Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng phụ phẩm vừng trong sản xuất thức ăn cho cá hồi vân (oncorhynchus mykiss ) giai đoạn thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.75 KB, 89 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN TIẾN DŨNG




NGHIÊN CỨU THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG PHỤ PHẨM
VỪNG TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CÁ HỒI VÂN
(Oncorhynchus mykiss) GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số: 60.62.70



Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ NẮNG THU










HÀ NỘI – 2012

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Tiến Dũng



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học này tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ
không nhỏ của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng thuỷ sản 1. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Đào tạo sau đại học, Ban giám đốc Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1, Phòng Quản lý Khoa học – Thông tin –
Hợp tác Quốc tế và Đào tạo - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Nắng
Thu, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi tới GS.TS Vũ Duy Giảng đã có những đóng
góp quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Trung tâm Nghiên
cứu Thủy sản nước lạnh Sa Pa - Viện Nghiên cứu Nuôi trông thuỷ sản 1 đã
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Trung tâm Thủy sản Lào Cai đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học.
Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong
cuộc sống.










Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Đặc điểm sinh học của cá hồi vân 4
2.1.1. Phân loại 4
2.1.2. Đặc điểm phân bố 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái 5
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 6
2.1.6. Đặc điểm sinh sản 6
2.1.7. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa 7
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá hồi vân 8
2.2.1. Nhu cầu protein và axit amin 8
2.2.2. Nhu cầu lipid và axit béo 10
2.2.3. Nhu cầu năng lượng 11
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




iv

2.2.4. Nhu cầu cacbohydrat 12
2.2.5. Nhu cầu vitamin 12
2.2.6. Nhu cầu khoáng 14
2.3. Sử dụng nguyên liệu 15
2.3.1. Khả năng tiêu hóa nguyên liệu 15
2.3.2. Nghiên cứu thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản 16
2.4. Tổng quan tình hình nuôi và các nghiên cứu về cá hồi vân 23
2.4.1. Tình hình nuôi và nghiên cứu trên thế giới 23
2.4.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu tại Việt Nam 24
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
3.1.1. Thời gian nghiên cứu 30
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 30
3.2. Đối tượng nghiên cứu 30
3.3. Vật liệu nghiên cứu 30
3.3.1. Nguyên liệu chính 30
3 3.2. Vật liệu khác: 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Xây dựng các công thức thức ăn 30
3.4.2. Qui trình chế biến thức ăn thí nghiệm 33
3.4.3. Sơ đồ thí nghiệm 35
3.4.4. Quy trình kỹ thuật nuôi 36
3.4.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 37
3.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 39
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1. Điều kiện môi trường 40
4.1.1. Nhiệt độ 40
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




v

4.1.2. Hàm lượng oxy hoà tan 41
4.1.3. pH của nước 43
4.2. Chất lượng viên thức ăn 43
4.2.1. Cảm quan của viên thức ăn 43
4.2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 45
4.3. Tỷ lệ sống 46

4.4. Thu nhận thức ăn 47
4.5. Tốc độ tăng trưởng 48
4.5.1. Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm 48
4.5.2. Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu 50
4.5.3. Khối lượng cá tăng lên 51
4.6. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR - Feed conversion rate) 52
4.7. Hiệu quả sử dụng protein (PER - Protein efficiency ratio). 53
4.8. Tích lũy protein (PR - Protein retention) 55
4.9. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế 55
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 65


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. Nhu cầu protein trong khẩu phần của cá hồi vân 8

Bảng 2. Nhu cầu axit amin không thay thế của cá hồi vân (% protein) 9


Bảng 3. Nhu cầu vitamin của cá hồi vân (mg/kg) 14

Bảng 4. Nhu cầu một số chất khoáng của cá hồi vân (trong 1kg thức ăn) 14

Bảng 5. Khả năng tiêu hoá nguyên liệu của cá hồi vân 16

Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt vừng 20

Bảng 7: Thành phần acid béo trong 100g hạt vừng 20

Bảng 8. Thành phần axit amin (g/100g Pr) của vừng 21

Bảng 9: Thành phần vitamin trong 100g hạt vừng 22

Bảng 10. Thành phần hóa học của nguyên liệu 31

Bảng 11: Các công thức thức ăn 31

Bảng 12: Kết quả theo dõi môi trường thí nghiệm nuôi cá 90 ngày 40

Bảng 13: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 45

Bảng 14. Tỷ lệ sống của cá hồi vân sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm 46

Bảng 15 : Thu nhận thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 47

Bảng 16. Tăng trọng ở cá hồi vân thí nghiệm 48

Bảng 17 : Sự tăng trưởng của cá hồi vân giữa các lần thu mẫu 51


Bảng 18: Hiệu quả protein của cá sử dụng thức ăn thí nghiệm 54

Bảng 19: Chi phí nguyên liệu sản xuất thức ăn thử nghiệm để đạt được 1kg
tăng trọng cá hồi vân 55







Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykis) 4

Hình 2: Tình hình sản xuất bột cá thế giới từ 2003 – 2010 18

Hình 3: Ước tính mức bột cá trong khẩu phần thức ăn cá hồi từ 1995 – 2008 19

Hình 4 : Sản xuất hạt vừng nguyên liệu 19

Hình 5: Sơ đồ chế biến thức ăn 34


Hình 6: Bột cá và phụ phẩm vừng sản xuất thức ăn 34

Hình 7: Bể thí nghiệm 36

Hình 8: Sơ đồ thiết kế thí nghiệm 36

Hình 9: Các thiết bị theo dõi môi trường 37

Hình 10. Nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm 40

Hình 11: Biến động oxy trong quá trình thí nghiệm 42

Hình 12 : Biến động pH trong quá trình thí nghiệm 43

Hình 13: Thức ăn thí nghiệm 44

Hình 14. Tốc độ tăng trưởng của cá qua các lần thu mẫu 50

Hình 15: Chi phí thức ăn và FCR của cá hồi sử dụng các thức ăn khác nhau 56















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
tắt
Tên tiếng việt Tên tiếng anh
ADG Tăng trọng bình quân hàng ngày Average daily gain
DE Năng lượng tiêu hóa Digestible energy
DHA Docosahexaenoic acid
DP Protein tiêu hóa Digestible protein
EPA Eicosapentaenoic acid
FC Sự thu nhận thức ăn Feed consumption
FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn Feed conversion ratio
HUFA Highly unsaturated fatty acid
PER Hiệu quả sử dụng protein Protein efficiency ratio
CT Công thức
NN Nhập nội
PR Protein tích lũy Protein retention
SGR Tốc độ tăng trưởng đặc trưng Specific growth rate

VCK Vật chất khô
TLS Tỷ lệ sống
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cá hồi là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chúng chứa axit béo omega
3 có tác dụng rất tốt trong việc xây dựng tế bào não của con người, đặc biệt là
của trẻ em. Ngoài ra, axit béo omega 3 trong thịt cá hồi còn có tác dụng điều
hòa huyết áp, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chống lão hóa ở người cao
tuổi. Chính vì những ích lợi của cá hồi đối với sức khỏe như vậy mà nhu cầu
tiêu thụ loài cá này trên thị trường ngày càng lớn. Ở Việt Nam, sản lượng cá
hồi sản xuất trong nước chưa nhiều, cá hồi nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Cá hồi vân lần đầu tiên được đưa vào nuôi tại miền Bắc Việt Nam năm
2005 thông qua dự án đồng tài trợ của đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội và
Trung tâm Khuyến ngư Quốc Gia - Bộ Thủy Sản (Bộ Nông nghiệp&PTNT).
Hiện nay cá hồi vân đã được ấp, nở, ương và nuôi thương phẩm thành công
tại nhiều nơi trong cả nước như Lào Cai, Lai Châu, Lâm Đồng, Bắc Giang,
Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Cao Bằng, Bắc Kạn
Cá hồi ưa thích môi trường nước lạnh, sạch, oxy hòa tan cao. Cá hồi
vân được đưa vào nuôi tại Việt Nam nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nước
lạnh từ các sông suối của vùng núi cao, phát triển du lịch địa phương, xóa đói
nghèo và thay thế một phần cá nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.

Thành công của kỹ thuật ấp nở, ương và nuôi thương phẩm cá hồi vân
trong những năm qua đã chỉ ra tính khả thi về mặt kỹ thuật và những triển vọng
tại Việt Nam. Hiện nay đã có nhiều cơ sở nuôi cá hồi tại Việt Nam mang lại
nguồn thu nhập lớn. Tuy nhiên, giá cá hồi vân ở Việt Nam hiện nay còn cao, do
trong quá trình nuôi đã sử dụng thức ăn nhập khẩu từ Châu Âu, Trung
Quốc phải chịu thêm chi phí về thuế và vận chuyển. Mặt khác, việc nhập khẩu
thức ăn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, mất thời gian, do đó các
trang trại nuôi không chủ động được nguồn thức ăn cung cấp cho cá.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




2

Thông thường thức ăn cho cá hồi được sản xuất chủ yếu từ bột cá,
nhưng do giá thành của bột cá hiện nay khá cao, các nước trên thế giới đã
nghiên cứu thành công việc thay thế bột cá bằng các nguồn đạm thực vật sẵn
có như bột đậu tương, khô dầu lanh, khô dầu hạt cải
Hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có một vài nghiên cứu sử dụng các nguồn
đạm thực vật trong sản xuất thức ăn cho cá hồi vân giai đoạn thương phẩm
(Nguyễn Thanh Hoa, 2006; Tống Hoài Nam, 2008; Trần Viết Vinh, Trần Thị
Tình, 2010). Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ ở bước đầu thử nghiệm,
hệ số thức ăn và giá thành vẫn còn cao. Việc tìm những nguồn đạm thực vật
rẻ tiền, sẵn có ở trong nước cũng như cải tiến công nghệ sản xuất chế biến để
nâng cao hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá hồi vân là rất
cần thiết.
Chính với những lý do trên tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu thay thế bột cá bằng phụ phẩm vừng trong sản xuất
thức ăn cho cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss ) giai đoạn thương phẩm”.

