Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 135 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN NGỌC SƠN





THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
Ở TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÚC





THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Luậ n văn “ Thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh
tế ở tỉnh Quảng Ninh” đƣợc sƣ̉ dụ ng nhƣ̃ ng thông tin , tài liệu tƣ̀ nhiề u
nguồ n khá c nhau và đều đƣợc chỉ r nguồn gốc , phần lớn thông tin, tài
liệu thu thậ p tƣ̀ điề u tra thƣ̣ c tế tại tỉnh Quảng Ninh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Ngọc Sơn



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng ĐH Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Quản lý kinh tế, khoa Sau đại học, các giáo
sƣ, phó giáo sƣ, Tiến sĩ và các giảng viên đã trực tiếp tham gia giảng dạy,
quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học thạc sỹ quản
lý kinh tế K8C.
Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS-TS Nguyễn Cúc -
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hƣớng đề
tài cũng nhƣ trong suốt quá trình nghiên cứu , viết luận văn. Cảm ơn lãnh đạo
và cán bộ Ban Quả n lý Khu kinh tế Quả ng Ninh , Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh
Quảng Ninh, Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh (IPA), Văn
phòng UBND tỉnh Quảng Ninh và một số địa phƣơng trong tỉnh Quảng Ninh
có khu công nghiệp, khu kinh tế đã nhiệ t tì nh giú p đỡ để tôi hoàn thành luận

văn nà y.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn trân trọng nhận đƣợc sự góp ý
của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn






Nguyễn Ngọc Sơn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5

5. Những điểm mới của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở TỈNH QUẢNG NINH 7
1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu
kinh tế 7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan 8
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ 8
1.1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp 10
1.1.1.3. Khái niệm khu kinh tế 11
1.1.2. Vai trò thu hút vốn đầu tƣ 13
1.1.2.1. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là
điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ 13
1.1.2.2. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để
giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực 14


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.1.2.3. Xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa 14
1.1.2.4. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để mở
rộng thị trƣờng và thúc đẩy xuất khẩu 15
1.1.2.5. Thông qua thu hút các dự án liên doanh, liên kết vào các khu
công nghiệp, khu kinh tế sẽ tiếp thu đƣợc công nghệ mới, kỹ
năng quản lý tiên tiến, tạo ra sự phát triển năng động tại nơi
tiếp nhận đầu tƣ 15
1.1.2.6. Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ góp phần tăng thu ngân

sách nhà nƣớc ở địa phƣơng và nâng cao đời sống nhân dân 16
1.2. Đặc điểm thu hút vốn đầu tƣ 16
1.2.1. Khái niệm về vốn đầu tƣ 16
1.2.2. Đặc điểm về vốn đầu tƣ 16
1.3. Nội dung của thu hút vốn đầu tƣ 19
1.3.1. Nguồn vốn trong nƣớc 19
1.3.2. Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 20
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng 22
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên 22
1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng 24
1.4.3. Tình hình chính trị xã hội trong nƣớc và khu vực 25
1.4.4. Cơ chế chính sách và chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ 26
1.4.4.1. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính 26
1.4.4.2. Chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ 27
1.4.5. Nguồn nhân lực và lao động 28
1.5. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ của một số nƣớc trên thế giới và một
số địa phƣơng trong nƣớc 30


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ của một số nƣớc trên thế giới 30
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút đầu tƣ phát triển
khu kinh tế mở 30
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 33
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ của một số địa phƣơng trong nƣớc 35
1.5.2.1. Tạo lập môi trƣờng thu hút đầu tƣ - Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng 35
1.5.2.2. Cải cách thủ tục hành chính - Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng 37

1.5.2.3. Vận dụng chính sách ƣu đãi về đất đai - Kinh nghiệm ở Phú Yên 38
1.5.2.4. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 39
1.5.2.5. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội 42
1.6. Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Quảng Ninh 43
Kết luận chƣơng 1 45
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Câu hỏi đặt ra của đề tài 47
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 48
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 48
2.2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 48
2.2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 49
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 50
2.2.4. Phân tích số liệu 50
2.2.4.1. Phƣơng pháp so sánh 50
2.2.4.2. Phƣơng pháp đồ thị 51
2.2.5. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia 51
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 52
2.3.1. Về hiệu quả kinh tế 52
2.3.2. Về hiệu quả xã hội 52


