Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 130 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM












HÀ VIỆT HỒNG






CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
(1986 - 2010)






LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












Thái Nguyên - Năm 2013




Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








HÀ VIỆT HỒNG




CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
(1986 - 2010)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã Số: 60.22.03.13


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La







Thái Nguyên - Năm 2013





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn




Hà Việt Hồng







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô
giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm
học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Ngọc La, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và các cơ
quan, đơn vị liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu và tham
gia đóng góp ý kiến về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện

Tác giả luận văn


Hà Việt Hồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng, các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI
TRƢỚC NĂM 1986 9
1.1. Khái quát về huyện Võ Nhai 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 14
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai trước năm 1986 19
1.2.1. Tình hình kinh tế 20
1.2.2. Tình hình xã hội 25
Tiểu kết chương 1 29
Chƣơng 2 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN VÕ NHAI TRONG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010) 30
2.1. Huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới đất nước 30
2.1.1. Bối cảnh lịch sử 30
2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ huyện
Võ Nhai 33
2.2. Chuyển biến về kinh tế huyện Võ Nhai 35
2.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 35
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 54
2.2.3. Thương mại - dịch vụ 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng 63
Tiểu kết chương 2 71
Chƣơng 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TRONG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010) 73
3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao 74
3.1.1. Về giáo dục và đào tạo 74
3.1.2. Về văn hóa - thông tin - thể thao 80
3.2. Y tế - Môi trường 84
3.2.1. Về y tế 84
3.2.2. Về môi trường 87
3.3. Lao động - việc làm 88
3.4. Thu nhập - đời sống 91
3.5. Thực hiện các chính sách xã hội 95
3.6. Công tác an ninh - quốc phòng 97
Tiểu kết chương 3 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
Viết đầy đủ
PAM
Chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng nguồn vốn

tài trợ của chương trình lương thực thế giới.
VAC
Phương thức chăn nuôi kết hợp với nhau và khép kín gọi là
vườn + ao + chuồng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai 12
Bảng 1.2: Thống kê các dân tộc ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên 17
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2000 đến 2010 44
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng cây ngô lai 45
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp 46
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng cây ăn quả 47
Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm 49
Bảng 2.6: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 50
Bảng 2.7: Sản phẩm Lâm nghiệp chủ yếu 53
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện 57
Bảng 2.9: Hoạt động thương mại, khách sạn - nhà hàng và dịch vụ trên địa
bàn huyện 63
Bảng 2.10: Đường ô tô, điện thoại đưa đến các xã và tình hình xây dựng
trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thị trấn 2006 - 2010 68
Bảng 3.1: Số trường, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện
Võ Nhai (từ năm 2005 đến năm 2010) 80
Bảng 3.2: Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn 85

Hình 2.1: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 2005 - 2010 58
Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 70




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên
thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù đi theo thể chế xã hội nào thì
cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Sau thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nước ta chuyển sang
giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm
đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5
năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh
những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai
lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa
chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được
điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII
(6/1996), Đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006). Sau hơn 20 năm thực hiện
đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đặc
biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc của tỉnh gồm 14 xã và 01 thị trấn với tổng

số 170 xóm và 02 tổ dân phố. Huyện nằm dọc theo quốc lộ 1B từ Thái
Nguyên đi Lạng Sơn. Võ Nhai có tọa độ địa lý 21
0
36 đến 21
0
56 vĩ độ Bắc và
105
0
45 đến 106
0
17 kinh độ Đông. Phía bắc huyện Võ Nhai giáp huyện Na Rì
- Bắc Kạn, phía đông bắc giáp huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, phía nam giáp
huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Yên Thế - Bắc Giang, phía tây giáp huyện
Đồng Hỷ và Phú Lương - Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của toàn
huyện theo địa giới hành chính là 845,1 km2. Thị trấn Đình Cả là huyện lỵ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
trung tâm kinh tế - xã hội của huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng
40km về phía đông bắc, cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 80km về
phía tây. Với vị trí như vậy, ta có thể thấy Võ Nhai có một vị trí chiến lược
quan trọng trong những thời kỳ có chiến tranh, là nơi dụng binh hiểm yếu
“tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Từ Võ Nhai, người ta có thể dễ dàng qua
Thái Nguyên về Hà Nội, hoặc lên phía bắc qua Lạng Sơn để ra nước ngoài.
Ngoài trục giao thông 1B, ở phía tây và tây nam huyện còn có con đường mòn
chay từ miền rừng núi Bắc Sơn qua Võ Nhai xuống vùng trung du và về xuôi.
Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Võ Nhai đã
có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định
đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù

hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Võ Nhai. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc
nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai
trong giai đoạn (1986 - 2010) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về
thực tiễn. Đồng thời, mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số
giải pháp và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai. Nghiên cứu
đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của nhân dân Võ
Nhai trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân
trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó, một số nội dung của luận văn
có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử địa phương. Xuất
phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức
viết về đề tài kinh tế - xã hội. Liên quan đến đề tài là các văn kiện, nghị quyết
của Đảng, nhất là văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
rất quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005”; đặc biệt là “Chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương
Đảng do Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà
nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước
và thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987; cuốn “Sự
nghiệp đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà

Nội 1992; hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới sâu sắc và toàn diện
trên mọi lĩnh vực”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến
lên”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1991…Những tài liệu trên đã nêu lên yêu
cầu và định hướng đổi mới kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa
phương nói riêng. Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, có:
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - tập 1 (xuất bản năm 1980);” “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Thái - tập 2 (xuất bản năm 1991)” của Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng tỉnh Bắc Thái. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 1 (1936 -
1965)” (xuất bản năm 2003); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 2 (1965 -
2000) (xuất bản năm 2005)” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1993, Huyện uỷ Võ Nhai xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Võ
Nhai tập I (1930 - 1954)”. Cuốn sách đã giới thiệu về huyện Võ Nhai trong
lịch sử, công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền trong cách mạng tháng 8/1945 và tiến hành cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954). Năm 2004, huyện uỷ Võ Nhai xuất bản “Lịch sử Đảng bộ
huyện Võ Nhai tập II (1955 - 2000)”. Cuốn sách đã dựng lại quá trình xây
dựng, trưởng thành và thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh
tế - văn hoá - an ninh - quốc phòng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện
Võ Nhai. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Võ Nhai khoá
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế,
chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết
Đại hội đại biểu khoá trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và

những giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện,
vững chắc. Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai
nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y
tế, môi trường. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện
nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm tới.
Hệ thống niên giám thống kê của phòng thống kê huyện Võ Nhai cũng phản
ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của
huyện Võ Nhai từ 1986 đến năm 2010. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự
chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 1986 đến năm 2010 là một
vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ
Nhai trong thời kì từ 1986 - 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1986 đến năm 2010. Tuy nhiên,
để làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái
quát tình hình kinh tế - xã hội trước 1986.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Về không gian: Luận văn giới hạn trong huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Địa giới huyện gồm 14 xã và một thị trấn (Thị trấn Đình Cả).
3.3. Nhiệm vụ đề tài
Thứ nhất, khái quát về huyện Võ Nhai: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý,
tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện trước 1986.

Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế -
xã hội của huyện từ 1986 đến 2010. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn
chế của huyện Võ Nhai trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1986 đến 2010.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: Các văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và
Nhà nước; các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,
Huyện uỷ Võ Nhai, Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai; các số liệu thống kê của
các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và huyện Võ Nhai. Luận văn
còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các
sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã hội đăng
trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và
Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai, ngoài ra còn sử dụng các tài liệu điều tra
thực địa.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác
như: Thống kê, so sánh, điều tra, phân tích
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến
kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai trong giai đoạn (1986 - 2010).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của huyện
Võ Nhai đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai. Với
những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ

huyện Võ Nhai trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đồng thời, có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai trước năm 1986.
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới
(1986 - 2010).
Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới
(1986 - 2010).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI
TRƢỚC NĂM 1986


