Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI NÓI ĐẦU
Triết học là hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung
của tồn tại và nhận thức, là thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm gắn với nó là cuộc đấu tranh
giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình tuy xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách
quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy
nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân
và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ
đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhận thức đúng và cải tạo thế
giới.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch
sử phát triển triết học nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê
phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học
triệt để, triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan và phép biện chứng
trong lịch sử phát triển của triết học. Sự ra đời của triết học Mác tạo được bước
ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, trong học thuyết về xã hội. Vì vậy em
nghiên cứu vấn đề: “Sự ra đời triết học Mác tạo ra bước ngoặt cách mạng trong
lịch sử phát triển triết học” cho tiểu luận của mình. Với thời gian và phạm vi cho
phép trong q trình nghiên cứu chắc chắn khơng tránh sự thiếu sót, rất mong sự
đóng góp của q thầy cơ cùng các bạn.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 1
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
PHẦN I:
NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN TRIẾT HỌC MÁC
Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, là
đỉnh cao của thế giới quan duy vật, là chủ nghĩa duy vật triệt để. Chính nhận định
này mà các nhà lý luận tư sản đã quan niệm sai lầm rằng triết học Mác nói riêng và
chủ nghĩa Mác nói chung ra đời như một biệt phái, như một độc thoại và tự dành
cho mình quyền phát ngơn chân lý cuối cùng .
Trái lại, sự xuất hiện của triết học Mác là một tất yếu lịch sử một hiện tượng
hợp quy luật. Nó là kết tinh của tất cả các giá trị cao quí của tư duy, triết học văn
hóa, khoa học của lịch sử nhân loại. Đồng thời cũng dựa trên những tiền đề về kinh
tế xã hội đạt được ở thời kỳ đó. Sự ra đời của triết học Mác là cuộc cách mạng trong
lịch sử triết học, nó dựa vào những tiền đề cơ bản .
1. Tiền đề về kinh tế - xã hội
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp: Vào những năm 30 của thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa
tư bản bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển mới. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản như là
một tất yếu, nó đạt được một số thành tựu và trở thành hệ thống thống trị về mặt
kinh tế ở nhiều nước Châu Âu. Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm cho
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát triển mạnh mẽ trên cơ sở vật chất kỹ thuật của chính mình, do đó nó đã
thể hiện rõ tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến. Nó phát triển
nhanh và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, thể hiện sự đơn giản hóa tạo khơng gian
thơng thống và phá vỡ hàng rào của chế độ phong kiến. Tạo ra môi trường cạnh
tranh rất khốc liệt giúp con người phải rèn luyện, cạnh tranh và phát triển.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 2
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
C.Mác và Ăngghen viết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp
chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”1. Sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ
rệt. Của cải xã hội tăng lên nhưng bất công xã hội lại tăng thêm, đối kháng xã hội
thêm sâu sắc, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu
tranh giai cấp.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực
lượng chính trị - xã hội độc lập: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các
nước tư bản Tây Âu trong giai đoạn này cịn mang tính tự phát, thiếu tổ chức, do đó
nhu cầu khách quan đặt ra là phải có một vũ khí lý luận sắc bén phản ánh một cách
khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp công nhân. Các học thuyết xã
hội chủ nghĩa khơng tưởng thời đó của Xanh Ximơng, Phuriê, Ơoen đã khơng phản
ánh được lợi ích căn bản của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp cơng nhân vì sự
nghiệp giải phóng giai cấp mình và giải phóng quần chúng lao động bị áp bức, bóc
lột.
Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng: Triết học Mác đã xuất hiện đúng
lúc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và sáng tạo những di sản tư tưởng của triết học
của lồi người, biết phân tích đúng thực tiễn kết hợp với năng lực tư duy của một
nhà bác học, Mác đã cùng với Ăngghen xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Triết học Mác ra đời đã phản ánh đúng đắn lịch sử
khách quan phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp cơng nhân tồn thế giới,
cũng như nguyện vọng và lợi ích chân chính của nó. Với sự ra đời của triết học Mác,
giai cấp công nhân đã tìm thấy ở đó sức mạnh và vũ khí tinh thần của mình, là một
học thuyết khoa học dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đi từ tự
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.603
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 3
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
phát đến tự giác. Bên cạnh triết học Mác cịn có mối quan hệ hữu cơ với phong trào
cách mạng của công nhân, Mác nói: “triết học nhận thấy giai cấp vơ sản là vũ khí
vật chất và tinh thần của mình”.
