Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 101 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ QUỲNH



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Luân Thị Đẹp








Thái Nguyên - năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Tất cả các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Quỳnh




















Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất
giống ngô Sông Bôi – Viện nghiên cứu ngô và các cá nhân trong và ngoài
nước. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, với cương vị người
hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng quản lý Đào
tạo Sau Đại học, khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên
cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 4 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Quỳnh





Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích 3
3. Yêu cầu 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới 10
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 14
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam 16

1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Hà Giang 23
1.3.4. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô lai trong thời gian tới 25
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm 28
2.2. Địa điểm, thời gian. 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu thí nghiệm 28
2.3. Nội dung nghiên cứu thí nghiệm 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 30
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
2.4.4. Mô hình trình diễn 35
2.4.5. Thu thập số liệu khí tượng 36

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các giống ngô thí
nghiệm 37
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống ngô thí nghiệm 37
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô thí nghiệm 42
3.1.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp 46
3.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí
nghiệm 49
3.2.1. Tình hình sâu bệnh hại 49

3.2.2. Tỷ lệ đổ gãy của các giống ngô thí nghiệm 54
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 56
3.3.1. Số bắp trên cây 57
3.3.2. Số hàng trên bắp 58
3.3.3. Số hạt trên hàng 58
3.3.4. Khối lượng 1000 hạt 59
3.3.5. Năng suất lý thuyết 59
3.3.6. Năng suất thực thu 60
3.4. Kết quả trồng thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CSDTL : Chỉ số diện tích lá
DTL : Diện tích lá
CV : Hệ số biến động
CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên hiệp quốc
IPRI : Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
LSD
0,05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NS : Năng suất
NSTT : Năng suất thực thu
NSLT : Năng suất lý thuyết
P : Xác suất
P
1000

hạt : Khối lượng 1000 hạt
TPTD : Thụ phấn tự do
ƯTL : Ưu thế lai




Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước 5
của thế giới năm 2012 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong 6
giai đoạn 2003 - 2012 6
Bảng 1.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 7
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 –
2012 15
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô ở Hà Giang giai đoạn 2003 – 2012 24

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống 38
ngô thí nghiệm 38
Bảng 3.2: Chỉ tiêu chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô
thí nghiệm vụ xuân 2012 và vụ xuân năm 2013 42
Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm 44
vụ xuân 2012 và vụ xuân 2013 44
Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô
thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 và vụ Xuân 2013 47
Bảng 3.5: Tình hình nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm 50
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống ngô thí nghiệm 52
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm 55
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các 56
giống ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 56
Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô
thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 57
Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm giống SB 12-1 vụ Xuân 2013 61



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays. L) là cây lương thực được phát hiện cách đây 7000
năm tại Mêxicô và Pêru. Từ đó đến nay, cây ngô đã nuôi dưỡng 1/3 dân số thế
giới và được coi là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều dân tộc như Mêxicô,
Ấn Độ, Philippin và một số nước Châu Phi khác. Có tới 90% sản lượng ngô
của Ấn Độ và 66% ở Philippin được dùng làm lương thực cho con người. Nếu
ở Châu Á khẩu phần ăn chính là cơm, cá rau xanh… thì ở Châu Mỹ La Tinh
là bánh ngô các loại, đậu đỗ và ớt. Ngay như ở nước ta nhiều vùng như Tây

Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên người dân đã dùng ngô làm lương thực chính.
Ngoài việc cung cấp lương thực nuôi sống con người, cây ngô còn là thức ăn
cho gia súc, hiện nay ngô là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi cung cấp thịt,
trứng, sữa
Những năm gần đây ngô còn là cây có giá trị thực phẩm cao như, ngô
nếp, ngô đường, ngô rau và là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp
chế biến. Từ ngô có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau: Rượu, cồn,
nước hoa Trong công nghiệp Ngô đã được sử dụng làm nguyên liệu cho sản
xuất thức ăn chăn nuôi tổng hợp, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực
phẩm như sản xuất rượu, cồn, tinh bột Từ ngô người ta đã sản xuất ra
khoảng 670 mặt hàng đế phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhau. Hơn nữa,
cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, ngô còn được sử dụng để chế
biến sinh học- Ethanol, nguồn nay được dùng để thay thế trong tương lai khi
nguồn nguyên liệu tự nhiên bị cạn kiệt. Theo Đại học tổng hợp Iowa (IFPRI
2006 - 2007) [22], để hạn chế khai thác dầu mỏ - nguồn tài nguyên không tái
tạo được đang cạn dần, ngô được dùng làm nguyên liệu chế biến ethanol, thay
thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc


