Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng khô đỗ tương trong sản xuất thức ăn cho cá trắm đen giai đoạn thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
0



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------


NGUYỄN CÔNG CHUNG



NGHIÊN CỨU THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG KHÔ ðỖ TƯƠNG
TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CÁ TRẮM ðEN
Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
GIAI ðOẠN THƯƠNG PHẨM





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành: nuôi trồng thủy sản


Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Tiến
TS. Trần Thị Nắng Thu



HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả


Nguyễn Công Chung
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
ii


LỜI CẢM ƠN

Lời ñầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Ban Giám hiệu Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa sau ñại học, Ban lãnh ñạo Viện Nghiên cứu
Nuôi Trồng Thuỷ sản I, Phòng Hợp tác Quốc tế và ðào tạo Viện nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I, Phòng sinh học thực nghiệm, ñã ủng hộ, giúp ñỡ và tạo
mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành tốt khóa học này.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS. Nguyễn Văn Tiến,
người thầy ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Qua ñây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Thị Nắng Thu, GS-TS.
Vũ Duy Giảng ñã tạo ñiều kiện và có những góp ý quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn ñề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi
thương phẩm cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)”do
Hợp phần phát triển Nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA)- FSPSII tài trợ
ñã hỗ trợ tôi một phần kinh phí ñể hoàn thành luận văn này.

Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp, những
người ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả


Nguyễn Công Chung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ðẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học chủ yếu của cá trắm ñen 3
1.1.1. Phân loại cá trắm ñen 3
1.1.2. ðặc ñiểm phân bố 3
1.1.3. Tập tính sinh sống và ñiều kiện sinh thái 4
1.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng 5
1.1.5. ðặc ñiểm sinh trưởng 5
1.1.6. ðặc ñiểm sinh sản 6

1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm ñen 7
1.2.1. Nhu cầu Protein, lipid, carbohydrate và tỷ lệ DE/P tối ưu 7
1.2.2. Nhu cầu của cá trắm ñen với một số acid amin thiết yếu 8
1.2.3. Nhu cầu của cá trắm ñen về vitamin 8
1.2.4. Nhu cầu của cá trắm ñen về chất khoáng 9
1.2.5. Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm ñen với một số nguyên liệu chính 10
1.3. Sản xuất và sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá trắm ñen 10
1.4. Quy trình sản xuất thức ăn cho cá trắm ñen 12
1.5. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm ñen trong và ngoài nước 13
1.6. Nghiên cứu phòng trị bệnh cá trắm ñen 16
1.7. Giá trị kinh tế, y học của cá trắm ñen 16
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
iv


PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. ðịa ñiểm và thời giai nghiên cứu 17
2.2. Vật liệu nghiên cứu 17
2.3. Bố trí thí nghiệm 20
2.4. Phuơng pháp phân tích hóa sinh các thành phần dinh dưỡng trong
thức ăn và mẫu cá thí nghiệm 20
2.5. ðánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn 21
2.6. Thu thập số liệu và phân tích kết quả 21
2.7. Các công thức tính toán 21
2.7.1. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily growth) 22
2.7.2. Tốc ñộ tăng trưởng ñặc trưng SGR (Special growth rate) 22
2.7.3. Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô DFI (Dry feed intake) 22
2.7.4. Hệ số thức ăn FCR (Feed conversion rate) 22
2.7.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn FE (Feed efficiency) 22
2.7.6. Hiệu quả sử dụng protein PER (Protein efficiency ratio) 22

2.7.7. Phần trăm protein chuyển hóa PPD (%) (Percent protein
deposited) 22
2.7.8. Tỷ lệ sống (S) (%) 23
2.7.9. Tổng chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trưởng ở mỗi nghiệm thức 23
2.8. Phân tích thống kê 23
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Biến ñộng một số yếu tố môi trường 24
3.1.1. Biến ñộng nhiệt ñộ 24
3.1.2. Hàm lượng DO hòa tan. 24
3.1.3. Biến ñộng pH 26
3.1.4. Biến ñộng hàm lượng PO43- 26
3.1.5. Biến ñộng hàm lượng Nitrite (NO2-N) 27
3.1.6. Biến ñộng hàm lượng NO3 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
v


3.1.7. Biến ñộng hàm lượng NH4 29
3.1.8. Biến ñộng hàm lượng NH3 29
3.2. Tốc ñộ tăng trưởng 30
3.2.1. Tốc ñộ tăng trưởng của cá trắm ñen ở giữa các công thức thí
nghiệm 30
3.2.2. Tốc ñộ tăng trưởng của cá trắm ñen trong quá trình thí nghiệm 32
3.4. Hệ số chuyển ñổi thức ăn 35
3.5. Hiệu quả sử dụng protein 36
3.6. Hiệu quả kinh tế 37
3.7. Thảo luận 38
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
4.1. Kết luận 40
4.2. Kiến nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 45




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
vi


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1-1. Quan hệ về tuổi, chiều dài và khối lượng cá trắm ñen 6

