Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRẦN THỊ QUỲNH NGA



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM
SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ ĐỘ AN TOÀN
CỦA SẢN PHẨM ĐẬU CÔ VE

TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01




Người hướng dẫn: 1. GS.TS. TRẦN KHẮC THI
2. TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG




HÀ NỘI - 2011
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Mọi trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nộ
i, ngày 19 tháng 01 năm 2012
Tác giả



Trần Thị Quỳnh Nga















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và các đơn
vị. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS.Trần Khắc Thi, TS.Trần
Thị Minh Hằng, với cương vị người hướng dẫn khoa học, đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn khoa Nông Học, Viện đào tạo sau đại
học, đặc biệt là bộ môn Cây Rau Hoa Quả Trường ĐHNN Hà Nội đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Thọ, Ủy
ban nhân dân Thành phố Việt Trì, bà con nông dân xã Tân Đức - Thành phố
Việt Trì, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nộ
i, ngày 19 tháng 01 năm 2012
Tác giả




Trần Thị Quỳnh Nga





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan 97

Lời cảm ơn 97

Mục lục 97

Danh mục các chữ viết tắt 97

Danh mục bảng 97

Danh mục hình ix

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2


1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu chung về cây đậu côve 4

2.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu rau an toàn trên thế giới và trong
nước 12

2.3 Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu côve trên thế giới và trong
nước 23

2.4 Kết quả nghiên cứu, ứng dụng phân bón sinh học và thuốc trừ
sâu sinh học trên rau 26

2.5 Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trên rau. 27

3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31

3.2 Vật liệu nghiên cứu 31

3.3 Nội dung nghiên cứu 32

3.4 Phương pháp nghiên cứu 32

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 34

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iv

3.6 Phương pháp, xử lý số liệu 36

3.7 Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt 36

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L
đến năng suất, chất lượng của đậu côve vụ Đông xuân 2010 -
2011 và Xuân hè 2011 tại Tân Đức - Việt Trì - Phú Thọ. 38

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân,
Xuân hè 2010 - 2011 38

4.1.2 Ảnh hưởng của phân lỏng MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển chủ yếu của cây đậu côve 41

4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả
của cây đậu côve 45

4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của cây đậu côve 48

4.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân,
Xuân hè 2010 - 2011 52

4.1.6 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu

trên cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 55

4.1.7 Kết quả phân tích dư lượng NO
-3
, kim loại nặng trên cây đậu
côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 57

4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến
năng suất, chất lượng của đậu côve vụ Đông xuân 2010 - 2011 và
Xuân hè 2011 tại Tân Đức - Việt Trì - Phú Thọ 60

4.2.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng chủ yếu của cây đậu côve 60

4.2.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve
61

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến khả năng ra hoa - đậu
quả của cây đậu côve ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 63

4.2.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của cây đậu côve 67

4.2.5 Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên các công thức thí nghiệm ở
vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 69


4.2.6 Mật độ, tỷ lệ quả hại của sâu đục quả trên cây đậu côve trồng ở
vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 71

4.2.7 Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây đậu
côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 73

4.2.8 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên cây đậu côve trồng
ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 74

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Đề nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BVTV B¶o vÖ thùc vËt

CT Công thức
ĐC Đối chứng
ĐVT Đơn vị tính
EM EMINA
FAO Food and Agricultere Organization of the United Nation:
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
KLN Kim loại nặng
KLTB Khối lượng trung bình
NSTT Năng suất thực thu
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NO
-3
Nitrate
NSF Ngày sau khi phun
TF Trước khi phun
RAT Rau an toàn
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001 13


2.2 Diện tích sản xuất rau tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 2006 20

2.3 Sản xuất đậu côve trên thế giới 24

2.4 Sản lượng đậu côve quả tươi (1.000 tấn) 24

2.5 Sản lượng đậu côve hạt khô (1.000 tấn) 25

4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè
2010 - 2011 39

4.2 Ảnh hưởng của phân bón MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân
hè 2010 - 2011 44

4.3 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả
của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 46

4.4 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ ĐX, XH 2010 - 2011 49

4.5 Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân 53

4.6 Hạch toán hiệu quả kinh của các thí nghiệm ở vụ Xuân hè 54

4.7 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu
trên cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 55