1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Sản xuất thức ăn dạng viên thay thế thức ăn nhập nội phục vụ cho nuôi
thương phẩm cá hồi vân tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được tỷ lệ bổ sung phụ phẩm vừng thích hợp trong công thức
thức ăn cho cá hồi vân giai đoạn thương phẩm.
1.3. Nội dung nghiên cứu
* Xây dựng 5 công thức thí nghiệm bao gồm:
- Công thức 1 (đối chứng): 0% phụ phẩm vừng.
- Công thức 2 (CT2): Thay thế 10% protein của bột cá bằng protein của
phụ phẩm vừng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




3

- Công thức 3 (CT3): Thay thế 20% protein của bột cá bằng protein của
phụ phẩm vừng.
- Công thức 4 (CT4): Thay thế 30% protein của bột cá bằng protein của
phụ phẩm vừng.
- Công thức 5 (NN): Là thức ăn nhập nội từ Phần Lan.
* Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của cá hồi vân giai đoạn
thương phẩm (từ 600g - 1.300g/con) theo các công thức thức ăn trên.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khu vực SaPa - Lào Cai.



















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm sinh học của cá hồi vân
2.1.1. Phân loại
Tên tiếng Anh: Rainbow trout
Tên khoa học: Oncorhynchus mykiss

Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: O. mykiss


Hình 1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykis)

2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá hồi vân O. mykiss có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương khu
vực Bắc Mỹ. Loài cá này đã được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu Âu từ
những năm 1890 (Stevenson, 1987; Boujard và cs., 2002). Cá hồi bao gồm
nhiều nhóm có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ phát triển khác nhau.
Trong đó có thể kể đến 2 nhóm chính bao gồm nhóm sinh sống ngoài biển và
nhóm sinh sống và phát triển trong các thuỷ vực nước ngọt. Loài cá được gia
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




5

hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong các thuỷ vực nước
ngọt đó là cá hồi vân. Loài cá này hiện đang được thị trường ưa chuộng và
phát triển.
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Trên thân cá có các chấm đen hình cánh sao, khi thành thục dọc 2 bên
thân xuất hiện các vân mầu hồng, mầu hồng này trên cá đực được biểu hiện
rất đặc trưng trong mùa sinh sản (Stevenson, 1987; Russell và ctv., 1991).
Một số đặc điểm hình thái bên ngoài như màu sắc, mức độ lấp lánh của cá

hồi vân còn liên quan đến chất lượng môi trường (độ đục, cường độ chiếu
sáng và thành phần một số nguyên tố vi lượng trong thức ăn sử dụng hàng
ngày).
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong tự nhiên cá còn nhỏ thường ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ
và động vật phù du. Khi trưởng thành chúng ăn giáp xác (ốc, trai ), côn trùng
trong nước và cá nhỏ. Cá hồi là loài cá ăn động vật, khi cá trưởng thành chủ
yếu là ăn cá con. Do đó nếu cá hồi thả ghép chung với các loài cá khác, nếu
không đủ thức ăn có thể ăn cá con của các loài được nuôi cùng trong thuỷ
vực. Tuy nhiên hiện nay trong nuôi trồng thủy sản thì cá hồi được nuôi đơn để
có năng suất cao hơn. Trong điều kiện nước ta, một số câu hỏi đặt ra loài cá
này mà bị thoát ra ngoài tự nhiên liệu có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa
dạng sinh học của các thủy vực nội địa hay không. Qua kết quả khảo sát cho
thấy giới hạn về nhiệt độ là một trong những ảnh hưởng đến tập tính sinh
sống và vùng phân bố của loài cá này. Do đó việc cá hồi vân thoát ra ngoài và
gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực nội địa là không đáng ngại. Tuy nhiên
chúng ta cũng cần quan tâm đến đặc tính đa dạng sinh học của khu vực có nguồn
nước lạnh và các thủy sinh vật phân bố trong khu vực này để đánh giá cụ thể hơn
về khả năng cạnh tranh của cá hồi đối với các loài sinh vật bản địa. Trong điều
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




