Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với cây ô đầu (phụ tử) tại sa pa - lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 134 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN PHÚ TRÍ





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC ĐỐI VỚI CÂY Ô ĐẦU (PHỤ TỬ)
TẠI SA PA - LÀO CAI


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01. 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn










Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan rằng mọi kết quả, số liệu nghiên cứu đã được trình bày
trong luận văn này hoàn toàn trung thực, khoa học và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin đảm bảo là mọi sự giúp đỡ để hoàn
thành luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn đều được
chú thích cụ thể và chỉ rõ nguồn gốc./.





Sa Pa, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn






Nguyễn Phú Trí
































Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự dạy
bảo tận tình của các Thầy cô giáo, sự giúp đỡ của gia đình, các tập thể, cá

nhân, cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn - Phó
hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, là Thầy giáo hướng dẫn
khoa học cho tôi đã tận tình, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn.
Cảm ơn thầy cô giáo, cán bộ viên chức khoa Sau Đại học, khoa Nông
học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học tập và đề tài.
Cảm ơn Ban giám đốc Viện Dược liệu, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán
bộ nhân viên Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Luận văn khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!



Sa Pa, ngày …. tháng ….năm 2013
Tác giả luận văn






Nguyễn Phú Trí





Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích, yêu cầu 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái quát về cây Ô đầu 4
1.1.1. Nguồn gốc phân bố của cây Ô đầu 4
1.1.2. Phân loại 4
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây Ô đầu 5
1.1.4. Thành phần hóa học của cây Ô đầu 5
1.1.5. Bộ phận dùng, tác dụng và công dụng của cây Ô đầu 5
1.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác đối với Ô đầu: 12
1.3. Tình hình nghiên cứu dược liệu trên thế giới và ở Việt Nam. 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17
1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta 23
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng cây thuốc. 24
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 28
2.2.1. Vật liệu 28
2.2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 28
2.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Các thí nghiệm 28
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 32

2.4. Xử lý số liệu 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng Ô đầu 35
3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian mọc và thời gian thu
hoạch của Ô đầu. 35

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái ra lá và số lá của Ô đầu
36
3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao và
chiều cao cây Ô đầu 38
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng chống chịu, các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu 39
3.2. Nghiên cứu mật độ trồng Ô đầu 42
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian mọc và thời gian thu
hoạch của Ô đầu. 42
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá và số lá/cây của Ô đầu42
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao và
chiều cao cây của Ô đầu 44
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng đường kính
thân và đường kính thân cây Ô đầu 45
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu, các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu 46
3.3. Thí nghiệm liều lượng đạm bón cho Ô đầu 48
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến thời gian mọc và thời gian
thu hoạch của Ô đầu. 49
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón tới động thái ra lá và số lá/cây

của Ô đầu 50
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón tới động thái tăng trưởng chiều
cao cây và và chiều cao cây của Ô đầu 51
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón tới khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu 52
3.3.5. Hiệu suất sử dụng phân đạm của Ô đầu 55
3.4. Thí nghiệm liều lượng lân bón cho Ô đầu 56
3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian mọc và thời gian
thu hoạch của Ô đầu. 56
3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến động thái ra lá và số lá/cây
của Ô đầu 56

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến động thái tăng trưởng chiều cao
và chiều cao cây Ô đầu 58
3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu 59
3.4.5. Hiệu suất sử dụng lân của Ô đầu 61
3.5. Thí nghiệm liều lượng kaly bón cho Ô đầu 62
3.5.1. Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón đến thời gian mọc và thời gian
thu hoạch của Ô đầu. 62
3.5.2. Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón tới động thái ra lá và số lá/cây
của Ô đầu 63
3.5.3. Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón tới động thái tăng trưởng chiều
cao và chiều cao cây Ô đầu 64
3.5.4. Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón đến khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu 66

3.5.5. Hiệu suất sử dụng kaly của Ô đầu 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
ĐK
: Đường kính
Đ/C
: Đối chứng
NS
: Năng suất
HSSD
: Hiệu suất sử dụng
CT
: Công thức
TCYTTG
: Tổ chức y tế thế giới

