Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.93 KB, 27 trang )

Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
oOo
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đề tài
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
GVHD : TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
THỰC HIỆN : NHÓM 7
LỚP : Đêm 5 K20
TP. HCM, năm 2012
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
CAO HỌC CHÍNH SÁCH THUẾ – ĐÊM 5
DANH SÁCH NHÓM 7
STT Họ tên Chữ ký
1 Nguyễn Minh Luân
2 Nguyễn Thị Hoàng Oanh
3 Lại Thị Phương Nga
4 Nguyễn Minh Hằng
5 Nguyễn Thị Hạnh
6 Nguyễn Thị Thu Hằng
7 Phạm Thị Ngọc Hân
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN





















GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ngày càng phát
triển, ngoài chính sách của Đảng và Nhà nước không thể thiếu sự đóng góp của các chủ thể
trong nền kinh tế. Để thích ứng và hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp ngày nay cũng phải
có nhiều đổi mới cả về cơ cấu lẫn năng lực để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong đó

phải kể đến là việc tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp sang hình thức cổ phần
hóa bằng việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Phát hành chứng khoán lần đầu
ra công chúng (IPO) cũng là một hình thức giúp các doanh nghiệp tiến hành quản bá hình ảnh
của mình ra công chúng rộng rãi và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường.
Song song với sự phát triển của thị trường IPO phải kể đến là thị trường chứng khoán
nơi mà các chứng khoán lần đầu phát hành ra công chúng được giao dịch. Thị trường chứng
khoán được thành lập từ 7/2000 đến nay được 11 năm, trãi qua rất nhiều thời kỳ lên xuống
thăng trầm cũng như thịnh vượng của thị trường thì hiện nay thị trường đang ở mức chững lại
để các nhà đầu tư thẩm định và nhìn nhận tốt hơn về các cơ hội đầu tư của mình. Trong bối
cảnh thị trường chứng khoán còn non yếu lại thêm tình hình thị trường đang trầm lắng trong 2
năm gần đây sau khủng hoảng thì khó có thể tạo được bước đột phá lớn cho các doanh nghiệp
IPO ra thị trường.
Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tìm hiểu về việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công
chúng cũng như thực trạng của IPO trong thời gian vừa qua để nhìn nhận hướng đi đúng hơn
trong thời gian tới.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
I . Tìm hiểu về IPO:
1. Định nghĩa về cổ phiếu
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi
là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu
cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu
chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ
phần, và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Theo luật chứng khoán 2006, Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
2. Định nghĩa về IPO

IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ
phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có
nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát
hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người
nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên
thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông
hiện hữu.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần
tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp.
II . Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam:
Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường
chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức
phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
 Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
 Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
 Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý
kinh doanh.
 Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
 Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu
tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở
lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
 Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải
nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
 Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải
có tổ chức bảo lãnh phát hành.
III . Quy trình tiến hành IPO:
Thông thường việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được thực hiện theo các

bước sau:
- Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc phát hành
chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng vốn cần
huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự
tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong
doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…
- Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát hành chứng
khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát
hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; lựa chọn
tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ
chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu
tư.
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần lớn các
trường hợp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành công của đợt
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo
lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng
khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành
chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan
trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành.
- Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổ hợp.
Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng của một tổ
chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo lãnh đã được lựa
chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến hành bảo lãnh cho toàn bộ
đợt phát hành.
- Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn tiến
hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó khăn nhất và phức tạp
nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao

thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm
thiệt hại cho tổ chức phát hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho
người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phối hợp
của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty.
- Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ
chức phát hành.
- Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành.
- Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành
sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày
nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà
nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để
thăm dò thị trường.
- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức và
việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp
giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là
90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể
gia hạn thêm.
- Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt
phân phối chứng khoán.
- Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo
lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiến hành đăng
ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết
gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết
VI. Thuận lợi và rủi ro khi tiến hành hoạt động IPO:

1. Những điểm thuận lợi:
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty,
nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành
trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty
thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có
được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều
khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng
dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát
hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối
với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân
viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ
chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của
công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty
thực sự là thành bại của mình.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống
quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty
cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản
lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công
ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo
cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ
quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của
công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.

2. Những điểm bất lợi:
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền
kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu
về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ
phiếu hàng ngày.
- Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy
động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm
toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí
phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ
quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.
- Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin
rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc
công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các
hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào
vị trí cạnh tranh bất lợi.
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.
Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị
hạn chế.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH IPO Ở VIỆT NAM
Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng không phải là thuật ngữ mới
mẻ ở nước ta, vì từ những giai đoạn đầu mới hội nhập nền kinh tế, việc
phát hành chứng khoán lần đầu đã được tiến hành nhưng chưa thật sự khởi
sắc. Từ đó đến nay, IPO cũng đã trãi qua rất nhiều giai đoạn song hành với
từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
I. Tình hình IPO tại Việt Nam:
1. Giai đoạn 1992 – 2000:

Trong giai đoạn đầu từ năm 1992 đến năm 1996, toàn bộ các doanh
nghiệp trực tiếp đứng ra chào bán cổ phần. Việc phân phối cổ phần theo cơ
cấu sở hữu đã được xác định trước. Sau khi trừ đi tỷ lệ nắm giữ của nhà
nước (nếu là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa), phần còn lại được ưu
tiên phân phối cho nội bộ doanh nghiệp và sau cùng mới là bán ra bên
ngoài. Nhà đầu tư bên ngoài trực tiếp đăng ký mua cổ phần tại doanh
nghiệp với mức giá đúng với giá phát hành.
Từ năm 1996 trở đi, việc chào bán cổ phần IPO được thực hiện dưới 2
hình thức là bán công khai tại doanh nghiệp IPO và bán qua hệ thống các
ngân hàng thương mại và các công ty tài chính chỉ định. Theo hình thức
này trước khi chào bán cổ phần doanh nghiệp phát hành phải thông báo
việc bán cổ phần trên phương tiện thông tin đại chúng ít nhất ba lần, đồng
thời niêm yết tại trụ sở công ty (Các thông tin như tổng giá trị doanh
nghiệp, khối lượng và tỷ lệ vốn cổ phần mà doanh nghiệp bán ra, đối tượng
và tỷ lệ được mua cổ phần, thời gian bán,….)
2. Giai đoạn 2000 – 2008:
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
Tháng 7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động,
việc IPO được nhà nước mở rộng thêm nhiều hình thức phát hành khác
nhau như cho phép doanh nghiệp phát hành IPO bán cổ phần qua trung
tâm hoặc sở giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
hành cổ phiếu lần đầu đến công chúng một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên,
do mới thành lập, thị trường chứng khoán vẫn còn non yếu chưa thu hút
được các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp IPO nên thực tế, không có
doanh nghiệp nào thực hiện IPO thông qua thị trường chứng khoán cả. Hầu
hết các doanh nghiệp vẫn tự mình thực hiện việc chào bán cổ phiếu phát
hành lần đầu trực tiếp tại công ty, một số ít các doanh nghiệp IPO qua các
định chế tài chính trung gian, một vài doanh nghiệp khác phân phối cổ

phiếu hay nhận tiền thanh toán mua cổ phần qua các nhà đầu tư thông
qua các công ty chứng khoán
Với việc thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng năm 2006 và 2007, IPO của các
doanh nghiệp diễn ra rất thuận lợi, khi đó hầu hết các doanh nghiệp tiến hành IPO đều thành
công. Các doanh nghiệp khi IPO chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để bán được với giá cao
nhất, còn nhà đầu tư chỉ cần mua là có lợi nhuận. Cuối năm 2006, liên tiếp các công ty đấu giá
cổ phiếu lần đầu với lượng cổ phiếu tương đối lớn. Chỉ riêng trong tháng 11/2006, một số
công ty đã hoàn thành IPO. Ví dụ như công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo – Itaco với
45 triệu cổ phiếu, công ty cổ phần Cát Lợi với 8,4 triệu cổ phiếu v.v. Tổng số doanh nghiệp
thực hiện IPO năm 2006 đạt hơn 40 doanh nghiệp và đã tổ chức đấu giá gần 451 triệu cổ phần.
Nối tiếp sự thành công của năm 2006, bước vào năm 2007 hầu hết các công ty IPO đều
rất thành công, thu được một lượng vốn lớn. Đặc biệt hơn đó là, nhiều công ty IPO cổ phiếu
được các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao ngất ngưởng so với giá khởi điểm.
+ Những đợt IPO được xem là "khủng" trong nửa đầu năm nay gồm: Công ty phân đạm và hóa
chất dầu khí (PVFCCo) mở màn với gần 1.300 tỷ đồng mệnh giá được bán ra vào gần cuối
tháng 4 thu gần 7.000 tỷ đồng; 60 triệu cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt đã được đấu giá thu trên
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
4.000 tỷ đồng; 6 triệu cổ phần của Công ty thủy sản Nam Việt đấu thu được gần 700 tỷ
đồng cổ phiếu của công ty nhiệt điện Phả Lại được đấu giá với mức giá cao nhất lên tới 50
triệu đồng/cổ phiếu, đưa mức giá trung bình lên 69.710 đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm
chỉ là 43.000 đồng/cổ phiếu. Theo thống kê của HASTC, kết thúc phiên đấu giá ( 3/6), Bảo
Việt tổng số phiếu tham gia hợp lệ là 20.158 phiếu, tổng khối lượng cổ phần tham gia hợp lệ là
388.136.300 cổ phần (chiếm 99,77%); giá đấu thành công thấp nhất là 67.800 đồng/cổ phần;
giá đấu thành công cao nhất 250.000 đồng/cổ phần và giá đấu thành công bình quân là 73.910
đồng/cổ phần.
+ Không như những đợt IPO vào cuối năm ngoái, mức giá đấu thành công bình quân của
các đợt IPO từ tháng 3 đến nay đều chỉ hơn mức giá khởi điểm một chút. Điều này khiến số
tiền thặng dự phát hành nhà nước thu được không cao như dự kiến.