1.1. Khái quát về huyện Võ Nhai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ phác qua quá trình hình
thành và sự thay đổi của địa giới hành chính huyện qua các thời kỳ lịch sử.
Theo các tác giả trong Địa chí Thái Nguyên và nhà sử học Nguyễn
Xuân Minh (chủ biên) trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai thì thời
thuộc Đường, vùng đất Võ Nhai có tên là huyện Vũ Lễ, thời Lý, Trần có tên
gọi là châu Vạn Nhai. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), châu Vạn Nhai lại
đổi tên thành châu Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê (đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ
rồi thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai
quản. Đến thời Nguyễn (từ 1802) vẫn theo như thế. Đến năm Minh Mệnh thứ
16 (1836), huyện Võ Nhai có 8 tổng, gồm 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu
quan. Đời Đồng khánh (1886 - 1888), huyện Võ Nhai vẫn gồm 8 tổng và 29
xã, trại. 8 tổng ở Võ Nhai lúc này gồm: Lâu Thượng, Lâu Hạ, Tràng Xá, Bắc
Sơn, Nhất Thể, Quỳnh Sơn, Tân Tri, Vĩnh Yên. Huyện lỵ thời trước đặt ở xã Lâu
Thượng, đến đời Đồng Khánh chuyển vào xã Tràng Xá [1, tr. 7; 67, tr. 987].
Năm 1894, thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh Sơn,
Tân Lưu, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn, thuộc
tỉnh Lạng Sơn. Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai gồm 06 tổng:
Lâu Thượng, Tràng Xá, Phương Giao, Cúc Đường, Thượng Nung, Văn Lãng
với 22 xã, 01 phố, 5 trại. Từ đó đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn
giữ nguyên như thế.
Ngày 25/2/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ký sắc lệnh số: 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, tổng.
Châu Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Ngày 22/12/1949, theo Nghi định số: 224/ttg của Thủ tướng Chính phủ,

thôn Sảng Mộc, xã Yên Hân, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn được sát nhập vào
xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai.
Ngày 01/6/1985, theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, bốn xã: Tân
Long, Hoà Bình, Quang Sơn và Văn Lăng của huyện Võ Nhai được cắt về
huyện Đồng Hỷ.
Ngày 25/10/1990, theo Quyết định số: 454/TCCP của Ban Tổ chức
Chính phủ, thị trấn Đình Cả được thành lập [67, tr.987].
Ngày nay, huyện Võ Nhai gồm 14 xã, 01 thị trấn với tổng số 170 xóm và
02 tổ dân phố 14 xã gồm: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thượng Nung,
Thần Sa, Cúc Đường, Lâu Thựơng, La Hiên, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên
Minh, Phương Giao, Dân Tiến, Bình Long và thị trấn Đình Cả.
Như vậy, ta có thể thấy, châu Vạn Nhai, hoặc huyện Võ Nhai trong lịch
sử có địa giới rộng hơn rất nhiều so với ngày nay, bao gồm cả huyện Bắc Sơn,
Lạng Sơn ngày nay và một phần huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Về khí hậu: Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền
núi Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Võ Nhai nằm trong
vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm trên 22,4 độ C.
Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 27,8 độ C. Tháng lạnh
nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14,9 độ C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3
độ C. Biên độ ngày và đêm là 7 độ C. Chế độ nhiệt và địa hình như trên tạo
cho Võ Nhai lợi thế để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới như: Hồng, táo,
na, cam, quýt, vải, nhãn,…
Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc bộ, mùa mưa Võ Nhai
thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5mm và phân bố không đều, chủ
yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng
mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình
khoảng 372,2mm [67, tr. 985].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng,
độ phì nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I,
nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.
Bên cạnh đó các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng
bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây
trồng, nhất là với cây trồng hàng năm.
Nói chung, tuy có phần khắc nghiệt nhưng khí hậu Võ Nhai vẫn tương
đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông - lâm nghiệp.
Về địa hình và đất đai: Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao,
dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc
Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vì vậy huyện có địa hình phức tạp.
Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiện. Núi đá vôi
tập trung ở phía bắc huyện, còn xuống phía nam độ cao giảm dần. Phần phía
nam huyện phổ biến là những núi đất thấp đặc trưng của vùng trung du.
Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800m,
đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450m, nhìn chung những
vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập
trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá
vôi. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu vùng
như sau:
Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình
Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất của
Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi
những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn.
Tiểu vùng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao,
Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe,
suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây
công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc,
Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng phần lớn bị
chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên.
Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp,
du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá.
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai
Loại đất
Tổng số
Đất
nông
nghiệp
Đất
lâm
nghiệp
Đất nuôi
trồng
thủy sản
Đất phi
nông
nghiệp
Đất
chƣa sử
dụng
Diện tích
(km
2