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở QUẢNG NINH 53
3.1. Tình hình cơ bản của tỉnh quảng ninh 53
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh 53
3.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh 53
3.1.1.2. Tài nguyên khoáng sản 55

3.1.1.3. Điều kiện về dân số và nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh 56
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 56
3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở
tỉnh Quảng Ninh 58
3.2.1. Tổng quan chung về khu công nghiệp, khu kinh tế 58
3.2.1.1. Về các khu công nghiệp 58
3.2.1.2. Về các khu kinh tế 59
3.2.2. Thực trạng triển khai các khu công nghiệp, khu kinh tế. 60
3.2.2.1. Đối với các khu công nghiệp 60
3.2.2.2. Khu kinh tế Vân Đồn 63
3.2.2.3. Các khu kinh tế cửa khẩu 64
3.2.3. Đánh giá chung về đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế 65
3.2.3.1. Các khu công nghiệp 65
3.2.3.2. Khu kinh tế Vân Đồn 66
3.2.3.3. Các khu kinh tế cửa khẩu 66
3.3. Khả năng và nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp,
khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh 67
3.3.1. Tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh 68
3.3.2. Lợi thế của Quảng Ninh về phát triển mạng lƣới kết cấu hạ tầng 75
3.3.3. Lợi thế địa kinh tế của Quảng Ninh là một nhân tố hấp dẫn đầu
tƣ của các nhà đầu tƣ 76
3.4. Các nguyên nhân hạn chế 77
3.4.1. Nguyên nhân khách quan 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 78
3.4.2.1. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch phát triển các khu công

nghiệp, khu kinh tế còn hạn chế 78
3.4.2.2. Chính sách thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh
tế tỉnh Quảng Ninh vẫn thiếu tính hấp dẫn, thiếu tính chọn
lọc, chất lƣợng các dự án đầu tƣ chƣa cao 79
3.4.2.3. Sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc của tỉnh trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng của
các khu công nghiệp, khu kinh tế còn chƣa cao 79
3.4.2.4. Nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy và đào tạo nhân lực quản
lý khu công nghiệp, khu kinh tế 80
3.4.2.5. Công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế mới chỉ chủ ý
đến hiệu quả kinh tế mà chƣa thật coi trọng hiệu quả kinh tế
xã hội 80
Kết luận chƣơng 3 82
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở TỈNH QUẢNG NINH 83
4.1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh
tế ở tỉnh Quảng Ninh 83
4.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở
tỉnh Quảng Ninh 83
4.3. Định hƣớng mục tiêu về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công
nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh 84
4.3.1. Định hƣớng chung 84
4.3.2. Định hƣớng ngành và lĩnh vực 85
4.3.2.1. Công nghiệp – xây dựng 85
4.3.2.2. Cơ sở hạ tầng 85
4.3.2.3. Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 85
4.3.2.4. Dịch vụ 85


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii
4.3.3. Định hƣớng theo địa bàn 86
4.3.4. Định hƣớng thị trƣờng và đối tác 87
4.3.5. Hình thức và phƣơng thức đầu tƣ 87
4.4. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu
kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh 87
4.4.1. Nhóm giải pháp về thu hút đầu tƣ và hoạt động xúc tiến đầu tƣ 87
4.4.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 89
4.4.3. Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng 90
4.4.3.1. Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế 91
4.4.3.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội 93
4.4.4. Nhóm giải pháp về đất đai 95
4.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 96
4.4.6. Nhóm giải pháp về thuế và tín dụng 97
4.4.6.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp 97
4.4.6.2. Thuế thu nhập cá nhân 99
4.4.6.3. Thuế xuất, nhập khẩu 99
4.4.6.4. Tín dụng 100
4.4.7. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 100
4.4.8. Một số chính sách cho các dự án cụ thể 101
4.5. Kiến nghị về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh
tế ở tỉnh Quảng Ninh 105
4.5.1. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ƣơng 105
4.5.2. Đối với Trung ƣơng 106
4.5.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh 107
Kết luận chƣơng 4 109
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