4.8 Kết quả phân tích dư lượng NO
-3
, kim loại nặng trên đậu côve ở
vụ Đông xuân 58

4.9 Kết quả phân tích dư lượng NO
-3
, kim loại nặng trên đậu côve ở
vụ Xuân hè 59

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

viii

4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân
hè 2010 - 2011 60

4.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông
xuân, Xuân hè 2010 - 2011 62

4.12 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến khả năng ra hoa - đậu quả
của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 65

4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân,
Xuân hè 2010 - 2011 67

4.14 Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên các công thức thí nghiệm ở

vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 70

4.15 Mật độ, tỷ lệ quả hại của sâu đục quả trên cây đậu côve trồng ở
vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 71

4.16 Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây đậu
côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 74

4.17 Kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV trên đậu côve ở 2 thời vụ 75


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1 Năng suất đậu cô ve ở các liều lượng phân bón khác nhau 51

4.2 Năng suất đậu côve ở các công thức khác nhau 68


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

1. MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi gia đình. Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm ( VSATTP ) đã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu
dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, một số nông dân vẫn chưa thực hiện đúng quy trình
sản xuất rau an toàn ( RAT ). Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức
năng còn lỏng lẻo nên chất lượng rau chưa đảm bảo, đặc biệt về dư lượng
thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng còn cao gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khác, mạng lưới kinh doanh, tiêu
thụ RAT hiện tại chưa được quản lý tốt, nên chưa đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng.
Theo thống kê của tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ), hàng năm trên thế
giới có khoảng 40.000 người chết trong tổng số 2 triệu người ngộ độc [40].
Tại Việt Nam số người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có rau cũng khá cao.
Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm- Bộ Y tế, năm 2010 cả nước có 1041 vụ
ngộ độc với số người mắc 36163, trong đó có 300 người tử vong. Vì vậy, việc
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang là vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề này. Năm 2010 Quốc hội đã ban hành Luật An
toàn thực phẩm và Chính phủ đang có có Nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy mạnh chương trình phát triển
sản xuất rau an toàn tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong đó có các tỉnh là
Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, phần nào đã đáp ứng
được nhu cầu rau của thị trường.
Đối với Tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn đã từng bước được quan tâm phát triển thông qua các đề tài, mô hình, dự
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2


án cụ thể như: đề tài phát triển rau an toàn tại xã An Đạo - huyện Phù Ninh,
mô hình Rau an toàn tại Xã Bạch Hạc - TP Việt Trì, dự án Xây dựng mô hình
tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn huyện Lâm Thao
Trong số chủng loại rau trồng ở Phú Thọ đậu côve là cây rau vụ đông
phổ biến , đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp thích nghi trong hệ
thống luân canh với lúa và là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.
Vì đặc thù là loại cây trồng cho thu hoạch nhiều lần, vừa thu hoạch, vừa
chăm sóc, khoảng cách giữa các lần thu ngắn nên khả năng đảm bảo an toàn
dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản phẩm đậu côve là vô cùng khó
khăn. Vấn đề này phụ thuộc nhiều ở chất lượng vật tư đầu vào và sẽ được giải
quyết khi sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại cho người nhưng
vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng quả non cho đậu côve.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản
phẩm đậu côve trồng tại Tỉnh Phú Thọ’’
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích:
- Xác định ảnh hưởng của phân bón MV-L và thuốc Aremec đến năng
suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve tại Phú Thọ.
1.2.2.Yêu cầu:
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón sinh học và thuốc trừ sâu sinh học
đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất, chất
lượng và độ an toàn VSTP của đậu côve.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học ( phân bón, thuốc
BVTV) tới năng suất, chất lượng và mức độ an toàn sản phẩm, an toàn môi

trường, canh tác đậu côve làm cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất đậu côve
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

an toàn theo hướng VietGAP.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp nông dân tiếp cận, nắm
vững kỹ thuật sản xuất, nâng cao kiến thức, nhận thức về các chế phẩm sinh
học trong sản suất rau nói chung và sản xuất đậu côve nói riêng, nhằm phục
vụ tốt cho công tác sản xuất RAT hiện nay. Đề tài cũng đóng góp cho việc
triển khai và hoàn thành mục tiêu của “Chương trình p
hát triển rau an
toàn Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015
”.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây đậu côve
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây đậu côve
Đậu côve (có tên khoa học là Phaseolus vulgaris thuộc