2
Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian hơn 20 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng
ngô lai tăng lên hơn 90%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế
giới. Ngô lai đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu, góp phần
đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng ngũ những nước tiên tiến về sản xuất
ngô ở Châu Á (Trần Hồng Uy, 2001) [18]. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta
vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9% (42,95/49,44 tạ/ha) và
bằng 55,5% so với Mỹ (77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013)[20].
Hiện nay phần lớn ngô được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, chiếm
khoảng 80% sản lượng ngô, một phần ngô được dùng làm lương thực chính
cho một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt những vùng khó

khăn, vùng không có điều kiện trồng lúa nước. Nhu cầu ngô ở nước ta trong
thời gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp & PTNT đến năm
2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung
cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Do vậy, Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển ngô trên phạm vi cả nước.
Tại Hà Giang ngô là cây trồng chính cung cấp nguồn thức ăn phục vụ cho
ngành chăn nuôi, ngoài ra ngô còn là lương thực chính của đồng bào các dân tộc
Mông, Dao chủ yếu ở các huyện vùng cao như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh và Quản Bạ. Tuy nhiên năng suất ngô của Hà Giang còn thấp (năm 2012
năng suất đạt 32,9 tạ/ha) [14] so với năng suất trung bình của cả nước (42,9
tạ/ha). Hiện nay tỉnh Hà Giang đang tiến hành cơ cấu lại giống ngô trong cơ cấu
diện tích ngô toàn tỉnh. Tỉnh ưu tiên mở rộng giống sản xuất trong nước chiếm
40% cơ cấu giống của các giống ngô lai, vì những năm qua phụ thuộc nhiều vào
giống sản xuất ngoài nước nên có thời điểm bị thiếu giống.
Chính vì vậy, để nâng cao năng suất và sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng thì việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất những giống ngô lai mới có
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao là cần thiết.


3
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai
tại thành phố Hà Giang”.
2. Mục đích
Xác định được giống ngô lai có khả năng cho năng suất cao, chống
chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Hà Giang để giới thiệu cho
sản xuất.
3. Yêu cầu
- Theo dõi một số giai đoạn chính của các giống ngô thí nghiệm.
- Theo dõi, đánh giá một số đặc điểm hình thái, sinh lý.

- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các giống ngô lai
trong thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô lai trong thí nghiệm.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Đối với học tập: Giúp học viên củng cố kiến thức đồng thời biết vận
dụng những kiến thức đã học được vào thực tế.
+ Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp học viên xác định được hướng
nghiên cứu để thực hiện một luận văn thạc sĩ phù hợp với nhu cầu thực tế nơi
công tác.
- Ý nghĩa trong sản xuất: Đề tài góp phần chọn ra giống ngô mới bổ sung
cho bộ giống của tỉnh nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở Hà Giang.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống cây trồng là một tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của sản xuất
nông nghiệp. Giống tốt là tiền đề để tăng năng suất tăng vụ, nâng cao phẩm
chất của nông sản. Trong xu thế hội nhập, khi sản phẩm nông nghiệp của
chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa nông sản nhập từ các nước bạn thì việc
cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng là vấn đề thiết yếu. Để
thực hiện mục tiêu này, giống được xem là khâu then chốt.
Chọn tạo giống cây trồng là một quá trình lâu dài và phức tạp. Một
giống cây trồng mới được đưa ra sản xuất là kết quả của sự lao động miệt
mài, bền bỉ cùng kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của các nhà chuyên
môn. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung - sản xuất ngô nói riêng, quá