6

kiện nuôi thương phẩm cá hồi vân thường được nuôi đơn, có chế độ chăm sóc
rất cẩn thận và cá sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến dạng viên với hàm lượng
đạm khoảng trên 40% và hàm lượng mỡ khoảng trên 20%.
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng

Tỷ lệ sống của cá hồi vân khi ương, nuôi đạt cao hơn các loài cá hồi
khác. Trong điều kiện nuôi với cỡ giống thả 30g/con, cá có thể đạt khối lượng
bình quân 250 - 300g/con sau 8 tháng nuôi, 0,6 – 1,0kg/con sau 1 năm nuôi và
đạt 2,0 kg/con sau 2 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá hồi vân phụ
thuộc nhiều vào chất lượng thức ăn và môi trường sống. Theo kết quả nghiên
cứu của George (1991) cho thấy với thức ăn có hàm lượng đạm >40% thì hệ
số thức ăn sử dụng (FCR) là 1,5 đến 1,8. Tuy nhiên hiện nay hệ số thức ăn
phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng thức ăn và chất lượng môi trường sống.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá thường là 2 – 3 tuổi tuỳ theo nhiệt độ môi
trường nước và thức ăn sử dụng. Cá hồi vân có thể sinh sản tự nhiên trong các
thuỷ vực nước lạnh, đến mùa sinh sản chúng thường ngược dòng lên thượng
nguồn các sông nơi có thác nước chảy tương đối mạnh để vật đẻ (Brown,
2002; FAO, 2006). Trứng sẽ trôi theo dòng nước và phát triển thành cá bột ở
phía hạ lưu, cư dân có thể vớt cá giống này về nuôi. Trong điều kiện nuôi hiện
nay, chúng ta có thể cho cá đẻ nhân tạo bằng cách vuốt trứng và tinh trộn với
nhau tương tự như sinh sản nhân tạo các loài cá nước ngọt trứng không dính.
Tùy theo kích thước cá cái mỗi lần có thể đẻ từ 700 – 4.000 trứng. Trứng cá
có kích thước >0,8 mm, màu vàng xậm và thời gian ấp nở kéo dài 4 – 8 tuần
tuỳ theo nhiệt độ nước. Mùa vụ sinh sản chính kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5
hàng năm. Nhiệt độ phù hợp cho chúng sinh sản tùy theo từng khu vực,
nghiên cứu của Steven (2002) cho thấy chúng có thể sinh sản ở nhiệt độ từ 4,4
đến 11ºC, tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ từ 8 – 14ºC là phù hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




7


cho cá sinh sản. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đây là loài cá có thể
kiểm soát quá trình sinh sản và cho sinh sản nhân tạo được do dó việc nghiên
cứu sinh sản nhân tạo trong điều kiện môi trường ở mỗi quốc gia là cần thiết
và có tính khả thi cao.
2.1.7. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa
2.1.7.1. Nhiệt độ
Cá hồi vân có nguồn gốc xuất xứ từ các nước ôn đới, do đó chúng phù
hợp ở các vùng có nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ cho chúng phát triển có
thể thấp hơn 5ºC cho đến 22ºC chúng vẫn phất triển bình thường. Tuy nhiên
theo kết quả nghiên cứu của Stevenson (1987) cho thấy khi nhiệt độ tăng cao
>24ºC chúng chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn. Thường nhiệt độ trên 20ºC
cá bắt đầu chậm lớn. Nhiệt độ phù hợp cho chúng sinh sản là từ 8 – 14ºC,
trong điều kiện nhiệt độ ấp trứng cá hồi thường trên 4,5ºC nếu thấp hơn sẽ
làm ảnh hưởng đến trứng và chất lượng giống cá hồi nở ra (Hokanson và cs.,
1974; Leitritz và Lewis, 1976).
2.1.7.2. Ô xy hòa tan
Cá hồi vân đòi hỏi hàm lượng ô xy hoà tan trong nước rất cao, thường
phải trên 7 mg/l, khi hàm lượng ô xy hoà tan giảm xuống 6 mg/l chúng vẫn
phát triển được. Tuy nhiên khi hàm lượng này giảm xuống dưới 5 mg/l cá sẽ
bị ảnh hưởng. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi phát triển nuôi
cá hồi vân (Stevenson, 1987).
2.1.7.3. pH
Có nhiều nghiên cứu về yêu cầu pH đối với môi trường nước nuôi cá hồi
vân đã được công bố. Hàm lượng pH thích hợp cho cá hồi vân dao động từ 6,7-
8,5 (Klontz, 1991; Cho and Cowey, 2000), khoảng giới hạn thích hợp nhất là 7-
7,5 (Segdwick, 1988). pH quá cao và quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự phát
triển của cá. Ở mức pH cao, sẽ làm hàm lượng amoniac trong nước cao hơn và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….