)
845,1
77,24
561,26
1,55
22,13
182,92
Tỉ lệ %
100
9,14
66,42
0,18
2,62
21,64
Nguồn [ 64 ]
Qua bảng thống kê có thể thấy dù là một huyện có diện tích rộng lớn
nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị
chia cắt mạnh. Đất dành cho phát triển đô thị và giao thông trở nên khan
hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công
nghiệp trong tương lai. Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai nhìn chung
không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh.
Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Võ
Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ
lượng còn thấp. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của người
dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát
triển kinh tế của Võ Nhai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực 6 xã
phía bắc huyện.
Khoáng sản: Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh
khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái Bình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Dương. Do vậy, huyện có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và
trữ lượng. Kim loại mầu: chì, kẽm tìm thấy ở Thần Sa, vàng cũng tìm thấy ở
Thần Sa nhưng chủ yếu là vàng sa khoáng với hàm lượng thấp. Khoáng sản
phi kim: Phôtphorit ở La Hiên có trữ lượng được đánh giá vào loại khá
(khoảng 60.000 tấn). Toàn huyện có những dải núi đá kéo dài, chạy dọc
huyện, đây là nguồn cung cấp vật liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
đá xây dựng, đất sét,… đặc biệt đất sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn
và chất lượng tốt. Tuy nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay,
việc khai thác vẫn chưa đáng kể. Tài nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm
năng là chính. Nhưng, nguồn tài nguyên này sẽ là một thế mạnh rất lớn của
Võ Nhai trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu được khai thác
và sử dụng hợp lý.
Về thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều
bởi các dãy núi đá nên huyện có nguồn nước khá phong phú. Ngoài nguồn
nước mặt từ những sông suối còn có những nguồn nước khác từ các hang
động trong núi đá vôi hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất và sinh
hoạt. Trên địa bàn Võ Nhai có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống
sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng là phía bắc và phía nam
huyện, cung cấp hầu hết nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp của hai
vùng này.
Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất, chảy qua phía bắc huyện, là
nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn, có chiều dài 46km
và lần lượt chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần
Sa và đổ ra sông Cầu.
Sông Rong chảy qua phía nam huyện là nhánh của sông Thương, bắt
nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến,

Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang.
Các nhánh sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều và có nước
quanh năm rất thuận lợi sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
bàn huyện có khá nhiều hồ đập lớn nhỏ khác nhau: 11 hồ chứa nhỏ, 50 phai
đập kiên cố, 12 trạm bơm và 122 kênh mương do nhà nước hỗ trợ và nhân dân
đóng góp xây dựng.
Tuy nhiên những năm gần đây do nạn chặt phá rừng gần như không
được kiểm soát làm nguồn tài nguyên nước của huyện đang bị suy thoái, lũ lụt
xảy ra nhanh và nhiều hơn, có cả lũ ống và lũ quét. Đây là điều đáng lo ngại,
biện pháp cấp bách là phải trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn để
nhằm điều tiết nguồn nước và lưu lượng chảy.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế
Trong thời kỳ diễn ra hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân
Võ Nhai với truyền thống yêu nước và cần cù lao động đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong sản xuất và đóng góp cho cách mạng. Tuy nhiên, nền
kinh tế của huyện chậm chuyển biến, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu thốn.
Trong nông nghiệp năm 1985 tổng diện tích lúa đạt 3.535 ha , năng suất
lúa bình quân đạt 26,18 ta/ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 11.597,6
tấn; bình quân lương thực cho một khẩu ở khu vực nông nghiệp là 216,59
kg/năm [3, tr. 220].
Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định: Năm 1977 đàn
trâu có 13.128 con, đàn lợn có 11.475 con, năm 1979 đàn trâu có 13.764 con, đàn
lợn có 11.890 con. Năm 1985, tổng số đàn trâu có 13.216 con, vượt 4% so với
chỉ tiêu; đàn lợn có 11.939 con (trong đó có 2.961 con lợn lai kinh tế), mở ra

