Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.85 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, em xin gửi lời cảm ơn đến Quý
thầy cô khoa Tài Chính Kế Toán trường Đại Học Lạc Hồng đã trang bị cho em những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin được cảm ơn thầy TS. Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình giúp đỡ em
trong việc định hướng, khắc phục và sửa chữa những sai sót trong thời gian làm đề
tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc công ty TNHH Midea Consumer
Electric Viet Nam, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán tài vụ đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã được trau dồi sau thời gian học
tập tại trường Đại Học.
Và em xin chân thành cảm ơn Gia đình và Bạn bè đã luôn khuyến khích, động
viên, giúp đỡ em trong thời gian làm đề tài này.
Do thời gian có hạn và khả năng thực tế còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy Cô, các Cô Chú, Anh Chị trong
công ty và các bạn góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn tất cả.
SVTH: Trần Thị Nga
MỤC LỤC
SVTH: Trần Thị Nga 1
MỤC LỤC 2
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Phương pháp nghiên cứu 1
4. Phạm vi nghiên cứu 1
5. Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG I 3
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MIDEA CONSUMER ELECTRIC VIETNAM 3


I. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt
Nam 3
1. Giới thiệu sơ lược về công ty 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet
Nam 3
2.1. Lịch sử hình thành công ty 3
2.2 Quá trình phát triển của công ty 5
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 7
3.1. Chức năng 7
3.2. Nhiệm vụ 7
4. Qui mô của công ty 7
5. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Midea
Consumer Electric VietNam 7
5.1. Về lao động 7
5.2. Cơ cấu ban giám đốc, phòng ban và các bộ phận sản xuất kinh doanh 8
6. Quy trình công nghệ 10
7. Những thuận lợi và khó khăn 10
7.1. Thuận lợi 10
7.2 Khó khăn 11
7.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 11
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt
Nam 11
1. Bộ máy kế toán của Công ty 11
2. Chính sách kế toán ở Công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet Nam 13
2.1. Chế độ kế toán và hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty 13
2.2. Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ dùng trong sổ kế toán ở Công ty TNHH
Midea Consumer Electric Viet Nam 14
2.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ ở Công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet
Nam 14
2.4. Phương pháp hạch toán thuế GTGT của Công ty TNHH Midea Consumer

Electric Viet Nam 15
2.5. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Midea Consumer
Electric Viet Nam 15
2.6. Các sổ kế toán áp dụng tại Công ty gồm 16
2.7. Các báo cáo phải lập của Công ty 16
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 16
3.1. Sơ đồ 17
3.2. Giải thích sơ đồ 17
4. Thị trường tiêu thụ của công ty 18
4.1. Kinh doanh trong nước 18
4.2. Thị trường xuất khẩu 19
5. Phần mềm ERP trong xử lý công tác kế toán tại công ty 19
CHƯƠNG II
20
THỰC TRẠNG VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH Ở CÔNG TY TNHH MIDEA CONSUMER ELECTRIC VIETNAM 20
1. Kế toán doanh thu bán hàng 20
1.1. Kế toán dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 20
1.1.1. Khái niệm doanh thu bán hàng 20
1.1.2. Chứng từ, sổ sách 21
1.1.3. Nguyên tắc hạch toán 21
1.1.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 22
1.1.5 Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 23
1.2. Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu 27
1.2.1 Khái niệm 27
1.2.2. Chứng từ, sổ sách. 28
1.2.2.1. Chứng từ: 28
1.2.2.2. Sổ sách: Sổ Cái, 521, 531, 532 29
1.2.3. Tài khoản sử dụng 29
1.2.4. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 29

2.Kế toán xác định kết quả kinh doanh 32
2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 32
2.1.1 Khái niệm 32
2.1.2. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho tại công ty 32
2.1.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng 33
2.1.4. Tài khoản sử dụng 33
2.1.5. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 33
2.1.6. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 38
2.2. Kế toán bán hàng 38
2.2.1. Khái niệm 38
2.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng 38
2.2.3. Tài khoản sử dụng 39
2.2.4. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 39
2.2.5 Sơ đồ hạch toán 42
2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 43
2.3.1. Khái niệm 43
2.3.2. Chứng từ, sổ sách 44
2.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 642- Chi phí QLDN 44
2.3.4. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 45
2.3.5. Sơ đồ hạch toán TK 642 48
3. Kế toán hoạt động tài chính 49
3.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 49
3.1.1. Khái niệm 49
3.1.2. Chứng từ, sổ sách 50
3.1.3. Tài khoản sử dụng 50
3.1.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 50
3.1.5. Sơ đồ hoạt động tài chính 52
3.2. Chi phí hoạt động tài chính 53
3.2.1. Khái niệm 53
3.2.2. Chứng từ, sổ sách 53

