Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa lily vụ đông xuân 2012 - 2013 tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 118 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN VIỆT HẢI




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA LILY
VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013 TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên, 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu


2



Số hóa bởi trung tâm học liệu



i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 09 năm 2013

Tác giả






Nguyễn Việt Hải
















Số hóa bởi trung tâm học liệu



ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Thế Huấn - Trƣởng Khoa
Nông Học Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ,

hƣớng dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm
ơn tới các anh chị trong Trại thực nghiệm của Khoa Nông Học đã giúp đỡ
tôi trong quá trình theo dõi thí nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Nông Học
và Khoa sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trƣờng.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ
quý báu đó.

Tác giả





Nguyễn Việt Hải


Số hóa bởi trung tâm học liệu



iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 4
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa Lily ở Thái Nguyên 5
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố lily 5
1.1.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily trong hệ thống trồng
trọt hiện nay 6
1.1.3. Đặc điểm sinh vật học 7
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh 8
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới 11
1.2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới 11
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới 14
1.2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam 27

Số hóa bởi trung tâm học liệu



iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 32
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 32
2.2.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 34
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 35
2.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 35
2.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa 36
2.3.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại 37
2.3.4. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Concador 37
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Nghiên cứu đƣợc đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các giống hoa lily 39
3.1.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lily 39
3.1.1.1. Tỷ lệ mọc mầm, thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống
hoa lily 39
3.1.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa lily 41
3.1.1.3. Động thái ra lá của các giống hoa lily 44
3.1.1.4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống hoa lily 48
3.1.1.6. Chiều cao phân cành, kích thước thân lá của các giống hoa lily 53
3.1.1.7. Một số chỉ tiêu về độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm của
các giống hoa lily 54
3.1.1.8. Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống hoa lily 57
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian xử lý lạnh đến sinh trƣởng, phát
triển và chất lƣợng hoa của giống hoa lily concador 60

Số hóa bởi trung tâm học liệu



v
3.2.1. Sự phát triển của mầm hoa và bộ rễ ở các chế độ xử lý lạnh khác
nhau của giống hoa lily Concador 60

3.2.2. Ảnh hưởng của các chế độ xử lý lạnh đến phát triển chiều cao cây
qua các thời kỳ của giống hoa lily Concador 62
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh khác nhau đến sinh trưởng phát
triển của giống hoa lily Concador 65
3.2.4. Ảnh hưởng của các chế độ xử lý lạnh khác nhau đến chất lượng của
giống hoa lily Concador 67
3.2.5. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Concador áp dụng các chế độ xử lý
lạnh 69
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mức độ che sáng khác nhau đến sinh
trƣởng, phát triển và ra hoa của lily Concador. 70
3.3.1. Ảnh hưởng của mức độ che sáng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của lily 70
3.3.2. Ảnh hưởng của mức độ che sáng khác nhau đến chất lượng của
giống hoa lily Concador 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
4.1. Kết luận 75
4.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Số hóa bởi trung tâm học liệu



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
cm : Centimet
CV : Hệ số biến động (Coefficients of variation)

Đ/c : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
g : Gam
kg : Kilogam
LSD.
05
: Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least significant difference)
M
2 :
met vuông
mm : Milimet
FAO : Tổ chức Nông Lƣơng liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization
of the United Nations)
STT : Số thứ tự
TTTB : Tăng trƣởng trung bình
T : Tháng
Usd : Đô la Mỹ
∑ : Tổng




Số hóa bởi trung tâm học liệu



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Nhiệt độ tối thích của một số giống lily qua các thời kỳ sinh trƣởng 19
Bảng 1.2: Yêu cầu về ánh sáng của một số nhóm giống hoa lily 20
Bảng 1.3: Các yếu tố dinh dƣỡng cần thiết cho hoa lily 23
Bảng 1.4: Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam
qua một số năm 27
Bảng 3.1: Tỷ lệ sống và thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của các giống
hoa lily nghiên cứu 38
Bảng 3.2: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống hoa lily 40
Bảng 3.3: Động thái ra lá của các giống hoa lily 44
Bảng 3.4: Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống hoa lily 47
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về hoa của các giống hoa lily 49
Bảng 3.6: Chiều cao phân cành, kích thƣớc thân lá của các giống hoa lily 52
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu về độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm của
các giống hoa lily 53
Bảng 3.8: Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống hoa lily 56
Bảng 3.9: Sinh trƣởng phát triển của mầm hoa và bộ rễ ở các chế độ xử lý
lạnh khác nhau của giống hoa lily Concador 58
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của các chế độ xử lý lạnh đến phát triển chiều cao
cây qua các thời kỳ của giống hoa lily Concador. 61
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của thời gian xử lý lạnh khác nhau đến sinh trƣởng
phát triển của giống hoa lily Concador 63
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của các chế độ xử lý lạnh khác nhau đến chất lƣợng
của giống hoa lily Concador 65
Bảng 3.13: Hiệu quả đầu tƣ sản xuất hoa lily Concador áp dụng các chế độ
xử lý lạnh 67
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của mức độ che sáng khác nhau đến một số chỉ tiêu
sinh trƣởng, phát triển của giống lily Concador 68
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của mức độ che sáng khác nhau đến chất lƣợng của
giống hoa lily Concador 70