Việc phát hành cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ hay Bảo Việt là những phát súng hiệu mở màn
cho đợt “trình diễn” IPO của các doanh nghiệp “ông lớn”, tuy kết quả đấu giá cổ phiếu không
được như các doanh nghiệp này mong muốn nhưng theo phân tích của chính các doanh nghiêp
đang “nằm trong chăn” (có kế hoạch phát hành IPO đợt này) thì đó không phải là dấu hiệu bi
quan vì đó chỉ là hiệu ứng tâm lý băn khoăn nhất thời của nhà đầu tư trong tình trạng thị trường
trầm lắng chứ không phải do thị trường không đủ năng lực tài chính như một số người lo ngại.
“Tất cả các công ty lớn khi IPO đều phải qua tư vấn định giá với chi phí khá cao, có thể lên đến
hàng triệu USD. Nhà tư vấn có trách nhiệm đưa ra một mức giá cổ phiếu có thể mua bán được.
Thường thì nhà tư vấn đưa ra mức giá chỉ chênh lệch khoảng 20-30% so với giá thực. Trên thế
giới việc chênh lệch hơn tỷ lệ này rất hiếm. Do đó, sớm muộn gì thì các cổ phiếu này sẽ trở về
với giá trị đích thực của nó.”
+ Nhiều công ty đã phải tổ chức đấu giá lần 2 do nhà đầu tư đấu giá trúng nhưng bỏ cọc
không đóng tiền mua. Cụ thể như 4,8 triệu cổ phần của Nhiệt điện Phú Mỹ chưa được bán hết
trong tổng số hơn 12 triệu cổ phần đưa ra IPO trong đợt 1. Số cổ phần bị bỏ lại của Thủy điện
Thác Mơ cũng chiếm 38%
Cuối năm 2007 với sự thành công mong đợi của IPO cổ phần Vietcombank 12/2007 đã
mang lại khới sắc cho thị trường chứng khoán. Giá đấu thầu thành công của Vietcombank
trung bình lên tới 108.000 đồng/cổ phiếu.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
Tổng kết năm 2007, số doanh nghiệp được cổ phần hóa là 116 doanh
nghiệp, trong khi kế hoạch đề ra là 600 doanh nghiệp.
3. Giai đoạn 2008 – 2011:
Năm 2008 có thể đánh giá là một năm của IPO với rất nhiều kế hoạch IPO lớn đã được
vạch sắn từ năm 2007 như: tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội-Habeco, tổng công
ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn-Sabeco. Tiếp theo Habeco, Sabeco là hàng loạt các công
ty lớn khác cũng dự tính tiến hành IPO năm 2008 như Mobifone, Vinafone, đặc biệt là trong
lĩnh vực ngân hàng như Incombank, Agribank, BIDV
Tuy nhiên không như dự tín khi những diễn biến bất ngờ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế

giới đã tác động đáng kể đến Việt Nam. Thị trường niêm yết và OTC đều xuống dốc không
phanh khiến cho kế hoạch IPO diễn ra không như mong muốn của các nhà hoạch định thị
trường, mặc dù chất lượng cổ phiếu của các đợt IPO là khá tốt.
Điển hình trong giai đoạn này là Công ty Cấp thoát nước Ninh Thuận
chào bán 2,4 triệu cổ phần với giá khởi điểm chỉ 10.000 đ/cp nhưng các
nhà đầu tư chỉ đặt mua chưa đến 10% với chỉ 218.000 CP. Công ty gạch tuy
– nel Kiên Giang đấu giá 1,6 triệu cổ phần cũng với giá khởi điểm là 10.000
đ/CP nhưng chỉ bán đươc 226.000 CP. Ngay như các ông lớn cở Sabeco
chào bán 128,3 triệu CP mà nhà đầu tư chỉ đặt mua 78,4 triệu CP.
Trong năm 2008, số doanh nghiệp IPO thành công tại HOSE khá hiếm
hoai trong khi những phiên IPO không bán hết, đấu giá lại, hủy,…không
dưới 20 phiên.
Tại sàn Hà Nội cũng không khá hơn khi từ đầu năm đến nay mới có 11
phiên đấu giá với tổng số lượng cổ phần chào bán 69,97 triệu CP nhưng
tổng số lượng cổ phần trúng giá chỉ 22,57 triệu CP, đạt 32,2% tổng số cổ
phần chào bán.
Tâm lý nhà đầu tư không còn ưu chuộng hàng hòa IPO nữa. Cả năm
2008 có 50 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HASTC. 3
công ty có số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Sabeco, Habeco
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
và Vietinbank. Tổng cộng có tất cả 385,418,192 CP phát hành ra công
chúng nhưng chỉ có 230,985,944 CP được nhà đầu tư mua tương ứng với tỷ
lệ 60%. Tổng số tiền IPO thu được năm 2008 đạt 9,870 tỷ đồng. Để có thể
IPO thành công trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải chứng minh được tiềm năng tăng
trưởng cao, năng lực quản trị của doanh nghiệp tốt, sản phẩm dịch vụ có chỗ đứng trên thị
trường, thông tin công bố phải chính xác, minh bạch, đặc biệt là mức giá khởi điểm phải hợp
lý để hấp dẫn nhà đầu tư trong mối tương quan với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm
yết trên thị trường

Bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng các hoạt động IPO vẫn
trong cảnh chợ chiều. Cả năm 2009 chỉ có hơn 20 doanh nghiệp thực hiện IPO thông qua hai
sở giao dịch chứng khoán. Hoạt động IPO những tháng đầu năm 2009 còn thua cả năm 2008
là năm thị trường chứng khoán gặp khó khăn. Gần hết quý III nhưng HOSE chỉ tổ chức IPO
cho sáu doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với con số mười sáu doanh nghiệp thực hiện IPO
năm trước. Số lượng các doanh nghiệp thực hiện IPO trên HNX có cao hơn đôi chút với mười
một doanh nghiệp nhưng cũng chỉ bằng một phần ba so với cùng kì năm trước. Trừ một vài
doanh nghiệp như công ty gang thép Thái Nguyên, công ty supe và hóa chất Lâm Thao đã bán
hết cổ phần, các doanh nghiệp còn lại đều chịu cảnh “mang đến lại mang về”. Như công ty
giao nhận kho vận tải ngoại thương TP.HCM tổ chức đấu giá đến lần thứ hai cũng chỉ bán
được chưa đến một triệu cổ phiếu trong tổng số mười hai phẩy bẩy triệu cổ phiếu đưa ra đấu
giá. Có doanh nghiệp phải hủy đấu giá vì có ít, thậm chí không có nhà đầu tư tham gia. Theo
một số chuyên gia, các đợt IPO không thành công hoặc giá bán cổ phần quá thấp, các doanh
nghiệp khác không triển khai cổ phần hóa vào thời điểm này càng làm cho hàng hóa đưa ra
đấu giá không đa dạng, dẫn đến không hấp dẫn nhà đầu tư. Thực tế các đợt IPO trong giai
đoạn này thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu mạnh để thu hút nhà đầu tư.
Năm 2010 là năm triển vọng nền kinh tế hồi phục. Theo số liệu thống kê của vụ quản
lý phát hành, UBCKNN tổng giá trị chứng khoán phát hành ra công chúng sáu tháng đầu năm
2010 đã gần bằng giá trị phát hành cả năm 2009. Có được điều này là do năm 2009 có nhiều
doanh nghiệp có kế hoạch IPO nhưng đã hoãn lại đến năm 2010 với hy vọng nền kinh tế hồi
phục có thể giúp cho hoạt động IPO của doanh nghiệp đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, việc
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
tăng cung cổ phiếu bất ngờ trong hai quý đầu năm 2010 và tiếp tục sang quý III, kết hợp thêm
một số yếu tố vĩ mô bất lợi khiến thị trường chứng khoán lình xình trong suốt tám tháng đầu
năm và bất ngờ sụt giảm mạnh trong những tháng cuối năm cũng làm cho các thương vụ IPO
tiếp theo của các doanh nghiệp trong năm không được thành công. Các cuộc đấu giá cổ phần ở
quý IV không thu hút được nhà đầu tư do giá khá cao. Từ đầu tháng mười đến nay đã có hơn
mười doanh nghiệp đăng ký đấu giá cổ phiếu trên HOSE nhưng rất ít doanh nghiệp thu hút

được đông nhà đầu tư tham gia. Trong đó chỉ một đến hai đơn vị bán hết được cổ phiếu. Giữa
11/2010, tổng công ty khí VN (PVGas) đã đưa ra đấu giá hơn 95 triệu cổ phiếu. Mặc dù chỉ
bán được hơn 60 triệu cổ phiếu với mức giá khởi điểm là 31.000 đồng/cổ phiếu, nhưng cũng
đã được coi là thành công, thu hút được 1900 tỷ đồng của thị trường. Nguyên nhân của các
cuộc đấu giá chật vật này là vì nhà tư vấn cũng như doanh nghiệp đã dự đoán thị trường cuối
năm sôi động, thuận lợi cho việc đấu giá. Thực trạng cổ phiếu đấu giá bị ế ẩm thời điểm này
cho thấy kết quả dự đoán thị trường của các doanh nghiệp cũng như đơn vị tư vấn đấu giá
không được chính xác.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO) gặp không ít khó khăn. Bức tranh IPO của các doanh nghiệp trong
sáu tháng đầu năm 2011 khá ảm đạm khi chỉ có 35% trong số 219,6 triệu cổ phần chào bán
được mua với giá khá thấp. Tuy vậy, việc IPO của các doanh nghiệp nhà nước vẫn hết sức cần
thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động và đây cũng là một phần quan trọng để Việt Nam tái cấu
trúc thành công nền kinh tế. Sau một thời gian dài trầm lắng, việc IPO các doanh nghiệp nhà
nước trong thời gian gần đây đã sôi động trở lại nhờ sự tham gia của một số doanh nghiệp nhà
nước quy mô lớn. Đợt IPO được giới đầu tư quan tâm gần đây là việc Tổng công ty Thép Việt
Nam (VNSteel) (6/2011) chào bán 65,98 triệu cổ phiếu với mức giá khởi điểm chỉ 10.100
đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, kết quả cũng chỉ có 59% cổ phần được bán ra với giá bằng đúng mức
khởi điểm. Hai trường hợp thành công hiếm hoi là Công ty cổ phần Lọc dầu Nam Việt
(3/2011) (3 triệu cổ phần) và Tổng công ty Xây dựng miền Trung - Cosevco (6/2011)(23,9
triệu cổ phần) chào bán được 100%. Tuy nhiên, mức giá đấu thầu thành công của hai doanh
nghiệp này cũng chỉ thấp hơn 11.000 đồng/cổ phiếu.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
Đợt IPO mới đây nhất vào cuối năm 2011 trước sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư
cũng như các bộ ngành của nhà nước là IPO của Ngân hàng BIDV (12/2011) Đợt IPO này
được xem là thành công nhất trong giai đoạn thị trường chứng khoán như hiện nay. Dẫn chứng
một vài số liệu được thông kê, với 84.754.146 cổ phần đăng kí bán (tương đương 3% vốn điều
lệ của BIDV) đã được bán cho 16.238 nhà đầu tư đấu giá thành công (gồm 128 nhà đầu tư tổ

