Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.15 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
NGƯỜI VIẾT: TRẦN THỊ NGỌC NHI
TP.HCM 02/2012
MỤC LỤC
- Mở đầu 1
- Nội dung 2
Chương I: Những tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân
bản Phoiơbắc 2
I.1 Quan niệm về giới tự nhiên và con người 2
I.2 Quan niệm về nhận thức 5
I.3 Quan niệm về tôn giáo 6
Chương II: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản
Phoiơbắc 9
II.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 9
a) Trong quan niệm về giới tự nhiên và con người 9
b) Trong quan niệm về nhận thức 10
c) Trong quan niệm về tôn giáo 10
II.2 Những hạn chế chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 11
a) Trong quan niệm về giới tự nhiên và con người 11
b) Trong quan niệm về nhận thức 12
c) Trong quan niệm về tôn giáo 12
II.3 Đánh giá chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 12
- Kết luận 15
MỞ ĐẦU
Sống trong thời đại nào thì bên cạnh những tiến bộ cũng có những bất cập,
những mâu thuẫn cũng như những bất hợp lý về mặt đời sống xã hội. Khi ấy, những
người có tư tưởng lớn như các triết gia sẽ ra sức tìm hiểu sâu sắc hiện thực rồi xây


dựng các “giải pháp” nhằm cải thiện tình hình đời sống lúc bấy giờ. Sống trong thời
đại tư bản chủ nghĩa – thời đại hận thù, chứng kiến cảnh chèn ép con người nên
Phoiơbắc đã dùng “giải pháp”: dùng niềm tin tình yêu để xóa bỏ hận thù. Tình yêu
đó được ông quan niệm rằng “chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết
yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình
yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người” và “tình yêu của
người đàn ông dành cho người đàn bà là tình yêu đích thực” [TS.Bùi Văn Mưa (chủ
biên), Đại cương về lịch sử triết học: Phần I, 2011, tr.211-212].
Và, sau bao nỗ lực vất vả, sử dụng triệt để tài năng trí tuệ của mình mà
Phoiơbắc đã xây dựng nên một chủ nghĩa mang tên ông: chủ nghĩa duy vật nhân bản
Phoiơbắc.
1
CHƯƠNG I
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC
Lútvich Phoiơbắc xuất thân từ một gia đình luật sư nổi tiếng, ông là một trong
những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác và là nhà triết học duy vật
duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức và đã từng tham gia trường phái Hêghen
trẻ.
Công lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa duy tâm và thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy
vật; đã giáng một đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy
tâm nói chung. Quan điểm của ông là coi triết học mới phải là triết học về chính con
người; ông đã lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của triết học mới, và khoa
học nghiên cứu bản chất của con người gọi là nhân bản học. Cho nên, triết học mới
mà ông xây dựng gọi là triết học duy vật nhân bản, nội dung của nó bao gồm những
quan niệm chủ yếu sau:
I.1 Quan niệm về giới tự nhiên và con người
Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc quan niệm rằng vật chất có trước, ý
thức có sau, tự nhiên tự nó tồn tại và người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên xuất phát

