ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thịt lợn là mặt hàng nông sản phổ biến ở nước ta và có điều kiện để
phát triển. Thịt lợn đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
các hộ gia đình. Trong những năm gần đây, tuy bệnh dịch đã hạn chế phần
nào sự phát triển của đàn lợn trên cả nước nhưng chăn nuôi lợn vẫn đóng một
vai trò hết sức quan trọng và đang dần phục hồi trở lại.
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu về thịt trong đó chủ yếu là thịt lợn
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, yêu cầu về thịt lợn
để xuất khẩu cũng ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng cũng như vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước những yêu cầu về thịt lợn để phục vụ cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang
một giai đoạn mới, đó là phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an
toàn và chất lượng (TPAT&CL). Chăn nuôi lợn thịt đang dần trở thành ngành
chăn nuôi sản xuất hàng hoá, có kế hoạch đầu tư, tính toán hiệu quả kinh tế.
Nhiều cơ sở giống từ trung ương đến các địa phương đã được quan tâm đầu
tư, nâng cấp về chuồng trại, các thiết bị kỹ thuật, con giống có năng suất cao
để nhân giống và đưa vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu tạo ra động lực để các hộ
đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Trong thời gian qua, đã có
nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức tiến hành nghiên cứu thực trạng và đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi lợn thịt.
Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình
chăn nuôi lợn thịt theo hướng TPAT&CL tại các địa phương. Tuy nhiên,
nghiên cứu về việc kết hợp giữa tiêu chí hiệu quả kinh tế với tiêu chí chăn
nuôi đảm bảo TPAT&CL thì chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành thực hiện.
Lương Sơn là một huyện phía đông của tỉnh Hòa Bình với điều kiện tự
1
nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là
ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển. Hiện tại huyện đang có nhiều cơ sở chăn
nuôi lợn thịt theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại. Phát triển chăn
nuôi lợn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự phát
triển kinh tế chung của toàn huyện. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nay
vẫn mang tính chất tự túc tự phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương
thức lấy công làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng
trọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia
đình do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác vấn đề chăn nuôi đảm bảo
mục tiêu TPAT&CL tại các hộ chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức.
Từ những lý do đã nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an
toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Đề tài được tiến hành nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn và chất lượng tại huyện Lương
Sơn, xem xét mối liên hệ giữa vấn đề chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
với hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho huyện Lương Sơn, từ đó giúp cho
bà con có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập và
đời sống cho các hộ dân, cũng như đảm bảo nhu cầu về an toàn và chất lượng
(AT&CL) của người tiêu dùng thịt lợn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho các hộ chăn nuôi tại huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình, từ đó góp phần làm tăng thu nhập và đời sống cho các hộ chăn nuôi.
2
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được tại các hộ chăn nuôi lợn thịt
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
thịt đảm bảo TPAT&CL.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tổng trọng lượng lợn
xuất chuồng của hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ
chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL tại huyện Lương Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi không gian: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu thập thông
tin trong các hộ chăn nuôi tại 3 xã thuộc 3 vùng đặc trưng của huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm, từ 2009-2011
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8
năm 2011
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về quá trình chăn nuôi lợn
thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an
toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
đảm bảo TPAT&CL.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
thịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
ĐẢM BẢO THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
1.1. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và
chất lượng
1.1.1. Khái niệm về thực phẩm an toàn, thực phẩm chất lượng
Thực phẩm an toàn
Thực phẩm an toàn là khái niệm khoa học có nội dung rộng lớn. Thực
phẩm an toàn có thể hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối
với con người. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh
vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng
gây ngộ độc không chỉ ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất
trước thu hoạch. [6]
Thực phẩm chất lượng
Thực phẩm được đánh giá là chất lượng chính là khả năng của thực
phẩm dùng nuôi sống người và động vật. Chất lượng cơ bản của thực phẩm là
đưa đến cho người tiêu dùng các dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các
quá trình sống.
Theo Hà Duyên Tư [10] thì thực phẩm chất lượng phải đảm bảo các
yếu tố sau:
F
Chất lượng dinh dưỡng
Chất lượng dinh dưỡng là chất lượng tính đến hàm lượng các chất dinh
dưỡng có trong thực phẩm. Về mức dinh dưỡng người ta chia làm hai phương
diện:
- Phương diện số lượng: là năng lượng tiềm tàng dưới dạng các hợp
chất hóa học chứa trong thực phẩm dùng cung cấp cho quá trình tiêu hóa,
năng lượng đó có thể đo được bằng calorimet kế.
4
- Phương diện chất lượng: là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng
theo từng đối tượng tiêu thụ, về sự có mặt của các chất vi lượng, hoặc sự có
mặt của một số nhóm cần thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng.
