Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ THIÊM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG
VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Địa lí
Mã số: 60 140 111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Quỳnh
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013
Học viên
Hoàng Thị Thiêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cá nhân, tập thể và các thấy cô giáo trong nhà trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa sau Đại
học, Khoa Địa lý cùng toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại
học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Đinh Trung
Quỳnh đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành, các trƣờng phổ
thông tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập
tài liệu và khảo sát thực tế, thực nghiệm sƣ phạm để thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện viết luận văn em đã cố gắng hoàn thiện nhƣng sẽ
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý, trao đổi của các nhà khoa học,
các thầy cô giáo và các anh chị em học viên để luận văn đƣợc hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013
Học viên
Hoàng Thị Thiêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục phụ lục vii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10
TỈNH LẠNG SƠN 7
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 7
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1.Vai trò của kiến thức địa lý địa phƣơng 7
1.1.2. Kiến thức địa lý địa phƣơng trong chƣơng trình địa lý ở phổ thông 8
1.2. Thực trạng kiến thức địa lý địa phƣơng của giáo viên và học sinh ở
trƣờng phổ thông tỉnh Lạng Sơn 10
Chƣơng 2. TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG VÀO DẠY
HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT TỈNH LẠNG SƠN 21
2.1. Hệ thống kiến thức địa lý lớp 10 THPT 21
2.2. Hình thành khái niệm địa lý chung cho học sinh lớp 10 THPT 24
2.3. Tích hợp kiến thức địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10 THPT 29
2.3.1.Khái quát về tích hợp kiến thức vào dạy học và tích hợp kiến thức
địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lý lớp 10 29
2.3.2. Định hƣớng một số nguyên tắc chung để tích hợp 33
2.4. Một số kiến thức địa lý đặc trƣng của tỉnh Lạng Sơn và việc tích
hợp vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.4.1. Kiến thức địa lý đặc trƣng tỉnh Lạng Sơn: Nội dung và nguồn tài
liệu tham khảo 38
2.4.2. Định hƣớng một số nội dung và phƣơng pháp dạy học để tích hợp
kiến thức địa lý tỉnh Lạng Sơn vào dạy học địa lí lớp 10 54
2.4.3.Thí dụ về tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Lạng Sơn vào dạy học địa
lý lớp 10 ở một số trƣờng THPT của một số huyện trong tỉnh 78
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 82
3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sƣ phạm 82
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sƣ phạm 82
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 82
3.1.3 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm 82
3.2. Tổ chức thực nghiệm dạy học 83
3.2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 83
3.2.2 Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm 83
3.2.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại 85
3.2.4.Cách xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm 85
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 86
3.3.1. Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra lần 1
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, Bài 15: “Thuỷ quyển. Một số
nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Một số sông lớn trên thế giới” 86
3.3.2. Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra lần 2
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bài 24 “Phân bố dân cư, các loại
hình quần cư. Đô thị hoá” 92
3.3.3 Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra lần 3
của lớp thực nghiệm và đối chứng bài 37: “Địa lí các ngành giao thông
vận tải” 98
3.4. Đáng giá chung về thực nghiệm sƣ phạm 104
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt Viết đầy đủ
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
ĐLĐP Địa lý địa phƣơng
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
GV Giáo viên
HS Học sinh
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
SGK Sách giáo khoa
PPDH Phƣơng pháp dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nắm kiến thức địa lí địa
phƣơng lớp 10 của học sinh phổ thông tỉnh Lạng Sơn 15
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nắm kiến thức địa lí địa
phƣơng lớp 11 của học sinh phổ thông tỉnh Lạng Sơn 17
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nắm kiến thức địa lí địa
phƣơng lớp 12 của học sinh phổ thông tỉnh Lạng Sơn 18
Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả thăm dò tình hình sử dụng kiến thức địa lí địa
phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10 ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn 19
Bảng 3.1. Danh sách các trƣờng và giáo viên tham gia TNSP 84
Bảng 3.2: Danh sách các lớp và số lƣợng học sinh tham gia thực nghiệm 84
Bảng 3.3 Thống kê số lƣợng học sinh trả lời đúng bài kiểm tra 15 phút 87
số 1 giữa lớp thực nghiệm và đối chứng 87
Bảng 3.4 So sánh kết quả kiểm tra lần 1 lớp thực nghiệm và đối chứng 89
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 90
Bảng 3.6 Thống kê số lƣợng học sinh trả lời đúng bài kiểm tra 15 phút số 2
giữa lớp thực nghiệm và đối chứng 93
Bảng 3.7 So sánh kết quả kiểm tra lần 2 lớp thực nghiệm và đối chứng 94
Bảng 3.8 Chất lƣợng kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và đối chứng 96
Bảng 3.9 Thống kê số lƣợng học sinh trả lời đúng bài kiểm tra 15 phút số 3
giữa lớp thực nghiệm và đối chứng 99
Bảng 3.10 So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng lần 3 101
Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả qua 3 lần kiểm tra 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT
Tên phụ lục
1
Bài soạn: Tiết 15- Bài 15: Thuỷ quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới
chế độ nƣớc sông
2
Bài soạn: Tiết 27- Bài 24: Phân bố dân cƣ. Các loại hình quần cƣ. Đô
thị hoá
3
Bài soạn: Tiết 43 – Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải
4
Phiếu thăm dò ý kiến: Về việc tích hợp kiến thức địa lí địa phƣơng
vào dạy học địa lí lớp 10 THPT (dành cho các giao viên THPT)
5
Phiếu khảo sát 1: Về thực trạng hiểu biết kiến thức địa lí địa phƣơng
của học sinh lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn
6
Phiếu khảo sát 2: Về thực trạng hiểu biết kiến thức địa lí địa phƣơng
của học sinh lớp 11 THPT tỉnh Lạng Sơn
7
Phiếu khảo sát 3: Về thực trạng hiểu biết kiến thức địa lí địa phƣơng
của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Lạng Sơn
8
Phiếu khảo sát kết quả học tập lần 1: Bài 15. Thuỷ quyển. Các nhân tố
ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông
9
Phiếu khảo sát kết quả học tập lần 2: Bài 24. Phân bố dân cƣ. Các loại
hình quần cƣ. Đô thị hoá.