Bảng 3.16: Hiệu quả đầu tƣ sản xuất hoa lily Concador áp dụng phƣơng
pháp che sáng 72






Số hóa bởi trung tâm học liệu



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đồ thị diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc
trên thế giới (ha) 9
Hình 3.1: Đồ thị động thái tăng trƣởng chiều cao cây các giống Lily 41
Hình 3.2: Đồ thị động thái ra lá của các giống Lily 44
Hình 3.3: Đồ thị một số chỉ tiêu về độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt
cắm của các giống hoa lily 54
Hình3.4: Đồ thị sinh trƣởng phát triển của mầm hoa và bộ rễ ở các chế ộ xử
lý lạnh khác nhau của giống hoa lily Concador 59
Hình 3.5: Đồ thị ảnh hƣởng của mức độ che sáng khác nhau đến chất lƣợng
của giống hoa lily Concador 70



Số hóa bởi trung tâm học liệu




1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ khi con ngƣời thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lƣợm, thì cây hoa
cũng bắt đầu xuất hiện và gắn bó mật thiết với con ngƣời. Hoa và cây cảnh
với tên gọi chung là hoa cảnh dùng để chỉ các loại cây trồng với mục đích
trang trí và thƣởng thức vẻ đẹp của chúng. Hoa không chỉ đem lại cho con
ngƣời sự thoải mái, thƣ giãn khi thƣởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem
lại cho ngƣời sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với cây trồng khác.
Hiện nay trên thế giới với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con
ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu giải trí càng đƣợc chú trọng đến,
và nhu cầu thƣởng thức hoa, cây cảnh cũng đang đƣợc quan tâm. Hoa là
hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ, mang lại nguồn cảm
xúc tƣơi mới cho con ngƣời. Hàng năm nhu cầu hoa cắt cành trên thế giới
tăng khoảng 6 – 9%, do đó ngành sản xuất hoa đang ngày trở thành ngành
sản xuất có vị trí quan trọng, mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế quốc
dân cho những nƣớc trồng hoa nổi tiếng nhƣ: Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn
Quốc, Đức, Hungary… sản xuất hoa ở khu vực châu Á cũng tăng nhanh ở
các nƣớc nhƣ: Thái Lan, Trung Quốc…
Ở Việt Nam cũng có nhiều địa danh trồng hoa nổi tiếng từ lâu nhƣ:
Làng hoa Ngọc Hà, Đà Lạt, Mê Linh… Trong những năm gần đây, nghề
trồng hoa đã đƣợc phát triển rộng khắp trong cả nƣớc, các mô hình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên các vùng đất không thích hợp trồng các cây lƣơng
thực sang trồng các loại hoa đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều,
góp phần cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống ngƣời dân. Theo QĐ số
52/2007/BNN của Bộ NN & PTNT về quy hoạch phát triển rau, hoa, quả
và cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020 ngày 05/06/2007 “Thời kỳ 2010 -


Số hóa bởi trung tâm học liệu



2
2020 đáp ứng đƣợc nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả
Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD”.
Hoa Lily là một loại hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hƣơng thơm
quyến rũ mới đƣợc du nhập vào nƣớc ta nhƣng đã đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu
dùng rất ƣa chuộng và hiện đang là một trong những loại hoa có giá trị kinh
tế cao nhất hiện nay. Hiện nay hoa lily đƣợc trồng khắp trên cả nƣớc và
không ngừng đƣợc mở rộng. Do vậy, công tác chọn tạo nghiên cứu, nhập
nội giống, tuyển chọn những giống hoa lily có khả năng thích nghi với điều
kiện khí hậu nƣớc ta có một ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất và tăng thu nhập cho ngƣời dân.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc
nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao
lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Bên cạnh đó Thái Nguyên một vị trí rất thuận lợi về giao thông vận tải
và là điểm nút quan trọng qua các hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
sông nhƣ cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách biên giới
Trung Quốc khoảng 200 km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 75 km và cảng
Hải Phòng 200 km…Địa hình không phức tạp và khí hậu đƣợc chia làm hai
mùa rõ rệt cũng chính là một thuận lợi lớn của tỉnh Thái Nguyên cho canh
tác nông lâm nghiệp nói chung và canh tác các loại hoa cây cảnh nói riêng.
Mặt khác với dân số khoảng 1,3 triệu ngƣời, đây cũng là một thị trƣờng
tiêu thụ đầy tiềm năng cho các sản phẩm hoa tƣơi và hoa cắt cành. Tuy
nhiên, thực tế sản xuất hoa ở Thái Nguyên hiện nay còn mang tính chất
manh mún và nhỏ lẻ, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản lƣợng hoa thấp,
chủng loại hoa đơn điệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