3.2.3. Tài khoản sử dụng 54
3.2.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 54
3.2.5. Sơ đồ chi phí các hoạt động tài chính 56
3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 56
3.3.1. Khái niệm 56
3.3.2. Chứng từ, sổ sách 56
3.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng: 57
3.3.4. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 57
3.3.5. Sơ đồ hạch toán 57
4. Kế toán thu nhập và chi phí khác 57
4.1. Kế toán thu nhập khác 57
4.1.1. Khái niệm 58
4.1.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng 58
4.1.3. Tài khoản sử dụng 58
4.1.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 59
4.1.5. Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 61
4.2. Kế toán chi phí khác 61
4.2.1. Khái niệm 61
4.2.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng 61
4.2.3.Tài khoản sử dụng 61
4.2.4.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 62
4.2.5. Sơ đồ hạch toán 62
4.3. Kế toán kết quả hoạt động khác 62
4.3.1. Khái niệm 62
4.3.2.Chứng từ và sổ sách sử dụng 62
4.3.3.Tài khoản sử dụng 63
4.3.4.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 63
4.3.5. Sơ đồ hạch toán 63
5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 63
5.1. Khái niệm 64

5.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng 64
5.3.Tài khoản sử dụng 64
5.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 64
5.5.Sơ đồ hạch toán 67
CHƯƠNG III 68
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY 68
1. Đánh giá chung về công tác tổ chức quản lý, tổ chức kế toán và tình hình kinh
doanh tại công ty 68
1.1. Công tác tổ chức kế toán tại công ty 68
1.1.1. Ưu điểm 68
1.1.2. Nhược điểm 70
1.2. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty 70
1.2.1. Thuận lợi 70
1.2.2 Khó khăn 71
2. Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty 71
2.1 Sự cần thiết trong việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty 72
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty 72
Về công tác bán hàng 72
Về nguồn nhân lực 72
Chính sách phúc lợi 73
3. Những giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận 73
3.1. Giải pháp tăng doanh thu 73
3.1.1. Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm 73
3.1.2. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm 74
3.1.3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định 74

3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận 74
3.2.1. Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 74
3.2.2. Quản lý tốt chi phí 75
3.2.2.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao 75
3.2.2.2. Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CCDV: Cung cấp dịch vụ
CNV: Công nhân viên
CP: Cổ phần
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSX: Chi phí sản xuất
GTGT: Giá trị gia tăng
GTGT: Giá trị gia tăng
GVHB: Giá vốn hàng bán
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
KCN: Khu công nghiệp
KQKD: Kết quả kinh doanh
KT TSCĐ: Kế toán Tài sản cố định
KT: Kế toán
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TK: Tài khoản
TKĐƯ: Tài khoản đối ứng
TLBQ: Tổng lương bình quân
TMDV: Thương mại dịch vụ
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ: Tài sản cố định
XĐKQKD: Xác định kết quả kinh doanh
XNK: Xuất nhập khẩu
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời
và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất càng phát triển kế toán càng trở
nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được. Để quản lý có hiệu quả và
tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đồng thời sử dụng hàng
loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán là công cụ quản lý hiệu quả nhất.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản
nhất chi phối mọi loại nghiệp vụ khác. Các chu kì kinh doanh có thể diễn ra liên tục,
nhịp nhàng khi các doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ, đó cũng là cơ sở tạo ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh. Được sự chấp thuận của khoa Tài Chính Kế Toán trường Đại
Học Lạc Hồng, cùng ban lãnh đạo công ty TNHH Midea Consumer Electric Vietnam,
em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty Midea TNHH Consumer Electric Vietnam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh
thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Trên cơ sở nghiên cứu và đưa
ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trong công ty, giúp
công ty có thể kiểm tra, theo dõi giám sát chặt chẽ hơn tình hình bán hàng và phản ánh
chính xác kịp thời kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này là phương pháp tổng hợp số liệu
thu thập tại công ty, kết hợp tham khảo một số tài liệu mà công ty cung cấp để chọn
lọc các thông tin cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. So sánh, phân tích xử lý các số

liệu để đưa ra những nhận xét kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
2
Để nghiên cứu tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty, em dựa trên bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, báo cáo luân chuyển tiền tệ, bảng báo cáo chi tiết doanh thu, chi
phí, thu nhập của công ty trong năm 2 năm 2007 và 2008.
5. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công
tác kế toán tại công ty TNHH Midea Consumer Electric VietNam
Chương II : Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh của công ty
Chương III : Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh của công ty
3
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
MIDEA CONSUMER ELECTRIC VIETNAM
I. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại công ty TNHH Midea Consumer
Electric Việt Nam
1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế là Midea Consumer Electric Vietnam Co., Ltd
Địa chỉ: 40VSIP đường số 6, KCN Vietnam – Singapore, Thuận An, Bình Dương
Mã số thuế :3700688210
Điện thoại: 0650.676790
Số fax: 0650.676791
Website: />2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Midea Consumer Electric