2
từ bản thân nó. Con người muốn hiểu được giới tự nhiên thì phải xuất phát từ chính
bản thân mình thông qua cảm giác và tư duy. Ý thức không tự nó tồn tại được vì nó
chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất. Nếu như Cantơ quan niệm không gian và
thời gian là hình thức "tiên nhiên" thì Phoiơbắc quan niệm, không gian và thời gian
tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại vận động bên ngoài không gian và thời
gian. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên, của quan hệ
nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách
khách quan, từ đó dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, con người. Ở đây,
Phoiơbắc chưa khắc phục được hạn chế của duy vật siêu hình, coi vật chất như là
một cái gì thuần nhất. Tuy thừa nhận vật chất vận động nhưng chưa lý giải được
nguồn gốc, động lực, hình thức của vận động.
Phoiơbắc bảo vệ và chứng minh những nguyên lý duy vật của mình thông qua
quan điểm về quan hệ giữa tư duy và tồn tại, và quan hệ này thuộc về bản chất con
người. Phoiơbắc đã phê phán Hêghen quan niệm con người một cách trừu tượng và
thần bí coi đó như một lực lượng siêu tự nhiên, nhưng đây là một quan niệm sai. Do
vậy, theo ông phải xây dựng một quan niệm mới về con người. Phoiơbắc quan niệm
con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước
mơ, có tình yêu thương; lòng yêu thương vốn là bản chất của con người. Trong con
người có sự thống nhất giữa cơ thể với tư duy. Con người không phải là nô lệ của
thượng đế hay tinh thần tuyệt đối mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển
của tự nhiên. Thế nhưng trong xã hội con người bị kìm hãm trói buộc bởi giáo lý tôn
giáo và bởi các quy định của xã hội. Cho nên, cần phải giải phóng con người khỏi sự
ràng buộc đó; nhằm đem lại cho con người một quan niệm mới về chính mình, tạo
điều kiện để con người trở nên hạnh phúc. Theo ông, đây cũng là nhiệm vụ của các
nhà triết học. Xác định vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của triết học, Phoiơbắc
trở thành đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Đây là mặt tiến bộ so
với các nhà trước học trước ông. Tuy nhiên ông đã không thấy được phương diện xã
3
hội của con người. Con người mà ông quan niệm là con người bị tách khỏi điều kiện

kinh tế - xã hội và lịch sử. Do vậy về lĩnh vực này ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng
của quan điểm duy tâm.
Ông cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên vì “con người là
sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể
thiếu của đời sống con người” [2, tr.210]. Những nhu cầu cần thiết của con người
đã tạo nên sự khác biệt giữa mỗi người với nhau: họ vừa mang bản tính cá nhân, vừa
mang bản tính cộng đồng.
 Bản tính cá nhân: mỗi con người là một cá thể đặc biệt, tiềm tàng một năng
lực sáng tạo kỳ vĩ và năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân, không phải
xuất phát từ Thượng đế.
 Bản tính cộng đồng: mỗi con người bị ràng buộc với những người khác,
tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người; tình yêu cũng bắt nguồn từ
bản tính cộng đồng chứ không phải từ Thượng đế.
Ông cho rằng “tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện vừa là
mục đích của sự hòa hợp xã hội; nó còn là động lực tiến bộ xã hội vì thể hiện rõ nhất
bản chất con người” [2, tr.211]. Ông quan niệm tình yêu là một điều đặc biệt, đặc
trưng của con người bởi vì nếu không biết yêu thì không là con người vì “con người
và tình yêu chỉ là một, chúng không thể tách rời nhau” [2, tr.212]. Đối với
Phoiơbắc thì “tình yêu, ở đâu và bao giờ, cũng là một ông thần lắm phép lạ có thể
giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn, và điều đó diễn ra trong một xã hội
chia thành những giai cấp có những lợi ích đối lập hẳn với nhau! Do đó, những vết
tích cuối cùng của tính chất cách mạng trong triết học của ông đều biến mất hết và
chỉ còn lại cái điệp khúc cũ kỹ: Hãy yêu nhau đi, hãy ôm nhau đi, không cần phân
biệt nam nữ và đẳng cấp – thật là giấc mơ thiên hạ thuận hòa!” [5, tr.21].
4
 Nhìn chung, Phoiơbắc rất quan tâm và đề cao vai trò con người trong xã hội.
Ông vốn coi con người là trung tâm, đề cao chủ nghĩa cá nhân và bản tính cá nhân là
nguồn gốc sinh ra năng lực sáng tạo. Quan niệm đó đã thể hiện rõ quan điểm của
giai cấp tư sản, với ưu điểm là đã quan tâm đến mặt tự nhiên – sinh học của con
người. Tuy nhiên, con người theo quan niệm của ông mang tính trừu tượng bởi vì