1.2-1. Nhu cầu của cá trắm ñen với một số dưỡng chất chính 7
1.2-2. Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn nuôi cá trắm ñen 8
1.2-3. Nhu cầu vitamin của cá trắm ñen 9
1.2-4. Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm ñen 9
1.2-5. Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm ñen với một số nguyên liệu thức ăn
chủ yếu 10
1.3-1. Một số công thức thức ăn và hệ số thức ăn thực nghiệm nuôi cá
trắm ñen (Leng và Wang, 2003). 11
2.2-1. Thành phần nguyên liệu và dinh dưỡng của công thức thức ăn sử
dụng nuôi cá trắm ñen thí nghiệm (%) 19
3.2-1. Tăng trưởng của cá trắm ñen ở các công thức thí nghiệm 31
3.4-1. Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển ñổi thức ăn 35
3.5-1. Hiệu quả sử dụng protein của cá trắm ñen ở các công thức thức ăn 36
3.6-1. Chi phí thức ăn ñể thu ñược 1 kg cá tăng trọng 37
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên bảng Trang
1.1-1. Cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) 3
1.1-2. Bản ñồ phân bố tự nhiên cá trắm ñen. Khu vực cá Trắm ñen phân
bố ñược tô ñậm màu 4
1.4-1. Sơ ñồ sản xuất thức ăn 12
2.1-1. Ao thí nghiệm nuôi cá trắm ñen 17
2.2-1. Cá trắm ñen giống dùng trong thí nghiệm 17
2.2-2. Thức ăn thí nghiệm 18
3.1-1. Biến ñộng nhiệt ñộ trong quá trình thí nghiệm 24
3.1-2. Biến ñộng hàm lượng DO hòa tan trong quá trình thí nghiệm. 25

3.1-3. Biến ñộng pH của nước trong quá trình thí nghiệm 26
3.1-4. Biến ñộng hàm lượng PO4 trong quá trình thí nghiệm. 27
3.1-5. Biến ñộng hàm lượng NO
2
trong quá trình thí nghiệm. 28
3.1-6. Biến ñộng hàm lượng NO
3
trong quá trình thí nghiệm 28
3.1-7. Biến ñộng hàm lượng NH
4
trong quá trình thí nghiệm 29
3.1-8. Biến ñộng hàm lương NH
3
trong quá trình thí nghiệm 30
3.2-1. Tốc ñộ tăng trưởng của cá trắm ñen trong quá trình thí nghiệm 32
3.2-2 . Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày qua các lần thu mẫu 33
3.2-3. Tốc ñộ tăng trưởng ñặc trưng trong quá trình thí nghiệm 34
3.3-1. Tỉ lệ sống của cá trắm ñen ở các thí nghiệm 34
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DFI (Dry Feed Intake) Tổng số gam thức ăn cá Trắm ñen ăn vào
FCR Hệ số thức ăn
DWG Tăng trọng khối lượng bình quân theo ngày
WG Tăng trọng
SGR Tốc ñộ tăng trưởng ñặc trưng
CP (Crude Protein) Protein thô

CL (Crude Lipid) Chất béo thô
ðạm Protein
Béo Lipid
BLC – Black carp Cá Trắm ñen
PER (Protein Efficiency Ratio) Hiệu quả sử dụng protein
FE (Feed Efficiency) Hiệu quả sử dụng thức ăn
DE (Digestible Energy) Năng lượng tiêu hóa
ADG (Average daily growth) Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày
ANOVA Phân tích phương sai
CTV Cộng tác viên
DO Oxy hòa tan
VNCNTTS1 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
DE/P Năng lượng tiêu hóa/Protein
SE Sai số chuẩn
MIN Giá trị nhỏ nhất
MAX Giá trị lớn nhất
TB Trung bình
DO Oxy hòa tan
KL Khối lượng
TN Thí nghiệm



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
1


MỞ ðẦU

Trong nuôi thuỷ sản công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm khoảng 60 –

65% tổng chi phí sản xuất. ðiều này cho thấy thức ăn chiếm vị trí rất quan
trọng trong ngành nuôi trồng thuỷ sản. Việc nghiên cứu giảm giá thành thức
ăn là vấn ñề quan tâm hàng ñầu hiện nay.
Nhu cầu bột cá cho nuôi trồng thủy sản ngày càng cao trong khi nguồn
cung càng ngày càng giảm. Việc thay thế protein bột cá bằng các nguyên liệu
giàu protien từ thực vật, sản phẩm phụ từ chế biến thực phẩm là xu hướng tất
yếu trong sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng và thức ăn chăn nuôi nói chung.
Các nguồn nguyên liệu giàu ñạm như khô ñỗ tương, gluten ngô, bột thịt, bột
xương, bột lông vũ, bột máu, ñầu tôm… là nguồn nguyên liệu tốt ñể thay thế
cho bột cá và có giá thành thấp. Do vậy, vấn ñề ñặt ra cần có các nghiên cứu
sử dụng hợp lý các nguyên liệu này có thể cho phép thay thế một phần hoặc
hoàn toàn bột cá, giảm chi phí cho thức ăn trong khi vẫn duy trì ñược tốc ñộ
tăng trưởng của cá theo yêu cầu.
Cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) là loài cá nước
ngọt ñặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và ñặc biệt có
một số tác dụng tốt trong y học nên ñược người dân Việt Nam và Trung Quốc ưa
chuộng (Từ Giấy, 1976; Nguyễn Văn Hảo, 2001; Nico, 2005). Những năm gần
ñây nhu cầu về cá trắm ñen thương phẩm không ngừng tăng lên trong khi nguồn
thức ăn tự nhiên là các loài nhuyễn thể ngày càng giảm nên việc sử dụng thức ăn
hỗn hợp ñể nuôi cá trắm ñen ngày càng trở nên phổ biến.
Năm 2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ñã bước ñầu thử
nghiệm thành công thức ăn hỗn hợp cho cá trắm ñen, sử dụng nguyên liệu có
sẵn trên thị trường. Kết quả cho thấy thức ăn hỗn hợp có hàm lượng ñạm
41%, béo 11% cho giai ñoạn nuôi cá giống và thức ăn có hàm lượng ñạm
36%, béo 7 % cho giai ñoạn nuôi cá thịt là phù hợp (Nguyễn Diệu Phương,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
2