10
Phiếu khảo sát kết quả học tập lần 3: Bài 37. Địa lí các ngành giao
thông vận tải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lý địa phƣơng (Tỉnh, thành phố, quê hƣơng của học sinh) là bộ phận
quan trọng và có liên quan mật thiết với địa lý tổ quốc và các vùng lãnh thổ.
Kiến thức địa lý địa phƣơng, tỉnh, huyện, xã, khu phố vv, có vai trò rất quan
trọng đối với học sinh:
Là một trong những cơ sở tạo nên sự hiểu biết về thiên nhiên, kinh tế,
con ngƣời của quê hƣơng. Qua đó tăng cƣờng tình yêu quê hƣơng xứ sở của
mình nhƣ nhà văn Xô Viết vĩ đại I. Erenbuar đã nói “Tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc phải đƣợc bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tƣợng gần gũi, thân
quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết
sâu sắc về chúng”
Là nguồn kiến thức để hiểu và nắm chắc kiến thức địa lý đại cƣơng, địa
lý thế giới và địa lý tổ quốc thông qua những kiến thức thực tế.
Tuy vậy việc dạy và học Địa lí địa phƣơng (ĐLĐP) ở trƣờng phổ thông
còn một số hạn chế. Bố chí thời lƣợng còn rất ít: chỉ gồm có 6 tiết trong toàn
bộ chƣơng trình địa lí ở trƣờng phổ thông: Bài 44 (Địa lý lớp 8), Bài 41,42,43
(Địa lý lớp 9), Bài 44,45 (Địa lý lớp 12)
Kiến thức ĐLĐP rất phong phú và thiết thực đối với đời sống của
học sinh nhƣng do hạn chế về năng lực, phƣơng tiện dạy học nên kiến
thức ĐLĐP của học sinh rất nghèo nàn. Do đó cần phải tìm ra các hình
thức biện pháp để tăng cƣờng, bổ sung kiến thức ĐLĐP cho học sinh. Một
trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao đó là tích hợp kiến thức ĐLĐP
trong quá trình dạy học địa lý lớp 10.
Tình hình dạy và học kiến thức ĐLĐP ở các trƣờng THPT của tỉnh Lạng Sơn
còn nhiều hạn chế vì vậy tôi chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức địa lí địa
phương vào dạy học địa lí lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Tác giả của đề tài này mong muốn nghiên cứu hình thức tích hợp kiến
thức địa lí địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10. Qua đó bổ sung và làm
phong phú hơn kiến thức địa lí quê hƣơng cho học sinh những công dân
tƣơng lai của tỉnh.
Đây sẽ là công việc thiết thực cho bản thân trong quá trình dạy học
địa lí lớp 10 và là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên địa lý trong tỉnh
nói riêng và giáo viên địa lý nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nắm kiến thức địa lí lớp 10 vững chắc thông qua việc vận dụng
kiến thức ĐLĐP.
- Bổ sung và làm phong phú kiến thức ĐLĐP cho học sinh các trƣờng phổ
thông tỉnh Lạng Sơn.
- Làm cho bài giảng địa lí có sức thuyết phục, gây đƣợc niềm hứng thú, tính
tích cực học tập của học sinh.
- Góp phần giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc cho học sinh trong tỉnh
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày đặc điểm kiến thức địa lí 10 và con đƣờng hình thành kiến thức cho
học sinh
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức ĐLĐP vào
dạy học địa lí 10 THPT tỉnh Lạng Sơn
- Đƣa ra một số định hƣớng và phƣơng pháp tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh
Lạng Sơn vào dạy học địa lí lớp 10 để chứng minh cho lí thuyết của đề tài.
- Tƣ vấn và lấy một số ví dụ tích hợp kiến thức ĐLĐP cho giáo viên các trƣờng
phổ thông ở các huyện trong tỉnh.
- Thăm dò ý kiến và thực nghiệm sƣ phạm để xác định kết quả nghiên cứu của
đề tài.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học địa lý lớp 10 ở trƣờng
THPT tỉnh Lạng Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu thu thập bao gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa
học, các đề tài nghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin có liên quan đến
đề tài, chú ý đến các tài liệu, tác giả đã chọn lọc thông tin có tính chân thực
cao, để đảm bảo tính khoa học, tính sƣ phạm của đề tài, chú ý đến các tài liệu
liên quan đến ĐLĐP của Lạng Sơn. Sau đó sắp xếp các nội dung thông tin thu
thập đƣợc sao cho phù hợp, với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đi khảo sát điều tra thực tế
dạy và học ĐLĐP ở các trƣờng THPT của tỉnh Lạng Sơn. Dự giờ một số giáo
viên đang giảng dạy địa lý lớp 10 trong tỉnh. Phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho
học sinh và giáo viên. Từ đó có cơ sở để rút ra nhận xét chính xác, khách quan
của việc dạy và học địa lý địa phƣơng, đồng thời đƣa ra những kiến nghị cần
thiết, giúp cho việc giảng dạy và học tập môn địa lý, trong đó có việc tích hợp
kiến thức ĐLĐP vào dạy học địa lí tại các trƣờng THPT trong tỉnh.