2. Tiền đề về lý luận
Tiền đề về kinh tế - xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết cho sự ra đời của
triết học Mác. Song nó chỉ là tiền đề khách quan, nó chỉ đặt ra cho nhu cầu lịch sử
và tạo khả năng cho sự giải quyết nhu cầu đó. Nhưng nhu cầu lịch sử khơng thể tự
nó thực hiện và khả năng khơng tự hiện thực hóa và nó cần có sự hoạt động của con
người, của nhân tố chủ thể. Chủ thể ở đây không chỉ là quần chúng nhân dân mà còn
là cá nhân lỗi lạc, có tầm trí tuệ cao, đủ sức nắm lấy và giải quyết những vấn đề mà
tư tưởng tiên tiến của loài người đặt ra. C.Mác và Ph.Ăngghen, như Lênin nhận xét,
là những cá nhân như thế.
Triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung khơng phải là một trào
lưu biệt phái, nó khơng tách rời văn minh chung của nhân loại. Nền văn minh đó,
trực tiếp là những trào lưu tư tưởng và lý luận ở Châu Âu thế kỷ XIX, khi phân tích
nguồn gốc của sự xuất hiện triết học Mác, các nhà tư tưởng ln đánh giá cao vai trị
của triết học cổ điển Đức, cống hiến của Mác không phải chỉ ở chỗ sáng tạo ra chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - cơ sở của thế giới quan khoa
học; mà còn ở chỗ sàng lọc và kế thừa có phát triển những di sản tư tưởng của nhân
loại trong đó có triết học cổ điển Đức (với các đại biểu Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh,
Hêghen, Phoiơbắc); kinh tế chính trị Anh (đại biểu A.Xmít, Đ.Ricácđơ); xã hội chủ
nghĩa không tưởng Pháp (đại biểu Xanh Ximông, S.Phuriê) và xã hội chủ nghĩa
khơng tưởng Anh (R.Ơoen) được C.Mác và Ph.Ăngghen được kế thừa và phát triển
một cách xuất sắc.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 4
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phoiơbắc đã có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình thành thế giới
quan duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen.
Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm triết học Hêghen, các ông vẫn đánh giá
cao tư tưởng biện chứng của nó. Chính cái “hạt nhân hợp lý” đó đã được Mác kế
thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép
biện chứng – phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật của Mác được hình
thành dựa trên cơ sở chọn lọc có phê phán phép biện chứng duy tâm khách quan của
Hêghen – một trong những nhà triết học biện chứng duy tâm khách quan lớn nhất
của lịch sử triết học. Mác cho rằng: Dù triết học của Hêghen mang tính duy tâm thần
bí, nhưng ơng là người đầu tiên trình bày một cách bao qt và có hệ thống các hình
thức vận động chung của phép biện chứng.
Cùng với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, trong chủ nghĩa duy vật biện
chứng của Mác cịn có sự kế thừa và phát triển những quan điểm duy vật về tự nhiên
của Phoiơbắc – nhà dân chủ tư sản cấp tiến, đại biểu sau cùng của triết học cổ điển
Đức. Phoiơbắc là người có cơng bảo vệ và phát triển quan điểm duy vật tự nhiên,
đấu tranh chống tôn giáo. Đặc điểm triết học duy vật của Phoiơbắc là lấy con người
làm xuất phát điểm của triết học, khuyết điểm lớn nhất trong triết học của ông là duy
tâm về mặt xã hội và không nhận thấy được những hạt nhân tích cực và hợp lý trong
phép biện chứng của Hêghen. Bản thân con người mà ông chọn làm trung tâm
nghiên cứu của triết học cũng chỉ là con người sinh học chứ không phải con người
xã hội.
Mặc dù trong triết học của Hêghen và Phoiơbắc cịn có những hạn chế nhất
định, nhưng nhờ được Mác kế thừa và phát triển hợp lý mà phép biện chứng duy
tâm khách quan của Hêghen, chủ nghĩa duy vật về tự nhiên của Phoiơbắc đã trở
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 5
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học Mác. Từ đó Mác
và Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ.