Viet Nam
2.1. Lịch sử hình thành công ty
1968 –Công ty được thành lập, lúc bấy giờ ông Hà Hưởng Kiện chủ tịch Midea
cùng với 23 người ở khu phố Beijiao, mỗi người cùng góp 50 tệ và với các nguồn vốn
khác tổng cộng được 5000 tệ vốn.
1980 -"Nhà Máy Linh Kiện Xe Hơi Công Xã BeiJiao huyện Thuận Đức" đổi tên
thành "Nhà máy Điện Khí Công Xã BeiJiao huyện Thuận Đức". Từ trước, đại hình
quốc có ảnh hưởng lúc bấy giờ có xưởng thứ 2 xí nghịêp Quảng Châu (tức nhà máy
quạt YuanDong) sản xuất linh kiện quạt máy. Thừa cơ hội này, Midea từng bước đi
vào ngành điện gia dụng.
4
1981 -Nhà máy thông qua hình thức nhãn hiệu để lựa chọn nhãn hiệu, gồm các
nhãn hiệu Midea Minh Châu, Thái Hồng, Tuyết Liên cuối cùng chọn nhãn hiệu
Midea.
1985 - Bắt đầu sản xuất máy điều hòa không khí.
1993 - Midea đánh vào thị trường nồi cơm điện, hợp tác với ShanYo Nhật Bản,
thành lập công ty chế tạo nồi cơm điện Midea, sản xuất nồi cơm điện loại tay cầm cao,
và từ đó quy mô sản phẩm được mở rộng hàng loạt.
1997 - Midea tiến hành cải cách toàn diện, lấy sản phẩm làm trọng tâm để chia
từng bộ phân, bộ phận nghiên cứu mẫu, thu mua, sản xuất, tiêu thụ, phục vụ, đoàn kết
thành đầu tư, giám sát khống chế và trung tâm phục vụ, và phân công quyền hạn rõ
ràng, một lần nữa lại thúc đẩy công ty phát triển.
1998 - Midea vạch ra chiến lược "nâng cấp chiều sâu, mở rộng bề ngoài", bước ra
ngoài ngưỡng cửa của Quảng Đông, mua lại xưởng sản xuất điều hoà tại Vô Hồ-An
Huy, quản lý theo nguyên tắc xuất ra, thực hiện phương châm “đầu tư năm nào, thắng
lợi năm đó”, gây dựng lên cơ sở quan trọng cho Midea đi vào thị trường toàn quốc.
1999 - Midea tiến hành mở rộng đa dạng hoá quy mô sản phẩm, ra mắt khách hàng
các loại sản phẩm mới như điều hoà công suất lớn (MDV), lò vi sóng, cây nước nóng
lạnh, nồi cơm điện IH, máy rửa bát, máy giặt… đã thành công trong việc mở rộng dây
chuyền sản xuất sản phẩm và làm theo phương châm "đã làm phải làm lên vị trí dẫn