trình chọn tạo giống cây trồng bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau như:
Tạo dòng tự phối, đánh giá khả năng kết hợp của các dòng tự phối, lai tạo,
chọn lọc Một trong những khâu quan trọng trong chọn tạo giống ngô là
đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống ngô lai ở các vùng sinh thái
khác nhau, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống mới.
Trong những năm gần đây, việc chọn tạo và đưa thử nghiệm vào sản xuất
những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích nghi với những vùng
sinh thái khác nhau là vấn đề rất quan trọng góp phần đưa nhanh các giống ngô tốt
vào sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất, sản lượng ngô.
Để tăng năng suất cũng như sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước,
trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xét công
nhận được nhiều giống ngô lai mới, các giống này đã phát huy hiệu quả tốt
trên đồng ruộng.
Ở Việt Nam, chương trình nghiên cứu và phát triển ngô lai được bắt
đầu chậm hơn so với các nước trên thế giới và khu vực nhưng tốc độ phát
triển rất nhanh. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô đã đáp ứng


5
được yêu cầu về giống ở các vùng trồng ngô Việt Nam với bộ giống ngô lai
rất phong phú. Tuy nhiên mỗi giống ngô chỉ thích nghi với điều kiện sinh
thái nhất định, giống mới sẽ đạt năng suất cao hơn nếu được trồng trong điều
kiện thích hợp. Vì vậy các giống mới trước khi mở rộng sản xuất cần đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển khả năng thích nghi của giống với điều kiện
sinh thái của vùng.
Xuất phát từ cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm
xác định được những giống ngô lai tốt, làm tiền đề chọn tạo ra giống ngô
thích hợp cho sản xuất.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới

Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói
rằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mỳ và ngô thì
không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất. Từ những năm
cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ
diệu nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời
không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm trở
lại đây cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp
phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và
bảo quản đã đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô, lúa mỳ và lúa nƣớc
của thế giới năm 2012

Loại cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Ngô
176,99
49,44
875,09
Lúa mỳ
216,64
31,15
674,88
Lúa nước
163,46

43,94
718,34
(Nguồn: FAO STAT & USDA, 2013) [20, 24]


6
Trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, cây ngô tuy chỉ đứng thứ
hai về diện tích nhưng lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng. Năm 2012 diện
tích ngô của thế giới với 176,99 triệu ha sau lúa mỳ (216,64 triệu ha), nhưng
năng suất ngô đã đạt 49,44 tạ/ha, gấp 1,59 lần so với lúa mỳ và 1,13 lần so
với năng suất lúa nước.
Trong vòng 50 năm trở lại đây, ngành sản xuất ngô đã có những tiến bộ
vượt bậc: năm 1961 diện tích ngô thế giới chỉ là 104,8 triệu ha với năng suất
20 tạ/ha, đến năm 2000 năng suất ngô trung bình của thế giới đã tăng gấp đôi
lên 43,25 tạ/ha và diện tích cũng được mở rộng thêm 32,2 triệu ha so với năm
1961. Đó là một tốc độ phát triển đáng kể, tốc độ tăng về diện tích đạt 0,82
triệu ha/năm, năng suất là 0,59 tạ/năm, sản lượng tăng 9,96 triệu tấn/năm. Đặc
biệt năm 2009 năng suất ngô đã tăng lên 51,9 tạ/ha và sản lượng đạt 809,02
triệu tấn (USDA, 2013)[24].
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong
giai đoạn 2003 - 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2003
144,70

44,60
645,20
2004
147,50
49,45
729,20
2005
147,40
48,42
713,90
2006
148,60
47,53
706,30
2007
158,60
49,69
788,10
2008
161,01
51,09
822,70
2009
155,70
51,90
809,02
2010
162,32
51,55
820,62

2011
171,78
51,53
885,29
2012
176,99
49,44
875,09
(Nguồn: FAOSTAT và USDA, 2013) [20,24]