Về mặt chất lƣợng hoa lily trƣớc đây hoa cắt cành đẹp chủ yếu đƣợc
đƣa từ Trung Quốc sang và Đà Lạt ra nhƣng hiện nay ở miền Bắc có thể

Số hóa bởi trung tâm học liệu



3
sản xuất đƣợc hoa lily quanh năm, vào mùa thời tiết thuận lợi khoảng từ
tháng 9 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau sản phẩm hoa lily ở miền Bắc
làm ra rất đẹp hoa tƣơi, màu sắc đậm, cành hoa cứng khỏe đây luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của ngƣời tiêu dùng hoa (nó còn đƣợc gọi là lily vƣờn).
Tuy nhiên, hiện tại chủng loại giống hoa lily thích hợp trồng tại miền
Bắc nƣớc ta vẫn còn hạn chế (chủ yếu là giống hoa lily Sorbonne, giống đã
đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức, số lƣợng giống
Sorbonne chiếm đến 90% trong cơ cấu giống hoa lily hiện nay), trong khi
nhu cầu thực tế luôn đòi hỏi cần những giống hoa lily mới, đẹp, màu sắc
hấp dẫn. Hơn nữa, tại một số vùng, ngƣời trồng hoa đã tự nhập giống từ
nƣớc ngoài nhằm bổ sung vào bộ giống cũ, song việc nhập giống rất bất
cập vì giá thành cao, nhiều giống nhập về tỏ ra không thích ứng và dễ dẫn
tới tình trạng bị động, gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất.
Để lựa chọn các giống hoa lily có chất lƣợng cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái của địa phƣơng, đáp ứng đƣợc thị hiếu ngày càng cao của
ngƣời tiêu dùng, đồng thời xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc
phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng, kéo dài độ bền hoa, tăng hiệu quả kinh
tế, chúng tôi đã tiến hành thực hiện để tài: “Đánh giá khả năng sinh
trưởng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa lily vụ Đông Xuân
2012 – 2013 tại thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích

Xác định giống có đặc điểm sinh trƣởng, phát triển tốt trong số các
giống hoa lily trồng tại Thái Nguyên.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng
ra hoa và chất lƣợng hoa của giống hoa lily Concador đƣợc trồng tại Thái
Nguyên, xác định đƣợc kỹ thuật tốt nhất đối với giống hoa Concador.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



4
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các giống lily
trồng tại Thái Nguyên.
Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả
năng ra hoa và chất lƣợng hoa của giống hoa lily Concador đƣợc trồng tại
tại Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả
năng thích ứng của một số giống hoa các giống hoa lily trồng tại Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên
cứu hoa nói chung và hoa lily nói riêng.
- Việc thực hiện đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo
giống hoa lily có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt, chất lƣợng hoa cao
trong những năm tới tại Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể khuyến cáo cho
ngƣời trồng hoa lựa chọn một số giống hoa lily trồng tại Thái Nguyên.
- Bổ sung hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc và một số biện pháp

kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng hoa của giống lily Concador.








Số hóa bởi trung tâm học liệu



5




Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa Lily ở Thái Nguyên
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố lily
Cây hoa lily có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều
Tiên, Califonia (Mỹ) và một số đảo nhiệt đới khác đã đƣợc nghiên cứu và
thuần hóa gần 100 năm nay. Trên thế giới có gần 100 loại hoa lily khác
nhau phân bố chủ yếu ở 10
0
đến 60
0

vĩ Bắc. Ở Châu Á có 50 – 60 loại
(Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…), Bắc Mỹ có khoảng 20 loài (Mỹ,
Canada, argentina), Châu Âu có khoảng 12 loại (Hà Lan, Ý , Pháp), (Andeson
1986, Beattie and White 1993, Damies 1986, Haw 1986, Shimizu 1973…).
Ngày nay, cây hoa lily đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nơi bao gồm Châu Âu,
Châu Á, Châu Úc… và rất nhiều nơi khác ở trên thế giới.
Theo Veli-Pekka, Pelkonen (2005)[24],Anderson (1986) 25],
Daniels (1986) 28], Haw (1986) 29], Shimizu (1973) 32 , hoa lily đã
đƣợc nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân
bố ở hầu hết các châu lục từ 10
0
- 60
0
vĩ bắc, châu á có 50- 60 loài, Bắc Mỹ
có 24 loài và Châu Âu có 12 loài.
John M. Dole 30 cho rằng lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và
hàn đới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m nhƣ
Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nƣớc có nhiều chủng loại
lily nhất và cũng là trung tâm nguồn gốc lily trên thế giới.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