F
Chất lượng vệ sinh
Chất lượng vệ sinh là tính không độc hại của thực phẩm, đó là đòi
hỏi tuyệt đối, có tính nguyên tắc. Thực phẩm không được chứa bất kỳ độc
tố nào ở hàm lượng nguy hiểm cho người tiêu thụ, không có hiệu ứng tích
tụ về mức độ độc hại.
Chất lượng vệ sinh có thể tiêu chuẩn hóa được, quy định về một
ngưỡng giới hạn không vượt qua để dẫn đến độc hại. Ngưỡng này phải có giá
trị và được sử dụng rộng rãi (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm).
F
Chất lượng thị hiếu (hay cảm quan)
Chất lượng thị hiếu là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa
thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan.
Chất lượng cảm quan rất quan trọng nhưng chủ quan và biến đổi theo thời
gian, không gian và theo cá nhân.
- Về mức cảm giác: trong một hoàn cảnh nào đó, người tiêu thụ chờ đợi
ở thực phẩm những cảm giác về mùi vị, xúc giác, thị giác xác định. Cảm giác
này khó định lượng và đo đếm được.
- Về mức tâm lý: dựa trên phong tục tập quán tiêu dùng của từng
người và trên quan hệ xã hội mà việc đánh giá chất lượng cảm quan liên
quan trực tiếp về tâm sinh lý người đánh giá, mức tâm lý gắn liền và tiếp
theo mức cảm giác nhận được.
Về lý thuyết thì chất lượng thị hiếu là tốt khi nó làm thoả mãn nhu cầu
người tiêu thụ ở một thời điểm xác định.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng
5
Những chỉ tiêu trước khi phân tích
Người ta dựa vào các chỉ tiêu sau để đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng:
- Lợn có bị bệnh hay không, tốc độ tăng trọng nhanh hay chậm?
- Trọng lượng thịt hơi
- Trọng lượng móc hàm
- Tỷ lệ thịt xẻ
- Trọng lượng thịt nạc
- Trọng lượng mỡ
- Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ
Những chỉ tiêu sau khi phân tích
Bảng 1.1: Dư lượng thuốc thú y trong thịt lợn
Chỉ tiêu Hàm lượng cho phép (ppm)
Thuốc trị giun sán 10
Nhóm thuốc kháng sinh Không xác định
Sepetinomycin 300
Sufadimidin 100
Glucocorticosteroit 0.5
Diminazon 500
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
Bảng 1.2: Dư lượng thuốc thú y của vật nuôi
Chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg)
1. Họ tetraxyclin 0,1
2. Họ cloramphenicol Không phát hiện
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
Bảng 1.3: Dư lượng hoocmon của thịt tươi
6
Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg)
1. Dietylstylbesttrol 0,0
2. Testosterol 0,015
3. Estadiol 0,0005
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
Bảng 1.4. Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi
Tên chỉ tiêu
Giới hạn
tối đa
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 g sản
phẩm
10
6
2. E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
2
3. Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm 0
4. B. cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
2
5. Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
2
6. Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
7. Clostridium botulinum, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
1.1.3. Cơ sở khoa học về phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
* Vai trò của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
Chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống, đó là nhu cầu
hàng ngày, rất cần thiết và cần phải đáp ứng. “Bệnh từ miệng vào”, thức ăn sẽ
không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không đảm bảo vệ
sinh an toàn. Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây lên ngộ độc cấp
tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây
7
suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân,
asen, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong
ngô, đậu, lạc mốc, … có thể gây ung thư gan. Chính vì thế, sản xuất đảm bảo
TPAT&CL đang là xu hướng phát triển của tất cả các ngành sản xuất thực
phẩm nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Thời gian gần đây, khái niệm thịt sạch luôn được các nhà chuyên môn
nhắc tới trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho
người tiêu dùng. Nhưng thịt sạch ở đây mới được nhắc đến trong khâu giết
mổ, chế biến, chứ chưa được đề cập đến từ khâu chăn nuôi. Vì đôi khi, lợn
được giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP thì cũng chưa chắc đã là thịt sạch.
Vì trong chăn nuôi hiện nay, người dân sử dụng khá tùy tiện các loại thức ăn
tăng trọng và thuốc kháng sinh nhằm điều trị bệnh và giúp vật nuôi mau lớn,
dẫn đến hậu quả là các chất kích thích và lượng thuốc kháng sinh tồn dư trong
thịt lợn vượt quá ngưỡng cho phép, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu
dùng về lâu dài. Do đó để có lợn thịt sạch thì phải sạch ngay từ khâu chăn
nuôi.
Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất truyền thống của người dân nông thôn
nước ta, nó chiếm một vị trí cực lỳ quan trọng. Chăn nuôi lợn tận dụng được
các điều kiện kỹ thuật, sức lao động, thức ăn thừa của gia đình và cung cấp
các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hóa cao, phục vụ cho nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội.
Trong điều kiện nền nông nghiệp còn mang tính độc canh như hiện nay
thì chăn nuôi lợn còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đa dạng hóa
nguồn thu nhập giúp nâng cao đời sống của người nông dân. Đồng thời chăn
nuôi lợn cũng cung cấp một lượng lớn phân chuồng để phục vụ cho ngành
trồng trọt trong nông hộ.
8
Ngày nay khi ngành công nghiệp chế biến đang phát triển thì việc phát
triển ngành chăn nuôi lợn đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến. Ngoài ra chăn nuôi lợn thịt cũng tận dụng được nguồn lao động dư
thừa và lao động trong thời kỳ nhàn rỗi, đồng thời là một hướng để nước ta
thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trong vài năm trở lại đây, dịch cúm gia cầm liên tiếp bùng phát trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trước tình hình đó, việc thúc đẩy
chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu
dùng nhằm tạo ra nguồn thực phẩm thay thế cho thịt gia cầm. Đồng thời chăn
nuôi lợn thịt còn có giá trị xuất khẩu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu
của nước ta.
* Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo
TPAT&CL
Trong chăn nuôi lợn thịt thì người chăn nuôi nào cũng luôn quan tâm
đến việc làm thế nào để có thể tái sản xuất đàn nhanh. Có nghĩa là phải làm
tăng tốc độ tăng trưởng của lợn thịt, đồng thời vừa giảm được thời gian nuôi
béo để giết mổ sớm. Muốn như vậy thì người chủ chăn nuôi phải có các biện
pháp đảm bảo yêu cầu về thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Trong
chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL thì mục đích làm cho đàn lợn tăng
trưởng nhanh và giảm thời gian nuôi béo cũng rất quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả chăn nuôi, bên cạnh đó nó phải tương ứng với việc đảm bảo thịt
lợn AT&CL
Tốc độ tăng trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuồng
trại, khí hậu, cách chăm sóc.
- Chuồng trại là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt đảm bảo
TPAT&CL. Trong những năm trở lại đây, người dân đã thay đổi chuồng trại
9
từ chỗ tận dụng, quy mô nhỏ chuyển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ngày
càng đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn.
- Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng
của lợn. Lợn có thể sống ở các điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng nó chỉ cho
hiệu quả khi có khí hậu phù hợp.
- Công tác thú y có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chăn nuôi lợn
thịt đảm bảo TPAT&CL. Để cho lợn thịt có tốc độ tăng trưởng tốt thì cần phải
vệ sinh hàng ngày cho lợn, tẩy rửa chuồng sau mỗi lần xuất chuồng, tiêm
vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho lợn.
1.1.4. Khái niệm và phân loại hiệu quả
1.1.4.1. Khái niệm
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết
quả đó trong những điều kiện nhất định.
1.1.4.2. Phân loại hiệu quả
Việc phân loại hiệu quả có thể được tiến hành trên nhiều góc độ khác
nhau, các cách phân loại phổ biến là:
* Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay
hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh
nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
lợi ích kinh tế [9]
Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là hiệu quả kinh tế - xã hội là
hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu
quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì
10
vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuất
phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân [9].
* Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự
án, một doanh nghiệp (một đối tượng).
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối
tượng khác. Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng
loạt các dự án khác. Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp
còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp.
* Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài: Căn cứ vào lợi ích nhận
được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian
ngắn. Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang
tính tạm thời. Việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có
thể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy.
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài.
Việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo
ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều người
mua bảo hiểm.
* Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
- Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) được định nghĩa là khả năng của người sản xuất
có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp của các đầu vào và công
nghệ cho trước.
Hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng của người sản xuất trong việc tối
đa hoá đầu ra từ 1 lượng đầu vào xác định (hiệu quả tính toán trên cơ sở đầu
11
ra- output oriented) hoặc tối thiểu hoá đầu vào để sản xuất 1 lượng đầu ra xác
định (hiệu quả tính toán dựa trên cơ sở đầu vào – input oriented)
- Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ (AE) phản ánh khả năng của người sản xuất trong
việc kết hợp đầu vào hoặc đầu ra để tối đa hoá lợi nhuận, ở mức giá xác định
nào đó của đầu vào và đầu ra và công nghệ sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất. Nó là thước đo
phản ánh mức độ “thành công” của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp
đầu vào tối và đầu ra tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ (EE = TE x AE).
