như
mọi quá trình tâm lý của anh ta. Ông nhận ra nhân cách con người là sản phẩm của
hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên ông vẫn chưa thấy được bản thân
hoàn cảnh và môi trường đó cũng là sản phẩm của hoạt động con người.
 Quan niệm về nhận thức
Thế giới vật chất là nguyên nhân duy nhất của cảm giác và là nguồn gốc của
mọi nhận thức. Ông cho rằng quá trình chuyển biến từ vô tri vô giác tới khả năng
cảm giác, tư duy gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu
cơ đến sự sống và cơ thể con người.
Do bản thân giới vật chất, giới tự nhiên luôn luôn vận động và phát triển vô
tận nên nhận thức của con người về giới vật chất cũng diễn ra vô tận, tuy nhiên về
nguyên tắc thì con người hoàn toàn có khả năng nhân thức đầy đủ về thế giới.
4
Ông đề cao vai trò của nhận thức đối với sự phát triển của xã hội. Ông cho
rằng muốn nhận thức đúng đắn thì con người phải dùng thực nghiệm để kiểm tra trí
tuệ, dùng trí tuệ và thực nghiệm để kiểm soát cảm tính, rồi sau đó dùng cả thực
nghiệm, trí tuệ và cảm tính để nhận thức thế giới vật chất.
 Quan niệm về tôn giáo
Điđơrô phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, Thượng đế chỉ là sự thánh hóa
các điều kiện sống hiện thực của con người. Không phải Thượng đế tạo ra con

người mà là con người tạo ra Thượng Đế. Theo ông tôn giáo chỉ đem lại những ảo
tưởng làm mềm yếu đi con người. Trong khi đó khoa học đem lại cho con người
những hiểu biết đúng đắn về thế giới, mang lại sức mạnh cho con người. Do đó lý
tính và tính ngưỡng không thể kết hợp được với nhau, khoa học và tôn giáo ko thể
hòa hợp.
Điđơrô phê phán luôn cả nền đạo đức và giáo dục, luật pháp tôn giáo. Nên
giáo dục thì lạc hậu, sự giả dối trong đạo đức, và luật pháp thì thối nát. Những môi
thứ này chỉ tạo ra môi trường sống đồi bại, làm con người trở nên yếu hèn, khốn
khổ, làm con người sống cả tin vào số mệnh. Tôn giáo tạo ra mộng ảo về thiên đàng
và ảo tưởng về địa ngục như một biện pháp khích lệ và đe dọa để kiểm soát hành
vicon người.
Từ những quan điểm trên Điđơrô mạnh mẽ kêu gọi phải tách tôn giáo ra khỏi
nhà trường, loại bỏ thần học khỏi giáo dục, tách nhà thờ khỏi nhà nước. Ông chỉ ra
rằng nền giáo dục phải hướng tới việc xây dựng mỗi con người thành một người
công dân, một nhà khoa học – duy vật – vô thần. Từ đó tiến đến xóa bỏ tôn giáo,
tiêu diệt giới tu hành, mở rộng khoa học & công nghệ, thực hành giáo dục toàn dân
Tóm lại, tư tưởng triết học của Điđơrô đầy tính duy vật chiến đấu.Sự phê
phán tôn giáo một cách mạnh mẽ của Điđơrô có ảnh hưởng tích cực đến phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân Pháp thời đó, nhưng nó vẫn chỉ là một phê phán
mà thôi.
5
1.4. Tư tưởng của Hônbách (Paul Henri Ditrich Holbach, 1723-1789)
Hônbách (Paul Henri Ditrich Holbach, 1723 – 1789) là người Đức nhưng sống
và làm việc ở Pháp. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phái Khai sáng Pháp, là
một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật bà chủ nghĩa vô thần Pháp
thế kỷ XVIII, đồng thời là một cộng tác viên đắc lực của nhóm Bách khoa toàn thư.
Ông viết nhiều tác phẩm như Hệ thống của tự nhiên hay là bàn về các quy luật của
thế giới vật chất và thế giới tinh thần, Sự đối lập của tư tưởng tự nhiên với tư tưởng
siêu nhiên, Thần học bỏ túi …
 Quan niệm về thế giới