7
Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần đây tăng cả
về 3 chỉ tiêu là: diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô tăng
liên tục từ năm 2003 đến năm 2008, từ 144,7 triệu ha (2003) tăng lên 161,01
triệu ha (2008). Trong vòng 6 năm (từ 2003 - 2008) tốc độ tăng trưởng diện
tích trung bình trên 2 triệu ha/năm, năng suất là 1,08 tạ/ha/năm và sản lượng
là 29 triệu tấn/năm. Năm 2009 diện tích giảm từ 161 triệu ha xuống còn 155,7
triệu ha. Từ năm 2010 đến năm 2012, diện tích liên tục tăng từ 162,32 triệu ha
( 2010) tăng lên 176,99 triệu ha (2012), năng suất 2 năm 2010 và 2011 giữ ở
mức ổn định 51,5 tạ/ha/năm nhưng đến năm 2012 năng suất lại giảm xuống
còn 49,44 tạ/ha/năm. Theo dự đoán xu thế phát triển ngô trong những năm tới
là diện tích có thể giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều
nguyên nhân (dân số tăng, công nghiệp hóa mạnh, hiện tượng sa mạc hóa…).
Song do nhu cầu ngô của thị trường ngày càng lớn, do vậy phải tăng năng
suất và sản lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô có khả năng chịu thâm
canh, cho năng suất cao, chống chịu tốt.
Tuy nhiên tình hình sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các
nước trên thế giới:
Bảng 1.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012

Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Châu Á
57,49
50,07
287,92
Châu Mỹ
67,54
62,62
442,96
Châu Âu
9,49
60,52
57,39
Châu Phi
33,54
20,71
69,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [20]
Châu Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất so với các châu lục khác với
67,54 triệu ha, chiếm 40,2% diện tích ngô toàn thế giới. Đồng thời đây cũng


8
là châu lục có năng suất, sản lượng ngô cao nhất. Năm 2012 năng suất ngô đạt

62,62 tạ/ha, cao hơn 13 tạ/ha so với năng suất trung bình của thế giới; sản
lượng đạt 442,96 triệu tấn - chiếm hơn 50% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu
Á là khu vực có diện tích ngô lớn thứ 2 sau Châu Mỹ với 57,49 triệu ha,
nhưng năng suất ngô ở khu vực này chỉ đạt 50,07 tạ/ha, thấp hơn so với năng
suất của Châu Âu. Châu Âu đứng thứ hai trên thế giới về năng suất đạt 60,52
tạ/ha nhưng lại là khu vực có diện tích trồng ngô ít nhất (chỉ có 9,49 triệu ha).
Châu Phi có diện tích trồng ngô đứng thứ ba trên thế giới nhưng có năng suất
ngô rất thấp, chỉ đạt 20,7 tạ/ha - thấp hơn 2,5 lần so với năng suất bình quân
của thế giới, do đó sản lượng ngô ở khu vực này cũng thấp.
Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa các châu lục trên
thế giới là do sự khác biệt rất lớn về trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế chính trị… trong khi ở châu Mỹ có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, trình độ khoa học phát triển cao thì ở châu Phi điều kiện tự nhiên vô
cùng khắc nghiệt, nền kinh tế ở mức thấp cộng thêm tình hình chính trị an
ninh không bảo đảm đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu
so với nhiều khu vực trên thế giới.
Các nước phát triển có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của
thế giới và ngược lại các nước đang phát triển năng suất ngô thấp hơn rất
nhiều. Những quốc gia đi đầu về năng suất ngô như: Israel 255,5 tạ/ha,
Kuwait 211,1,0 tạ/ha, Netherlands 123,4 tạ/ha, Qatar 130 tạ/ha, Tajikistan
121,9 tạ/ha
Những nước có diện tích trồng ngô lớn là: Mỹ 31,8 triệu ha, Trung
Quốc 34,9 triệu ha, Brazil 14,2 triệu ha… (FAOSTAT, 2013) [20]. Các nước
này đã đóng góp rất lớn đối với sản lượng ngô của thế giới, trong đó Mỹ là
nước có đóng góp lớn nhất và luôn là nước dẫn đầu về sản xuất ngô. Theo số
liệu của trường Đại học Tổng hợp Nebraska (2005) lý do năng suất ngô ở Mỹ


9
tăng lên trong 50 năm qua là 50% do cải tạo nền di truyền của các giống lai,

50% do cải thiện chế độ canh tác. Ngoài ra một trong những lý do năng suất
ngô ở Mỹ tăng cao là nhờ việc áp dụng ngô chuyển gen vào sản xuất.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng
có giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông
lớn, thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Sở dĩ nhu cầu ngô
tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa tăng
mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong
những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là
nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng
để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu.
Trong bối cảnh giá xăng dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên
liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại Mỹ, nước sản xuất
ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng ngô được dùng để sản xuất ethanol,
như vậy chỉ riêng lượng ngô dùng cho chương trình ethanol của Mỹ đã tương
đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
Hiện nay thị trường ngô thế giới được đánh giá là thị trường tương đối
khả quan. Với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay thì cây ngô sẽ càng
khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới.
Nhu cầu ngô tăng do dân số phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu
người được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến
lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Thách thức đặt ra là 80% nhu cầu ngô trên
thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển, trong khi
đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang
các nước này. Vì vậy, các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của
mình trên diện tích ngô hầu như không tăng (IFPRI, 2007) [22].