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ
Với mục tiêu cực đại lợi nhuận, người sản xuất nói chung và nông dân
nói riêng phải: (1) sản xuất một lượng đầu ra có thể cao nhất với một mức đầu
vào đã cho (nghĩa là đạt hiệu quả kỹ thuật); (2) sử dụng tổ hợp các đầu vào
hợp lý trên cơ sở mối quan hệ của giá cả từng đầu vào (nghĩa là đạt hiệu quả
phân bổ đầu vào); (3) phải sản xuất được tổ hợp đầu ra hợp lý với tập hợp các
giá cả đã cho (nghĩa là có hiệu quả phân bổ đầu ra). Các khái niệm này có thể
biểu diễn thông qua các sơ đồ qua đó người ta xác định được hiệu quả kinh tế,
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả tính toán dựa trên đầu vào (output oriented)
Một hãng hoặc người nông dân sản xuất mức đầu ra không đổi (Y
1
0
,
Y
2
0
) và sủ dụng tổ hợp đầu vào tại điểm B (điểm B nằm trên đường đồng
lượng (Y
1
0
, Y
2
0
), đường có mức sử dụng đầu vào ít nhất có thể đạt được cùng
một sản lượng).
12
Trong trường hợp này, hiệu quả kỹ thuật (TE
1
) được xác định bởi tỷ số
OB/OA. Tuy nhiên, tổ hợp chi phí ít nhất để sản xuất mức đồng lượng (Y
1
0
,
Y
2
0
) là tại điểm C (điểm có tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật (MRTS=MP
X1
/MP
X2
)
bằng tỷ giá đầu vào (w
2
/w
1
). Nghĩa là tại C, ta có MRTS = MP
X1
/MP
X2
=
w
2
/w
1
. Với cùng mức chi phí, tổ hợp đầu vào có thể sử dụng tại D (C và D
cùng nằm trên đường đồng phí). Hiệu quả của toàn bộ chi phí (Cost
Efficency, CE
1
) hay hiệu quả kinh tế (EE
1
) được xác định bởi OD/OA. Khi đó
hiệu quả phân bổ hay hiệu quả giá (AE
1
) được xác định bằng AE
1
= EE
1
/TE
1
= (OD/OA)/(OB/OA) = OD/OB.
Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn hiệu quả tính toán dựa trên đầu vào
(output oriented)
Hiệu quả tính toán dựa trên đầu ra (ouput oriented)
Hình 1.2 phản ánh mối quan hệ đầu ra – đầu ra (không gian đầu ra – đầu
ra). Đây chính là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Nếu tổ hợp đầu vào
của người sản xuất được sử dụng một cách có hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể
đạt được mức sản lượng tại B chứ không phải tại A (A là mức sản lượng thực
C
B
A
D
Đường đồng lượng (Y
1
0
, Y
2
0
)
X
2
X
1
13
tế). Trong trường hợp này, hiệu quả kỹ thuật, TE
0
= OA/OB (TE
0
= TE
1
trong
trường hợp hiệu suất qui mô cố định (Constant Return to Scale). Mặc dù, điểm
B là điểm có hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên đường PPF ta có thể đạt được tổng
doanh thu cao hơn nếu như sản xuất tại điểm C (điểm có “tỷ lệ chuyển đổi
biên” (Marginal Rate of Transformation – MRT = MC
Y1
/MC
Y2
) bằng tỷ giá,
p
2
/p
1
)- trường hợp này sản xuất nhiều Y
1
hơn và ít Y
2
đi sẽ tăng doanh thu.
Cùng mức doanh thu với điểm C là điểm D. Hiệu quả doanh thu RE hay hiệu
quả kinh tế theo quan hệ đầu ra, EE
0
sẽ được xác định bằng tỷ số OA/OD. Hiệu
quả phân bổ sản phẩm, AE
0
= EE
0
/TE
0
= (OA/OD)/(OA/OB) = OB/OD.
Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn hiệu quả tính toán dựa trên đầu ra
(ouput oriented)
Mối quan hệ trong hàm sản xuất thường được dùng nhiều nhất và được
biểu diễn là Y = f(X
1
│X
i
). Người sản xuất có mức sản xuất thực tế tại điểm A
hay sản lượng Y
A
và chi phí X
1
’
. Lẽ ra cũng với chi phí này nếu được sử dụng
hiệu quả hơn thì người sản xuất có thể đạt được mức sản lượng hay đầu ra tại
điểm B hay sản lượng Y
B
– chính là mức sản lượng trên hàm sản xuất cực
D
A
B
C
Y
1
0
Y
2
0
Y
2
Y
1
PPF
14
biên. Khi đó, hiệu quả kỹ thuật (TE
IO
) được xác định bằng TE
IO
= X
1
’
A/X
1
’
B
= Y
A
/Y
B
. Nếu như người sản xuất đầu tư chi phí tại mức X
1
*
và sản lượng đạt
được trên đường cực biên tại điểm C hay mức Y
C
. Tại điểm C, giá trị sản
phẩm biên VMP
X1
(VMP
X1
= f’(X
1
)*p
Y
= MP
X1
*p
Y
) sẽ bằng giá đầu vào, P
X1
(VMP = MC) hay tại đây, đường tỷ giá, P
X1
/P
Y
sẽ tiếp tuyến với đường sản
xuất cực biên. Khi đó người sản xuất sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả
kinh tế, EE
IO
được xác định bằng tỷ số X
1
’
A/X
1
*
C = Y
A
/Y
C
. Khi đó, hiệu quả
phân bổ, AE
IO
= EE
IO
/TE
IO
= (Y
A
/Y
C
)/(Y
A
/Y
C
) = Y
B
/Y
C
.