họ Đậu
Leguminosae, Fabaceae ) Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs (2005), cây đậu
côve xuất hiện đầu tiên ở nam Mêhicô - Trung Mỹ, được trồng cách đây hơn
600 năm và được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên trái đất.
Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs, 2005, đậu côve phân biệt theo hình

dạng có 2 loại:
- Đậu côve lùn (sinh trưởng hữu hạn): Nhóm này không có giống địa
phương, chủ yếu là các giống nhập nội của Nhật Bản và Đài Loan, thích hợp
trồng quanh năm ở các vùng cao, giống chịu nóng trồng được ở vụ đông xuân
ở vùng đồng bằng, giống đậu lùn rất lợi cho việc canh tác ở những vùng gió
mạnh, dễ trồng xen với các loại hoa màu khác để tăng thu hoạch trên cùng
một diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về việc làm giàn. Các giống
nhập nội rất thích hợp trong điều kiện tự nhiên nước ta nên được các công ty
giống chọn lọc, nhân giống và phổ biến rộng rãi. Đặc tính chung của giống
đậu côve lùn là thấp cây (50 - 60 cm) cho thu hoạch sớm 40 - 45 ngày sau
gieo, thời gian thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày, trái dài, thẳng, màu xanh trung
bình đến xanh đậm, các giống trồng hiện nay cho năng suất và phẩm chất
không thua kém đậu côve leo (18 - 22 tấn/ha).
- Đậu côve leo (sinh trưởng vô hạn): Thân dài 2,5 - 3m, trong canh tác
cần phải làm giàn. Các giống hiện nay được ưa chuộng:
- Giống đậu côve Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây trồng Miền
Nam chọn lọc và sản xuất. Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng
được cả ở đồng bằng và vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch 50 - 55 ngày sau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5

khi trồng, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều quả. Quả thẳng, dài 16 - 17
cm màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Giống đậu côve Thái Lan (Chiatai) cho quả màu xanh trung bình, dài
14 - 16 cm chất lượng ngon ngọt, có thể trồng quanh năm.
- Giống đậu côve Thái Lan (Takii) : hạt màu nâu vàng, hoa trắng, trái
dài màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp trồng vụ
đông xuân.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây đậu côve

* Giá trị dinh dưỡng
Cây đậu côve là loại đậu rau ăn quả quan trọng vào bậc nhất, nó có giá
trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích (theo Ths. Trần Thị Ba)[4].
Quả đậu côve là loại đậu rau dễ ăn, dễ chế biến, có thể ăn tươi, xào, luộc, nấu,
đóng hộp, đông lạnh, hạt đậu côve khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng
rất có giá trị.
Quả non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và
đặc biệt nhiều vitamin A và C, chất khoáng cho cơ thể con người.
* Giá trị kinh tế
Đậu côve là loại đậu rau có tầm kinh tế lớn vì chúng phân bố rộng
khắp, sản lượng tương đối cao từ 30 - 36 tấn/ha (Ths. Trần Thị Ba, 2006)[4],
là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ trồng loại đậu rau này.
Cũng theo Ths Trần Thị Ba[4], đậu rau có thời gian sinh trưởng ngắn
sau trồng khoảng 35 - 40 ngày đã có hoa nở, nếu quả đậu ăn tươi thì chỉ
cần 10- 13 ngày sau khi hoa nở là thu hoạch được, hơn thế đậu côve cho
thu hoạch nhiều lần, cứ 3 - 4 ngày thu hoạch một lần do đó mang lại năng
suất rất cao.
Đặc biệt đậu côve thuộc loại họ đậu nên nó có giá trị to lớn trong vai
trò cải tạo đất nông nghiệp thích hợp cho việc luân canh tăng vụ với cây lúa
nước, ngô và một số cây công nghiệp khác (Giáo trình sinh lí thực vật)[17], rễ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

