Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.37 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 13:
“SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ MỘT
BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC”
SVTH : Phan Kim Phuong
STT : 4
Nhóm : 13
Lớp : Cao học Đêm 12 – K20
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Tp. Hồ Chí Minh – 02/2012
SVTH: Phan Kim Phương 1
MỤC LỤC


TRANG
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC
MÁC

2
1.1 Điều kiện kinh tế xã hội
2
1.2 Tiền đề lý luận
3
1.3 Tiền đề khoa học tự nhiên
3
CHƯƠNG II: SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ MỘT BƯỚC


NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
5
2.1 Phân tích làm nổi bật “tính bước ngoặt cách mạng”
5
2.1.1 sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
5
2.1.2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
5
2.1.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
7
2.1.4 Thống giữa tính khoa học và tính cách mạng
SVTH: Phan Kim Phương 2

7
2.1.5 Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể

8
2.2 Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học Mác
8
KẾT LUẬN
10
LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng hoàn
chỉnh, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc
đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới. Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng và
thực tiễn mới xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và nhận thức lại
những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có việc nghiên cứu và
quán triệt những nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng, để phát triển và
vận dụng học thuyết cách mạng vào khoa học đó một cách sáng tạo trong hoạt động

thực tiễn. Vì vậy, việc khôi phục và bảo vệ những giá trị của triết học mácxít cũng
như toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định vị trí và vai trò của triết học mácxít
trong lịch sử triết học cũng như trong cuộc sống, trở thành một nhiệm vụ bức thiết.
Trong bài tiểu luận ngắn này em xin trình bày một cách ngắn gọn và sơ lược quá
trình hình thành và ra đời của triết học duy vật biện chứng mácxít: “Sự ra đời của
SVTH: Phan Kim Phương 3
triết học Mác là một bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử Triết học”. Vì
thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
mong được sự chỉ bảo của các thầy và những ai quan tâm đến vấn đề này.
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC
MÁC
1.1 Điều kiện kinh tế xã hội:
Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công
nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:
- Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng
công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn
thành.
- Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, cuộc cách mạng công nghiệp cũng
làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lòng xã
hội phong kiến.
- Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong
kiến được thể hiện một cách rõ rệt. “Giải cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai
cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ
hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”
1
.
SVTH: Phan Kim Phương 4
Cùng với nền đại công nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa vị
thống trị; giai cấp công nhân công nghiệp ra đời. Đây là giai cấp đại biểu cho lực
lượng sản xuất mới có bản chất cách mạng triệt để nhất.

Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã
hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt.
Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh
yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường
của giai cấp vô sản cách mạng.
1. C.Mác-Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội,1995, t4, tr.603
1.2 Tiền đề lý luận:
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói
riêng.
Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là
Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học
Hênghen. C. Mác cho rằng tính chất thần bí mà biện chứng đã mắc phải ở triết học
Hênghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày
một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy
Kế thừa những giá trị trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; đồng thời đã cải
tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó.
Từ những giá trị của phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc, Mác và Ăng ghen đã xây dựng lên học thuyết triết học mới, trong đó chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ là chủ
nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ
nghĩa duy vật triết học.
SVTH: Phan Kim Phương 5
Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất
sắc là A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần làm
hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.
Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại
biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S. Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí
lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.

1.3 Tiền đề khoa học tự nhiên
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói
riêng.
- Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là
Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học
Hênghen. - C. Mác cho rằng tính chất thần bí mà biện chứng đã mắc phải ở triết
học
Kế thừa những giá trị trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; đồng thời đã cải
tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó.
Từ đó, Mác và Ăngghen xây dựng học thuyết mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ gọi là chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
SVTH: Phan Kim Phương 6
CHƯƠNG II: SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ MỘT BƯỚC NGOẶT
CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
2.1 Phân tích làm nổi bật “tính bước ngoặt cách mạng”
2.1.1 sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử phát triển của triết học, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở
nên “hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận
thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vậy lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất
của tư tưởng khoa học”
1
. Đó là cuộc cách mạng thật sự trong triết học xã hội, yếu tố
chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết
học.
Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. “Các nhà triết học đã chỉ Giải
thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”