chức và 16.069 nhà đầu tư cá nhân). Mức giá đấu thành công cao nhất của BIDV là 35.000
đồng/cổ phiếu, giá đấu thành công thấp nhất bằng giá khởi điểm là 18.500 đồng/cổ phiếu và
giá đấu thành công bình quân là 18.583 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được là
1.575,02 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ đặt mua ở mức giá khởi điểm 18.500 đồng/cổ phiếu là hơn
71%, tỷ lệ đặt mua ở bước giá thứ 2 (18.600 đồng/cổ phiếu) là hơn 20% và 3,25% số cổ phần
được đặt mua ở mức giá 18.800 đồng/cổ phiếu.
II. Nguyên nhân của việc IPO chưa được triển khai mạnh mẽ:
1. Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập năm 2000 đến nay được 11 năm, so với
các thị trường chứng khoán khác trên thế giới thì ở Việt Nam TTCK còn khá non yếu,
chưa hội đủ những điều kiện về môi trường, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý để tạo điều
kiện cơ sở cho các loại cổ phần có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vẫn còn những dấu ẩn rõ nét trên thị
trường khiến cho thị trường không có khả năng vực dạy trong giai đoạn hiện nay nên
các doanh nghiệp không quá mặn mà với việt IPO bởi vì giá phát hành sẽ ảnh hưởng
rất lớn từ sự suy giảm trên thị trường chứng khoán cũng như sự suy giảm của nền kinh
tế, thêm vào đó là việc hiện nay cũng có khá nhiều loại chứng khoán đang niêm yết
trên thị trường chứng khoán với giá thấp có thể phần nào làm nhà đầu tư quan tâm hơn
là phân tích định giá những chứng khoán mới phát hành lần đầu chưa rõ thông tin về
doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh tăng trường. Đó cũng là một lý do không
thể thu hút phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường tham gia vào các đợt IPO
2. Về điều hành chính sách nhà nước: Vấn đề cổ phần hóa đặt biệt là cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước được các Bộ ngành có liên quan thai nghén rất lâu và đã đưa ra bản
tường trình kế hoạch và lộ trình thực hiện trong nhiều năm. Tuy nhiên, các Bộ ngành
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
đã không lường trước được tình hình vực dạy của nền kinh tế trong nước sau khủng
hoảng chậm hơn dự kiến nên việc thực hiện theo tiến trình đã đặt ra cực kỳ khó khăn.
Trước tình hình này, các Bộ ngành có liên quan không muốn trì hoản kế hoạch đề ra
nên luôn khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tiếng hành IPO theo kế

