Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.67 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH
MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Người thực hiện: Phạm Viễn
STT: 131
Lớp: Đêm 5
Khóa: K21
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2012
(Khóa luận Triết học -
Chương trình cao học không chuyên ngành Triết học)
TP. Hồ Chí Minh – 28/ 05/2007
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
MỤC LỤC
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
LỜI NÓI ĐẦU
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác là bước ngoặc các mạng trong triết học.
Nội dung quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học này là việc xây dựng
chủ nghĩa duy vật biện chứng, một triết học kiểu mới về nguyên tắc, khác về căn
bản tất cả các triết học trước đó, kể cả các học thuyết triết học tiến bộ triệt để
khoa học và cách mạng. Đây là một chủ đề hay và có nhiều ý nghĩa trong cuộc
sống, với một nguồn tài liệu tham khảo dồi dào, đây là ưu điểm lớn nhưng đồng
thời cũng là nhược điểm vì phải chắc lọc kỹ lưỡng thông tin, nội dung trong qua
quá trình tham khảo.
Để thực hiện bài tiểu luận này em đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan:
1) Các giáo trình: C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin - Về những vấn đề triết
học, NXB Đại học quốc gia TP HCM - 2003; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo


trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Trường
ĐH Kinh tế TP HCM, khoa Lý luận chính trị, tiểu ban Triết học, Triết học -
P1: Đại cương về lịch sử triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu
sinh không thuộc chuyên ngành triết học), lưu hành nội bộ, HCM, 2010; Lịch sử
triết học, NXB Giáo dục, 1999; 2) Tác phẩm kinh điển: Mác & Ph.Ăngghen,
Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; 3) Các trang web:
hanhchinh.com.vn; triethoc.edu.vn và một số website khác.
Bài tiểu luận ra đời với mong muốn làm rõ rằng "Sự ra đời của triết học
Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học" và khẳng định vị trí, vai
trò to lớn của triết học Mác trong lịch sử triết học của nhân loại. Vì khả năng và
thời gian có hạn nên bài tiểu luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy - TS. Bùi Văn
Mưa đã hướng dẫn nhóm 13 cũng như tập thể Đêm 5 - K21 để hoàn thành bài
tiểu luận này.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 3
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
1.1. Điều kiện và tiền đề sự ra đời của triết học Mác
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới: Triết học Mác ra đời trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách
mạng công nghiệp, đã tạo ra một lực lượng sản xuất vô cùng to lớn so với các
thời kỳ trước đó.
Mâu thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt: Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản đã làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ
ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra, đi từ thấp đến cao, từ
tự phát đến tự giác, từ dân sinh đến dân chủ; giai cấp tư sản không còn là giai cấp
cách mạng, giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, là giai
cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất.

Triết học Mác ra đời là tất yếu khách quan: Từ thực tiễn xã hội, nhất là từ
thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đã nảy sinh một yêu cầu mang tính
khách quan là phải được soi sáng bằng một lý luận khoa học. Sự ra đời của Triết
học Mác, là một tất yếu khách quan, là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề
thời đại đang đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản.
1.1.2. Tiền đề lý luận
Mác và Ăngghen kế thừa toàn bộ những tinh hoa lý luận của nhân loại từ
cổ đại đến thời đại các ông nhưng trực tiếp là kinh tế - chính trị cổ điển Anh, chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức. Với kinh tế - chính trị
cổ điển Anh, Mác và Ăngghen đã kế thừa học thuyết giá trị của A.Xmít và
Đ.Ricácđô và vận dụng vào phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ ra nguồn gốc
của giá trị thặng dư. Mác và Ăngghen cũng kế thừa Xanh Ximông, Phuriê ở
những luận điểm: cần và có thể đập tan nhà nước tư sản. Với triết học cổ điển
Đức, Mác, Ăngghen khắc phục vỏ duy tâm, thần bí của triết học Hêghen kế thừa
phương pháp biện chứng của ông ta, đặt phương pháp biện chứng này trên nền
thế giới quan duy vật. Đồng thời khắc phục tính siêu hình trong triết học
Phoiơbắc, kế thừa chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông và làm giàu chủ nghĩa duy
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 4
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
vật này bằng phương pháp biện chứng. Cả chủ nghĩa duy vật, cả phương pháp
biện chứng đều được các ông nâng lên về chất. Trên cớ sở đó, Mác và Ăngghen
đã sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên
Ngoài tiền đề về kinh tế xã hội và tiền đề về lý luận, sự ra đời của triết học
Mác còn gắn với tiền đề về khoa học tự nhiên. Cuối XVIII đầu XIX, sự phát triển
của khoa học tự nhiên chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn khoa học tự nhiên
lý luận. Khoa học này đòi hỏi phải chuyển phương pháp siêu hình, máy móc sang
phương pháp biện chứng, nghĩa là trình bày sự phát triển của tự nhiên như một
quá trình vận động, liên hệ, thống nhất. Và ba phát minh lớn đã có ý nghĩa đối
với sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển

hóa năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa. Phát minh thứ nhất cho
phép vạch ra được mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động khác nhau
của thế giới vật chất. Phát minh thứ hai chứng minh cho sự thống nhất, sự phát
triển từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phát minh thứ ba giải thích tính
chất biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạng của các giống loài trong tự
nhiên. Những phát minh này tạo ra điều kiện, tiền đề cho thế giới quan duy vật và
phương pháp biện chứng ra đời.
Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ Chủ nghĩa Mác ra đời như một
tất yếu lịch sử, không những vì nó là sự phản ảnh thực tiễn xã hội, nhất là thực
tiễn cách mạng của giai cấp vô sản mà còn là sự phát triển hợp quy luật của lịch
sử tư tưởng nhân loại, là sản phẩm của đơn đặt hàng của lịch sử.
1.2. Sự hình thành và phát triển của triết học Mác giai đoạn Mác
Ăngghen
1.2.1. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa
duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng
sản
Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và
Ph.Ăngghen.
Một số tác phẩm chủ yếu:
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 5
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
- Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự
nhiên của Êpiquya. (C.Mác).
- Những bức thư từ Vesphali (bài báo của Ph.Ăngghen).
- Sêlinh và sự linh báo (Ph.Ăngghen)
Sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng
và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác
và Ph.Ăngghen.
C.Mác làm biên tập viên cho báo Sông Ranh (từ 1842 – 1843).
Một số tác phẩm chủ yếu:

- Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hêghen, lời nói đầu
(C.Mác, 1943).
- Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị (Ph. Ăngghen, 1844).
1.2.2. Thời kỳ Mác và Ăngghen đề xuất các nguyên lý triết học duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử
Đây là thời kỳ từ 1844 đến 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng bước xây
dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này:
- Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 (C.Mác).
- Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (Ph.Ăngghen, 1845).
- Gia đình thần thánh (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1845).
- Luận cương về Phoi ơ bắc (C.Mác, 1945)
- Hệ tư tưởng Đức (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1846).
- Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847).
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1848).
1.2.3. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm
triết học
Đây là giai đoạn đoạn từ 1848 – 1886, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hoàn
chỉnh những tư tưởng triết học của mình.
Một số tác phẩm chủ yếu của giai đoạn này:
- Đấu tranh giai cấp ở Pháp (C.Mác, 1850).
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 6
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
- Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (Ph.Ăngghen, 1852).
- Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapactơ (C.Mác, 1852).
- Tư bản (C.Mác, 1867).
- Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác, 1875).
- Chống Đuy rinh (Ph.Ăngghen, 1878).
- Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
(Ph.Ăngghen, 1884).