2
. Luận
điểm đó của Mác nói lên sự khác nhau về chất giữa triết học của ông với các học
thuyết triết học duy vật trước Mác. Mác khâm phục và đánh giá rất cao chủ nghĩa
SVTH: Phan Kim Phương 7
vô thần chiến đấu của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII - XVIII. Song, “khuyết
điểm chủ yếu” của mọi học thuyết duy vật trước Mác là chưa có quan điểm đúng
đắn về thực tiễn và chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về lịch sử xã hội. Triết học
Mác đã khắc phục được những hạn chế đó, đi tới chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho
chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để.
2.1.2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Bước ngoặt cách mạng vĩ đại nhất mà chủ nghĩa Mác thực hiện là đã đưa ra
quan điểm duy vật về lịch sử. Trước Mác, các nhà triết học hiểu sự phát triển của xã
hội một cách duy tâm - coi động lực phát triển của xã hội là ở trong ý thức, tinh
thần của con người. Đối lập với quan điểm trên, Mác, Ăngghen đã giải quyết đúng
đắn
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, 1980,t23, tr53)
2. (C.Mác-Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.3, tr.12)
vấn đề cơ bản của triết học trong đời sống xã hội; không phải ý thức xã hội quyết
định tồn tại xã hội, mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; sự phát
triển của xã hội phụ thuộc vào nguyên nhân vật chất, chứ không phụ thuộc vào ý
thức của con người; sự phát triển của xã hội mang tính quy luật, là quá trình lịch sử
tự nhiên. Do sự tác động của các quy luật vốn có của xã hội, các hình thái kinh tế -
xã hội thay thế nhau một cách khách quan độc lập với ý chí và ý thức của con
người; trong sự phát triển ấy, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sáng tạo
ra lịch sử.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và
Ăngghen đã biến đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng nghiên cứu và mối
liên hệ của nó với các khoa học khác.
Triết học Mác đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận của các

khoa học cụ thể. Các tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở để cụ thể hoá và phát
triển triết học Mác.
SVTH: Phan Kim Phương 8
Lênin đã bảo vệ và tiếp tục phát triển triết học Mác trong thời kỳ chủ nghĩa
tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ông cho rằng, đây là thời kỳ cách
mạng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, và ông đã trực tiếp lãnh đạo,
thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Lúc này, khoa học có nhiều phát minh
lớn, nhất là trong vật lý học, Lênin đã khái quát những thành tựu của khoa học, phát
triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cơ sở của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Với cơ sở này, lần đầu tiên giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã có
một vũ khí tinh thần để đấu tranh giải phóng giai cấp mình và cả xã hội ra khỏi sự
áp bức bóc lột. Như vậy, triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn
giai cấp vô sản là lực lượng "vật chất" của triết học Mác. Sự thống nhất chặt chẽ
giữa triết học Mác với giai cấp vô sản, làm cho triết học Mác thực sự thể hiện tính
cách mạng của mình và giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử là lật
đổ xã hội cũ, từng bước xây dựng một xã hội mới.
2.1.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Khác với tất cả các hệ thống triết học trước đó, triết học Mác đã chỉ ra vai trò
quyết định của hoạt động thực tiễn trong sự tồn tại, phát triển của xã hội và trong
nhận thức. Nếu không hiểu đúng vai trò của thực tiễn, nhất là thực tiễn sản xuất xã
hội, thì tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy tâm. Trong nhận thức, thực tiễn là cơ sở,
động lực, mục đích của nhận thức, là nơi mà lý luận hướng đến để giải thích và cải
tạo thế giới. Mác đã cho rằng: "Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới
bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới". Tất nhiên, khi
nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động thực tiễn, Mác và Ăngghen không coi nhẹ vai
trò của lý luận. Các ông cho rằng, lý luận khi đã thâm nhập vào quần chúng, sẽ trở
thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn.
Về thế giới quan triết học, nhìn chung Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm
trong việc xem xét bản chất nhà nước. Nhưng việc phê phán chính quyền nhà nước

