PHÁP LÝ ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 3: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
I. Khái niệm về công pháp quốc tế
1. Sự xuất hiện và phát triển của công pháp
quốc tế
Công pháp quốc tế xuất hiện khi các nhà nước
xuất hiện và đặt quan hệ với nhau.
Các giai đoạn phát triển của CPQT:
•
Công pháp quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ
•
Công pháp quốc tế thời kỳ phong kiến
•
Công pháp quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa
•
Công pháp quốc tế thời kỳ quá độ từ CNTB lên
CNXH (công pháp quốc tế hiện đại).
2. Định nghĩa Công pháp quốc tế hiện đại
Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý
do các (hoặc các chủ thể khác của công
pháp quốc tế) tham gia vào công pháp quốc tế
xây dựng nên, trên cơ sở thông qua cuộc
đấu tranh giai cấp trên cơ sở nhân nhượng thể
hiện mục đích chính trị của các , nhằm
điều chỉnh những mối quan hệ nhiều mặt giữa các
Nhà nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau
và được đảm bảo thi hành bằng do các
Nhà nước ấn định và bằng sức đấu tranh của
nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới.
3. Những nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại
3.1. Định nghĩa:
Nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại là những quy
phạm pháp luật quan trọng, có tính chất bao trùm và được
thừa nhận rộng rãi trong các mối quan hệ quốc tế.
3.2 Đặc trưng:
•
•
Tính tổng thể, bao trùm, chi phối và chỉ đạo tất cả các
quan hệ quốc tế.
•
Nội dung của các nguyên tắc luôn luôn được bổ sung,
hoàn thiện dần theo chiều hướng tiến bộ của luật quốc tế.
•
Các nguyên tắc được ghi nhận một cách rõ ràng trong
các điều ước quốc tế phổ cập và quan trọng;
•
3.3 Các nguyên tắc:
1. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong QHQT
2. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp
hoà bình:
–
Đàm phán ngoại giao trực tiếp
–
Điều tra, trung gian, hoà giải
–
Toà án, trọng tài,
–
Các tổ chức, hiệp định khu vực
–
Các biện pháp hoà bình khác
3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
4. Hợp tác giữa các quốc gia
5. Dân tộc tự quyết
6. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
7. Các quốc gia nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ quốc
tế đã cam kết (Pacta Sunt Servanda)
II. Những đặc trưng của Công pháp quốc tế
hiện đại
1. Chủ thể Công pháp quốc tế hiện đại
1.1 Khái niệm
Chủ thể của công pháp quốc tế hiện đại là thực
thể đang tham gia (hoặc có khả năng tham gia)
vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách
độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế
cũng như thực hiện một cách độc lập các quyền
và nghĩa vụ quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm
luật quốc tế.
Các loại chủ thể:
1.1.1 Quốc gia – là chủ thể chủ yếu của CPQT
Điều kiện:
Chủ quyền là tiêu chuẩn đảm bảo khả năng tham gia
quan hệ quốc tế và đảm bảo năng lực hưởng quyền và
gánh vác nghĩa vụ quốc tế của quốc gia.
1.1.2 Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện
quyền dân tộc tự quyết
Là chủ thể của CPQT với ý nghĩa là các dân tộc
này đang đấu tranh thành các quốc gia độc lập, tức là chủ
thể của CPQT trong tương lai.
1.2.3 Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Là chủ thể của CPQT (có tính chất chủ thể).
Quyền năng chủ thể công pháp quốc tế không giống
nhau, mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên tự
trao cho nó trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế
1.1.4 Một số chủ thể đặc biệt
Vương quốc Monaco; Tòa thánh Vaticăng
1.2. Đối tượng điều chỉnh
CPQT điều chỉnh quan hệ chính trị
hoặc của quan hệ kinh tế, khoa học kỹ
thuật và văn hoá giữa các quốc gia, giữa các tổ
chức quốc tế liên chính phủ, các mặt trận giải
phóng dân tộc.
1.3 Khách thể của công pháp quốc tế
•
Lãnh thổ
•
•
Bất tác vi
1.4 Sự cưỡng chế trong công pháp quốc tế
(Phương pháp điều chỉnh)
•
Yêu cầu thực hiện nguyên tắc Pacta sunt
servanda
•
Biện pháp bảo đảm cá thể hay tập thể.
