Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan hồ điệp (phalaenopsis) tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 106 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








LƢƠNG CÔNG TRỮ






NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ RA HOA CỦA CÂY LAN HỒ ĐIỆP
(PHALAENOPSIS) TẠI THÁI NGUYÊN








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP













Thái Nguyên -2013




Số hóa bởi trung tâm học liệu



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi

cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
tác giả cảm ơn và các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả


Lƣơng Công Trữ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LƢƠNG CÔNG TRỮ





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ RA HOA CỦA CÂY LAN HỒ ĐIỆP
(PHALAENOPSIS) TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
1. TS. Đặng Thị Tố Nga
2. TS. Nguyễn Thúy Hà







Thái Nguyên -2013




Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,

tập thể cán bộ, giảng viên Phòng quản lý đào tạo sau đại học và Khoa Nông
học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn
Thúy Hà, cô giáo TS. Đặng Thị Tố Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong việc định hướng đề tài cũng như suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm dạy nghề
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


Lƣơng Công Trữ

Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng .viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU i

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc của hoa lan 4
1.2. Giới thiệu về lan Hồ Điệp (Phalaennopsis) 7
1.3. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt nam 10
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 10
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 12
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới 13
1.4.1.1. Các nghiên cứu về phân bón 13
1.4.1.2. Các nghiên cứu về chậu trồng và giá thể 16

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
1.4.1.3. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng 18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về hoa lan ở Việt Nam 18
1.4.2.1. Các nghiên cứu về phân bón 18
1.4.2.2. Các nghiên cứu về giá thể 21
1.4.2.3. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng 22
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu 25

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng và
ra hoa của hoa lan Hồ Điệp 26
2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng và ra hoa
của lan Hồ Điệp 28
2.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và ra hoa
của lan Hồ Điệp 29
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 30
2.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh dưỡng 30
2.3.4. Kỹ thuật chăm sóc 31
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và ra hoa
của hoa lan Hồ Điệp 40

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đối với khả
năng sinh trưởng bộ lá cây lan Hồ Điệp 40
3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động
thái tăng trưởng lá của hoa lan Hồ Điệp 40
3.1.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng kích
thước lá của cây lan Hồ Điệp 42
3.1.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tăng

trưởng kích thước mầm hoa của hoa lan Hồ Điệp 45
3.1.1.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ nở
hoa và độ bền hoa của lan Hồ Điệp 46
3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts đến
sinh trưởng và ra hoa của cây lan Hồ Điệp 47
3.1.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts đến tốc độ ra lá của cây
lan Hồ Điệp 47
3.1.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts đến động thái tăng
trưởng kích thước lá của cây lan Hồ Điệp 49
3.1.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts (10:10:30) đến sự ra nụ
và độ bền hoa của cây lan Hồ Điệp 52
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng và ra
hoa của lan Hồ Điệp 53
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ ra lá của cây lan Hồ Điệp 53
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài, chiều rộng
lá của hoa lan Hồ Điệp 55
3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng kích thước mầm hoa
của lan Hồ Điệp 57
3.2.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của lan
Hồ Điệp 58

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và ra
hoa của lan Hồ Điệp 59
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây lan Hồ Điệp 59
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước bộ lá
của cây lan Hồ Điệp 60

3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước mầm
hoa của cây lan Hồ Điệp 61
3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của lan
Hồ Điệp 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
A. Tiếng Việt 66
B. Tiếng Anh 68



Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CT : Công thức
CNSH : Công nghệ sinh học
D : Dài
Đ/c : Đối chứng
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NXB : Nhà xuất bản
PTNT : Phát triển nông thôn
R : Rộng
WTO : Tổ chức thương mại Thế giới


Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của
lan Hồ Điệp 40
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích
thước lá (chiều dài và chiều rộng lá) của lan Hồ Điệp 42
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tăng trưởng kích thước
mầm hoa của hoa lan Hồ Điệp (Sau 84 ngày theo dõi) 45
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ nở hoa và độ bền
hoa của hoa lan Hồ Điệp 46
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Scotts (30:10:10) đến tốc độ ra
lá của cây lan Hồ Điệp 47
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts (30:10:10) đến động
thái tăng trưởng kích thước lá của cây lan Hồ Điệp 49
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts (10:10:30) đến khả
năng ra hoa và độ bền hoa của lan Hồ Điệp 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ ra lá của cây lan Hồ Điệp 53
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài, chiều
rộng lá của hoa lan Hồ Điệp 55
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng kích thước mầm
hoa của lan Hồ Điệp 57
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của
cây lan Hồ Điệp 58
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của
cây lan Hồ Điệp 59


Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước bộ
lá của cây lan Hồ Điệp 60
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước
mầm hoa của cây lan Hồ Điệp 61
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến tỷ lệ nở hoa và độ bền
hoa của lan Hồ Điệp 62





Số hóa bởi trung tâm học liệu


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Đồ thị ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của
cây lan Hồ Điệp 41
Hình 3.2: Đồ thị ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tăng trưởng chiều
dài lá lan Hồ Điệp 43
Hình 3.3: Đồ thị ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tăng trưởng chiều
rộng lá lan Hồ Điệp 43
Hình 3.4: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng phân bón Scotts (30:10:10) đến tốc

độ ra lá của cây lan Hồ Điệp 49
Hình 3.5: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts đến tăng trưởng
chiều dài lá cây lan Hồ Điệp 51
Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Scotts đến tăng trưởng
chiều rộng lá cây lan Hố Điệp 51
Hình 3.7: Đồ thị ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái ra lá của cây
lan Hồ Điệp 54
Hình 3.8: Đồ thị ảnh hưởng của các giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá cây
lan Hồ Điệp 56
Hình 3.9: Đồ thị ảnh hưởng của các giá thể đến tăng trưởng chiều rộng lá cây
lan Hồ Điệp 57

Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta đang dần đi lên và hội nhập
vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới với nhiều mặt hàng nông nghiệp
xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, lúa gạo đã đóng góp một phần
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với những thành tựu to lớn đạt
được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất hoa lan cũng có những bước
tiến đáng kể. Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh
tế cao, nó thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Việt Nam
trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế, xã hội nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan nói riêng cũng tăng
nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước đây mà nhu cầu về
hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất lớn, bên cạnh đó

nhu cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao. Trong những năm gần đây,
một số loài lan lai được nhập nội ngày càng nhiều vào nước ta (Catteya,
Phalaenopsis, Dendrobium, Vanda), trong đó lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) có
chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được tiêu thụ mạnh nhất.
Hiện nay lan Hồ Điệp là một trong những loại phong lan được trồng phổ biến
trên thế giới, so với đa số các loại lan khác thì Hồ Điệp khá nổi bật bởi các
đặc tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra hoa quanh
năm, lan Hồ Điệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển ngành trồng lan, nhu cầu sử dụng hoa lan và nhất là hoa lan Hồ Điệp
ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng như các vùng khác chủ yếu sản
xuất hoa dựa vào kinh nghiệm là chính. Công nghệ sản xuất còn thiếu tính
đồng bộ, diện tích trong nhà có mái che còn thấp nên chất lượng hoa không

Số hóa bởi trung tâm học liệu


2
cao, nhiều loại hoa chưa thể trồng trái vụ nên chưa đáp ứng được nhu cầu hoa
cắt thường xuyên. Bên cạnh đó, đầu tư cho khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Vì
vậy, sản xuất bị động, giá thành sản xuất cao.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, để góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây lan Hồ Điệp tại thành phố Thái Nguyên chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) tại
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp đến sinh trưởng và ra hoa
của cây lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên.