10
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Vùng
1997
(triệu tấn)
2020
(triệu tấn)
% thay đổi
Thế giới
586
852
45
Các nước đang phát triển
295
508
72
Đông Á
136
252
85
Mỹ Latinh
75
118
57
Cận Saha – Châu Phi
29
52
79
Tây và Bắc Phi
18
28
56

Nam Á
14
19
36
Nguồn : (IFPRI, 2007)[22 ].
Số liệu bảng 1.4 cho thấy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng
từ 1997 đến 2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở
các nước đang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 508 triệu tấn
vào năm 2020), sự thay đổi lớn nhất thuộc về các nước Đông Á với sự tăng
thêm 85% vào năm 2020.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới
Cây ngô đã được biết đến qua những nền văn minh của người da đỏ trên
thế giới, hầu hết những loài phụ ngô ngày nay được biết đến như: ngô đá rắn,
ngô nổ cũng đã được người da đỏ biết đến từ thời cổ đại. Sau khi Columbus
mang ngô về châu Âu, người châu Âu đã nhanh chóng nhận ra giá trị lương thực
của cây ngô. Vào thế kỷ XVI và XVII, người châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ bộ
tộc người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ
làm được. Đến thế kỷ thứ XVIII, những phát hiện khoa học về cây ngô đã dần
được hé mở. Vào năm 1716 Cotton Mather, là người đầu tiên tiến hành thí
nghiệm về giới tính ở cây ngô, đã quan sát thấy được sự thụ phấn chéo ở cây
ngô. Tám năm sau công bố của Mather, Paul Dadly đã đưa ra nhận xét về giới
tính của cây ngô và cho rằng gió đã mang phấn ngô cho quá trình thụ tinh (Ngô


11
Hữu Tình và cs, 1997) [16]. Năm 1760, nhà bác học người Nga Koelreiter đã
quan sát và mô tả hiện tượng ưu thế lai qua việc lai giữa Nicotinana tabacum và
N. robusa. Năm 1766, Koelreuter lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống
của con lai ở cây ngô, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana,
Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber, 1994) [23]. Đây là

cơ sở để Charles Darwin quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô vào năm
1871. Việc ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô được nhà nghiên cứu
W.J.Beal người Mỹ bắt đầu từ 1876, ông đã thu được các cặp lai hơn hẳn các
giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%. Sau đó vào năm 1877, Charles Darwin
sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự thụ và giao phối đã đi tới kết
luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so
với dạng ngô tự phối” (Hallauer và Miranda, 1986) [21].
Tiếp sau đó là G.H.Shull đã áp dụng sự giao phối bắt buộc ở ngô (giao
phối gần hoặc cưỡng bức) để thu được dòng thuần. Năm 1906 ông bắt đầu
tiến hành lai đơn giữa một số dòng. Rõ ràng năng suất và sức sống ở giống lai
tăng lên đáng kể. Cho tới 1909, G.H.Shull công bố các giống lai đơn (single
cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó.
Năm 1914, chính Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để
chỉ ưu thế lai của các giống lai dị hợp tử (CIMMYT, 1990). Ưu thế lai là hiện
tượng tăng sức sống qua lai đã được chú ý nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học
trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa đưa ra được một thuyết duy
nhất để giải thích hiện tượng này. Để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai
ngày nay trên thế giới đang tồn tại nhiều thuyết khác nhau song các thuyết
Trội (Bruce, 1910; Collins, 1921; Jones, 1917) và thuyết Siêu trội (East,
1912; Hull, 1945) được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học. Năm 1917, D. F.
Jones đã đề xuất sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt
giống, việc áp dụng ưu thế lai vào trồng trọt và chăn nuôi được phát triển
nhanh chóng.