2009). Năm 2009, phòng sinh học thực nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng

thủy sản 1 ñã nghiên cứu thử nghiệm thay thế một phần bột cá bằng men bia
khô trong công thức thức ăn cho cá trắm ñen giai ñoạn 30g – 250g kết quả ñã
tìm ra ñược công thức thức ăn có tỷ lệ thay thế bột cá bằng men bia khô có hiệu
quả kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở giai ñoạn cá <250g,
cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trước khi khuyến cáo áp dụng vào sản
xuất. Do vậy, việc nghiên cứu công thức thức ăn cho cá trắm ñen giai ñoạn
thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với ñiều kiện Việt Nam là bước
tiếp theo góp phần hoàn thiện kỹ thuật sản xuất thức ăn cho cá trắm ñen ở Việt
Nam.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu thay thế bột cá bằng khô ñỗ tương trong sản xuất thức ăn
cho cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)

giai ñoạn thương phẩm”
Mục tiêu của ñề tài
• Xác ñịnh ñược khả năng thay thế bột cá bằng khô ñỗ tương trong sản
xuất thức ăn nuôi cá trắm ñen giai ñoạn thương phẩm, cho hiệu quả
kinh tế cao phù hợp với ñiều kiện Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
• So sánh hiệu quả của các công thức thức ăn có tỷ lệ bột cá khác nhau
thông qua các thông số về tốc ñộ tăng trưởng, khả năng sử dụng thức
ăn, hệ số chuyển ñổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá trắm ñen
• So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn có tỷ lệ bột cá khác
nhau thông qua chi phí tiền thức ăn cho 1kg tăng trọng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
3



PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học chủ yếu của cá trắm ñen
1.1.1. Phân loại cá trắm ñen
Bộ cá chép Cypriniformes
Họ cá chép Cyprinidae
Phân họ cá trắm Leuciscinae
Giống cá trắm ñen Mylopharyngodon Peters
Loài cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
Nguồn: (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)

Hình 1.1-1. Cá trắm ñen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
1.1.2. ðặc ñiểm phân bố
Cá trắm ñen ñược phân bố từ Trường Giang Trung Quốc, kéo dài
xuống các tỉnh miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân,
2001). Là loài cá ñược mô tả ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước ñây giống
như các loài cá truyền thống mè trắng, mè hoa, trắm cỏ (Nico và ctv, 2005).
Theo Nico và ctv (2005), Nico và Fuller (2007) cá trắm ñen phân bố ở những
lưu vực Thái Bình Dương thuộc ðông Á từ phía Nam sông Amua tới phía
ðông Liên Xô và miền Bắc Việt Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc.
Cá trắm ñen là loài ñặc hữu chỉ có ở Châu Á, nhưng ñược di nhập vào châu Mỹ
từ ñầu những năm 1970 do bị lẫn với cá trắm cỏ trong quá trình nhập khẩu của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
4


một trại cá tư nhân ở Arkansas, sau này cá trắm ñen chính thức ñược giới thiệu
tới Mỹ vào những năm 1980 (Nico và Williams, 1996), ñược giới thiệu vào
Bangladesh năm 1983.
Ở Việt Nam, cá trắm ñen sống chủ yếu ở các hệ sông lớn như sông

Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, cá còn ñươc nuôi thả trong các
ñầm ao và ruộng trũng; cá có nhiều ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ. Giới hạn thấp nhất về phía Nam của loài cá này là Sông Lam Nghệ An
(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Hình 1.1-2. Bản ñồ phân bố tự nhiên cá trắm ñen. Khu vực cá Trắm ñen
phân bố ñược tô ñậm màu
1.1.3. Tập tính sinh sống và ñiều kiện sinh thái
Cá trắm ñen thường sống ở hạ lưu các sông, ñầm hồ ven sông, ñồng
ruộng. Chúng sống ở tầng giữa và tầng ñáy, rất ít khi bơi lên mặt nước, ưa
thích nơi nước tĩnh hoặc nước chảy yếu. Vào mùa sinh sản, những cá thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
5


trưởng thành thường tìm ñến nơi nước chảy xiết, có ñiều kiện thích hợp ñể ñẻ
trứng. Sau khi ñẻ xong, cá di chuyển vào các ñầm, hồ dọc theo hai bên bờ
sông ñể vỗ béo. Mùa ñông, cá di chuyển ñến vùng nước sâu ven sông ñể tránh
rét (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010).
Cá trắm ñen là loài rộng nhiệt. Trong tự nhiên, chúng phân bố ở những
lưu vực sông có nhiệt ñộ nước từ 4-30
o
C. Khoảng nhiệt ñộ tối ưu cho sinh
trưởng và phát triển của cá trắm ñen từ 22-28
o
C (Chen và Gloria, 2010). Theo
Nico và ctv (2005), cá trắm ñen là loài có sức chịu ñựng về nhiệt ñộ từ 0,5
o
C
ñến 40
o