•
Dùng áp lực của dư luận tiến bộ trên thế giới
•
Những cơ chế do luật định: đàm phán trực tiếp;
trung gian hoà giải; thông qua trọng tài quốc tế,
toà án quốc tế Liên Hiệp Quốc.
2. Nguồn của công pháp quốc tế
2.1. Nguồn cơ bản :
•
Điều ước quốc tế
•
Tập quán quốc tế
Một tập quán muốn trở thành nguồn CPQT cần phải có
những điều kiện sau:
+ Phải được nhiều nước áp dụng lâu đời trong thực tiễn
+ Phải được nhiều nước thừa nhận có hiệu lực pháp lý
+
+ Phải phù hợp với tinh thần của công pháp quốc tế.
2.2. Nguồn hỗ trợ:
•
Các phán quyết của Toà án quốc tế
•
Các học thuyết và tác phẩm khoa học pháp lý của các
chuyên gia pháp luật uy tín
•
Những nghị quyết quan trọng của các tổ chức quốc tế
lớn
3.Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật trong
nước
3.1 Trường phái nhất nguyên luận:
Cho rằng CPQT và pháp luật quốc gia là hai bộ phận
của một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận
này tuỳ thuộc vào bộ phận kia.
3.2. Trường phái nhị nguyên luận:
Cho rằng CPQT và luật quốc gia là hai hệ thống pháp
luật độc lập với nhau, song song cùng tồn tại; không
ngành nào có ưu thế hơn ngành nào và có mối liên hệ với
nhau trong quá trình phát triển (tiếp thu một số quy phạm
của nhau).
3.3. Luật quốc tế hiện đại:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng luật
quốc tế và luật trong nước có mối quan hệ biện chứng,
mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau và không thể xem
ngành luật nào ưu tiên hơn ngành luật nào.
III. Vấn đề công nhận chủ thể mới trong công
pháp quốc tế hiện đại
1. Khái niệm
Công nhận là hành vi pháp lý của một quốc gia
hay nhiều quốc gia đang tồn tại, công nhận địa vị
pháp lý của một quốc gia mới xuất hiện nhằm thiết
lập quan hệ bình thường với quốc gia mới xuất
hiện.
Đặc điểm:
•
Là một hành vi pháp lý - chính trị
•
•
Công nhận cả đối với đường lối chính sách, chế
độ chính trị, kinh tế của bên được công nhận
•
Thiết lập quan hệ bình thường trong nhiều lĩnh
vực của hai bên trong quan hệ công nhận
2. Phân loại công nhận
2.1 Công nhận các quốc gia mới thành lập
2.2 Công nhận các chính phủ mới thành lập
Chính phủ mới được thành lập đó phải:
•
Được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện tự
giác ủng hộ
•
Có đủ để duy trì và thực hiện quyền lực Nhà
nước trong một thời gian dài
•
Có khả năng kiểm soát toàn bộ phần lớn lãnh thổ quốc
gia một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý mọi công việc
của đất nước.
2.3. Công nhận một dân tộc đang đấu tranh tự giải
phóng để tiến tới thành lập một quốc gia dân tộc độc
lập
Thường công nhận các tổ chức, mặt trân dân tộc đại
diện cho dân tộc ấy.
3. Hình thức công nhận
3.1. Công nhận pháp luật (de jure )
Là sự công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ nhất,
nhằm xác nhận rằng một chủ thể mới của công pháp quốc
tế có quyền hạn và đưa đến việc thiết lập
quan hệ đầy đủ về ngoại giao, kinh tế, thương mại và
những mối quan hệ khác giữa nước công nhận và nước
được công nhận.
3.2 Công nhận thực tế (de facto )
Là sự công nhận chính thức, nhưng công nhận ở mức
độ không đầy đủ, thường bị hạn chế trong những quan
hệ … tức là giữa hai nước chưa thiết lập ngoại
giao với nhau.
3.3 Công nhận ad-hoc (đặc biệt)
Là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các
bên chỉ phát sinh trong nhằm tiến hành một
số công vụ cụ thể và quan hệ đó sẽ chấm dứt ngay sau khi
hoàn thành công vụ nói trên.