CV%
: Hệ số biến động
LSD
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa















Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian mọc và thời gian
thu hoạch của Ô đầu 36
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng chống chịu, các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu. 41
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian mọc và thời gian
thu hoạch của Ô đầu 42
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng chống chịu, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu. 47
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến thời gian mọc và thời
gian thu hoạch của Ô đầu 49
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng đạm tới khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu. 53
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian mọc và thời
gian thu hoạch của Ô đầu 56
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng lân tới khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Ô đầu. 61
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón đến thời gian mọc và thời
gian thu hoạch của Ô đầu 62
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng kaly tới khả năng chống chịu, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 67








Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới động thái ra lá và số lá/cây
của Ô đầu 38
Hình 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới động thái tăng trưởng
chiều cao và chiều cao cây Ô đầu 39
Hình 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới động thái ra lá và số lá/cây
của Ô đầu 43
Hình 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới động thái tăng trưởng chiều
cao và chiều cao cây Ô đầu 44
Hình 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới động thái tăng trưởng
đường kính thân Ô đầu 46
Hình 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón tới động thái ra lá và số
lá/cây của Ô đầu 51
Hình 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón tới động thái tăng
trưởng chiều cao và chiều cao cây Ô đầu 52
Hình 3.8: Hiệu suất sử dụng đạm của Ô đầu 55
Hình 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng lân bón tới động thái ra lá và số
lá/cây của Ô đầu 57
Hình 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng lân bón tới động thái tăng
trưởng chiều cao và chiều cao cây Ô đầu 59
Hình 3.11: Hiệu suất sử dụng lân của Ô đầu 62
Hình 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng kaly bón tới động thái ra lá và
số lá/cây của Ô đầu 64
Hình 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng kaly tới động thái tăng trưởng
chiều cao và chiều cao cây Ô đầu 65
Hình 3.14: Hiệu suất sử dụng kaly của Ô đầu 69


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Dược liệu là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà tự nhiên ban tặng
cho con người. Từ thời nguyên thuỷ con người đã biết sử dụng cây cỏ vào
mục đích chữa bệnh. Từ các bộ lạc, dân tộc có địa hình, địa mạo khác nhau,
có thảm thực vật khác nhau nên có các loại thảo dược chữa bệnh khác nhau.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hệ động
thực vật vô cùng phong phú trong đó có rất nhiều loài cây có tác dụng làm
thuốc đã được con người sử dụng. Theo điều tra của Viện dược liệu (2000),
Việt Nam có tới 3800 loài cây có tác dụng làm thuốc. Ngoài giá trị về y học
thì hiện nay việc trồng và thu hái cây thuốc cũng đem lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, cây Ô Đầu được trồng ở Lào Cai, Hà Giang với những tên địa
phương Củ gấu tầu, Củ ấu tầu, có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl
(A. sinense Paxt ), Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Thành phần hoá học: Hoạt chất chính của củ Ô đầu là aconitin (chất gây
tê đầu lưỡi) và các alcaloid khác. Ngoài ra còn tinh bột, đường, manit, chất
nhựa, các acid hữu cơ.
Tác dụng: Trừ phong, táo thấp, trừ hàn, trợ dương, bổ hoả.
Chủ trị: +Theo Tây y: Làm thuốc trị ho, ra mồ hôi.
+Theo Đông y: Trị đau nhức, mỏi chân tay (dùng ngoài), đặc biệt dùng
uống trong chứng bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt lâu ngày [6].
Hiện nay nhu cầu của thị trường về sản phẩm Ô đầu đang ngày càng tăng,
hiệu quả kinh tế của việc trồng loại cây này là rất lớn. Canh tác 1 sào Ô đầu
cho thu hoạch khoảng 130 – 150 kg củ tươi, giá 1 kg củ tươi trên thị trường
năm 2011 là 60.000đ/kg. Lãi xuất đạt từ 4 đến 5 triệu đồng/sào. Do vậy mà
diện tích sản xuất Ô đầu ngày càng nhiều.