12
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được thành
lập năm 1966 tại Mêxicô nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các giống
lúa mỳ và ngô. Từ khi thành lập đến nay, CIMMYT đã xây dựng, cải thiện và
phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các giống thí nghiệm,

cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo
nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô
CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và
giống lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ
phấn tự do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa phương và ngô lai.
Các giống ngô lai ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến, trong đó các
giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhất nhưng do quá trình sản xuất hạt giống
cho năng suất thấp nên giá thành hạt giống lai đơn rất cao. Vì vậy, người ta
tiến hành tạo các giống ngô lai 3, lai kép cho năng suất hạt giống cao, giá
thành hạt giống rẻ, ưu thế lai cao (Nguyễn Thế Hùng và cs, 1997) [7]. Trong
30 năm hoạt động trung tâm đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát
triển và cải thiện hoạt động vốn gen, quần thể và giống ngô cho 80 quốc gia
trên thế giới.
Bên cạnh việc tạo ra những giống ngô lai cho năng suất cao, các nhà
chọn tạo giống ngô tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm
lượng protein cao QPM (Quality Protein Maize). Cách đây hơn 3 thế kỷ,
những nghiên cứu về ngô QPM đã được tiến hành sau khi khám phá ra đột
biến gen lặn Opaque 2 và gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô. Những
gen này quy định hàm lượng đạm và đặc biệt là hàm lượng Lisine và
Trytophan, đã giải quyết đòi hỏi của thị trường ngô ngày càng cao theo hướng
tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với năng suất và tăng hàm lượng,
chất lượng đạm. Lúc đầu, nhiều chương trình quốc gia với sự tài trợ về tài
chính to lớn của nhà nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân đã tập trung nghiên
cứu giống ngô giàu đạm nội nhũ mềm (còn gọi là nội nhũ xốp). Chương trình


13
này đã thất bại vì không nâng cao được tỷ lệ và chất lượng đạm, sâu bệnh
nhiều, bắp dễ bị thối, bảo quản trong kho dễ bị sâu mọt phá hoại và hạt dễ bị
mất sức nảy mầm và lâu khô. Cuộc cách mạng về ngô QPM, nội nhũ cứng

chính thức mới được bắt đầu cách đây 20 năm. Các nhà khoa học ở Trung tâm
cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) và một số nhà tạo giống khác
đã phải tìm ra những hướng đi khác. Bằng những phương pháp tạo giống đặc
biệt để đạt được mục đích khắc phục những nhược điểm của các giống ngô
QPM nội nhũ mềm và xác định rằng sử dụng đột biến gen Opacque 2 là có
hiệu quả nhất. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt là hàm lượng
Triptophan (0,11%), Lysine (0,475%) và Protein (11%) cao hơn rất nhiều so
với ngô thường (tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05; 0,225 và 9,0%). Từ năm
1997, ngô QPM đã được chuyển giao đến hàng triệu người nông dân và
những người tiêu dùng. Ngô chất lượng protein cao đưa vào sản xuất sẽ đem
lại hiệu quả lớn khi sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và làm lương thực
chống suy dinh dưỡng cho người nghèo, góp phần tích cực vào việc xóa đói
giảm nghèo cho các nước đang phát triển.
Những thành tựu mới đây về sinh học phân tử ở cây ngô đã giúp các
nhà khoa học tạo ra những giống ngô chuyển gen. Ngô biến đổi gen (BT)
được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng
góp một sản lượng ngô đáng kể làm lương thực, nhiên liệu sinh học và thức
ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã
đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha (chiếm hơn 73% trong
tổng số hơn 37,5 triệu ha ngô của nước này). Trong những năm gần đây, ngô
biến đổi gen có mức tăng đáng kể ở các thị trường truyền thống như: Mỹ,
Canada, Achentina, Nam Phi, Tây Ban Nha, Philippin và Honduras. Ngoài ra
còn thị trường quan trọng khác gồm: Braxin, Mêxico, Ai Cập, Kenia, Nigeria
và một số nước mới quan tâm, phát triển các giống ngô chuyển gen như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.