Hônbách khẳng định: Giới tự nhiên là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật; vật
chất là thực tại khách quan tác động đến giác quan của con người; những đặc tính
chủ yếu của vật chất là quảng vận động, tính có thể phân chia, tính rắn chắc, trọng
lực. Giới tự nhiên – vật chất tồn tại vĩnh viễn không được sáng tạo và không bị hủy
diệt. Vật chất vận động là do sức mạnh của bản thân chứ không do một sự thúc đẩy
nào từ bên ngoài. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là chuyển vị trí của
các vật thể trong không gian
Ông cho rằng, vũ trụ là sự kết hợp vĩ đại tất cả những vật đang tồn tại. Bất cứ
ở đâu trong vũ trụ, chúng ta cũng chỉ thấy vật chất vận động. Trước mắt chúng ta,
toàn thể vũ trụ chỉ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự vật, hiện tượng xảy
ra không ngừng. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan Béccơly khi nhà triết học
này ra sức chứng minh rằng, mọi cái trên thế giới này chỉ là ảo tưởng của chúng ta,
toàn bộ thế giới chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Theo Hônbách, quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính rắn chắc,
trọng lực, quán tính, và cả những trạng thái do những cái đó sinh ra như: mật độ, hình
dạng, màu sắc, trọng lượng đều là những đặc tính phổ biến, có trước của các vật thể
vật chất. Với quan niệm coi vật chất là tất cả những gì có thể tác động vào giác quan
của chúng ta, Hônbách đã tiến gần đến quan niệm khái quát về vật chất.
Khi bàn về nguồn gốc của vật chất, về vận động, không gian, ông viết: "Nếu
người ta hỏi chúng ta, vật chất ở đâu mà ra, thì chúng ta trả lời là bao giờ cũng có vật
6
chất. Nếu người ta hỏi chúng ta, tại sao vật chất lại vận động thì chúng ta trả lời là vật
chất phải vận động mãi mãi vì vận động là kết quả tất yếu của sự tồn tại, là bản chất
của vật chất, đồng thời cũng là kết quả của những thuộc tính đầu tiên của vật chất như
quãng tính, trọng lượng, tính không thể xuyên qua, hình dáng ". "Vận động là
phương thức tồn tại; nó xuất hiện một cách tất nhiên từ bản chất của vật chất ". Dù
quan niệm này rất gần với quan niệm duy vật hiện đại, tuy nhiên, do chủ nghĩa cơ
giới chi phối mà ông hiểu vận động chỉ là sự dịch chuyển vị trí.
 Về nhận thức luận
Xuất phát từ quan niệm cho rằng, ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có

tổ chức cao, ông vạch ra sự vô lý của những học thuyết về linh hồn phi thể chất, về
con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế. Ông luôn khẳng định con người
là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục tùng quy luật của tự nhiên,
thậm chí, tư tuởng của con người cũng không thể vượt khỏi tự nhiên. Từ đó, ông
chứng minh rằng, trí lực con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người. Năng
lực cảm giác của con người giúp con người nhận thức được thế giới và quy luật của
nó. Không có linh hồn bất tử và tư tưởng bẩm sinh, mà mọi tư tưởng, quan niệm của
con người, theo ông, không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế
giới bên ngoài thông qua linh hồn của chúng ta.
Ông cho rằng tư duy xuất phát từ cảm giác. Chính những biến hóa liên tiếp
của khối óc là do kết quả tác động của các sự vật lên giác quan của chúng ta gây ra.
Chúng là nguyên nhân gây ra trong tâm hồn chúng ta những biến hóa mới mà người
ta gọi là những ý nghĩ, những tư tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, phán đoán, nguyện
vọng, hành động. Cơ sở của tất cả những biến hóa ấy là cảm giác… Mặc dù vẫn coi
chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật, nhưng do quan niệm siêu hình chi phối
mà ông chỉ dừng lại ở chỗ coi nhận thức chỉ là sự kết hợp các cảm giác và các khái
niệm mà không thấy được nhận thức là một quá trình phức tạp.
Hônbách đem quyết định luận máy móc của mình đối lập với mục đích luận.
Dù mọi hiện tượng mà con người chưa nhận thức được đều được ông gọi là hiện
7
tượng ngẫu nhiên, nhưng ông chưa hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu
nhiên.
 Quan niệm về xã hội
Quan niệm về xã hội của Hônbách mang tính chất duy tâm. Ông coi quá trình
phát triển xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là nhà triết học khai sáng,
ông khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi ách phong kiến bằng việc phổ cập giáo
dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung đại. Ông muốn có sự quá độ
hòa bình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản bằng con đường lập pháp hóa.
 Quan niệm về tôn giáo
Khi bàn về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, Hônbách cho rằng, do nhân