phương hướng mới cho ngành chăn nuôi lợn thịt ở địa phương [3, tr. 222, 223].
Là một huyện vùng cao, đất lâm nghiệp chiếm tới 66,41% diện tích của
toàn huyên, nhân dân các dân tộc trong huyện sống phụ thuộc nhiều vào
nguồn khai thác lâm sản. Với phương châm là phát triển hài hòa 4 nhiệm vụ:
Trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. Trong hai năm 1984 và 1985, toàn
huyện đã trồng được 307 ha, chăm sóc và tu bổ 1.050 ha, khai thác 4.500 m
3


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
gỗ tròn, 200 m
3
gỗ xẻ, nộp ngân sách nhà nước 2.480.000 đồng. Cũng trong 2
năm đó, đã giao 30.990 ha rừng và đất rừng cho lâm trường quốc doanh và các
hợp tác xã quản lý, khai thác [3, tr. 223].
Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trên địa bàn
huyện nhìn chung chưa phát triển, toàn huyện chỉ có 01 xí nghiệp làm nhiệm
vụ sản xuất một số nông cụ phục vụ cho nông nghiệp và gia công một số mặt
hàng phục vụ xây dựng cơ bản. Công nghiệp và thủ công nghiệp tuy nhỏ bé và
chưa đa dạng, song đã góp phần tích cực vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế,
xã hội của huyện, cung ứng dụng cụ cầm tay cho nông nghiệp, lâm nghiệp, sản
xuất vật liệu xây dựng phục vụ sửa chữa, xây lắp các công trình giao thông, thủy
lợi, xây dựng nhà ở cho cơ quan, trường học.
Những chuyển biến đó là rất đáng khen ngợi với một huyện vùng cao
như Võ Nhai. Huyện đang từng bước thoát khỏi những khó khăn, tồn tại và
vươn lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế chung của cả nước.
Đặc điểm xã hội
Cùng với kinh tế, văn hoá - xã hội huyện Võ Nhai cũng ngày càng có những

bước phát triển đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực. Theo số liệu thống kê của
huyện Võ Nhai đến năm 2009, Võ Nhai có 63.950 người, mật độ: 76 người/km².
Về giáo dục, năm 1979 đã xây dựng được một hệ thống giáo dục tương
đối hoàn chỉnh, với 15 lớp mẫu giáo, 433 lớp cấp I và cấp II, 10 lớp cấp III, với
tổng số học sinh là 16.221 em. Năm học 1984 - 1985, tăng lên 61 lớp với 808
học viên ở hầu khắp các xã trong huyện [3, tr. 185, 227, 228].
Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
được Đảng bộ và Chính quyền huyện quan tâm sát sao. Năm 1979, mạng lưới y tế
được mở rộng hơn trước và mới xây dựng được 11 trạm ở 11 xã, vẫn còn 7 xã
chưa có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Năm 1984, 100% xã có
trạm xá, cùng năm đó Bệnh viện huyện đã cung cấp được điện phục vụ cho
công tác khám, chữa bệnh, nhất là phục vụ mổ và chiếu X Quang. Công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
tiêm phòng, và phun thuốc phòng trừ dịch bệnh được duy trì đều, nhiều ổ dịch
bệnh được phát hiện và dập tắt kịp thời. [3, tr. 185, 229].
Phong trào văn hóa, thể dục thể thao có bước chuyển biến mới và đạt được
một số kết quả: Hầu hết các xã đã củng cố được Ban Văn hóa - Thông tin, đi
vào hoạt động có hiệu quả trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng và
Nhà nước tới nhân dân; bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa
mới trong cộng đồng dân cư. Nổi bật là Trạm truyền thanh Hợp tác xã Đồng
Chuối (Dân Tiến), Hợp tác xã Ba Nhất (Phú Thượng). Số lượng sách, báo,
tranh, ảnh phát hành ngày càng tăng. Phòng Văn hóa - Thông tin đã tổ chức
nhiều hoạt động như: Chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, phát thanh. Đội thông
tin và đội chiếu bóng đã hoạt động tích cực, mang lại tiếng nói và chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt là các xã xa xôi
hẻo lánh. Năm 1984 Phòng Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các đơn vị lực lượng
tham gia Đại hội thể dục thể thao toàn huyện đạt kết quả cao; đồng thời tổ

