TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
−−− −−−
ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:
TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
ĐẾN THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI HÀNG CHẾ BIẾN
CỦA TRUNG QUỐC
Lớp : Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 19
Thực hiện : Hàng Minh Vũ
Nguyễn Hoàng Phương Vy
Nguyễn Thanh Tú
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Nguyễn Thị Xuyến
Phan Thanh Vũ
TP.HCM – 12/2010
LỜI NÓI ĐẦU
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong thời gian qua luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan
tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu của Trung Quốc mà còn của các nước trên thế giới. Theo số liệu
thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này trong những năm gần
đây chủ yếu là thặng dư thương mại hàng chế biến. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế về vấn
đề thặng dư thương mại của Trung Quốc cho thấy nếu các nước Đông Á nâng giá đồng tiền của mình thì
sẽ làm giảm xuất khẩu hàng chế biến của Trung Quốc và qua đó sẽ giảm thặng dư thương mại của nước
này. Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến hàng nhập khẩu để
chế biến và hàng xuất khẩu đã qua chế biến. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng giá đồng
tiền của hệ thống các nước Đông Á sẽ làm giảm thặng dư thương mại hàng chế biến của Trung Quốc
trong khi việc nâng giá đơn phương đồng Nhân dân tệ có thể không làm giảm thặng dư thương mại hàng
chế biến của nước này. Tuy nhiên, việc nâng giá đồng tiền của hệ thống các nước Đông Á cũng không
làm giảm đáng kể thặng dư thương mại hàng chế biến của Trung Quốc. Vì vậy, để cân bằng cán cân
thương mại của Trung Quốc, bên cạnh việc nâng giá đồng Nhân dân tệ và đồng tiền của các nước Đông
Á thì Trung Quốc cần phải thực thi đồng thời các chính sách về tự do hóa thị trường và thực hiện nghiêm
ngặt các quy định về môi trường kinh doanh.
1. Mục đích nghiên cứu:
- Những tác động của việc nâng giá đồng nhân dân tệ đến thặng dư thương mại chế biến của Trung
Quốc.
- Ngoài việc nâng giá đồng nhân dân tệ, việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á cũng như các
chính sách hỗ trợ của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến thặng dư thương mại chế biến của Trung
Quốc
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu để chế biến và hàng xuất khẩu đã qua chế biến là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến cán cân thương mại hàng chế biến của Trung Quốc thặng dư?
- Vì sao việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á lại làm giảm thặng dư thương mại hàng chế biến
nhiều hơn việc nâng giá đồng nhân dân tệ
3. Các lý thuyết nghiên cứu:
- Marshall-Lerner: nếu cán cân thương mại ban đầu cân bằng, việc nâng giá đồng tiền sẽ làm giảm cán
cân thương mại nếu độ co giãn đường cầu hàng xuất khẩu cộng với độ co giãn của đường cầu hàng
nhập khẩu lớn hơn 1 có nghĩa là người dân trong nước sẵn sàng chuyển từ sử dụng hàng hóa nhập
khẩu giá cao sang dùng hàng nội địa giá thấp hơn, đồng thời người nước ngoài cũng sẵn sàng chuyển
sang sử dụng hàng nhập khẩu từ nước phá giá tiền tệ do giá cả trở nên rẻ đi, dẫn tới giảm giá hàng xuất
khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập
khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Nếu hàng xuất
khẩu co giãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch
xuất khẩu sẽ tăng, nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Đối
với Trung Quốc, tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại phức tạp hơn bởi vì
từ năm 2008 thặng dư thương mại của Trung Quốc chủ yếu là thương mại chế biến. Hàng xuất khẩu chế
biến là thành phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng các bộ phận và linh kiện nhập khẩu từ các nước
khác. Do vậy, hầu hết giá trị gia tăng của hàng chế biến của Trung Quốc đến từ các nước khác, tác động
của đồng nhân dân tệ đến khối lượng thương mại chế biến có thể bị suy yếu
-Yoshitomi (2007): Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đông Á các bộ phận và linh kiện để sản
xuất hàng xuất khẩu chế biến. Do đó ông cho rằng việc nâng giá đồng nhân dân tệ chỉ ảnh hưởng đến
phần giá trị gia tăng của Trung Quốc trong khi đó việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ hàng xuất khẩu chế biến.