đầu", nhanh chóng trưởng thành, tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn.
2000 - Công ty cổ phần Midea đã thực hiện việc mua bán cổ phần đầu tư cho các
nhân viên quản lý của công ty (MBO), cổ đông lớn nhất của huyện Bắc Giáo rút hoàn
toàn vốn, Hà Hưởng Kiện trở thành cổ đông lớn nhất, đưa những nhân viên quản lý
trong công ty đoàn kết với nhau thành tập thể cùng nhau nỗ lực. Đây chính là một ví
dụ điển hình thực hiện thành công mô hình MBO của doanh nghiệp Trung Quốc.
2001 - Nhờ vào việc tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển dọc đồng thể hoá,
Midea dựa trên cơ sở nhanh chóng trưởng thành của lò vi sóng, đã mua lại khu nhà
xưởng SanYo của Nhật Bản, tiến hành thâm nhập thị trường bếp điện từ, mở ra cho
Midea thêm 1 dây chuyền sản xuất sản phẩm mới.Sau đó, Midea lại thực hiện việc sản
5
xuất máy biến áp, mở thêm 1 ngạch sản xuất mới cho dây chuyền sản xuất kèm
theo của lò vi sóng.
2002 - Phát triển công ty điện lạnh
2003 - Tập đoàn Midea tiến hành chiến lược phát triển đa dạng nhiều lĩnh vực bằng
cách thu mua các tổng công ty: Royalstar ở Hợp Phì,TongYong ở Trùng Khánh, Xuân
Hoa ở Giang Tô, xí nghiệp xe khách ở Vân Nam, xe khách Tam Tượng ở Hồ Nam,
điện cơ Thanh Giang ở Giang Tô và Hoa Linh ở Quảng Châu, đồng thời Midea cũng
xây dựng thêm 1 khu nhà xưởng sản xuất máy lạnh ở Vũ Hán. Và như vậy Midea đã
có tổng cộng 12 khu quần thể nhà xưởng lớn trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
2004 - Cải cách ngành công nghiệp điện lạnh, và ký kết hợp tác với công ty
Toshiba, Carrier và được sự đánh giá cao của Royalstar và Hualing.
Tháng 8-2004 - Midea Group chính thức thành lập Văn phòng đại diện tại số 18Bis
Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM và chuẩn bị cho quá trình thành lập công ty TNHH
MIDEA CONSUMER ELECTRIC (VN). Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị
trường Việt Nam, ngày 19/12/2005, Midea Group được cấp giấy phép đầu tư và bắt
đầu xây dựng trụ sở công ty TNHH MIDEA CONSUMER ELECTRIC (VN) và nhà
máy sản xuất tại số 40VSIP, đường 6, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore với vốn
đầu tư hơn 400 tỷ đồng và là thành viên thứ 27 của tập đoàn MIDEA GROUP.
Ngày 16/1/2007, công ty chính thức đi vào sản xuất và cung ứng cho thị trường

những sản phẩm điện gia dụng thiết yếu với giá cả và chất lượng hợp lý, kiểu dáng
thanh nhã.
Hiện nay công ty đã qua hơn 2 năm chính thức hoạt động, các sản phẩm mà công
ty cung ứng cũng đã chiếm thị phần đáng khích lệ với doanh số năm 2008 vừa qua gần
370 tỷ đồng.
2.2 Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu dưới đây:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Tăng
6
%
1
Khối lượng sản phẩm sản
xuất
Bộ 580.000 1.700.000 193%
2 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Bộ 560.000 1.500.000 168%
3 Doanh thu thuần Triệu đồng 125.136 367.125 193%
4
Trị giá vồn hàng bán Triệu đồng 118.520 342.984 189%
5 Lợi nhuận gộp Triệu đồng 6.617 24.141 265%
6 CPBH và CPQLDN Triệu đồng 10.560 20.929 98%
7 Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng (3.944) 3.213 181%
8 Thuế TNDN phải nộp Triệu đồng - - -
9 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng (3.944) 3.213 181%
10 TLBQ
đồng/ng/thá
ng
1.613.278 2.024.332 25.5%
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu thuần năm 2008 tăng rõ rệt so với năm
2007 từ 125.136 triệu đồng lên tới 367.125 triệu đồng chứng tỏ doanh nghiệp đã có
nhiều cố gắng để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp có hiệu quả.
Năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế là số âm nhưng năm 2008 đã lấy lại được
mức cân bằng do công ty đã có chính sách, chiến lược hợp lý trong việc quản lý kinh
doanh.
Tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ chi phí, như vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm chi
phí tốt.
Theo quy định miễn giảm thuế TNDN thuộc thông tư số 134/2007TT-BTC ban
hành năm 2007 đối với doanh nghiệp mới thành lập nên công ty đang trong giai đoạn
được miễn thuế TNDN trong 2 năm phân tích trên.
7
Sự tăng trưởng về mọi mặt điều đó chứng tỏ rằng công ty sản xuất có hiệu quả
doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống của người lao động cải thiện, TLBQ
tăng 25.5% từ 1.613.278 đồng năm 2007 lên 2.024.332 đồng năm 2008
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1. Chức năng
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện gia dụng, cung cấp ra thị trường như:
nồi cơm điện, bếp điện từ, ấm đun nước siêu tốc, máy sấy tóc, tủ lạnh, máy xay sinh
tố….
3.2. Nhiệm vụ
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, chấp hành hạch toán đầy đủ các chế độ hạch
toán kế toán, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận cho
công ty.
Chấp hành mọi quy định chính sách và chế độ của bộ luật lao động và hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc,
trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động.
4. Qui mô của công ty
Vốn điều lệ: 128,000 triệu đồng
Tổng tài sản: 171,312 triệu đồng (tính đến ngày 31/12/2008)
Tổng số lao động: 674 người (tính đến tháng 2/2009)

