TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH : PHAN THỊ NGỌC MINH
STT : 101
LỚP : ĐÊM 5
KHÓA : 21 (2011 - 2013)
TP. HCM, Tháng 02/2012
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA NÓ
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA NÓ
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 1
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 1
!
"#$%$&$'(
TP. HCM, Tháng 02/2012 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
)*+,,-
./012345.46703.80395.1.4:3;5;1<=$>?5@;1A;B6>>?0/;16C?13DEF;59G;1
95H99D/9IJK?5<;5J5L?MN1D0?/95OMP;55QK;1RK395.443;16<.1.4:D=:QD
;153S;9HM?03T?5U9VW<G;1EX?0K?5<;5;5<?03T?5U9YR@95U9WZE[3;5I?V;1Q\35/<;
95];5;^;?03T?5U98M=?_6R3`;95H;19aE3b;H9VRc9d^;RL39eD?03T?5U9D0f1<=
-?5@;1;B6A'?[3.043;V?0@3d69eD;5<;5<?03T?5U9WZE[39eD?5Tghii;1j;1
EcJ5./;1M=`;WU;19eD.1.4g539k;:L;1V;1Q\3?DD;?@;1;5<?03T?5U99[;56C95l
7395?.W<m/;5.0D-
n3`;?Qo;14Mc;d;5?5p;qYEO;55Qr;1?03T?5U9.1.4-
$"5/D5U94/139s
'03T?5U9?t;53S;A
-03T?5U9d;5?5p;u
)vwx+yz{|},,
KẾT LUẬN 14
~-•703.80395,;1.4:V€?YWl955/3Y•YR‚9W<:t9@/95M;19eD03T?5U99aE3b;H9V
5<fMI?RP;t?5c?Vu>s!
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học cổ điển Đức là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế – xã hội
Đức thế kỷ XVIII – XIX. Nó phản ánh một cách đúng đắn thực trạng xã hội Đức
với những mâu thuẫn kinh tế – xã hội – tư tưởng phát sinh trong lòng xã hội đó.
Triết học cổ điển Đức là tiếng nói trung thành của giai cấp tư sản đương thời.
Triết học cổ điển Đức chính là tiền đề quan trọng cho sự hình thành triết học Mác
– Lênin và là chìa khóa khai mở ngôi nhà triết học phương Tây hiện đại.
Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã
xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng,
logic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển mà tìm tòi lớn nhất trong
tất cả các tìm tòi của họ đó là phép biện chứng. Trong số các nhà triết học vĩ đại
nhất đó không thể không kể tới Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Trong tất cả các
triết gia nổi tiếng phương Tây, Hegel có lẽ là người khó hiểu nhất, nhưng ông
chính là người đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng Marxist và hồi sinh triết
học với tư cách là một hệ thống về thế giới. Triết học của Hegel có ảnh hưởng
rất mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của
ông được gọi là "tinh thần Phổ". Phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng
duy tâm, tức là phép biện chứng về sự vận động và phát triển của các khái niệm
được ông đồng nhất với biện chứng sự vật.
Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức mà Hegel đã
đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hegel đã làm
sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết
học với các khoa học khác và qua đó,trình bày một cách đúng đắn bản chất của
triết học.
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA HEGEL
Georg Wilhelm Friedrich Hegel sinh ngày 27 tháng 08 năm 1770 trong
một gia đình công chức cao cấp ở thành phố Stuttgart. Do chịu ảnh hưởng bởi
Schelling mà Hegel say sưa nghiên cứu triết học, và ông đã trở thành nhà triết
học – bác học vĩ đại nhất, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm biện chứng cổ
điển Đức, bậc tiền bối của triết học Marx. Ngày 14 tháng 11 năm 1831 tại Berlin,
trái tim của nhà nhà triết học vĩ đại của thế kỷ XIX ngừng đập. Theo nguyện
vọng của Hegel khi còn sống, người ta an táng nhà triết học cạnh mộ chí Fichte
và Zonhera.