C. Nhiệt ñộ phù hợp cho sinh sản và phát triển của trứng nằm trong
khoảng từ 18
o
C ñến 30
o
C.
Cá trắm ñen sống ñược ở pH từ 6-10 trong khoảng thời gian nhất ñịnh,
pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5-8,5. Yêu cầu về hàm lượng DO hòa tan ≥ 2 mg/l.
1.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá trắm ñen là loài cá ăn tạp, thiên về thức ăn ñộng vật. Ở giai ñoạn
nhỏ, chúng ăn ñộng vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn, khi lớn
cá chuyển sang ăn ñộng vật ñáy, nhất là ốc, hến, trai nhỏ, ngoài ra còn ăn tôm,
cua và các loại côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010). Khi răng
hầu phát triển cá bắt ñầu ăn ñược ốc lớn. Cá từ 0,5 kg trở lên có thể ăn ñược
ốc lớn, cá 4 tuổi có khả năng tiêu thụ 1-2 kg nhuyễn thể/ngày. Chúng sử dụng
răng hầu ñể nghiền nát vỏ nhuyễn thể, lọc lấy cơ thịt mềm rồi nhằn ra những
mảnh vỏ vụn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004). Mặc dù thức ăn ưa thích
của cá trắm ñen là các loài ñộng vật ñáy nhưng những nghiên cứu gần ñây tại
Trung Quốc cho thấy cá trắm ñen sinh trưởng khá tốt khi nuôi bằng thức ăn
hỗn hợp hoặc thức ăn tự chế.
1.1.5. ðặc ñiểm sinh trưởng
Cá trắm ñen thuộc loại cá có kính thước lớn, nặng nhất trên 70 kg và dài
trên 200 cm (Nico và ctv, 2005). Tuổi thọ của cá lên ñến trên 70 tuổi (Chen và
Gloria, 2010). Năm ñầu cá sinh trưởng chậm nhưng lớn nhanh từ năm thứ 2
ñến năm thứ 4, cỡ khai thác trung bình từ 2 tới 5 kg (bảng 1.1-1).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
6


Bảng 1.1-1. Quan hệ về tuổi, chiều dài và khối lượng cá trắm ñen

Tuổi
Chiều
dài (cm)
Khối lượng
(kg)
Nguồn tài liệu
1+ 26,5 0,5
2+ 43,6 3,0
3+ 60,6 5,0
4+ 71,6 -
5+ 90,9 -
(Mai ðình Yên, 1993)
6+ 95 8,5 (Vũ Trung Tạng và Nguyễn ðình Mão, 2005)
- - 40-50 (Vũ Trung Tạng và Nguyễn ðình Mão, 2005;
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)
- 200 70 (Nico và ctv, 2005)
70+ 181 83 (Chen và Gloria, 2010)
Cá trắm ñen nuôi trong ao ñầm thường sinh trưởng chậm hơn so với ngoài
tự nhiên do nguồn thức ăn ưa thích của loài bị hạn chế. Cá trắm ñen kích cỡ 2,5 kg
thường phải nuôi từ 2-3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004).
1.1.6. ðặc ñiểm sinh sản
Cá trắm ñen thành thục sau 3 năm. Mùa sinh sản của cá trắm ñen trên
hệ thống sông Hồng từ tháng 5 ñến tháng 7, tập trung nhất từ tháng 6 ñến
tháng 7. Vào mùa vụ sinh sản, cá di cư lên trung lưu các sông nơi có nước
chảy ñủ mạnh với lưu tốc 1,3-1,5 m/s ñể ñẻ trứng. Bãi ñẻ của cá trắm ñen nằm
trên sông Thao (khu vực từ Lào Cai ñến Yên Bái, tập trung nhiều nhất ở chân
cầu Làng Giàng thuộc Lào Cai và Quạch thuộc Yên Bái), trên sông Lô Gâm
(khu vực từ Phú Thọ ñến Tuyên Quang), trên sông Lam (khu vực Nghệ An)
(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010; Thái Bá Hồ và ctv, 2004). Trứng cá
trắm ñen trôi nổi theo dòng nước về hạ lưu. Trong khoảng nhiệt ñộ thích hợp

từ 22-28
o
C, trứng cá phát triển và nở thành cá bột sau 25 giờ. Khi mới nở, các
cơ quan chưa hoàn thiện nên cá bột chưa chủ ñộng bơi ñược, sau 3-4 ngày cá
bột tiêu hết noãn hoàng, bắt ñầu chủ ñộng tìm thức ăn bên ngoài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
7


Sức sinh sản của cá cái cỡ 18 kg là 150 vạn trứng, cá cái cỡ 20 kg là
200 vạn trứng. Trứng ñẻ ra có màu xanh nhạt, ñường kính từ 1,5-1,9 mm, vỏ
trứng mỏng trong suốt, không dính.
Hiện nay Việt Nam ñã cho sinh sản nhân tạo thành công cá trắm ñen
nhưng mới chỉ ở quy mô thử nghiệm, chưa ñưa vào sản xuất cá giống ñại trà.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm ñen
1.2.1. Nhu cầu Protein, lipid, carbohydrate và tỷ lệ DE/P tối ưu
Nhu cầu protein, lipid, carbohydrate, năng lượng và tỷ lệ DE/P của cá
trắm ñen ở các giai ñoạn khác nhau ñược trình bày trong bảng 1.2-1.
Bảng 1.2-1. Nhu cầu của cá trắm ñen với một số dưỡng chất chính
Dưỡng chất
Nhu cầu
(%)
Kích cỡ cá thí
nghiệm
Tài liệu tham khảo
40 Cá hương (Leng và Wang, 2003)
35 Cá giống
30 Cá trưởng thành
29-40 Cá giống (Wang và Song, 1984)
41 Cá giống (Yang và ctv.,1981)