dân các nước quan niệm xã hội bị lực lượng siêu nhiên thần thánh chi phối, nên họ
không nhìn thấy những lực lượng tự nhiên trần tục đang gây ra những hành động
mạnh mẽ trên Trái Đất. Vì vậy, họ thường hướng cặp mắt đầy lo sợ và dàn dụa nước
mắt lên trên bầu trời, họ cố tìm trên bầu trời những lực lượng thù địch đã làm tiêu tan
hạnh phúc của họ trên Trái Đất này. Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn
gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần linh. Tôn giáo được bịa đặt
ra để đặt các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc, vua chúa dưới quyền
uy của Thượng đế. Từ khi các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ cực của
mình trên Trái Đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta đã lấy Thượng đế để đe
dọa họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và im tiếng.
Trong tác phẩm Về giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, Lênin đánh giá
cao cuộc đấu tranh chống tôn giáo của chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷ XVIII. Người
viết: “Những tác phẩm nồng nhiệt, sinh động, linh lợi, tài tình của những nhà vô thần
cũ của thế kỷ XVIII công khai công kích bọn tăng lữ đang thống trị, rất thường khi là
những tác phẩm muôn ngàn lần có khả năng đưa người ta ra khỏi tình trạng mê muội
tôn giáo”. Vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật Pháp là trào lưu triết học tiên tiến
nhất ở Tây Âu; tuy nhiên, nó vẫn chưa thoát ra khỏi hình thức duy vật siêu hình máy
móc.
8
Các nhà duy vật và phái Khai sáng Pháp đã vạch trần thế lực đen tối thời trung
đại, giương cao ngọn cờ tự do dân chủ tư sản nhằm tập hợp tất cả các tầng lớp bị áp
bức dưới ngọn cờ đó để đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến – nhà thờ,
tập hợp các lực lượng dân chủ, tiên tiến để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng
tư sản Pháp sẽ xảy ra vào năm 1789–1794.
Tuy nhiên, triết học thời kỳ này bộc lộ những hạn chế lớn nhất, đó là quan
niệm siêu hình về thế giới cũng như về quá trình nhận thức. Hạn chế này được khắc
phục dần bởi nền triết học cổ điển Đức.
9
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của CNDV chiến đấu
Pháp TK 18

