Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tin học hoá quy trình đăng kí học theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.17 KB, 28 trang )

Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
MỤC LỤC
I. Giới thiệu 2
1. Sự cần thiết của việc đưa phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ vào các
trường đại học và vấn đề tin học hoá. 2
2. Quan điểm và điều kiện áp dụng học chế tín chỉ 3
3. Đối tượng áp dụng và phương pháp nghiên cứu 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 5
I. Chương trình đào tạo 5
II. Kế hoạch giảng dạy và học tập 9
III. Quản lý học viên 13
IV. Quản lý học phí 15
CHƯƠNG II: TIN HỌC HOÁ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ HỌC THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ 16
I. Khảo sát thực tế 16
II. Tin học hoá trong quy trình đăng ký học theo học chế tín chỉ qua
mạng18 18
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 20
I. Thiết kế cơ sở dữ liệu 20
II. Xây dựng giao diện nhập liệu và giao diện đăng ký học 23
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
1
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
I. GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết của việc đưa phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ vào
các trường đại học và vấn đề tin học hoá.
Trong những năm gần đây, đào tạo theo học chế tín chỉ đã được đề cập
đến, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khả năng và điều kiện áp dụng học chế tín
chỉ. Một số trường đại học đã áp dụng học chế tín chỉ và đã rót ra một số kinh


nghiệm bước đầu. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho
người học có thể tham học tập một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện riêng
của mình và hơn nữa tạo điều kiện cho giáo viên và các bộ môn phát huy tính
chủ động và tận dụng cơ sở vật chất thì việc nghiên cứu và áp dụng học chế
tín chỉ ở đại học là rất cần thiết.
Đào tạo theo học chế tín chỉ bao gồm những công việc rất phức tạp : từ
việc nhập dữ liệu, việc sắp xếp lịch học, líp học đến việc quản lý điểm, quản
lý sinh viên, quản lý học phí…Nếu như những công việc này vẫn thực hiện
một cách thủ công thì nhân viên và cán bộ phụ trách rất khó có thể thực hiện
tốt công việc của mình, dễ gây ra nhầm lẫn. Hơn nữa khối lượng công việc rất
lín và mất nhiều thời gian xử lý, dẫn tới chi phí cao. Nh vậy hiệu quả công
việc thấp, khó đáp ứng được yêu cầu và không phù hợp với xu thế phát triển
của xã hội.
Công nghệ thông tin đang là ngành phát triển mạnh và đây là một giải
pháp hỗ trợ tốt cho những khó khăn nêu trên. Tin học giúp cho quá trình quản
lý có sự chính xác, thông tin cập nhập nhanh chóng và giảm được lượng công
việc một cách đáng kể, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Với mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình tin học
hoá công tác đào tạo theo học chế tín chỉ, em đã lùa chọn đề tài “Tin học hoá
quy trình đăng kí học theo học chế tín chỉ”. Vì đây là một vấn đề mới đối
với các trường đại học. Hơn nữa kiến thức và tầm hiểu biết về quy trình quản
lý, các quy định của nhà trường đối với từng nghành học còn hạn hẹp. Do vậy
2
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sự đóng góp và chỉ bảo
tận tình của thầy giáo hướng dẫn.
2. Quan điểm và điều kiện áp dụng học chế tín chỉ
a. Quan điểm đào tạo
Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học được đề
suất trên cơ sở quan điểm:

- Giáo dục phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những yêu cầu thực
tiễn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy tính năng động trong học tập,
nghiên cứu và phù hợp với khả năng, điều kiện riêng của mình.
- Phát huy được những mặt mạnh của đội ngò giáo viên có trình độ cao của
trường
- Tận dụng cơ sở vật chất của nhà trường.
b. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của việc đào tạo theo học chế tín chỉ là Quyết định số
31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại
học, cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ.
c. Điều kiện và khả năng áp dụng của các trường đại học
- Đã thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi ngành
đào tạo có nhiều học phần tự chọn để sinh viên có thể lùa chọn theo định
hướng phát triển nghề nghiệp.
- Có đủ các hướng dẫn về tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo toàn khoá của
từng ngành đào tạo, chương trình chi tiết các học phần, số học phần sẽ bố trí
giảng dạy trong từng học kỳ và lịch trình giảng dạy để cung cấp cho sinh
viên.
- Có đủ số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn để giảng dạy về lý thuyết
thực hành thực tập theo yêu cầu chuyên môn.
3
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Có đội ngò giáo viên tham gia làm chủ nhiệm líp, để giúp đỡ sinh viên trong
quá trình học tập.
- Có đủ sách tham khảo tài liệu học tập.
3. Đối tượng áp dụng và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng áp dông
Đề án này nghiên cứu để áp dụng cho đối tượng đào tạo hệ văn bằng hai