33 Cá 2
+
tuổi
Protein
28 Cá 3
+
tuổi
6,7 10,3-13,7 g (Leng và Wang, 2003)
6 44,2-59,7 g
Lipid
4,5 Cá trưởng thành
20 Cá giống (Wang và Song, 1984)
30 Cá giống 1
-
tuổi
30 Cá 1+ tuổi
Carbohydrate
35 Cá thịt
(Leng và Wang,
2003), (Li và ctv,
2006)
3.560-3.911 kcal/kg
(Wang và ctv, 1992)
13.377-15.288 kj/kg
(Li và ctv, 2006)
Năng lượng
tiêu hóa (DE)

14.952-16426 kj/kg (Leng và Wang, 2003)
9,77-11,8 kj/g protein (Wang và ctv, 1992)

38,2 kj/g protein (Leng và Wang, 2003)
DE/P
41,034-49,560
kj/g protein (Li và ctv, 2006)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
8


1.2.2. Nhu cầu của cá trắm ñen với một số acid amin thiết yếu
Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn cho cá trắm ñen theo tổng
hợp của (Leng và Wang, 2003); (Li và ctv 2006) như sau (bảng 1.2-2):
Bảng 1.2-2. Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn nuôi cá trắm ñen
Acid amin thiết yếu Nhu cầu (% thức ăn) Nhu cầu (% protein)
Lysine 2,40 6,00
Tryptophan 2,50 1,00
Methionine 1,10 2,80
Isoleucine 0,80 2,00
Leucine 2,40 6,00
Arginine 2,70 6,80
Valine 1,00 2,50
Phenylalanine 0,80 2,00
Histidine 2,10 5,25
Threonine 1,30 3,25

1.2.3. Nhu cầu của cá trắm ñen về vitamin
Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể
ñộng vật cần một lượng nhỏ trong thức ăn ñể duy trì sinh trưởng và phát triển
bình thường. Do ñó về mặt số lượng, vitamin không phải là một hợp phần
quan trọng của cơ thể như protein hay lipid nhưng lại ñóng vai trò như là chất
xúc tác, bổ dưỡng và giữ gìn sức khỏe cho cá nuôi. ðối với mỗi loài cá nuôi

thì nhu cầu vitamin là khác nhau, sự thiếu hụt vitamin gây ra nhũng rối loạn
chuyển hóa và thường biểu hiện qua các triệu chứng rõ ràng như dị hình, mòn
vây vảy, mù mắt… và tỷ lệ chết cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng
suất và chất lượng cá nuôi.
Những nghiên cứu về nhu cầu vitamin của cá trắm ñen chủ yếu ñược công
bố ở Trung Quốc và ñược (Li va ctv, 2006) tổng hợp như sau (bảng 1.2-3):
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
9


Bảng 1.2-3. Nhu cầu vitamin của cá trắm ñen
Vitamin Nhu cầu (mg/kg thức ăn)
Vitamin B1 5
Vitamin B2 10
Vitamin B6 20
Vitamin B12 0,01
Vitamin C 50
Vitamin E 10
Vitamin K 3
Niacin (Vitamin B3) 50
Calcium pantothenate (Vitamin B5) 20
Folic acid 1
Vitamin A 5000
Vitamin D 1000

1.2.4. Nhu cầu của cá trắm ñen về chất khoáng
Nhu cầu về khoáng theo tổng hợp của (Li va ctv, 2006) như: (bảng 1.2-4):
Bảng 1.2-4. Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm ñen
Muối vô cơ Lượng bổ sung (g/kg vật chất khô)
MgSO

4
2H
2
O.CaHPO
4
Citric axit
(7H
2
O).ZnSO
4
NaCl
MnSO
4.
7H
2
O
CuSO
4
.5H
2
O
K
2
SO
4
CoCl
2
(NH
4
)

6
Mo
7
O
24
.4H
2
O
Fe
2
(SO
4
)
3
.7H
2
O
KI
-
14,415
-
0,220
-
0,092
0,020
-
0,001
0,0004
0,250
0,0016

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
10


1.2.5. Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm ñen với một số nguyên liệu chính
Theo tổng hợp của Leng và Wang (2003), Li và ctv (2006), tỷ lệ tiêu
hóa của cá trắm ñen với một số loại nguyên liệu chủ yếu như sau:
Bảng 1.2-5. Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm ñen với một số
nguyên liệu thức ăn chủ yếu
Nguyên liệu
Tỷ lệ
chất
khô %
Protein
thô %
Lipid
thô %
Carbohydrate
%
Năng
lượng thô
(kJ/kg)
Năng
lượng tiêu
hóa
(kJ/kg)
Casein 93,8 97,9 89,0 - 16.451,5 16.054,01
Men bánh mỳ 82,1 90,5 76,6 80,0 14.012,2 11.836,54
Dextrin 74,9 - - 78,0 16.736,0 13.054,08
Khô ñỗ tương 74,9 93,1 85,0 72,0 13.857,4 11.815,62

Bột nhộng tằm 72,9 82,4 99,0 65,0 17.083,3 13.995,48
Bột ngô 72,6 80,9 91,0 73,0 15.635,6 11.962,06
Gluten mỳ 69,5 87,0 71,0 69,0 12.698,4 9.305,22
Barley meal 66,9 74,4 82,8 71,5 15.020,6 10.991,37
Bột hạt bông vải 64,5 85,5 57,0 60,5 12.761,2 9.824,03
Bột cá 64,5 83,6 99,0 61,0 13.895,1 11.664,99
Khô dầu lạc 57,1 91,1 96,7 66,0 11.112,7 9.359,61
Khô dầu hạt cải 45,9 89,5 64,6 59,0 11.882,6 8.945,39
Alfalfa grind 36,3 83,5 93,8 62,2 7.414,5 5.263,47
Bột cỏ 22,0 44,2 23,3 52,0 7.221,9 3.496,99