đậu côve chứa nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm, có tác dụng to lớn
trong việc cung cấp nguồn đạm cho những loại cây trồng khi trồng xen với
nó. Đậu côve còn là cây rau màu giúp cho việc tăng sản lượng cây trồng trên
cùng một đơn vị diện tích.
Mặt khác chi phí đầu tư cho trồng cây đậu côve leo là không cao, giá
bán hợp lí, thời gian sinh trưởng ngắn nên được nhiều người tiêu dùng ưa

chuộng, chính vì vậy, việc trồng đậu côve leo đã đem lại hiệu quả rất cao
cho người nông dân. Theo nguồn tin của sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Tiền Giang cho biết :
Do thời tiết mưa nhiều gây ngập úng làm hư hại cây trồng và nhu cầu
rau cho xuất khẩu, giá bán rau củ quả tiếp tục tăng, tại Hà Nội giá bán nhiều
loại rau tăng tại thời điểm cao nhất là từ 3.000 - 5.000 đ/kg so với trước: giá
bán bắp cải 7.000 đ/kg, rau củ cải ngọt đều tăng cùng mức 7.000đ/kg, khoai
tây 5.000 - 6.000 đ/kg, dưa leo 6.000 - 7.000 đ/kg, tại Lâm Đồng giá bán buôn
nhiều loại rau củ tiếp tục tăng. Đậu cove tăng 3.000 - 10.000 đ/kg vào thời
điểm cao nhất, súp lơ tăng từ 5.000 - 6.000 đ/kg, cải thảo tăng từ 1.000 -
4.000 đ/kg, khoai tây tăng từ 2.000 - 12.000đ/kg.
Theo điều tra sơ bộ tại các chợ đầu mối tại Hải Phòng giá bán chính vụ
của đậu côve leo là 10.000 - 12.000 đ/kg, rau đậu tại thời điểm đắt nhất như
dịp tết vừa qua là từ 12.000 - 14.000đ/kg bán tại ruộng và từ 20.000 - 22.000
đ/kg tại các chợ đầu mối. Như vậy so với trồng lúa thì việc trồng đậu rau cho
thu nhập cao gấp 5 - 7 lần trên cùng 1 ha.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đậu côve
Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs, 2005, đậu côve là cây hằng niên,
thân thảo, rễ chính mọc sâu nên có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều
nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm. Đậu côve có 2 dạng:
dạng cây sinh trưởng vô hạn (đậu côve leo), dạng cây sinh trưởng hữu hạn
(đậu côve lùn), lá kép có 3 lá phụ với cuống lá dài, mặt lá ít lông tơ, chùm
hoa mọc ở nách lá, trung bình từ 2 - 8 hoa, hoa lưỡng tính tự thụ phấn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

khoảng 95% cây leo càng cao thì hoa càng nhiều.
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của đậu côve
*Về nhiệt độ:

Đậu côve yêu cầu khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt nhất là từ 18 - 25
0
C, nhiệt độ thấp hơn 13
0
C hoặc cao
hơn 25
0
C cây sinh trưởng kém, nếu kéo dài cây sẽ chết.
*Về đất:
Theo Mai Thị Phương Anh, đất trồng đậu côve leo cần có độ pH
khoảng 5,5 - 6,5, đất thích hợp nhất cho đậu côve là đất phù sa hoặc đất thịt,
đất kém quá hoặc quá nhiều chua đều không thích hợp cho đậu côve phát
triển.[1]
*Về ánh sáng:
Đậu côve là cây ưa sáng (Giáo trình sinh lí thực vật)[17] vì vậy việc
làm giàn leo là rất quan trọng. Quả đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 - 13 ngày sau
khi nở hoa, hạt đậu to trọng lượng 250 - 450 g.
Đậu côve là loại cây trồng canh tác được trong điều kiện ấm áp của
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được thời tiết rét (Ths Trần Thị
Ba, 2006)[4]
*Về dinh dưỡng:
Đậu côve phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khoáng
N,P,K. Đạm là thành phần quan trọng của diệp lục, có tác dụng làm tăng số lá
và diện tích lá. Lân cần thiết cho giai đoạn cây con, thúc đẩy quá trình sinh
trưởng của cây, giúp cây sớm ra hoa, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Kali làm
tăng khả năng quang hợp của cây, rất cần cho thời kì tạo quả, tăng sinh khối
quả, cho chất lượng ngọt hơn. (Trần Văn Lài, Lê Thị Hà, 2002)[16]
Đậu côve có hệ rễ chùm chứa nhiều vi khuẩn nốt sần cố định đạm cho
cây chủ yếu tập trung ở quanh rễ gần mặt đất khoảng 10 - 20 cm.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