2

Tuy nhiên từ trước tới nay việc canh tác trồng Ô đầu ở nước ta nói chung
và Sa Pa nói riêng chỉ là việc làm tự phát hoặc theo kinh nghiệm truyền miệng
từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác. Tại Sa Pa hiện có
khoảng 3 ha đất canh tác Ô đầu. Việc trồng trọt không theo mùa vụ (các hộ
dân cứ khi nào mua được giống là trồng ngay, thời vụ rải rác trong vòng 4
tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 01 năm sau), có trường hợp trồng quá
sớm gặp giai đoạn mưa nhiều khiến củ bị thối gây thiệt hại 30 – 50% diện tích,
việc trồng dặm mất nhiều giống và công lao động. Mật độ trồng và liều lượng
phân bón không thích hợp, bởi người dân quen canh tác các cây trồng khác như:
Actiso, Đương quy, Bạch truật, Xuyên khung nên khi trồng Ô đầu họ vẫn làm y
nguyên như các cây trồng đó. Việc canh tác không có một quy trình trồng trọt và
chăm sóc cụ thể do vậy mà năng suất và hiệu quả canh tác không cao.
Trước thực trạng đó việc nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật trồng như:
xác định thời vụ, mật độ trồng, lượng phân bón sao cho thích hợp để cây Ô đầu
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao là việc làm hết sức cần thiết.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật canh tác đối với cây Ô đầu (Phụ tử) tại Sa Pa - Lào Cai”.
2. Mục đích, yêu cầu
* Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định thời vụ, mật độ trồng và liều lượng
phân bón thích hợp cho Ô đầu để có năng suất cao, từ đó làm cơ sở để xây
dựng quy trình sản xuất Ô đầu chuẩn, phục vụ sản xuất đại trà quy mô lớn,
tính tập chung cao.
* Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây Ô đầu.


3
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và

năng suất của cây Ô đầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây Ô đầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây Ô đầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kaly bón đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây Ô đầu.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Xác định thời vụ, mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp cho cây Ô
đầu trong điều kiện khí hậu đất đai của Sa Pa.
- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và chỉ đạo sản xuất cây Ô đầu.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tăng hiệu quả sản xuất Ô đầu trong thực tiễn.
- Hoàn thiện xây dựng quy trình sản xuất Ô đầu tại Sa Pa Lào Cai và các
địa bàn có điều kiện tương tự, phục vụ cho công tác mở rộng sản xuất, bổ
sung nguồn tư liệu phục vụ cho quá trình trồng và chế biến dược liệu.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái quát về cây Ô đầu
1.1.1. Nguồn gốc phân bố của cây Ô đầu
Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl), mọc hoang và trồng ở các vùng núi như
Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) với những tên địa phương củ gấu tầu, củ ấu tầu.
Ô đầu (Aconitum sinensi Paxt) là cây chủ yếu phát triển ở Trung Quốc,

tại đây có nhiều loại cây Ô đầu: A.sinensi Paxt, A.chinense Paxt, A.carmichaeli,
mang nhiều tên khác nhau: Xuyên ô (mọc ở Tứ Xuyên), Thảo ô (mọc ở Giang
Nam). Tuỳ theo sinh lý của củ, củ Ô đầu cũng có tên gọi khác nhau:
+ Ô nhuế: Là Ô đầu có hai nhánh ở dưới đế giống như sừng trâu.
+ Trắc tử: Là vú lớn bên củ phụ tử.
+ Thiên hùng: Là Ô đầu dưới đất lâu năm không sinh đủ con.
+ Ở phương Tây, cây Ô đầu được trọng dụng nhất là cây A.napellus L
không phân biệt dùng củ mẹ hay củ con, nhưng thu hái ở những thời gian
khác nhau, củ mẹ vào cuối Xuân, củ con vào cuối Thu sang Đông.
1.1.2. Phân loại
Ô đầu có tên khoa học là (Aconitum fortunei Hemsl)
Thuộc: + Giới thực vật 2 lá mầm.
+ Bộ Mao lương: Ranunculales
+ Họ Mao lương: Ranunculaceae
+ Chi: Aconitum
+ Loài Ô đầu Việt Nam: A. fortunei
Cây còn có tên khác: Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục), Củ ấu
tầu, Củ gấu tầu.


5
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây Ô đầu
* Thân cây Ô đầu: Thân cây thuộc dạng thân cỏ cao 0,6 - 1m, thân mọc
thẳng đứng, có lông ngắn
* Lá cây Ô đầu: Lá chia 3 thùy, đường kính 5 – 7cm, hình trứng ngược
có răng cưa ở nửa trên. Lá Ô đầu Sa Pa non có màu xanh đậm, lá Ô đầu Hà
Giang và Lạng Sơn khi non có màu xanh nhạt hơn.
* Hoa cây Ô đầu: Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6 –
15 cm (có khi dài 25 – 30 cm). Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó
có 1 cái hình mũ, 2 - 5 tuyến mật.