- Thorbecke và Smith (2010) xây dựng một tỷ giá hối đoái hợp nhất đơn lẻ luôn biến động để xác định
những thay đổi về chi phí ngoại tệ không chỉ đối với phần giá trị gia tăng mà còn đối với toàn bô hàng
xuất khẩu chế biến của Trung Quốc. Sử dụng số liệu thống kê hàng năm trong giai đoạn 1992-2005 cho
thấy nếu các nước Châu Á tăng 10% giá trị đồng tiền của nước mình thì lượng hàng xuất khẩu chế biến
của Trung Quốc sẽ giảm 10%
- Ahmed (2009): Sử dụng số liệu báo cáo hàng quý trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1996 đến Quý 2 năm
2009 và phân chia sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ so với đồng tiền của các nước Đông
Á và các nước khác. Kết quả cho thấy nếu nâng giá 10% đồng nhân dân tệ so với đồng tiền các nước
ngoài khu vực Đông Á thì sẽ giảm 17% hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc và nâng giá 10% đồng
nhân dân tệ tương đối so với đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Á thì sẽ làm giảm 15% lượng
hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm làm rõ các nghiên cứu trước đây theo 02 hướng:
- Thứ nhất: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu để chế
biến cũng như hàng xuất khẩu đã qua chế biến. Qua đó sẽ thấy được tác động của việc thay đổi tỷ giá
hối đoái không chỉ đến hàng xuất khẩu đã qua chế biến của Trung Quốc mà còn giải thích được thặng dư
thương mại hàng chế biến của nước này khoảng 300 triệu USD
- Thứ hai: Bài nghiên cứu sẽ mở rộng số liệu thống kê trong bài nghiên cứu của Thorbecke và Smith
trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì cả đồng nhân dân tệ và thương
mại hàng chế biến của Trung Quốc không được dao động nhiều trong những năm này
Như vậy, dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu này sẽ cho thấy việc
nâng giá đồng tiền của các nước Đông Á sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc, trong khi
đó việc nâng giá của riêng đồng nhân tệ sẽ không làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc
4. Khái niệm về thương mại hàng chế biến:
- Thương mại hàng chế biến là việc sử dụng nguyên vật liệu vào, chế biến và tái xuất các thành phẩm.
- Theo cơ quan Hải quan Trung Quốc thì thương mại hàng chế biến gồm có hai loại:
+ Loại 1: Thương mại hàng chế biến và lắp ráp có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên vật
liệu đầu vào của họ vào Trung Quốc sau đó chế biến và tái xuất.
+ Loại 2: Thương mại hàng chế biến với nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu có nghĩa là nhà đầu tư
nước ngoài nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của công ty khác, chế biến và tái xuất
5. Thực trạng thặng dư thương mại hàng chế biến của Trung Quốc:
Trước và sau năm 2008, thặng dư thương mại của Trung Quốc đều là thặng dư thương mại
hàng chế biến. Trong đó, thặng dư thương mại loại 1 trung bình 20 tỷ USD năm 2007 đến năm 2009 và
thặng dư thương mại loại 2 trung bình là 250tỷ USD. Điều này cho thấy, việc nhập nguyên vật liệu đầu
vào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc được duy trì ở mức ổn định, trong
khi đó các doanh nghiệp này lại đầy mạnh việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của các công ty khác ở
Trung Quốc.
Biểu đồ 1: Cán cân thương mại của Trung Quốc theo chế độ hải quan (tỷ USD)
Nguồn: Cơ quan hải quan của Trung Quốc.