8

có thể sẽ gây độc cho cá (Segdwick, 1988). Trong các ao nuôi cá, pH có thể thấp
tới 5 nhưng với pH này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, tỷ lệ nở của
trứng và sự phát triển của ấu trùng và cá bột (Brett, 2001).
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá hồi vân
2.2.1. Nhu cầu protein và axit amin
2.2.1.1. Nhu cầu protein
Cũng giống như nhiều loài cá xứ lạnh khác, cá hồi vân là loài có nhu
cầu protein cao. Có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của cá
hồi vân tốt nhất khi thức ăn có chứa hàm lượng protein là 40 – 50%. Năm
1924, nhu cầu protein của cá hồi vân đã được đề xuất là 36%. Trong những
năm 1990, nghiên cứu dinh dưỡng đã có nhiều tiến bộ và nhu cầu protein cho
cá hồi vân được đề xuất tăng từ 35% lên 45% (Hard và cs., 2000). Hỗn hợp
thức ăn có chứa 45 – 50% protein cũng đã được thí nghiệm và kết luận bởi
Sedgwick (1988). Tuy nhiên, trên thực tế thức ăn công nghiệp dùng cho cá
hồi vân thường chứa hàm lượng protein dao động từ 42 – 48%, tùy theo giai
đoạn phát triển (Hardy, 2002).
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành với các cỡ cá khác
nhau và cho ra kết quả là cá càng bé thì nhu cầu protein càng cao. Khi ở giai
đoạn cá giống, cá cần thức ăn có chứa 42 – 48% protein (Barrows and Hardy,
2001). Nhưng theo Hinshaw (1999), thức ăn của cá hồi vân giai đoạn thương
phẩm đòi hỏi hàm lượng protein là 38 – 45%.
Bảng 1. Nhu cầu protein trong khẩu phần của cá hồi vân
% Protein Cỡ cá Tác giả
42-48 Bột Barrows và Hardy (2001)
50 Giống Hinshaw (1999)
38-45 Thịt Hinshaw (1999)

42-48 Bột – Thịt Hardy (2002)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




9

33-42 Bột – Thịt Cho and Cowey (2000)

Ngoài ra, nhu cầu protein của cá hồi vân còn phụ thuộc vào năng lượng
trong khẩu phần, năng lượng càng cao thì hàm lượng protein trong khẩu phần
càng lớn. Với thức ăn năng lượng cao hàm lượng protein từ 38 – 45%
(Hinshaw, 1999). Theo Cho and Cowey (2000), hàm lượng protein tiêu hóa
trong thức ăn của cá hồi vân là 33 – 42% tùy thuộc vào mật độ năng lượng
trong thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng protein cũng có thể thấp hơn (30 – 35%)
khi mà thức ăn có hàm lượng lipid cao và không làm cho tăng trưởng của cá
bị giảm (Steffens, 1989). Đối với thức ăn giàu cacbohydrat thì cần có hàm
lượng protein thô là 40%.
2.2.1.2. Nhu cầu axit amin
Cân bằng axit amin trong khẩu phần là rất quan trọng, một hỗn hợp thức
ăn cân bằng được axit amin, đặc biệt các axit amin không thay thế sẽ cho vật
nuôi tăng trưởng tốt hơn (Vũ Duy Giảng, 1999 và 2007) và làm giảm hàm lượng
protein trong khẩu phần (có thể giảm 5% hàm lượng protein khẩu phần).
Nhiều nghiên cứu nhu cầu tối thiểu đối với các axit amin thiết yếu của
cá hồi vân đã được thực hiện. Nhìn chung, nhu cầu axit amin của cá hồi vân
cao hơn các loài cá nước ngọt khác (bảng 2). Nhu cầu axit amin ở cá nhỏ cao
hơn cá lớn.
Bảng 2. Nhu cầu axit amin không thay thế của cá hồi vân (% protein)
Axit amin

% Khẩu
phần TA*

Segdwick
(1988)
Hardy
(2002)
Steffens
(1989)
Arginine 2,0 5,0 5,0 3,5
Histidine 0,7 1,8 1,8 1,6
Isoleucine 0,8 2,0 2,0 2,4
Leucine 1,4 3,5 3,5 4,4
Lysine 1,8 4,5 4,5 5,3
Methionine + Cystine 1,4 3,5 3,5 1,8
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