Một cơ sở nữa không thể thiếu được để tạo ra các quan điểm duy vật về lịch
sử trong triết học Mác và khắc phục tính chất duy tâm siêu hình trong các quan niệm
về xã hội của chủ nghĩa duy vật trước Mác là nghiên cứu và cải tạo kinh tế chính trị
học Anh với các đại biểu A.Xmit và Đ.Ricácđơ. Chính Mác đã nói rằng, việc nghiên
cứu những vấn đề triết học về xã hội đã khiến ông phải đi vào nghiên cứu những vấn
đề triết học về xã hội đã khiến ông phải đi vào nghiên cứu kinh tế học và nhờ đó mới
có thể đi tới hồn thành quan niệm duy vật lịch sử, đồng thời xây dựng nên học
thuyết về kinh tế của mình.
Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh
Ximông và Sáclơ Phurie là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
Đương nhiên, đó là nguồn gốc lý luận trực tiếp của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã
hội – chủ nghĩa xã hội khoa học. Song, nếu như triết học Mác nói chung, chủ nghĩa
duy vật lịch sử nói riêng là tiền đề lý luận trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội phát
triển từ không tưởng thành khoa học, thì điều đó cũng có nghĩa là sự hình thành và
phát triển triết học Mác khơng tách rời với sự phát triển những quan điểm lý luận về
chủ nghĩa xã hội của Mác.
3.Tiền đề về khoa học tự nhiên
Sự ra đời của triết học Mác còn có tiền đề về khoa học tự nhiên. Khoa học
này địi hỏi phải phương pháp nghiên cứu từ siêu hình máy móc sang phương pháp
biện chứng, nghĩa là trình bày sự phát triển của tự nhiên như một quá trình vận
động, liên hệ thống nhất.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 6
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên vào đầu thế kỷ thứ XIX,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến ba phát minh lớn có ý nghĩa đối với sự hình thành
triết học duy vật biện chứng, đó là: Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng,
học thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Đắcuyn.
Phát minh thứ nhất định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng được phát
minh vào thời kỳ 1842-1845 bởi nhà vật lý học người Đức R.Mayer. Định luật này
đã chứng minh cho luận điểm: Vận động của vật chất là phổ biến, các dạng vận
động của vật chất đều chuyển hóa lẫn nhau; mọi vật đều không tự sinh ra, không tự
mất đi, mà chúng chỉ chuyển hóa từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác. Phát
minh này cho phép vạch ra được mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động
khác nhau của thế giới vật chất, rõ ràng sự xuất hiện của phát minh này đã cung cấp
cơ sở khoa học để bảo vệ vững chắc cho sự tồn tại của quan điểm duy vật biện
chứng về thế giới.
Phát minh thứ hai học thuyết về tế bào được phát minh vào những năm 30
của thế kỷ XIX. Nội dung học thuyết này khẳng định: Sự sống là sản phẩm phát
triển của bản thân giới tự nhiên; mọi cơ thể dù là động vật hay thực vật đều được
cấu tạo từ những đơn vị mang sự sống rất nhỏ gọi là tế bào; q trình khơng ngừng
phân hóa và tăng trưởng của tế bào cũng là quá trình duy trì và phát triển của mỗi cơ
thể sống, làm cho cơ thể ngày càng hoàn thiện…Như vậy học thuyết tế bào góp
phần quan trọng vào việc khẳng định cơ sở khoa học của sự thống nhất về mặt cấu
tạo của các cơ thể động vật và thực vật, đồng thời đã góp phần cho sự tồn tại và phát
triển của sự sống. Phát minh này chứng minh cho sự thống nhất, sự phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của thế giới sinh vật.