____ : Thô
____ : Chế biến
____ : Khác
____ : Tổng
Biểu đồ 2: Biểu diễn thặng dư thương mại phân hàng hóa theo mã HS, cho thấy máy móc và hàng điện
tử (mã 84 – 85) tăng lên nhanh chóng về mặt xuất khẩu và nhập khẩu, trong khi đó hàng dệt may (mã HS
41-43, 50-63) lại giảm rất nhiều. Như vậy, thương mại hàng chế biến chủ yếu liên quan đến việc nhập
khẩu các bộ phận và chi tiết có tính kỹ thuật cao để sản xuất máy tính, thiết bị viễn thông và các sản
phẩm công nghệ cao khác.
Biểu đồ 2a: Hàng nhập khẩu để chế biến phân theo ngành (%/tổng giá trị)
Nguồn: Feenstra and Wei (2009)
Biểu đồ 2b: Hàng xuất khẩu đã qua chế biến phân theo ngành (%/tổng giá trị)
Nguồn: Feenstra and Wei (2009)
Bảng 1 thể hiện thương mại chế biến của Trung Quốc được chi theo quốc gia trong giai đoạn
2006 – 2008, trong đó 2/3 lượng hàng nhập khẩu để chế biến là từ Nhật Bản, các nước ASEAN và các
nền kinh tế mới được công nghiệp hóa (NIEs), trong khi đó chỉ có 5% hàng nhập khẩu để chế biến là từ
Mỹ và Châu Âu. Mặt khác, 20% lượng hàng chế biến xuất khẩu của Trung Quốc là sang các nước Đông
Á, Mỹ, Châu Âu và Hồng Công. Kết quả là cán cân thương mại hàng chế biến của Trung Quốc bị thâm
hụt khoảng 100 tỷ USD với các nước Đông Á và thặng dư 100 tỷ USD với Châu Âu và 130 tỷ đô với Mỹ
và Hồng Công.
Bảng 1: Thương mại chế biến của Trung Quốc giai đoạn 2006–2009
Nguồn:Cơ quan phân tích Hải quan của Trung Quốc
Ghi chú: ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thailand – Châu Âu bao gồm
Austria, Belgium, Denmark, Finland, France, Germany, Greece, Ireland, Luxembourg, Netherlands, Italy,
Portugal, Spain, Sweden and United Kingdom
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tháng 7/2010 xuất khẩu của Trung Quốc tăng
38,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức kỷ lục 145,5 tỷ USD. Nhập khẩu vào Trung Quốc tăng 22,7%
(tháng 6 tăng 34,1%), lên 116,8 tỷ USD. Thặng dư cán cân thương mại trong tháng 7 năm nay đạt 28,7
tỷ USD - mức kỷ lục trong vòng 18 tháng
6. Kết quả nghiên cứu:
Trường hợp 1: Đối với hàng nhập khẩu để chế biến: tỷ giá hợp nhất tác động cùng chiều đến nhu cầu
nhập khẩu hàng để chế biến, cụ thể việc nâng giá tỷ giá hợp nhất sẽ tăng lượng hàng nhập khẩu để chế
biến, theo đó nếu tăng tỷ giá thực hợp nhất lên 10% thì sẽ tăng hàng nhập khẩu để chế biến khoảng
3.9% và 4.1%.
Bảng 3: Panel DOLS ước tính nhập khẩu của Trung Quốc để chế biến từ 25 nước trong thời kỳ 1992-
2008.
Trường hợp 2: Đối với hàng xuất khẩu chế biến: tỷ giá hợp nhất tác động ngược chiều đến lượng hàng
xuất khẩu chế biến, cụ thể việc nâng giá đồng nhân dân tệ và đồng tiền của các nước Châu Á sẽ làm
giảm lượng hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc, theo đó nếu các nước Đông Á nâng giá đồng tiền
lên 10% thì sẽ giảm lượng hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc khoảng 7.8% đến 18.7%
Bảng 4: Bảng DOLS ước tính xuất khẩu của Trung Quốc chế biến đến 25 nước trong thời kỳ 1992-2008
Đối với phần thu nhập của các nước trên thế giới cũng tác động cùng chiều đến lượng hàng xuất khẩu
chế biến của Trung Quốc, theo đó nếu thu nhập của các nước trên thế giới tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng của Trung Quốc, khi đó lượng hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc sẽ tăng.