1.3. Sản xuất và sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá trắm ñen
Trong những năm gần ñây, Trung Quốc ñã có nhiều nỗ lực nghiên cứu
sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá trắm ñen. Thành phần dinh dưỡng chính của
thức ăn cho cá trắm ñen có chứa 28%-30% protein, 4,5%-6% chất béo, 35%
carbohydrate dễ tiêu và < 8% chất xơ. Trong ñó, tỷ lệ protein ñộng vật chiếm
khoảng 15% protein thức ăn. Nguồn nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc
ñộng vật bao gồm bột cá, bột máu, nhộng tằm. Nguồn protein thực vật bao
gồm khô dầu ñậu tương, khô dầu hạt cải, gluten. Kết quả nuôi thử nghiệm
bằng thức ăn hỗn hợp cho thấy cá trắm ñen sử dụng tốt thức ăn hỗn hợp và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
11


sinh trường nhanh, hệ số thức ăn dao ñộng trong khoảng từ 2-2,5 (Leng và
Wang, 2003) (bảng 1.3-1.). Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan
trọng ñể phát triển nghề nuôi cá trắm ñen ở Trung Quốc.
Bảng 1.3-1. Một số công thức thức ăn và hệ số thức ăn thực nghiệm nuôi
cá trắm ñen (Leng và Wang, 2003).
Thành phần thức ăn ( %)

Protein
thô (%)
Loại cá nuôi và
phương thức
FCR
Bột cá: 10, khô dầu ñậu tương: 24, khô
dầu hạt rau: 15, cám gạo: 15, ñại mạch,
ngô: 20, bột mạch: 6, phospholipid: 6,
các thành phần khác: 4
29,44
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm
cá trắm cỏ
2,07
Bột cá: 5, khô dầu ñậu tương: 35, cám
mạch: 18, ngô: 15, ñất tầng mặt: 10, men
bánh mỳ: 5, khô dầu hạt rau: 10, Premix:
0,15, muối vô cơ: 1, dầu ñỗ tương: 1
27,4
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm
cá mè
2,51
Bột cá: 5, bột nhộng tằm: 5, khô dầu ñậu
tương: 14, khô dầu hạt rau: 43, cám mạch:
14, Premix khoáng: 5, dầu cá: 2, lysine: 0,5,
methionine: 0,2, Premix: 0,3, chất kết dính: 1
30
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm

cá mè, cá trắm cỏ
2,1-
2,2
Bột cá: 6, bột máu: 2, khô dầu ñậu tương:
12, khô dầu hạt rau: 20, khô dầu hạt bông:
20, ngô: 6, ñại mạch: 15, gluten ngô: 15,
premix tổng hợp: 4.
31,7
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm
cá mè, cá trắm cỏ
2,4
Bột cá: 12, bột nhộng tằm: 8, bột thịt
xương: 1, khô dầu ñậu tương: 15, khô dầu
hạt bông: 10, khô dầu hạt rau: 20, vỏ
mạch: 10, mạch nha:10, bột thứ phẩm: 8,
một số chất khác: 6
32
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm
cá mè, cá trắm cỏ
2,2
Khô dầu ñỗ tương: 40, khô dầu hạt rau: 30,
amino acid tổng hợp: 5, vỏ mạch:11, bột
hỗn hợp: 10, chất khoáng: 2, muối ăn: 2
30,7
Cá trắm ñen làm
chính, ghép thêm
một số cá khác
2,1

Michael và Zhang (2004), Michael và ctv (2006), Michael và ctv
(2007) ñã thực nghiệm sản xuất thức ăn nuôi cá trắm ñen từ giai ñoạn cá
hương lên cá thịt bằng thức ăn chế biến lấy nguồn protein chủ yếu từ khô dầu
ñỗ tương. Kết quả cho thấy cá nuôi sinh trưởng rất tốt và hệ số thức ăn dao
ñộng từ 0,99 ở giai ñoạn cá hương; 1,19-1,49 ở giai ñoạn cá giống và 1,36-
1,42 ở giai ñoạn cá trưởng thành.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
12


Ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất thức ăn
cho cá Trắm ñen. Thức ăn nuôi cá trắm ñen chủ yếu là ốc, hến thu gom từ tự
nhiên hoặc kết hợp cho ăn thức ăn tự nhiên (ốc, hến) và thức ăn hỗn hợp của
các loài cá nước ngọt khác (Kim Văn Vạn và ctv, 2010).
1.4. Quy trình sản xuất thức ăn cho cá trắm ñen
Thức ăn viên hỗn hợp cho nuôi cá trắm ñen thương phẩm ñược sản
xuất theo qui trình công nghệ sau: Nghiền thô, nghiền mịn, cân ñịnh lượng,
phối trộn, làm chín sơ bộ, ép ñùn, sấy khô, làm nguội, bổ sung các vi lượng
mẫn cảm với nhiệt và ñóng gói sản phẩm (hình 1.4-1).































