Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.25 KB, 18 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài nhóm 06:
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
HẠN CHẾ CỦA NÓ

NGƯỜI THỰC HIỆN : BÙI THÚY HẰNG
STT : 51
LỚP : CHKT-Đ5-KHOÁ 21
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
TP.HCM, tháng 2/2012
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………………1
Chương 1: Hoàn cảnh ra đời và những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy
tâm khách quan Hy Lạp cổ đại
1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại………… ……… 2
1.2 Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại… 2
1.2.1 Xôcrát (469-399 TCN)……………………………… ……… …………3
1.2.2 Platông (427-347 TCN)……………………………………… ….……….5
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy
Lạp cổ đại
2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại……….… 10
2.1.1 Đặt nền tảng đạo đức đầu tiên………… …………………… … …….10
2.1.2 Cơ sở tư tưởng cho các nhà triết học và thần học sau này…… … ……10
2.1.3 Phép biện chứng chất phác xuất hiện ……… …………………… … 11
2.1.4 Là động lực thúc đẩy khoa học phát triển ………………… …….………11


2.1.5 Để lại cho đời tác phẩm tuyệt vời………………………… ….…………12
2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại… ……12
2.2.1 Tìm hiểu sự vật ngoài bản thân sự vật…………………………… …… 12
2.2.2 Quan niệm về chính trị - xã hội chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn … 12
2.2.3 Lý tưởng hoá giáo hoá vô vị lợi ……………………………………….…13
2.2.4 Hạn chế trong quan điểm về nghệ thuật……………………………….….14
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
2.2.5 Lún sâu vào thuyết mục đích 14
Lời kết…………………………………………… ……………………………15
SVTH : Bùi Thúy Hằng 3 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển các kiến thức khoa học xã hội, triết học có một
vai trò rất quan trọng. Ngày nay, chúng ta không chỉ cần biết cặn kẽ triết học
Mác-Lênin và sự suy tư triết lý của tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn cần hiểu biết
các nền triết học khác nhau của nhân loại ở phương Đông lẫn phương Tây; triết
học thời Cổ đại, Trung cổ và các nền triết học tư sản hiện đại. Có như vậy, chúng
ta mới có một thế giới quan và nhân sinh quan rộng mở, mới nhận thức hết bản
chất cao quý của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nếu nhắc đến nền triết học cổ đại Hy Lạp-La Mã, không thể phủ nhận
rằng dân tộc nhỏ bé ấy đã chiếm một vị trí to lớn trong lịch sử triết học nhân loại
như Ph.Ăngghen trong tác phẩm Chống Đuyrinh, đã đánh giá: “Không có cơ sở
văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có châu Âu hiện đại được”. Và ta
cũng phải kể đến công lao của những nhà triết học lỗi lạc như Xôcrát, người khởi
xướng phép biện chứng, hay Platông, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại họ
là những người sáng lập nên chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại góp
phần hoàn thiện nền triết học về sau.
Ngưỡng mộ tài năng ấy, cùng mong muốn được nhìn sâu hơn về trường

phái duy tâm khách quan; tôi với sự nghiên cứu, sự hiểu biết có hạn và vốn tài
liệu ít ỏi như: Triết học (phần 1) do thầy Bùi Văn Mưa (chủ biên), Lịch sử triết
học của Hà Thiên Sơn, Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã của Hà Thúc Minh, Tìm
lại nền văn minh Hy lạp cổ đại biên soạn bởi Tô Mộng Vi, Câu chuyện triết học
dịch theo Will Durant, Lịch Sử Triết Học Phương Tây của Nguyễn Tiến Dũng
cũng hy vọng khắc hoạ lại phần nào trường phái duy tâm khách quan ấy.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn với người thầy đã tận tâm
truyền đạt và dẫn dắt lớp học viên chúng tôi vào một thế giới triết học kỳ diệu,
đầy màu sắc và rất đỗi quan trọng.
SVTH : Bùi Thúy Hằng 1 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
Chương 1 : Hoàn cảnh ra đời và những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy
tâm khách quan Hy Lạp cổ đại
1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại:
Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều chặng đường huy hoàng, nhiều nền văn
minh của nhiều dân tộc phương Đông (Ai Cập, Babilon…) với những khả năng
sáng tạo vô tận của loài người. Và rực rỡ hơn cả là vào khoảng những thế kỷ giữa
của thiên niên kỷ I TCN, nền văn minh Hy Lạp, thời kỳ chiếm hữu nô lệ . Trong
thời kỳ này sự tách rời lao động trí óc khỏi lao động chân tay tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của triết học và các ngành khoa học khác.
Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện ở chỗ nó là thế giới quan và ý thức hệ của
giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ, mang tính giai cấp sâu
sắc. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại được thể hiện trong sự xung đột tư
tưởng giữa các nhà triết học, tiêu biểu nhất là trào lưu duy vật với “đường lối
Đềmôcrit” và trào lưu duy tâm với “đường lối Platông” .[5, 115-117]
Chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái Pytago, trải qua
trường phái duy lý Êlê, phái Nguỵ biện và đạt được đỉnh cao trong trường phái
duy tâm khách quan của Xôcrát – Platông.[1, 105] Và sau đây ta sẽ đi sâu vào để
làm rõ hơn trường phái duy tâm khách quan tiêu biểu ấy.