và tại chức. Đối với các đối tượng khác không được nghiên cứu và trình bày
trong để án này.
b. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp:
phân tích tiếp cận hệ thống, sử dụng một số phương pháp khảo sát điều tra
thực tế và học hỏi những kinh nghiệm của một số trường đi trước.
4
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ
I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Cấu trúc chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo thể hiện số lượng tín chỉ và các loại kiến
thức mà sinh viên phải tích luỹ để nhận văn bằng tốt nghiệp theo hướng đào
tạo nhất định.
Theo qui định hiện hành, số đơn vị học trình cần tích luỹ là 189 đơn vị học
trình (đây là mức chuẩn, hệ văn bằng hai có thể giảm một tỉ lệ nhất định).
Theo quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT thì các trường đại học có thời
gian đào tạo 4 năm thì số tín chỉ tối thiểu cần tích luỹ là 140 đơn vị học trình.
Vì vậy, khi triển khai đề án cần có ý kiến chính thức của Ban Giám Hiệu về
số tín chỉ tối thiểu cần tích luỹ. Hơn nữa cũng theo quyết định trên, thời gian
1 tiết theo học chế tín chỉ là 50 phót.
2. Các loại môn học
2.1. Các loại môn học bắt buộc và lùa chọn
Theo học chế tín chỉ, các môn học được chia làm 3 loại
a.Môn học bắt buộc
Môn học bắt buộc là môn học mà học viên phải học và phải đạt yêu cầu trở
lên. Loại này bao gồm:
- Môn học bắt buộc của khối ngành hoặc ngành

- Môn học chuyên ngành
Ví dụ tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, các môn học bắt buộc là:
1. Triết học Mác-LêNin 6 tín chỉ
2. Kinh tế chính trị Mác-LêNin 8
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
4. Lịch sử ĐCS Việt Nam 4
5
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
5.Tư tưởng HCM 3
6. Ngoại ngữ (phần đại cương) 10
7.Toán cao cấp 7
8. Lý thuyết xác suất và thống kê toán 4
9. Pháp luật đại cương 3
10.Tin học đại cương 4
11. Kinh tế vi mô 1 4
12. Kinh tế vĩ mô 4
13. Ngoại ngữ kinh tế và kinh doanh 8
14.Toàn bộ phần kiÕn thức chuyên ngành 45
15.Thực tập tốt nghiệp 5
16.Thi cuối khoá (2 môn cơ sở và chuyên môn) 10
b) Môn học lùa chọn bắt buộc:
Môn học lùa chọn bắt buộc là môn học mà sinh viên lùa chọn trong số các
môn học do nhà trường qui định theo từng ngành hoặc chuyên ngành theo
học. Sinh viên phải tích luỹ tối thiểu đủ số tín chỉ quy định theo ngành đào
tạo. Ví dô ta lấy tại trường đại học Kinh tế Quốc dân thì theo khung chương
trình đào tạo hiện nay, học viên sẽ được lùa chọn các môn học theo 5 định
hướng sau:
**Học viên định hướng theo ngành kinh tế sẽ được chọn các môn:
Kinh tế lượng 4 tín chỉ
Lịch sử các học thuyết kinh tế 4

Nguyên lý thống kê kinh tế 4
Tài chính tiền tệ 4
Kinh tế vi mô 2 4
Kinh tế vĩ mô2 4
Kinh tế phát triển 4
Kinh tế công cộng 4
Kinh tế môi trường 4
**Học viên có theo ngành QTKD sẽ được lùa chọn các môn học sau:
6
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
Marketing căn bản 4 tín chỉ
Nguyên lý kế toán 4
Kinh tế lượng 4
Quản trị học 4
Quản trị chiến lược 4
Quản trị nhân lực 4
Quản trị tài chính 4
**Nếu định hướng theo ngành Tài chính-Ngân hàng sẽ được lùa chọn:
Nguyên lý thống kê kinh tế 4 tín chỉ
Nguyên lý kế toán 4
Luật kinh tế 4
Kinh tế lượng 4
Nhập môn Tài chính-tiền tệ 6
Tài chính doanh nghiệp 4
Tài chính quốc tế 4
**Nếu định hướng theo ngành Kế toán sẽ được lùa chọn các môn sau:
Tài chính tiền tệ 4 tín chỉ
Nguyên lý thống kê kinh tế 4
Marketing căn bản 4
Luật kinh tế 4

Nguyên lý kế toán 4
Kế toán tài chính 1 6
Kế toán quản trị 4
Kiểm toán căn bản 4
7
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
**Nếu học viên có định hướng theo ngành Hệ thống thông tin kinh tế sẽ
được lùa chọn các môn học sau:
Nguyên lý kế toán 4
Quản trị học 4
Toán rời rạc 5
Kiến trúc máy tính và hệ điều hành 5
Hệ thống thông tin quản lý 4
Cơ sở lập trình 4
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 4
Cơ sở dữ liệu 4
Phát triển hệ thống thông tin kinh tế 4
Mạng và truyền thông 4