hoạch trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, thị trường đóng băng, không thu hút được
lượng đầu tư đông đảo.
3. Về khung pháp luật: Nói đến việc mở cửa gia nhập WTO, thì không sớm gì muộn
nước ta cũng sẽ đồng bộ quyền và nghĩa vụ của hai nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài theo lộ trình đã cam kết. Tuy nhiên, theo định hướng chính sách của nhà nước,
hiện nay vẫn có sự hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài tham gia một khối lượng giới
hạn trên thị trường trong nước là 49% cũng như giới hạn trong việc mua cổ phần phát
hành ra công chúng lần đầu.
4. Quy trình phát hành chứng khoán: Theo quy trình IPO quốc tế. Nhà bảo lãnh phát hành
là quan trọng nhất, và phải là những định chế tài hính có tiềm lực tài chính mạnh, có
thể mua hết cổ phiếu phát hành không khớp lệnh. Ở nước ta thì chưa có tổ chức bảo
lãnh phát hành nào đảm nhận nhiệm vụ này. Đó cũng là nguyên nhân khiến các cổ
phần không được bán hết trong đợt IPO này phải hủy.
5. Định giá cổ phần IPO: Một vấn đề nổi lên đáng được quan tâm trong việc IPO của các
doanh nghiệp là việc định giá giá trị doanh nghiệp và giá cổ phiếu sao cho phù hợp
nhất. Tuy nhiên hiện nay đa số các nhà đầu tư thường quan tâm đến cơ hội tăng trưởng
của doanh nghiệp cũng như là việc làm sao mua được cổ phiếu của doanh nghiệp chứ
chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc định giá cổ phần IPO. Một nguyên
nhân dẫn đến điều này bởi vì việc định giá doanh nghiệp IPO hiện nay gặp nhiều khó
khăn như: khó tiếp cận báo cáo tài chính, bản cáo bạch sơ sài, thiếu thông tin, vấn đề
làm giá, thâu tóm,
6. Về phía doanh nghiệp:Ban quản lý của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự muốn tiến
hành IPO để đưa doanh nghiệp mình niêm yết trên TTCK vì nhiều lý do.
+ Chi phí hành chính trong viêc phát hành IPO với một ước lượng liên quan đến chi
phí hành chính và thủ tục kế toán của công ty được niêm yết tăng gấp đôi hoặc nhiều
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
hơn so với việc công ty không niên yết. Trong đó có việc đầu tư hệ thống công nghệ
thông tin mới, dịch vụ tư vấn và ngân hàng đầu tư là những yếu tố không thể thiếu

trong quá trình IPO và những hoạt động này sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí.
+ Một khi đã niên yết trên thị trường chứng khoán, các công ty buộc phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định, chính sách mới của chính phủ. Các thay đổi về chính sách
khiến nhiều công ty mở rộng thêm bộ phận quan hệ chính phủ, thuê tư vấn luật. Số
lượng các bảo cáo và yêu cầu kiểm toán ngày càng nhiều sẽ làm phát sinh thêm chi
phí.
+ Đảm bảo tính minh bạch thông tin công bố và phải công bố đầy đủ thông tin về tình
hình kinh doanh liên quan cho các cổ đông và các nhà đầu tư. Điều này không phải
công ty nào cũng mong muốn đưa những thông tin bất lợi ra thị trường.
+ Áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng: Niên yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ
thay đổi cách làm kinh doanh, từ tái đầu tư lợi nhuận cho tương laic ho đến việc tối đa
hóa tăng trưởng mỗi quý. Duy trì tốc độ phát triển đáp ứng mong đợi của các đầu tư
thực sự là một áp lực lớn cho các doanh nghiệp
+ Mất quyền kiểm soát: Khi IPO công ty sẽ mất dần quyền kiểm soát hoạt động của
công ty. Một quyết định đều phải được sự đồng ý của số đông mới được thực thi.
7. Yếu tố đầu vào: Sản phẩm IPO đòi hỏi phải có chất lượng đề thu hút đầu tư, chính vì
thế mà không phải doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng thỏa điều kiện để
có thể IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
8. Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế, đặc biệt là tình hình TTCK hiện nay chưa thực sự
thuận lợi đển tiến hành IPO vì thị trường vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng
hoảng kinh tế và tình hình phát triển của đất nước trong tương lai.
III. Tác động của việc tiến hành IPO của doanh nghiệp VN đến thị trường vốn:
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
1.Thuận lợi:
- Nhờ IPO mà nhà nước thu được lượng vốn đầu tư lớn, đặc biệt cả của nước ngoài. Tính
đến 11/2006, số tiền mà các quỹ đầu tư nước ngoài bỏ vào Việt Nam đạt 1,8 tỉ đô la Mĩ.
- Những cuộc chào hàng lớn, có giá trị như Vietcombank, BIDV, MHB, MobiFone thì tự
bản thân nó sẽ giúp kích cầu trên thị trường, đặc biệt là giúp thu hút những nhà đầu tư nước