- Phương pháp phân tích hệ thống
Để đảm bảo tính khoa học và tính sƣ phạm của đề tài, trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài tác giả đã xem xét, phân tích các đối tƣợng nghiên
cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh. Cụ thể, tác giả đã nghiên cứu việc dạy học
ĐLĐP trong mối quan hệ qua lại đa chiều đó là: mối quan hệ với toàn bộ
chƣơng trình địa lý phổ thông, mối quan hệ với mục tiêu giáo dục phổ thông
nói chung. Hay nhƣ khi xem xét thực trạng giảng dạy và học tập địa lý địa
phƣơng ở các trƣờng phổ thông hiện nay cần nhìn nhận từ cả phía giáo viên và
học sinh trên nhiều phƣơng diện: nội dung kiến thức, phƣơng pháp, phƣơng
tiện giáo viên sử dụng và nhu cầu nhận thức của học sinh. Từ đó rút ra những
kết luận khách quan, chính xác về vấn đề đƣa ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khoa học, thực tiễn
và khả thi của đề tài. Phân tích các kết quả thực nghiệm thu đƣợc, rút ra những
nhận định khách quan về tính khả thi của đề tài và từ đó đƣa ra một số đề xuất
dạy học ĐLĐP trong chƣơng trình địa lí ở phổ thông Lạng Sơn nói chung và
việc làm phong phú kiến thức này thông qua việc tích hợp địa lí trong quá trình
dạy môn địa lí lớp 10.
- Phương pháp thống kê toán học
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng sau khi điều tra, khảo sát thực trạng dạy
và học địa lý địa phƣơng ở một số trƣờng trong tỉnh. Các số liệu là cơ sở thực
tiễn của đề tài, từ đó có những nhận xét khách quan về việc dạy và học bộ môn,
ngoài ra còn làm minh chứng cho cơ sở lí luận của việc tích hợp kiến thức địa
lý địa phƣơng vào giảng dạy ở lớp 10. Phƣơng pháp này còn sử dụng để xử lí
số liệu sau khi tiến hành thực nghiệm sự phạm. Kết quả thu đƣợc nhằm đánh
giá tính khả thi của đề tài, đồng thời là căn cứ khoa học để xác định xu hƣớng
phát triển của đối tƣợng và đề xuất những biện pháp thực hiện kết quả tốt hơn.
6. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, nhiều nƣớc rất coi trọng việc nghiên cứu và giảng dạy
ĐLĐP trong nhà trƣờng phổ thông. Bởi vì, những kiến thức về ĐLĐP là cơ sở
cho hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng, những
tri thức đó còn đƣợc vào giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng. Vì thế mỗi địa
phƣơng đều có những công trình điều tra, nghiên cứu tổng hợp hoạc điều tra
đánh giá các điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của địa phƣơng. Tùy
từng mục đích, quy mô dạy và học khác nhau, ngƣời ta tiến hành biên soạn
những giáo trình, tài liệu cụ thể để phục vụ giảng dạy bộ môn.
Việc dạy học ĐLĐP ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu cũng đã đƣợc chú
trọng nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn. Tổng kết vấn đề này, K.F.Stroev
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
(1974) khẳng định: Tài liệu địa lý địa phƣơng là cơ sở tốt nhất để hình thành
biểu tƣợng, khái niệm địa lý cho học sinh và minh họa cho các bài giảng địa lý.
ĐLĐP là môi trƣờng tốt nhất để HS có thể vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn sinh động ở nơi các em sinh sống.
Ở nhiều nƣớc, kiến thức ĐLĐP chiếm tỉ lệ không nhỏ trong chƣơng
trình. Ở nƣớc ta, Địa lý địa phƣơng trong chƣơng trình phổ thông là địa lý các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Tài liệu đƣợc phổ biến rộng rãi và đƣợc
đánh giá là đáp ứng tốt yêu cầu học tập của Địa lý địa phƣơng trong nhà trƣờng
hiện nay là bộ sách “Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam” gồm 5 tập do
PGS.TS Lê Thông chủ biên (nxb Giáo dục, năm 2000). Để đáp ứng yêu cầu
đƣa kiến thức ĐLĐP vào trong dạy học môn Địa lý ở các trƣờng phổ thông, các
tỉnh cũng đã chủ động tổ chức nghiên cứu và biên soạn tài liệu ĐLĐP dùng
riêng cho tỉnh mình nhƣ: Địa lý - Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Địa lý tỉnh Thái
Nguyên, Địa lý tỉnh Hòa Bình, Địa lý thành phố Hà Nội…
Những công trình bàn về nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phƣơng tiêu
biểu nhất là 2 tập “Phƣơng pháp nghiên cứu và giảng dạy ĐLĐP GS. Lê Bá
Thảo (1967), ngoài ra còn có các cuốn: “Địa lý địa phƣơng (1999) của
PGS.PTS Lê Huỳnh và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ biên soạn, cuốn “Địa lý địa
phƣơng trong nhà trƣờng phổ thông” tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thƣờng xuyên
chu kì 1992-1996 cho giáo viên phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo (1994);
giáo trình “Giáo dục dân số - môi trƣờng và giảng dạy địa lý địa phƣơng” do
PGS.TS Lê Huỳnh chủ biên năm (NXB Sƣ phạm I Hà Nội- 2005); cuốn “Một
số vấn đề trong dạy học địa lý ở trƣờng phổ thông” – Chƣơng 5: Vấn đề giảng
dạy ĐLĐP ở trƣờng phổ thông (Tr.165 – 218) của PGS.TS Nguyễn Trọng
Phúc…
Từ những điều trình bày ở trên và tầm quan trọng của kiến thức ĐLĐP
đối với việc dạy và học môn địa lý ở trƣờng phổ thông, đặc biệt với tỉnh Lạng
Sơn là một tỉnh miền núi có đƣờng biên giới với Trung Quốc dài 253km với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đa dạng, phong phú, thì tích hợp kiến thức
ĐLĐP tỉnh Lạng Sơn vào dạy học địa lý lớp 10 là điều thật sự cần thiết.
Việc làm này sẽ đạt đƣợc nhiều mục tiêu một lúc cho công tác giáo dục của
tỉnh, đặc biệt là tình yêu quê hƣơng cho học sinh nơi biên giới phía đầu của
tổ quốc.