Các môn học nêu trên là phần học bắt buộc tối thiểu cần phải tích luỹ.
Phần chuyên ngành của các ngành sẽ được hoàn chỉnh sau.
2.2. Các môn học theo trình tự
a. Môn học tiên quyết
Môn học tiên quyết còn được gọi là môn học trước.
Môn học N là môn học tiên quyết với môn học X nếu học viên đã học và
thi đạt môn học N mới được đăng ký môn học X. Hay nói cách khác, học viên
muốn học môn học X thì phải học và thi đạt môn học N.
b. Môn học song hành
Môn học A song hành với môn học B là các môn học mà học viên có thể
đăng ký học cả môn học A trong cùng thời gian hoặc học ở những thời gian

khác nhau.
c. Môn học độc lập
Môn học độc lập là môn học mà học viên có thể đăng ký học vào bất cứ
lúc nào trong quá trình đào tạo.
2.3. Ký hiệu môn học
Mỗi môn học được ký hiệu bằng một mã riêng. Mã môn học gồm một số
ký tự nhất định để chỉ
*Loại môn học
8
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
*Ngành đào tạo có môn học đó
*Bé môn giảng
Dự kiến mã các môn học như sau:
A: môn học bắt buộc
B: môn học lùa chọn bắt buộc
C: môn chọn tuỳ ý.
Ngành đào tạo phải học môn học đó.
Hiện nay trường có 5 nghành đào tạo. Mỗi ngành qui định mã các môn học
mà ngành phải học.
Ví dô:
K: ngành kinh tế
Q: ngành quản trị kinh doanh
N: ngành Ngân hành-tàichính
E: ngành kế toán
H: ngành hệ thống thông tin kinh tế
L: ngành luật học
M: ngành khoa học máy tính
Bộ môn giảng: mã bộ môn gồm 4 chữ cái, trong đó hai chữ cái đầu chỉ
khoa, hai chữ cái sau chỉ bộ môn trong khoa.
Số thứ tự môn học do khoa hoặc bộ môn qui định.

II. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
1. Xây dùng kế hoạch học tập
Kế hoạch học tập là xương sống của quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Kế học học tập được xây dựng phải đảm bảo tính linh hoạt cho người học,
tính chủ động cho các bộ môn giảng dạy và điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường.
Kế hoạch học tập được xây dựng trên cơ sở lấy các môn bắt buộc làm cốt
lõi, các môn tự chọn được bố trí linh hoạt sao cho người học có thể chủ động
đăng ký học. Đối với hệ văn bằng 2 nên bố trí học và thi theo nhiều loại khác
9
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
nhau để người học chủ động đăng ký phù hợp với điều kiện riêng của mình.
Dự kiến bố trí kế hoạch học tập theo các loại sau:
Loại 1: học cả tuần, mỗi tuần từ 2-3 môn, thi tập trung theo từng đợt. Loại
này phù hợp với những người không quá bận và có thể giành nhiều thời gian
học để kết thúc sớm quá trình học.
Loại 2: học từng đợt ngắn, mỗi đợt học 1 môn trong vòng 2-3 tuần theo kiểu
học cuốn chiếu, học song môn nào thì thi môn đó. Loại này thích hợp với
những người thường đi công tác.
Loại 3: học ổn định vào các thứ trong tuần, mỗi tối học 1 môn, kết thúc môn
nào thi môn đấy. Loại này thích hợp với những người vừa học bằng 2 vừa
tham gia học hoặc làm các công việc khác. Những người học theo loại này sẽ
phải kéo dài thời gian học hơn.
Các môn học sẽ được bố trí ở các thời điểm khác nhau để người học có
thể chủ động điều chỉnh kế hoạch học tập của mình.
Kế hoạch học tập được lập theo từng năm học, từng khoá học để người
học đăng ký và bộ môn chủ động bố trí giáo viên giảng.
Kế hoạch học tập được đăng tải trên trang web của trường.
** Quy trình giao kế hoạch như sau:
Bước 1: căn cứ vào kế hoạch đào tạo, hàng năm và từng học kỳ (khoảng