2.1. Giá trị
CNDV chiến đấu Pháp thế kỷ 18 đã vạch trần bộ mặt của các thế lực đen tối
(nhà thờ Thiên Chúa Giáo và Nhà nước phong kiến) thời bấy giờ.
Các nhà CNDV chiến đấu Pháp dương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập
hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho
cuộc CMTS Pháp (1789-1794). Tư tưởng triết học của họ là vũ khí lí luận của giai
cấp tư sản Pháp trong thời kì chuẩn bị cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789.
Nó có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiếng bộ trong xã
hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế
độ tư sản. “Đời sống của đại đa số nhân dân lao động, trước hết là nông dân hết
sức khốn khổ, nạn đói do mất mùa hoành hành, những cuộc nổi dậy của nông dân
chống chế độ phong kiến xảy ra thường xuyên. Tất cả cái đó là nguyên nhân kinh tế
- xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794). Và các nhà duy vật Pháp
thế kỷ 18 là những người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng về chính trị
sôi động đó”[1,t.33-34]
Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này
đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác: ”Trong
suốt toàn bộ lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước
Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời
trung cổ, chống chế độ nông nô trong các thiết chế và trong những tư tưởng thì chủ
nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết
của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả v.v “ [8]
Về mặt triết học, các nhà duy vật Pháp đặc biệt Điđơrô, HônBách… đã góp
phần quan trọng vào việc phát triển chủ nghĩa duy vật và vô thần ở thế kỷ 18. Trong
việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà duy vật Pháp thừa nhận vật chất,
10
giới tự nhiên là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất, theo các nhà duy vật
Pháp, tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được,
không thể biến đổi vật chất thành hư vô, cũng không thể tạo nên vật chất từ hư vô.
Bác bỏ nhị nguyên luận của Đềcactơ, các nhà duy vật Pháp cho rằng sự phong phú,

đa dạng của sự vật, hiện tượng chỉ là những hình thức khác nhau của tồn tại vật chất
do các phân tử cấu thành. Vật chất là một thực thể duy nhất, nguyên nhân tồn tại
của vật chất nằm ngay trong bản thân nó. Không gian, thời gian là những thuộc tính
cơ bản của vật chất. Theo họ, vận động mà giới tự nhiên luôn luôn chuyển động từ
trạng thái này sang trạng thái khác.
Tư tưởng triết học của họ đã trở thành trào lưu Triết học tiên tiến nhất ở Tây Âu
thời bấy giờ. Những tư tưởng này đã đem lại những thành quả to lớn cho nền lý
luận của nhân loại, làm giàu thêm kho tàng văn hóa thế giới, ảnh hưởng lớn về tư
tưởng – hành động đối với nhân loại.
2.2. Hạn chế
Tính nhất nguyên của chủ nghĩa duy vật làm cho các nhà duy vật chiến đấu Pháp
thế kỷ 18 thể hiện mạnh mẽ chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên, họ cũng chưa thấy được
rằng ý thức không chỉ là sản phẩm của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con
người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội.Họ chỉ thấy nhân cách con
người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường xung quanh nhưng chưa hiểu được
rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm của hoạt động con
người, và vì vậy, cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mangtính lịch sử.
Họ đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật thế kỷ 18, song do đặc
điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên -thực nghiệm. Đặc
trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự
trừutượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận
động thì chủ yếu là vậnđộng cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho
triết học duy vật thời kỳ này chưa thoát ra khỏi quan niệm siêu hình, máy móc về
thế giới & nhận thức thế giới (hạn chế này được khắc phục dần bởi nền Triết học cổ
11
điển Đức). Và cũng như các nhà duy vật trước kia, các nhà duy vật Pháp tk 18 vẫn
chưa thoát khỏi duy tâm trong viêc giải quyết vấn đề xã hội.
Các nhà CNDV chiến đấu Pháp vẫn chưa nhận ra được cơ sở kinh tế - xã hội
của sự tồn tại tôn giáo mà chỉ mới thấy được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự
thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi chết của con người. Họ chưa thấy được “Tôn giáo