1.2 Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ
đại:
Tiêu biểu là trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát và Platông.
Trường phái này do Xôcrát đặt nền móng và Platông, học trò của ông hoàn thiện.
Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại
nền dân chủ Aten và hệ thống triết học của trường phái nguyên tử luận. [1, 105]

SVTH : Bùi Thúy Hằng 2 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
1.2.1 Xôcrát (469-399 TCN):
1.2.1.1 Tiểu sử Xôcrát:
Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen, là con của
Sophroniscus, một người làm nghề điêu khắc, mẹ là nữ hộ sinh. Xôcrát được
xem là người khai mở thời kỳ thứ hai của triết học Hi Lạp và bắt đầu triết học
Tây phương từ gần 25 thế kỷ nay. Có người so sánh ông với Khổng Tử, vị vạn
thế sư biểu Á Đông. Những gì hậu thế biết về con người và lời giảng của Xôcrát
đều gián tiếp qua các đối thoại, khi rõ nét khi thấp thoáng, của Platông và cuốn
Memorabilia của Xenophon; cả hai đều là môn đệ ông. Bất chấp những thông
giải không giống nhau về lời giảng của sư phụ, tường trình của hai tác giả ấy bổ
sung nhau trên một qui mô lớn, biến con người và niềm tin của Xôcrát trở thành
bất tử. [13]
1.2.1.2 Những tư tưởng cơ bản của Xôcrát:
Về triết học:
Tư tưởng triết học cơ bản của ông là nhận thức về chính bản thân mình,
nhận thức về con người. Ông rất coi trọng tri thức, xem tri thức là nền tảng của
đạo đức “điều thiện là tri thức và điều ác là dốt nát, kém hiểu biết”. Bởi lẽ, người
nào biết thế nào là tốt thì anh ta sẽ không bao giờ làm điều gì xấu. Con đường đi
đến tri thức là con đường hoàn thiện nhân cách, đạo đức, hướng tới cái thiện và
hạnh phúc. Theo Xôcrát mỗi hiện tượng tự nhiên đã được thần thánh an bài, con

người không có khả năng khám phá tự nhiên, bởi thần thánh sáng tạo ra ánh sáng
để con người nhìn thấy mọi vật, cho bóng đêm để con người nghỉ ngơi, cho
ruộng đất để con người tạo ra thức ăn nuôi sống mình…Ông là người rất sùng bái
thần thánh và thành kính tuân theo mọi nghi lễ của tôn giáo. [7, 53]
Về chính trị:
Xôcrát hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Năm
399 TCN, Xôcrát bị phái chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội coi thường luật
pháp, chống chế độ bầu cử dân chủ. Xôcrát là nhà triết học chỉ giảng dạy mà
SVTH : Bùi Thúy Hằng 3 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
không để lại tác phẩm nào. Ông cho rằng chỉ có văn nói mới sống động, còn
những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng mất hết tính sinh động. [1, 105]
Về xã hội:
Ông nói: “một xã hội sáng suốt là một xã hội mà trong đó ngừơi dân cảm
thấy được hưởng quyền lợi thì nhiều, mà bị hạn chế tự do thì ít. Trong xã hội ấy,
ăn ngay ở thẳng là giữ đúng quyền lợi và nghĩa vụ mình và an ninh trật tự cũng
như thiện chí trong xã hội” [11, 19].
Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp thì mọi người phải nhận thức
được đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm soát được
lòng ham muốn và chịu trách nhiệm đối với bản thân mình (cái chết của ông là
một lời khẳng định về tính trách nhiệm đó) để khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và đi
đến một xã hội kỷ cương. Và tất nhiên, con người phải luôn cố gắng học hỏi và
phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những tham vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô
minh.
Về đạo đức:
Trọng tâm học thuyết của Xôcrát là đạo đức học. Nhận thức luận của ông
cũng thể hiện qua đạo đức học. Điểm xuất phát trong đạo đức học của ông là việc
thừa nhận đạo đức con người và tri thức chỉ là một. Vì thế, dựa trên quan niệm
đạo đức duy lý này, ông cho rằng chỉ người nào có tri thức thì người đó mới có