tháng 3, tháng 4, tháng 5), phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại học gửi
dự kiến kế hoạch giảng dạy cho các bộ môn.
Bước 2: căn cứ vào kế hoạch do phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại
học, các bộ môn cân đối lực lượng giáo viên và đăng ký sè líp với phòng
Quản lý đào tạo đại học và sau đại học. Trong đăng ký cần nêu rõ số lượng
các líp theo từng hình thức học như: líp học, thời gian học (bộ môn có thể nêu
rõ tên giáo viên giảng từng líp hoặc không cần nêu tên).
Bước 3: căn cứ vào khả năng giảng dạy của các bộ môn, phòng Quản lý đào
tạo đại học và sau đại học thông báo cho sinh viên để đăng ký học theo từng
môn học và từng hình thức học (Nếu bộ môn cần thông báo cụ thể tên giáo
10
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
viên giảng thì nhà trường cũng có thể cho phép sinh viên đăng ký cô thể từng
líp. Nếu không cần thì sinh viên chỉ đăng ký môn học, hình thức học mà
không xin cụ thể vào líp nào).
Bước 4: căn cứ vào số lượng đăng ký của học viên, phòng Quản lý đào tạo
đại học và sau đại học thông báo chính thức các líp cho bộ môn, sinh viên và
các bộ phận liên quan. Đây là kế hoạch chính thức, các bộ môn phải thực
hiện theo đúng kế hoạch này (nhà trường cần quy định số lượng sinh viên của
một líp nên từ 40 đến 60 học viên. Đối với các môn chuyên ngành có thể quy
định số người học tối thiểu từ 30 sinh viên trở lên)
Theo quy trình tổ chức và đăng kí học này có thể phát sinh một số tình
huống sau:
*Tình huống 1: khả năng giảng dạy lớn hơn sè sinh viên đăng ký. Trong
trường hợp này có thể có một số bộ môn hoặc một số giáo viên s ẽ có Ýt líp.
*Tình huống 2: số học viên đăng ký lớn hơn khả năng giảng dạy của bộ môn.
trong trường hợp này sinh viên sẽ phải chê đến dịp khác mới được học hoặc
phải chuyển sang đăng ký môn học mới.
2. Đăng ký học
**Căn cứ vào chương trình đào tạo, định hướng ngành và chuyên ngành đào

tạo học viên đăng ký học thì điều kiện để được đăng ký học:
- Quy định chung: học viên phải đóng học phí
- Đối với một số môn học yêu cầu phải có các môn học trước (môn học tiên
quyết) thì sinh viên thi và đạt các môn học trước mới được đăng ký.
VD: môn lý thuyết xác suất thống kê có môn toán cao cấp là môn tiên quyết
thì sinh viên muốn đăng ký học môn lý thuyết xác suất thống kê phải thi đạt
môn toán cao cấp. Đây là vấn đề phức tạp đối với cố vấn học tập khi nhận
đơn xin đăng ký học.
Sinh viên đăng ký học trước thời điểm môn học bắt đầu Ýt nhất là hai
tuần. Sinh viên đăng ký môn nào sẽ tính học phí môn học đó. Sau khi đã
đăng ký học nhưng nếu không đi học hoặc thi không đạt sẽ không được hoàn
11
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
học phí. Đăng ký học lại và thi lại đều phải đóng học phí như đăng ký lần đầu,
vì vậy không tổ chức học lại, thi lại. Sinh viên chỉ được đăng ký học và thi
theo các líp trong kế hoạch.
**Phương thức đăng ký:
Sinh viên có thể đăng ký theo mét trong các cách sau:
Cách 1: đăng ký trực tiếp bằng văn bản tại phòng Quản lý đào tạo đại học và
sau đại học. Người nhận giấy đăng ký học sẽ ghi tên sinh viên, tên môn học.
Mỗi giấy chỉ có giá trị cho một môn ở một thời điểm. Giáo viên giảng sẽ thu
lại giấy đó để ghi và trả điểm cho phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại
học để ghi vào sổ điểm của sinh viên và thông báo kết quả cho sinh viên.
Cách 2: đăng ký qua thư điệm tử email, sinh viên có thể đăng ký qua thư
điện tử nhưng phải trả thêm lệ phí ngoài học phí quy định. Căn cứ vào thư
điện tử, cố vấn học tập lập giấy vào líp cho sinh viên. Buổi học đầu tiên của
môn học sinh viên sẽ được nhận giấy vào líp để nép cho giáo viên (cách này
giúp cho sinh viên đang công tác ở xa có điều kiện đăng ký kịp thời các môn
học )
3. Tổ chức líp học và thi học kì