không gắn liền với điều kiện lịch sử, giai cấp của họ.
I.2 Quan niệm về nhận thức
“Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức
đầy đủ giới tự nhiên. Nếu một người không thể nhận thức được thế giới thì mọi thế
hệ nối tiếp có thể nhận thức được thế giới khách quan vô tận” [2, tr.213]. Vì thế,
vô hình ông đã làm cho giới tự nhiên trở thành giới tự nhận thức.
Ông cho rằng khách thể của nhận thức chính là giới tự nhiên và con người; còn
chủ thể chính là con người sống động có cảm giác và lý trí. Phoiơbắc phê phán hệ
thống duy tâm khách quan của Hêghen ở chỗ là đã coi đối tượng tư duy không có gì
khác với bản chất của tư duy. Từ đó ông khẳng định, đối tượng nhận thức nói chung
và của triết học nói riêng là giới tự nhiên và con người. “Ông kêu gọi: hãy quan sát
giới tự nhiên đi, hãy quan sát con người đi! Bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn, những
bí mật của triết học”. Phoiơbắc cho rằng, chủ thể nhận thức không phải trừu tượng
mà là con người cụ thể, con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên, một
người thì không thể nhận thức được hoàn toàn thế giới tự nhiên, nhưng toàn bộ loài
người thông qua các thế hệ thì có thể nhận thức được. Con người nhận thức được thế
giới trước hết thông qua cảm giác: “bí quyết của sự hiểu biết trực tiếp tập trung
trong tính cảm giác”. Phoiơbắc cũng đã xác định được mối quan hệ giữa hình thức
nhận thức cảm tính với lý tính, nhưng khi tiến lên giai đoạn tư duy lý tính thì ông
không rút ra được kết luận rõ ràng. Như vậy, Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm duy
vật về nhận thức; đã khẳng định, con người có khả năng nhận thức. Nhưng trong lý
luận nhận thức đã bộc lộ hạn chế ở chỗ, chưa hiểu được quá trình phát triển biện
5
chứng của nhận thức, vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Cho nên,
quan điểm nhận thức của Phoiơbắc vẫn nằm trong khuôn khổ của những phương
pháp suy nghĩ siêu hình.
 Nhìn chung, ông không thấy rõ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội và hoạt
động nhận thức khi cho rằng hoạt động của thực tiễn không cần thiết trong nhận
thức, cần loại bỏ ra khỏi nhận thức cũng như khỏi hệ thống triết học.
I.3 Quan niệm về tôn giáo

“Theo học thuyết của Phoiơbắc, tôn giáo là mối quan hệ thương yêu giữa
người với người; mối quan hệ này, cho đến nay, vẫn đi tìm chân lý của nó ở sự phản
ánh huyền ảo của hiện thực - ở sự trung gian của một ông thần hay nhiều ông thần,
tức là những hình ảnh huyền ảo của các thuộc tính của con người - nhưng ngày nay
đã tìm thấy chân lý ấy, một cách trực tiếp không cần có trung gian, trong tình
thương yêu giữa “Tôi” và “Anh”. Và chính vì thế mà theo Phoiơbắc thì cuối cùng
tình yêu nam nữ là một trong những hình thức cao nhất, nếu không phải là hình thức
cao nhất, của việc thực hành tôn giáo mới của ông” [5, tr.16]. Tôn giáo duy nhất
mà Phoiơbắc nghiên cứu nghiêm túc là đạo Cơ Đốc, tôn giáo toàn thế giới của
phương Tây và được xây dựng trên chủ nghĩa độc thần. Ông chứng minh rằng Chúa
của đạo Cơ Đốc chỉ là sự phản chiếu hư ảo con người. Song, bản thân ông Chúa đó
lại là sản phẩm của một quá trình trừu tượng hoá lâu dài, là tinh hoa của nhiều ông
thần của các bộ lạc và các dân tộc trước kia. Và do đó, con người mà Chúa chỉ là
một hình ảnh, cũng không phải là con người hiện thực mà là tinh hoa của một số lớn
những con người hiện thực, là con người trừu tượng, vậy cũng lại chỉ là một hình
ảnh trong quan niệm. Và cũng Phoiơbắc, người mà trên mỗi một trang sách của
mình đều tuyên truyền khoái lạc nhục dục và kêu gọi đi sâu vào cái cụ thể, vào hiện
thực, thì nay lại trở thành hoàn toàn trừu tượng khi ông bắt đầu nói đến không chỉ
những quan hệ tính giao, mà cả những quan hệ khác giữa người với người.
6
Ông cho rằng tôn giáo ngoài những ảo tưởng phi lý, hoang đường còn là những
mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất
của con người. Tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người.
Chính con người sinh ra Thượng đế. Trong tôn giáo mới, tình yêu vừa là cơ sở vừa
là cứu cánh của con người để con người thật sự sống đúng như bản tính của mình,
nhằm biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất. Ông quan niệm rằng con người
sống cần có niềm tin, tức là cần tồn tại một thứ tôn giáo và tôn giáo ấy gọi là tôn
giáo tình yêu. Tuy nhiên, vô hình chung ông đã biến tình yêu thành trạng thái tín
ngưỡng, cho nên đã sa vào chủ nghĩa duy tâm; vì thế thái độ đối với tôn giáo của
ông không nhất quán vì đã phủ nhận hệ thống duy tâm của Triết học Hêghen nên