là tiếng thở dài của chúng sanh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân”.[4,tr.5] Vì vậy, họ đã sai lầm khi cho rằng để xóa bỏ tôn
giáo chỉ cần xóa bỏ nỗi lo sợ của con người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục
trong nhân dân, đồng thới tiêu diệt giới tu hành.
Lê – nin vạch ra “những phôi thai”, “những mầm mống” của chủ nghĩa duy
vật lịch sự chưa được phát triển nhiều trong triết học của Phơ – bách. Lê-nin đãm
ấy lần nói đến tính chất hạn chế của triết học Phơ-bách, nói rằng ngay trong
những năm 1848 – 1851, Phơ – bách đã lạc hậu xa so với Mác và Ăng – ghen, ông
không hiểu cuộc cách mạng năm 1848. Khi đánh giá định nghĩa của Phơ – bách về
giới tự nhiên, Lê – nin viết: "Do đó thấy rằng giới tự nhiên - tất cả, trừ cái g ì siêu
tự nhiên. Phơ – bách sáng rõ nhưng không sâu sắc. Ăng–ghen đã định nghĩa một
cách sâu sắc hơn sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm". Ở
cuối bản tóm tắt, Lê – nin cũng chỉ ra tính chất hạn chế của chủ nghĩa duy vật Phơ
– Bách và tính chật hẹp của thuật ngữ “nguyên lý nhân bản trong triết học”:
“Nguyên lý nhân bản chủ nghĩa cũng như chủ nghĩa tự nhiên chỉ là những sự mô tả
chủ nghĩa duy vật một cách không chính xác và yếu ớt” [7]
12
Kết luận
Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp đã có những thành tựu nhất định trong
việc nhận thức thế giới, con người, xã hội và tôn giáo. Tuy vậy do hạn chế của thời
đại, tư tưởng duy vật của họ chỉ là duy vật máy móc.
Họ có dứt khoát về mặt vũ trụ quan, nhưng về mặt nhân sinh quan họ không
triệt để. Sở dĩ họ có cái mâu thuẫn ấy là vì quyền lợi giai cấp của tầng lớp công
thương Pháp bấy giờ có tính chất đối lập với quyền lợi giai cấp phong kiến, nhưng
một mặt khác, bản thân nó lại không đủ sức đánh đổ phong kiến; mà đối với nhân
dân, động lực của cách mạng, quyền lợi của nó lại đối lập.
Các nhà duy vật chiến đấu Pháp rất mạnh mẽ trong việc phê phán, vạch trần
bộ mặt đen tối của Tôn giáo và nhà nước phong kiến cầm quyền, nền giáo dục lạc
hậu. Nhưng họ vẫn chỉ hạn chế ở mức phê phán, tuy vậy những tư tưởng của họ đã

là cở sở lý luận, tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
Mặc khác, các quan điểm phê phán của các nhà triết học duy vật chiến đấu
Pháp mặc dù được đưa ra từ rất lâu, nhưng chúng vẫn đáng giá để chúng ta xem xét
kỹ lưỡng để có những đánh giá so sánh với tình hình chính trị, tôn giáo hiện nay từ
đó có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình thực tại tránh sa vào tình trạng chủ quan,
ngụy biện.

13
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa (2011), Triết học – Đại cương về lịch sử triết học,
Tp.HCM.
2. TS. Bùi Văn Mưa (2003), Lịch sử Triết học, Tp.HCM.
3. Gs, Ts. Nguyễn Ngọc Long & Gs, Ts. Nguyễn Hữu Vui (2007), Giáo trình
Triết học Mác – Lênin, Bộ Giáo dục đào tạo.
4. C.Mác, Phê phán triết học pháp quyền của Heghen, 1843-1844, NXB Sự
Thật Hà Nội, 1962
5. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005
trích từ bài viết BÀN “về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di
chúc triết học của v.i.lênin tại website:
hp://nguyennangnamhvkhqs.blogspot.com/2011/07/ban-ve-tac-dung-cua-chu-nghia-
duy-vat.html
6. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập,Nxb CTQG, Hà Nội, 1995
trích từ bài viết BÀN “về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di
chúc triết học của v.i.lênin tại website:
/>chu-nghia-duy-vat.html
7. Bài giới thiệu Bút ký triết học (V.I. Lênin - Toàn tập, tập 29, Nxb CTQG,
2006) theo website:
/>8. V.I.Lenin, Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, bản dịch
của NXB Sự Thật Hà Nội, theo website:

/>

×