2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và ra hoa của cây
lan Hồ Điệp.
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và ra hoa của cây
lan Hồ Điệp.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và ra hoa
của cây lan Hồ Điệp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cung cấp các số liệu
khoa học về các biện pháp kỹ thuật cho sự phát triển và ra hoa của giống lan
Hồ Điệp tại Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất
của ngành trồng hoa nói chung và cây lan Hồ Điệp nói riêng cho các hộ nông
dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tốt nhất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
Là tiền đề thúc đẩy nghề trồng hoa lan ở Thái Nguyên, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhất là trong tình
hình mới, phục vụ phát triển kinh tế, đời sống văn hóa trong “Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới”.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc của hoa lan
Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [4], Nguyễn Tiến Bân (1997) [8],
Phạm Hoàng Hộ (2000) [9], cây lan Orchida thuộc họ phong lan
Orchidaceae, bộ lan Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae. Cây lan
được biết đến đầu tiên ở Phương Đông. Hoa lan được biết đến vào khoảng
2500 năm về trước (Thời đại của Đức Khổng Tử, 551- 479 trước công
nguyên). Ở Phương Đông, lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá,
hương thơm tuyệt vời của hoa. Khổng Tử đề cao lan là Vua của những loài cỏ
cây có hương thơm.
Hoa lan thường mọc ở các vùng nhiệt đới, đã được các thuỷ thủ, các lái
buôn, nhà truyền giáo… mang về nên người châu Âu biết đến rất muộn, lan
được chú ý trước hết để làm thuốc chữa bệnh. Ở đây người ta đã tiến hành
nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ về lan. Có thể nói Theophara stus là cha đẻ
ngành học về lan và ông cũng là người đầu tiên dùng từ Orchid để chỉ một
loài lan có củ tròn. Sau đó Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên đã
phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác. Người đặt nền tảng hiện đại cho
môn học về lan là John Lindley (1799 - 1865). Năm 1836 ông công bố, sắp
xếp các tông họ lan (A tabuler view of the tribes of orchidaler). Tên của họ
lan do ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay [10].
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan thời kỳ đầu không rõ rệt, có lẽ
người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - Nhà
truyền giáo người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên
vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong
cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium

Số hóa bởi trung tâm học liệu



5
mà đã được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera planterum” (1862
- 1883) [9]. Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình
nghiên cứu được công bố đáng kể là F. Gagnepain và A. Gnillaumin mô tả 70
chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông
Dương chí” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản năm 1932 - 1934 [15].
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ (1972), đã mô tả kèm hình vẽ 289 loài
lan gặp ở Nam Việt Nam trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” (quyển II ).
Sau năm 1975 các nhà khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu
tìm kiếm và nghiên cứu về những giống lan tại Việt Nam.
Năm 1992, tác giả Gunnar Seidenfaden người Đan Mạch đã phát hành
cuốn “Hoa Lan tại Đông dương” gồm 200 giống và 2000 loài, trong đó có
khoảng 136 giống và 720 loài của Việt Nam.
Đến năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ [9] cho rằng, ở Việt Nam có tới
755 loài lan.
Gần đây nhất tác giả Leonid Averyanov (người Nga) và các tác giả
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Dương Đức Huyến đã lần lượt công bố trên tờ
nguyệt san Orchids của Hội hoa lan Hoa Kỳ những khám phá mới lạ đã phát
hiện thấy 4 loài lan ở Việt Nam chưa được biết đến đó là Paphio pledilum
helenae, Renamthera citrina, Paphiopedilum hiepii và Vanda bidupensis.
Hoa lan đa số mọc tại vùng nhiệt đới, đã được các thuyền trưởng, lái
buôn, các nhà truyền giáo, khách du lịch mang về nên người Châu Âu biết đến
rất muộn (Leonid V. Averyanov, 2003)[25]. Pharatus (376 - 285 TCN) - cha đẻ
của ngành lan học - là người đầu tiên dùng từ Orchid trong tác phẩm Nghiên
cứu thực vật”. Sau đó Robut Bron (1773 - 1858) (dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận,
2003) [17] là người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác. Năm
1794, ở Anh người ta đã biết đến 15 loài lan nhiệt đới.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



6
Giống Hồ điệp có trên 70 loài và càng ngày càng lai tạo ra rất nhiều.
Loài hoa này có xuất xứ ở miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam
Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương. Cây có thể mọc ở xứ
nhiệt đới và đồi núi cao 2.000 mét nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu
khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20
0
C đến 30
0
C, trong đó điều kiện khí hậu
lí tưởng nhất cho việc nuôi trồng loài hoa này là từ 22
0
C- 27
0
C.
Việt Nam có khoảng 5-6 loài Hồ Điệp thuần, bao gồm Phalaenopsis
gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f),
Christenson, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f Hầu
hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và hương thơm độc đáo. Bên cạnh
những loài lan hồ điệp thuần, những người yêu thích loài hoa này còn không
ngừng sưu tầm, nhập và thuần dưỡng các giống nhập ngoại khiến chủng loài,
màu sắc của Lan Hồ điệp trong nước ngày càng đa dạng, đặc sắc.
Người Việt Nam biết đến lan từ vẻ đẹp thuần khiết của những bông
hoa, những vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua
đời khác. Vua Trần Anh Tông thích sưu tầm các loài hoa đã lập nên “Ngũ
Bách Viên” với 500 loài lan quý. Vườn lan của Lữ Hồng Chiêu ở Phương
Thanh Hà - Thăng Long gồm toàn những loài lan quý hiếm và có hương thơm
ngào ngạt. Đối với người Việt Nam hoa lan tượng trưng cho sự trang trọng và