Như trên đã trình bày, líp theo học chế tín chỉ không được tổ chức theo líp
cố định mà tổ chức theo từng môn học. Đây là vấn đề phức tạp của việc áp
dụng học chế tín chỉ. Lớp học theo môn học được hình thành và tồn tại trong
thời gian học môn học đó. Sau khi thi song líp học không tồn tại nữa. Vì vậy
đây là vấn đề cần nghiên cứu kĩ để khi áp dụng nhà trường có thể quản lý đầy
đủ việc giảng dạy và học tập của sinh viên. Khi tổ chức líp như thế này, cần
phát huy cao độ vai trò của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Về việc thi học kì, theo quyết định 3/2001/QĐ-BGD& ĐT, việc thi học kì
được tổ chức ở cuối mỗi học kì ( Điều 2 mục 2.6 QĐ 31) nhưng đối với hệ
văn bằng hai cã thể áp dụng theo mét trong hai hình thức sau:
*Hình thức 1: tổ chức thi học kì theo từng đợt thống nhất. Theo hình
thức này, dù môn học kết thúc ở thời điểm nào trong học kì nhưng đều thi
12
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
trong cùng mét đợt, để nhà trường có thể theo dõi, quản lý đồng đều tất cả các
líp. Nhưng theo hình thức này có nhược điểm là, học song nhưng thời gian
sau mới thi nên có thể sinh viên quên nhiều, kì thi quá tập trung nên nhiều
người không chủ động thời gian đi thi được.
*Hình thức 2: thi theo hình thức cuốn chiếu (học song môn nào thì thi
môn đó). Thi theo hình thức này giúp sinh viên chủ động trong việc đăng kí
học và thi. Tuy nhiên thi theo hình thức này có phức tạp về khâu lập kế hoạch
và việc quản lý của bộ môn, nhà trường.
III. QUẢN LÝ HỌC VIÊN
Việc đào tạo theo tín chỉ sẽ thay đổi cơ bản về tổ chức và các quản lý học
viên và líp học. Học viên là đối tượng quản lý, được quản lý bởi cố vấn học
tập theo dõi trực tiếp từ khi nhập học cho đến khi tốt nghiệp ra trường. Sau
khi ra trường, những thông tin cơ bản của học viên được cập nhật vào cơ sở
dữ liệu chung của trường để lưu trữ và quản lý dưới dạng quản lý cựu sinh
viên(có thể lưu trên đĩa CD)
1.Mã học viên

Nhà trường sẽ quản lý trực tiếp tới từng học viên (trực tiếp là cố vấn học
tập). Mỗi học viên được quy định một mã số riêng biệt. Mã số học viên được
quy định như sau:
2 chữ cái đầu tiên chỉ hệ đào tạo.
2 chữ số tiếp theo chỉ khoá đào tạo.
5 chữ số tiếp theo chỉ số thứ tự của học viên.
Theo quy định trên một học viên hệ bằng hai có thể có mã như sau:
BH1712345
Mã số này dùng để theo dõi học viên ở tất cả các công việc liên quan tới
trường như: đăng ký học, ghi vào bảng điểm, làm thẻ thư viện, theo dõi học
phí và được ghi vào bảng điểm cuối khoá, bằng tốt nghiệp của sinh viên. Nhà
trường sẽ mở cho mỗi học viên một tài khoản (account) riêng trên mạng của
trường.
13
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
2. Theo dõi và quản lý học viên
Nhà trường tổ chức thành các líp với khoảng 60 học viên, lớp này không
phải là líp chuyên ngành. Líp học do cố vấn học tập phụ trách từ khi vào học
cho đến khi tốt nghiệp. Đối với các líp tín chỉ sẽ không bố trí giáo viên chủ
nhiệm mà bố trí cố vấn học tập. Nhà trường cần quy định cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn của cố vấn học tập đối với các líp đào tạo theo học chế tín chỉ.
Nhà trường sẽ theo dõi quá trình học tập và những vấn đề có liên quan
như:
- Tình hình học tập của học viên
- Học phí đã đóng và còn phải đóng
- Chế độ, nghĩa vô và quyền lợi liên quan
Để tăng tính linh hoạt, nên kết hợp các phương pháp để liên lạc với học viên
như:
- Thông báo trực tiếp tại các líp học
- Thông báo qua thư thông thường

- Thông báo qua thư điện tử
- Thông báo trên trang Web của trường.
- Thông báo tại bản tin của trường
3. Xét điều kiện cho học viên đi thực tập nghề nghiệp và thi tôt nghiệp
Sinh viên đã tích luỹ đủ số tín chỉ quy định theo hướng ngành và chuyên
ngành nhất định sẽ phải làm đơn đi xin thực tập nghề nghiệp (thực tập tốt
nghiệp ). Sinh viên phải đóng học phí đi thực tập nghề nghiệp theo quy định
của nhà trường. Mức học phí cần quy định tất cả các khâu công việc có liên
quan chứ không nên chỉ căn cứ vào số tín chỉ tích luỹ. Việc hướng dẫn thực
tập tốt nghiệp và thi tôt nghiệp nh hiện nay đang áp dụng.
4. Điều kiện công nhận tốt nghiệp
Học viên đã tích luỹ đủ số tín chỉ quy định, thi tốt nghiệp đạt yêu cầu trở
lên được cấp bằng tốt nghiệp theo ngành đào tạo (căn cứ vào số tín chỉ và
môn học đã tích luỹ). Việc cấp bằng theo quy chế hiện hành.
14
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
IV. QUẢN LÝ HỌC PHÍ
Học phí sẽ được thu theo môn học và sè đơn vị học trình của từng môn
học. Nhà trường cần nghiên cứu và quy định đơn giá cho mỗi đơn vị học
trình. Học viên có thể đóng học phí theo học kì hoặc theo cả năm học.
Nhà trường phải theo dõi tình hình đóng học phí và học của học viên về các
mặt sau:
- Tổng số tiền đã nép
- Tổng số tiền đã khấu trừ
- Tổng số tiền còn phải nép
- Những môn thi không đạt hoặc các môn học không được dự thi sẽ không
được hoàn lại tiền
Để theo dõi đầy đủ các mặt trên cần có sự phối hợp giữa bộ phận trực tiếp
nhận đơn xin học, quản lý điểm và phòng kế hoạch tài chính.
Như vậy, việc theo dõi học phí phải theo dõi tới từng học viên và phải

thường xuyên cập nhật thông tin giữa các bộ phận liên quan.