2.1.5. Thành phần sâu bệnh chính trên đậu côve và biện pháp phòng trừ
Theo Ths. Trần Thị Ba bộ môn khoa học Cây Trồng khoa Nông nghiệp
& Sinh học ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ[4], cho biết trên cây đậu côve
chủ yếu có những sâu hại chính sau:
- Dòi đục thân (Ophioyia phaseoli): Loài này gây hại đáng kể khi cây
còn nhỏ có 3 - 4 lá và lúc ra hoa. Dòi trưởng thành là ruồi có màu đen bóng,
kích thước rất nhỏ, dài 2 - 3mm, thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời
mát, đẻ trứng vào mô lá non trên mặt lá, ấu trùng là dòi có màu trắng ngà,
thường đục bên trong gân qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp
giữa lớp vỏ và phần gỗ làm lớp vỏ thân bị nứt. Nhộng có màu vàng nâu nằm
ngay lớp vỏ thân gần mặt đất, dòi gây hại nặng vào giai đoạn cây con, làm cây
dễ bị chết héo hoặc gây chết nhánh. Tránh trồng gối vụ liên tục, cần theo dõi
mật độ thường xuyên, có thể phòng ngừa bằng cách rải thuốc hạt lúc gieo theo
khuyến cáo, có thể phun ngừa bằng thuốc nước trước khi cây ra hoa.
- Sâu đục quả (Maruca testulais): Bướm có màu nâu đậm, giữa cánh
trước có vệt màu trắng, cánh sau màu trắng bóng có bìa nâu đen, thân dài
10 - 13 mm, ấu trùng màu trắng hơi nâu, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm
vuông cạnh, hay bầu dục màu nâu đậm, trứng đẻ trên hoa, đài và quả non.
Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong quả non,
phân sâu làm hỏng và gây rụng quả. Do sâu nằm trong quả nên khó phòng
trị, nhộng nằm trong các kẹt lá khô. Loài này thường xuất hiện nhiều
trong mùa mưa. Nên trồng sớm đậu và không nên trồng xen canh cùng
cây họ đậu. Xịt các loại thuốc gốc Cúc có tính phân huỷ nhanh trước khi
ra hoa và giai đoạn phát triển quả như : Cyperan, Cyper, Peran cần bảo
đảm độ an toàn cho quả bằng thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch.

* Các nghiên cứu về bệnh hại chủ yếu trên cây đậu côve.
Trên đậu rau có 80 loại bệnh chủ yếu trong đó đậu Hà Lan có 37 loại
bệnh, đậu côve có 30 loại bệnh, Lima có 13 loại bệnh.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

Các loại bệnh hại chủ yếu là:
1.Bệnh thán thư đậu: tác nhân gây hại Collectotrichum lindemuthianum.
Đậu côve ở nước ta bệnh thán thư gây hại hầu hết trên tất cả các giống đậu như
đậu vàng, đậu trạch, đậu đũa, đậu bở.
Bệnh thán thư đậu có thể phá hoại từ giai đoạn cây mọc mầm đến khi
có quả. Trên lá tử diệp cây non vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm.
Trên cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh
nặng nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.
Trên cây đã lớn, vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình
đa giác hoặc hình bất định, kích thước từ 3 - 10 mm, vết bệnh lúc đầu màu
vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm, góc viền màu đỏ. Trên vết bệnh
có nhiều chấm nổi màu nâu đen, đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Cuối cùng
vết bệnh khô rách nát.
Trên cuống lá và thân, cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm,
cây còi cọc, lá vàng dễ rụng. Bệnh còn phá hoại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa
rụng không đậu quả. Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn (3 - 10 mm), màu nâu
vàng hoặc xám, lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu nâu đỏ. Trên vết bệnh cũng
hình thành nhiều đĩa cành màu đỏ nhạt xếp lộn xộn hoặc theo vòng đồng tâm.
Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu hoặc màu đen. Bình thường vết bệnh chỉ ở bề
mặt hạt, đôi khi vào tận phôi hạt.
Bệnh phát sinh hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt
độ tương đối thấp. Khi độ ẩm không khí dưới 80% bệnh có thể ngừng phát
triển. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 16 - 20

0
C. Bào tử nấm
có thể nảy mầm ở phạm vi nhiệt độ 4 - 34
0
C, tối thích là 22 - 23
0
C. Trong
điều kiện có ẩm độ và nhiệt độ thuận lợi thời kỳ tiềm dục của bệnh là 4 - 7
ngày, ở nước ta bệnh thường phát sinh gây hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm
ướt kéo dài trong vụ đông xuân, nhất là những ruộng đậu đũa trũng thấp, nước
ứ đọng nhiều.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