Phát minh thứ ba đó là thuyết tiến hóa của Đắcuyn có vai trị to lớn đối với
quan niệm duy vật của Mác-Ăngghen. Đắcuyn đã chứng minh được rằng các loài
đang tồn tại hiện nay được sinh ra từ các loài khác bằng con đường chọn lọc tự
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 7
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
nhiên và chọn lọc nhân tạo. Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng, cống hiến của
Đácuynh đã góp phần xác định cơ sở khoa học của tính biến dị và di truyền giữa các
lồi, vạch trần sự xuyên tạc của những quan điểm duy tâm, tôn giáo và thần học
xung quanh học thuyết về sự phát triển của thực vật và động vật, giải thích tính chất
biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạng của giống loài trong thế giới tự
nhiên hữu sinh. Sự hình thành các khoa học tự nhiên mang tính lý luận như vậy đã
làm cho triết học về tự nhiên trước đây có tham vọng đóng vai trị “khoa học của các
khoa học” như Ph.Ăngghen khơng cịn nữa.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử như một triết học phù hợp với sự phát triển của các khoa học
cụ thể (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), đồng thời trở thành thế giới quan và
phương pháp luận cho các khoa học đó.
Như vậy sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác và triết học của nó khơng phải là
ngẫu nhiên mà là một hiện tượng hợp qui luật, như một tất yếu lịch sử khơng những
vì đời sống và thực tiễn, nó do những nguyên nhân kinh tế xã hội và sự phát triển
của tư tưởng nhân loại trước đó. Khi sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác đã góp phần vạch ra những qui luật vận
động chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nhờ khắc phục được
những thiếu sót cơ bản của triết học duy vật cũ mà triết học Mác đã trang bị cho giai
cấp vô sản và quần chúng lao động công cụ khoa học để nhận thức và cải tạo thế
giới.
Phần II
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 8
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG
TRONG TRIẾT HỌC CỦA MÁC
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
triết học nhân loại. Toàn bộ hệ thống triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
đã chứng minh một cách bản chất sinh động giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao của
học thuyết Mác. Lênin nói chủ nghĩa Mác là sự phát triển cao nhất của toàn bộ khoa
học lịch sử, khoa học kinh tế và triết học ở Châu Âu .
1. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Mác và Ăngghen đã tạo ra hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao nhất của phép biện chứng là phép biện
chứng duy vật. Trong triết học Mác xít, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng có
mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đóng vai trị hết sức to lớn trong sự phát
triển của khoa học trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm, những
trong thời kỳ cổ đại thì chỉ là chủ nghĩa duy vật chất phát ngây thơ, tự phát, còn ở
thời cận đại thì chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc. Nó khơng thể khắc phục triệt
để chủ nghĩa duy tâm và vạch ra được những nguyên nhân phát triển của tự nhiên và
xã hội, không vạch ra được phép biện chứng của quá trình nhận thức và những con
đường cải tạo thế giới. Tuy nhiên, trong học thuyết duy vật trước Mác cũng chứa
đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định nhưng do hạn chế về trình độ phát triển
khoa học và về lịch sử, nên triết học trước Mác mới có những thiếu sót nói trên.
Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tính tất yếu kém của chủ nghĩa duy vật tự
phát, siêu hình và đã tiến hành đấu tranh quyết liệt chống lại nó. Phép biện chứng lại
được quan tâm nghiên cứu và được phát triển trong một hệ thống triết học duy tâm,
nhất là triết học Hêghen. Hêghen là người có cơng lao to lớn trong việc khơi phục và
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 9
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
phát triển phép biện chứng nhưng dưới cái vỏ duy tâm thần bí đó khơng thể tạo ra
được phép biện chứng khoa học. Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật.
Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà đưa nó lên một
trình độ cao hơn bằng cách tiếp thu có phê phán những thành quả của triết học cổ
điển Đức, nhất là của hệ thống triết học Hêghen, với thành quả chủ yếu là phép biện
chứng, tức là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Tuy nhiên, phép
biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy để sử dụng phép biện
chứng đó Mác, Enghen đã cải tạo nó, đặt nó trên cơ sở duy vật. Trong khi thực hiện
phê phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học Phoiơbắc. Song
với tinh thần phê phán ông đã thấy những mặt hạn chế, nhất là việc xa rời những vấn
đề chính trị nóng hổi của Phoiơbắc. Sự phê phán sâu rộng triết học Hêghen, việc
khái quát kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn
của triết học Phoiơbắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm
triết học của Mác.