đạo đức. Vậy thì chỉ có giai cấp quý tộc và triết gia mới là người có đạo đức.
Theo ông, nguyên nhân sâu xa của những hành vi có hoặc không có đạo đức là
nhận thức. Mọi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát kém hiểu biết.
Bởi lẽ nếu con người biết thế nào là tốt thì anh ta không bao giờ làm điều gì xấu.
Theo Xôcrát, chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở đạo đức. Muốn theo cái thiện
phổ biến thì phải hiểu được nó. Muốn hiểu được nó phải có phương pháp. Đó là
phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận, toạ đàm, luận chiến.
Phương pháp này về sau được gọi là phương pháp Xôcrát. [1, 106] [7, 54]

SVTH : Bùi Thúy Hằng 4 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
1.2.2 Platông (427-347 TCN):
1.2.2.1 Tiểu sử Platông:
“Nếu ai đạt được danh hiệu là người thầy của nhân loại thì người đó là
Platông” (Hêghen) [8, 107].
Platông tên thật là Aristoclès, sinh trong một gia đình dòng dõi quý tộc tại
đô thị Nhã điển (Athènes). Cha là Ariston, thuộc dòng dõi vị vua cuối cùng của
vương quốc Codre, Mẹ là bà Périctione thuộc dòng dõi con cháu nhà lập pháp
Solon, một trong bảy vị hiền triết Hy Lạp. Năm 20 tuổi ông theo học với Xôcrát.
Năm 387, ông mở trường dạy học đến khi qua đời. Ngôi trường được đặt tên là
Académie (Hàn lâm viện) trong đó có bốn khoa: toán, thiên văn, âm nhạc và
phép biện chứng [11, 27]. Trong những tác phẩm của ông, nổi tiếng và đặc biệt
nhất là tác phẩm Cộng Hoà (Republic). Đó là “một công trình lớn dưới hình thức
một cuốn sách nhỏ trong đó tập trung những tư tưởng của Platông”. Ông
Emerson, một triết gia Mỹ, cho rằng “người ta có thể đốt tất cả thư viện, vì tinh
hoa của các thư viện đều nằm trong cuốn sách này” [11, 29]. Có thể nói đó là
một cuốn bách khoa toàn thư vô cùng giá trị trong lịch sử nhân loại.
1.2.2.2 Tư tưởng cơ bản của Platông:
Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là

thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tư
tưởng sâu sắc khác về đạo đức – chính trị - xã hội [1, 106].
Học thuyết về ý niệm :
Như đã nói ở trên, Platông chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý
trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận
về con số của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát). Vì vậy ông
xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý
tính, của khái niệm. Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý
niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính. Theo ông, thế giới của
những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, nó là cơ sở tồn
SVTH : Bùi Thúy Hằng 5 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
tại của thế giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại
không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là cái bóng của ý
niệm. [1, 107]
Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ
thế giới các ý niệm như thế nào, Platông đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở
ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu
vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên
vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này
chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới
các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà
thôi.
Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platông
cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự
vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm. Từ
thế giới quan trên đây, Platông đã quan niệm một cách duy tâm, thần bí về linh
hồn. Theo ông, thể xác của con người được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không
khí, nó chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Linh hồn của con người là sản

phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu. Sau khi được tạo ra, mỗi
linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và
nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi
quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh
hồn đã có nhưng bị lãng quên. Hoạt động cơ bản của linh hòn là nhận thức. Nhận
thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức; và hành vi
đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị- xã hội. [1, 107]
Lý luận về nhận thức
Theo ông có bốn dạng nhận thức : thứ nhất, nhận thức tối cao là trực giác,
thứ hai là tri thức về toán học, cả hai loại này gắn liền với ý niệm, nhưng lại
không phải bằng trực giác mà bằng suy diễn. Dạng thứ ba là nhận thức cảm tính
SVTH : Bùi Thúy Hằng 6 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
nó k phải là tri thức thật sự, dạng thứ tư là những sự vật do con người làm ra từ
những ý tưởng. Như vậy ông chỉ coi trực giác và suy diễn mới là tri thức, còn các
dạng nhận thức cảm tính chỉ là ý thức thông thường. [7, 57]
Nhận thức theo ông là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất
tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm
nhưng lãng quên. Nhận thức chân lý là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh
hồn con người, là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần tuý. Nhận thức
chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người. [1, 108]
Quan niệm về con người:
Ông tách con người ra làm hai phần: phần thể xác và linh hồn, linh hồn
bất diệt còn thể xác chỉ là tạm thời, thể xác gồm có: Lý trí, xúc cảm và cảm tính,
khi người ta chết đi thì cảm xúc và tình cảm cũng sẽ mất đi còn linh hồn sẽ trở về
với thế giới ý niệm. Xuất phát từ quan điểm linh hồn có ba phần, tương ứng với
nó xã hội cũng có ba tầng lớp người: tầng lớp thứ nhất là các nhà triết học, các
nàh thông thái; tầng lớp thứ hai là tầng lớp vệ quân; tầng lớp thứ ba là nông dân,
thợ thủ công, tầng lớp này về căn bản sống theo khát vọng của cảm tính, họ

thường khoẻ mạnh phù hợp với lao động chân tay. [7, 58]
Quan niệm về chính trị:
-Vấn đề về giai cấp lãnh đạo:
Trong quan niệm nhà nước lý tưởng của ông, mọi thứ đều được ghi nhận
rõ ràng, được sắp xếp theo một kế hoạch cụ thể mà không một công dân nào có
thể vi phạm. Trên thực tế, có thể có ba kiểu chế độ nhà nước: Chế độ quân chủ;
chế độ quý tộc; chế độ dân chủ.
Tuy nhiên ba kiểu chế độ nhà nước này có xu hướng biến thành những
‘‘kẻ sinh đôi biến chất’’ của mình: chế độ quân chủ biến thành bạo chính; chế độ
quý tộc biến thành chế độ đầu sỏ; chế độ dân chủ thành chế độ mỵ dân [7, 58].
“Những biến chất diễn ra vì các nhà cầm quyền có thiên hướng quan tâm nhiều
hơn bản thân và đến lợi ích vị kỷ của mình, chứ không phải đến lợi ích của công
SVTH : Bùi Thúy Hằng 7 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
dân. Nhân tố làm biến chất cũng là tự do thái quá, tự do này tất yếu kéo theo thói
mị dân là cái làm huỷ hoại đạo đức” [4, 148] Và một khi những chính thể quốc
gia đó không còn giữ được hình ảnh ban đầu hay đi vào con đường quá khích thì
sự suy sụp và đào thải chắc chắn phải xảy ra.
Từ đây ông vạch ra những sai lầm trong các chế độ. Thông thường, giới
cầm quyền quý tộc hay có thiên hướng tự cô lập và và tập hợp quyền lực vào cho
mình chính vì thế mà thường gây mất lòng dân nên dễ mất nước. Và Platông
không tin tưởng gì vào chế độ dân chủ bởi theo ông thì “mới xem qua thì nó là
một lí tưởng quá tốt đẹp nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm vì dân
chúng không được giáo dục để có thể lựa chọn người tài giỏi ra cầm quyền và ấn
định đường lối thích hợp… để cho dân chúng cầm quyền không khác gì cho con
thuyền quốc gia vượt qua vùng bão tố, miệng lưỡi của bọn chính trị gia làm nước
nổi sóng và lật hướng đi của con thuyền. Không chóng thì chầy một chính thể
như vậy sẽ đi vào con đường độc tài” [11, 37].
-Vấn đề về kinh tế:

Con người luôn bị chi phối bởi lòng tham lam và ích kỷ. Mà lòng tham thì
không bao giờ được thoã mãn dẫn đến những vấn đề như cướp giựt, chiến tranh,
xâm lấn đất đai, chiếm giữ tài nguyên v.v… Platông đã nhận ra vấn đề này nhưng
ông còn đi xa hơn khi thấy rằng kinh tế còn tác động tới nền chính trị và quốc
gia: “những việc thay đổi trong việc phân phối lợi tức gây nên những sự thay đổi
về mặt chính trị: khi lợi tức của bọn thương gia vượt quá lợi tức của bọn địa chủ,
chính thể phú nông nhường chỗ cho chính thể phú thương” [11, 36]. Và lịch sử
cho thấy khi một nền kinh tế phát triển hay suy sụp thì nó cũng kéo theo sự phát
sinh ra những giai cấp mới.
Về xã hội:
Do ba bộ phận cấu thành linh hồn trong mỗi con người cụ thể là không
giống nhan nên trong xã hội có ba loại người. Loại thứ nhất bao gồm các triết
gia-bộ phận lý trí trong linh hồn đóng vai trò chủ đạo; có nhận thức sáng suốt và
SVTH : Bùi Thúy Hằng 8 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
đạo đức cao cả; Thượng đế sinh họ ra để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai bao
gồm các chiến binh- bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; tràn
đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh họ ra để họ bảo vệ xã hội. Loại
thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia…, bộ phận cảm xúc trong
linh hồn đóng vai trò chủ đạo, thích nghi với lao động chân tay và đam mê của
cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để đảm bảo đời sống vật chất cho xã hội.
Platông coi nô lệ không là con người mà là động vật biết nói. Nhà nước được
hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế
độ sở hữu tư nhân làm Nhà nước tha hoá, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức,
phá hoại tính hoài hoà của xã hội; nên cần phải được xoá bỏ. Phải xây dựng chế
độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung… Theo Platông, chế
độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hoà quý tộc, do một vị vua là triết gia tài
ba nhất lãnh đạo. [1, 109]
Quan niệm về mỹ học:

Xôcrát thường đưa ra nhiều ẩn dụ về mỹ học khi đối thoại với các đồ đệ
của mình: “Trong nghệ thuật, cách biểu hiện đáng yêu nhất của người mẫu là
cách thể hiện vẻ đẹp thật sự của tâm hồn. Vẻ đẹp đó phác họa qua bằng cử chỉ,
để đạt đến đỉnh cao nhất là vẻ đẹp của tinh thần. Nếu thiếu đi, hình thể chẳng
khác gì là ngôi mộ”.[3, 148]
Có thể hiểu được quan điểm mỹ học của Platông qua phép biện chứng của
ông. Theo Platông: “ khi tâm hồn cái đẹp và bề ngoài cái đẹp hoà làm một, mọi
người sẽ thấy, đây là cái đẹp hoàn thiện nhất”. Diotine là tên của nữ tiên tri,
người đã dạy cho Platông biết rằng: Yêu thích, ham muốn bao giờ cũng chứa
mâu thuẫn: con người thường hay ham muốn cái mà người ta không có và thích
cái mà người ta không có; tình yêu tuyệt vọng mang đầy hy vọng; tình yêu đã
chết nhưng rồi cũng hồi sinh. Như thế, tình yêu đã mang lại cho chúng ta nắm bắt
được vẻ đẹp lý tưởng. Tuy nhiên, đạt đến vẻ đẹp đó không phải là chuyện dễ. [3,
148]
SVTH : Bùi Thúy Hằng 9 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
Chương 2 : Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy
Lạp cổ đại
2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại:
2.1.1 Đặt nền tảng đạo đức đầu tiên:
Xôcrát nói “nhưng có một điều vô cùng quý giá hơn những cây cỏ sông
núi, trăng sao, đó là con người”. Vì vậy Xôcrát hướng triết học vào mục đích
giáo dục cho con người sống có đạo đức. Đối với ông, triết học là trí tuệ, là cơ sở
tiền đề của đạo đức. Thậm chí ông còn đồng nhất trí tuệ và đạo đức. Theo ông
nguyên nhân sâu xa của những hành vi có hoặc không đạo đức là nhận thức. Cho
nên ông thường nói “không ai có chủ tâm ác ý”. Theo Xôcrát, đạo đức là tôn
trọng những quy định chung và lợi ích chung của xã hội. Muốn vậy thì cần phải
có trình độ hiểu biết. Triết học sẽ giúp điều đó. [6, 64]
2.1.2 Cơ sở tư tưởng cho các nhà triết học và thần học sau này:

Nền triết học của Plato đã thể hiện qua tác phẩm của Philo Judaeus, nhà
triết học Do Thái, cư ngụ tại thành Alexandria vào thế kỷ thứ 1 sau Tây Lịch.
Vào thế kỷ thứ 3, nhà triết học Plotinus đã khai triển nền triết học Platông-mới
(NeoPlatôngism) tại thành phố Rome. Các nhà thần học Clement of Alexandria,
Origen, Boethius và Thánh Augustine là những người chịu ảnh hưởng của nền
triết học Platôngic đồng thời các ý tưởng của Platông đã đóng vai trò chính yếu
trong việc phát triển nền thần học Thiên Chúa giáo cũng như các tư tưởng Hồi
giáo của thời Trung Cổ. Tại nước Anh, học thuyết của Platông đã sống lại vào
thế kỷ 17 do Ralph Cudworth và các người cộng tác, những học giả này được gọi
là The Cambridge Platôngists (nhóm theo Platông thuộc trường Đại Học
Cambridge). Các tác phẩm đối thoại của Platông đã được dịch sang nhiều ngôn
ngữ khác nhau và được phổ biến bằng nhiều ấn bản. Một trong các bản dịch được
nhiều học giả biết tới nhất là của ông Benjamin Jowett, thuộc trường Đại Học
Oxford, nước Anh. [14]
SVTH : Bùi Thúy Hằng 10 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
2.1.3 Phép biện chứng chất phác xuất hiện:
Xôcrát là người khởi xướng ra phép biện chứng, theo nghệ thuật tranh
luận, ông có tài thuyết phục và gây ra hào hứng cho những người đàm thoại, từ
đó rút ra chân lý [5, 141]. Phương pháp Xôcrát còn gọi là biện chứng pháp, cốt ở
chỗ dùng hình thức vấn đáp để khảo sát những lời phát biểu, bằng cách tra xét
định nghĩa, đào sâu khái niệm, truy nã nội hàm của chúng, với giả định rằng một
lời phát biểu đúng không thể nào dẫn tới hệ quả sai. Phương pháp này có thể do
triết gia Zeno thành Elea gợi ra từ trước, nhưng được Xôcrát cải tiến và áp dụng
vào các vấn đề luân lý. [13]
Trong tác phẩm Cộng Hoà, quả quyết rằng triết gia là kẻ duy nhất có năng
lực cai trị quốc gia công chính do Platông mô tả, vì qua học hỏi biện chứng pháp,
kẻ ấy am hiểu sự hòa điệu của mọi thành phần trong vũ trụ trong tương quan của
chúng với ý tưởng về cái Thiện. [13]

2.1.4 Là động lực thúc đẩy khoa học phát triển:
Platông đã có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến nền triết học nói riêng và sự
phát triển của tổng thể văn hoá Châu Âu nói chung. Đặc biệt là nhận thức luận,
triết học toán học và tư tưởng giáo dục toán học của ông, dưới điều kiện xã hội
Hy Lạp đương thời, đã có một tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành
khoa học và sự phát triển của toán học. Từ các tác phẩm của ông, chúng ta có thể
tìm thấy những bước nghiên cứu đầu tiên của lĩnh vực triết học, toán học. Tư
tưởng triết học, toán học của Platông là sự đồng nhất đối với nhận thức luận của
ông, đặc biệt là sự không thể tách rời đối với quan niệm lý tính do ông đề xướng.
Ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của toán học phải là những quan hệ vĩnh
hằng bất biến trong thế giới quan niệm lý tính có thể nhận biết được, chứ không
phải là những quan niệm biến động vô thường trong thế giới vật chất không thể
cảm thụ. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của toán học phải là những con số trừu
tượng và những hình vẽ lý tưởng. [9, 207-208]
SVTH : Bùi Thúy Hằng 11 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
2.1.5 Để lại cho đời tác phẩm tuyệt vời:
Tác phẩm “Quốc gia lý tưởng” do Platông biên soạn đã trở thành một tác
phẩm triết học có ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học nhân loại. Đồng thời, nó
cũng phản ánh chân thật nhất tư tưởng triết học của ông. Tư tưởng “ Vua triết
học” chính là hạt nhân của cuốn sách này. “Quốc gia lý tưởng” là một bộ sách
chấn động cổ kim, bàn luận mọi vấn đề trong cuộc sống từ vấn đề ưu sinh học,
hạn chế sinh đẻ, giải thể gia đình, tự do hôn nhân, độc thân, chuyên chính, cộng
sản, dân chủ, tôn giáo, đạo đức cho đến vấn đề giáo dục, vấn đề bình đẳng nam
nữ, quyền tham gia chính trị và quân sự của nam giới và nữ giới. [9, 208-209]
2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy lạp cổ đại:
2.2.1 Thuyết ý niệm-Tìm hiểu sự vật ngoài bản thân sự vật:
Học thuyết về ý niệm của Platông đã bị chính học trò mình phê phán, Arixtốt cho
rằng Platông đã tìm hiểu sự vật ngoài bản thân sự vật. Arixtốt cho rằng không có