Biện pháp phòng trừ chủ yếu hiện nay là chọn và trồng các giống chống
bệnh. Chọn ruộng, cây và quả không có vết bệnh để trồng và lấy hạt làm
giống. Thực hiện luân canh 2 - 3 năm với cây trồng nước vun gốc tránh ứ
đọng nước vào mùa mưa, khi bệnh chớm có thể phun kịp thời: Dùng Zinep 80
WP nồng độ 0,4% hoặc Daconil dạng bột thêm nước 50 và 70% với nồng độ
0,125 - 0,250% để phun.
2. Bệnh gỉ sắt: tác nhân gây hại là: Uromyces appendicutus (Pers).
Hầu hết các nước có trồng đậu đỗ trên thế giới đều bị bệnh này phá hại.
Đặc biệt trong những năm điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh gây hại càng
nghiêm trọng, ở nước ta hầu hết các giống đậu Trạch, đậu bở, đậu côve,
đậu xanh, đậu vàng đều bị bệnh này phá hại. Bệnh làm lá khô vàng, dễ
rụng, cây chóng lụi tàn, làm giảm năng suất rất lớn. Bệnh hại trên cả lá,
thân, hoa, quả. Vết bệnh ban đầu là những điểm nhỏ hơi vàng hoặc vàng
chanh. Về cuối giai đoạn sinh trưởng của cây, ở mặt dưới lá và trên vỏ quả
bệnh thường hình thành những ổ bào tử đông màu đen. Bệnh nặng làm lá

khô cháy, rụng sớm, quả nhỏ, khô và nép.
3. Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: nguyên nhân gây bệnh là do nấm Fusarium
solani f.s. phaseoli Rhizoctonia solani Kuhn. Bệnh hại phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới và ở nước ta. Bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng đồng bằng,
trung du và miền núi trên các loại đậu đỗ làm thực phẩm vụ Đông và Xuân
hè. Bệnh có thể phá hoại trong suốt quá trình phát triển của cây nhưng chủ
yếu là ở thời kì cây con. Bệnh thối gốc, lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều
kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 - 25
0
C hoặc thời tiết
nóng lạnh bất thường. Bệnh cũng phát triển mạnh trên các ruộng ứ đọng
nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa. Để phòng trừ thối gốc
và lở cổ rễ cần thực hiện các biện pháp canh tác từ khi gieo trồng đến khi thu
hoạch. Nên xử lí hạt trước khi gieo trồng và phun thuốc phòng trừ xuất hiện
bệnh. Có thể dùng một số thuốc như: Ridomil MZ72 WP với lượng dùng 2.5 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

3.5 kg/ha, Topsin M (50 và 70 WP), 50 - 100 g thuốc bột/100 lít nước hoặc
Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ 0,1 - 0,2 % hoặc chế phẩm sinh
học ( Trichoderma).
Theo Vũ Triệu Mân, (2007)[15] thì trên cây đậu côve được trồng tại
Việt Nam ngoài các bệnh do nấm gây ra còn có các bệnh do virut gây lên
như: Bệnh khảm lá, bệnh khảm vàng.
- Bệnh khảm lá thường gây ra hiện tượng khảm tạo thành sọc xanh nhạt
hay bạc xen kẽ sọc xanh thẫm trên lá non ở cây đậu. Khi bệnh nặng, các lá
đều co hẹp và biến dạng một số lá cuốn lại, cây ít quả và năng suất thấp. Cây
có thể bị chết sau một thời gian bị bệnh hại nặng. Virut gây bệnh có hình sợi,
kích thước 750 x 15 nm, thuộc nhóm Poty virut. Virut truyền bệnh bằng rệp