7. Những đóng góp của luận văn
- Đề tài đã xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tích hợp địa
lý địa phƣơng vào dạy học địa lý lớp 10 trƣờng THPT nói chung.
- Đƣa ra một số định hƣớng và phƣơng pháp để tích hợp kiến thức địa lý
địa phƣơng vào dạy học địa lý lớp 10.
- Thiết kế một số giáo án có sự tích hợp địa lý địa phƣơng vào dạy học
địa lý lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn.
- Tƣ vấn và đƣa ra một số ví dụ tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học địa lí lớp
10 ở các huyện của tỉnh Lạng Sơn.
8. Cấu trúc luận
Luận văn gồm 3 chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức địa lí
địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn.
- Chƣơng 2: Tích hợp kiến thức địa lí địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10
THPT tỉnh Lạng Sơn.
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ
LỚP 10 TỈNH LẠNG SƠN
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò của kiến thức địa lý địa phƣơng
Kiến thức địa lý địa phƣơng trong chƣơng trình ở trƣờng phổ thông nƣớc
ta là kiến thức địa lý tỉnh (thành phố). Vì vậy, việc nắm những kiến thức cơ bản
về Địa lý quê hƣơng mình sẽ tạo cho các em có khả năng nhận biết, giải
thích và phân tích đƣợc các hiện tƣợng Địa lý diễn ra ngay tại địa phƣơng
và góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức địa lý tổ quốc và các kiến thức địa
lý đại cƣơng và thế giới. Thông qua việc học tập, khảo sát nghiên cứu
ĐLĐP học sinh hiểu rõ thực tế địa phƣơng (thuận lợi, khó khăn) và có ý
thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phƣơng từ đó bồi dƣỡng tình cảm tốt
đẹp với quê hƣơng đất nƣớc.
Địa lý địa phƣơng là một bộ phận và có liên quan mật thiết của địa lý Tổ
quốc và các vùng lãnh thổ nên kiến thức địa lý địa phƣơng có vai trò là cơ sở
để học sinh nắm kiến thức địa lý nói chung, nhất là địa lý đại cƣơng và địa lý tổ
quốc. Ngƣợc lại việc tích hợp kiến thức ĐLĐP vào trong dạy học địa lý phổ
thông có tác dụng bổ sung kiến thức ĐLĐP cho các em, từ đó bồi dƣỡng tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc trong mỗi con ngƣời.
Kiến thức ĐLĐP là kiến thức về các sự vật, hiện tƣợng hết sức gần gũi,
thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày, nó tạo điều kiện thuận lợi để hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thành biểu tƣợng địa lý cho học sinh. Các biểu tƣợng địa lý là cơ sở để tạo ra
khái niệm địa lý, vì nó phản ánh đƣợc những thuộc tính của khái niệm địa lý
tƣơng ứng. Biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng càng sáng và càng đầy đủ thì
việc nhận thức càng đạt hiệu quả cao. Chính quá trình nhận thức dựa trên hiểu
biết ĐLĐP làm cho học sinh hứng thú học tập, qua đó tạo niềm tin trong học
tập môn địa lý, đây là động lực quan trọng giúp nâng cao chất lƣợng dạy và học
địa lý.
Đồng thời, khi giáo viên biết lồng ghép, tích hợp kiến thức ĐLĐP vào
bài giảng địa lý sẽ gây đƣợc hứng thú và tính tự giác, tích cực học tập của các
em. Những kiến thức ĐLĐP mà nhà trƣờng trang bị cho học sinh phải có giá trị
thực tiễn để học sinh có khả năng ứng dụng đƣợc những kiến thức ấy vào công
việc lao động sản xuất tại địa phƣơng, tham gia cải tạo xây dựng quê hƣơng
giàu đẹp.
1.1.2. Kiến thức địa lý địa phƣơng trong chƣơng trình địa lý ở phổ thông
Địa lý địa phƣơng (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) là bộ phận
quan trọng và có liên quan mật thiết với địa lý tổ quốc và các vùng lãnh thổ.
Trong đó kiến thức địa lý địa phƣơng, tỉnh, huyện, xã, khu phố… có vai trò rất
quan trọng đối với học sinh.
Ở nƣớc ta, chƣơng trình môn Địa lý ở phổ thông đƣợc xây dựng theo
kiểu đồng tâm nâng cao dần từ THCS lên THPT. Học sinh đƣợc trang bị kiến
thức về địa lý đại cƣơng, địa lý thế giới và địa lý Việt Nam (bao gồm địa lý tự
nhiên và địa lý kinh tế xã hội) với mức độ và phƣơng pháp khác nhau. Địa lý
đại cƣơng đƣợc học ở các lớp đầu cấp (lớp 6 THCS, lớp 10 THPT) làm cơ sở
tiếp thu các giáo trình địa lý khác nhau, tuy nhiên nó vẫn tiếp tục học ở các lớp
tiếp theo, xen kẽ với các địa lý các Châu Lục và địa lý Việt Nam
Phần địa lý Việt Nam đƣợc dạy tƣơng đối hoàn chỉnh ở bậc THCS (cuối lớp 8
và lớp 9) bao gồm địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội, học sinh đƣợc trang
bị kiến thức khá đầy đủ về Địa lý Tổ Quốc để chuẩn bị tiếp thu những kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn ở lớp 12 THPT.
Trong chƣơng trình Địa lý phổ thông, vị trí kiến thức địa lý địa phƣơng
trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc cụ thể hóa trong phân phối chƣơng trình môn
Địa lý ở từng cấp học riêng: Trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nội dung
tìm hiểu địa lý địa phƣơng, liên hệ với thực tế, khảo sát địa phƣơng, nghiên cứu
ĐLĐP là một bộ phận kiến thức không thể thiếu đƣợc ở cả THCS và THPT. Vì
vậy chƣơng trình ĐLĐP đã đƣợc Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định đƣa vào
chƣơng trình chính khóa và ngày càng đƣợc chú trọng.