- Biện chứng của tự nhiên (Ph.Ăngghen, 1886).
- Lút Vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
(Ph.Ăngghen, 1886).
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 7
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
CHƯƠNG 2: BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết
học nhân loại. Nó thể hiện giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn của học
thuyết Mác. Triết học Mác có những cái mới về chất so với các hệ thống triết học
trước đó:
2.1. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Trước Mác, chủ nghĩa duy vật vẫn còn mang tính chất siêu hình, máy
móc. Nó chưa đưa được quan điểm phát triển vào trong lý luận của nó; nó lấy
quy luật cơ học để giải thích sự vận động của thế giới, dùng quy luật cơ học và
quy luật sinh học để giải thích bản chất con người. Còn phép biện chứng trước
Mác mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng Hêghen thì lại là duy tâm, tức ông
đã xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của một ý niệm tuyệt đối nào đó có
trước thế giới để giải thích tất cả những gì đang tồn tại. Cho nên phép biện chứng
của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, ngược đầu và đóng khung trong một
một kết cấu tư biện, gượng gạo.
Trên cơ sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những thành tựu mà mà các
nhà duy vật đã đạt được cũng như kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng
của Hêghen, C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng
và phép biện chứng duy vật. Từ khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất.
Triết học Mác ra đời đã chứng minh tính thống nhất giữa thế giới quan và
phương pháp luận: thế giới quan duy vật biện chứng trong sự thống nhất hữu cơ
với phương pháp biện chứng duy vật. Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong triết học cổ điển Đức, Mác đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện
chứng, hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lich sử triết học

và phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế
giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong triết học Mác và Ăngghen là cơ sở hình thành nên triết học vĩ đại
nhất trong lịch sử: triết học Mác - Lênin. Đánh giá về tính triệt để trong triết học
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 8
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mác, V.I.Lênin viết: “Triết học của Mác là một triết học hoàn bị, nó cung cấp cho
loài người và nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”
1
.
2.2. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trước Mác, các nhà triết học duy vật đều không tránh khỏi duy tâm khi
giải thích các hiện tượng xã hội. Họ đều cho rằng tinh thần, tư tưởng (ý niệm
tuyệt đối, tinh thần thế giới, trời, thượng đế, hoặc ý thức chủ quan của con người)
là yếu tố quyết định trong lịch sử. Họ không thấy được vai trò quyết định của
hoạt động sản xuất vật chất, của đời sống vật chất. Đối với họ, chủ nghĩa duy vật
chỉ thể hiện trong quan niệm về tự nhiên. Nhà triết học duy vật nổi tiếng trước
Mác là Phoiơbắc cũng không là ngoại lệ. Do vậy một đặc điểm có ý nghĩa to lớn
của cuộc cách mạng trong triết học là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực
lịch sử xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử. V.I.Lênin
đánh giá rằng: "Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết
học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ
nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa
học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự
trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị "
2
.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động
của lịch sử xã hội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một

quá trình lịch sử - tự nhiên. Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vai trò quyết định. Các
quan hệ về kinh tế, cơ sở hạ tầng quyết định các quan hệ về chính trị, kiến trúc
thượng tầng. Triết học duy vật lịch sử cũng phát hiện ra vai trò sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân là người "đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản", thực hiện
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng
con người ra khỏi mọi áp bức, bất công, xây dựng một xã hội công bằng, bình
đẳng, văn minh - chủ nghĩa cộng sản. Với bản chất duy vật triệt để, triết học Mác
1 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, T.23, tr.53-54.
2 Sđd, T.23, tr.53-54.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 9
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
trở thành công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển
mới về chất, một sự nhảy vọt so với các hệ thống triết học khác trong lịch sử.
2.3. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Trong lịch sử các hệ thống triết học trước Mác, kể cả các hệ thống triết
học tiến bộ, đều chưa thấy vai trò của thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của
nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao
nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con người. Triết
học trước Mác chưa xác lập được mối quan hệ gắn bó với nhau giữa lý luận và
thực tiễn. Lý luận nhiều khi chỉ là sản phẩm của tư duy thuần túy, chỉ là kết quả
của sự suy lý tư biện của các nhà lý luận, chưa chỉ ra được một tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt cái đúng và cái sai trong lý luận. Lý luận càng cao siêu , càng
xa rời thực tế thì càng được đánh giá cao. Vì vậy tách rời giữa lý luận và thực
tiễn là đặc điểm vốn có của triết học trước Mác.
C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước
đến nay- kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc - là sự thật, hiện thực, cái cảm
giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan,
chứ không nhận thức là hoạt động cảm giác con người, là thực tiễn không nhận
thức về mặt chủ quan”. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới

chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một
vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý, nghĩa
là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự
tranh cãi về tính hiện thực và tính không hiện thực của tư duy tách rời hiện
tượng, là một vấn đề kinh viện thuần tuý”
1
.
Triết học Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luận
của sự vận động và phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là học thuyết
nhằm mục đích cải tạo thế giới. Vì vậy, sự thống nhật biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác. Chỉ khi triết học Mác ra
đời, vai trò thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mới thực sự được
xem là một nguyên tắc căn bản, chi phối mọi hoạt động con người. Vì vậy,
1 Sđd, T.3, tr.9-10.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 10
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
C.Mác viết: "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác
nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới"
1
. Đó là biểu hiện của tính hiện thực, tính
thực tiễn vô cùng sâu sắc trong triết học Mác - Lênin.
2.4. Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm trong mình bản tính các
mạng của nó; và bản chất cách mạng của triết học Mác cũng đã thể hiện trong
bản tính khoa học của nó, vì:
- Tính khoa học càng sâu sắc, tức phản ánh càng đúng các quy luật
khách quan chi phối sự phát triển thế giới, thì khi quá trình vận dụng nó vào hiện
thực để cải tạo thế giới càng diễn ra hiệu quả, tức tính cách mạng được thể hiện
càng cao, càng triệt để.
- Thông qua hoạt động cải tạo thế giới, qua vai trò và sự mệnh lịch sử

của giai cấp vô sản, triết học Mác đã chứng minh sự thay thế chủ nghĩa tư bản
bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. "Chỉ có chủ nghĩa duy vật
triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường phải tuân theo để thoát
khỏi chế độ nô lệ về tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay
lắt từ trước tới nay"
2
. C. Mác đã khẳng định: “Vũ khí vật chất của triết học là giai
cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học"
3
.
Đồng thời thông qua hoạt động cải tạo thế giới triết học Mác không ngừng được
điều chỉnh, bổ sung để phản ánh đúng thế giới khách quan.
Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác mà linh hồn của nó
là phép biện chứng duy vật đã “đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư
sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực
về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm
về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi
hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức
là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó, vì phép biện chứng không khuất
1 Sđd, T.3, tr.12
2 Sđd, T.23, tr57-58
3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, T.1, tr.589.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 11
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách
mạng”
1
. Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đem
lại cho chúng ta quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, quan điểm
phát triển và thực tiễn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Trong thực tiễn, vẫn thường xuất hiện những hành động cách mạng không
dựa trên cơ sở khoa học mà chúng ta thường giải thích là do nhiệt tình cách mạng
thái quá. Điều đáng quan tâm, trong hoạt động thực tiễn vận dụng chủ nghĩa
Mác, triết học Mác, chúng ta thường có khuynh hướng tách rời tính cách mạng
với tính khoa học, và nguy hại hơn, là khuynh hướng đề cao tính cách mạng mà
coi nhẹ tính khoa học. Thực tiễn quá trình cách mạng ở Việt Nam cũng như ở
nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã cho thấy, những người cách mạng
thường hay phạm phải sai lầm tả khuynh hơn hữu khuynh. Đó là một minh chứng
cho thấy sự nguy hại của khuynh hướng đề cao tính cách mạng mà coi nhẹ tính
khoa học. Những sai lầm của cách mạng, cả tả khuynh lẫn hữu khuynh, đều bắt
nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do chúng
ta chưa thật sự coi trọng tính khoa học của chủ nghĩa Mác, triết học Mác trong
hoạt động thực tiễn. Đó cũng là biểu hiện của sự tách rời trong thực tiễn giữa tính
cách mạng với tính khoa học. Điều đã rõ ràng là, bản chất khoa học và cách
mạng là cội nguồn sức sống của chủ nghĩa Mác, triết học Mác, sự thống nhất
biện chứng giữa tính khoa học với tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn là
cội nguồn thắng lợi của các cuộc đấu tranh cách mạng, các hoạt động cải biến
cách mạng.
2.5. Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể
Trước đây các nhà triết học duy tâm coi triết học là "khoa học của các
khoa học" đứng trên mọi khoa học, hệ thống triết học là khoa học đồ sộ nhất và
cuối cùng trong lịch sử.
Triết học Mác ra đời đã đưa ra một quan niệm đúng đắn trong việc xác
định đối tượng và vai trò của triết học. Đối với triết học Mác, triết học không
đồng nhất với các khoa học cụ thể, cũng không phải là “khoa học của các khoa
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, T.23, tr.35-36.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 12
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
học”, mà là học thuyết về những nguyên lý chung nhất, là khoa học về những
quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Triết học Mác