10

Phenylalanine + Tyrosine 1,8 4,5 4,5 3,1
Threonine 0,8 2,0 2,0 3,4
Tryptophan 0,2 5,0 0,5 0,5
Valine 1,3 1,8 3,2 3,1
* Nguồn: Segdwick (1988).
2.2.2. Nhu cầu lipid và axit béo
Lipid trong khẩu phần có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và
sức khỏe của của cá hồi vân (Segdwick, 1988). Một lượng lớn lipid và protein

trong khẩu phần của cá hồi vân làm cho cá tăng trưởng nhanh hơn và giảm hệ
số chuyển đổi thức ăn (FCR). Những năm 1960, khẩu phần thức ăn của cá hồi
có chứa 36% protein và 5% lipid, FCR là 2,0. Đến giữa những năm 1990,
phương pháp sản xuất thức ăn viên có năng lượng cao, giầu protein (45%) và
lipid (22%) đã làm giảm FCR xuống còn 1,2. Một nghiên cứu của Nielsen và
cs., 2005 trên cá hồi vân cỡ 300g đã thấy nếu hàm lượng lipid được đẩy lên đến
32% và protein giữ ở mức 44% thì FCR chỉ còn còn 0,9. Tăng hàm lượng lipid
còn làm tăng khả năng sử dụng protein (Jiri and Mimarik, 2003), năng lượng và
tiết kiệm protein trong khẩu phần (Alvares và cs., 1998). Hàm lượng lipid tăng từ
8% lên 16% làm giảm tỷ lệ chết và cải thiện sinh trưởng của cá. Steffens (1989)
đã thấy: với cá có khối lượng từ 5g trở lên, nếu khẩu phần có hàm lượng lipid từ
9 – 11% (48% protein) tăng lên 17 – 18% (44 – 45% protein) thì sức sinh trưởng
và khả năng sử dụng thức ăn của cá tốt hơn. Đối với cá hương và giống, thức ăn
có chứa 15 – 20% lipid sẽ cho tốc độ tăng trưởng cao (Hinshaw, 1999). Trong
thực tế, hàm lượng lipid trong thức ăn của cá hồi vân dao động từ 16 – 24%, tùy
theo giai đoạn phát triển của cá (Hardy, 2002).
Trong thức ăn của cá hồi vân cũng như nhóm cá hồi không thể thiếu
các axit thuộc nhóm HUFA (Poly Unsaturated Fatty Acid) như EPA (20:5n –
3) và DHA (22:6n – 3); các axit béo này có nhu cầu tối thiểu từ 0,5 – 1%
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




11

(Segdwick, 1988; Barrows and Hardy, 2001; Bureau and Cho, 2004). Axit
béo không no được sử dụng hỗn hợp nhiều họ ω
3
, ω

6,
ω
9
sẽ cho kết quả tốt.
Đặc biệt tỷ lệ của axit béo ω
3

6
phù hợp sẽ cho kết quả tốt nhất. Theo
Steffens (1989), tỷ lệ ω
3

6
trong thức ăn của cá hồi vân là 0,5-3:1. Ngoài ra,
trong khẩu phần có hỗn hợp 2 axit 20:5ω
3
và 22:6ω
3
được dùng theo tỷ lệ 1:1

thì tốc độ sinh trưởng của cá tốt hơn khi sử dụng chỉ một loại axit béo.
2.2.3. Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của cá chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng
và mức độ hoạt động, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ nước, cỡ cá, tuổi cá,
tỷ lệ tiêu hoá, thành phần thức ăn, độ dài ngày và cả bị stress do các yếu tố thủy
lý, thuỷ hóa của môi trường. Cá thường sử dụng 70% năng lượng để duy trì
hoạt động và 30% năng lượng cho sinh trưởng (Barrows and Hardy, 2001). Đối
với cá hồi vân, nhu cầu năng lượng duy trì hoạt động chiếm khoảng 17 – 24%
so với tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của nó (Steffens, 1989). Cá nhỏ đòi
hỏi năng lượng trong khẩu phần ăn cao hơn so với cá lớn (Hinshaw, 1999).

Tuy nhiên, đối với cá hồi vân cũng như nhiều loài khác, nhu cầu khẩu
phần ăn tối ưu của cá là cân bằng giữa mức năng lượng và hàm lượng protein
(Einen and Roem, 1997). Kim and Kaushik (1992), cho biết năng lượng tiêu
hóa cần thiết để tăng trưởng được 1kg cá hồi vân là 17,5 MJ. Trong một
nghiên cứu của Cho and Cowey (2000) cũng cho một kết quả tương tự là 15 –
17 MJ/kg.
Đối với cá hồi vân khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn sẽ hạn
chế sự sử dụng protein để cung cấp năng lượng. Cá sinh trưởng nhanh khi sử
dụng thức ăn giàu lipid (18 – 28%) và cân đối về tỷ lệ protein tiêu hóa với
năng lượng tiêu hóa (DP:DE) thích hợp là 20:1 g/MJ. Nếu tỷ lệ này lớn hơn
20, thì hàm lượng protein có thể cao hơn so với nhu cầu hoặc cá sẽ khó tiêu
hóa một lượng lớn protein. Ngược lại, nếu tỷ lệ trên mà thấp hơn 20, có thể
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