1. “Hiện tượng luận tinh thần” – định hướng triết học Hegel
Với tác phẩm này, Hegel đã thực sự thoát ra khỏi ràng buộc của những tư
tưởng trước đó để xây dựng một hệ thống triết học của riêng mình. Hệ thống triết
học mới của ông dựa trên 4 luận điểm nền tảng sau đây:
Thừa nhận sự tồn tại của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối là nền tảng
của hiện thực, của thế quan triết học Hegel. Ý niệm tuyệt đối là cái có trước, tồn
tại vĩnh viễn và độc lập với ý thức của con người, là Đấng tối cao sáng tạo ra con
người và giới tự nhiên. Con người chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động
phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới
của con người, tức lịch sử nhân loại chỉ là giai đoạn cao của ý niệm tuyệt đối, là
công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình. Ý
niệm tuyệt đối là sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên của Spinoza và cái tôi tuyệt
đối của Fichte. Nó là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật
chất, giữa chủ thể và khách thể.
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
Thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Hegel coi sự phát triển
không chỉ đơn thuần là sự tăng giảm về lượng hay sự dịch chuyển về vị trí của
các vật thể trong không gian mà là một bước phát triển mới về chất theo quy luật
phủ định của phủ định – phát triển là quá trình liên tiếp thay thế cái cũ bằng cái
mới trên cơ sở có sự kế thừa. Theo Hegel, quá trình phát triển của ý niệm tuyệt
đối theo tam đoạn thức: “chính đề – phản đề – hợp đề”; cụ thể trong “Hiện tượng
luận tinh thần” là Tinh thần chủ quan – Tinh thần khách quan – Ý niệm tuyệt đối.
Đây là ba giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối, đồng
thời cũng là ba giai đoạn điển hình thể hiện mâu thuẫn giữa con người với giới tự
nhiên. Bằng hoạt động của mình, con người biến giới tự nhiên là cái đối lập với
mình thành cái cho mình, tức là làm chủ giới tự nhiên. Hoạt động của con người
là quá trình thống nhất giữa cái tinh thần và cái vật chất.
Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. Hegel coi lịch sử
là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối
trên trần gian. Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức của những
cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Sự
phát triển của lịch sử luôn mang tính kế thừa. Ý thức cá nhân là sự khái quát, sự
rút ngắn về thời gian, sự tái diễn về không gian toàn bộ chặng đường mà ý thức
nhân loại đã trải qua trong lịch sử. Ý thức nhân loại là sự tái hiện toàn bộ tiến
trình lịch sử nhân loại, nó là sản phẩm của lịch sử và là hiện thân của ý niệm
tuyệt đối.
Triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. Hegel thừa nhận có 3 hình
thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học.
Trong đó triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm
tuyệt đối. Theo ông, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn
năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con người.
Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết
này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là thời đại đó được thể hiện dưới dạng
tư tưởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là chắt lọc, kết tinh,
khái quát lại toàn bộ lich sử triết học trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học. Triết
học và lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa cái tư duy
và cái lịch sử. Vì vậy triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hegel được chai thành ba bộ phận:
khoa học logic, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với ba giai đoạn phát
triển của ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối
trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha
hóa quay về với nó.
Như vậy, trong “Hiện tượng luận tinh thần”, Hegel đã thoát ra khỏi hệ
thống triết học Schelling, và định hướng cho một hệ thống triết học mới của
riêng mình. Hệ thống này được ông trình bày chi tiết trong bộ Bách khoa toàn
thư các khoa học triết học, bao gồm 3 quyển là Khoa học logic, Triết học tự
nhiên và Triết học tinh thần.
2. Khoa học logic
Là tác phẩm quan trọng nhất của hệ thống triết học Hegel, Khoa học logic
nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở gia đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của
hệ thống. Khi vạch ra những hạn chế của logic học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy
chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ được ranh giới giữa logic
học và các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên những
phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó…,Hegel khởi thảo
một logic học mới giúp vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò
như một phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. Đó là khoa học
về những phạm trù và qui luật của tư duy; nhưng tư duy mà logic học nghiên cứu
là tư duy thuần túy, tức là ý niệm tuyệt đối trong chính nó hay Thượng đế. Theo
Hegel, logic học giúp thể hiện Thượng đế trong bản chất vĩnh hằng của Ngài
trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn khác, trong đó có tư
duy con người. Tư duy con người chỉ là một giai đoạn phát triển cao của ý niệm
tuyệt đối, qua đó ý niệm tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân mình. Khi
xác định bản chất khách quan như thế của tư duy, Hegel coi giới tự nhiên chỉ là
tư duy khách quan vô thức – tư duy thể hiện dưới dạng các sự vật, để phân biệt
với tu duy con người là tư duy khách quan có ý thức. Logic học nghiên cứu tư
duy như thế phải là một hệ thống siêu hình học.