Cụ thể, Địa lý địa phƣơng trong chƣơng trình môn Địa lý THCS đƣợc
giảng dạy ở cuối lớp 8 (Bài 44: Thực hành tìm hiểu địa lý địa phƣơng). Tìm
hiểu một số địa điểm gần trƣờng đóng, sau khi học sinh đã học xong phần địa
lý tự nhiên Việt Nam. Trong chƣơng trình địa lí lớp 9 (tiếp theo phần địa lí tự
nhiên Việt Nam, nội dung đề cập đến Địa lý dân cƣ, Địa lý kinh tế, sự phân hóa
lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam) Địa lý địa phƣơng đƣợc chia thành một
chƣơng riêng gồm 4 bài (Bài 41, 42,43 44) ghi rõ tìm hiểu về địa lý tỉnh (thành
phố) dạy học trong 4 tiết. Yêu cầu học sinh phải nắm đƣợc đặc điểm tự nhiên
(Vị trí địa lý, sự phân chia các đơn vị hành chính, đặc điểm địa hình, khí hậu,
thủy văn, đất đai, khoáng sản và các vấn đề khai thác bảo vệ môi trƣờng tự
nhiên) và các vấn đề kinh tế xã hội (dân cƣ, dân tộc, đặc điểm phân bố dân cƣ,
dân tộc, sự phát triển của văn hóa, giáo dục y tế, các ngành kinh tế chủ yếu,
những khó khăn thuận lợi và phƣơng hƣớng trong phát triển kinh tế - xã hội)
của tỉnh (thành phố). Ở cấp THPT, ĐLĐP đƣợc học ở lớp 12 chƣơng trình
chuẩn với 2 bài học 44 và 45 với thời lƣợng 2 tiết, chƣơng trình nâng cao đƣợc
phân phối thành 3 tiết. Yêu cầu ở mức độ cao hơn đối với học sinh là các em
phải biết đƣợc một báo cáo tổng hợp về địa lí tỉnh (thành phố) của mình trên tất
cả các phƣơng diện (tự nhiên và kinh tế - xã hội).
Nhƣ vậy, số bài và số tiết dạy về kiến thức ĐLĐP ở Việt Nam còn quá ít,
bởi có nhiều khó khăn chƣa đƣợc khắc phục nhƣ là: khó sắp xếp về mặt thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
gian giảng dạy (vì khối lƣợng kiến thức địa lý cần truyền đạt cho học sinh quá
lớn mà thời gian học tập trƣờng thì có hạn), điều kiện vật chất còn hạn chế
(SGK, tài liệu tham khảo, phòng chuyên môn hầu nhƣ không có, kinh phí cho
tham quan, khảo sát không có, trình độ giáo viên phổ thông ở nhiều nơi còn
chƣa tốt…Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng học sinh có thể nhanh chóng định
nghĩa một khái niệm địa lý hay nêu đặc điểm một sự vật, hiện tƣợng địa lý trên
thế giới nhƣng lại không biết gì hoặc biết một cách mơ hồ về những sự vật hiện
tƣợng ở quê hƣơng mình. Thí dụ học sinh có thể biết sông nào dài nhất thế giới
sông nào lớn nhất thế giới, đỉnh núi nào cao nhất thế giới nƣớc nào có dân số
đông nhất thế giới, nƣớc nào rộng nhất thế giới vv. Nhƣng lại không biết
những đặc điểm chung nhất con sông chảy qua nơi quê hƣơng mình, hay đỉnh
núi nào cao nhất ở quê hƣơng, huyện nào có diện tích và dân số đông nhất
trong tỉnh. Những yếu kém này của học sinh, phải đƣợc xác định và đánh giá
một cách công bằng chủ yếu là do thầy cô giáo địa lý các cấp học đã không
lồng ghép tích hợp kiến thức ĐLĐP vào các bài giảng địa lý ở tất cả các lớp.
Bên cạnh đó, giáo viên chƣa hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học ĐLĐP
(tìm và đọc tài liệu tham khảo, các nguồn kiến thức để khai thác kiến thức
ĐLĐP nhƣ mạng Internet, các Web, các đĩa CD-ROM; các bản đồ tranh ảnh, đi
điều tra khảo sát các vấn đề của địa phƣơng vv). Những vấn đề nêu trên đồng
nghĩa với việc chúng ta cần xác định rõ vấn đề giáo dục kiến thức ĐLĐP trong
nhà trƣờng phổ thông, thấy đƣợc sự cần thiết phải trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về quê hƣơng đất nƣớc mình trƣớc khi trở thành một công dân
Việt Nam đích thực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng kiến thức địa lý địa phƣơng của giáo viên và học sinh ở
trƣờng phổ thông tỉnh Lạng Sơn
Kiến thức địa lý địa phƣơng đƣợc dạy chính khoá trong nhà trƣờng và
là một bộ phận kiến thức của chƣơng trình địa lý phổ thông. Tuy nhiên việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
thực hiện đến đâu và hiệu quả ra sao lại tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện và đặc
điểm của mỗi địa phƣơng. Từ đó dẫn tới chất lƣợng dạy và học kiến thức
này khác nhau.
Nghiên cứu thực tế dạy học địa lý ở các trƣờng phổ thông ở tỉnh Lạng
Sơn tác giả nhận thấy hầu nhƣ kiến thức địa lý địa phƣơng chỉ đƣợc chú ý đề
cập khi dạy học các bài địa lý địa phƣơng ở lớp 9 và lớp 12. Và thƣờng không
đƣợc hình thành nhờ việc tích hợp các kiến thức này qua quá trình dạy học địa
lý mặc dù đây là biện pháp rất hiệu quả và là xu hƣớng dạy học hiện đại. Hầu
hết các giáo viên thƣờng lấy các ví dụ trong SGK là những sự vật, hiện tƣợng
điển hình, nổi tiếng trên thế giới hay ở Việt Nam, không tranh thủ tạo cơ hội
tích hợp kiến thức địa lý địa phƣơng.