6
Trung Quốc là nƣớc có rất nhiều loài lily và là một trong những
trung tâm khởi nguyên của lily, ở đây chủng loại rất phong phú và có rất
nhiều loài đặc hữu. Trung Quốc có khoảng 47 giống và 18 biến chủng
chiếm khoảng 1/2 giống trên thế giới trong đó có 36 giống và 15 biến
chủng đặc hữu. Nhật Bản có 15 giống trong đó có 9 giống đặc hữu. Hàn

Quốc có 11 giống trong đó có 3 giống đặc hữu. Các nƣớc châu á khác nhƣ
Mông Cổ, ấn Độ, Mianma và châu Âu có 22 giống. Bắc Mỹ có 24 giống.
Trung Quốc là nƣớc trồng hoa lily sớm nhất. Theo sử sách ghi chép
sớm nhất ”bản thảo cƣơng mục”, lily có tác dụng nhuận phế, giải nhiệt
chứng tỏ lily sớm đƣợc dùng làm thuốc. Thời Nam Bắc Triều (429 – 589)
túc sát Tăng Hoàng đế nhà Lƣơng đã làm thơ về hoa lily chứng tỏ 1400
năm trƣớc đây hoa lily đã đƣợc đƣa vào thƣờng ngoạn ở Trung Quốc.
Cuối thế kỷ 16 nhà thực vật học ngƣời Anh dùng phƣơng pháp phân
loại để phân biệt đa số hoa lily có xuất xứ từ Châu Âu. Đầu thế kỷ 17 hoa
lily Mỹ bắt đầu nhập vào Châu Âu. Cuối thế kỷ 18 hoa lily Trung Quốc
tiếp tục vào Châu Âu. Cuối thế kỷ 19 do sự lây lan của virus làm cho hoa
lily lâm vào tình trạng tuyệt diệt. Cuối thế kỷ 19 hoa lily vua của Trung
Quốc (L. regale) truyền vào châu Âu đƣợc dùng làm bố mẹ để lai tạo và tạo
ra rất nhiều giống mới hoa lily lại thịnh vƣợng trở lại. Sau đại chiến thế
giới thứ 2 các nƣớc Âu Mỹ lại dẫy lên 1 cao trào tạo giống mới các giống
và biến chủng của Trung Quốc trở thành nguồn bố mẹ quan trọng và tạo ra
rất nhiều giống ƣu việt [37].
Trƣớc thế kỷ 19 ở châu Âu hoa lily đƣợc sử dụng chủ yếu là loài
nguyên sản. Đến thế kỷ 19 đã xuất hiện nhiều giống lai và đến thế kỷ 20
nhờ kỹ thuật lai tạo và nhân giống hiện đại đã có hàng nghìn giống lily lai
ra đời[24].
1.1.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily trong hệ thống trồng

Số hóa bởi trung tâm học liệu



7
trọt hiện nay
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily phổ biến trong sản

xuất hiện nay có tên khoa học là Lilium spp., thuộc nhóm một lá mầm
(Monocotyendones) phân lớp hành (lilidae), bộ hành (liliales), họ hành
(liliaceae), chi (lilium). Đây là một trong những họ thực vật lớn nhất gồm
200 chi với hơn 3000 loài. Chi Lilium có khoảng 220 loài, một số đã đƣợc
trồng từ 3000 năm trƣớc. Sau năm 1950, khoảng 1000 giống lily mới đã
đƣợc lai tạo và đăng ký trên thế giới, trong đó nhiều giống lai có nguồn gốc
từ hai loài Nhật Bản L. auratum và L. speciosum [1], [26], [37].
Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa, màu sắc
hoa rất phong phú và hấp dẫn. Một số loài có dạng hình phễu nhƣ L.
longifloum, L. candidum; có loài có dạng hình chén nhƣ L. wallichianum
với những cánh hoa nhỏ hẹp; có loài lại có dạng hình chuông nhƣ L.
cannadense; hình nõ điếu L. auratum. Màu sắc của lily vô cùng phong phú,
từ các loài có màu trắng L. longiflorum, màu đỏ L. candidum, màu vàng
cho tới các loài có màu hồng, đỏ tím Hoa lily có hƣơng thơm ngát nhƣ L.
auratum đến các loài có mùi rất khó chịu nhƣ L. matargon. Ngoài ra còn
rất nhiều giống đƣợc lai tạo thành công giữa các loài trong tự nhiên nhƣ
Aarrelian, Backhause, Fista, Olipie [30].
Chi Lilium đƣợc phân thành 7 nhóm: Lilium (Liriotypus), Martagon,
Pseudolirium, Archelirion, Sinomartagon, Leucolirion and Oxypetalum
(Comber, 1949; De Jong, 1974). Trong đó căn cứ vào các đặc điểm hình
thái học, kích thƣớc, màu sắc và kiểu dáng hoa, ngƣời ta thấy có 3 nhóm
lily có giá trị kinh tế quan trọng nhất là Archelirion, Sinomartagon,
Leucolirion (theo Lim, 2000) [33].
1.1.3. Đặc điểm sinh vật học