ngoài mới. Nhờ đó, sẽ giúp ổn định lại quan hệ cung-cầu , giá cả hay thu nhập từ việc phát hành
như vậy sẽ không giảm sút, nếu không muốn nói là tăng. Hơn nữa, việc này còn tạo thêm một
hiệu ứng tích cực là nó giúp cho nhà đầu tư có nhiều lựa chọn và tạo điều kiện cho họ cơ cấu lại
danh mục đầu tư, làm rớt giá những loại cổ phiếu của các công ty hoạt động kém hiệu quả
nhưng may mắn ăn theo nhờ cơn sốt bong bóng chứng khoán vừa qua, đặt các công ty đã niêm
yết trên thị trường trước một lựa chọn duy nhất là phấn đấu làm ăn thật hiệu quả hay là "chết".
2. Hạn chế
- Do các công ti hàng loạt phát hành IPO nên lượng cung cho thị trường chứng khoán quá
lớn, vượt quá cầu, dẫn đến quá tải, làm suy thoái thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tình hình đã có những bước cải thiện và tiến bộ
- Đây là thị trường tài chính, do vậy không thể “chạy kế hoạch”. Trong một thời gian ngắn
mà có quá nhiều đợt IPO lớn, khả năng thành công sẽ rất thấp, thị trường sẽ “bội thực”, nhà đầu
tư không thể “tiêu hóa” hết một khối lượng cổ phần khổng lồ được bán ra trong thời gian ngắn
này.
- Cũng cần tính đến khả năng các đợt IPO dồn dập này sẽ gây tác động tiêu cực đến thị
trường niêm yết chính thức khi có không ít nhà đầu tư chuyển từ sàn niêm yết qua sàn đấu giá.
Thị trường chính thức không ổn định sẽ gây tác động đến tâm lý nhà đầu tư là điều cần phải
tránh. VD: Hiệu ứng sau đấu giá Bảo Việt: OTC rớt giá hàng loạt. Chính vì vậy, hàng loạt cổ
phiếu như: Hoàng Anh - Gia Lai, Eximbank, Mai Linh, Đạm Phú Mỹ, Hòa Phát Hà Nội, Phú
Thái, Ngân hàng Phương Nam, An Bình rớt trên dưới 10 giá (tính theo 10.000 đồng/cổ
phiếu).
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
- Trong tình hình hiện nay, Nhà nước đang điều chỉnh lộ trình IPO của mấy chục doanh
nghiệp nhà nước trong 2007, việc này không những góp phần làm cho chất lượng cổ phần hóa
vốn đã thấp lại càng thấp và tiến trình cổ phần hóa sẽ bị chậm lại
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng vẫn còn mới mẻ so với
Việt Nam nhưng đã quá quen thuộc trên thế giới. Vấn đề đưa ra các giải pháp hợp lý được đặt
ra cấp thiết hiện nay

CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH IPO Ở VIỆT NAM
I . Mục tiêu , định hướng chiến lược cho tình hình IPO Việt Nam hiện nay:
1. Mục tiêu:
- Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra doanh
nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ
chế quản lí năng động của doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và
của doanh nghiệp.
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước và
ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám
sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh
nghiệp, nhà đầu tư và người lao động
2. Định hướng:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác CPH, tạo ra hàng hoá có chất lượng cao cho
thị trường chứng khoán, góp phần vực dậy thị trường chứng khoán đang ảm đạm, củng cố niềm
tin của NĐT trong và ngoài nước.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
Đẩy mạnh CPH các DN thuộc lĩnh vực viễn thông, hàng không, khai khoáng, tài chính
ngân hàng thời gian tới. Bộ Tài chính cũng sẽ hướng dẫn cụ thể: chỉ CPH các DN còn vốn nhà
nước sau khi xác định giá trị DN và xử lý tài chính, nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá cho
TTCK. Nhà nước không cấp thêm vốn cho DN làm ăn thua lỗ, mất hết vốn để CPH. Các DN
này phải xây dựng phương án tái cơ cấu thông qua Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Trường hợp phương án này không hiệu quả thì chuyển sang hình thức sắp xếp khác, trong đó
có giải thể, phá sản. Khi thực hiện CPH các DN, nhất là các DN trong lĩnh vực viễn thông,
hàng không, khai khoáng…nhà nước sẽ tính toán để thu hút NĐT nước ngoài tham gia với tỷ lệ
hợp lý. Với định hướng như vậy, nhiều khả năng từ năm 2012, tiến trình CPH sẽ “nóng” với sự
xuất hiện của một số mặt hàng chất lượng cao cho TTCK như mong đợi của nhiều NĐT.

II . Giải pháp:
1. Đối với các Doanh nghiệp tiến hành IPO:
Đối với các công ty chuẩn bị niêm yết IPO cần có những sự lựa chọn cẩn trọng trong việc
tính toán thời gian hợp lý, ước tính được gần đúng giá trị cổ phiếu đấu giá, tham khảo ý kiến tư
vấn của các chuyên gia tài chính để tránh tình trạng cung vượt quá cầu IPO khiến giá cổ phiếu
giảm mạnh gây thiệt hại cho chính bản thân công ty.
Thời điểm phát hành đóng vai trò quan trọng, việc dự báo tình hình để lựa chọn thời điểm là
công việc không đơn giản vì khi cung quá nhiều và dồn dập thì thị trường sẽ quá tải và sụt
giảm, cộng với sự đón nhận hờ hững của nhà đầu tư, sẽ khiến cho mức giá mà doanh nghiệp
đưa ra sẽ thành không hợp lý. Do đó, phải dự đoán sát cung cầu, điều tiết cung cầu sẽ giúp cho
việc giá IPO sẽ hợp lý hơn. Dự đoán sát cung cầu sẽ giúp cho đưa ra một lượng cung phù hợp,
từ đó sẽ dựa vào đó để xác định mức giá mà cả người mua và người bán đều chấp nhận.
Tổ chức những buổi họp báo, công bố thông tin một cách công khai, đầy đủ, chính xác đảm
bảo được nguồn thông tin là bình đẳng cho các nhà đầu tư, và khi đón nhận những nguồn thông
tin sai lệch cần có sự điều chỉnh, đính chính kịp thời…
Nhiều doanh nghiệp thường tiếc khoản phí bảo lãnh khoảng 2% và khoản phí tư vấn
khoảng 1% giá trị của đợt phát hành nên từ chối hợp đồng bảo lãnh và chọn chi phí thấp nhấp.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu hoàn toàn rủi ro từ đợt phát hành. Vì vậy, các
doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức bảo lãnh với mức độ cam kết cao để giảm thiểu rủi ro
phát hành cho doanh nghiệp mình.
2. Đối với các nhà đầu tư:
Góp phần vào sự thành công của một đợt IPO tiêu biểu đó là sự sáng suốt trong lựa chọn
của Nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần trang bị kiến thức đầy đủ về thị trường chứng khoán cũng như
kĩ năng phân tích, định giá cổ phiếu doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tổ chức thì thường chuyên
nghiệp hơn so với nhà đầu tư cá nhân. Song, các tổ chức đầu tư cũng phải thận trọng trong điều
kiện thị trường chứng khoán chưa thật sự đi vào ổn định như thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự thiếu chuyên nghiệp của các Nhà đầu tư dẫn đến mất tiền một cách không đáng. Một nghiên

