Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến khả năng sản xuất thịt của gà ross 308 nuôi trong vụ hè - thu tại phú lương, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 122 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG VĂN TẶNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU
TẠI PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG VĂN TẶNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU
TẠI PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Huê Viên






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Văn Tặng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

ii
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sỹ tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện, động viên vô cùng quý báu của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Huê Viên
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học nông Lâm
Thái Nguyên và huyện Phú Lương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
luôn động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sụ cố gắng nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưa sâu
sắc. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô….
Một lần nữa tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong
Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

iii
Hoàng Văn Tặng

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ và đồ thị viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường 5
1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường 5
1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường 5
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất 6
1.2.1. Tính trạng số lượng 6
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng 6
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của
gia cầm 8
1.3.1. Sinh trưởng 8
1.3.2. Năng suất thịt 11
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 16
1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308 25
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn


iv
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 29
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định. 32
2.2.4. Khảo sát năng suất thịt 34
2.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) 35
2.2.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) 35
2.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế 36
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 37
3.2. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm 39
3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm 40
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ 40
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối 42
3.3.3. Sinh trưởng tương đối 44
3.4. Kết quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn 46
3.5. Sức sản xuất thịt 51
3.5.1. Năng suất thịt 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -

tnu.edu.vn

v
3.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance) 53
3.7. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) 54
3.8. Hạch toán kinh tế 56
Chƣơng 4: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 59
4.1. Kết luận 59
4.2. Tồn tại 59
4.3. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP
Protein thô
CF
Xơ thô
Cs
Cộng sự
CV
Hệ số biến dị

ĐC
Đối chứng
EE
Lipid thô
EN
Economic Number
G
Gram

Giai đoạn
KL
Khối lượng
Kg
Kilogam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN
Thí nghiệm

Thức ăn
TLCĐ
Tỷ lệ cơ đùi
TLCN
Tỷ lệ cơ ngực
TLMB
Tỷ lệ mỡ bụng
TLTT
Tỷ lệ thân thịt
PI
Chỉ số sản xuất

VCK
Vật chất khô




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 38
Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm 39
Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 40
Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 43
Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 45
Bảng 3.7. Tiêu thụ nước của gà 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 39
Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 49
Bảng 3.10. Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng của gà TN 50
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (42 ngày tuổi) 52
Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất của gà TN tại một số thời điểm 53
Bảng 3.13. Chỉ số kinh tế của gà TN tại một số thời điểm 54
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế 56




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu -
tnu.edu.vn

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi 42
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi 44
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà qua các tuần tuổi 46
Hình 3.4: Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà qua các tuần tuổi 54





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng suất của vật nuôi chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh,
trong đó phức hợp các yếu tố khí hậu được đánh giá là một tác nhân có ảnh
hưởng lớn đến tính trạng này.
Chúng ta biết rằng vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong
mối quan hệ tác động tương hỗ với ngoại cảnh. Một đàn gia cầm có năng suất
cao chỉ có thể tồn tại trong môi trường ngoại cảnh phù hợp, khi đó các yếu tố
ngoại cảnh chỉ tác động như một kích thích và không gây hại đối với cơ thể.
Trong mối quan hệ đó, gia súc, gia cầm càng cao sản càng đáp ứng nhạy cảm
đối với các yếu tố của môi trường. Chính vì vậy, đầu thế kỷ XIX cùng với
việc tạo ra nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao thì các biện pháp kỹ

thuật nhằm giúp cho chúng những điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng
nuôi cũng đã được quan tâm.
Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cơ thể cũng
như việc tạo nên một chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm đã dược chú ý từ lâu, đặc biệt là các nước Châu Âu và Bắc
Mỹ, nơi có nền chăn nuôi phát triển. Với những tiến bộ về giống và những điều
kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với đặc diểm sinh lý và sức
sản xuất của từng loại vật nuôi mà năng suất đã tăng lên nhiều so với trước. Cũng
từ đó, những vấn đề thuộc về sinh khí tượng vật nuôi đã được các nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi và phát huy những yếu tố có lợi
của môi trường không khí.
Trong tất cả cả các yếu tố của môi trường không khí, nhiệt độ là yếu tố
thường xuyên ở trạng thái biến đổi và bị biến đổi, ngoài ra còn một số các yếu
tố như: Ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi, v.v cũng là các yếu
tố có tác động không nhỏ và làm ảnh hưởng đến trạng thái nhiệt của cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Ở nước ta những năm gần đây, xu hướng nuôi thuần chủng các giống
gà ngoại và tạo con lai có năng suất cao, đặc biệt là các giống gà broiler như
Ross 208, 308, 508, 707 đang phát triển mạnh. Để khai thác tối đa khả năng
sản xuất của các giống gà trên, phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng đã được
các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm, điều chỉnh để phù hợp với chức năng
sinh lý của chúng. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp
với đặc điểm giống cũng như tương tác giữa môi trường và dinh dưỡng trong
cấu thành năng suất chăn nuôi bước đầu đã được chú ý. Tuy nhiên, hiện nay ở
vùng trung du miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nơi
có sự biến động về nhiệt độ và phân hóa mùa khá rõ rệt trong năm cũng là địa
phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi lớn thì vẫn chưa thấy có công trình