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
Khoa học logic được chia thành ba bộ phận phù hợp với tiến trình phát
triển của ý niệm tuyệt đối; đó là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và
học thuyết về khái niệm.
Học thuyết về tồn tại: gồm 3 phần: Chất lượng, Số lượng và Độ; mỗi
phần gồm 3 chương, mỗi chương lại có 3 mục nhỏ. Thông qua học thuyết về sự
tồn tại, Hegel trình bày quy luật lượng chất. Đối với Hegel đây là quy luật chiếm
vị trí quan trọng nhất trong ba quy luật của phép biện chứng. Những thay đổi liên
tục về lượng dẫn đến những những biến đổi gián đoạn về chất và ngược lại. Sự
quy định này nói lên cách thức tồn tại của sự vật. Theo Hegel, tồn tại phát triển
qua các phạm trù trung giới: Tồn tại thuần túy – hư vô – sinh thành – hiện thực –
chất – lượng – độ. Tồn tại thuần túy nghĩa là tồn tại ở một phương diện nhất định
và được đồng nhất với hư vô, tồn tại dẫn đến sinh thành. Sinh thành hàm chứa
trong mình mâu thuẫn giữa tồn tại và hư vô, khiến nó vận động và kết quả là tồn
tại chuyển thành một tồn tại khác hay là tồn tại hiện thực. Qua trình chuyển từ
tồn tại thuần túy sang sinh thành là sự thống nhất giữa chất, lượng trong độ. Chất
là tính quy định bên trong sự vật. Lượng là tính quy định bên ngoài của nó. Độ là
sự thống nhất của chất và lượng với nhau trong sự vật để sự vật là nó. Khi lượng
của sự vật thay đổi vượt quá độ, tức qua điểm nút thì chất này chuyển thành chất
khác, tức bước nhảy xảy ra.
Học thuyết về bản chất: Học thuyết này cũng được Hegel trình bày theo
tính nhịp ba: Phần I: Bản chất như là phản tư; Phần II: Hiện tượng; Phần III:
Hiện thực. Trong học thuyết này, Hegel tập trung luận giải về quy luật mâu thuẫn
cụ thể là bàn về sự tự vận động phát triển của các phạm trù: đồng nhất – khác
biệt – đối lập – mâu thuẫn, bản chất – hiện tượng, nội dung – hình thức, khả năng
– hiện thực, nguyên nhân – kết quả. Ông vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển của sự vật
(khái niệm). Khi nghiên cứu quá trình vận động, phát triển của khái niệm, ông
khẳng định rằng mâu thuẫn là cái vốn có bên trong bản thân các khái niệm, nhờ
mâu thuẫn mà những khái niệm biểu hiện được đặc điểm của chúng và phát triển
được. Theo logic của Hegel thì lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những sự
quy định khác nhau. Trong sự đồng nhất ấy dần dần xuất hiện sự khác biệt, lúc
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
đầu là khác biệt nhỏ, do tích lũy dần dẫn đến khác biệt cơ bản (đối lập), từ đây
mâu thuẫn hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa.
Học thuyết khái niệm: là phần thứ 3, phần kết thúc của Khoa học logic.
Trong đó, Hegel khảo sát sự tự vận động biện chứng của khái niệm. Có thể gọi
học thuyết khái niệm là logic chủ quan. Cụ thể học thuyết này bàn về sự vận
động và phát triển của ý niệm tuyệt đối thông quacks hình thức tồn tại chủ quan
của nó như khái niệm – phán đoán – suy luận, bàn về thực tiễn, về chân lý hay ý
niệm – sự thống nhất giữa khái niệm và thực tiễn. Hegel vạch ra con đường phát
triển của khái niệm theo xu hướng phủ định của phủ định, nghĩa là khái niệm
phát triển theo đường xoắn ốc. Ông đã cố minh chứng cho quy luật phủ định của
phủ định; khái niệm của chủ quan tự tha hóa mình tạo thành khái niệm khách
quan, khái niệm khách quan tự nhận thức vươn lên thành khái niệm tuyệt đối. Rõ
ràng, ở đây khái niệm không bất động mà nó phải trải qua các giai đoạn khác
nhau của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn trực quan cảm tính với cảm giác,
tri giác, biểu tượng và giai đoạn lý tính với khái niệm, phán đoán, suy lý.