* Quả cây Ô đầu: Quả có 5 đài mỏng như giấy, dài 2 - 3 cm, hạt có vảy
ở trên mặt.
1.1.4. Thành phần hóa học của cây Ô đầu
Thành phần hóa học:
Thành phần hoá học: Hoạt chất chính của củ Ô đầu là aconitin (chất gây
tê đầu lưỡi) và các alcaloid khác. Ngoài ra còn tinh bột, đường, manit, chất
nhựa, các acid hữu cơ.
+ Mesaconitine, Hypaconitine.
+ Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa
hydrochloride.
+ Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-
Hydroxyneoline.
+ Salsolinol.
+ Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine.
1.1.5. Bộ phận dùng, tác dụng và công dụng của cây Ô đầu
1.1.5.1. Bộ phận dùng:
* Rễ củ: Củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
* Mô tả dược liệu:


6
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm.
Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung
quanh có phân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là „Đinh giác‟. Bên
ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro,
có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối.
Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là
tốt [9].
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng,
dưới hẹp, dài 2 - 4cm, rộng 1,6 - 2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen,

trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được
đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không
mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt [9].
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng,
nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến
đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt [9].
Bào chế:
+ Diêm Phụ Tử: Chọn lấy thứ rễ Phụ tử hơi to, rửa sạch, ngâm trong
nước pha muối, hàng này lấy ra phơi dần cho đến khi thấy bên ngaòi Phụ tử
có nhiều tinh thể muối và hóa cứng là được. Sau đó giần qua để bỏ bột muối
đi là dùng được.
+ Hắc Phụ Phiến: Chọn thứ Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối mặn
vài ngày, lấy nước đó nấu sôi, vớt ra, rửa sạch, cắt thành phiến dầy. Lại
ngâm vào nước muối nhạt và thêm thuốc nhuộm mầu vào làm cho Phụ tử có
mầu trà đặc. Lấy nước rửa cho đến khi nếm vào lưỡi không thấy tê cay nữa,
lấy ra, đồ chín, sấy cho khô nửa chừng, lại phơi khô là được [9].
+ Bạch Phụ Phiến: Chọn loại Phụ tử nhỏ hơn, ngâm trong nước muối
mặn vài ngày, lấy nước đó nấu cho đến khi thấu tan ruột, vớt ra, bóc vỏ ngoài,


7
cắt dọc thành phiến mỏng, rửa cho đến khi nếm lưỡi không thấy tê cay nữa là
được. Lấy ra, đồ chín, phơi khô nửa chừng, xông Lưu huỳnh cho khô là được.
+ Đạm Phụ Phiến: Lấy Diêm Phụ Phiến ngâm nước, mỗi ngày thay 2 – 3
lần cho hết muối. Cho vào nồi cùng Cam thảo, Đậu đen nấu với nước cho
thấm, đến khi cắt ra, nếm mà lưỡi không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, bỏ hết
Cam thảo, Đậu đen, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, cho vào nồi, thêm nước,
nấu độ 2 giờ, khi Phụ tử chín thì lấy ra, để cho ráo, lại ủ cho mềm rồi cắt
miếng, phơi khô là được.
Hoặc cứ 50kg Diêm Phụ Tử rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, bỏ vỏ và