Chính trong q trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen, cải tạo
chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc và phát triển tiếp chủ nghĩa duy vật, trên cơ sở khái quát
những thành tựu khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội giữa thế kỉ 19, Mác-Enghen
đã sáng tạo phép biện chứng duy vật hay chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vì vậy để
xây dựng triết học duy vật biện chứng Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ,
siêu hình và cả phép biện chứng duy tâm. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi hạn chế
siêu hình và phép biện chứng ra khỏi chủ nghĩa duy tâm. Mác đã tạo ra được sự
thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng Mac xít là phép
biện chứng duy vật.
2. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mở
rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực lịch sử xã hội loài người, hình thành nên chủ
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 10
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
nghĩa duy vật lịch sử. V.I.Lênin đánh giá rằng: ”Trong khi nghiên cứu sâu và phát
triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hồn bị và mở
rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến nhận thức xã hội loài người.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.
Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự
tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị.”2
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của
lịch sử xã hội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên. Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện chứng giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vai trị quyết định. Các quan hệ về kinh tế
quyết định các quan hệ về kiến trúc thượng tầng. Triết học lịch sử cũng phát hiện ra
vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa
tư bản”, thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu giải phóng con
người. Với bản chất duy vật triệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở thành
công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển mới về chất,
một sự nhảy vọt so với các hệ thống triết học khác trong lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không phải đơn thuần là sự vận dụng chủ nghĩa
duy vật biện chứng vào lĩnh vực xã hội. Để có chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã
phải tiến hành tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ
sở khái quát thực tiễn mới. Lênin viết “tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã
sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán và đã thông qua phong trào công
nhân mà kiểm tra lại”. Với quan niệm duy vật về lịch sử của Mác, loài người tiến bộ
đã có một cơng cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn
2
V.I.Lênin: Toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1980, t.23, tr.53
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 11
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Triết học Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của
sự vận động và phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là học thuyết nhằm
mục đích cải tạo thế giới. Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác.
Trước Mác, chủ nghĩa duy vật đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài,
nó đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào việc xác lập quan niệm
duy vật về thế giới, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo vào q
trình biến đổi thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó triết học trước Mác
không thể không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế mang tính lịch sử của
mình. đó là:
-
Duy vật trong xem xét giới tự nhiên nhưng vẫn duy tâm trong việc xem xét đời
sống xã hội. Do hạn chế lịch sử và hạn chế giai cấp nên chủ nghĩa duy vật trước
vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về lịch sử, nghĩa là chủ nghĩa duy vật
Mác là chủ nghĩa duy vật khơng triệt để.
-
Tính chất siêu hình máy móc và trực quan khiến cho nó khơng thấy được tính
năng động, sáng tạo của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã hạ thấp hoặc phủ nhận vai trị của ý thức,
khơng thấy sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất trong
hoạt động thực tiễn của con người. Mác nhận xét rằng khuyết điểm chủ yếu của chủ
nghĩa duy vật cũ đã thiếu quan điểm thực tiễn, do đó lý luận của nó mang tính trực
quan và khơng thể giải quyết một cách khoa học, duy vật triệt để vấn đề cơ bản của
triết học.
Việc đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận Mác không những thực hiện cuộc
cách mạng triết học mà còn tạo ra cơ sở để khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa
duy vật cũ và thuyết không thể biết. Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 12
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiến mới được xem là một nguyên tắc căn bản, chi
phối mọi hoạt động.
Chủ nghĩa duy vật Mác xít khẳng định rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức. Đó là nguyên tắc xuất phát của chủ nghĩa duy vật Mác xít.
Mặc khác, khi khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất, chủ nghĩa duy vật
Mác xít đồng thời cũng vạch ra sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Ý
thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế
giới bằng thực tiễn.
C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến
nay – kể cả chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ
được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được
nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức
về mặt chủ quan”. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý
khách quan khơng, hồn tồn khơng phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là
chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh
cãi về tính hiện thực hay tính khơng hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một
vấn đề kinh viện thuần túy”. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều
cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”3. Đó là biểu hiện của tính hiện thực,
tính thực tiễn vơ cùng sâu sắc trong triết học Mác – Lênin.