chức bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên chuẩn bị tham gia Đại hội thể
thao toàn tỉnh lần thứ nhất chào mừng 20 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Thái,
chào mừng 40 năm ngày thành lập Nước (02/9/1985) [3, tr. 230].
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến cơ sở hoạt
động tích cực, xứng đáng là tổ chức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân
thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ
vững. Mạng lưới an ninh nhân dân, tổ an ninh thôn xóm được kiện toàn, công
tác kiểm tra, trấn áp bọn tội phạm được thực hiện tốt.
Nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai có truyền thống yêu nước,
đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, cần cù, chịu khó trong lao động
sản xuất. Điều đó cộng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên, tự nhiên, về
truyền thống lịch sử văn hoá là những thế mạnh quan trọng, là cơ sở để huyện
phát triển, giầu mạnh đi lên hội nhập cùng xu thế công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Bảng 1.2: Thống kê các dân tộc ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên
STT
Dân tộc
Số ngƣời
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
01
Kinh
22.993
36,64


02
Tày
13.910
22,16

03
Nùng
12.313
19,62

04
Dao
8.299
13,22

05
H’Mông
2.578
4,1

06
Sán Chay
2.517
4,01

07
Sán Dìu
81
0,13


08
Các dân tộc khác
54
0,12
Hoa, Mường
( Nguồn: Số liệu điều tra dân số năm 2004, Phòng Thống kê huyện Võ Nhai).
Dân tộc Kinh: Theo bảng thống kê trên, ta thấy dân tộc Kinh chiếm
36,64%, đông nhất trong các dân tộc ở Võ Nhai. Theo số liệu mới thì đến
tháng 2/2010, tỷ lệ người Kinh ở đây còn chiếm 34.17%. Người Kinh ở Võ
Nhai cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn nhưng tập trung đông nhất là ở thị trấn
Đình Cả, xã Phương Giao, Tràng Xá, La Hiên. Người Kinh có mặt ở Võ Nhai
khá muộn. Sau khi đánh chiếm xong Thái Nguyên, thực dân Pháp thiết lập bộ
máy cai trị và ráo riết tiến hành công cuộc khai thác nơi dây. Võ Nhai là vùng
đất khá giàu tài nguyên. Khi tiến hành khai thác những mỏ đồng ở Sảng Mộc,
mỏ kẽm ở Bắc Lâu, mỏ chì ở Vũ Chấn… Pháp đã đưa một số lượng đáng kể
công nhân là người Kinh từ dưới xuôi lên, một phần đáng kể trong số họ đã
lưu lại và định cư ở đây. Đến thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa,
thực hiện chính sách khai hoang của Đảng và Nhà nước nhằm mở mang những
vùng kinh tế mới, một bộ phận người Kinh đã di cư từ các tỉnh miền xuôi lên
làm ăn và định cư luôn ở nơi này. Võ Nhai là huyện miền núi cao nhưng ở
đây, người Kinh chủ yếu sinh sống và lập nghiệp ở những vùng đất thấp và
bằng phẳng. Đặc biệt là dọc khu vực quốc lộ 1B. Hoạt động kinh tế của họ

×