ý niệm nào tồn tại ngoài sự vật. Muốn nhận thức sự vật thì nhận thức bản thân nó
chứ không phải nhận thức cái bên ngoài nó.[6, 84] Lênin cũng đánh giá cao sự
phê phán của Arixtốt đối với Platông: “Khi một nhà duy tâm phê phán những cơ
sở của chủ nghĩa duy tâm của một nhà duy tâm khác, thì bao giờ cũng có lợi cho
chủ nghĩa duy vật”. Lênin cũng chỉ rõ sai lầm của Platông là “vấn đề về sự tồn tại
ở bên ngoài con người và loài người, vấn đề về chủ nghĩa duy vật”.[6, 73]
2.2.2 Quan niệm về chính trị - xã hội đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn:
Quan niệm về chính trị- xã hội của Platông chứa đầy tính bảo thủ và mâu
thuẫn. Bởi vì ông vừa đòi hỏi phải xoá bỏ tư hữu, lại đòi hỏi phải bảo vệ cho
bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi phải
xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hoà lý tưởng; lại vừa ra sức bảo vệ bằng
được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ
Aten. [1, 109]. Platông đã phân loại con người thành những giai cấp không khác
gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng. Ngoài ra, ông coi nô lệ không phải
SVTH : Bùi Thúy Hằng 12 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
là con người mà chỉ là động vật biết nói. Đề cao trật tự nhưng lại không đề cao sự
tự do [11, 21].
Nhiều luận điểm khác cũng chỉ trích Platông dựa trên yếu tố kinh tế.
Trong chính thể Platông, giai cấp lãnh đạo có quyền chính trị và quyền điều
khiển nhưng họ không có quyền lực kinh tế. Thực tế đã cho thấy giáo hội Thiên
chúa giáo La Mã đã có một thời oanh liệt một phần là do lãnh thổ ở trạng thái
nông nghiệp, những nhà nông thường dễ mê tín vì nghề nghiệp của họ lệ thuộc
rất nhiều vào thiên nhiên. Nhưng khi các điều kiện kinh tế thay đổi, nền kinh tế
kỹ nghệ bắt đầu thay thế nền cho nền kinh tế nông nghiệp thì quyền lực của giáo
hội bắt đầu sút giảm. Quyền lực chính trị phải luôn luôn được điều chỉnh để ăn
khớp với tình trạng kinh tế. Giai cấp cầm quyền của Platông dù nắm trong tay tất
cả quân lực thì cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc vào giai cấp sản xuất đã nuôi
dưỡng họ [11, 21].