cuống, cắt miếng, lại ngâm nước cho đến khi nếm không thấy cay, tê thì thôi.
Lấy ra, dùng nước Gừng tẩm 1 – 3 ngày, vớt ra, đồ chín, lại sấy khô đến 7/10,
cho vào nồi rang với lửa to cho bay hơi và nứt ra. Lấy ra, để nguội là được.
Hoặc trải lên tấm lưới sắt đặt trên lò than hồng, lật qua lại nướng cho phồng
nứt ra, để nguội là được [9].
1.1.5.2. Tác dụng của cây Ô đầu
Các cây Ô đầu nói chung đều rất độc (thuốc độc bảng A). Nhiều dân tộc
các nước xưa và nay dùng Ô đầu tẩm độc săn bắn súc vật (kể cả voi). Độc là
do chất aconitin của nó, uống 1 mg đến 1,5 mg có thể chết người. Trong củ Ô
đầu rửa sạch phơi khô, người ta quy định phải có 0,5% alcaloid toàn phần phụ
thuộc vào loại cây, từng địa phương thu hái, thời gian thu hái, cách chế biến
và bảo quản.
Đặc tính của aconitin là rất dễ thủy phân trong dung dịch nước hay cồn ở
nhiệt độ thường và với thời gian bảo quản. Với sức nóng (như lùi trong tro
nóng), nó càng dễ thuỷ phân để cho chất benzoylaconin (400 - 500 lần kém
độc) rồi aconin (1.000 - 2.000 lần kém độc hơn). Do đó, ta có thể giải thích tại
sao nhân dân các vùng có cây Ô đầu (Tứ Xuyên - Trung Quốc) dùng củ tươi
nấu cháo ăn để trị phong thấp như cơm bữa mà không bị ngộ độc.


8
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê
với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác
dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực
cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực
cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của
phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước.
+ Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp
uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm.

+ Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ
tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước
thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và
Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese
Herbal Medicin).
+ Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconitin với liều 0,1 –
0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm
giảm nồng độ Ammoniac ở não [9].
1.1.5.3. Công dụng của cây Ô đầu
Tác dụng:
+ Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh.
+ Thông hành 12 kinh.
+ Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống.
Chủ Trị:
+ Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư.
+ Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp
xương [18].


9
Kiêng kỵ:
+ Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kỳ, Nhân sâm.
+ Tương phản với Phòng phong.
+ Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn.
+ Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp.
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: Cấm dùng.
Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch
suy đều không nên dùng[18].

+ Âm hư dương thịnh, có thai: Không dùng.
Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: Chảy nước miếng,
muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có
cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân
tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g,
Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. Sắc, pha thêm đường uống để giải [18].
Liều dùng: 3 - 15g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh: Chích
thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng).
Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm.
+ Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể
lạnh, các chứng lãnh khí: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi
lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh [9].
+ Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ, cuống),
Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao
cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng
nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm.


10
+ Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng
tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng
hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc
Đăng tâm.
+ Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn
khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ
thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng [9].
+ Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng,
đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu.

+ Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân
nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g,
Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo
4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g,
uống.
+ Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù
thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù,
Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2
lần, mỗi lần 12g.
+ Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng
lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch
truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống [9].
Tham khảo:
+ Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai.
+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: Đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là
Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi
xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên,
là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên về dẫn sức thuốc đi lên mặt,
chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm [18].


11
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính
tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong
thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không
mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh
hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhưng mầu trắng, chủ
yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng
tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu.
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to

lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam
thảo, Mật ong để giải độc.
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố:
Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: Theo y văn, có
người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triệu
chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ
Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ
này có thể dùng liều cao [6].
Tại Hà Giang và Sa Pa: Ô đầu cũng được sử dụng để nấu cháo ăn.
Đầu tiên, củ ấu tẩu được rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo đặc từ sáng
sớm cho đến trưa. Sau tối thiểu 4 - 5 giờ ngâm, củ ấu tẩu được vớt ra rửa sạch
và cho vào nồi ninh từ trưa đến 3 - 4 giờ chiều, khi củ bở mới lại vớt ra để ráo
nước rồi cho vào giã nhỏ, tơi nhuyễn. Trong khi ninh ấu tẩu thì một nồi khác
cũng được nổi lửa để ninh chân giò và cháo. Khi củ ấu tẩu ninh nhừ được vớt
ra thì nồi nước ninh ấu tẩu đỏ nhừ đó được đổ lẫn vào nồi ninh với cháo, chân
giò. Củ ấu tẩu giã nhỏ nhuyễn xong được đổ vào khuấy đều với nồi cháo và
tiếp tục ninh với ngọn lửa liu riu đến khi phục vụ khách ăn. Để có bát cháo ấu
tẩu chất lượng thì không thể thiếu chân giò heo, thịt nạc băm cùng gia vị ớt,
tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô. Cũng có khi người ăn yêu cầu đập thêm một