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn hiệu quả hỗn hợp
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
1.1.5.1. Trọng lượng giống nhập
Trọng lượng giống nhập là trọng lượng bình quân của lợn con nhập
chuồng. Đó là nhân tố thể hiện mức độ đầu tư trong chăn nuôi của các hộ gia
đình. Đồng thời, trọng lượng giống nhập cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thời
gian nuôi của các hộ, do đó sẽ ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các lứa trong
chăn nuôi.
X
1
’
X
1
*
Y
C
Y
B
Y
A
P
X1
/P
Y
Y = f(X
1
│X
i
)
B
C
A
15
1.1.5.2. Trọng lượng giống xuất chuồng
Trọng lượng giống xuất chuồng là trọng lượng lợn thịt tại thời điểm xuất
chuồng của các hộ chăn nuôi. Trọng lượng giống xuất chuồng thể hiện kết quả
của việc chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình. Trọng lượng lợn thịt xuất
chuồng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
1.1.5.3. Nguồn cung cấp lợn giống
Địa điểm mua lợn giống là nơi mà hộ chăn nuôi lựa chọn để mua lợn
giống phục vụ cho chăn nuôi của gia đình mình. Địa điểm mua lợn giống có
thể là tại trại giống, có thể là ngoài chợ hoặc tại các gia đình nuôi lợn nái.
Điều kiện chăm sóc của lợn tại trại giống và tại các gia đình là khác nhau.
Điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn của các hộ gia đình.
1.1.5.4. Lao động
Lao động là số ngày công chăm sóc lợn trong suốt thời gian từ lúc nhập
chuồng đến lúc xuất chuồng. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư
trong chăn nuôi của các hộ gia đình. Mức độ đầu tư lao động càng cao sẽ tác
động đến tốc độ tăng trọng của lợn thịt.
1.1.5.5. Thức ăn tinh
Thức ăn tinh giúp cung cấp lượng dinh dưỡng cho lợn tăng trưởng và
phát triển. Trong giới hạn sinh học của lợn thịt, lượng thức ăn tinh cung cấp
càng nhiều thì tốc độ tăng trọng càng cao. Đây là một yếu tố đầu vào ảnh
hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn
1.1.5.6. Chi phí thú y
Chi phí thú y được thể hiện thông qua tổng chi phí về thuốc thú y mà
các hộ gia đình đã tiêu tốn để phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt, nó bao gồm chi
phí vaccin cho tiêm phòng và chi phí chữa bệnh cho lợn thịt. Nếu các hộ tiêm
phòng cho lợn đầy đủ sẽ góp phần giảm thiểu khả năng mắc bệnh ở lợn, làm
tăng năng suất và đảm bảo an toàn và chất lượng cho lợn thịt.
16
1.1.5.7. Quy mô chăn nuôi
Quy hô chăn nuôi là số đầu lợn mỗi lứa tại các hộ chăn nuôi. Quy mô
chăn nuôi càng lớn thì tổng trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao. Hơn thế nữa,
Quy mô chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế theo quy mô tại các hộ
1.1.5.8. Điều kiện chăm sóc
Điều kiện chăm sóc là mức độ chăm sóc lợn của các hộ chăn nuôi. Nó
được thể hiện qua số lần tắc rửa và vệ sinh chuồng trại cho lợn trong một
ngày, số lần cho ăn trong một ngày, mức độ đầu tư trang thiết bị phục vụ cho
chăn nuôi của chủ hộ (chuồng trại, hệ thống điện, máng ăn, …)
1.1.5.9. Trình độ văn hóa của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chủ
hộ trong sản xuất chăn nuôi lợn. Đồng thời tác động đến nhận thức về vấn đề
chăn nuôi đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
1.1.5.10. Số lứa xuất chuồng trong năm
Số lứa xuất chuồng trong năm thể hiện khả năng sản xuất của hộ. Số
lứa xuất chuồng trong năm càng nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của hộ. Đồng thời, số lứa xuất chuồng nhiều càng thể hiện khả năng sản xuất
của chủ hộ
1.1.5.11. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ là số lần hộ chăn nuôi được vay vốn
từ hệ thống tín dụng chính thức và không chính thức.