Số hóa bởi trung tâm học liệu



8

Lily là cây thảo lâu năm gồm thân địa sinh gọi là thân vảy (do lá biến
đổi thành) và thân khí sinh là phần mang lá hoa và quả.
Thân vảy còn gọi là củ: củ lily đƣợc coi là mầm dinh dƣỡng lớn của
cây. Một củ già gồm: đế củ, vảy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp
và đỉnh sinh trƣởng. Vì vậy, chất lƣợng phát dục của nó chịu ảnh hƣởng
ngoại cảnh, điều kiện trồng và chăm sóc.
Thân khí sinh: trục thân củ hoa lily là do mầm dinh dƣỡng co ngắn
lại, vƣơn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra. Khi cây ra nụ thì số lá đƣợc cố
định, chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh
hƣởng của chất lƣợng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống.
Rễ: là hệ rễ chùm gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là
rễ trên, do phần thân mọc dƣới mặt đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân,
hút nƣớc và dinh dƣỡng. Rễ gốc sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh,
sinh trƣởng khoẻ, chủ yếu hút nƣớc và dinh dƣỡng.
Lá: Lily có nhiều lá mọc, mọc cách, phần dƣới lá ôm lấy thân, hình
thon dài, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn.
Hoa: hoa lily có nhiều màu sắc khác nhau, mùi thơm dễ chịu, hoa
mọc đơn lẻ hoặc cụm gồm nhiều hoa thƣờng có 1- 6 hoa. Hoa lily có 6 nhị,
bao phấn vàng dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ.
Quả: quả lily là loại quả nang, hình tròn dài, mỗi quả có vài trăm hạt,
quả có 3 ngăn, hạt dẹt tròn (Đặng Văn Đông, 2004) [4].
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: Cây lily ƣa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp ban ngày
từ 20-28
0
C, ban đêm 13-17
0
C, dƣới 5
0
C và trên 30

0
C cây sinh trƣởng
kém, hoa dễ bị mù. Giai đoạn đầu nhiệt độ thấp có lợi cho sinh trƣởng của
rễ và sự phân hoá hoa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



9
Ánh sáng: Là cây ƣa cƣờng độ ánh sáng trung bình, khoảng 70-80%
ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt với cây con. Cƣờng độ ánh sáng thích
hợp từ 12000-15000 lux nhất là thời kỳ cây cao 20-30cm.
Nƣớc: Thiếu nƣớc hoặc nƣớc quá nhiều ảnh hƣởng đến sinh trƣởng,
phát dục của hoa lily. Thời kỳ đầu cây rất cần nƣớc, khi ra hoa giảm bớt.
Nhiều nƣớc dễ làm cho bị thối củ, rụng nụ. Cây hoa lily ƣa không khí ẩm,
thích hợp nhất là 70-85% và cần ổn định. Nếu độ ẩm biến động lớn dễ dẫn
đến hiện tƣợng thối củ hoặc cháy lá.
Không khí: Là cây khá mẫn cảm với ethylen, cây ƣa không khí
thoáng mát có đầy đủ oxi để hô hấp tốt.
Đất: Ƣa nhiều loại đất nhƣng đất cát pha dễ thấm nƣớc, giàu mùn là
tốt nhất. Hoa lily rất mẫn cảm với muối, nồng độ muối trong đất cao, cây
không hút đƣợc nƣớc ảnh hƣởng tới sinh trƣởng, ra hoa. Nói chung hàm
lƣợng muối trong đất không đƣợc cao quá 1,5mg/cm
2
, lƣợng hợp chất Clo
không đƣợc vƣợt 1,5mmol/lít.
Phân bón: Hoa lily cần dinh dƣỡng cao nhất là 3 tuần đầu sau khi
trồng. Thời gian này cây con dễ bị độc do muối. Muối trong đất do 3
nguồn: Phân bón, nƣớc tƣới và tồn dƣ sẵn có trong đất. Vì vậy để tránh bị

ngộ độc muối, trƣớc khi trồng 6 tuần cần phải phân tích đất (Đặng Văn
Đông, 2004) [3].
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa trên thế giới