Tóm lại, Khoa học logic nhằm tái hiện lại lịch sử phát triển của hiện thực
thông qua việc phân tích lịch sử phát triển của khái niệm. Phạm trù “tồn tại”
được Hegel dùng làm xuất phát điểm của thế giới cũng là xuất phát điểm của lịch
sử triết học. Đỉnh cao của sự phát triển khái niệm chính là ý niệm tuyệt đối. Ý
niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, rồi sự phát triển của gới tự
nhiên và xã hội lại trở về với ý niệm tuyệt đối ở dạng cao hơn.
3. Triết học tự nhiên
Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác
của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sựu vật, vật chất. Hegel không giải thích ý
niệm tuyệt đối chuyển từ nó sang giới tự nhiên như thế nào và khi nào, mà chỉ
nói rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại bên ngoài thời gian, và giới tự nhiên cũng không
có khởi đầu trong thời gian. Hegel cho rằng quá trình hình thành giới tự nhiên từ
ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là quá trình ý niệm tuyệt đối ngày càng biểu hiện
ra thành giới tự nhiên. Thế giới đã được tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh
viễn được tạo ra. Những hình thức chủ yếu của ý niệm tuyệt đối tồn tại dưới dạng
tự nhiên là cơ học, vật lý học, sinh thể học. Hegel cố gắng trình bày về giới tự
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
nhiên như một chỉnh thể thống nhất mà trong nó, mọi vật có liên hệ hữu cơ với
nhau. Tuy nhiên do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, mà ông
cho rằng bản thân giới tự nhiên thụ động, không tự vận động, không biến đổi
không phát triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian.
4. Triết học tinh thần
Trong tác phẩm này, Hegel xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối
cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự
tha hóa, quay về lại với chính mình. Triết học tinh thần bao gồm học thuyết về
tinh thần chủ quan, học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thần
tuyệt đối.
Tinh thần chủ quan: Theo Hegel, tinh thần chủ quan phát triển qua ba
thời đoạn: trước hết là linh hồn thể hiện dưới dạng tồn tại của thể xác con người;
tiếp theo nó sẽ chuyển thành ý thức - ở đây tinh thần tự phân biệt mình với cơ thể
vật lý; cuối cùng, ý thức tự chuyển hóa thành cái tinh thần (tri thức) và bắt thế
giới bên ngoài phải phục tùng nó cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Tinh thần khách quan: là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan.
Theo Hegel, trong quá trình phát triển của mình, tinh thần khách quan trải qua 3
giai đoạn. Đầu tiên là pháp quyền trừu tượng, nó thể hiện tính tự do của ý niệm
tuyệt đối trong pháp quyền; nó lấy tự do ý chí làm nền tảng, lấy ý niệm pháp
quyền và việc thực hiện pháp quyền làm đối tượng. Khi cá nhân pháp lý trở
thành chủ thể đạo đức thì tinh thần khách quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo
đức. Đạo đức là pháp quyền của hành vi, nó lấy sự hòa hợp hành vi của các chủ
thể làm cơ sở. Tinh thần khách quan hoàn thành quá trình tự phát triển trong
phong hóa (phẩm hạnh). Phong hóa là sự thể hiện bản tính tự do của ý niệm tuyệt
đối, nó là sự thống nhất giữa chủ thể, khách thể và điều thiện tự mình.
Tinh thần tuyệt đối: Đây là phần kết thúc của triết học tinh nói riêng và
kết thúc hệ thống triết học của Hegel nói chung. Tinh thần tuyệt đối là sự thống
nhất tinh thần chủ quan và khách quan. Tinh thần khách quan và tinh thần chủ
quan phát triển trong cá nhân, nhà nước, xã hội và nhân loại, Do đó, khi xét về
phương diện hình thức phát triển thì chúng là hữu hạn. Ngược lại, tinh thần
không có một mục đích và hành động nào khác ngoài việc tự hoàn thiện bản chất
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang
của mình, làm cho mình trở thành đối tượng của mình, tinh thần đó tự do vô hạn
hay là tinh thần tuyệt đối (chính là ý niệm tuyệt đối). Theo Hegel, nghệ thuật, tôn
giáo, triết học là các phương thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự khám phá ra
chính mình, để rủ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nới trần gian mà quay
về với mình, quay về với cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy đủ của nó.