- BQL Ban Quản lý
- CBCC Cán bộ công chức
- ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài
- KKT Khu kinh tế
- KCN Khu công nghiệp
- KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu
- KKTM Khu kinh tế mở
- NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
- QLNN Quản lý Nhà nƣớc
- TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- UBND Ủy Ban nhân dân
- XTĐT Xúc tiến đầu tƣ
- USD Đô la Mỹ
- VAT Thuế giá trị gia tăng
- TNDN Thu nhập doanh nghiệp
- TNCN Thu nhập cá nhân
- GPMB Giải phóng mặt bằng
- CNĐT Chứng nhận đầu tƣ
- ĐKKD Đăng ký kinh doanh
- KT-XH Kinh tế - xã hội
- BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operation - Transfer)

- BT Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer)
- BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build -Transfer - Operation)
- BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Owner - Operation)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
- PPP Hợp tác công tƣ (Public Private Partnerships)
- WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
- WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
- FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
- ODA Viện trợ phát triển chính thức (Oficial Development Assistance)




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 53
Hình 3.2: Bản đồ quy hoạch phát triển KCN tỉnh Quảng Ninh năm 2012 59
Hình 3.3: Bản đồ các điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh 70
Hình 3.4: Bản đồ vị trí Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 74


Biểu đồ 3.1: Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh 2005-2011 55

Biểu đồ 3.2: Mật độ dân số Vùng đồng bằng sông Hồng năm 2010 56
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2010 57
Biểu đồ 3.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002 - 2010 57
Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2002 - 2010 58





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là một vấn đề có
tính quy luật chung của những nƣớc nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển
mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, các
nƣớc phát triển đang chuyển lên nền kinh tế tri thức. Đảng ta chủ trƣơng tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng là "Khuyến khích phát triển công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp
bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều
lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu
quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất" [30, tr.91].
Tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và
đƣợc xác định là một địa bàn động lực, nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế “hai hành lang - một vành đai” Việt Nam - Trung Quốc, điểm trung chuyển
tiếp nối giữa Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Sự
hình thành và phát triển của các tuyến hành lang quốc tế và quốc gia liên quan
là các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và
các KCN, KKT nói riêng.
- Mục tiêu phát triển các KCN, KKT đã đƣợc Đảng bộ tỉnh đề cập và

xác định trong các Văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp.
- Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các Sở, ngành
địa phƣơng trong việc phát triển các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh.
- Ban Quản lý Khu kinh tế đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định
thành lập và đƣợc UBND tỉnh quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức bộ máy và ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ. Đồng thời, UBND
tỉnh Quảng Ninh đã phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp
làm Trƣởng ban quản lý và chỉ đạo toàn diện đối với các KCN, KKT.


2
- Công tác phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế với các Sở, Ban ngành
và các địa phƣơng có KCN, KKT ngày càng đƣợc tăng cƣờng trách nhiệm.
Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức
cần phải tháo gỡ như:
- Đầu tƣ phát triển KCN, KKT là lĩnh vực mới, chƣa có tiền lệ trong
nền kinh tế Việt Nam nên trong quá trình triển khai từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng đều vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có những diễn biến phức tạp.
Năm 2009 kinh tế thế giới và trong nƣớc tiếp tục suy giảm, năm 2011 tiếp tục
đối mặt với lạm phát, cắt giảm đầu tƣ. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch
bệnh, chính sách biên mậu thiếu ổn định của Trung Quốc ảnh hƣởng trực
tiếp tới việc thu hút đầu tƣ và thực hiện các cơ chế chính sách.
- Nguồn lực đầu tƣ cho hạ tầng kỹ thuật trong các KCN, KKT còn thấp so
với yêu cầu nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp đặc biệt là của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Cơ sở hạ tầng (đƣờng, điện, cấp thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, xử lý
chất thải) ngoài hàng rào KCN, KKT còn yếu kém nên khó thu hút các nhà
đầu tƣ.
- Chính sách đền bù GPMB của nhà nƣớc luôn thay đổi, cơ chế đền bù

GPMB còn nhiều bất cập rất khó khăn cho các chủ đầu tƣ.
- Cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho các KCN, KKT chƣa thật sự hấp
dẫn, chƣa nhất quán trong hệ thống văn bản pháp quy; chƣa có những chính sách
ƣu đãi đặc thù riêng, đủ mạnh, có tính đột phá nhằm kích thích thu hút đầu tƣ
trong nƣớc và ngoài nƣớc vào sản xuất kinh doanh ở KCN, KKT.
- Chức năng quản lý nhà nƣớc giữa chính quyền địa phƣơng và một số
Sở, Ban, Ngành với Ban quản lý Khu kinh tế còn có những điểm bất cập chƣa
đƣợc phân định r.