1.1.5.12. Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ra quyết định của chủ
hộ, kinh nghiệm cũng như là nhận thức của chủ hộ
1.2. Cơ sở thực tiễn về chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và
chất lượng
1.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam
17
1.2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
a. Tình hình sản xuất thịt lợn trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông lương thế giới- FAO, ngành
chăn nuôi lợn toàn thế giới liên tục tăng trưởng ổn định trong 12 năm qua và
dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Châu Á là châu lục có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất (chiếm 62% đầu
con), tiếp đến là Châu Âu (19%), Bắc Mỹ và Canada (10%), Nam Mỹ (6%),
Châu phi (2%) và cuối cùng là Châu Đại Dương (1%)
Theo bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng thịt lợn sản xuất ở 10
nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất từ năm 2006 đến năm 2010 như sau:
Bảng 1.5. Sản lượng thịt lợn sản xuất ở 10 nước có ngành chăn nuôi phát
triển từ 2006 đến 2010
ĐVT: Nghìn tấn quy mảnh
Vùng, Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 42.878 46.150 46.205 48.905 51.070
EU-27 22.858 22.530 22.596 22.434 21.571
Mỹ 9.962 10.599 10.589 10.442 10.186
Brazil 2.990 3.015 3.015 3.130 3.195
Liên bang Nga 1.910 2.060 1.736 1.844 1.920
Việt Nam 1.894 1.920 1.850 1.910 1.930
Canada 1.832 1.850 1.786 1.789 1.772
Nhật bản 1.250 1.249 1.250 1.310 1.292
Philippines 1.245 1.190 1.225 1.240 1.255
Mexico 1.152 1.160 1.161 1.162 1.165
Hàn Quốc 1.043 1.056 1.058 1.062 1.110
Các nước khác 5.686 5.662 5.348 5.319 5.436
Tổng cộng 94.700 98.441 97.839 100.547 102.902
Nguồn: World Markets and Trade, 2012
b. Tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ năm 2011 trên toàn thế giới có
trên 30 nước xuất khẩu thịt lợn nhưng chỉ có 6 nước chính xuất khẩu trên 100
18
nghìn tấn/năm, đó là EU, Mỹ, Canada, Brazin, Trung Quốc, Chile. Trong năm
2010, ước tính 5 nước này xuất khẩu thịt lợn chiếm 93% tổng khối lượng thịt
lợn xuất khẩu trên toàn thế giới
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới từ 2007 đến 2010
ĐVT: Nghìn tấn quy mảnh
2007 2008 2009 2010
EU-25 1400 1727 1415 1755
Canada 1120 1129 1123 1159
Hoa Kỳ 1402 2110 1857 1916
Braxin 780 625 707 619
Trung Quốc 110 142 152 130
Chile 104 142 152 130
Mexico 75 91 70 78
Belarus 35 54 31 62
Australia 40 48 40 41
Việt Nam 18 11 13 14
Ukraine 0 0 0 1
Các nước khác 30 35 33 24
Tổng 5114 6195 5673 6077
Nguồn: World Markets and Trade, 2012
c. Tình hình nhập khẩu thịt lợn trên thế giới
Hầu hết các nước trên thế giới đều có hoạt động nhập khẩu thịt lợn, tuy
nhiên nhập khẩu thịt lợn cũng tập trung vào 5 nước chính là Nhật Bản, Liên
Bang Nga, Mỹ, Mexico và Hồng Công. Điều đó được thể hiện qua bảng 1.7
Bảng 1.7. Tình hình nhập khẩu thịt lợn trên thế giới từ năm 2007-2010
ĐVT: Nghìn tấn quy mảnh
2007 2008 2009 2010
Nhật Bản 1428 1267 1138 1198
Nga 825 1106 876 916
Trung Quốc 680 709 270 415
Mexico 465 535 678 687
Hàn Quốc 380 430 390 382
19
Hoa Kỳ 367 377 378 390
Hồng Kông 358 346 369 347
Canada 155 194 180 183
Australia 99 152 176 183
Ukraina 78 238 186 146
Belarus 56 66 30 95
Các nước khác 118 821 854 921
Tổng 5009 6241 5525 5863
Nguồn: World Markets and Trade, 2012
Trên thế giới, nhiều nước, khu vực vừa tham gia xuất khẩu vừa tham
gia nhập khẩu thịt lợn. Ngoại trừ việc trao đổi nội bộ trong khối EU thì các
nước Mỹ, Canada, Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc và Australia đều là những
nước vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu với khối lượng lớn [12].
