Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tại sao tôm sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ lại lớn nhanh hơn tôm sống trong môi trường nước mặn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.58 KB, 7 trang )

Tại sao tôm sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ
lại lớn nhanh hơn tôm sống trong môi trường nước mặn
Điều này là sự thật, tôm sống trong môi trường nước ngọt và
nước lợ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Ðặc biệt là tôm sú
(Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) - Ðây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu
thực tế đối với tôm nuôi của các nhà nuôi trồng thuỷ sản.
Vào đầu năm 1972, trong khi thí nghiệm nuôi tôm càng xanh,
ông Wicking đã chuyển một số ấu trùng tôm vào môi trường
nuôi có độ mặn là 2 (ppt), trong khi đó cũng giữ lại một số ấu
trùng tôm nuôi trong môi trường chuẩn với độ mặn là 15
(ppt). Kết quả nghiên cứu trong vòng 21 ngày cho thấy, các
ấu trùng tôm được chuyển sang môi trường nuôi có độ mặn
thấp lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với tôm nuôi
trong môi trường có độ mặn tiêu chuẩn là 15 (ppt).
Năm 1976, ông Perdue và ông Nakamura đã thử nghiệm nuôi
tôm càng xanh giống ở môi trường nước ngọt trong vòng 3
tuần, sau đó bỏ muối vào môi trường nuôi và điều chỉnh hàm
lượng của muối trong phạm vi 2 - 8,5 và 15 %o, đồng thời
cũng giữ một số tôm này nuôi trong môi trường nước ngọt.
Sau hơn 7 tuần nuôi, kết quả cho thấy: Phần trăm phát triển
về trọng lượng và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất vẫn là số tôm
nuôi trong môi trường nước ngọt và nuôi trong môi trường
nước lợ (có hàm lượng muối là 2).
Những kết quả thử nghiệm tương tự đối với một số loài giáp
xác đều cho thấy: Tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất vẫn là các loài
giáp xác được sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ -
Ðây chính là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về
môi trường sống của tôm càng xanh và một số loài giáp xác
khác, cụ thể là loài tôm sú.
Ba nhà khoa học Saha, Bhattacharyya và Choudhury đã làm


thử nghiệm để so sánh, kết quả cho thấy : Sự tăng trưởng của
tôm sú sống trong môi trường nước lợ (hàm lượng muối từ
0,16 6,25) và tôm sú sống trong môi trường nước mặn (hạm
lượng muối từ 4,6 19,42). Với mật độ nuôi là 10,5 con/m2,
sản lượng thu hoạch sau 135 ngày nuôi đạt 1563 kg/ha ở môi
trường nước lợ và 1173 kg/ha ở môi trường nước mặn. Cũng
theo kết quả nghiên cứu, với mật độ thả nuôi là 16 con/m2 đã
thu được 2274kg/ha với môi trường nước lợ và 1974kg/ha
với môi trường nước mặn. Rõ ràng, điều này cho thấy tỷ lệ
tăng trưởng thực tế (SGR) của tôm nuôi ở môi trường nước
có hàm lượng muối thấp cao hơn nhiều (SGR: 21,04 á 21,19)
so với tôm nuôi ở môi trường có hàm lượng muối cao (SGR:
19,22 á 19,88). Tóm lại, Tôm được nuôi ở môi trường nước
lợ không chỉ có tỷ lệ tăng trưởng cao mà sản lượng cũng cao
hơn so với tôm được nuôi trong môi trường nước mặn.
Khái niệm áp suất thẩm thấu cân bằng và tỷ lệ tăng trưởng.
Một số người nuôi thuỷ sản đã xem xét và thấy rằng các động
vật thuỷ sinh phát triển rất nhanh trong môi trường có áp suất
thẩm thấu cân bằng, đó là trong điều kiện mà môi trường bên
ngoài và chất lỏng trong cơ thể của động vật thuỷ sinh ở
trạng thái cân bằng. Bởi vì, nếu môi trường sống ở dưới mức
bình thường, nhu cầu ôxy của các động vật thuỷ sinh bị thiếu,
do đó dẫn đến tình trạng chết tự nhiên của các động vật thuỷ
sinh do bị thiếu ôxy. Cũng theo cách xem xét này, nếu không
đủ điều kiện áp suất thẩm thấu cân bằng thì các động vật thuỷ
sinh cần phải được cung cấp một khối lượng nước lớn mới
phù hợp cho sự sống.
Giả thuyết về mức độ tăng trưởng tối đa của các loài cá trong
môi trường có áp suất thẩm thấu cân bằng đã được kiểm
chứng ở một số loài cá. Thí nghiệm được tiến hành đối với cá