Trong đó, triết học là quá trình tự nhận thức đầy đủ và trọn vẹn nhất của ý niệm
tuyệt đối trong các hình thức thể hiện là gia đình, xã hội công dân và nhà nước,
trong đó nhà nước là hình thức cao nhất.
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 10
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL
1. Giá trị
Triết học của Hegel đã giáng một đòn chí tử vào tính tối hậu của những
sản phẩm của tư tưởng và hành động của con người. Ông đã xây dựng nên hệ
thống các phạm trù logic và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng trở thành
một khoa học về sự phát triển của thế giới. Phép biện chứng của Hegel là một
trong những thành tựu quý giá nhất
của
triết học cổ điển Đức nói riêng và
lịch sử triết học trước Marx nói chung, điều này thể hiện rõ trong nhận xét của
Lenin: “Tiếng nói cuối cùng và bản chất logic học của Hegel đó là phương pháp
biện chứng – cái này thật là tuyệt diệu”.
Hegel đã đánh giá cao vai trò của phép biện chứng, vận dụng nó trong
việc nghiên cứu giới tự nhiên và cả đời sống xã hội. Ông đã nhận định đúng về
mối quan hệ giữa tự do và tất yếu, về sự tha hóa trong lao động và trong giáo
dục, về sự biến chất đạo đức trong đời sống con người, về sự đồng nhất giữa tư
duy và tồn tại, về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Hegel vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, nguyên tắc
lịch sử – cụ thể trong quá trình khảo sát sự phát triển của lịch sử triết học. Dựa
trên những nguyên tắc này, Hegel đã đưa ra một phát đồ phát triển của lịch sử
tôn giáo. A.V.Guluga đã viết: “Triết học tôn giáo của Hegel chiếm một vị trí
nhất định trong lịch sử chủ nghĩa vô thần.”
Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện khái niệm bộ ba: tiền đề
– phản đề – hợp đề và khái niệm phủ định biện chứng và tổng hợp biện chứng.
Hegel đặc biệt đề cao con người, ông cho rằng: ý niệm tuyệt đối sinh
ra
vạn vật, con người là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối.
Chính Hegel khẳng định hoạt động của con người và
nhận
thức của con người
là chìa khóa để ý niệm tuyệt đối nhận thức bản thân mình trở về
với
chính
bản thân mình. Điều này
đi ngược lại với tư tưởng của các nhà duy tâm trước
đây. Bên cạnh đó,
Hegel
đặc
biệt đề cao trí tuệ con người. Ông khẳng định:
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 11
giới tự nhiên này nằm trong quá trình
phát
triển vô cơ, hữu cơ cho đến con
người, và khi con người phản ánh đầy đủ về giới
tự
nhiên,
tức là con người
quay trở lại điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối. Vì vậy, trong
triết
học của
Hegel, điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối, điểm kết thúc cũng là ý niệm tuyệt
đối mà tồn tại ý thức của mỗi cá nhân, con người chúng
ta.
Trong triết học tự nhiên, Hegel đã khảo sát sự vận động của giới tự nhiên
trên tinh thần của quy luật lượng và chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ
định của phủ định. Ông đã vận dụng phương pháp thống nhất giữa phân tích và
tổng hợp giới tự nhiên. Hegel đã đặt ra vấn đề cho rằng những hiện tượng tự
nhiên chứa đựng trong mình cái mục đích bên trong, cái lý trí. Nhưng giới tự
nhiên lại hữu hạn và tản mạn, do vậy trong giới tự nhiên tinh thần không thể đạt
được sự toàn vẹn, ý niệm tuyệt đối phải trở về với chính bản thân mình.
2. Hạn chế
Phép biện chứng Hegel về thực chất là tích cực và cách mạng, nhưng nó
lại bị giam hãm trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông. Vì vậy trong
triết học Hegel, bên cạnh những nội dung biện chứng, tiến bộ, vượt thời đại, khoa
học và cách mạng thì nó còn chứa đựng những tư tưởng bảo thủ và tinh thần cải
lương thõa hiệp.