Diện tích nhà xưởng tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore: 50,000 m2
5. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Midea
Consumer Electric VietNam
5.1. Về lao động
Tổng số lao động của Công ty là 674 người. Trong đó:
27 chuyên gia nước ngoài
78 nhân viên văn phòng
569 lao động phổ thông ( trong đó 359 nam , 210 nữ )
Hầu như lao động của Công ty đều ở độ tuổi 23 - 45 nên đảm bảo được cả về sức
8
khoẻ và chất lượng lao động.
5.2. Cơ cấu ban giám đốc, phòng ban và các bộ phận sản xuất kinh doanh
Ban giám đốc Công ty gồm: một tổng giám đốc và năm giám đốc bộ phận.
Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động , quản lý tài sản, là chủ quản của Công ty và làm nhiệm vụ đầy đủ với
Nhà Nước theo pháp luật quy định.
Giám đốc tài chính : là người tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ra quyết
định liên quan đến chi tiêu, đầu tư tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán và pháp lý; tham
mưu xây dựng các chiến lược tài chính, chiến lược thuế và mục tiêu tài chính của công
ty; hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong công tác quản trị tài chính; hướng dẫn các bộ phận
trong công tác tài chính kế toán; trực tiếp chỉ đạo hoạt động Phòng tài chính kế toán.
Giám đốc sản xuất: là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc
phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc kết quả quản lý
và điều hành các hoạt động: quản trị nhân sự, tiền lương, đào tạo, sản xuất, cung ứng
vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất , quản lý môi trường, an toàn lao động, vệ
sinh thực phẩm, bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại công ty.
Giám đốc trung tâm quản lý thu mua: là người tham mưu cho Tổng giám đốc
trong việc lên kế hoạch mua nguyên vật liệu, xuất bán hàng thành phẩm và các nghiệp
vụ khai hải quan trong quá trình xuất nhập hàng
Giám đốc trung tâm QC và R&D: Là một bộ phận thực hành và nghiên cứu công

nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm , hướng dẫn phân xưởng và từng bộ phận làm đúng
quy trình công nghệ chế biến, kiểm tra chất lượng từng khâu vật tư, nguyên vật liệu
đến sản xuất. Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác kiểm định chất lượng , đảm bảo
hàng hoá đưa ra lưu thông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Giám đốc trung tâm quản lý tổng hợp: Là bộ phận tham mưu giúp cho giám đốc
về tổ chức lao động theo quy mô sản xuất. Tuyển chọn nhân viên, công nhân có năng
lực, tay nghề giúp cho Công ty có được những công nhân, nhân viên quản lý tốt làm
việc hiệu quả… Phòng tổ chức hành chính còn phụ trách việc tổ chức tốt công tác
quản lý, bảo vệ tài sản mua sắm phương tiện giúp GD thực hiện những công việc hành
chính như: Bảo quản con dấu, công văn đi, công văn đến…
9
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
PHÒNG KẾ TOÁN
TỔNG
GIÁM
ĐỐC
BỘ PHẬN QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM QUẢN
LÝ SẢN XUẤT
P.KINH DOANH &
MARKETING
XƯỞNG DẬP
XƯỞNG LẮP RÁP
TRUNG TÂM
QC VÀ R&D
TRUNG TÂM QUẢN
LÝ THU MUA
TRUNG TÂM QUẢN
LÝ TỔNG HỢP

PHÒNG KẾ
HOẠCH THU MUA
PHÒNG XUẤT
NHẬP KHẨU
PHÒNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG
PHÒNG NGHIÊN
CỨU,PHÁT TRIỂN
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG IT
XƯỞNG ÉP NHỰA
PHÒNG HẬU CẦN
10
6. Quy trình công nghệ
Giải thích quy trình công nghệ sản xuất:
Vật liệu chính để sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm 2 loại: Vật liệu kéo và
vật liệu đẩy. Vật liệu kéo được quy định là những vật liệu không đếm được, đơn vị
tính bằng kg hoặc met như tầm thép in, dây, ốc vít…. Vật liệu đẩy kéo được quy định
là những vật liệu đếm được như nồi con, nồi ngoài, mâm dẫn nhiệt, dây nguồn, bao bì
đóng gói…Vật liệu trước khi nhập kho được kiểm tra bởi bộ phận kiểm tra chất lượng,
sau đó tùy thuộc vào yêu cầu từng đơn hàng, nguyên liệu được xuất cho xưởng lấp ráp
thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm nào không đạt chất lượng yêu cầu sẽ được
trả lại công đoạn xưởng lắp ráp hoàn thiện lại. Sản phẩm đạt sẽ được chuyển vào kho
thành phẩm sẵn sàng đem tiêu thụ.
7. Những thuận lợi và khó khăn
7.1. Thuận lợi
Do chiến lược kinh doanh hợp lý của ban giám đốc công ty và sự nỗ lực, đoàn kết,
quyết tâm phấn đấu trong hoạt động sản xuất thực hành tiết kiệm, kết quả sản xuất
kinh doanh luôn đạt đúng và vượt mức chỉ tiêu đề ra.
Công ty luôn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả hợp lý cộng với các