1.2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
a. Các quan điểm phát triển ngành chăn nuôi của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm qua, thực hiện chương trình đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, thì ngành chăn nuôi đã được chú trọng phát triển và tạo ra được sản
phẩm hàng hóa có giá trị cao ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu,
trong đó chăn nuôi lợn thịt chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
- Để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt, chính phủ đã đưa ra các chính sách về
giống nhằm tạo lập được các giống lợn thịt có tốc độ tăng trọng cao và chất
lượng tốt, trong đó có chương trình nạc hóa đàn lợn. Bởi vì chất lượng thịt
của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao, chỉ đạt khoảng 30%, trong khi đó
tỷ lệ nạc của các giống ngoại có thể đạt 55-65%. Chính vì thế, để nâng cao
năng suất, chất lượng thịt đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn từ năm 1994, mục tiêu
chính là nhằm phát triển các công nghệ tiên tiến về giống, thú y, chuồng trại,
20
quản lý, … và chuyển giao công nghệ tiên tiến này cho bà con nông dân. Đến
năm 1999, chính phủ đã thông qua “Chương trình giống cây trồng, vật nuôi
và lâm nghiệp 2000-2005”. Chương trình nhằm đảm bảo đủ giống có chất
lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất, áp dụng khoa học công
nghệ mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tổ chức các chương trình
khuyến nông nhằm tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhằm phổ cập những kiến
thức, những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt để đạt
hiệu quả cao trong chăn nuôi.
- Về xuất khẩu, ngày 26/10/2001, thủ tướng chính phủ ra quyết định số
166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng
hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo
việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người nông dân. Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, các nhà
đầu tư nước ngoài phát triển chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định rõ trách nhiệm
và nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống như sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi
sống có trách nhiệm bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không
bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất,
đặc biệt là hóa chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác
+ Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng
trọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến VSTATP phải theo
đúng quy định của pháp luật. [6]
- Trong “Quy định yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trực
tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm” của Bộ y tế đã quy định yêu cầu về kiến
thức về VSATTP:
21
+ Cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng
nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP phù hợp với từng ngành nghề
của mình.
+ Nội dung kiến thức về VSATTP bao gồm: Các mối nguy VSATTP;
Điều kiện VSATTP; Phương pháp bảo đảm VSATTP (trong sản xuất, chế
biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng …); Thực hành tốt VSATTP;
Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt, thực hành vệ sinh tốt, phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn.[10]
- Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có cơ chế giám sát thịt lợn an toàn từ
khâu chăn nuôi, giết mổ đến lưu thông trên thị trường. TS. Trần Đáng cho
biết: “Bộ NN&PTNT đã ban hành quy chuẩn về trồng rau sạch và chứng nhận
trên rau sạch. Riêng về thịt, chúng ta chưa ban hành được quy chuẩn chung về
chứng nhận thịt sạch” [17].
b. Tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng
ở Việt Nam
* Tình hình chung về chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
Trong những năm qua, đàn lợn của nước ta đã tăng lên đáng kể. Điều
này được thể hiện trong bảng 1.8.
Qua bảng ta thấy, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có số đầu lợn cao
nhất trên cả nước trong tất cả các năm. Năm 2010, số đầu lợn của vùng đồng
bằng sông Hồng đạt 7434392 con, chiếm 26,6% tổng đàn lợn trên cả nước,
vùng có số đầu lợn thấp nhất trên cả nước là vùng Tây Nguyên, chỉ đạt
1728897 con, chiếm 6,19% tổng đàn lợn của cả nước.
Bảng 1.8. Số lượng lợn phân theo vùng
ĐVT: nghìn con
2006 2007 2008 2009 2010
CẢ NƯỚC 26855. 26560. 26701. 27627.7 27944.27
22
3 7 6
Đồng bằng sông Hồng 7472.9 7248.2 7334.2 7444 7434.392
Trung du và miền núi
phía Bắc 5338.6 5558.6 5927.4 6317.2 6681.752
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 6244.6 6148.5 5880 5888 5773.717
Tây Nguyên 1386.2 1451.3 1557.2 1636 1728.897
Đông Nam Bộ 2431 2369.3 2372.7 2611.7 2674.87
Đồng bằng SCL 3982 3784.8 3630.1 3730.8 3650.639
Nguồn: niên giám thống kê 2010
Theo ước tình thì đến năm 2010, tổng đàn lợn nái trên cả nước là 4,18
triệu con (chiếm 15,3% tổng đàn), tăng 2,4% so với năm 2009. Các vùng có
số lượng lợn nái nhiều là ĐBSH có khoảng 1,18 triệu con, chiếm 28,4% tổng
số lợn nái trong cả nước; Đông Bắc khoảng 643 ngàn con, chiếm 15,4%; Bắc
trung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; ĐB sông Cửu Long khoảng
513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%.