Đôi khi có lấy ví dụ thì thƣờng là hiện tƣợng ĐLĐP hầu nhƣ chỉ dừng lại
ở đơn vị hành chính cấp tỉnh, còn cấp quận (huyện), phƣờng (xã) rất hiếm đƣợc
nhắc tới. Lí do nguồn tài liệu tìm kiếm và thu thập kiến thức ĐLĐP hiện nay
vẫn là các loại sách và tài liệu địa lý địa phƣơng cấp tỉnh. Các tài liệu khác ít
đƣợc quan tâm sử dụng, ngay cả vốn kiến thức thực tế về địa phƣơng của bản
thân giáo viên cũng không đƣợc huy động nhiều trong khi dạy học. Các
phƣơng pháp thƣờng dùng để đƣa kiến thức ĐLĐP vào bài giảng tập trung
trong nhóm các phƣơng pháp: giảng thuật, giảng giải, đàm thoại…vv. Nhóm
các phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh hƣớng dẫn học sinh tích cực, chủ động
khai thác tri thức địa lý với các phƣơng tiện trực quan chỉ đƣợc một số ít giáo
viên sử dụng. Ngoài hình thức tổ chức dạy học nội khóa và chủ yếu ở trên lớp
thì các hình thức tổ chức khác hiếm khi đƣợc tiến hành để tạo ra điều kiện cho
học sinh tích luỹ thêm kiến thức thực tế của địa phƣơng, cũng nhƣ phát huy
đƣợc năng lực độc lập nghiên cứu và tìm tòi, khám phá tri thức.
Để tìm hiểu rõ thực trạng hiểu biết kiến thức địa lý địa phƣơng của
giáo viên và học sinh trong tỉnh, tác giả đã sử dụng 4 loại phiếu điều tra:
- Loại phiếu 1: Phiếu Khảo sát về thực trạng hiểu biết kiến thức địa lý địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
phương của học sinh lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn (Xem phụ lục)
Loại phiếu 2: Phiếu Khảo sát thực trạng hiểu biết kiến thức địa lý địa
phuơng của học sinh lớp 11 THPT tỉnh Lạng Sơn ( xem phụ lục)
Loại phiếu 3. Phiếu Khảo sát thực trạng hiểu biết kiến thức địa lý địa
phuơng của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Lạng Sơn (xem phụ lục)
- Loại phiếu 4: Phiếu Khảo sát về thực trạng tích hợp kiến thức địa lý địa
phương vào một số bài học địa lý lớp 10 THPT dành cho giáo viên dạy địa lý
ở các trường THPT trong tỉnh ( xem phụ lục)
Các phiếu đƣợc gửi tới các trƣờng THPT trong tỉnh nhƣ sau:
- 4 loại phiếu dành cho đối tƣợng lớp 10,11,12 THPT đƣợc gửi tới 4
trƣờng THPT gồm: 1. THPT Việt Bắc; 2. Trƣờng THPT Tràng Định; 3.
Trƣờng THPT Cao Lộc; 4. Trƣờng THPT Văn Lãng.
Các phiếu đƣợc gửi tới các trƣờng THPT trong tỉnh cụ thể:
Phiếu 1 phát ra 370 phiếu thu vào 335 phiếu, phiếu 2 phát ra 370 phiếu thu vào
338 phiếu, phiếu 3 phát ra 350 phiếu thu vào 316 phiếu, phiếu 4 phát ra là 30
phiếu, thu vào 26 phiếu.
Trên cơ sở phân tích, sau đợt khảo sát thu đƣợc các kết quả từ các loại
phiếu tác giả nhận thấy rằng thực trạng nắm kiến thức ĐLĐP của giáo viên và
học sinh phổ thông trong tỉnh còn rất hạn chế. Đa số giáo viên cho rằng tuy học
sinh đã đƣợc học ĐLĐP ở lớp (8 tiết) lớp 9 (4 bài), song chƣơng trình đòi hỏi
quá nặng về kiến thức thƣờng đƣợc dạy và học qua loa nhất là lại yêu cầu học
sinh học sinh tự học, đọc sách và tài liệu tham khảo đây là việc không khả thi
đã gây rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học loại kiến thức này chƣơng
trình các bài Địa lí ở các lớp với thời lƣợng 45 phút chỉ đủ để truyền tải hết nội
dung bài, nếu tích hợp hay lồng ghép thêm kiến thức ĐLĐP sẽ không đủ thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
gian giảng hết bài. Một số thì cho rằng tài liệu tham khảo về địa lý địa phƣơng
quá ít, nhất là giáo viên giảng dạy ở tuyến huyện muốn lồng ghép kiến thức
ĐLĐP của quận, xã huyện, thị…hầu nhƣ rất ít, một số giáo viên thì cho rằng
chỉ cần sử dụng những ví dụ trong SGK là đủ vì đó là tài liệu chuẩn nhất đã
đƣợc kiểm duyệt của Bộ giáo dục
Vì những nguyên nhân này, kiến thức ĐLĐP, đồng thời là kiến thức quê
hƣơng của học sinh rất nghèo nàn. Thí dụ khi đề cập đến phiếu số 1 hỏi học
sinh Trƣờng Cao Lộc và Văn Lãng “Sông Kỳ Cùng của Tỉnh Lạng Sơn được
bắt nguồn từ đâu, dài bao nhiêu km?”. Chỉ có khoảng 10% số liệu học sinh
điều tra trả lời đúng. Có đến 90% học sinh trả lời sai, trong đó có em trả lời là
bắt nguồn từ Trung Quốc. Cái sai của các em là không biết rằng tỉnh Lạng Sơn
nơi các em đang sinh sống là nơi có dòng sông chảy ngƣợc, đây là điều rất đặc
trƣng của tỉnh ta. Thí dụ 2: „„Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam bắt đầu