họ Aphididae theo kiểu bền vững (non persistant).
- Bệnh khảm vàng thường gây ra hiện tượng khảm biến vàng ở lá cây
đậu và nhiều cây họ đậu. Virut tạo ra những biến vàng ngoằn ngoèo trên bề
mặt lá cây đậu, lá không phát triển. Virut gây bệnh có hình sợi, kích thước
750 x 15 nm, thuộc nhóm Poty virut. Virut truyền bệnh bởi 20 loại rệp họ
Aphididae theo kiểu không bền vững (non persistant).
Hai loại bệnh trên phân bố rộng trên khắp thế giới ở tất cả các vùng có
trồng đậu ăn quả như đậu côve, đậu đũa, đâu vàng, đậu bở, đậu Trạch Ngoài
việc truyền bệnh trên đồng ruộng virut hại cây đậu ăn quả còn có khả năng
truyền qua hạt giống. Reddick, Stewart - 1919, Crewley - 1957, Shipper -
1963 cho rằng có thể có tới 83% hạt ở cây bị bệnh có thể bị nhiễm virut. Còn
Pierce và Hungerford - 1927, cho biết virut có thể vẫn có khả năng gây bệnh
nếu bảo quản hạt trong kho lạnh tới 30 năm. Biện pháp phòng trừ là khi phát
hiện bệnh thì phải loại bỏ cây, lấy hạt giống từ những cây khỏe mạnh. Đặc
biệt là côn trùng môi giới và vệ sinh thường xuyên để hạn chế bệnh lây lan.
Theo Ths. Trần Thị Ba,[4] trên cây đậu côve được trồng tại Việt Nam
thường xuất hiện những bệnh chủ yếu sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora canescens và Cercospora cruenta:
Đốm bệnh gây bởi C.canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm
màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá, bệnh gây hại nhiều trên cây
đậu Lima và đậu đũa hơn đậu côve, đốm bệnh có màu gỉ sắt, hình dạng và
kích thước không đều, thường xuất hiện trên thân và trái chín, phun ngừa
bằng các thuốc trừ nấm: Anvil SEC, Antracol 75 WP, Ridomil
- Bệnh phấn trắng: do nấm Erysiphe poligoli: Vết bệnh xuất hiện đầu
tiên là những đốm mắt màu xanh, dần biến thành trắng xám. Các lá non bị
bệnh sẽ cuốn lại chuyển sang vàng và rụng đi, trái nhỏ, cây còi cọc. Bệnh

thường xuất hiện vào cuối thu hoạch. Phun ngừa bằng Cuzate - M8,
Mancolaxyl, Zicozep, Vimonyl, Score, Metaxyl
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu rau an toàn trên thế giới và trong
nước
2.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2001)[31] cho biết: năm 1980 trên
toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau trong đó có 20,3 triêụ tấn là đậu
rau, năm 1990 có 441 triệu tấn trong đó đậu rau là 25,2 triệu tấn, năm 2001 đã
lên tới 768 triệu tấn trong đó đậu rau 50,3 triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình
quân theo đầu người là 78kg/người/năm. Tuy nhiên trình độ phát triển nghề
trồng rau ở mỗi nước là khác nhau, ở các nước phát triển cây rau được chú
trọng hơn các nước đang phát triển về chất lượng cũng như về vệ sinh an toàn
thực phẩm. Theo K.U Ahmed và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính sản
lượng bình quân theo đầu người thì ở các nước phát triển cao hơn hẳn so với
các nước đang phát triển, ở các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương
thực là 2/1, trong khi đó ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là 1/2. Riêng
Châu á sản lượng rau hàng năm và đậu rau nói riêng là khoảng 400 triệu tấn
so với mức tăng trưởng 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm), mức tiêu dùng rau của
các nước Châu á là 84 kg/người/năm. Trong các nước đang phát triển thì
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

13

Trung Quốc có sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm. ấn Độ đứng thứ
hai thế giới với sản lượng rau hàng năm đạt 65 triệu tấn (FAO, 2001).[31]
Ngoài việc tăng về mức sản lượng rau nói chung và đậu rau nói riêng thì
chất lượng ngày càng được quan tâm, nhiều tiến bộ của khoa học được áp dụng để
tăng sản lượng và chất lượng cho rau như kĩ thuật canh tác công nghệ cao. Tại
Canada và Hoa Kỳ trong sản xuất nông nghiệp việc đầu tiên và trọng tâm chính là
phẩm chất của cây rau sau mới là sản lượng. Nhiều mô hình trồng rau trên đồng

ruộng ra đời đã làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống ở những nước này, đã
đưa năng suất và phẩm chất đậu rau nâng lên đáng kể.
Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001

TT Tên quốc gia
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
1 Thế giới 43.583.651 159,23
2 Trung Quốc 15.721.003 182,53
3 Ấn Độ 5.705.000 106,96
4 Mỹ 1.380.487 273,08
5 Nga 1.038.487 120,72
6 Indonesia 772.537 87,170
7 Ukaraina 618.500 100,41
8 Philippin 588.928 83,63
9 Italia 580.928 263,36
10 Iran 536.000 200,75
11 Việt Nam 514.600 131,70