4. Phương pháp công nhận
4.1 Công nhận minh thị
Là công nhận được thể hiện một cách rõ ràng,
minh bạch, được phát triển bằng một hành vi rõ
rệt, cụ thể của một quốc gia công nhận trong các
văn bản chính thức.
4.2 Công nhận mặc thị
Là công nhận được thể hiện một cách kín đáo,
ngấm ngầm .
•
Không thể hiện trong các văn bản chính thức.
•
Có thể trao đổi các đại diện ngoại giao, phái
đoàn đặc nhiệm ngoại giao, chuyển đổi một lãnh
sự quán thành đại sứ quán.
IV. Điều ước quốc tế
1.1 Khái niệm
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các chủ thể công
pháp quốc tế (trước hết và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ
sở nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong bang giao quốc
tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc
tế.
1.2. Cơ cấu của điều ước quốc tế, gồm 3 phần:
•
Phần lời nói đầu: Nêu tên của các nước ký kết, lý do,
mục đích ký kết điều ước
•
Phần nội dung chính: Được chia thành Chương, Mục,
điều khoản bao hàm phần lớn những quy phạm ấn định
quyền và nghĩa vụ cho các bên ký kết, những quan hệ cụ
thể mà điều ước điều chỉnh.
•
Phần cuối cùng: Nêu lên thủ tục phê chuẩn, thời gian có
hiệu lực của điều ước, ngôn ngữ ký kết, ngày, tháng, thủ
tục, điều kiện gia nhập điều ước (nếu là điều ước quốc tế
nhiều bên)
2. Việc ký kết, phê chuẩn và hiệu lực của điều ước
quốc tế
2.1 Ký kết điều ước quốc tế: gồm hai bước
- Bước 1: bao gồm đàm phán, soạn thảo văn bản và
thông qua văn bản đã soạn thảo.
- Bước 2: Ký kết điều ước quốc tế.
Có 3 hình thức ký:
- Ký tắt là ký của đại diện của các bên tham gia đã nhất
trí với bản dự thảo điều ước nhưng còn chờ quyết định
của chính phủ nước mình để ký chính thức.
- Ký có điều kiện (Ad referedum) là ký của vị đại diện,
sau đó là ký của cơ quan có thẩm quyền theo luật
trong nước
- Ký chính thức (đầy đủ): là việc những người đại diện
toàn quyền của các nước tham gia đàm phán, được uỷ
nhiệm ký kết điều ước, ký vào bản điều ước đã được
người đại diện đàm phán của nước mình ký tắt
2.2. Phê chuẩn điều ước quốc tế: là hoạt động của cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận là điều ước
quốc tế có hiệu lực với quốc gia mình.
Phê chuẩn thường thuộc thẩm quyền của cơ
quan
2.3. Phê duyệt điều ước quốc tế: là hành vi của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền biểu hiện sự nhất trí với nội
dung thẩm quyền và nghĩa vụ do điều ước quy định.
Phê duyệt thường được tiến hành ở các cơ quan
2.4. Gia nhập điều ước quốc tế: là việc một chủ thể
của luật quốc tế ban hành một văn bản đồng ý ràng buộc
mình với nghĩa vụ của một điều ước quốc tế nào đó
mà của điều ước đó. Chỉ đặt ra đối với
những điều ước quốc tế nhiều bên.
2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế: là hành vi đơn phương
mà trong đó quốc gia tuyên bố loại trừ hoặc muốn thay đổi
hiệu lực của một số điều khoản nhất định của điều ước
quốc tế. Những điều khoản đó gọi là điều khoản bảo lưu.
Bảo lưu chỉ đặt ra với điều ước
V. Vấn đề lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
1.1 Khái niệm
Lãnh thổ quốc gia là một phần của quả đất, bao gồm đất
liền, vùng nước, thềm lục địa và khoảng không trên đất liền
và vùng nước thuộc quyền một quốc gia. Lãnh thổ quốc
gia còn gồm cả hải đảo và vùng nước, lòng đất và vùng
trời của hải đảo ấy.
1.2 Các bộ phận chính của lãnh thổ quốc gia
–
Vùng đất: Là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo của
quốc gia (kể cả đảo ven bờ và các đảo nằm xa bờ).