cứu công bố mới đây của Công ty chứng khoán Thăng Long cho thấy có tới hơn 80% Nhà đầu
tư thiếu kiến thức về kinh tế - tài chính doanh nghiệp. Chính sự thiếu chuyên nghiệp này dẫn tới
tình trạng Nhà đầu tư bỏ giá bầy đàn rồi bị trả giá hớ nên bỏ cọc khiến nhiều cuộc IPO ế ẩm
hàng triệu cổ phiếu.
3. Đối với Nhà nước:
Nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ, ban hành quy chế lựa chọn tổ chức
định giá doanh nghiệp, quy chế quản lý giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh
nghiệp cũng như các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức định giá, các tổ chức bảo lãnh
phát hành.
Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngành và các doanh nghiệp, có quy định chặt
chẽ về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp và nên khuyến khích, bắt buộc một số
ngành, lĩnh vực có kiểm toán hoạt động của doanh nghiệp để tăng tính chính xác của các số liệu
công bố.
Về phía UBCK, cần quan tâm đến các kênh thông tin, đảm bảo sự chính xác, công khai và
minh bạch về thị trường chứng khoán nhằm tạo được môi trường đầu tư thực sự hiệu quả và
công bằng, tránh những nguồn thông tin làm xáo trộn, gây hoang mang cho các nhà đầu tư.
Thông qua các cơ quan quản lý thị trường, Nhà nước định hướng xây dựng một TTCK phát
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
triển lành mạnh và bền vững, hỗ trợ cho quá trình IPO của các doanh nghiệp cổ phần. Khi
TTCK phát triển thì hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng được đảm bảo tốt hơn như: dịch vụ uỷ
thác đấu giá, dịch vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… đóng vai trò là làm xương sống
của TTCK.
Bên cạnh đó, thủ tục xét điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng cũng nên giảm
thiểu những thủ tục rườm rà, hoặc rút ngắn thời gian cấp giấy phép phát hành và việc phát hành
hoàn tất.
Ngoài ra, để ngăn chặn việc làm giá của các nhà đầu cơ, thì cơ quan quản lý thị trường có
thể loại bỏ những lệnh có mức giá cao không tưởng bằng cách đưa ra những ràng buộc trong
mức giá trần của giá cổ phiếu trong đợt đấu giá. Động thái này chẳng những loại bỏ được

những nhà đầu cơ làm giá cổ phiếu mà còn giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong hồ sơ tư
vấn của các công ty chứng khoán được chú trọng hơn và làm cho doanh nghiệp quan tâm đến
việc xác định giá trị doanh nghiệp khi đưa ra mức giá khởi điểm để tiến hành IPO, đồng thời
đòi hỏi những nhà đầu tư khác khi tham gia đấu giá phải nghiên cứu kỹ hồ sơ của công ty để
đưa ra các mức giá mua hợp lý.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
PHẦN KẾT
Để đất nước ngày một phát triển thì việc chuyển đổi loại hình các doanh nghiệp sang
hình thức cổ phần hóa là thực sự cần thiết đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước. IPO của
doanh nghiệp nhà nước vừa giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc điều hành các công
ty, tổng công ty nhà nước cũng vừa đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới sở
hữu của chủ nghĩa tư nhân đại chúng.
Với những khó khăn của nền kinh tế đặc biệt là thị trường chứng khoán trong thời gian
vừa qua thì việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng trong thời gian tới sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thực tế chứng minh và học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, Đảng và
Nhà nước sẽ tích cực đưa ra những chính sách hiệu quả nhằm đưa đất nước thoát khỏi suy
thoái, ổn định kinh tế, tăng trưởng bền vững.
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng các doanh nghiệp Việt Nam
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
SVTH: Nhóm 6 – TCDN Điêm 5

×