Nguồn : FAOSTAT
Nhờ có sự đổi mới trong canh tác, đậu rau trước đây ít được trồng phổ
biến mà bây giờ được nhiều nước biết đến (riêng Châu Á đậu rau được trồng
ở hầu hết các nước như: Ấn Độ, Miến Điện, Nepan, Sri-lanka, Băngladesh
(Theo Ths Trần Thị Ba)[4]
Trên thế giới, nông sản an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng
được quan tâm từ rất sớm, đặc biệt tại các nước phát triển như Hoa Kỳ,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

14

Pháp, , Đài Loan, Singapo, Thái Lan, cho đến nay, nhiều công trình

nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, quy trình công nghệ và các giải
pháp kỹ thuật về quản lý, giám định chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết
lập thị trường tiêu thụ rau an toàn đã được tiến hành tương đối đồng bộ,
thường tập trung theo những hướng sau :
- Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều loại sâu bệnh.
- Nghiên cứu phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc
sinh học, các biện pháp đấu tranh sinh học ở mức độ phân tử.
- Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện
pháp canh tác hữu cơ.
Tại Đài Loan, đã có khoảng 8 trạm xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật trong rau quả bằng phương pháp sinh học đặt ở hầu hết các
vùng sản xuất, kinh doanh rau, quả của nước này. Tại mỗi chợ đầu mối rau,
quả ở các thành phố lớn như Đài Bắc, Đài Trung hay Kaohsiung đều có một
trạm xét nghiệm sinh học nhanh. Do giá thành xét nghiệm thấp, thời gian xét
nghiệm ngắn nên có đến 1% số sản phẩm lưu thông trong ngày ở các chợ đầu
mối này được xét nghiệm để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản
phẩm của những người cung cấp lớn cũng được xét nghiệm ít nhất là ba tháng
một lần. (Trần Việt Đức,2009)[11]
Tại Hàn Quốc, mặc dù mới phổ biến biện pháp xét nghiệm sinh học để
xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả nhưng đến nay liên đoàn các
hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc đã thành lập được khoảng 100 trạm xét
nghiệm phân bố trên khắp các vùng trong nước. Nhìn chung, ban đầu nông
dân tỏ ra nghi ngờ kết quả xét nghiệm của phương pháp xét nghiệm sinh học
nhanh và không cho lấy mẫu từ các sản phẩm của mình. Nhưng đến khi các
cơ quan quản lý nhà nước tiến hành rộng rãi các xét nghiệm này thì nông dân
lại hiểu rõ sự cần thiết của nó. Họ bắt đầu mang mẫu đến các trạm xét nghiệm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15


địa phương trước khi thu hoạch một cách tự nguyện và họ nhận thấy rằng
người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm đã qua xét nghiệm sinh học hơn.
Theo Joseph Ekman (2007)[33], thời gian gần đây, việc đề xuất và áp
dụng quy trình nông nghiệp an toàn, còn gọi là quy trình nông nghiệp tốt
(Good Agricultural Practices - GAP) đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia
trên thế giới, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn trong sản xuất nông sản
thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng.
Quy trình GAP là một quy trình hướng dẫn, kiểm soát và ngăn chặn
những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu sản xuất nông sản, từ
khâu đầu tiên sửa soạn vườn trại, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến
khâu sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là khâu bầy bán ở chợ. Ngày nay,
trong bối cảnh thị trường toàn cầu hoá, GAP trở nên vô cùng quan trọng, đặc
biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu. Mặc dầu có nhiều quy trình GAP có
tên gọi khác nhau nhưng các quy trình vẫn có các điểm chung được thế giới
công nhận đối với việc xuất khẩu nông sản.
Theo nhiều tác giả, quy trình GAP với an toàn thực phẩm bao gồm:
- Sử dụng hoá chất.
- Phân bón và phụ gia cho đất.
- Sử dụng nước.
- Địa điểm sản xuất và điều kiện đất đai.
- Trang thiết bị và vật liệu gieo trồng.
- Thiết bị làm sạch và điều khiển sinh vật gây hại.
- Vệ sinh cá nhân.
- Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đóng gói và bảo quản.[11]
2.2.2. Trong nước
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của

×