Bảng 1.9. Tình hình đàn lợn ở Việt Nam
Năm
Tổng đàn
(1000 con)
Trong đó đàn
nái (1000 con)
Sản lượng
(1000 tấn)
Trọng lượng
xuất chuồng (kg)
1999 18885.8 2623.8 1318.20 68.50
2000 20193.8 2847.9 1423.9 70.51
2001 21800.1 3025.6 1507.5 69.15
2002 23169.5 3115.8 1754.4 75.72
2003 24884.6 3235.5 2002.5 80.47
2004 26143.7 3420.2 2012.02 76.96
2005 27435 3435.5 2288.31 83.41
2006 26855.3 3571.8 2269.81 84.52
2007 26560.7 3585.7 2115.56 79.65
2008 26701.6 3524.6 2137.20 80.04
2009 27627.7 3564.0 2283.98 82.67
2010 27944.27 4275.5 2356.82 84.34
Nguồn: Niên giám thống kê các năm, con số và sự kiện 2010
23
Qua bảng 1.9 ta thấy, tổng đàn lợn của nước ta tăng nhanh qua các
năm, trong đó giai đoạn từ năm 2005-2010 tăng chậm hơn so với giai đoạn
1999-2004. Trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của đàn
lợn là 0,37%, trong khi đó của giai đoạn 1999-2004 là 6,72%. Nguyên nhân là
do trong giai đoạn 2005-2010, mặc dù Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ
trợ để phát triển chăn nuôi lợn thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người
dân cũng như phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nhưng diễn biến tình hình dịch
bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt là bệnh tai xanh, lở mồm long móng.
Hình 1.4. Đồ thị bBiểu diễn đàn lợn và sản lượng qua các năm
Mặc dù quy mô đàn lợn trong những năm qua tương đối lớn trong khu
vực và trên thế giới nhưng do trọng lượng xuất chuồng còn chưa cao nên đã
làm cho sản lượng lợn của nước ta chưa đủ lớn tương xứng với tiềm năng của
nó. Không những thế, chất lượng thịt lợn của nước ta vẫn còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Chăn nuôi trong hộ mang
tính nhỏ lẻ, tận dụng nên lợn tăng trọng thấp, phẩm chất thịt không cao. Do
đó để chăn nuôi lợn thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng
24
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì việc nghiên cứu tạo ra các
giống mới có năng suất và chất lượng cao, cũng như việc chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi của các nước trên thế giới có ý nghĩa hết
sức to lớn đối với sự phát triển ngành chăn nuôi của nước ta.
* Tình hình chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất
lượng ở Việt Nam
Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, việc sử dụng thuốc tăng trọng và
thuốc kháng sinh cho gia súc, gia cầm được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Trong đó loại kháng sinh nào được phép lưu hành trên thị trường, liều lượng sử
dụng như thế nào, thời gian phải ngừng sử dụng trước khi giết mổ được quy
định hết sức cụ thể. Trong khi đó thị trường thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh
ở nước ta gần như được thả nổi và người chăn nuôi, kể cả chăn nuôi công
nghiệp đều sử dụng hết sức tùy tiện. Một số loại thuốc kháng sinh phòng, trị
bệnh hoặc kích thích tăng trọng như: Tetracyline, Neomycine, Streptomycine,
Zine, … được khuyến cáo sử dụng cho gia súc từ 14-42 ngày trước khi giết mổ;
song thực tế thì hiếm người chăn nuôi tuân thủ điều này, thậm chí còn cho gia
súc, gia cầm sử dụng đến gần thời điểm xuất chuồng. [16]
Trường hợp gia súc bị bệnh, phần lớn đều sử dụng thuốc kháng sinh
liều cao. Khi không thể cứu chữa được cho con vật, họ lại không mang di
chôn lấp, tiêu hủy mà bán rẻ cho các đầu mối thu gom trà trộn vào thịt lợn
khỏe mạnh rồi đem ra lưu thông trên thị trường.
Trong những năm gần đây, khi nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ thịt lợn
tới sức khỏe con người ngày một tăng cao thì vấn đề sản xuất thịt lợn an toàn
trở lên bức xúc hơn bao giờ hết. Thay vì chăn nuôi trong gia đình với năng
suất thấp, động vật bị nhiều bệnh có thể lây sang người…, nhiều khu chăn
nuôi lợn thịt với quy mô lớn đã được phát triển với số lượng mỗi đàn lên tới
hàng chục đến hàng trăm con. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều cơ
25