3
Do đó, mặc dù tỉnh đã thực hiện nhiều giải phát để thu hút các nhà đầu
tƣ vào các KCN, KKT tuy nhiên trong những năm qua số lƣợng dự án và
lƣợng vốn mà tỉnh thu hút đƣợc chƣa nhiều, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng
của tỉnh. Bởi vậy "Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế
ở tỉnh Quảng Ninh" đƣợc chọn làm đề tài của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thu hút vốn đầu tƣ đã đƣợc nghiên cứu, phân tích ở nhiều công
trình, ở những góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số công trình sau:
“Nâng cao sức cạnh trạnh của nền kinh tế nƣớc ta trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế” GS-TS Chu Văn Cấp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. “Kinh
tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” Đề tài cấp bộ năm 2004 của
khoa Kinh tế - Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS-TS
Trần Quang Lâm chủ biên. “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam thực
trạng và giải pháp” Trần Xuân Tùng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; “Nghiên cứu
chiến lƣợc xúc tiến FDI tại nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của bộ
Kế Hoạch & Đầu Tƣ và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản năm 2003. “Thu
hút đầu tƣ trực tiếp từ các nƣớc trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nền
kinh tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp” Đinh Văn Cƣờng -Luận văn thạc

sĩ kinh tế năm 2004. “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng - thực trạng
và giải pháp” Bùi Thị Dung - Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2005. “ Kinh
nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các nƣớc ASEAN và vận
dụng vào Việt Nam” Nguyễn Huy Thám - Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2000.
"Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng
duyên hải miền Trung" của Hoàng Hồng Hiệp, tạp chí Kinh tế và Dự Báo số
4/2005. "Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các khu công


4
nghiệp ở Việt Nam" của Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Dũng, tạp chí Kinh tế và Dự
Báo số 3/2005.
Các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên phạm vi của cả nƣớc hoặc của từng ngành,
từng địa phƣơng.
Ở tỉnh Quảng Ninh có nhiều văn bản liên quan đến thu hút đầu tƣ nhƣ
vào các KCN, KKT của tỉnh nhƣ Nghị quyết của Tỉnh ủy; Nghị quyết của
HĐND tỉnh; Kế hoạch, chƣơng trình của UBND tỉnh; các Quyết định ƣu đãi
về thuê đất, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ hạ tầng đến
chân hàng rào KCN, KKT, hỗ trợ học nghề cho lao động làm việc trong các
KCN, KKT
Luận văn sẽ kế thừa có chọn lọc phƣơng pháp phân tích, một số quan
điểm, giải pháp và những kiến nghị từ các công trình đã đƣợc nêu ở trên, để
làm r lợi thế địa kinh tế của Quảng Ninh trong trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế “hai hành lang - một vành đai” Việt Nam - Trung Quốc, điểm trung
chuyển tiếp nối giữa Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam và các nƣớc
ASEAN. Phân tích thực trạng quy hoạch xây dựng các KCN, KKT, chính
sách ƣu đãi và quảng bá xúc tiến thu hút đầu tƣ, chính sách phát triển nguồn
nhân lực của tỉnh Quảng Ninh từ đó chỉ ra những thành công và yếu kém,
đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu

tƣ vào các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hƣớng đến
năm 2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Làm r thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thu hút vốn đầu tƣ
vào các KCN, KKT, phân tích những tồn tại và nguyên nhân trong việc thu
hút vốn từ các nhà đầu tƣ, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ vào
các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh.