15
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
CHƯƠNG II: TIN HỌC HOÁ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ
HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ
Trên thực tế đã có một số trường áp dụng phương pháp đào tạo theo học
chế tín chỉ, ví dụ như các trường : đại học Xây Dựng, đại học Bách Khoa, đại
học Thăng Long, đại học Khoa học Tự nhiên và họ cũng đạt những kết quả
bước đầu, đó là :
- Nâng cao khả năng linh hoạt, tự lập kế hoạch học tập cho riêng bản thân
mình của sinh viên.
- Giúp sinh viên có thể đăng ký những môn học mà họ yêu thích, từ đó sẽ
năng cao được hiệu quả công việc.Và tạo ra một môi trường học tập sôi nổi,
tinh thần phấn đấu để hoàn thành sớm số học trình quy định.
- Tạo điều kiện cho giáo viên và các bộ môn phát huy tính chủ động.
Bên cạnh những lợi Ých mà phương pháp theo học chế tín chỉ mang lại
thì còn tồn tại một số vấn đề đối với các trường, đó là :
- Việc quản lý sinh viên rất phức tạp. Mỗi sinh viên đăng ký môn học và thời
gian học khác nhau, do đó dẫn đến tình trạng những sinh viên cùng một líp sẽ
không học chung mà phải học ở những líp sinh viên đến từ các líp khác nhau
hay các khoa khác nhau nhưng cùng một mục đích là theo học môn học mà họ
đăng ký. Như vậy việc quản lý sinh viên ở một líp không đơn thuần chỉ một
khoa mà gồm nhiều khoa khác nhau, dẫn tới việc quản lý rất phức tạp và dễ
nhầm lẫn. Hiện nay tại các trường thì hình thức quản lý vẫn là : mỗi một líp
học mới thành lập thì có một cố vấn học tập phụ trách, cố vấn học tập làm
nhiệm vụ là thông báo quyết định của nhà trường xuống cho sinh và phản ánh
các nguyện vọng của sinh viên lên nhà trường thông qua hình thức rất thô sơ
đó là các văn bản, báo cáo và các đơn từ. Việc này dẫn đến thực trạng là mất

mét lượng nguồn nhân lực vào việc quản lý sinh viên, và chất lượng công việc
có tốt có chính xác hay không còn phụ thuộc vào năng lực quản lý và trách
nhiệm của người cố vấn học tập.
16
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Môn học có rất nhiều loại, có những môn đại cương và môn chuyên ngành.
Mét số môn đòi hỏi muốn theo học môn đó thì phải thi đạt những môn cơ sở.
Tuỳ theo từng ngành khác nhau thì quy định thứ tự các môn học cũng khác
nhau. Việc kiểm tra môn nào là môn học trước, môn nào học sau và điều kiện
tham gia môn học đó có đủ không trong số hàng trăm môn học và hàng nghìn
sinh viên là một vấn đề khó khăn nhất trong phương thức đào tạo theo học
chế tín chỉ. Nếu như việc quản lý môn học chỉ dùa trên sổ sách và hồ sơ lưu
thì hiệu quả công việc sẽ rất thấp. Do đó phải có một chương trình quản lý
việc sắp xếp thứ tự các môn học và điều kiện để sinh viên được tham gia môn
học đó.
- Mét thực trạng còn tồn tại, đó là việc đăng ký môn học của các sinh viên.
Hiện nay sinh viên đăng ký môn học dưới hình thức như sau: đầu mỗi kỳ,
sinh viên phải tìm hiểu nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo và đăng
ký học (mỗi sinh viên được phát một quyển nhật ký sinh viên trong có đầy đủ
các hướng dẫn và các mẫu đơn). Sau đó sinh viên sẽ nhận được giấy đăng ký
học tại phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại học (mỗi giấy chỉ có giá trị
cho một môn và ở một thời điểm), sinh viên sẽ phải điền đầy đủ các thông tin
và sau đó nép cho giáo viên để nép lên phòng Quản lý đào tạo đại học và sau
đại học. Nếu sinh viên nào viết sai thì phải đăng ký lại.Như vậy quá trình
đăng kí diễn ra rất chậm và ảnh hưởng đến tiến độ học tập của sinh viên. Yêu
cầu đặt ra là làm sao bỏ đi được giai đoạn sinh viên lên phòng Quản lý đào
tạo đại học và sau đại học lấy giấy đăng ký sau đó chờ kết quả trả lại từ phòng
Quản lý đào tạo đại học và sau đại học.
Như vậy ta thấy việc tin học hoá vào việc xử lý quá trình quản lý sinh
viên theo học là rất cần thiết. Điều này vừa mang tính khoa học là phù hợp