Hình 1.4-1. Sơ ñồ sản xuất thức ăn
Nguyên liệu ñược nghiền
mịn bằng máy nghiền búa
Cân ñịnh lượng
Trộn
Làm chín sơ bộ
80-90
o
C, 2-3 phút
Ép ñùn, tạo hình viên
Xấy, làm nguội

ðóng bao
Phun phụ gia
dầu, vitamin
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
13


Giải thích sơ ñồ: Sau khi cân ñịnh lượng, nguyên liệu ñược ñưa vào
máy trộn khô cho hỗn hợp ñồng nhất trước khi cho dầu cá và nước. Sau khi
trộn ñều, nguyên liệu ñược chuyển vào buồng làm chín sơ bộ bằng hệ thống
gầu tiếp liệu. Tại buồng làm chín sơ bộ, dưới tác dụng của hơi nước, khối
nguyên liệu ñược nâng nhiệt lên 80-90
o
C. Trong ñiều kiện nguyên liệu ñược
làm ẩm, ở ñiều kiện nhiệt ñộ cao và thời gian lưu từ 2-3 phút, hỗn hợp nguyên
liệu sẽ ñược làm chín sơ bộ. Nguyên liệu từ buồng làm chín sơ bộ ñược
chuyển tiếp vào ñầu ñùn thông qua hệ thống vít tiếp liệu. Trong ñầu ñùn,
nguyên liệu ñược nhào trộn và ñùn nén ở áp suất cao và nhiệt ñộ cao (nhiệt ñộ
bên ngoài cấp vào bằng hơi nước hoặc do ma sát giữa nguyên liệu với trục vít
và thành ñầu ñùn). Thức ăn ra khỏi ñầu ñùn qua khuôn ñúc, gặp ñiều kiện
nhiệt ñộ và áp suất giảm ñột ngột hơi nước trong thức ăn sẽ sôi, bay hơi làm
cho thức ăn ñược nở ra. Ngay sau khi ra khỏi khuôn ñúc, thức ăn ñược cắt nhỏ
thành các viên ñồng cỡ bằng hệ thống dao cắt không ñồng tốc với trục vít.
Thức ăn ñược chuyển sang buồng xấy, làm nguội, phun phụ gia và ñóng bao.
Kết quả là viên thức ăn ñược tạo thành, ñạt ñộ xốp và rắn chắc cần thiết, ñáp
ứng ñược yêu cầu về tính nổi và thời gian bền trong nước.
Thức ăn thí nghiệm ñược sản xuất trên dây chuyền sản xuất thức ăn
viên nổi tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 do Viện thiết kế chế tạo
máy nông nghiệp lắp ñặt. Công suất của dây chuyền là 300 kg thức ăn/giờ.
1.5. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm ñen trong và ngoài nước

Do cá trắm ñen là loài có kích thước lớn, thịt thơm ngon nên ñược nuôi
phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, cá trắm ñen là một trong
bốn loài cá nước ngọt truyền thống ñược nuôi phổ biến, sản lượng hàng năm
ñạt khoảng 170.000 tấn (Leng và Wang, 2003). Hình thức nuôi cá trắm ñen
truyền thống là ghép với các loài cá nước ngọt khác, thức ăn chủ yếu là ốc,
hến tự nhiên và cho sản lượng thấp. Gần ñây, nhu cầu về cá trắm ñen không
ngừng tăng lên, cho nên cá trắm ñen ñược nuôi ghép với tỷ lệ cao hơn hoặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
14


nuôi ñơn. Sử dụng ốc, hến làm thức ăn nuôi cá trắm ñen tuy cho hiệu quả khá
cao nhưng việc thu mua ốc hến tươi ngày càng khó khăn, giá mua cũng tăng
cao nên người nuôi cá trắm ñen có xu hướng chuyển sang sử dụng thức ăn
viên hỗn hợp nuôi cá trắm ñen. Nhờ những nỗ lực nghiên cứu mà hiện nay sử
dụng thức ăn viên hỗn hợp nuôi cá trắm ñen ngày càng phổ biến, cho sản
lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi truyền thống.
Nuôi ghép lấy cá trắm ñen làm chính: Tại Trung Quốc, các thí nghiệm
gần ñây của hiệp hôi ñậu tương Hoa kỳ nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá
trắm ñen giống và cá thương phẩm cũng nuôi cá trắm ñen làm ñối tượng
chính và ghép thêm cá mè trắng. Hình thức nuôi này cho năng suất trên 5
tấn/ha/vụ nuôi (Michael và ctv, 2007). Leng và Wang (2003) báo cáo kết quả
nuôi cá trắm ñen bằng thức ăn viên hỗn hợp ñã cho năng suất trên 10.250
kg/ha. Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2004a), nuôi ghép lấy cá trắm ñen
làm chính với tỷ lệ 50-60% ñược nuôi chung với cá trắm cỏ, mè trắng, mè
hoa, trôi thì năng suất cá trắm ñen chiếm 33-45% năng suất chung. Cũng theo
phương thức ghép các loài cá, nếu nuôi cá trắm ñen và trắm cỏ làm chính, tỷ
lệ thả cá trắm ñen từ 15-20% tổng số cá thả thì năng suất riêng của cá trắm
ñen chiếm từ 13-18% năng suất chung. Về nguyên tắc, việc lựa chọn ñối
tượng nuôi ghép với cá trắm ñen trong mô hình này chủ yếu là làm sạch môi