Sự tác động qua lại giữa vật chất và ý thức, trong đó vật chất là cái quyết định,
diễn ra trên cơ sở thực tiễn. Cái vật chất muốn được “di chuyển và cải biến trong bộ
óc con người” (C.Mác) phải thơng qua hoạt động thực tiễn. Bằng hoạt động thực
tiễn con người cải biến sự vật trong hiện thực, nhờ đó mới cải biến sự vật trong hình
ảnh tư tưởng của nó. Phạm trù thực tiễn, do vậy có ý nghĩa thế giới quan trọng góp
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 13
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
phần làm cho quan điểm Mác xít về vật chất và ý thức mang tính duy vật triệt để,
khơng chỉ duy vật trong tự nhiên mà còn duy vật cả trong đời sống xã hội.
4. Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa
học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính
cách mạng càng cao, càng triệt để. Thể hiện thế giới quan của giai cấp tư sản cách
mạng, tạo nên sự thống nhất tính cách mạng với tính khoa học, thống nhất hệ tư
tưởng với lý luận khoa học trong triết học Mác.
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học
thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
vơ sản. Triết học Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của phương pháp biện chứng,
sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử.
“Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường
phải theo để thốt khỏi chế độ nơ lệ về tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp
bức đã sống lay lắt từ trước tới nay”. Triệt học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp
vơ sản, cịn giai cấp vơ sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh
vì xã hội tương lai.
Triết học Mác xít là thế giới quan của giai cấp công nhân - giai cấp tiến bộ và
cách mạng của thời đại. Lợi ích của giai cấp cơng nhân phù hợp với lợi ích của nhân
dân lao động. Cho nên với triết học Mác ra đời lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân
lao động có thế giới quan thực sự của mình. Đó là thế giới quan khoa học và cách
mạng, là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động và toàn thể nhân dân loại khỏi một áp bức và bốc lột. Lênin viết “Triết
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tr.12
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 14
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị, nó cung cấp cho loài người và
nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” .
Chủ nghĩa Mác nói chung , triết học Mác nói riêng mang đặc tính bản chất
bên trong là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng. Lênin viết “sự hấp
dẫn khơng gì cưỡng nổi đã lơi cuốn những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các
nước đi theo lý luận đó, chính là ở chổ nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao
độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng và kết hợp
không phải một cách ngẫu nhiên, khơng phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy
đã kết bên trong bản thân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách
mạng mà là kết hợp trong chính bản thân lý luận ấy một sự kết hợp nội tại và khăng
khít”.
Triết học Mác là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một hệ tư tưởng đã
được luận chứng bằng lý luận khoa học, phản ánh những qui luật phát triển khách
quan của lịch sử. Vì vậy nó là hệ tư tưởng khoa học chứa đựng sự thống nhất giữa
tính đảng và tính khoa học, giữa tính thực tiễn và tính lý luận. Nhờ đó, triết học Mác
mang sức mạnh cải tạo thế giới bằng cách mạng và không đội trời chung với chủ
nghĩa chủ quan duy ý chí cũng như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ. Luận điểm đó của
Mác nói lên thực tế cũng như vai trò xã hội của triết học Mác, chỉ rõ lý do tồn tại và
phương hướng phát triển của nó.
5. Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể
Quan niệm truyền thống trong lịch sử triết học trước Mác coi “triết học là
khoa học của mọi khoa học”. Triết học Mác ra đời đã chấm dứt quan niệm đó, đồng
thời, xác định đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, khơng những khơng tách rời, mà trái lại, triết
học Mác ngày càng có mối liên hệ thống nhất và độc lập với các khoa học chuyên
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 15
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
nghành. Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu
thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của
triết học. Mặt khác, những kết luận của triết học trở thành thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học. Thực tiễn
khoa học đã chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu của các khoa học về tự
nhiên và xã hội là tiền đề cho hệ thống phạm trù, quy luật triết học ngày càng vận
động, phát triển, đồng thời, ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật triết học định
hướng cho sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Khơng có triết học duy vật biện chứng, khoa học hiện đại không thể tiến lên.
Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và
Ph.Ăngghen đã biến đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng của nó và mối
quan hệ với các khoa học khác. Triết học Mác khơng hịa tan vào các khoa học cụ
thể, cũng khơng có tham vọng đóng vai trò “khoa học của mọi khoa học”, thay thế
các khoa học hoặc tồn tại tách rời chúng mà nó là cơ sở phương pháp luận của các
khoa học cụ thể
Triết học Mác có chức năng cơ bản là xóa bỏ những cái kế thừa cũ và tạo lập
cái mới, luôn gắn liền hữu cơ với thực tiễn cuộc sống, với phong trào đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân, cũng như với sự phát triển của khoa học. Vì vậy, nó
khơng phải là một học thuyết ngưng đọng mà trái lại là một học thuyết sáng tạo,
không ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và cũng
phát triển cùng với thực tiễn. Sự hình thành các quan điểm triết học của C.Mác và
Ph.Ăngghen qua hàng loạt tác phẩm đã cho thấy đó là một q trình phát triển liên
tục, khơng ngừng. Sự ra dời của tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 tuy đánh
đấu bước chuyển căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về thế giới quan cũng như về
lập trường chính trị nhưng triết học Mác khơng phải dừng lại tại đó mà sau thời kỳ
này hai ông đã sáng tạo nhiều công trình triết học lớn nhằm tổng kết về mặt lý luận
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 16
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của phong trào đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, đưa triết học Mác phát triển
lên một đỉnh cao mới.
Các nguyên lý triết học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã được Lênin và các
đảng Mác xít làm sâu sắc thêm trong thực tiễn phát triển của thời kỳ lịch sử mới.
Cho nên, triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung như các nhà sáng lập
ra nó (C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin) đã nói, khơng phải là một tín điều, một khn
mẫu, một cơng thức mà là kim chỉ nam cho hành động, triết học Mác dù đạt tới trình
độ cao như thế nào vẫn chưa phải là đã “xong xi” hẳn mà cịn tiếp tục được thực
tiễn kiểm nghiệm bổ sung và phát triển.
KẾT LUẬN
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, việc cũng cố và
phát triển khuynh hướng tiến bộ, duy vật chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh đó là quy
luật lịch sử mấy ngàn năm nay của triết học. Cuộc đấu tranh này phản ánh cuộc đấu
tranh của các giai cấp tiến bộ chống giai cấp phản động.
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành triết học Mác, chúng ta nhận thấy triết học
Mác ra đời không phải là một biệt phái như một số độc thoại và tự dành cho mình
quyền phát ngơn chân lý cuối cùng mà triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử,
một hiên tượng hợp qui luật. Triết học Mác cũng như những khoa học khác, nó cũng
kế thừa có phê phán tất cả các lý luận trước đó và dựa vào các tiền đề kinh tế xã hội
và dự phát triển của khoa học tự nhiên.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 17
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Triết học Mác đã tạo ra hình thức phát triển cao của chủ nghĩa duy vật là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và hình thức phát triển cao của phép biện chứng là phép
biện chứng duy vật. Triết học Mác thực sự khắc phục được sự tách rời thế giới quan
duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Tuy nhiên, trong
chủ nghĩa duy vật trước Mác đã chứa đựng khơng ít những luận điểm riêng biệt thể
hiện tinh thần biện chứng, song do sự hạn chế của điều kiện xã hội và trình độ phát
triển của khoa học nên tính siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của nó. Do vậy
quan điểm duy vật của những học thuyết đó thường thiếu triệt để, đây là điểm yếu để
chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tiến hành đấu tranh chống lại, còn phép biện chứng lại
được phát triển trong cái vỏ bọc duy tâm thần bí tiêu biểu trong triết học của
Hêghen, cho nên nội dung của phép biện chứng chưa phản ánh đúng thế giới hiện
thực. C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục hạn chế siêu
hình, cải tạo phép biện chứng, giải thốt khỏi cái vỏ duy tâm. Từ đó khái quát xây
dựng một học thuyết triết học mới – chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trước triết học Mác, có một số học thuyết triết học bàn đến vấn đề xã hội,
song do hạn chế về thế giới quan hoặc phương pháp luận nên các học thuyết đó mới
chỉ là nghiên cứu hoặc lĩnh vực này lĩnh vực khác mà chưa có nghiên cứu tồn diện
mọi mặt xã hội. Do vậy khơng thể nào tìm ra được quy luật phát triển chung của xã
hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng những lý luận của duy vật biện
chứng để nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tìm ra quy luật phát triển chung của xã hội lồi
người và tiến trình phát triển tất yếu tự nhiên của nó. Sự ra đời triết học Mác tạo nên
sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại. Triết
học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong
lịch sử phát triển của triết học, để xây dựng triết học duy vật biện chứng Mác đã
phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen,
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”.