–
Vùng nước: bao gồm toàn bộ phần nước nằm trong
biên giới quốc gia bao gồm
+ Vùng nước nội địa
+ Vùng nước biên giới
+ Vùng nước nội thuỷ
+ Vùng nước lãnh hải
- Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và
vùng nước của quốc gia. Theo nguyên tắc chung, phần
lòng dất kéo dài đến tận tâm trái đất
- Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên vùng
đất và vùng nước của quốc gia.
1.3 Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia thuộc quyền lực hoàn toàn riêng biệt
của quốc gia, đây là quyền tối cao của quốc gia đối với
lãnh thổ của mình
Chủ quyền quốc gia là sự biểu hiện trên hai phương diện
vật chất và quyền lực:
- Mặt vật chất thể hiện ở chỗ lãnh thổ thuộc quyền sở
hữu của quốc gia.
- Quyền lực của quốc gia được thực hiện trong phạm vi
lãnh thổ, thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước mà
không một quốc gia nào khác có thể áp đặc quyền lực của
họ lên lãnh thổ quốc gia mình
1.4 Chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Việt
Nam
Nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chủ quyền lãnh
thổ, lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của Việt Nam
đã được tuyên bố trong Hiến pháp của Việt nam
và được ghi nhận củng cố trong công pháp quốc
tế.
–
Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
(Điều 1)
–
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam
–
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến
tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam
1.5 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
–
Quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình
chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với
nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên đó
–
Quốc gia thực hiện quyền tự do hoàn toàn lựa chọn
phương hướng phát triển đất nước, thực hiện cải
cách kinh tế –xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia
–
Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý cho từng vùng
lãnh thổ quốc gia
–
Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài
nguyên thiên nhiên và tư liệu sản xuất
–
Quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với mọi công
dân, tổ chức trên toàn lãnh thổ quốc gia
–
Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thích hợp
2. Biên giới quốc gia
2.1 Khái niệm biên giới quốc gia
•
Biên giới quốc gia là đường ngăn cách lãnh
thổ quốc gia này với quốc gia khác. Đó là đường
thực tế hay tưởng tượng trên mặt đất, kéo dài
giữa những điểm nhất định
•
Về mặt không gian, là đường quy ước chạy
trên mặt đất và từ đó tạo thành một mặt phẳng
kéo dài lên phía trên và kéo sâu xuống mặt đất
•
Về mặt pháp lý thì biên giới quốc gia là nơi
chấm dứt hay kết thúc chủ quyền của quốc gia
này và bắt đầu chủ quyền của quốc gia khác
2.2 Các bộ phận của biên giới quốc gia
–
Biên giới trên bộ: trên đất liền, trên đảo, sông, hồ
–
Biên giới trên biển: nằm phía ngoài đối diện với bờ
biển (hay còn gọi là ranh giới ngoài của lãnh hải)
–
Biên giới trong lòng đất: là mặt phẳng được chạy thẳng
từ biên giới trên mặt đất xuống tâm trái đất
–
Biên giới trên không: là vùng trời được xác định bằng
đường biên giới trên bộ và trên biển kéo vuông góc lên
không trung.
2.3 Biện pháp phân định biên giới
Gồm 3 bước:
–
Hoạch định biên giới
–
Phân giới trên thực địa
–
Cắm địa giới
2.4 Các kiểu đường biên giới
- Biên giới theo địa hình: là biên giới xác định dựa vào
các điều kiện của địa hình thực tế:
+ Biên giới trên sông, suối: nếu sông suối mà tàu đi lại
được thì lấy đường đẳng sâu (nơi sâu nhất) nơi tàu bè đi
lại. Nếu là sông mà tàu thuyền không đi lại được thì lấy
đường trung tuyến
+ Biên giới trên hồ: Nếu hồ nằm ở biên giới của 2
quốc gia thì lấy đường trung tuyến. Nếu hồ nằm ở biên
giới của ba quốc gia trở lên thì chia thành hình dẻ quạt,
lấy tâm là tâm hồ.
+ Biên giới trên núi: lấy đường phân thuỷ trên đỉnh núi
là đường phân cách để nước mưa chảy sang hai bên
sườn núi.
- Biên giới hình học là đường thẳng quy ước nối liền
các điểm quy ước
- Biên giới theo thiên văn quy ước theo kinh, vĩ tuyến