12

thức ăn thừa lipid và có ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tỷ lệ thịt.
Kaushick and Médale (1994) cho biết tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu
hóa tối ưu đối với cá hồi vân có thể dao động từ 17 – 19 g/MJ.
2.2.4. Nhu cầu cacbohydrat
Trong thức ăn tự nhiên của cá hồi vân hầu như không có cacbohydrat.
Nhưng một lượng cacbohydrat nhỏ hơn nhiều so với protein và lipid trong
thức ăn hỗn hợp chúng vẫn có thể tiêu hoá được (Steffens, 1989; Hinshaw,
1999). Nếu quá nhiều cacbohydrat trong thức ăn của cá hồi có thể dẫn đến
tăng đường huyết, tích lũy glycogen ở trong gan làm cho gan bị phù
(Segdwick, 1988).
Hiện nay, thực tế đã chứng minh cá hồi có thể sử dụng một lượng

cacbohydrat trong thức ăn nhưng với điều kiện là các thành phần quan trọng
khác trong thức ăn, ví dụ các axit amin thiết yếu không giảm đến mức tối
thiểu và đảm bảo cá phải thu nhận được đủ vitamin. Tuy nhiên, nếu cá sử
dụng quá nhiều cacbohydrat thì sinh trưởng và sự sử dụng thức ăn bị giảm
(Steffens, 1989). Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với cá biển và cá nước lạnh
có khẩu phần cacbohydrat tiêu hóa thấp hơn so với cá nước ngọt và nước ấm.
Đối với cá hồi vân đòi hỏi khẩu phần cacbohydrat tiêu hóa không quá 20%
(Steffens, 1989; Wilson, 1994).
Cá hồi vân cũng có thể sử dụng được khẩu phần có chứa trên 20%
cacbohydrat ở nhiệt độ từ 12 – 18ºC, nhưng khi nhiệt độ nước giảm xuống
dưới 10ºC, glycogen sẽ tích trữ ở trong gan và có thể gây chết cá (Barrows
and Hardy, 2001). Theo Sedgwick (1988), cá hồi vân có thể sử dụng một
lượng nhỏ cacbohydrat tiêu hoá (glucose, lactose…) không quá 9% và lượng
cacbohydrat cá ăn vào hàng ngày nên dưới 4,5g/100g cá.
2.2.5. Nhu cầu vitamin
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




13

Nhu cầu vitamin ở cá cũng như ở động vật khác là không nhiều nhưng
với một lượng nhỏ bổ xung vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết cho sự phát
triển của vật nuôi (Steffens, 1989; Vũ Duy Giảng và nnk., 1999; Lại văn
Hùng, 2004; Nguyễn Anh Tuấn và nnk., 2006; Vũ Duy Giảng, 2007). Nhu
cầu vitamin ở cá hồi vân cũng đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất được trình
bày ở bảng 3.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….





14

Bảng 3. Nhu cầu vitamin của cá hồi vân (mg/kg)
Vitamin
Cho and Cowey
(2000)
Steffens (1989) Segdwick (1988)
Vitamin A 2000 IU 5000 – 20000 IU 8000 – 10000 IU
Vitamin D 2400 IU 2000 – 3000 IU 1000 IU
Vitamin E 50 100 – 500 125 IU
Vitamin K 10 10 – 20 15 – 20
Vitamin C 50 200 – 400 450 – 500
Thiamine (B1) 1,5 10 – 20 0,15 – 0,20
Riboflavin (B2) 4 10 – 20 0,50 – 1,00
Pyridoxin (B6) 3 10 – 20 0,25 – 0,50
Pantothenic acid 12 50 – 100 0,10 – 0,15
Niacin (B3) 10 50 – 150 4 – 7
Biotin (H) 0,15 1 – 2 0,04 – 0,08
Folic acid (B9) 5 5 – 10 0,1 – 0,15
Cyanocobalamin 0,015 0,02 - 0,05 0,0002 – 0,0003
Choline 3000 500 – 1000 50 – 60
Inositol 200 300 – 500 18 – 20

2.2.6. Nhu cầu khoáng
Bảng 4. Nhu cầu một số chất khoáng của cá hồi vân (trong 1kg thức ăn)
Khoáng Đơn vị
Steffens

(1989)
Cho and
Cowey (2000)
Wantanabe
(1990)
Na g 1 – 2,2 nd nd
K g 2 – 13 6 nd
Cl (NaCl) g 100 nd nd
Mg mg 200 – 700 500 600 – 700
Zn mg 15 – 100 30 15 – 30
Mn mg 12 – 13 20 13
Cu mg 3 5 3
Fe mg nd 60 nd
I mg 0,6 – 2,8 nd nd
Co mg 0,05 nd 0,1
Se mg 0,2 – 0,4 0,3 nd
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