không tách rời, mà trái lại, nó đòi hỏi phải thực hiện mối liên hệ mật thiết, đúng
đắn giữa triết học với các khoa học chuyên ngành. Bởi vì, sự phát triển của các
lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu thế thới tự nhiên và xã hội
đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của triết học. Mặc khác, những
kết luận của triết học Mác trở thành cơ sở thế giới quan khoa học và phương
pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học. Thực tiễn khoa
học đã chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu của các khoa học về tự
nhiên và xã hội là tiền đề, cơ sở khoa học cho hệ thống phạm trù, quy luật triết
học; đồng thời, ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật triết học định hướng cho
sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Không có triết học duy vật biện chứng khoa học hiện đại không thể có
những bước tiến dài và vững chắc. Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay
càng chứng minh mối liên hệ thống nhất giữa khoa học với triết học Mác trên
con đường nhận thức và cải tạo thế giới.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 13
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
KẾT LUẬN
Qua phân tích ở bài tiểu luận cho thấy triết học Mác đã khắc phục sự tách
rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết
học. Mác và Ăngghen đã giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu
hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết
ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Học
thuyết Mác – Lênin là hệ tư tuởng cách mạng nhất của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Học thuyết đó là khối thống nhất vững chắc của ba bộ phận
cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học trong đó
Triết học đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận nói chung. Triết học
Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khọa học nhất, cách mạng nhất;
là thành quả vĩ đại của triết học thế giới. "Sự ra đời của triết học Mác là bước
ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học".
Bất chấp thực tiễn thăng trầm của thời đại, chúng ta vẫn có thể khẳng định

rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác, triết học Mác, với những luận
điểm, quan điểm và tư tưởng cơ bản thực sự khoa học và cách mạng vẫn giữ
nguyên giá trị, vẫn là lý tưởng cao đẹp nhất của loài người, là cách thức thay
đổi và cải tạo thế giới vì mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 14
SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thanh Quất (PGS) và nhóm tác giả, Lịch sử triết học, NXB Giáo dục, 1999.
2. Bùi Văn Mưa (TS) chủ biên, Triết học - Phần I - Đại cương về lịch sử triết học
(Tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên
ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011.
3. Huỳnh Bá Lân (TS), Nguyễn Quang Điển (PGS.TS), Phạm Đình Nghiệm
(TS), C.Mác - Ph.Ăng-ghen - V.I.Lê-nin: Về những vấn đề triết học, NXB Đại học
Quốc gia TP HCM, 2003.
4. Nguyễn Đức Bình (GS) và hội đồng xuất bản, C.Mác & Ph.Ăngghen, Toàn tập,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
5. Nguyễn Hữu Vui (GS.TS), Nguyễn Ngọc Long (GS.TS) và nhóm tác giả, Giáo
trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2006.
6. Đinh Hồng Phúc (Th.S) lược thuật, Sự hình thành triết học Mác: từ di sản
Hegel đến chủ nghĩa Marx đầu tiên, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10, 2011,
.
7. Ngô Quốc Dũng, Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác - Lênin,
www.hanhchinh.com.vn.
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA 15

×