Trường hợp 3: tác động đến hàng nhập khẩu chế biến sử dụng tỷ giá của đồng nhân dân tệ là 1 biến
độc lập thay vì sử dụng tỷ giá hợp nhất. Theo đó, đồng nhân dân tệ tác động cùng chiều đến nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa để chế biến, nếu nâng giá đồng nhân dân tệ 10% sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa để chế biến khoảng 3.6 đến 3.9%.
Bảng 5: Những ước tính của Panel DOLS về nhập khẩu chế biến của Trung Quốc từ 25 nước trong giai
đoạn 1992-2008:
Trường hợp 4: tác động đến hàng xuất khẩu chế biến nếu sử dụng tỷ giá đồng nhân dân tệ thay vì sử
dụng tỷ giá hợp nhất. Kết quả cho thấy việc nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm lượng hàng xuất
khẩu chế biến. Tuy nhiên việc nâng giá đồng nhân dân tệ ít tác động đến lượng hàng xuất khẩu chế biến
hơn việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á, cụ thể nếu nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm
0.77 lượng hàng xuất khẩu chế biến trong khi đó việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á sẽ làm
giảm 1.16 lượng hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc
Bảng 6: Những ước tính của Panel DOLS về chế biến xuất khẩu của Trung Quốc từ 25 nước trong giai
đoạn 1992-2008:
7. Kết luận:
7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu chế biến và hàng xuất khẩu đã qua chế biến
• Đối với hàng nhập khẩu để chế biến: Theo nghiên cứu của Goldstein và Khan (1985), vai trò
của hàng nhập khẩu để chế biến được thể hiện ở phương trình sau: imt = α20 + α21rert +
α22yt + ε2t, trong đó: yt là thu nhập thực trong nước, rert là tỷ giá hối đoái thực,
Độ co giãn của cầu theo giá : cầu hàng hóa đầu vào của Trung Quốc ít co giãn theo giá
vì các hàng hóa này không được sản xuất ở trong nước mà chủ yếu được nhập
khẩu. Tuy nhiên, thương mại hàng chế biến của Trung Quốc bắt đầu thặng dư lớn từ
năm 2005 cho thấy các công ty của Trung Quốc có thể cung cấp nhiều hàng hóa đầu
vào hơn. Do đó, trong mấy năm gần đây, cầu về hàng nhập khẩu chế biến đã co giãn
nhiều hơn.
Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng chế
biến của Trung Quốc. Năm 2006, 84% hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc do các
doanh nghiệp FDI sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến hàng nhập khẩu chế biến phụ thuộc vào việc dòng vốn đầu tư đó tạo
ra tác động thay thế hay bổ sung. Bên cạnh đó, việc tham gia vào WTO của Trung Quốc
giúp các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc
cũng như thiết lập mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp của nước này. Nghiên cứu
của Garcia – Herrero và Koivu (2007) khẳng định rằng việc gia nhập WTO của Trung
Quốc tác động đến thương mại của nước này kể từ khi Trung Quốc chắc chắn gia nhập
WTO vào đầu năm 2000. Như vậy, biến gia nhập WTO được xem là bằng 1 kể từ năm
2000.
Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá
cũng đồng thời tăng theo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu sản xuất
trong nước
• Đối với hàng xuất khẩu chế biến: Theo nghiên cứu của Goldstein và Khan
(1985), vai trò của hàng xuất khẩu đã qua chế biến thể hiện ở phương trình : ext = α10 + α11rert
+ α12yt* + ε1t , trong đó : yt* là thu nhập thực tế của nước ngoài, rert là tỷ giá hối đoái thực
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các
quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với
hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì
giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở
nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây
bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng
giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi
nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Đối với Trung Quốc phần lớn giá trị
gia tăng của hàng xuất khẩu chế biến được nhập khẩu từ các nước Đông Á. Do đó, việc
nâng giá đồng tiền của các nước Đông Á sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu
chế biến được quy đổi bằng đồng tiền của các nước nhập khẩu thay vì chỉ nâng giá đơn
phương đồng nhân dân tệ. Việc nâng giá đơn phương đồng nhân dân tệ chỉ ảnh hưởng
đến phần giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc.