Từ khi chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời đã loại bỏ được cơ sở tồn tại cuối cùng của
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 18
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
chủ nghĩa duy tâm. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội,
một trong những yếu tố chủ yếu chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và
Ănghen đã thực hiện trong triết học.
Triết học Mác ra đời tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát
triển triết học thể hiện ở sự kết hợp hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện
chứng, sự kết hợp này tạo nên sự hoàn thiện trong trường phái triết học duy vật
trong công cuộc đấu tranh chống trường phái duy tâm. Bên cạnh đó triết học Mác
còn là một triêt học triệt để - triệt để trong giải quyết các vấn đề về tự nhiên và xã
hội. Một triết học Mác xuất phát từ thực tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn. Nó
giúp cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động sự chuẩn bị về mặt lý tưởng, lý
luận cho cuộc cách mạng về chính trị. Triết học Mác cịn xác lập vị trí của mình đối
với các ngành khoa học khác, nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học cụ thể.
Những học thuyết triết học trước Mác thường mới dừng lại ở việc giải thích
thế giới, cho nên họ chưa đề cập đến vai trò của hoạt động thực tiễn đối với lý luận,
lý luận thường tách rời với thực tiễn. Do vậy khơng tránh khỏi tình trạng rơi vào
quan điểm duy tâm về xã hội. Ngay cả trong triết học Phoiơbắc tuy coi vấn đề con
người là trung tâm thế giới nhưng đây chỉ mới là con người thuần túy về mặt sinh
vật, chưa phải con người với tính cách là chủ thể hoạt động cải tạo thế giới. Còn triết
học Mác đã xác định rõ: Nhiệm vụ của mình khơng chỉ dừng lại ở giải thích thế giới
mà chủ yếu là tìm ra các phương tiện, các biện pháp để cải tạo xã hội, cải tạo thế
giới của con người là điểm xuất phát và thơng qua q trình hoạt động thực tiễn cải
tạo xã hội, cải tạo thế giới của con người là điểm xuất phát và thơng qua q trình
hoạt động thực tiễn để hồn thiện hệ thống lý luận của mình. Như vậy, lần đầu tiên
trong lịch sử triết học, triết học Mác đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận
với thực tiễn. Lý luận xuất phát từ thực tiễn, chịu sự quyết định của thực tiễn, khi ra
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 19
Tiểu luận Triết học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
đời lý luận định hướng hoạt động thực tiễn. Vì thế so với các học thuyết triết học
khác thì triết học Mác ln ln được bổ sung và hồn thiện.
Triết học Mác cũng như các khoa học khác nó có tính kế thừa và phê phán
các học thuyết trước đó trên cơ sở dựa vào các tiền đề về kinh tế xã hội và sự phát
triển của khoa học tự nhiên. Với triết học Mác giúp chúng ta thấy được việc giải
thích sự vật phải dựa trên thực tiễn cùng với thế giới quan duy vật và phương pháp
biện chứng. Ngoài ra với bản chất của triết học Mác là triết học có tính phê phán
cách mạng nên việc nghiên cứu này chúng ta cần chống chủ nghĩa chủ quan, giáo
điều, tính chất duy ý chí và phủ định sạch trơn trong hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB - CTQG, 2005.
2. Giáo trình Đại cương lịch sử triết học, TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa,
NXB tổng hợp TP. HCM, 2003
3. Triết học. Tập I, II, III dùng cho Nghiên cứu sinh và Cao học không thuộc
chuyên ngành triết học, Bộ GD-ĐT, 1999.
4. Và một số tài liệu triết học Mác trên Internet và trên trên diễn đàn cao học kinh
tế Việt Nam.
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
Trang 20
Tiểu luận Triết học
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trang 21