Số hóa bởi trung tâm học liệu



10
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Belgium
Turkey
Austria
Kenya
Isael
Ecuador
Costa Rica
Australia
Korea (Republic)
Colombia
France
Germany

Spain
UK
Thailand
Netherlands
Italy
Japan
Brazil
Taiwan
Mexico
US
India
China

Hình 1.2: Đồ thị diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc
trên thế giới (ha)
(Nguồn: Jo Wijnands, 2010)
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không
ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc,
Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel
Hiện nay, Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn
nhất thế giới với diện tích là 122.600ha, nƣớc có diện tích trồng hoa, cây
cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ: 65.000ha. Mỹ là nƣớc đứng thứ 3, với khoảng
60.000ha (AIPH, 2004)[21]. Một số nƣớc châu Âu nhƣ: Pháp, Đức, Tây
Ban Nha, Anh, Hà Lan, Israel có nghề trồng hoa phát triển, diện tích
trồng hoa của các nƣớc đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nƣớc
châu Âu chiếm khoảng 15% lƣợng hoa trên thế giới. Ở châu Phi, Kenya là
nƣớc trồng nhiều hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có
diện tích trồng hoa khoảng 1.100ha.


Số hóa bởi trung tâm học liệu



11
Nhƣ vậy, diện tích trồng hoa tập trung chủ yếu ở các nƣớc châu Âu và
châu Á, một phần ở các nƣớc châu Phi.
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang đƣợc thúc đẩy và phát
triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thƣơng mại cao. Sản xuất
hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nƣớc trồng hoa trong đó có
các nƣớc Châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm
lĩnh thị trƣờng hoa trên thế giới.
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng, ba nƣớc
sản xuất hoa lớn nhất trên thế giới chiếm 50% sản lƣợng hoa toàn thế giới
là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới
1.2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005)[18], sản xuất hoa cắt và trồng chậu
đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, theo thống kê mới đây có
145 quốc gia trồng hoa trên toàn thế giới. Diện tích hoa cắt cành và giá trị
sản lƣợng trên thế giới đang tăng nhanh, dựa trên 17 nƣớc sản xuất hoa
quan trọng nhất với diện tích ƣớc lƣợng hiện nay vào khoảng 60.000 ha.
Sản xuất củ giống lily trên thế giới tập trung ở 10 nƣớc, trong đó Hà
Lan có diện tích sản xuất lớn nhất với 4.280 ha (77%), theo sau là Pháp
(401ha; 0,8%); Chile (205ha; 0,4%); Mỹ (200ha; 0,4%); Nhật Bản (189ha;
0,3%) và New Zealand (110ha; 0,2%) (Đặng Văn Đông, 2010) [9].
Ở Hà Lan, thƣơng mại củ giống hoa bắt đầu có từ thế kỷ XVI và tiếp
tục phát triển cho đến ngày nay. Hà Lan là nƣớc sản xuất củ giống hoa lily
quan trọng nhất trên thế giới. Diện tích sản xuất củ lily đã tăng một cách
nhanh chóng từ 3500ha năm 1995 lên 4500ha năm 2000 (Đặng Văn Đông,

2010) [9].

Số hóa bởi trung tâm học liệu



12
Ngày nay, củ giống lily đƣợc sản xuất ở nhiều nƣớc khác ngoài Hà Lan.
Sản xuất củ lily ở các nƣớc nhƣ: Pháp, Nhật, Mỹ, Chile, Australia và New
Zealand cũng có những đóng góp đáng kể (Đặng Văn Đông, 2010) [9].
Thƣơng mại quốc tế hoa cắt tập trung ở các thị trƣờng EU, Nhật Bản
và Mỹ với giá trị bán lẻ tƣơng ứng lần lƣợt là 955; 6.500 và 3.800 triệu
euro. Hà Lan, Kenya, Israel, Columbia và Ecuador là những nƣớc xuất
khẩu hoa cắt lớn. Đức cũng là nƣớc nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới.
Các nƣớc sản xuất mới nhƣ: Guatemala, Chile, Uganda, Tanzania, Ấn Độ
và Việt Nam cũng đang là những thị trƣờng mới nổi lên (Đặng Văn Đông,
2010) [9].
Ở Hà Lan, lily xếp vị trí thứ 4 trong số 10 cây hoa cắt quan trọng, chỉ
xếp sau hoa hồng, cúc và tulip. Doanh thu bán lẻ của hoa lily năm 2005
chiếm 7% (164 triệu euro) trong tổng số doanh thu bán lẻ của các loại hoa.
Doanh thu này tăng 3,7% so với năm 2004 (Đặng Văn Đông, 2010) [9].
Ở Italia, lily là một trong những cây hoa cắt có giá trị kinh tế quan
trọng nhất, chiếm diện tích khoảng 280-300ha, với tổng giá trị sản xuất là
71 triệu đô la. Tất cả các củ giống, ƣớc chừng khoảng 152 triệu, sử dụng
cho sản xuất hoa cắt chủ yếu nhập khẩu từ Hà Lan [9].
Do nhu cầu tiêu dùng hoa lily trên thế giới ngày càng tăng nên hoa
lily ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nƣớc
khác nhƣ: Chile, Kenya, Brazil, Costa Rica… cũng đã mở rộng diện tích
trồng hoa lily với những thuận lợi nhƣ có điều kiện chiếu sáng phù hợp, chi
phí sản xuất và nhân công rẻ hơn so với Hà Lan (Đặng Văn Đông, 2010) [9].