ông phủ nhận luôn phép biện chứng.
Trong quan niệm về tự nhiên, Phoiơbắc là nhà duy vật; còn trong quan niệm về
xã hội ông lại thể hiện quan điểm duy tâm. Ông khẳng định những thời kỳ lịch sử
loài người sở dĩ khác nhau chỉ do những thay đổi các hình thức tôn giáo; thay thế
tôn giáo cũ bằng tôn giáo mới sẽ làm cho xã hội tiến lên. Ở đây, Phoiơbắc chưa thấy
được vai trò của thực tiễn xã hội quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài
người. Khi bàn đến tôn giáo, Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của
tâm lý cá nhân và của sự tưởng tượng của con người. Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu,
bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên và điều kiện của xã hội. Chính con
người đã bày đặt ra thần thánh bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người. Do
vậy, cần thay thế tôn giáo cũ bằng thứ tôn giáo mới không cần có thần thánh, chúa
trời mà lấy tình yêu giữa người với người làm nền tảng. Những quan điểm trên đây
của Phoiơbắc về cơ bản vạch ra được nguồn gốc tâm lý con người đối với tôn giáo.
Tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ nguồn gốc thực sự của tôn giáo, chưa đề cập đến những
cơ sở kinh tế - xã hội của vấn đề. Mặc dù còn những hạn chế siêu hình trong quan
điểm về tự nhiên duy tâm trong quan điểm về xã hội, chưa có quan điểm duy vật
triệt để về con người nhưng Phoiơbắc đã có công lao trong việc khôi phục và phát
7
triển chủ nghĩa duy vật chống lại quan điểm duy tâm và tôn giáo. Vì thế, quan điểm
duy vật của Phoiơbắc cùng với tư tưởng biện chứng của Cantơ và phép biện chứng
của Hêghen trở thành tiền đề lý luận hình thành triết học Mác – Lênin.
 Phoiơbắc đã xuất sắc xây dựng nên một chủ nghĩa mới: chủ nghĩa duy vật nhân
bản; mà theo đó con người được đánh giá cao, là trung tâm hạt nhân ở mọi mặt trong
đời sống xã hội. Ông đề ra một tôn giáo mới mẻ: tôn giáo tình yêu – chứng tỏ bên
ngoài sự loạn lạc, bất ổn trong tình hình hiện thực còn có những điều tốt đẹp bên
trong tâm hồn con người luôn tỏa sáng, dẫn dắt mọi lối đi.
 Mặc dù đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng nên chủ nghĩa duy vật
nhân bản, Phoiơbắc cũng không thể hoàn hảo khi mắc phải những hạn chế bên cạnh
đó. Quan điểm của ông về các mặt không được nhất quán: khi về mặt này thì duy
vật, khi về mặt khác lại duy tâm. Hơn nữa, khi kế thừa và tiếp bước quan điểm, lý