Cuối cùng, với quan niệm cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân, phải xây dựng
chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung… Platông khinh
thường sức mạnh của tập tục đã được xây dựng lâu đời như phong tục độc thê và
không tiên liệu được tánh ghen tuông tự nhiên của đàn ông, tình mẫu tử của đàn
bà. Ngoài ra, chế độ cộng sản sẽ làm cho tinh thần trách nhiệm bị lu mờ, nó buộc
dân chúng sống cuộc đời tập thể nghĩa là giết chết sự độc đáo cá nhân và sự tự do
của đời tư. [11, 20]
2.2.3 Lý tưởng hoá giáo hoá vô vị lợi:
Xôcrát và nhất là môn đệ của ông, Platông, xem việc dạy học lấy tiền là bỉ
ổi, và chính cách đánh giá này đã làm ô danh các “biện sĩ” (Sophist) trong lịch
sử. Sự phê phán của Platông còn có tính thuyết phục hay không, nếu nhìn từ quan
điểm ngày nay? Platông đối lập cách “làm ăn” của phái biện sĩ với “lý tưởng”
giáo hoá vô vị lợi của triết học và khoa học. Nhưng liệu nhà khoa học chỉ biết
sống vì khoa học hay còn phải sống nhờ khoa học? [3, 16]
SVTH : Bùi Thúy Hằng 13 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
2.2.4 Hạn chế trong quan điểm về nghệ thuật:
Platông cho rằng thế giới hiện thực không chân thật, và tác phẩm nghệ
thuật chính là cái bóng của cái bóng. Ông không phủ nhận thuyết bắt chước trong
nghệ thuật Hy Lạp bấy giờ, nhưng ông cho nghệ thuật bắt chước là không có
nhiều giá trị. Vô hình chung, ông đã đi ngược lại với chủ nghĩa hiện thực trong
nghệ thuật.
Ông còn yêu cầu những vở hài kịch thì diễn viên phải do nô lệ hoặc người
nước ngoài đóng, ông yêu cầu nghệ thuật không được đề cập đến cái chết, xấu,
cái dở mà chỉ đề cập đến cái hay, cái tốt mà thôi. [6, 76-77]
2.2.5 Lún sâu vào thuyết mục đích:
Sự sai lầm của Xôcrát là ông lún sâu vào thuyết mục đích (téléologie).
Ông cho rằng thần linh đã an bài mọi thứ trên đời. Mọi thứ sinh ra đều có nguyên
nhân cũng như mục đích của nó. Nhận thức của con người là nhận thức về những

cái đó. [6, 65]

SVTH : Bùi Thúy Hằng 14 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
LỜI KẾT
Tựu trung lại qua những gì đã nêu ở trên, ta cũng đã phần nào khắc hoạ
được trường phái duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại. Dù vẫn còn nhiều hạn chế,
thiếu sót nhưng ta không thể phủ nhận công lao vĩ đại khai sáng nền triết học
nhân loại, để lại cho đời những tư tưởng lỗi lạc về sau. Tiêu biểu là triết học của
Xôcrát, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển triết học phương Tây cổ đại với
việc xem con người là trung tâm của các vấn đề thế giới quan. Đánh giá cao điều
đó, Mác đã gọi các quan niệm của Xôcrát là “biểu tượng của triết học”. Còn
Platông thì theo Hêghen là:” Người thầy của nhân loại”, là “linh hồn của nền văn
hoá cổ Hy Lạp”. Hay Điôgien, nhà lịch sử cổ Hy Lạp đã khắc lên mộ chí Platông
những dòng chữ thật xúc động: “ Nếu như Thần Mặt Trời không cho Platông
sinh ra ở Hy Lạp thì làm sao ông có thể dùng chữ nghĩa cứu vãn tâm linh mọi
người? Giống như Thần Y học Ascléppios, con của Thần Mặt Trời, cứu chữa cơ
thể con người, Platông cứu chữa linh hồn bất tử của mọi người!”
SVTH : Bùi Thúy Hằng 15 STT: 51– Lớp CHKT K21 Đêm 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học (phần 1), Trường ĐHKT tp HCM lưu
hành nội bộ, 2011.
[2] Bùi Văn Nam Sơn, Protagoras (490-420 TCN), tạp chí Người đưa tin
Unesco, 2/1991, tr.16-20.
[3] Đỗ Minh Hợp và nhiều tác giả, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương Tây.
NXB Tổng Hợp, 2006.
[4] Edward McNall Burns, Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hóa, NXB Từ
điển bách khoa, 2010.
[5] Hà Thiên Sơn, Lịch sử triết học, NXB Trẻ, 1998

[6] Hà Thúc Minh, Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã, NXB Mũi Cà Mau ,1996
[7] Lê Thanh Sinh- Nguyễn Thanh, Triết học- phần 1, NXB Thanh niên, 2012.
[8] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, NXB HCM, 2005
[9] Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy lạp cổ đại, NXB Lao động, 2006
[10] Vũ Dương Minh chủ biên, Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục
Việt Nam, 2011.
[11] Will Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB
Văn hóa thông tin, 2008.
[12] Kiêm Đạt, Truyền thuyết mỹ học, 2007.

[13] Nguyễn Ước, Ba mươi triết gia phương Tây, 2009
.
[14] Ph m V n Tu n, Võ Th Di u H ng, ạ ă ấ ị ệ ằ Plato (427 - 347 TTC) nhà i Hi n tri t c Hy L pđạ ề ế ổ ạ , 2005,
.

×