15

nd: Không xác định được
2.2.6.1. Khoáng đa lượng: Canxi (Ca) và Photpho (P)
Ca và P rất cần thiết cho quá trình hình thành xương của cá (Nguyễn
Anh Tuấn và nnk., 2006). Với một mức P hợp lý (0,9%) trong khẩu phần cá
hồi vân sẽ cho tăng trưởng tốt, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp và giảm hàm
lượng P hòa tan vào môi trường nước (Green và cs., 2002a; 2002b). Vì vậy,
nhất thiết vật nuôi phải lấy các nguyên tố khoáng này từ thức ăn ăn vào và đã

có nhiều nghiên cứu nhu cầu Ca và P của cá hồi vân. Theo Sugiura và cs
(2000), trong thức ăn của cá hồi vân có 1,72 – 1,79% P tổng số và 0,52 –
0,54% Ca sẽ cho tăng trưởng tốt. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả
tương tự với hàm lượng photpho trong khẩu phần là 0,6 – 0,8% (Steffens,
1989; Watanabe, 1990; Cho and Cowey, 2000).
2.2.6.2. Khoáng vi lượng
Nhu cầu các chất khoáng của cá được cung cấp từ thức ăn và môi
trường nước (Cho and Cowey, 2000). Tuy nhiên có một số chất khoáng cá chỉ
cần với một lượng rất ít nhưng rất quan trọng nên phải được bổ sung vào thức
ăn. Theo Sedgwick (1988), một hỗn hợp khoáng nông nghiệp có thể được
thêm vào thức ăn là 2%.
2.3. Sử dụng nguyên liệu
2.3.1. Khả năng tiêu hóa nguyên liệu
Khả năng tiêu hoá nguồn protein động vật của cá hồi vân là rất tốt, đặc
biệt là bột cá, tỷ lệ tiêu hoá biến động từ 68 – 86% (Steffens, 1989; NRC,
1993; Hertrampf and Piedad – Pascual, 2000). Các nghiên cứu thay thế khi sử
dụng bột cá làm khẩu phần đối chứng cũng cho kết quả tương tự. Khả năng
tiêu hoá axit amin bột cá của cá hồi vân cũng rất tốt.
Nhiều nghiên cứu khả năng tiêu hoá nguyên liệu thực vật của cá hồi
vân đã được thực hiện. Khả năng tiêu hoá protein có nguồn gốc từ thực vật là
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….




16

cao (Adelizi và cs., 1998; Cheng and Hardy, 2003; Glencross và cs., 2007).
Theo Thiessen và cs, (2003), khả năng tiêu hóa protein của nguyên liệu giữa
đậu phộng và hạt ca cao là cao như nhau từ 90,9 – 94,6%. Cheng and Hardy

(2003), cũng đã chỉ ra rằng, hệ số tiêu hoá protein thô và axit amin khô đậu
tương trong khẩu phần thí nghiệm cho cá hồi vân giai đoạn hương là cao hơn
thức ăn cho cá hồi. Hơn nữa, chế độ ép đùn không ảnh hưởng đến tiêu hoá
protein thô ở khô đỗ tương nhưng lại ảnh hưởng tiêu hoá gluten ngô và lúa mỳ.
Tiêu hoá năng lượng ở cá hồi vân với các nguyên liệu thực vật từ 79 –
89,9% và 85% đối với bột thịt. Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá năng lượng của
cá hồi vân còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Bảng 5. Khả năng tiêu hoá nguyên liệu của cá hồi vân
Tỷ lệ


Nguyên liệu
Protein
(%)
Lipid
(%)
Năng
lượng thô
(%)
Nguồn
Bột cá 66% 86,0 Nd nd NRC (1993)
Bột cá 57% 68 – 75 Nd nd Hertrampf (2000)
Khô đỗ tương 96 Nd nd Steffens (1989)
Khô đỗ tương 98,1 73 – 86 79 – 81,9 Cheng and Hardy (2003)

Gluten ngô 80 89,6 80,7 Hertrampf (2000)
Gluten ngô 75,4 – 87,4

75,7 – 76 80 – 88,9 Cheng and Hardy (2003)


Lúa mỳ 98 77,3 – 77,4

55 – 62 Cheng and Hardy (2002)

Bột thịt 85,0 73,0 85,0 Cho và cs (1985)
Nd: Không xác định.
2.3.2. Nghiên cứu thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản
Trước đây, trong sản xuất thức ăn thuỷ sản bột cá là nguồn nguyên liệu
chính cung cấp protein và axit amin. Theo Steffens (1989), ở Mỹ đã sử dụng
40% protein có nguồn gốc từ bột cá trắng để sản xuất thức ăn cho cá hồi vân.

×