với quy luật phát triển của thực tế khách quan, vừa phù hợp với nhu cầu của
thực tiễn, đó là: quản lý chặt chẽ hồ sơ và kết quả học tập của sinh viên, nâng
cao hiệu quả chất lượng đào tạo đồng thời cung cấp thông tin nhanh chính xác
mà vẫn đảm bảo chi phí vừa phải.
17
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
Tin học sẽ được áp dụng vào trong quá trình xử lý: từ việc đăng ký học tới
việc xử lý dữ liệu, quản lý sinh viên, quản lý điểm, quản lý học phí
II. TIN HỌC HOÁ TRONG QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ HỌC THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ QUA MẠNG
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là một khâu trong quy trình quản lý
việc đăng ký theo học chế tín chỉ, bởi vậy vấn đề tin học hóa em chỉ áp
dụng vào quá trình sinh viên đăng kí học trên mạng. Mục đích của giải
pháp tin học hóa là giảm thiểu lượng công việc, tiết kiệm thời gian,
giảm chi phí, đảm bảo an toàn dữ liệu.
1. Mô tả công việc đăng ký trước khi tin học hoá
Vào đầu năm học mới, mỗi sinh viên sẽ nhận được một tờ phiếu đăng ký
môn học từ phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại học (nếu là trong năm
học thì nhận giấy đăng ký trước hai tuần kể từ khi xếp líp). Sinh viên sẽ phải
điền đầy đủ các thông tin yêu cầu sau đó nép cho giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên đó sẽ có trách nhiệm mang những phiếu đăng ký lên phòng Quản lý đào
tạo đại học và sau đại học. Sau đó 1 tuần sinh viên sẽ lên phòng Quản lý đào
tạo đại học và sau đại học xem kết quả đăng ký. Nếu sinh viên nào đăng ký
sai thì sẽ nhận 1 phiếu đăng ký mới và điền lại các thông tin sao cho hợp lệ.
Đối với những sinh viên đã đăng ký đúng thì 1 tuần sau lên bảng tin của
phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại học để xem lịch học và líp học.
2. Giải pháp tin học hoá
Ta thấy rằng quy trình đăng ký mô tả ở trên được thực hiện theo cách
truyền thống, thủ công và thực tế đã chứng minh giải pháp này chỉ là những
biện pháp tạm thời. Hiện nay, do công nghệ thông tin đặc biệt là lĩnh vực

thương mại điện tử ngày càng phát triển , hơn nữa yêu cầu đòi hỏi chất lượng
công việc cao, do đó ta có thể tin học hoá ngay vào quá trình đăng ký học
thông qua mạng Internet.
18
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
Quy trình đăng ký sau khi tin học hoá :
1. Mỗi sinh viên sẽ có một tài khoản riêng của mình trên trang web của nhà
trường. Nhờ tài khoản đó mà sinh viên có thể đăng nhập vào trang web để
đăng ký môn học bằng một mật khẩu riêng.
2. Sinh viên sẽ được hướng dẫn cách thức và điều kiện đăng ký thông qua mét
trang có tên là "Hướng dẫn đăng kí môn học". Tại đây sinh viên sẽ biết được
môn học nào mà mình bắt buộc phải học và môn nào có thể lùa chọn tự do.
3. Từ những thông tin trên sinh viên bắt đầu đăng kí môn học thông qua mét
form cã tên "Phiếu đăng ký ". Sinh viên sẽ phải điền đầy đủ các thông tin về
cá nhân và các yêu cầu khác. Nếu sinh viên nhập sai thì form sẽ có một thông
báo và bắt buộc sinh viên phải nhập lại.
Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin mà sinh viên điền vào với cơ sở dữ
liệu của phòng Quản lý đào tạo đại học và sau đại học có đúng không. Và nó
sẽ kiểm tra sinh viên đó có đủ điều kiện để theo học môn học mà sinh viên đã
đăng ký không ?
4. Nếu sinh viên đủ điều kiện đăng ký thì chương trình sẽ đưa ra thông báo là
"Việc đăng kí của bạn thành công ! Bạn có chắc chắn đăng ký không? Yes /
No ".
5. Sau một thời gian Ban quản lý sinh viên sắp xếp lịch học song thì sẽ gửi
Email vào tài khoản riêng của sinh viên đó và hẹn ngày nhập học cùng một số
thông tin cần thiết khác.
19
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
I. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Việc thiết kế cơ sở dữ liệu sẽ dùa trên các thông tin đầu vào. Các thông tin
đầu vào của hệ thống được phân thành các nhóm sau:
1. Nhóm các thông tin về lý lịch của sinh viên
Với nhóm thông tin đầu vào này, căn cứ vào hồ sơ sinh viên lưu trữ ở khoa
phụ trách việc quản lý sinh viên đó. Chó ý phân biệt sự khác nhau giữa líp và
mã líp: líp là tên líp mà sinh viên theo học trong suất 4 năm và líp thì chịu sự
quả lý của khoa (ví dụ líp tin 44 C chịu sự quản lý của khoa tin học kinh tế),
còn mã líp là tên líp tương ứng với mỗi môn học (ví dụ mã líp chủ nghĩa xã
hội khoa học 6 là CNXHKH 6)
*Thông tin về sinh viên :
- Mã sinh viên
- Họ và tên
- Giới tính
- Ngày sinh
- Nơi sinh
- Quê quán
- Địa chỉ liên hệ
- Điện thoại
- Email
- Khen thưởng
- Kỷ luật
- Hệ
- Khoa
- Líp
- Mã líp
……………
20
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
2. Nhóm thông tin về điểm thi của sinh viên
Kết quả thi hết môn của mỗi sinh viên sẽ được khoa tổ chức học môn đó