7.2. Nguyên nhân dẫn đến cán cân thương mại hàng chế biến của Trung Quốc thặng dư
Đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn so với các ngoại tệ khác: trong những năm vừa qua,
tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng GDP của Trung Quốc rất cao, tốc độ tăng GDP năm 2010 đạt 9,1% và
do đó, giá trị đồng nhân dân tệ cũng phải tăng tương ứng. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng nhân dân
tệ đang được định giá thấp 20-40% so với giá trị thực và lẽ ra 1 USD chỉ có thể đổi được 6-7 nhân dân
tệ. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ cũng mang lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc trong thu hút đầu tư.
Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Nếu
như trước năm 2001,Trung Quốc chưa gia nhập WTO, số vốn FDI đổ vào đất nước này mới là 6,5 tỷ
USD thì đến năm 2002 đã là 52 tỷ USD. Cuối năm ngoái, con số này là 53,5 tỷ USD và riêng 8 tháng đầu
năm nay đã lên tới 43,6 tỷ USD. Các chuyên gia dự báo, với đà này, số vốn FDI đổ vào Trung Quốc dự
kiến đạt 60 tỷ USD. Mặt khác, đồng nhân dân tệ được định giá thấp sẽ giúp hàng hóa của Trung Quốc rẻ
hơn so với hàng hóa của các nước khác, điều này nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu của Trung Quốc
Quy trình thương mại của Trung Quốc thường diễn ra như sau: nhập khẩu nguyên vật liệu lắp
ráp chế biến hoặc sản xuất xuất khẩu thành phẩm ra ngước ngoài. Quy trình này chiếm tới một nửa
hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Vì vậy khi đồng nhân dân tệ tăng giá, các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ
ít bị tác động hơn là những nước dựa vào nguồn nguyên vật liệu thô trong nước. nếu đồng nhân dân tệ
tăng 10% chỉ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc 2%. Thực tế cho thấy, các nhà xuất khẩu Trung Quốc
đã không bị thiệt hại lớn nào khi Chính phủ nâng giá đồng nội tệ vào năm 2008. Mặc dù đồng nhân dân
tệ khi đó tăng 21% so với đồng đôla, song các nhà xuất khẩu đồ chơi, hàng may mặc Trung Quốc vẫn
thu được lợi nhuận và giành thị phần ngày càng lớn ở châu Âu và Mỹ. Cũng trong năm đó, thặng dư
thương mại của Trung Quốc đạt 295 tỷ đôla, gần gấp ba lần so với mức 102 tỷ đôla của ba năm trước
7.3. Vì sao việc nâng giá đồng tiền của các nước Châu Á lại làm giảm thặng dư thương mại hàng
chế biến nhiều hơn việc nâng giá đồng nhân dân tệ
Theo quan điểm của Marshall-Lerner: nếu cán cân thương mại trong trạng thái cân bằng, việc
nâng giá đồng tiền sẽ làm giảm cán cân thương mại nếu độ co giãn đường cầu hàng xuất khẩu cộng với
độ co giãn của đường cầu hàng nhập khẩu lớn hơn 1. Nếu tài khoản vãng lai trong trạng thái không cân
bằng thì cần phải sử dụng mô hình chung của Marshall-Lerner, theo đó việc nâng giá đồng tiền sẽ làm
giảm thặng dư thương mại nếu:
Z < α21 + Z α11
trong đó: Z là tỷ lệ hàng xuất khẩu/nhập khẩu
α21 là độ co giãn theo giá của hàng nhập khẩu
α11 là độ co giãn theo giá của hàng xuất khẩu.
Theo thống kê hải quan Trung Quốc, trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến trên
hàng nhập khẩu để chế biến là 1,73 - 1, như vậy Z tương đương bằng 1,73.