14
Có thể nói rằng cây ngô sẽ là loại cây trồng đầy triển vọng của loài
người trong thế kỷ 21. Hiện nay công tác nghiên cứu và chọn tạo giống ngô

lai trên thế giới vẫn đang được chú ý phát triển để tạo ra những giống ngô
mới có những đặc điểm mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và
phát triển, vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước.
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến
khích cây ngô phát triển, thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng nên sản
xuất ngô đã có những bước tiến đáng kể. Cây ngô đã trở thành cây lương thực
quan trọng thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một góp phần đáng kể
trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển
không đồng đều, năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 10
tạ/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất
cũng chỉ đạt 11 tạ/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, nguyên nhân là do
trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những
năm 1980 nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta góp
phần tăng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên
ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay.
Giai đoạn từ 1981 - 1992: diện tích ngô tăng chậm, năng suất tăng
không đáng kể, từ 11 tạ/ha (1980) lên 15 tạ/ha (1992), bình quân mỗi năm
tăng 3,5%. Mặc dù giai đoạn này đã sử dụng các giống thụ phấn tự do nhưng
chủ yếu là giống tổng hợp, hỗn hợp nên năng suất vẫn còn thấp.


15
Từ 1993 đến nay: đây là giai đoạn sản xuất ngô ở Việt Nam thực sự có

những bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô
lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi
hỏi của giống mới. Ngô lai là nguồn động lực mới, một nhân tố mới, một định
hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngô ở Việt
Nam. Năm 1990 chúng ta mới bắt đầu trồng ngô lai với diện tích thử nghiệm
5 ha. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trên hơn 400
nghìn ha trồng ngô đến năm 2007 giống ngô lai đã chiếm 95% trong tổng số
hơn 1 triệu ha.
Năng suất ngô ở nước ta tăng liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế
giới trong suốt hơn 20 năm qua. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước
trong vùng đã được CIMMYT đánh giá cao. Tình hình sản xuất ngô của Việt
Nam trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2012

Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6

3.430,9
2005
1.052,6
36,0
3.787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,5
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,8
40,8
4.431,8
2010
1.200,0
41,7
5.006,8
2011
1.121,2
43,1
4.835,7
2012

1.118,2
42,9
4.803,2
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [20]


16
Số liệu ở bảng 1.5 cho thấy giai đoạn 2003-2008 sản xuất ngô của nước
ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2003 cả nước
trồng được 912,7 nghìn ha ngô, năm 2008 là 1.140,2 nghìn ha, tăng 227,5
nghìn ha so với năm 2003 với mức tăng trung bình năm là gần 40 nghìn
ha/năm. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai năng suất cao kết hợp với các
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng thành tựu khoa học hiện đại đã
khiến cho năng suất ngô liên tục tăng từ 34,4 tạ/ha năm 2003 lên 40,2 tạ/ha
năm 2008. Năm 2009 trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
đô thị hóa tăng nhanh và biến đổi khí hậu toàn cầu, diện tích ngô nước ta
giảm mạnh từ 1.140,2 nghìn ha (2008) xuống 1.086,8 nghìn ha (2009) nhưng
so năng suất tăng từ 40,2 tạ/ha lên 40,8 tạ/ha nên sản lượng giảm không đáng
kể. Mặc dù năng suất ngô của chúng ta liên tục tăng nhưng so với bình quân
chung của thế giới và khu vực thì hiện tại năng suất ngô nước ta còn thấp
(năm 2009 năng suất ngô của Việt Nam đạt 40,8 tạ/ha, bằng 78,6% năng suất
trung bình của thế giới; 19,1% năng suất của Kuwait; 72,3% năng suất của
Trung Quốc) (USDA, 2013) [24]; điều này đang đặt ra cho ngành sản xuất
ngô trong nước những thách thức và khó khăn trên con đường phát triển, đòi
hỏi đội ngũ chuyên gia cũng như các nhà khoa học trong cả nước nỗ lực
nghiên cứu nhanh chóng đưa ra sản xuất những giống ngô mới, những biện
pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô Việt Nam
xứng tầm khu vực và quốc tế.
Từ những kết quả đạt được đã chứng tỏ vị thế của cây ngô trong nền
sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy vậy so với thế giới thì năng suất ngô ở

nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó sản xuất ngô ở nước ta rất cần có
phương hướng phát triển một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cũng như theo kịp thế giới và bè bạn năm châu.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai
ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về