nào nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và tương tác của mùa vụ đến khả
năng sản xuất của gia cầm nói chung và giống gà Ross nói riêng. Xuất phát từ
tình hình thực tế và đòi hỏi của sản xuất của địa phương, chúng tôi tiến hành
triển khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến
khả năng sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè - thu tại Phú
Lương, Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và sản xuất thịt
của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hiểu biết thêm về ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi đến sức sống, khả
năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản xuất thịt của gà Ross 308, từ đó
có có những ứng dụng trong thực tiễn chăn nuôi
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy
và các nghiên cứu tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ
chuồng nuôi đến sức sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản
xuất thịt của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu.
- Góp phần thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi tại địa phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ số như
tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng, mức độ tiêu tốn thức ăn, khả năng sản xuất thịt,
hiệu quả kinh tế, của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè thu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp cho người chăn nuôi có

thêm những kiến bổ ích về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong chăn nuôi gia
cầm trong điều kiện chuồng kín ở vụ hè thu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhằm đưa các giống gia cầm thuần
chủng, có sức sản xuất cao chuyển từ các vùng ôn đới đến các vùng nhiệt đới,
các nhà khoa học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
khí hậu đến gia súc gia cầm.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về phản ứng tự bảo vệ của trâu, bò
đối với ảnh hưởng của nhiệt độ cao; ở gia cầm cũng đã có có một số kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sức sống của gà. Tuy các
nghiên cứu còn ít nhưng những kết quả thu được này cũng đã góp phần quan
trọng trong việc xác định điều kiện khí hậu môi trường thích hợp, góp phần
làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, sức sản xuất tối đa của gà
thường phụ thuộc vào khả năng duy trì mức hoạt động sinh lý cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển cho điều kiện bất lợi. Mức độ stress của gà nuôi thịt phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không
khí. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm tiêu tốn thức ăn tăng, tốc độ sinh trưởng
giảm và sự bảo vệ của con vật có thể bị hạn chế.
Mức độ stress gây nên do yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí được
phản ánh qua sự thay đổi một số phản ứng sinh lý của cơ thể, chẳng hạn gà
phải cố duy trì sự ổn định thân nhiệt. Sức sản xuất giảm trong điều kiện khí
hậu nóng trước tiên là do giảm mức ăn vào và sau đó là tốc độ phát triển.
Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao làm thay đổi khả năng phát triển,

ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất cũng
như khả năng sinh sản. Đáng chú ý là stress nóng rất nguy hiểm và nó có thể
gây chết gia súc, gia cầm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
1.1. Tƣơng tác giữa cơ thể và môi trƣờng
1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường
Động vật nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong mối quan hệ và
tác động qua lại với môi trường và luôn chịu sự tác động trực tiếp của các yếu
tố môi trường. Quá trình trao đổi chất luôn luôn tạo ra một lượng nhiệt và
nhiệt năng này thoát ra bên ngoài khi môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp
hơn. Tốc độ mất nhiệt phụ thuộc vào thang chênh lệch giữa 2 mốc nhiệt độ và
trạng thái tự nhiên của môi trường. Vì vậy, sự thay đổi các yếu tố tác động
đến tốc độ mất nhiệt của gia cầm ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến mức độ
căng thẳng do stress nhiệt gây nên.
1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
Sở dĩ nhiệt độ cơ thể động vật đẳng nhiệt nói chung và gia cầm nói riêng
được giữ ở mức ổn định cao là nhờ quá trình sinh nhiệt luôn xẩy ra đồng thời.
1.1.2.1. Quá trình sinh nhiệt
Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa khác nhau, do đó sự
sinh nhiệt của chúng không giống nhau. Khi nghỉ ngơi, 10-15% nhiệt sinh ra
từ gan, 20% từ cơ; 25% từ bộ máy tiêu hóa và phần còn lại từ tim, thận, hệ
thần kinh, da.
Sự sinh nhiệt của gia súc chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và trang thái
sinh lý của cơ thể, như khi ăn no lượng nhiệt sinh ra gấp nhiều lần do tăng
hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Vào mùa lạnh, con vật phải tăng sinh nhiệt để
chống lạnh, do đó động vật ăn nhiều. Còn vào mùa hè, con vật sinh nhiệt