12
quả trứng gà tươi vào bát cháo. Vì ấu tẩu là dạng củ, để khô giữ được lâu nên
cháo ấu tẩu có cả bốn mùa.
1.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác đối với Ô đầu:
Từ trước tới nay việc canh tác cây Ô đầu chủ yếu là việc làm tự phát và
chỉ theo kinh nghiệm truyền miệng. Chưa có nghiên cứu cụ thể.
Theo kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân tại Sa Pa thì việc trồng
Ô đầu mới chỉ tập chung vào các vấn đề sau:

a. Chọn vùng trồng
Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng
trồng Ô đầu có thể xác định: Ô đầu có thể trồng được ở những vùng núi cao
(từ 500 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt
độ trung bình từ 15 – 25
o
c, độ ẩm không khí 70 - 95%, đất giữ ẩm và thoát
nước tốt.
* Chọn đất trồng
Đất trồng Ô đầu để lấy sản phẩm dược liệu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường.
- Khu trồng không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp,
không gần nghĩa trang…
- Đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim
loại nặng.
- Khu đất phải đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập úng.
b. Giống
- Ô đầu được nhân giống chủ yếu bằng củ: Tách các củ con (phụ tử) từ
củ mẹ, đem ủ sau đó trồng ra ruộng.
c. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng Ô đầu hiện nay tại Sa Pa rải rác không tập trung. Do vậy
chưa có thời vụ trồng cụ thể. Thường chỉ trồng vào khoảng đầu tháng 11
(dương lịch) hàng năm.


13
d. Kỹ thuật làm đất và lên luống
Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, làm sạch cỏ dại. Sau khi làm đất
thì tiến hành lên luống. Luống cao khoảng 20 - 25cm, rộng 60 - 70cm, chiều
dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

e. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón: Chưa có lượng phân bón cố định. Phần lớn bà con ứng
dụng quy trình bón phân đối với các loại cây được liệu có củ khác như Đương
quy, Bạc truât, hoặc tùy theo mức độ đầu tư của từng gia đình. Lượng phân
bón cho 1 ha tính ra trung bình là: 10 tấn phân chuồng + 100N + 150 P
2
0
5
+ 100 K
2
0
Phương pháp bón phân
- Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân
- Bón thúc: Lượng Đạm và Kaly còn lại chia làm 3 lần bón
+ Lần 1: Khi cây mọc 3 – 5 lá: Sau khi trồng khoảng 30 – 40 ngày. Bón
30% Đạm + 20% Kaly.
+ Lần 2: Bón khi cây có 10 – 12 lá (Khi cây bắt đầu vươn lóng). Bón
50% Đạm + 30% Kaly
+ Lần 3: Bón khi cây có 20 – 21 lá. Bón lượng Đạm và Kaly còn lại.
- Cách bón: Trộn đều lượng Đạm và Kaly, xới nhẹ quanh gốc cây Ô đầu,
rắc phân đều quanh gốc sau đó tiến hành vun luống kết hợp lấp phân. Thường
kết hợp với việc làm cỏ.
Thời gian sinh trưởng của cây Ô đầu là khoảng 180 ngày
f. Mật độ, khoảng cách, và kỹ thuật trồng
* Mật độ, khoảng cách trồng
Chưa có nghiên cứu cụ thể. Theo kinh nghiệm của người dân thì mật độ
trồng 14 cây/m
2
(tương ứng khoảng cách 20 x 35 cm)
* Kỹ thuật trồng

- Kỹ thuật trồng Ô đầu chủ yếu là trồng bằng củ. Củ giống không bị xây
xước, dập gẫy. Được lấy từ những cây mẹ không bị bệnh, thu hoạch tại thời


14
điểm chín sinh lý (khi lá trên cây mẹ ngả vàng 90% số lá. Khối lượng trung
bình 80 – 90 củ/1kg.
- Cuốc hốc trên luống với khoảng cách đã định, sau đó cho toàn bộ
lượng phân chuồng, lân vào hốc, đảo đều. Bước này tiến hành trước trồng
khoảng 3 – 5 ngày.
g. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân
- Tưới nước: Ô đầu cần tương đối ít nước. Chỉ chú ý bổ sung nước tưới
giai đoạn đầu khi cây nhỏ (tháng 1 – 2) là mùa khô. Dùng gáo múc nước tưới
theo gốc để đảm bảo cho cây con đủ ẩm, sinh trưởng phát triển tốt. Giai đoạn
sau hầu như không cần tưới thêm nước.
- Thoát nước: Ô đầu không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay
cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần dọn sạch tàn dư cây bệnh, cỏ dại.
h. Phòng trừ sâu bệnh
- Chưa thấy xuất hiện sâu hại trên cây Ô đầu.
- Bệnh hại : Bệnh hại thường gặp trên cây Ô đầu là bệnh Nấm hạch (Do
nấm Sclerotium rolfsii gây ra). Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh ở giai
đoạn Ô đầu bắt đầu ra hoa va giai đoạn thu hoạch (giai đoạn này tại Sa Pa
điều kiện khí hậu mưa nhiều, ấm áp là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển).
Bệnh nấm hạch có thể gây hại rất lớn, làm chết cây hàng loạt, bệnh hại chủ
yếu là bộ phận củ làm củ bị thối không sử dụng được, bệnh rất khó phòng trừ
vì mầm bệnh nằm trong đất. Bệnh có thể làm thất thu hoàn toàn nếu ta không
phòng ngừa kịp thời.
Triệu chứng bệnh: Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất

từ khi cây bắt đầu ra hoa và giai đoạn thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần
thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết


15
bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống
tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo
vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá
héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì củ vẫn bình thường,
sau đó vỏ củ dần dần hóa nâu, thâm nâu sau đó thịt củ thối nhũn có mùi thối.
Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát
mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia
lan dần ra mặt đất chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu
trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm.
Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt cải.
Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trên ruộng tùy theo điều kiện
ngoại cảnh đất đai và quá trình chăm sóc.
- Phòng trừ
Phòng trừ bệnh nấm hạch nhìn chung là khó. Tuy nhiên vì là bệnh đơn
chu kỳ nên cách hiệu quả nhất là giảm nguồn bệnh sơ cấp (giảm hạch nấm
trong đất). Các biện pháp cụ thể:
+ Canh tác:
Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh trên ruộng sau thu hoạch, cầy đất sớm vùi
lấp tàn dư và hạch nấm trên đất. Nếu có điều kiện ngâm nước đất ruộng một
thời gian sau thu hoạch.
Chọn củ giống khỏe sạch bệnh để trồng, giống trên ruộng không bị bệnh.
Tránh gây tổn thương rễ trong quá trình trồng trọt, chăm sóc.
Khi trồng cần lên luống cao sâu rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn.
Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều.
Luân canh với cây trồng nước đặc biệt với lúa nước. Không trồng độc

canh Ô đầu và những cây là ký chủ của bệnh.
Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc trên mặt luống
hoặc tưới nước vôi loãng 4% vào gốc để hạn chế các loại nấm gây bệnh.


16
+ Sinh học:
Bón vào đất khi trồng hoặc phun vào gốc cây trên mặt đất sau khi trồng,
chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma harzianum, T.viride (hàm
lượng 109 bàotử/gam). Phun 20gam/5lít nước/10m2 Ô đầu.
+ Hóa học:
Dùng thuốc phun vào gốc cây để chống bệnh héo rũ gốc mốc trắng do
nấm như: Kasumin 2L (1,5-2l/ha); Topsin M-70WP (0,4-0,6kg/ha).
i. Thu hoạch, bảo quản và chế biến
Việc thu hoạch Ô đầu làm dược liệu cần dựa trên 2 yêu cầu đó là: năng
suất và chất lượng sản phẩm.
Để đạt được yêu cầu đó, khi thu hoạch Ô đầu phải chú ý những yếu tố sau:
- Tránh thu củ sau những đợt mưa dài, khi đó hàm lượng hoạt chất sẽ rất
thấp, củ dễ bị thối sau thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng, để đảm
bảo dược liệu có chất lượng tốt, việc thu hoạch thuận tiện.
- Không được thu củ khi còn non, vì khi đó chất lượng dược liệu không
đảm bảo, khó bảo quản.
* Bảo quản
- Dược liệu sau khi thu hoạch thường được đưa đi tiêu thụ ngay (Nấu
cháo ăn) hoặc được chế biến thành các dạng dược liệu khác sau như Hắc phụ
phiến, Diêm phụ tử, Trong quá trình vận chuyển tránh làm xây xát, dập nát
củ ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
- Bảo quản củ giống: Cần tiến hành nghiên cứu để có phương pháp bảo
quản hiệu quả nhất.
* Chế biến

- Phụ tử (củ con) thường được sử dụng để nấu cháo. Cần có kinh nghiệm
nhất định.

×