chính sách tiết kiệm tối đa chi phí nên so với các thương hiệu nồi cơm điện khác, sản
phẩm của công ty có giá cả rất cạnh tranh trên thị trường.
Nhập kho
thành phẩm
Đạt
Đóng gói
Nhập kho
Xưởng lắp ráp
Thành phảm
Kiểm tra chất
lượng TP
Không đạt
Kiểm tra chất
lượng NVL
Vật liệu đẩyVật liệu kéo
11
Công ty luôn có chính sách khuyến khích những CNV gắn bó lâu dài, tạo điều kiện
giúp đỡ họ có thu nhập cao hơn để ổn định cuộc sống.
Trong quá trình hoạt động, máy móc thiết bị luôn được kiểm tra và bảo dưỡng định
kỳ thường xuyên nên hạn chế được tình trạng ngưng sản xuất do sự cố về máy móc.
Về mặt địa lý, công ty nằm trong khu công nghiệp Viet Nam Singapore, gần quốc
lộ 13 nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như tới
cảng để xuất khẩu.
7.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn gặp những khó khăn như:
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu nồi cơm điện trong khi sản
phẩm của công ty còn mới nên sự cạnh tranh rất gay gắt
7.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
Trong gần 3 năm đầu tư sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, tập đoàn Midea nhận
thấy đây là thị trường tiềm năng, do vậy ngoài 2 mặt hàng chủ yếu đã được thị trường

đón nhận, sắp tới công ty sẽ đầu tư thêm máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất các
đồ điện gia dụng khác như điện lạnh, máy ép trái cây, máy xay sinh tố…
Kinh doanh cũng có nghĩa là tạo ra lợi nhuận nhưng lợi nhuận phải được gặt hái từ
thành quả lao động chân chính chứ không vì lợi ích trước mắt mà quên đi hậu quả lâu
dài. Điều này đồng nghĩa với ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng
nhằm bảo đảm sự bình ổn về giá cả và chất lượng mọi thời điểm biến động. Đây chính
là phương hướng chiến đấu của công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet Nam
nói riêng và tập đoàn Midea nói chung.
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Midea Consumer
Electric Việt Nam
1. Bộ máy kế toán của Công ty
Bộ phận kế toán của Công ty bao gồm 11 người trong đó có 3 nam và 8 nữ với độ
tuổi trung bình là 28 tuổi đều là tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn cao.
Mối quan hệ giữa các kế toán trong phòng kế toán được biểu hiện trên sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KIÊM TRƯỞNG
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN II
KT
TSCĐ
KT DT
phải thu
KT tiền
Thủ
quỹ
KT thanh
toán
KT
Nguyên
vật liệu
KT

Gián
thành
KT
ngân
sách
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN I
12
Chức năng, nhiệm vụ của một cán bộ kế toán trong phòng kế toán:
Giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng:
Báo cáo cho Tổng giám đốc, là người điều hành trực tiếp có nhiệm vụ và tổ chức,
công tác kế toán cho phù hợp với quá trình công nghệ sản xuất kinh doanh theo đúng
chế độ hiện hành, tổ chức, kiểm tra, duyệt báo cáo tài chính đảm bảo lưu trữ tài liệu kế
toán. Phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, xác định các phương án sản
xuất. Ngoài ra kế toán trưởng còn thiết lập, củng cố, hoàn thiện chế độ kế toán của
công ty, làm việc trực tiếp với cơ quan Thuế, công ty Kiểm toán.
Phó phòng kế toán:
Cùng với Kế toán trưởng thiết lập và củng cố chế độ kế toán, giám sát các phần
hành kế toán và tham gia việc kiểm kê tài sản trong phần hành quản lý của mình. Phó
phòng kế toán I chịu trách nhiệm các nghiệp vụ kế toán, phó phòng kế toán II chịu
trách nhiệm về ngân sách và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán TSCĐ:
Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tập hợp chính xác kịp thời về số lượng, giá trị
TSCĐ, vật liệu hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ trong Công ty giám sát kiểm tra
việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ trong Công ty, ghi chép vào phần hành kế
toán TSCĐ trên phần mềm kế toán, lập các thẻ TSCĐ, tính khấu hao và lập báo cáo về
TSCĐ.
Kế toán thanh toán:
13
Theo dõi và phản ánh các khoản mà công ty phải chi trả như: phải trả cho nhà cung
cấp, phải trả cho nhân viên…và lập các báo cáo và biên bản về khoản phải trả cho các