từ địa phương nào của tỉnh ta?”, phần lớn không biết bắt đầu là từ Đồng Đăng
- Lạng Sơn. Khi hỏi đến phạm vi cấp hành chính cấp huyện, là không gian lãnh
thổ gần gũi, thân quen với học sinh hơn so với cấp tỉnh nhƣng các em cũng
không nắm đƣợc nhiều về địa phƣơng. Thí dụ 3: Hỏi học sinh THPT huyện
Văn Lãng „„Hãy kể tên các huyện, thị giáp với Văn Lãng” 55% học sinh trả lời
đƣợc, 30% học sinh chỉ kể đƣợc 2 huyện, 15% học sinh kể đƣợc 1 huyện. Thí
dụ 4 khi hỏi học sinh huyện Cao Lộc “Nhà máy nhiệt điện Na Dương thuộc
huyện nào? Công suất bao nhiêu Kwh” (32/72 em) tức 44% học sinh trả lời
biết huyện Lộc Bình nhƣng không biết công suất là bao nhiêu, 25% học sinh
nói là không có, 15% học sinh biết tên nhà máy nhiệt điện Na Dƣơng và công
suất l00MW. Thí dụ 5 khi hỏi học sinh Tràng Định về “Kể tên một số sản phẩm
nông nghiệp đặc trưng và phân bố của chúng trên địa bàn huyện?” thì có tới
35/63 em trả lời sai hoặc thiếu, chiếm 55.5% nhiều em kể các loại lƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
thực lúa gạo, ngô, khoai lang, khoai tây…vv. Chỉ có 25% học sinh trả lời
đúng đó là cây lê, thuốc lá, thạch đen. Thí dụ 6: Khi hỏi học sinh huyện
Tràng Định “Em hãy cho biết đỉnh núi cao nhất của huyện là đỉnh núi nào?
Có đến 35 /63 em không trả lời được câu hỏi chiếm 55.5%. Thí dụ 7 Dạy bài
9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất”. Các giáo viên
quen lấy ví dụ là Động Thiên Cung, Hang Sửng Sốt, Hang Dấu Gỗ ở tỉnh
Quảng Ninh, Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), trong khi đó ở Lạng Sơn
có rất nhiều hang động nổi tiếng nhƣ Nhất - Nhị - Tam Thanh, hang Gió
(Chi Lăng)…vv.
Tổng hợp đã giúp tác giả đƣa ra nhận định, phần lớn học sinh chƣa có ý
thức (do không đƣợc giáo viên định hƣớng) tìm hiểu kiến thức ĐLĐP, không
có nhu cầu tìm hiểu và giải đáp những sự vật hiện tƣợng địa lý diễn ra xung
quanh. Từ đó dẫn đến tình trạng học kiến thức địa lý ghi nhớ một cách máy
móc, không biết vận dụng những kiến thức thực tế xung quanh để hiểu thêm
kiến thức trong bài học.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là: Các nhà hoạch định chƣơng
trình chƣa coi trọng kiến thức về tự nhiên, kinh tế xã hội của quê hƣơng học
sinh. Nên đã cấu tạo chƣơng trình cho việc hình thành loại kiến thức này chỉ
gồm 7 - 8 tiết lại đƣợc bố trí rải rác ở các lớp khác nhau, trong khi lại đòi hỏi
học sinh phải nắm đƣợc khối lƣợng kiến thức rất lớn và phức tạp. Cũng vì hiện
tƣợng này đã yêu cầu học sinh phải thực hiện những phƣơng pháp học tập ở
trình độ cao nhƣ: Thu thập kiến thức qua các nguồn tài liệu, thảo luận, viết bài
thu hoạch vv. Nếu có đƣợc giáo viên lên lớp thì chủ yếu các bài do giáo viên
tự soạn nên chất lƣợng bài giảng còn hạn chế, tùy tiện. Tài liệu do Sở Giáo dục
soạn thảo thƣờng dài, phức tạp, không đáp ứng với yêu cầu thực tế giảng dạy
lại thƣờng chỉ cung cấp cho giáo viên. Nhiều nƣớc Địa lý quê hƣơng đƣợc dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
học để để trong năm học, có SGK. Chính vì vậy kiến thức ĐLĐP của công dân
rất phong phú và vững vàng. Đây là vấn đề cần đƣợc đặt ra trong chƣơng trình
môn Địa lý những năm sau 2015.
Tổng số học sinh đƣợc điều tra về kiến thức ĐLĐP là 335 học sinh ở 4
trƣờng trong tỉnh. Điểm trung bình kiểm tra của các em chỉ đạt 5,3 điểm, tức là
ở mức trung bình, trong đó, điểm dƣới trung bình chiếm 1/4 (25.8 %), điểm
trung bình chiếm hơn 1/2(57%), điểm khá chỉ chiếm gần 1/7( 49 học sinh
chiếm 14.6%), điểm giỏi có 9/335 học sinh đƣợc điều tra (chiếm 2,6%). Tuy
nhiên chúng ta nhận thấy có sự phân hoá giữa các trƣờng thành phố và các
trƣờng huyện, giữa các trƣờng huyện với nhau. Thí dụ Trƣờng THPT Việt Bắc
thành phố Lạng Sơn có điểm trung bình kiểm tra (5.5) cao hơn các trƣờng
huyện nhƣ Cao Lộc (5.38), Tràng Định (5.30), Văn Lãng (5.3). Trong cùng một
tỉnh, các huyện gần thành phố hơn, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt,
chất lƣợng học tập môn ĐLĐP của học sinh cũng khá hơn so với các huyện còn
nhiều khó khăn. Thí dụ điểm trung bình kiểm tra của học sinh Trƣờng Cao Lộc
(5.3) cao hơn huyện Văn Lãng (5.1).