thanh cao. Những người chơi lan chủ yếu là những người giàu có, những Nho
sĩ, cụ già nhàn rỗi… Mục “Hoa thảo” trong “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm
Đình Hổ đã mô tả nhiều loài hoa như Thạch hoa, Thanh lan, Đông lan, Kiết
lan đồng thời có nói rõ kỹ thuật trồng lan. Đặc biệt trong sách về cây thuốc
của Hải Thượng Lãn Ông có nói đến những cây lan làm thuốc chữa bệnh
(Việt Chương; Nguyễn Việt Thái, 2002) [5]. Tuy nhiên dấu vết về buổi đầu
nghiên cứu lan ở Việt Nam không rõ rệt, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan
ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 17 là nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha -

Số hóa bởi trung tâm học liệu


7
Joanisde Loureiro. Nhưng chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có
những công trình nghiên cứu đáng kể. F. Gagnepain và A. Ginillaumin mô tả
70 chi gồm 101 loài lan cho cả ba nước Đông Dương trong cuốn “Thực vật
chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên xuất bản năm 1932 đến 1934. Đến
năm 1972, Phạm Hoàng Hộ trong bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” (Quyển
II) [8] đã mô tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Việt Nam. Năm 1993 ông lại
công bố có 755 loài lan ở nước ta trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” (Quyển III).
1.2. Giới thiệu về lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)
Lan Hồ Điệp (Phalaennopsis) là một trong những loại phong lan được
trồng phổ biến nhất trên thế giới. Lan Hồ Điệp được mệnh danh là hoa hậu
của các loài phong lan, được phát hiện đầu tiên năm 1750, đến năm 1852
dùng từ Blume để định danh. Đến nay đã phát hiện được hơn 70 loài, đa số
mọc tại các vùng nóng ẩm của Châu Á, lan Hồ Điệp trồng thương thẩm đều là
giống lai. Nhu cầu hoa lan của thị trường quốc tế cũng tăng không ngừng.
Đến năm 2002 trong bảng xếp hạng của Hà Lan, Hồ Điệp đứng thứ 2 trong
16 loại hoa được xếp hạng.
* Phân loại hoa lan Hồ Điệp

Năm 1753, Linnee đã dùng danh từ Orchid để chỉ các loài lan. Đến năm
1836, John Lindley (1779-1865) dùng danh từ Orchid để chỉ chung cho các
loài lan và từ đó các loài lan được xếp thành một họ trong hệ thống phân loại
gọi là Orchidaceae. Ông công bố, sắp xếp các tông thuộc họ lan và tên của họ
lan được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Văn Bảo, 2001)[1].
Theo Taktajan (1980) họ lan được chia làm ba họ phụ, tuy nhiên theo
phân tích đầy đủ và chuyên sâu đặc tính di chuyền của các nhà khoa học đã
chia lan thành 6 họ phụ (dẫn theo Trần Hợp, 1990)[8].
- Apostasicideae - Vandoideae
- Cypridicideae - Epidendroideae
- Neottoideae - Orchidaeae

Số hóa bởi trung tâm học liệu


8
Theo Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova (2003)[25] Việt Nam
hiện nay người ta đã biết được 897 loài thuộc 152 chi. Chúng chiếm khoảng 75-
80% trong tổng số các loài lan ước tính của nước ta. Trong đó một số chỉ có giá
trị kinh tế lớn như Aerides (có 7 loài); Cymbidium (24 loài); Dendrobium (có
107 loài); chi Paphiopedilum (có 18 loài) và Rhychotilis (có 3 loài)…
* Điều kiện trồng lan Hồ Điệp
Giá thể trồng lan:
Giá thể trồng lan Hồ Điệp phải khá tơi xốp và thoáng khí, đồng thời
phải có khả năng giữ nước như gỗ mùn, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu…
Dưới rễ của cây non lót một lớp rêu hoặc trồng cây lan con trực tiếp vào
rêu. Với những giá thể trồng khác nhau cũng phải có cách trồng và chăm
sóc khác nhau, đặc biệt là chế độ tưới nước, với các giá thể kém giữ nước
thì phải tưới thường xuyên hơn.
+ Xơ dừa

Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan,
xơ dừa có nhược điểm là dễ mọc rêu, thông thoáng, dễ mục mặt trên, mau khô
và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong
chậu phải chú ý chế độ tưới nước, không để bị ngậm nước gây thối rễ. Nên
dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan yêu cầu ráo nước.
Cần chú ý các loại xơ dừa đề có nhiều muối ở trong nên cần phải ngâm nước
vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan
Laelia không ưa trồng bằng xơ dừa.
+ Vỏ cây
Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất
nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục để
không làm chậu lan bí, đọng nước gây thối rễ. Đồng thời đó cũng là môi trường
thích hợp cho một số loài sâu hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây
cần quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu lan. Trong các loại vỏ có chất resin
có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


9
+ Rong biển
Dùng rong biển để làm giá thể trồng hoa lan ngoài việc giữ nước, dinh
dưỡng và tạo độ thông thoáng cho rễ còn là nơi bám rất tốt cho bộ rễ. Trước
khi dùng cần phải xử lý tiệt trùng trước và rửa đi rửa lại bằng nước sạch 3-4
lần. Giai đoạn cây con của lan Hồ Điệp kéo dài, nếu dùng rong biển để làm giá
thể ươm cây con thì phải chọn lựa loại rong biển chất lượng tốt nhất. Rong biển
nếu không qua xử lý ở nhiệt độ cao thì vẫn có màu xanh và thành các đoạn
ngắn, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ lan, cây non sinh trưởng kém, các loại sâu
bệnh có cơ hội và môi trường tốt để phát triển và làm chết cây con.
Hạn chế của giá thể rong biển; Rong biển dễ bị chua dẫn đến giá thể bị

thối chua và xuất hiện bệnh như: Mốc trắng giá thể, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến bộ rễ của lan.
Nguyên nhân: Do tưới nước nhiều gây quá ẩm cho giá thể, công với chất
lượng nước tưới có độ pH dưới 5,5.
Biện pháp phòng và trừ: Tưới lượng nước vừa đủ (khoảng 1/3 chậu),
cộng với đo độ pH của nước trước khi tưới, độ pH tốt nhất là 5,8-6,4.
Thiết bị trồng lan Hồ Điệp
Các thiết bị trồng chủ yếu là nhà kính, nhà lưới… Dựa vào sự khác
nhau của chất liệu lợp nhà lưới có thể chia thành các loại sau: nhà lợp kính,
nhà lợp tấm PVC, nilon… Nhà trồng thường dùng khung sắt, ở nóc hoặc bốn
bên xung quanh dùng kính hoặc tấm PVC có khung nhôm xung quanh để nối
lại khít với nhau. Nhà kính vẫn chủ yếu dùng khung sắt để làm, các phòng có
thể thông liền với nhau hoặc tách nhau. Còn vật liệu lợp vẫn dùng tấm nilon
để lợp. Do việc trồng lan Hồ Điệp đòi hỏi nghiêm ngặt về nhiệt độ, vì thế
vườn ươm và vườn trồng lan phải có các thiết bị để khống chế điều chỉnh
nhiệt độ trong nhà nuôi trồng thì mới có thể đảm bảo môi trường tốt nhất để
rút ngắn thời gian sinh trưởng, nâng cao chất lượng của hoa. Thiết bị điều
chỉnh nhiệt độ gồm có hệ thống tăng nhiệt độ và hệ thống giảm nhiệt.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


10
Các phương pháp tăng nhiệt độ có thể dùng các máy hơi nóng chạy
bằng dầu, máy phát điện chạy bằng điện hoặc hệ thống làm nóng bằng nước.
Trong quá trình tăng nhiệt độ cũng phải đảm bảo giữ nhiệt độ cho vườn trồng.
Để giảm nhiệt độ có thể dùng quạt gió, vải ướt, hệ thống phun sương mù, hệ
thống che năng giảm nhiệt và hệ thống phun sương mù ở nóc nhà.
1.3. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt nam
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới

Trong những năm gần đây, nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ
sinh học được áp dụng rộng rãi cùng với phương tiện giao thông phát triển
mạnh mẽ, việc xuất nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn.
Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng thu nhập
68,20 triệu USD vào năm 1994 và lên đến 110,0 triệu USD năm 2003, chỉ
tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 70,0 triệu USD từ
việc xuất khẩu hoa lan, diện tích trồng loại hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện
tích các loại hoa khác [6]. Vì vậy trong suốt một thập kỷ qua, Thái lan luôn
giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu lớn nhất thế giới. người Thái Lan đã biết đến loài
hoa đẹp và khó tính này thành một nguồn lợi đáng kể đới với thu nhập Quốc
gia. Hoa lan Thái Lan xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn
80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái
Lan. Hiện nay, Thái Lan có khoảng hơn 1.000 giống lan với chất lượng rất tốt
và được xuất sang nhiều nước trên thế giới trong đó chủ yếu là Hà Lan và Hoa
Kỳ. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực để xúc tiến hoạt động quảng bá ngành lan
nước này ra thị trường thế giới thông qua hội chợ triển lãm về hoa [6].
Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu từ
năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị
trường thế giới nên đã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992,
xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37,0 triệu USD, chiếm 12 %

Số hóa bởi trung tâm học liệu


11
thị trường phong lan thế giới (Phan Thúc Huân, 1989) [10]. Chính phủ
Singapore đặt kế hoạch vào năm 2010, xuất khẩu đạt 100,0 triệu USD.
Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất
mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là một nước có
nhiều giống lan nguyên thủy, khoảng 140 loài với hơn 1.300 giống. Mặc dù bị

khai thác triệt để trước đây, nhưng tới nay nhà nước đã hình thành các khu
bảo tồn bảo vệ các loài lan quý để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại.
Hoa lan là loài hoa mới được thương mại hóa ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng
đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, doanh thu của chúng đem lại đã
tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 với tổng giá trị thu nhập từ một số loại lan
chính đạt trên 800 triệu USD, trong đó hoa lan trong chậu là một trong những
loại hoa được bán nhiều nhất (đứng thứ 2 sau hoa Trạng nguyên) đạt 144,0
triệu USD [10]. Theo thống kê từ năm 1996 đến năm 2006 giá trị lan chậu
bán gia tăng 206,4%, hoa Trạng nguyên chỉ tăng 12,6% trong khi đó nhiều
loại hoa chủ lực trước đó lại không tăng, đặc biệt nhiều chủng loại còn đạt giá
trị -37,20% như hoa Hồng, Violet là -32,90%, Cúc là -18,60% [10].
Hà Lan đã đầu tư 20,0 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy
móc… tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hoa tại thị trường này.
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim
ngạch thương mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2002 đạt 150,0 triệu
USD, trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành nhiều nhất thế
giới, sau đó đến Ý, tiếp theo là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ
(Griesbach, R.J, 2002) [24].
Vì có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nước đã tập trung vào việc nghiên
cứu hoa lan chất lượng cao để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất
khẩu. Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêsia, Hà Lan đã đầu tư mạnh
cho các trang trại, công ty để sản xuất hoa lan chậu và hoa cắt cành. Họ tập

Số hóa bởi trung tâm học liệu


12
trung chủ yếu vào việc nhân nhanh lan sạch bệnh, hoa đẹp, có mùi thơm, đa
dạng về màu sắc và hình dạng, tươi lâu để cung cấp cho hơn 50 nước trên thế
giới. Do đó, chúng ta có thể nói rằng sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao

cho các nước đang phát triển và phát triển.
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Theo thống kê năm 1993 tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là
1.585ha. Tuy nhiên, diện tích sản xuất hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10,0%. Riêng
hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003-2005 đã tăng từ 20,0ha lên 50ha (tăng
150%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng
mạnh trong các thập niên tiếp theo do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức
Thương mại Thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tư nước ngoài làm
tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị Quốc tế.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập hoa
lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hoa lan cắt cành qua đường chính
ngạch của nước ta trong tháng 01/2007 vẫn tăng 51,76% so với tháng
12/2006. Thị trường nhập khẩu hoa lan cắt cành chính của Việt Nam trong
thời gian qua là Thái Lan gần 100% lượng lan cắt cành. Chính vì vậy, không
chỉ thị trường trong nước cũng rất tiềm năng cho người trồng lan.
Trong những năm gần đây xuất khẩu hoa lan Việt Nam tăng mạnh.
Chín tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng lên
218% so với tháng 8/2008, đạt 61,0 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất
khẩu hoa lan tiềm năng của chúng ta [10].
Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn
trong sản xuất phong lan. Nhưng một thực tế hiện nay là: Trong khi nhu cầu
hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải
chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu hoa lan. Vậy nên, tìm giải pháp phát

Số hóa bởi trung tâm học liệu


13
huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan

tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau, hoa quả mà Bộ Thương
mại đã và đang triển khai hiện nay.
Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng rất phù hợp với
điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loài lan
hiện có cùng nhiều giống lan mới được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt
Nam có nhiều tiềm năng trở thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực. Theo
thống kê, hiện nay nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ tính
riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh hoa lan
và cây cảnh mới chỉ đạt 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006, con số này
đã tăng lên mức 400 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây lan
cảnh cũng tăng từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1.000 cơ sở, với lượng phong
lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây.
Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn
chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty
lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ
Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50 - 60 ha/doanh nghiệp. Một vài
địa phương khác cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới dừng ở quy mô
gia đình, trên diện tích từ vài m
2
đến vài nghìn m
2
, cá biệt vài hộ trồng trên 1 -
2 ha chứ chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ
hiện đại.
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới
1.4.1.1. Các nghiên cứu về phân bón
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, phẩm chất
cây trồng nông nghiệp. Đặc biệt phân bón lá chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng trong nền nông nghiệp sạch nhất là rau, hoa, quả. Cây hoa lan cũng


Số hóa bởi trung tâm học liệu


14
không ngoại trừ ảnh hưởng này. Nhiều người cho rằng cây hoa lan trong thiên
nhiên mọc hoang dại được tận hưởng nguồn nước, nguồn dinh dưỡng từ nước
mưa, vỏ lá mục, rêu, dương xỉ ở các hộc cây khe núi. Vì thế khi mang cây lan
về trồng, nguồn nước, muối khoáng bị cắt đứt nên việc bón thêm phân là cần
thiết nhất là trong sản xuất kinh doanh hiện nay.
Theo các tác giả Ajchara - Boonrote (1987) [21]; Richard - HW (1985)
[20]; Soebijanto và CS (1988) [19], dinh dưỡng đối với lan hết sức quan
trọng, nó không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh
dưỡng. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà
nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Theo BFC (Bangkok Flower Centre) chế độ dinh dưỡng cho cây, khi
cây con còn nhỏ thì phun NPK dạng 10:10:10, khi cây ở giai đoạn sinh trưởng
mạnh thì phun NPK dạng 20:20:20, để cây ra hoa thì phun NPK dạng
10:20:10 hoặc 10:20:20. Như vậy, quy trình trồng hoa lan của họ đạt đến mức
hoàn hảo.
Nhiều tác giả của các nước có ngành lan phát triển đều có chung một
nhận xét: Để cây lan sinh trưởng tốt ra hoa đúng lúc, hoa bền thì việc nghiên
cứu từng yếu tố ảnh hưởng cho từng loài lan là cả một vấn đề công phu và
nghệ thuật.
Theo Keithly (1991), ở giai đoạn cây con (bồn mạ) lan Dendrobium và
Phalaenopsis phun 50 ppm N tổng số + 4,5 ppm P + 8,2 ppm K+ Chelat Sắt +
vi lượng là tốt nhất.
Poole và Seeleing (1978) cho biết nồng độ 100 ppm N + 50 - 100 ppm
PK + 25 ppm Mg là tốt nhất cho lan Kiếm và Hồ điệp phát triển.
Theo Way và Lee 1994, cây con Hồ Điệp phun loại NPK tỷ lệ 20:20:20

là tốt nhất.
Theo Hãng G&B orchid Laboratory & NurseryInc, cây con lan Hồ điệp

×