Về mặt tiêu thụ củ giống Nhật Bản là nƣớc mua nhiều nhất mỗi năm
mua khoảng 690 triệu củ sau đó là Italia, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn
Quốc Mức độ tiêu thụ các loại hoa cắt của Nhật rất cao và trở thành nƣớc
nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng trên 500 triệu USD.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



13
Ở Nhật hoa lily chỉ đứng sau hoa hồng và hoa phăng. Diện tích trồng hoa
lily khoảng 450 km
2
, đứng thứ tƣ. Có những vùng hoa lily đang lấn át các
hoa khác. Những năm gần đây hoa lily phát triển mạnh, giá cả ổn định và
có phần hạ. Các dòng hoa lily phƣơng đông, giống Casa blanca, các giống
của Châu Âu đang chiếm ƣu thế, các giống Châu á vàng, cam, phấn hồng
cũng có ƣu thế [37].
Ở Hàn Quốc, lily là cây hoa cắt có vị trí quan trọng thứ 4. Diện tích
sản xuất đã tăng lên 223 ha năm 1992 so với 32 ha năm 1985. Khoảng 15%
củ giống sử dụng cho sản xuất hoa cắt và các giống mới đƣợc nhập khẩu từ
Hà Lan. Năm 1992, 8 triệu củ (1,6 triệu đô la) đƣợc nhập khẩu cho sản xuất
hoa cắt trong khi đó xuất khẩu hoa cắt lần đầu là 580.000 cành hoa (1 triệu
đô la) tới Nhật Bản năm 1993 (Kim, 1996) [34].
Kenia là nƣớc sản xuất hoa chủ yếu của Châu Phi và cũng là nƣớc
xuất khẩu hoa tƣơi sang Châu Âu lớn nhất chủ yếu là các loại: hoa phăng
317 km2; hoa ly 112 km2; hoa hồng 80 km2. Mỗi năm xuất hoa sang Châu
Âu trị giá là 6 tỷ 500 triệu USD [37].
Những năm 1980 Mỹ bắt đầu trồng hoa lily chậu và họ cho ra đƣợc rất
nhiều giống trồng trong chậu. Năm 1997 giá trị hoa lily chậu đạt 3 tỷ 499 triệu

USD chiếm 5% tổng giá trị hoa chậu cả nƣớc. Ngoài ra vùng Barvede Heredia
ở Petorica do có nhiều đất bazan màu mỡ và nhiệt độ trung bình từ 14-23
o
C là
điều kiện tốt nhất cho hoa lily, cũng là nơi cung cấp 1 lƣợng lớn hoa lily cho
nƣớc Mỹ.
Trung Quốc là nƣớc trồng lily lâu đời song trƣớc đây chủ yếu là
trồng lily làm thuốc và làm thực phẩm. Hoa lily Lan châu rất nổi tiếng ở
Cam Túc có diện tích trồng lớn, sau đó là lily dại đƣợc trồng nhiều ở Hồ
Bắc, Hồ Nam. Lily làm cảnh có các dòng lily thơm, lily Hồ Bắc, Sơn Đan,
lily làm thuốc… chủ yếu trồng trong vƣờn gia đình. Hiện nay, sản xuất hoa