5
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở
tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Quảng
Ninh trong 5 năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách
quan ảnh hƣởng đến quá trình thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở
Quảng Ninh.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN,
KKT ở Quảng Ninh trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về thời gian
Dự án đầu tƣ vào KCN, KKT từ năm 2005 đến năm 2011.
4.2.2. Về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thu hút vốn đầu tƣ đối với các dự
án đầu tƣ tại 03 KCN: Cái Lân, Việt Hƣng (Hạ Long), Hải Yên (Móng Cái)
và KKT Vân Đồn (huyện Vân Đồn); 03 KKTCK: Móng Cái (thành phố Móng

Cái), Hoành Mô - Đồng Văn (huyện Bình Liêu), Bắc Phong Sinh (huyện Hải
Hà) đã có dự án đầu tƣ.
4.2.3. Về nội dung
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn KCN,
KKT Quảng Ninh.
- Nghiên cứu khả năng và nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN,
KKT ở tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ của một số nƣớc trên thế


6
giới và một số địa phƣơng trong nƣớc.
- Nghiên cứu những thành công và hạn chế trong thu hút vốn đầu tƣ
vào các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm qua.
- Đƣa ra giải pháp và kiến nghị về thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN,
KKT ở tỉnh Quảng Ninh.
5. Những điểm mới của luận văn
- Phân tích lợi thế địa kinh tế của tỉnh Quảng Ninh thuận lợi cho việc
thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Quảng Ninh.
- Phân tích nguyên nhân cơ bản khiến Quảng Ninh chƣa thu hút đƣợc
nhiều vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN, KKT.
- Xu hƣớng, triển vọng và phƣơng hƣớng, giải pháp để thu hút vốn đầu
tƣ vào các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung luận văn gồm 04 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tƣ vào các
KCN, KKT ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở tỉnh

Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
- Chƣơng 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.







7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
Ở TỈNH QUẢNG NINH

1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu
kinh tế
Do hoạt động đầu tƣ rất phong phú nên có nhiều cách hiểu về thuật ngữ
này. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (Q1), Hà Nội, 1995.“ Đầu tư là bỏ
vốn vào một doanh nghiệp một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện
pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua
sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện việc hiện đại hoá mở rộng xí
nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng ” [38, tr.761].
Theo luật đầu tƣ đƣợc Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005
và Chủ Tịch Nƣớc ký lệnh số 32/2005/L/CTN công bố ngày 12/12/2005 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan” [32, tr.8].

Cũng theo luật này thì “vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác
để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián
tiếp” [32, tr.10].
Theo Trần Xuân Tùng, khái niệm đầu tƣ thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi
để nói lên sự chi phí, sự hy sinh các nguồn lực hiện tại (vốn, tài nguyên, nhân
lực, khoa học - công nghệ ) vào hoạt động nào đó của con ngƣời nhằm thu
đƣợc lợi ích lớn hơn trong tƣơng lai. Ở một góc độ khác, đầu tƣ đƣợc hiểu là
hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tƣơng đối dài
nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội.


8
Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất đầu tƣ là sự bỏ ra các nguồn lực vào
một công việc nào đó nhằm thu lợi lớn hơn trong tƣơng lai. Nhƣng không
phải bất kể một sự chi phí nào cũng đƣợc gọi là đầu tƣ. Có hai đặc trƣng để
phân biệt một hoạt động đƣợc coi là đầu tƣ đó là tính sinh lời và rủi ro. Thực
vậy, nếu ngƣời ta chỉ chi phí ra để mua một thứ hàng hoá cho tiêu dùng thông
thƣờng thì không thể có yếu tố đầu tƣ trong đó. Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu
tƣ nào cũng sinh lời mà không có rủi ro thì mọi ngƣời đều trở thành nhà đầu
tƣ. Chính hai thuộc tính này đã phân hoá, sàng lọc các nhà đầu tƣ và thúc đẩy
xã hội phát triển. Ngƣời bỏ vốn đó đƣợc gọi là nhà đầu tƣ hay chủ đầu tƣ, họ
có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nƣớc.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về đầu tƣ. Tuy nhiên, tuỳ theo phạm
vi và ở những góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế đƣa ra những khái
niệm khác nhau. Có thể khái quát một số khái niệm về đầu tƣ nhƣ sau:
Theo Luật Đầu tƣ (năm 2005): “Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt
động đầu tƣ” [14]. Ở khái niệm này cho thấy đầu tƣ chỉ là việc bỏ vốn để hình

thành tài sản để thực hiện các hoạt động đầu tƣ mà không cho thấy kết quả
của việc đầu tƣ có đem lại lợi ích lớn hơn trong tƣơng lai hay không? Đây lại
chính là vấn đề mà bất cứ hoạt động đầu tƣ nào cũng cần xem xét, đánh giá
trƣớc khi quyết định đầu tƣ.
Một khái niệm chung nhất về đầu tƣ, đó là:
Đầu tƣ theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ các kết
quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đƣợc kết
quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ.