trường, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và không cạnh tranh thức ăn với cá
trắm ñen. Vì vậy, cá trắm cỏ, cá mè trắng và cá mè hoa là những ñối tượng
phổ biến nhất ñược ghép với cá trắm ñen trong mô hình này.
Nuôi ghép cá trắm ñen với tỷ lệ thấp trong ao hồ là phương thức nuôi
truyền thống ở Việt nam và Trung Quốc. Thức ăn thường là ốc, hến tự nhiên,
sản lượng tương ñối thấp. Thông thường, cá trắm ñen ñược nuôi ghép với mật
ñộ một vài cá thể/1.000m
2
ao và thường nuôi lưu lại 2-3 năm ñến khi cá ñạt
khối lượng thân 4-5 kg/con thì thu hoạch. Do sản lượng thu hoạch thấp nên cá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
15


trắm ñen thường ñược chủ ao hồ sử dụng làm thực phẩm và ít khi hạch toán
hiệu quả kinh tế.
Nuôi cá trắm ñen trong lồng bè nhỏ ñược áp dụng ở Trung Quốc. Cá
ñược nuôi bằng ốc, hến kết hợp với thức ăn tự chế. Lồng nuôi có thể tích
48m
2
ñã thu ñược sản lượng 1.681,5kg cá trắm ñen, hệ số thức ăn (ốc, hến
tươi) là 31,5. Chưa có những dẫn liệu nuôi cá trắm ñen trong lồng bè bằng
thức ăn chế biến.
Nuôi cá trắm ñen trong ruộng lúa: Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ
(2004), trong các khu ruộng giàu ốc có thể thả ghép cá trắm ñen với mật ñộ 1
con/80-150 m
2
. Cỡ giống thả từ 0,5-0,7 kg, sau 1 năm nuôi ñạt cỡ 4-7 kg. Ở
một số vùng, cá trắm ñen ñược nuôi trong ruộng lúa, làm thiên ñịch tiêu diệt
ốc bươu vàng. Mặc dù hiệu quả tiêu diệt ốc bươu vàng là rõ rệt xong chưa có

những báo cáo khoa học ñề cập ñến năng suất, hiệu quả kinh tế của hình thức
nuôi này.
Nuôi ñơn cá trắm ñen: Cho tới thời ñiểm này chưa có nhiều báo cáo về
hình thức nuôi ñơn cá trắm ñen. Gần ñây ở Việt Nam ñã có những nghiên cứu
bước ñầu về thử nghiệm nuôi ñơn cá trắm ñen trong ao cho năng suất và hiệu
quả kinh tế cao, lợi nhuận ñạt 500 triệu ñồng/ha/năm (Kim Văn Vạn và ctv,
2010).
Theo khảo sát sơ bộ năm 2007, một số hộ nuôi cá ở Hải Dương, Ninh
Bình, Nam ðịnh ñã bắt ñầu nhập giống cá trắm ñen từ Trung Quốc về nuôi
ghép trong ao, ruộng lúa hoặc nuôi ghép trong hồ chứa thủy lợi nhỏ. Các hộ
dân sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với ốc, hến cho cá trắm ñen nuôi ăn.
Kết quả bước ñầu cho thấy cá trắm ñen sinh trưởng tốt nếu ñược cung cấp ñầy
ñủ thức ăn. Tuy vậy, do chưa có kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh
phù hợp nên các mô hình này chưa ñược nhân rộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
16


1.6. Nghiên cứu phòng trị bệnh cá trắm ñen
Theo tài liệu của Bùi Quang Tề (2007), cá trắm ñen thường mắc các
bệnh tương tự cá Trắm cỏ như bệnh xuất huyết ñốm ñỏ, bệnh do
Pseudomonas, bệnh thối mang do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra,
bệnh nấm mang do Branchiomyces spp gây ra. Ngoài ra cá trắm ñen còn mắc
các bệnh do các loài ký sinh trùng như rận cá, sán lá ñơn chủ hoặc song chủ,
trùng bánh xe. Biện pháp quản lý sức khỏe cá trắm ñen nuôi dựa trên nguyên
tắc phòng bệnh là chủ yếu, và trị bệnh khi cần thiết. Kết hợp giữa hạn chế tác
nhân gây bệnh, quản lý tốt môi trường nuôi và nâng cao thể trạng của cá nuôi.
Thời ñiểm cá nuôi dễ mắc bệnh là ñầu mùa xuân, ñầu mùa hè và ñầu mùa thu
khi thời tiết chuyển mùa.

1.7. Giá trị kinh tế, y học của cá trắm ñen
Cá trắm ñen là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại
thức ăn bổ dưỡng ñược nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa
chuộng. Trong y học, thịt cá trắm ñen có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác
dụng như chữa ñau dạ dày mãn tính, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng
ñau, nâng sức ñề kháng, tăng cường miễn dịch. Người Trung Quốc thường sử
dụng cá trắm ñen như một loại thuốc quý (Nico và ctv. 2005). Mật cá trắm
ñen cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt, mắt ñỏ kéo màng, ñau họng, tắc
họng, trẻ nhỏ ñờm dãi tắc (Sách Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, Nhà xuất
bản Y học).
Thành phần cơ thịt cá trắm ñen chứa khoảng 19,5% protein; 5,2% lipid;
nhiều Can xi, Phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP... có chất lượng dinh dưỡng cao
hơn cả nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chép (16% protein; 3,6% lipid), cá
Quả (18,2% protein; 2,7% Lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % protein; 0,5%
lipid), thịt gà (12,3% Protein)…vì vậy cá trắm ñen là loại thức ăn tốt cho người
già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu
Thuận, 1976). Với những giá trị trên, giá cá trắm ñen thịt trên thị trường thường
ñược bán với giá cao, từ 100.000-200.000 ñồng/kg.

×