Mặc dù có sự chênh lệch vừa nêu, song nhìn chung việc dạy và học tập
ĐLĐP ở các trƣờng phổ thông trong tỉnh còn nhiều yếu kém, cần có giải pháp
khắc phục. Kết quả điểm số tổng hợp đƣợc thể hiện qua bài khảo sát kiểm tra về
kiến thức địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nắm kiến thức địa lí địa
phƣơng lớp 10 của học sinh phổ thông tỉnh Lạng Sơn
Trƣờng
THPT
SL HS
điều
tra
Điểm số
Giỏi
(9,10điểm)
Khá
(7,8điểm)
Trung bình
(5 - 6 điểm)
Dƣới TB
(<5điểm)
Điểm
TB
kiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
tra
Việt Bắc
82
2
2.4
9
10.9
55
67.0
15
19.7
5.50
Cao Lộc
80
3
7.5
12
15.0
46
57.5
16
20.0
5.38
Tràng Định
89
3
3.3
15
16.8
43
48.3
28
31.6
5.30
Văn Lãng
84
1
1.1
13
15.4
47
55.9
19
27.6
5.15
Tổng
335
9
2.6
49
14.6
191
57.0
78
25.8
5.3
Ngoài những nguyên nhân từ phía học sinh, một phần cũng có sự hạn
chế về vốn kiến thức của giáo viên. Thí dụ: Khi dạy về chuyển động biểu kiến
hàng năm của Mặt trời ở bài 6 “Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của
Trái đất”, chúng tôi đã hỏi thầy (cô) giáo có lấy ví dụ ở địa phƣơng mình để
chứng minh cho ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Lạng Sơn không? Đó là ngày
bao nhiêu? có đến hơn 70% giáo viên trả lời là không và hơn 90% không nói
đƣợc là ngày nào. Thực trạng đáng buồn này không chỉ xảy ra ở riêng Lạng
Sơn mà chắc chắn hầu hết giáo viên các tỉnh khác cũng rơi vào tình hình tƣơng
tự, do các nguyên nhân trên mà kiến thƣc ĐLĐP ít đƣợc đƣa vào lồng ghép
hoạch tích hợp trong bài học.
Đối với lớp 11 Tổng số học sinh đƣợc điều tra là 338 học sinh ở 4 trƣờng
trong tỉnh. Điểm trung bình kiểm tra của các em chỉ đạt 6.0 điểm, tức là ở mức
trung bình, trong đó, điểm dƣới trung bình chiếm 1/6 (15.8 %), điểm trung bình
chiếm gần 1/2(44.6%), điểm khá chỉ chiếm gần 1/3 (118 học sinh chiếm
34.9%), điểm giỏi có 16/338 học sinh đƣợc điều tra (chiếm 4.7%). Tuy nhiên
chúng ta nhận thấy có sự phân hoá giữa các trƣờng thành phố và các trƣờng
huyện, giữa các trƣờng huyện với nhau. Thí dụ Trƣờng THPT Việt Bắc thành
phố Lạng Sơn có điểm trung bình kiểm tra (6.2) cao hơn các trƣờng huyện nhƣ
Cao Lộc (5.9), Tràng Định (6.1), Văn Lãng (6.0). Trong cùng một tỉnh, các
huyện gần thành phố hơn, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt, chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
lƣợng học tập môn ĐLĐP của học sinh cũng khá hơn so với các huyện còn
nhiều khó khăn. Thí dụ điểm trung bình kiểm tra của học sinh Trƣờng Cao Lộc
(6.0) cao hơn huyện Văn Lãng (5.9). Nhƣ vậy so với học sinh lớp 10 thì học
sinh lớp 11 biết vận dụng kiến thức ĐLĐP vào bài kiểm tra cao hơn do các em
đã đƣợc học qua chƣơng trình địa lí lơp 9 và lớp 10. Xong kết quả chỉ dừng lại
chủ yếu là điểm trung bình (6.0)
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nắm kiến thức địa lí địa
phƣơng lớp 11 của học sinh phổ thông tỉnh Lạng Sơn
Trƣờng
THPT
SL HS
điều
tra
Điểm số
Giỏi
(9-
10điểm)
Khá
(7-8điểm)
Trung
bình
(5 - 6
điểm)
Dƣới TB
(<5điểm)
Điểm
TB
kiểm
tra
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Việt Bắc
84
6
7.1
26
30.9
41
48.8
11
13.2
6.2
Cao lộc
89
4
4.4
26
29.2
42
47.1
17
19.3
5.9
Tràng Định
85
4
4.7
35
41.1
33
38.8
13
15.4
6.1
Văn Lãng
80
2
2.5
31
38.7
35
43.7
12
15.1
6.0
Tổng
338
16
4.7
118
34.9
151
44.6
53
15.8
6.0
Đối với lớp 12 Tổng số học sinh đƣợc điều tra là 316 học sinh ở 4 trƣờng
trong tỉnh. Điểm trung bình kiểm tra của các em chỉ đạt 6.4 điểm, tức là ở mức
trung bình, trong đó, điểm dƣới trung bình chiếm 7.2 %, điểm trung bình
chiếm gần 1/2 (43.9%), điểm khá chỉ chiếm gần 1/3 (119 học sinh chiếm
37.6%), điểm giỏi có 66/316 học sinh đƣợc điều tra (chiếm 11.3%). Tuy nhiên
chúng ta nhận thấy có sự phân hoá giữa các trƣờng thành phố và các trƣờng
huyện, giữa các trƣờng huyện với nhau. Thí dụ Trƣờng THPT Việt Bắc thành
phố Lạng Sơn có điểm trung bình kiểm tra (6.8) cao hơn các trƣờng huyện nhƣ