9
Trong các kết quả đạt đƣợc có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ,
nguồn nhân lực tăng thêm
Những kết quả của đầu tƣ đem lại có thể là sự tăng thêm tài sản tài
chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đƣờng xá, của cải vật chất khác),
tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, của ngƣời
dân). Các kết quả đã đạt đƣợc của đầu tƣ đem lại góp phần tăng thêm năng lực
sản xuất của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ hoặc xã hội kết quả trong
tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc kết quả đó.
Nhƣ vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tƣ thì đầu tƣ là những hoạt động
sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cƣ hoặc để duy trì khả năng
hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện đƣợc bản chất của hoạt động đầu
tƣ trong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tƣ của cá nhân, tổ chức hoặc ở
phạm vi rộng hơn nhƣ: một vùng, miền, quốc gia. Đồng thời dựa vào khái

niệm này có thể nhận diện hoạt động đầu tƣ, nghĩa là căn cứ vào đó để thấy
hoạt động nào là đầu tƣ, hoạt động nào không phải là đầu tƣ theo những phạm
vi xem xét cụ thể.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tƣ nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tƣ sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để thực
hiện. Nguồn lực đó có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác (máy móc thiết
bị, nhà xƣởng ) thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhƣ: sở hữu Nhà
nƣớc, sở hữu tƣ nhân, nƣớc ngoài
Thứ hai, đầu tƣ cần phải xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, thời gian càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn bởi vì nền kinh tế


10
luôn trong trạng thái động (có thể xảy lạm phát, suy thoái kinh tế ) và nhiều
nguyên nhân chủ quan khác ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ.
Thứ ba, mục đích của đầu tƣ là sinh lời trên cả hai phƣơng diện: lợi ích
về mặt tài chính, đó là lợi nhuận gắn liền với quyền lợi của nhà đầu tƣ; lợi ích
về mặt xã hội đƣợc biểu hiện qua các chỉ tiểu kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến
quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
1.1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp
Theo luật Đầu Tƣ thì "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [32, tr.11].
Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 2, Hà Nội, 2002. Thì "Khu
công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập"
[39, tr.535].
Cũng theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam "Trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, nhiều nước trên thế giới đã khẳng định khu công nghiệp là
mô hình sản xuất công nghiệp có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích. Việt nam

phát triển khu công nghiệp theo quan điểm toàn diện:
- Khu công nghiệp tác động đến đầu tư, đến sản xuất công nghiệp để xuất
khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Việc kiểm soát chất thải công nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái có
điều kiện thực hiện tốt hơn.
- Trình độ tay nghề công nhân được nhân lên, sự chuyển giao công nghệ
tiên tiến trong công nghiệp được hình thành từ đây.
- Tiết kiệm nguồn lực phát triển hạ tầng, sử dụng đất có hiệu quả.
- Góp phần hình thành các đô thị vệ tinh mới, giảm bớt sự tập trung quá
cao vào các đô thị lớn hiện có, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phát triển


11
khu công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội mà còn mang ý
nghĩa an ninh quốc phòng" [39, tr.535].
Nhƣ vậy, KCN đƣợc hiểu là nơi tập trung các hoạt động sản xuất và
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định và do chính
phủ quy định hay cho phép thành lập.
1.1.1.3. Khái niệm khu kinh tế
Theo Luật Đầu tƣ "Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng
biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu
tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ"
[32, tr.12].
Nhƣ vậy, có thể hiểu khu kinh tế là mô hình tổ chức "khu trong khu" nó
bao gồm các khu đô thị, cụm dân cƣ, các khu công nghiệp (công nghiệp nặng
và công nghiệp nhẹ), khu thƣơng mại, các khu du lịch - dịch vụ Tất cả các
"Khu" này có quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, là động lực của nhau và là
nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đó là điều kiện quan trọng bậc nhất
trong quá trình thu hút đầu tƣ. KKT có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa
chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, phát triển công nghiệp gắn