17
ngô lai ở nước ta đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản
lượng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về
ngô lai vào sản xuất.
Nguồn gen ngô hiện nay được bảo tồn tại Viện Nghiên cứu ngô với
khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 mẫu dòng (Trần Văn Minh,
2004) [13]. Năm 1973 trạm nghiên cứu ngô Sông Bôi (Hoà Bình) được thành
lập, đây là trạm nghiên cứu ngô quốc gia sau này. Các chuyên gia Việt Nam
trong một thời gian dài đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước,
hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc
thu thập đánh giá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng như đào tạo cán bộ
chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam. Quá trình nghiên
cứu ngô ở Việt Nam trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn ngô thụ phấn tự do: trải qua 15 - 20 năm, từ sau giải
phóng miền Nam đến cuối những năm 1980. Trên cơ sở tập đoàn nguyên
liệu thu thập trong nước kết hợp với nguồn nhập nội chủ yếu từ CIMMYT,
chúng ta đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một loạt các giống thụ phấn tự do
như TH2A, TH2B, VM1, TSB1, TSB2, MSB49 đưa năng suất ngô năm
1990 đạt 1,55 tấn/ha.
- Giai đoạn chọn tạo giống lai không quy ước: Giai đoạn 1990 - 1995
giống lai không quy ước được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao cho

người sản xuất. Đây cũng là giai đoạn người nông dân tiếp cận làm quen dần
với giống lai, tạo cơ sở cho việc phát triển ngô lai sau đó. Những giống lai
không quy ước được sử dụng trong sản xuất là giống LS6, LS8 thuộc loại lai
đỉnh kép không những cho năng suất cao mà quá trình sản xuất hạt giống
cũng dễ dàng, giá thành hạt giống rẻ. Quá trình này giống như cuộc diễn tập
cho các nhà tạo giống và nông dân sản xuất ngô làm quen với công tác chọn


18
tạo và sản xuất giống lai quy ước - những giống đòi hỏi có điều kiện sản xuất
cao hơn.
- Giai đoạn chọn tạo giống lai quy ước: đây thực sự là một thành công
lớn trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp của Việt Nam. Chỉ trong vòng 10
năm, nước ta đã tạo ra nhiều giống lai quy ước có năng suất, chất lượng
không thua kém các giống lai nước ngoài. Các giống lai như: LVN4, LVN12,
LVN17, LVN23, LVN24, LVN25, đã góp phần quyết định đến năng suất
ngô của Việt Nam trong những năm gần đây.
Công tác chọn tạo giống ngô đã đi vào chiều sâu và có bài bản, nhờ vậy
mà ngày nay chúng ta đã có hàng trăm dòng ngô thuần với xuất xứ và đặc tính
khác nhau. Từ những dòng này, hàng chục giống ngô lai đã được tạo ra và
đưa vào sản xuất. Không chỉ quan tâm đến năng suất, công tác chọn tạo giống
còn quan tâm đến những chỉ tiêu khác như chọn tạo giống có chất lượng
protein cao, giống chống chịu với điều kiện bất thuận
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm đầu tư vào
chương trình nghiên cứu và phát triển ngô chất lượng protein cao QPM
(Quality Protein Maize), trong đó có Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô đã hợp
tác với CIMMYT trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngô QPM,
tháng 8 năm 2001 giống ngô lai QPM HQ2000 đã được Hội đồng Khoa học
công nghệ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa,
có năng suất cao tương đương với ngô lai thường nhưng hàm lượng protein

cao hơn ngô thường. Hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8,5 - 9%),
trong đó hàm lượng Lysine là 4,0% và Triptophan là 0,82% (ngô thường là
2,0% và 0,5%).
Hơn nữa, cùng với phương pháp chọn tạo giống truyền thống thì việc
ứng dụng công nghệ sinh học để tạo các giống có khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận đã đạt được kết quả, trong đó đáng chú ý nhất là cây ngô
biến đổi gen kháng sâu đục thân, kháng vius, chịu thuốc trừ cỏ. Tháng 3/2008

×