chuyển kết quả điểm(qua hệ thống mạng) về cho khoa phụ trách quản lý sinh
viên.
*Thông tin về điểm thi:
- Mã sinh viên
- Tên môn học
- Sè tín chỉ
- Ngày thi
- Phòng thi
- Lần thi
- Kết quả (điểm thi)
- Giáo viên chấm
…………
3. Nhóm thông tin về các môn học
Các thông tin về môn học lấy từ phòng Quản lý đào tạo đại học và sau
đại học, phòng sẽ kết hợp với các khoa để phân nhóm môn học đại cương và
môn chuyên ngành. Các thông tin về khoa đào tạo môn học đó và thông tin về
môn học lấy từ cơ sở dữ liệu môn học.Các thông tin về môn học:
- Mã môn học
- Tên môn học
- Tên viết tắt
- Loại môn học
- Trình tự môn học
- Sè tín chỉ
- Khoa phụ trách giảng dạy
……………….
21
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
4. Nhóm thông tin đăng ký học
Các thông tin đăng kí của sinh viên được lấy từ các tài khoản riêng của
mỗi sinh viên trên trang web nhà trường và được lưu trữ ở phòng Quản lý đào

tạo đại học và sau đại học. Các thông tin đăng ký:
- Họ và tên
- Mã sinh viên
- Mã môn học
- Thời gian học
- Hình thức học
- Giảng đường
- Giáo viên
- Mã ngành
- Tên ngành
………
5. Thiết kế các thực thể và xây dựng cơ sở dữ liệu
Căn cứ vào các thông tin đầu vào đã xác định ở trên, các thực thể trong quá
trình đăng kí học là:
- Thực thể MONHOC(môn học): Mã môn học, Tên môn học, loại môn học,
trình tự môn học, số tín chỉ, khoa phụ trách giảng dạy….
- Thực thể NGHANH(ngành): Mã ngành, tên ngành, môc tiêu đào tạo, số líp
trong ngành, sè sinh viên trong ngành…
- Thực thể DANGKI(đăng ký) gồm các thuộc tính: Mã sinh viên, mã môn
học, loại môn học, hình thức học, thời gian học, giảng đường, giáo viên giảng
dạy, mã ngành….
- Thực thể SINHVIEN(Sinh viên) gồm các thuộc tính: Mã sinh viên, họ và
tên, mã líp, ngày sinh, quê quán, địa chỉ liên hệ, điện thoại, Email…
- Thực thể KQHT(kết quả học tập) có các thuộc tính sau : Mã sinh viên, tên
môn học, số tín chỉ, ngày thi, lần thi, kết quả thi, phòng thi, giáo viên chấm…
22
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Thực thể DC(địa chỉ) gồm các thuộc tính: Mã líp, tên líp, khoa, hệ…
** Các tệp dữ liệu trên đây được xây dựng dùa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Visual FoxPro. Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng với bộ công cụ

mạnh, thuận tiện cho việc xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ.
Quan hệ giữa các thực thể được xác định như sau:

Sơ đồ quan hệ giữa các tệp cơ sở dữ liệu
II. XÂY DỰNG GIAO DIỆN NHẬP LIỆU VÀ GIAO DIỆN ĐĂNG KÝ
HỌC
Các giao diện được thiết kế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và thân
thiện với người dùng.
23
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
1. Phiếu đăng ký môn học
2. Form cập nhật hồ sơ sinh viên
24
Đề án chuyên ngành Tin học Kinh tế
3. Form cập nhật kết quả học tập
25

×