đối tượng liên quan.
Kế toán doanh thu và khoản phải thu:
Theo dõi và phản ánh tình hình bán hàng, thu tiền từ khách hàng và các khoản phải
thu khác phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty như: bán phế liệu, thu tiền bồi
thường…, tính toán và lập các bút toán dự phòng phù hợp.
Kế toán ngân hàng:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng như: theo dõi các khoản tiền thu,
chi qua ngân hàng, theo dõi các khoản nợ vay và thanh toán các khoản nợ vay đến hạn
của ngân hàng. Các chứng từ được sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm thu, Ủy
nhiệm chi, Phiếu thanh toán.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt và theo dõi lượng tiền nhập, xuất quỹ, đối
chiếu số liệu với kế toán và lập báo cáo quỹ hằng ngày.
Kế toán nguyên vật liệu:
Theo dõi và phản ánh việc nhập xuất kho, và tính giá nhập xuất kho nguyên vật
liệu. Thực hiện công tác kiểm kê hàng tháng, đối chiếu số liệu với thủ kho nhằm quản
lý chặt chẽ hàng tồn kho.
Kế toán giá thành:
Theo dõi và phản ánh các khoản chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất, tập hợp số
liệu từ các bộ phận khác như: tiền lương, TSCĐ, tiền mặt…để tập hợp tính giá thành.
Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Kế toán ngân sách:
Giám sát tình hình sử dụng ngân sách trong năm và lập dự toán ngân sách cho năm
tới. Lập báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách trong năm và so sánh với năm
cũ.
2. Chính sách kế toán ở Công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet Nam.
2.1. Chế độ kế toán và hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty
14
• Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được ban hành
kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.

• Hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC.
2.2. Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ dùng trong sổ kế toán ở Công ty
TNHH Midea Consumer Electric Viet Nam.
• Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)
2.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ ở Công ty TNHH Midea Consumer
Electric Viet Nam.
• Tài sản cố định hữu hình: Được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản
cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng.
• Tài sản cố định vô hình: Được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản
cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng
theo dự tính.
• Khấu hao tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản.
Thời gian khấu hao ước tính cho một số nhóm tài sản như sau:
15
2.4. Phương pháp hạch toán thuế GTGT của Công ty TNHH Midea
Consumer Electric Viet Nam.
Công ty TNHH Midea Consumer Electric Viet Nam tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế và sử dụng TK 133 để tính thuế đầu vào, TK 333 để tính thuế đầu
ra.
2.5. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Midea
Consumer Electric Viet Nam.
• Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo giá
gốc.
• Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho

cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê
Nhóm tài sản cố định Năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 10 năm
Máy móc thiết bị 5 – 10 năm
Phương tiện vận tải 6 – 10 năm
Thiết bị văn phòng 5 – 6 năm
16
khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
• Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: được lập vào thời điểm cuối kỳ là số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được.
2.6. Các sổ kế toán áp dụng tại Công ty gồm
+ Sổ chi tiết VL, CCDC + Sổ quỹ, sổ theo dõi TGNH
+ Sổ TSCĐ + Sổ theo dõi hạch toán
+ Thẻ kho + Bảng kê
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất + Các bảng phân bổ
+ Sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm + Sổ của các tài khoản
+ Các nhật ký chứng từ
2.7. Các báo cáo phải lập của Công ty
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
17
3.1. Sơ đồ
Ghi chú:
Ghi sổ hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu:
3.2. Giải thích sơ đồ
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ kế toán chi tiết
Sổ tổng hợp chi tiết
Máy vi tính
Sổ nhật ký chung
(1)
(2)
(3)
(5)
(8)
(9)
(4)
(6)
(7)
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
18
(1) Hàng ngày căn cứ trên chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ,
kế toán nhập số liệu vào máy vi tính.
(2) Ngay sau khi nhập vào chương trình trên máy, số liệu sẽ được cập nhật sang sổ
nhật ký chung và các bảng kê liên quan.
(3) Sau khi các nghiệp vụ phát sinh đã được vào sổ nhật ký chung, tùy theo đối
tượng phát sinh mà kế toán tổng hợp ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái.
(4) Trong trường hợp cần mở thêm sổ nhật ký đặc biệt thì cũng căn cứ vào dữ liệu
chứng từ gốc trên máy tính để vào sổ đặc biệt. Cuối tháng từ sổ nhật ký đặc biệt ghi
vào sổ cái.
(5) Căn cứ vào chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào sổ kế toán
chi tiết.
(6) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết.