Hệ số α21 trung bình khoảng 0.41. Vì vậy, để thoả mãn điều kiện trên, việc nâng giá đồng tiền
hợp nhất sẽ giảm thặng dư thương mại nếu α11 lớn hơn 0.76. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu thì α11
của Trung Quốc trong thời gian qua trung bình là 1.16. Điều này chứng tỏ việc nâng giá đồng tiền của
các nước Châu Á sẽ làm giảm thặng dư thương mại chế biến của Trung Quốc
Nếu chỉ nâng giá đồng nhân đân tệ thì α21 trung bình là 0.37. Do vậy, để thỏa mãn điều kiện trên
thì việc nâng giá đồng nhân dân tệ chỉ làm giảm thặng dư thương mại chế biến nếu α11 lớn hơn 0.79.
Tuy nhiên, chỉ có một trường hợp thỏa mãn điều kiện này. Do vậy, việc nâng giá đồng nhân dân tệ chưa
chắc đã làm giảm thặng dư thương mại hàng chế biến trong khi đó việc nâng giá đồng tiền của các nước
Châu Á chắc chắn sẽ giảm
Để các nước Châu Á nâng giá đồng tiền thì Trung Quốc phải thực hiện chế độ neo tỷ giá theo
một rổ tiền tệ với biên độ thích hợp. Thặng dư sản xuất của các nước trong khu vực Đông Á trong thời
gian qua sẽ khiến Chính phủ các nước nâng giá đồng tiền, qua đó sẽ tác động nhiều đến thặng dư
thương mại hàng chế biến của Trung Quốc. Tuy nhiên bản thân thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ không làm
giảm đáng kể cán cân thương mại. Ngoài yếu tố tỷ giá, Trung Quôc nên cân nhắc các chính sách về tiết
kiệm và đầu tư quốc gia khi muốn giảm thặng dư thương mại hàng chế biến
Như vậy, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu là thặng dư thương
mại hàng chế biến, một trong những nguyên nhân của tình trạng thặng dư này là do Trung Quốc đang
định giá yếu đồng nhân dân tệ, giúp cho hàng xuất khẩu chế biến của Trung Quốc trở nên rẻ hơn hàng
hóa của các nước khác. Để giảm tình trạng thặng dư thương mại này thì Trung Quốc cũng như các nước
trong khu vực Đông Á cần nâng giá đồng tiền của mình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nên xem xét các
chính sách về tiết kiệm và đầu tư để tác động nhiều hơn đến thặng dư thương mại hàng chế biến.
8. Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng nhân dân tệ đến thương mại đến các nước
Tác động đến Mỹ:
Từ năm 1993, Trung Quốc và Mỹ đã mở rộng quan hệ buôn bán. Năm 2000, Mỹ chiếm 20,9%
kim ngạch xuất khẩu và trở thành đối tác quan trọng nhất trong xuất khẩu hang hóa của Trung Quốc,
xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ đạt 103,3 tỷ USD, chiếm 8,2% giá trị nhập khẩu của Mỹ.
Trung Quốc trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 5 của Mỹ. Thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng
50%. Tuy nhiên, trong những năm qua Mỹ chủ yếu bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Năm 2002, thâm hụt thương mại của Mỹ vào khoảng 500 tỷ USD thì có tới 103 tỷ USD là thâm
hụt với Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2003, xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ lên tới 120 tỷ
USD, trong khi nhập khẩu tăng không đáng kể, chỉ nhích từ 13 lên 19 tỷ USD.
Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kìm giữ tỷ giá giao dịch đồng nhân dân tệ (NDT) trong một biên độ hẹp
khoảng 8,3NDT/USD trong một thời gian dài đã giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có được lợi thế cạnh
tranh không công bằng trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Mỹ, khiến nhiều việc làm Mỹ
trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm vừa qua, do giao thương bất lợi
với Trung Quốc, Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu việc làm (chiếm 10% trong tổng số người thất nghiệp) vì
các cơ sở sản xuất ở Mỹ không thể cạnh tranh với các mặt hàng gia công từ phía Trung Quốc.