luận của bậc tiền bối thì ông lại phủ định luôn họ cho nên chủ nghĩa duy vật ấy cũng
còn tồn tại một số hạn chế mà sẽ được phân tích sâu hơn trong phần nội dung tiếp
theo sau đây.
8
CHƯƠNG II
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC
II.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật nhân bản:
a) Trong quan niệm về giới tự nhiên và con người
“Khi con người mới vừa sinh ra từ giới tự nhiên, chỉ là một sinh vật tự nhiên
đơn thuần chứ không phải là người. Con người là sản phẩm của con người, của văn
hóa, và của lịch sử” [5, tr.19]. Khi cho rằng giới tự nhiên vật chất có trước ý thức,
ông đã khẳng định sự phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống
sinh học mà cao hơn là con người; con người nhờ có cảm giác và tư duy nên sẽ thấu
hiểu được giới tự nhiên. Điều đó cho thấy giá trị ở chỗ là ông thực sự quan tâm đến
con người (nhưng chủ yếu là về mặt tự nhiên – sinh học); ông đã lấy con người làm
đối tượng nghiên cứu của triết học mới, và khoa học nghiên cứu bản chất của con
người gọi là nhân bản học – một điều mới trong lịch sử triết học. Với quan điểm đề
cao chủ nghĩa cá nhân, coi con người là trung tâm thế giới nên bản tính của mỗi cá
nhân là nguồn gốc để sinh ra mọi năng lực sáng tạo; và điều ấy làm cho giới tự
nhiên trở thành giới tự nhận thức.
Khi đánh giá triết học Hêghen, ông cho rằng điểm xuất phát và việc giải quyết
mối quan hệ giữa vật chất với tinh thần, giữa con người với thế giới của Hêghen là
sai lầm vì Hêghen dựa trên lập trường duy tâm khi xây dựng các học thuyết này.
Ông cho rằng phải đứng trên lập trường duy vật thì mới xây dựng được học thuyết
một cách đúng đắn.
Quan niệm về con người trong triết học Phoiơbắc theo đánh giá của
A.G.Spirkin “chính là điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con người và
bản chất con người”. Bởi vì, bằng những quan niệm đó, người khai mở con đường
9

cho chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa
duy vật và chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêgen, “đưa một cách không úp mở
chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua”. Ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng "tự
nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta
bản thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Mác và
Ăngghen luôn đánh giá cao triết học của Feuerbach nói chung, chủ nghĩa duy vật
nhân bản của ông nói riêng, họ tự thừa nhận mình là môn đồ của ông, chào đón quan
điểm mới đó một cách nhiệt liệt, tin và đi theo Phoiơbắc với một tinh thần hào hứng,
phấn khởi.
b) Trong quan niệm về nhận thức:
Ông đề cao vai trò tích cực của con người với tính cách là chủ thể của mọi hoạt
động cải tạo thế giới – khách thể; và khảo sát khách thể gắn liền với hoạt động thực
tiễn của chủ thể - con người. Nền triết học mới mà Phoiơbắc đề cập đến là triết học
phản ánh chân lý của thời đại, nó đặt ra và lý giải những vấn đề xã hội đương thời
mà chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: “Chân lý không
phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm
lý học. Chân lý là nhân bản học”. Theo Phoiơbắc, triết học mới hay triết học tương
lai sẽ khắc phục được sự khác biệt của mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ
triết học nhận thức tư biện, mà trở thành nhân bản học - một học thuyết toàn diện về
con người, về mối quan hệ của nó với thế giới.
c) Trong quan niệm về tôn giáo:
Với quan niệm vô thần, ông phê phán mạnh mẽ tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc
giáo và không tin có Thiên Chúa hay thần linh nào cả. Còn tôn giáo của ông là sản
phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người. Chính con người sinh ra
Thượng đế, Thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con
người mong muốn có. Cho nên đó là điểm khác biệt với các triết gia trước đây, ông
cho rằng Thượng đế chỉ là nhân cách cá nhân được thần thánh hóa mà thôi. Vì tôn
10
giáo làm tha hóa con người cho nên nó không chỉ kìm hãm mà còn tước đi tính năng
động sáng tạo của họ. Từ đó, ông đưa ra hai lựa chọn không đồng thời tồn tại: tôn