(7) Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết.
(8) Cuối tháng/quí/năm kế toán tổng hợp số liệu trên sổ cái và lập bảng cân đối
phát sinh.
(9) Tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán.
4. Thị trường tiêu thụ của công ty
4.1. Kinh doanh trong nước.
Kinh doanh trong nước của công ty Midea Consumer Electric (VN) chủ yếu là các
đại lý trải dài tứ Bắc tới Nam và thông qua các siêu thị như Big C, Co-opmart, Metro
Cash & Carry…Phương thức thanh toán chủ yếu là bán hàng trả tiền ngay. Hợp đồng
được ký kết sáu tháng một lần, trong đó sẽ thỏa thuận phương thức bán hàng, mức giá
ưu đãi mỗi khi khách hàng cần giao dịch bán buôn, khách hàng sẽ gửi đến công ty
đơn đặt hàng, từ đơn đặt hàng này, phòng kinh doanh của công ty sẽ xem xét số lượng
hàng tồn do kế toán kho cung cấp, từ đó lập một bản Proforma Invoice (đơn hàng nội
bộ) trong đó trình bày chi tiết loại hàng, số lượng, đơn giá bán…Đơn hàng này sẽ
được chuyển đến kế toán doanh thu và phải thu cùng với bản scan ủy nhiệm chi của
khách hàng. Dựa trên 2 chứng từ này, kế toán doanh thu và phải thu sẽ nhập lệnh xuất
hàng gửi đến kế toán kho. Khi kế toán kho báo hàng đã giao xong, kế toán doanh thu
sẽ hoàn tất thủ tục xuất hàng, đóng đơn hàng và làm thủ tục ghi nhận doanh thu, lưu
trữ các chứng từ liên quan như: Phiếu xuất kho, Delivery Order (Phiếu giao hàng),
Hóa đơn, bản scan ủy nhiệm chi
19
4.2. Thị trường xuất khẩu.
Ngoài việc kinh doanh trong nước, công ty Midea Consumer Electric (VN) còn mở
rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan, Philippin… và
Hồng Kông.
Việc mua bán hàng của công ty với các khách hàng này đều dựa trên quy định của
pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế quy định. Qua xem xét các Hợp đồng bán
hàng, công ty thường sử dụng các hình thức thanh toán an toàn như: Thanh toán bằng
thư tín dụng (LC), thanh toán bằng chuyển khoản.
Đối với các khách hàng này, công ty chấp nhận cho nợ lại tùy theo thỏa thuận

trong hợp đồng. Khi có đơn đặt hàng, phòng kinh doanh cũng làm đơn hàng nội bộ
như trường hợp mua bán trong nước, tuy nhiên khi chuyển lên cho kế toán sẽ không
kèm ủy nhiệm chi. Đơn giá dùng để bán hàng xuất khẩu là đơn giá tính bằng USD, do
đó, ngoài việc theo dõi công nợ bằng nguyên tệ, kế toán doanh thu còn phải theo dõi tỷ
giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của Hải quan để đánh giá đúng doanh
thu bằng Việt Nam đồng.
Đến thời hạn thanh toán, kế toán căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng để tiến
hành tất toán công nợ cho khách hàng và đồng thời theo dõi và ghi nhận lãi lỗ do
chêch lệch tỷ giá.
5. Phần mềm ERP trong xử lý công tác kế toán tại công ty.
Công ty Midea Consumer Electric (VN) dùng phần mềm kế toán ERP trong
công tác kế toán tại công ty. Đây là một phần mềm có tính năng khá tốt và được nhiều
doanh nghiệp chọn dùng. Phần mềm này không chỉ cho phép quản lý thông tin kế toán
mà các bộ phận khác như phòng kinh doanh, quản lý kho… đều được cung cấp phần
hành phù hợp để sử dụng, tạo thành một quy trình bán hàng xuyên suốt từ khâu quản
lý đơn hàng tại phòng kinh doanh, quản lý thành phẩm tại kho đến các thao tác kế toán
tại phòng kế toán.
Chứng từ
Chứng từ tổng
hợp
Phần mềm kế
toán ERP
Bảng tổng hợp
Bảng xác định
KQKD
Máy tính

×