giảm nhất là khi nhiệt độ bên ngoài tiến tới gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ
thể. Trong trường hợp đó, một phần nhiệt bên ngoài xâm nhập vào cơ thể làm
giảm sinh nhiệt của cơ thể.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
1.1.2.2. Quá trình tỏa nhiệt
Ở môi trường nhiệt cao hoặc thấp, các phản ứng của gia súc chủ yếu là
do kết quả của sự cản trở hoặc thúc đẩy phát tán nhiệt sinh ra trong quá trình
duy trì sự sống, hoạt động sản xuất và ăn uống. Đối với gà, sự mất nhiệt bằng
4 phương thức tự nhiên như sau:
Tiếp xúc với nền chuồng (đệm lót).
Đối lưu với không khí hoặc nước chuyển động.
Bức xạ bề mặt xung quanh.
Bốc hơi qua các lỗ tự nhiên (chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa)
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất
1.2.1. Tính trạng số lượng
Theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh
tế của vật nuôi thuộc nhóm tính trạng số lượng, đó là những tính trạng mà ở
đó sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác
về chủng loại. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, giá trị của
các tính trạng số lượng có thể xác định bằng các phương pháp cân, đo, đong,
đếm (như tốc độ tăng khối lượng, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, tỷ
lệ ấp nở,…
Nguyễn Ân và cs (1993) [1] cho biết, cơ sở lý thuyết của di truyền học
số lượng được thiết lập vào khoảng năm 1920 bởi công trình của Fishter
(1918), Wright (1926) và Haldane (1932), sau đó môn di truyền học số lượng

được nhiều nhà di truyền và thống kê bổ sung nâng cao, trở thành cơ sở vững
chắc và được áp dụng rộng rãi trong việc cải tiến giống vật nuôi.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng
Các đặc tính bên ngoài hoặc các biểu hiện bên ngoài của một cá thể
được gọi là kiểu hình, kiểu hình là do kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi
trường gây ra. Như vậy, giá trị kiểu hình của tính trạng nào đó được quy định
bởi kiểu gen của cá thể và tác động của môi trường có thể biểu thị như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
P = G + E
Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (Phenotypic Value).
G: là giá trị kiểu gen (Genotypic Value).
E: là sai lệch môi trường (Environmental Deviation).
Cũng theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Kiểu gen của tính trạng số
lượng thường do nhiều gen quyết định, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
thường do nhiều gen cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của
từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến
tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene).
Tuy nhiên, sự phân chia hiệu ứng của gen làm hai loại nhỏ và lớn chỉ là tương
đối vì còn có nhiều gen có hiệu ứng trung gian, hơn nữa do hiện tượng đa
hiệu của gen một gen có thể có hiệu ứng nhỏ đối với một tính trạng này
nhưng lại có hiệu ứng lớn đối với một tính trạng khác.
Đối với tính trạng số lượng, thường giá trị kiểu gen chịu ảnh hưởng bởi
ba loại tác động của các gen, đó là giá trị cộng gộp (hoặc giá trị giống)
(Additive Value - A), sai lệch trội (Dominance Deviation - D) và sai lệch
tương tác giữa các gen (Interaction Deviation - I):
G = A + D + I
Ngoài ảnh hưởng của kiểu gen, giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng

còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1998) [25], điều kiện môi trường được phân
làm hai loại, đó là sai lệch môi trường chung (General Environmental
Deviation - Eg) và sai lệch môi trường riêng (môi trường đặc biệt) (Special
Environmental Deviation - Es).
Như vậy, đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotypic
Value - P) được biểu thị qua mối quan hệ sau:
P = A + D + I + Eg + Es