giáo – tín ngưỡng – thượng đế hoặc khoa học nhân bản – tình yêu – con người.
Phoiơbắc đã có công lao trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật
chống lại quan điểm duy tâm và tôn giáo. Vì thế, quan điểm duy vật của Phoiơbắc
cùng với tư tưởng biện chứng của Cantơ và phép biện chứng của Hêghen trở thành
tiền đề lý luận hình thành triết học Mác – Lênin.
II.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản
a) Trong quan niệm về giới tự nhiên và con người:
Phoiơbắc chưa khắc phục được hạn chế của duy vật siêu hình, coi vật chất như
là một cái gì thuần nhất. Tuy thừa nhận vật chất vận động nhưng chưa lý giải được
nguồn gốc, động lực, hình thức của vận động.
Hạn chế là ông đã coi “tình yêu là bản chất con người nhưng không chú ý đến
mặt lịch sử - xã hội, điều kiện chính trị - xã hội con người sống trong đó. Quan niệm
về con người của ông trừu tượng bởi vì nó không mang tính lịch sử, giai cấp và tính
dân tộc. Ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người. Con người mà
ông quan niệm là con người bị tách khỏi điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Do
vậy về lĩnh vực này ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan điểm duy tâm.
Ngoài ra, những điều mà Phoiơbắc nói về đạo đức chỉ có thể là hết sức nghèo
nàn. Lòng mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh ở con người, do đó, nó phải là cơ sở
của mọi đạo đức. Song, lòng mong muốn hạnh phúc phải chịu hai sự uốn nắn: thứ
nhất là những hậu quả tự nhiên của hành vi của chúng ta: sau trác táng thì đến chán
chường, sau thói quen chơi bời quá độ thì đến bệnh tật; thứ hai là những hậu quả xã
hội của những hành vi đó: nếu như chúng ta không tôn trọng lòng mong muốn hạnh
phúc đó của những người khác thì những người đó sẽ phản kháng lại và phá hoại
lòng mong muốn hạnh phúc của chúng ta.
11
b) Trong quan niệm về nhận thức:
Nhìn chung, ông không thấy rõ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội và hoạt
động nhận thức khi cho rằng hoạt động của thực tiễn không cần thiết trong nhận
thức, cần loại bỏ ra khỏi nhận thức cũng như khỏi hệ thống triết học.
c) Trong quan niệm về tôn giáo:

Chủ nghĩa duy tâm thực sự của Phoiơbắc lộ rõ ra khi chúng ta nghiên cứu tới
triết học tôn giáo và đạo đức học của ông. Phoiơbắc hoàn toàn không muốn xóa bỏ
tôn giáo; ông muốn hoàn thiện tôn giáo. Bản thân triết học cũng phải hòa vào tôn
giáo. Ông quan niệm rằng con người sống cần có niềm tin, tuy nhiên niềm tin ấy lại
được gửi gắm vào một thứ gọi là tôn giáo: tôn giáo tình yêu; biến tình yêu thành tín
ngưỡng. Cho nên, ông đã sa vào chủ nghĩa duy tâm ở lĩnh vực này. Vì thế thái độ
đối với tôn giáo của ông không nhất quán vì đã phủ nhận hệ thống duy tâm của Triết
học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép biện chứng.
II.3 Đánh giá chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
Nhìn chung, Phoiơbắc có công khôi phục lại truyền thống duy vật thế kỷ XVIII
và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước nữa. Ông biết đặt vai trò con người
vào trung tâm khi phân tích triết học. Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là
xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị
nguyên tạo ra. Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc ở chỗ ông đấu
tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt là quan
niệm về Thượng đế, ông khẳng định chính con người tạo ra Thượng đế. Khác với
Hêghen nói về sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối. Phoiơbắc nói về sự tha hóa của bản
chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng bản chất tự nhiên của con người là
muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình
tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt
được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông
12
phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài
sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế khi
ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc
về con người và xã hội. Con người trong quan niệm của ông là con người trừu
tượng, phi xã hội và không mang tính giai cấp. Ông chỉ xem xét con người bên
ngoài mặt chính trị - xã hội, xét trong mối quan hệ tự nhiên – sinh học. Triết học
nhân bản của ông chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói rằng,

bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, để thay thế
quan niệm hữu thần, cần xây dựng một tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con
người. Mọi thời đại khác nhau chỉ là khác nhau ở tôn giáo: muốn có thời đại mới
cần phải có tôn giáo mới – tôn giáo tình yêu.
Công lao to lớn của Phoiơbắc ở chỗ đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và
chống lại những người duy vật tầm thường. Vì vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành
một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Ông đã có quan niệm đúng
đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý – hoá; công nhận
con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ông đã kịch liệt phê phán những
người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong sự phát triển lý luận
nhận thức duy vật, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu về
tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn là hoạt
động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và
hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính.
Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của
chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên
hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ tôn
giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Tuy nhiên trong lúc đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép
13
biện chứng của Hêghen. Cũng như các nhà triết học giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc
rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội.
14
KẾT LUẬN
Nói chung, triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn
nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Trước hết, nó đã
từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII,
XVIII. Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ
một hệ thống lý luận – điều mà phép biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và
chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII cũng không có khả năng tạo ra. Tuy nhiên

hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là tính chất duy tâm khách quan của
Hêghen, còn về chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc thì xét về thực chất không vượt qua
được trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII Tây Âu. Những hạn chế và
thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mác khắc phục, kế thừa và
nâng lên một trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại.
Nói riêng chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc, công lao xuất sắc của
ông là có đóng góp nhiều trong công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo. Ông đã đưa ra một khái niệm mới về tình yêu: tình yêu không mang tính
giai cấp cũng như không vụ lợi; dùng tình yêu để xóa bỏ hận thù giữa người với
nhau. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò và vị trí con người, từ đó đưa họ vào tâm điểm
của phân tích triết học.
Mặc dù chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc mắc phải những hạn chế
như phủ nhận phép biện chứng của Hêghen; hoặc là rời xa thực tiễn khi quan niệm
trong nhận thức; hoặc là xây dựng một hình tượng con người trừu tượng, lý tưởng
mà không chú trọng mặt chính trị - xã hội. Nhưng, chủ nghĩa duy vật của ông cùng
với phép biện chứng của Hêghen trở thành một tiền đề lý luận của triết học Mác, là
kết quả to lớn đối với phép biện chứng duy vật – linh hồn của chủ nghĩa Mác. Cho
nên, toàn bộ công sức cũng như nỗ lực của ông đã tạo ra một đứa con tinh thần –
15
chủ nghĩa duy vật nhân bản, đã đóng góp vai trò không hề nhỏ trong lịch sử phát
triển của triết học nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH và TÀI LIỆU
1. Nguyễn Ngọc Long, Trần Xuân Sầm, Lễ Hữu Nghĩa, Triết học Mác – Lênin:
Chương trình cao cấp, Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2000.
2. TS.Bùi Văn Mưa (chủ biên), Đại cương về lịch sử triết học: Phần I, 2011.
3. Nguyễn Duy Quý…[et.al], Giáo trình triết học Mác – Lênin, Hà Nội: Chính
trị quốc gia, 1999.
4. C.Mác: Luận cương về Phoi-ơ-bắc.
5. Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.

6. Quan điểm của L.Phoiơbắc về văn hóa và con người.
II. INTERNET
7. ĐH Mỏ - địa chất_Khoa lý luận chính trị
/>option=com_content&task=view&id=377&Itemid=265
8. ĐH Sư phạm HN_Khoa Giáo dục chính trị

Tạp chí nghiên cứu con người
9. Triethoc.edu.vn
/>option=com_content&view=article&id=490:ccvtctqnf&catid=19:trit-hc-cn-
i&Itemid=220
10. />27e15a6f2f02
16
17

×