Số hóa bởi trung tâm học liệu



14
lily cắt cành đang đƣợc phát triển mạnh tuy nhiên trình độ và kỹ thuật sản
xuất còn lạc hậu hơn Hà Lan, Nhật Bản và nhiều nƣớc tiên tiến khác theo
Triệu Tƣờng Vân et al (2005) [37].
Vân Nam đƣợc mệnh danh là vƣơng quốc hoa của Trung Quốc hiện
nay về diện tích và sản lƣợng cành cắt đứng đầu cả nƣớc. Đây cũng là nơi
có rất nhiều hoa ly hoang dại. Vì có ƣu thế đặc biệt về thiên nhiên nên
nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đã đầu tƣ vào đây để trồng hoa. Hiện
nay diện tích hoa ly cắt cành ở đây là 9000 mẫu (450 ha), sản lƣợng là 2201
triệu cành. Diện tích trồng củ giống là 1800 mẫu (120 ha), sản lƣợng 2 tỷ
600 triệu củ. Hoa lily ở đây đã đƣợc xuất khẩu sang Nhật và Đông Nam Á
theo Triệu Tƣờng Vân et al (2005)[37].
Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan cũng rất tiên tiến.
Năm 2001 nƣớc này đã có 490 ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu hoa

lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Các nƣớc Đức, Mêhicô, Colombia, Israen… đều có trồng hoa lily.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới
Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu phát triển hoa lily đang diễn ra
rất nhanh và mạnh mẽ, đứng đầu trong công tác nghiên cứu lai tạo giống và
nghiên cứu các kỹ thuật trồng trọt là Hà Lan, các nƣớc khác nhƣ là Pháp,
Chi Lê, Niu Di Lân… cũng là nhƣng nơi trồng và sản xuất giống lily rất lớn
và hiện đại. Các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với
điều kiện sinh thái thích hợp cho hoa lily sinh trƣởng chính vì vậy việc
nghiên cứu phát triển hoa lily ở các nƣớc này cũng phát triển rất nhanh.
Theo Zaboplant (2006) [40] ( công ty chuyên sản xuất các giống hoa
trồng củ ở Hà Lan), để trồng thành công hoa lily cần lƣu ý đến rất nhiều vấn
đề nhƣ điều kiện sinh thái, đất trồng, nƣớc tƣới, dinh dƣỡng, sâu bệnh hại…
Về đất trồng, hoa lily có thể đƣợc trồng trên hầu hết các loại đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu



15
Quan trọng những ngƣời trồng phải đảm bảo là sử dụng những loại đất có
kết cấu tốt cho việc trồng hoa đặc biệt là tầng đất mặt, và nó cũng phải
thoát nƣớc tốt trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây. Đất có kết cấu nặng
nhiều mùn và đất sét không thích hợp để trồng lily. Bên cạnh nƣớc và dinh
dƣỡng, khí oxy ở trong đất cũng cần cho sự sống của cây để hệ thống rễ
phát triển khoẻ mạnh và cây sinh trƣởng phát triển khỏe. Để cải tạo tầng
đất mặt, tạo cho đất có kết cấu nhẹ và tơi xốp có thể dùng các vật liệu sẵn
có nhƣ thân rơm rạ, chấu, cây thông nhỏ, phân trộn bùn để trộn vào đất
Zaboplant (2006) [40].
Bên cạnh việc đảm bảo kết cấu, khi trồng lily cần phải quan

tâm đến pH đất. Để duy trì một lƣợng pH chính xác cho đất đóng một vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của rễ hoa lily và đối với sự hấp thu
dinh dƣỡng. Nếu nhƣ pH của đất trồng quá thấp rễ sẽ hút dƣ thừa các
nguyên tố nhƣ Mn, Al và Fe, và nếu nhƣ pH quá cao sẽ gây ra sự hút không
đủ các chất nhƣ P, Mn và Fe và các loại dinh dƣỡng khác. Tốt nhất nên
duy trì pH từ 6-7 cho giống lai Asiatic, nhóm Longiflorum và L/A, đối với
giống lai Oriental thì pH từ 5.5 - 6.5 Zaboplant (2006) [40].
Để giảm pH nên sử dụng các sản phẩm than bùn đối với tầng đất
mặt. Khi sử dụng phân, tốt nhất nên sử dụng phân chuồng hoai mục (nƣớc
giải), điều này sẽ làm giảm pH.
Để tăng pH nên sử dụng hỗn hợp vôi bột hoặc vôi trộn với đất trƣớc
khi trồng. Trong trƣờng hợp mà pH rất thấp thì sau khi bón vôi tốt nhất là
để ít nhất 1 tuần trƣớc khi trồng. Trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây
cũng nên sử dụng phân bón, nhƣ là phân nitrat-N, nó cũng tăng độ pH [28].
Hoa lily thuộc vào nhóm cây mẫn cảm với muối vì thế nồng độ muối
trong đất cao nó hạn chế quá trình hút nƣớc qua rễ, do đó nó làm ảnh
hƣởng đến độ dài sinh trƣởng các bộ phận của cây.

×