Hạn chế lớn nhất của Hegel đã rút ra một kết luận sai lầm rằng tồn tại thực
chất là tư duy. Quan hệ hiện thực đã bị Hegel thần bí hoá bị đặt lộn ngược chân
lên đầu. Marx không những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng
của Hegel mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy
vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ
yếu của ông - bộ "Tư bản". Marx viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã
mắc phải ở trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người
đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động
chung của phép biện chứng ấy ở Hegel phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống
đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng
sau lớp vỏ thần bí.”
Ông đã gượng ép lịch sử khách quan theo một sơ đồ chủ quan, từ đó đi
đến việc đánh giá sai về lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng phương Đông, cho rằng
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 12
phương Đông thuộc về quá khứ, nhân dân phương Đông chỉ là những bậc thang
để các dân tộc phương Tây bước qua đó mà tiến về phía trước.
Hegel coi lịch sử triết học thuần túy như là lịch sử của chủ nghĩa duy tâm
mà không để ý đến lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật. Ông không thấy rằng
chính chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai mặt đối lập tạo nên một hệ
thống hoàn thiện, một chỉnh thể triết học thống nhất, cuôc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là động lực tinh thần thúc đẩy lịch sử triết
học phát triển.
Triết học tự nhiên của Hegel chưa khắc phục được siêu hình học và chủ
nghĩa kinh viện, ông cố tình né tránh những thành tựu tiến bộ nghiên cứu khoa
học đương thời.
Hegel đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên, ông viết: “Con người
đã không phát triển lên từ động vật cũng như động vật đã không phát triển lên từ
thực vật, mỗi loài sinh vật lúc mới xuất hiện hoàn toàn giống như nó hiện tồn”.
Đánh giá hạn chế này của Hegel, Engels đã viết trong quyển “Lút vích Phôi ơ
bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” đã viết: “Đối với Hegel thì giới tự
nhiên với tính cách chỉ đơn giản là sự tha hóa của ý niệm không có năng lực phát
triển trong thời gian, nó chỉ mở rộng tính muôn vẻ của mình trong không gian và
do đó tự nhiên buộc phải lặp đi lặp lại một cách vĩnh viễn những quá trình như
nhau. Tự nhiên phô bày cùng một lúc cái này bên cạnh cái kia tất cả những giai
đoạn phát triển bao hàm trong nó.”
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 13
KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy tâm của Hegel là một thành tựu vĩ đại của triết học
cổ điển Đức. Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hegel song
không thể phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất
trong triết học của ông chính là phép biện chứng duy tâm. Hegel là người có
công phê phán tư duy siêu hình và ông cũng là người đầu tiên trình bày toàn bộ
giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình,nghĩa là trong sự liên hệ,
vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Tính chất phê phán và cách mạng
của phép biện chứng Hegel đã làm cho ông trở thành nhà duy tâm thông minh,
mà chủ nghĩa duy tâm thông minh theo cách nói của Lenin gần với chủ nghĩa duy
vật thông minh hơn là chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn.
Marx đã từng tuyên bố rằng: “Hegel là người thầy vĩ đại của tôi về phép
biện chứng”. Tất cả đã nói lên đóng góp to lớn của Hegel cho kho tàng kiến thức
của nhân loại.
.
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Bùi Văn Mưa, Triết học – Phần I, Đại học Kinh tế TP. HCM, 2011
[2] TS. Lê Công Sự, Triết học cổ điển Đức, Nhà xuất bản Thế giới, 2006
[3] TS. Nguyễn Ngọc Thu – TS. Bùi Văn Mưa, Giáo trình đại cương lịch
sử triết học, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003
[4] Friedrich Engels, Lút – vích Phoi – ơ – bắc và sự cáo chung của Triết
học cổ điển Đức, Nhà xuất bản Sự thật, 1976
[5] Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triết học cổ điển Đức: Những
vấn đền nhận thức luận và đạo đức học”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006
[6] Trần Thị Thanh Hòa, GVHD: TS. Bùi Xuân Thanh, Phép biện chứng
duy tâm Hegel – những giá trị và hạn chế.
Học viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Minh Trang 15