với thƣơng mại dịch vụ và sự hình thành các khu dân cƣ, khu đô thị, khu du
lịch, khu thƣơng mại tự do là điều kiện để sử dụng chung kết cấu hạ tầng,
thu hút đầu tƣ.
So với KCN thì KKT có nhiều đối tƣợng quản lý khác nhau bao gồm
yếu tố doanh nghiệp lẫn các yếu tố khác nhƣ đô thị, du lịch, dân cƣ với mô
hình "khu trong khu" sẽ là một địa điểm phù hợp cho việc áp dụng những
chính sách thử nghiệm nhƣ: Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng phân cấp, uỷ quyền
quản lý từ Trung ƣơng cho địa phƣơng, sự mở cửa một số lĩnh vực kinh tế
hiện nay đang hạn chế đầu tƣ nƣớc ngoài, một số loại hình kinh doanh chƣa
từng đƣợc áp dụng tại Việt Nam hoặc các vấn đề về thủ tục đầu tƣ, chế độ tài


12
chính, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và cƣ trú, thủ tục hải quan
nhằm mục tiêu cải cách nền hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ theo
hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Khi tác động trở lại, những chính sách thử
nghiệm này sẽ nhanh chóng hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ và tăng tính hấp
dẫn của khu kinh tế, đặc biệt là đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Ở góc độ hẹp, khu kinh tế thực chất là một địa bàn lãnh thổ thu nhỏ.Với
một không gian kinh tế có thể đƣợc xem là tƣơng đối độc lập và có khả năng
"phát triển khép kín", nhƣng KKT không thể tự tồn tại mà không cần đến một
không gian kinh tế lớn hơn để hình thành các thị trƣờng thiết yếu với những
quan hệ kinh tế cần thiết. Quản lý nhà nƣớc tại khu kinh tế theo mô hình "khu
trong khu" có nhiều thuận lợi, Với mục tiêu trọng tâm hƣớng đến là phát triển
công nghiệp - phát triển kinh tế, việc quản lý nhà nƣớc tại KKT có điều kiện
tốt để giải toả sức ép về mặt xã hội và ở một mức độ cao hơn, nó có điều kiện
để vận hành và vận dụng các tiện ích xã hội nội khu để phục vụ tốt nhất cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu. Bộ máy quản lý tại KKT sẽ có
những thẩm quyền đa ngành - đa lĩnh vực nhƣng lại có tính chất chuyên biệt
và chuyên môn hoá cao, do đó có điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy

nhiên, vấn đề này chƣa có tiền lệ tại Việt Nam nên cần đƣợc nghiên cứu, bám
sát thực tiễn để dự báo và đƣa ra các giải pháp giải quyết một cách hợp lý.
Phát triển các KCN, KKT là một phƣơng thức quản lý công nghiệp tập
trung, một cách thức tạo ra các tiểu vùng kinh tế động lực rất phổ biến trong
xu thế hiện nay. Với những giải pháp quản lý tích cực, chặt chẽ các KCN,
KKT sẽ là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo
vệ môi trƣờng sinh thái nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức
cạnh tranh, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu theo hƣớng sản xuất hàng
hóa lớn, là điều kiện để chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


13
Ngoài ra cũng theo luật đầu tƣ còn có một số khái niệm liên quan nhƣ:
"Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ".
"Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng
công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công
nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa
lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [32, tr.12].
Thực chất khu chế xuất, khu công nghệ cao là những dạng phái sinh theo
chức năng khác nhau của KCN. Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng hóa
và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu. Khu công nghệ cao là khu
chuyên nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất và là nơi đào tạo
cung cấp và chuyển giao nguồn nhân lực công nghệ cao cho nền kinh tế.
1.1.2. Vai trò thu hút vốn đầu tư
1.1.2.1. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện
để thu hút các nguồn vốn đầu tư

Xây dựng và phát triển các KCN, KKT là điều kiện để thu hút các
nguồn vốn đầu tƣ nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển
kinh tế - xã hội. Đây là một hình thức để huy động nguồn lực, động viên các
nguồn vốn trong nƣớc, ngoài nƣớc, tiết kiệm trong dân cƣ vào sản xuất kinh
doanh để thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Đặc biệt ở những địa phƣơng có khả năng tích luỹ từ nội bộ thấp thì
nguồn vốn thu hút đƣợc thông qua các dự án đầu tƣ không chỉ đơn thuần là
nguồn lực bổ sung mà còn đƣợc coi là điều kiện để tạo ra “cú hích” từ bên
ngoài, phá vỡ “vòng luẩn quẩn của đói nghèo".

×