đường thời đã cho Mác thấy rằng, cái quan hệ khách quan quyết định hoạt động của
nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã tìm cách
SVTH: Phan Kim Phương 9
chứng minh bằng triết học, mà là những lợi ích; còn chính quyền nhà nước lại là
“cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân”. Như vậy, qua thực tiễn,
nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã làm
nảy nở khuynh hướng duy vật ở Mác.
2.1.4 Thống giữa tính khoa học và tính cách mạng
Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, giai cấp tiến
bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân
dân lao động và sự phát triển xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình
độ tự phát lên tự giác.
Vai trò cách mạng to lớn của triết học Mác được nâng cao còn vì sự thống
nhất tính khoa học với tính cách mạng trong bản thân lý luận của nó. Sự thống nhất
hữu cơ chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng làm cho triết học mácxít mang tính
cách mạng sâu sắc nhất. Sức mạnh “cải tạo thế giới” của triết học mácxít chính là ở
sự gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản cách mạng,
với quần chúng nhân dân đông đảo, nhờ đó lý luận “trở thành lực lượng vật chất”.
2.1.5 Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể
Quan niệm truyền thống trong lịch sử triết học trước C.Mác coi : “ triết học
là khoa học của mọi khoa học”. Triết học Mác ra đời đã chấm dứt quan niệm đó,
đồng thời xác định tính đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên , xã hội và tư duy. Vì vậy không những không tách rời mà
trái lại triết học Mác càng có mối quan hệ thống nhất và độc lập với các chuyên
ngành. Sự phát triển của các khoa học khác nhau trong nghiên cứu thế giới tự nhiên
và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của triết học. Mặt khác
những kết luận của triết học trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận
chung nhất cho sự phát triển của của các lĩnh khoa học. Thực tiễn khoa học đã
chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu khoa học của tự nhiên và xã hội là

tiền đề cho hệ thống phạm trù, quy luật triết học ngày càng vận động, phát triển,
đồng thời, ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật triết học định hướng cho sự phát
SVTH: Phan Kim Phương 10
triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau. Không có triết học duy vật
biện chứng, khoa học hiện đại không thể tiến lên. Sự phát triển của khoa học hiện
đại ngày nay càng chứng minh cho mối quan hệ thống nhất giữa khoa học với triết
học Mác trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới.
2.2 Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học Mác
Nhờ sự ra đời của triết học Mác mà vai trò xã hội cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống tri thức khoa học và đối tượng triết học có thay đổi căn bản.
Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô
sản, giai cấp vô sản có cơ sở lý luận khoa học để nhận thức thực tiễn xã hội; từ đó
định ra được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã
hội có hiệu quả. Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong trào vô sản đã tạo
nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác. Triết
học Mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa
xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của
phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
Triết học Mác thường lấy hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội, cải tạo thế giới
của con người là điểm xuất phát và thông qua quá trình hoạt động thực tiễn để hoàn
thiện hệ thống lý luận của mình. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết
học Mác đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận xuất
phát từ thực tiễn, chịu sự quyết định của thực tiễn; khi ra đời, lý luận định hướng
hoạt động thực tiễn. Vì thế, so với các học thuyết triết học khác thì triết học Mác
luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện.
Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là
"khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã
xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế
giới quan khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các

khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học.
Sự phát triển của khoa học ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện
chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học Mác dựa trên những
SVTH: Phan Kim Phương 11
thành tựu của khoa học hiện đại. Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới
giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa
chúng, cũng như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật
vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy.
KẾT LUẬN
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện
chứng trong lich sử phát triển của triết học. Mác và Ăngghen đã giải thoát chủ
nghĩa duy vật thoát khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật
trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chổ nhận thức giới tự nhiên đến chổ
nhận thức xã hội loài người : « chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ
đại nhất của tư tưởng khoa học ». Triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết
học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng
như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật vận động, phát
triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nên có thể kết luận là “ Sự ra đời
của triết học Mác là một bước ngoặt trong lịch sử triết học”
SVTH: Phan Kim Phương 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên), TS. Trần Nguyên Ký, PGS-TS Lê Thanh Sinh, TS
Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá Linh, TS . Bùi Xuân Thanh_Triết học phần I, Đại
Cương Về Lịch Sử Triết Học_ Trường Đại Học Kinh Tế HCM_Năm 2010.
2. C.Mác-Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội,1995,
2. />option=com_content&task=view&id=378&Itemid=265
3. />%C4%A9a-cu%E1%BB%99c-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-trong-tri%E1%BA%BFt
4. />SVTH: Phan Kim Phương 13

×