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Như vậy, để nâng cao năng suất vật nuôi ngoài việc cải tiến kiểu gen
còn phải tạo ra môi trường thích hợp, đây là cơ sở khoa học để thiết lập một
điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di
truyền của các giống vật nuôi trong đó có gia cầm.
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và cho thịt
của gia cầm
1.3.1. Sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng:
Khi còn là hợp tử con vật có khối lượng rất nhỏ, khi trưởng thành ta thấy
con vật có sự biến đổi rất lớn về phương diện khối lượng và kích thước. Sự
biến đổi này gọi là sự tăng trưởng hay sự sinh trưởng. và được định nghĩa như
sau: "Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ
phận trong cơ thể trên cơ sở tính di truyền" (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường (1992) [18]).
Chamber (1990) [41], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về
tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng

trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng
và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là
sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, không có sự
phát triển của thân, mô, cơ.
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến
lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai
(trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở
chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát
triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [28], trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể
tích tế bào để tạo nên sự sống.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18] cho biết: theo
Driesch.H, 1990 thì sự tăng thể khối của cơ thể là do các tế bào trong cơ thể
tăng về số lượng

và kích thước. Theo tài liệu của Chambers.J.R, 1988 [40]
thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da.
Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế
bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường, 1992 [18]).
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp duy trì từ khi phôi
được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành và được chia làm hai giai
đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ
hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở
từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers.J.R, 1988 [40]).

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế
bào

sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như
ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá
trình sinh trưởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc
tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của
môi trường.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng
một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh
trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn
giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm:
- Sinh trưởng tích lũy:
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời
điểm thực hiện các phép đo. Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu
hiện sự sinh trưởng tích lũy. Ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh
trưởng tích lũy.
Đối với gà broiler đây là tính trạng sản xuất quan trọng được tính bằng
kg hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh khối lượng cơ thể của các tổ hợp
lai tốt nhất.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích

cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39,1977 [29])
sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị
sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao
thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát
(T.C.V.N.2.40, 1977 [30]). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà
còn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: Là đường cong biểu thị sinh trưởng của gia
súc, gia cầm nói chung.
Theo tài liệu của Chamber.J.R, 1988 [40] đường cong sinh trưởng của gà
thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Theo Knizetova và cs (1991) [49] đường cong sinh trưởng không những
được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai
khác giữa các dòng, giống, giới tính. Trần Long và cs (1994) [13] khi nghiên
cứu về đường cong sinh trưởng của các dòng gà A, V1, V3, trong giống gà
Hybro (HV85) cho thấy đường cong sinh trưởng của cả bốn dòng đều phát
triển đúng quy luật. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và
trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao
ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 – 7 tuần tuổi đối với gà mái.
Theo Nguyễn Đăng Vang (1983) [34] khi nghiên cứu về đường cong
sinh trưởng của ngỗng Rheinland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn

phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung.
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới
tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện
chăn nuôi, sức khoẻ
* Ảnh hưởng của dòng giống đến khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các
giống gà chuyên trứng và kiêm dụng.
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers.J.R, 1988 [40] có rất nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới
một vài tính trạng riêng lẻ.
Marco (1982) [52], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ
0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], hệ số di truyền ở các thời
điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
là 0,26 - 0,5. Kushner (1974) [9], cho biết hệ số di truyền về khối lượng sống
của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43. Cook và cộng sự
(1956) [43] xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5.
Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà
broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt
được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt
năng suất cao nhất.
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến khả năng sinh trưởng
Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, gà trống

thường nặng cân hơn gà mái. Những sai khác này cũng được biểu hiện về
cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do
các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ
hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm
(Chambers.J.R, 1988 [40] ).
Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà
broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà
broiler tách riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và
thuận lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm
cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và
ctv, 1999) [11].
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng. Các
chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và
ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng
lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Mận (1993) [16], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải
cung cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng.
Trần Công Xuân, 1995 [36] cho biết cùng tổ hợp lai broiler Ross - 208
và Ross - 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein cho
khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [14], nghiên cứu bổ sung khoáng và
vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lượng ở 7 tuần
tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng.

Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt
để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn bản
là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán
nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của gia
cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu
chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…
* Ảnh hưởng của độ tuổi
Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia
cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không
đồng đều…
Trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia
làm 3 giai đoạn:
- Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có
sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm yếu,
gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh
trưởng nhanh.
- Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ
cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện.
- Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với
lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng
lông vũ.
Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở
Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là

cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến khả năng sinh trưởng
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu
cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Thông
thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm
giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nước ta phải
tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và
kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.
* Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng đến khả năng sinh trưởng
Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu
chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển,
NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng
nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng
cường lượng khí O
2
, thải khí CO
2
, qua đó hạn chế các bệnh tật.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng
Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có qui định mật độ

×