hồi bạc và cá hồi đỏ cùng sống chung trong cùng môi trường,
sau một thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy cá sống trong
môi trường nước mặn phát triển nhanh hơn trong môi trường
nước ngọt. Có thể giải thích là, sống trong môi trường có
hàm lượng muối cao, cá không phải tiêu tốn năng lượng cho
quá trình thẩm thấu, nên chúng lớn nhanh hơn, điều đó tạo
thuận lợi cho sự phát triển nhanh của cá.
Trong khi lý thuyết về sự tăng trưởng tối đa ở môi trường có
áp suất thẩm thấu cân bằng có thể đúng đối với các loài cá,
nhưng điều này không hoàn toàn đúng đối với tôm nước ngọt
và tôm nước mặn. Ví dụ đối với tôm càng xanh, khi môi
trường có độ mặn khoảng từ 17 18 (ppt) thì chúng đạt áp suất
thẩm thấu cân bằng, trong khi đó chúng lại phát triển nhanh
nhất trong môi trường nước hoàn toàn ngọt và nước có độ
mặn thấp. Khi tiến hành thử nghiệm đối với tôm sú, chúng ta
vẫn thu được kết quả tương tự. Vậy làm thế nào để giải thích
được hiện tượng tự nhiên này?
Quá trình lột xác và tăng trưởng ở giáp xác.
Quá trình tăng trưởng ở giáp xác bị hạn chế bởi lớp vỏ cứng
kitin bên ngoài. Sự tăng trưởng chỉ xảy ra định kỳ trong quá
trình lột xác, khi lớp vỏ ngoài không còn phù hợp, nó sẽ được
thay thế bằng một lớp vỏ mới. Khả năng thẩm thấu bị giảm đi
trong qúa trình lột xác, trong thời gian này con vật thẩm thấu
một khối lượng lớn nước vào cơ thể khi lớp biểu bì mới vẫn
còn mềm và làm tăng lượng chất lỏng trong cơ thể. Từ đó,
lớp biểu bì bị kéo căng ra và gia tăng kích cỡ của tôm. Lớp
biểu bì mới này dần cứng lên bởi khối lượng nước được thay
thế bằng các tế bào mô. Bằng cách này, sự gia tăng về kích
cỡ cũng như về trong lượng của loài giáp xác đều được thực
hiện trong và sau thời gian chúng lột xác.

Chính bởi khả năng thẩm thấu lớn mà tôm sống trong môi
trường nước ngọt và nước lợ có thể lấy một lượng nước lớn
vào cơ thể trong khi lột xác, phát triển kích cỡ và trọng lượng
nhiều hơn so với khi sống trong môi trường có độ mặn cao.
Thực tế cho thấy, các tế bào mô của tôm đã trưởng thành
sống trong môi trường nước ngọt chứa nhiều nước hơn (từ 4-
5%) so với tôm sống trong môi trường nước mặn (hàm lượng
muối từ 15 ppt trở lên). Ðây chính là lời giải thích cho câu
hỏi: Tại sao tôm nuôi trong môi trường nước ngọt và nước lợ
tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tôm nuôi trong môi
trường nước mặn n

×