Do những nguyên nhân trên, Mỹ đang gia tăng sức ép với Trung Quốc trong vấn đề điều chỉnh
chính sách tỷ giả. Một loạt những chuyến viếng thăm, gặp gỡ, bài phát biểu của các quan chức chính
quyền ông Bush với Trung Quốc diễn ra gần đây nhằm gây áp lực để Trung Quốc chấm dứt tình trạng
can thiệp vào tỷ giá để thị trường quyết định tỷ giá giữa nhân dân tệ và đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng có thể
Mỹ chỉ gây sức ép để Trung Quốc điều chỉnh chút ít giá trị nhân dân tệ để tránh gây thiệt hại lớn về xuất
khẩu cho Trung Quốc, nhưng nếu Mỹ buộc Trung Quốc phải nhanh chóng điều chỉnh giá trị NDT như là
một thủ đoạn chính trị thì sẽ dẫn đến cuộc tranh chấp thương mại giữa hai bên.
Tác động đến Nhật Bản:
Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước
này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất
khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 12% GDP của Nhật, nhưng đó
vẫn là nguồn động lực tăng trưởng duy nhất hữu hiện hiện nay. Ngoài ra, một đồng yên yếu còn giúp đẩy
giá hàng hóa nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc, nhờ đó trợ giúp được các nhà sản
xuất trong nước và chỉ số giá cả lên cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể là tổn hại
tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn, một phần là do thâm hụt thương
mại với Trung Quốc ngày càng tăng, chính phủ Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều này đã
khiến cho đồng Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng USD làm cho hàng hóa xuất khẩu của Nhật trở
nên đắc đỏ hơn, cản trở sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản. Đồng thời với đồng NDT yếu,
hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa Nhật đặc biệt thị
trường Mỹ và Nhật. Theo thống kê của bộ tài chính của Nhật đưa ra cho thấy rằng, quan hệ thương mại
song phương giữa Mỹ - Nhật đã giảm đi được10 tháng đầu năm 2002. Mặc dù thặng dư thương mại của
Nhật giảm, nhập khẩu của họ Từ Trung Quốc đã tăng lên 6,31 nghìn tỷ yên trong một năm so với 6,04
nghìn tỷ yên nhập khẩu từ Mỹ.
Rõ ràng, Nhật cũng đang chịu những tác động không nhỏ từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc
hiện nay. Họ cũng đang kêu gọi Trung Quốc cần tăng giá đồng nhân dân tệ của mình
Tác động tới EU:
Do các nước EU là một liên minh tiền tệ, nên đồng NDT được đánh thập so với đồng Euro như
hiện nay sẽ ảnh hưởng đến toàn khối, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở các nước là khác nhau tùy thuộc
vào mối quan hệ của các nước. Nói chung, các nước này đều đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung
Quốc về giá cả hàng hóa xuất khẩu không chỉ trên thị trường ngoài khối mà còn cả trong khối.
Theo thống kê, thâm hụt thương mại giữa EU và Trung Quốc hiện đã lên tới 47 tỷ euro (tương
đương 52 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Trung Quốc duy trì chính sách đồng
NDT yếu.
Tuy nhiên, không giống như Nhật, Mỹ thúc ép Trung Quốc thả nổi đồng tiến, EU nhấn mạnh việc
cải tiến để có được một hệ thống tỷ giá linh hoạt hơn là rất cần thiết nhưng phải được tiến hành một cách
thận trọng.
Có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh đồng USD giảm giá đã làm các đồng tiền khác đồng loạt
tăng giá trong khi đó đồng NDT vẫn ở nước thấp, điều này dấy lên sự phản đối của các nước ở các mức
độ khác nhau. Tuy nhiên, với bài nghiên cứu này cho thấy, việc thúc ép Trung Quốc nâng giá đồng NDT
không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, mà vấn đề chủ yếu năm ở các nguyên nhân khác. Để giảm
thâm hụt thương mại với Trung Quốc, các nước cần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tình trạng trợ giá cho
các hàng hóa xuất khẩu, thực hiện các chính sách cạnh tranh công bằng.
Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động có thể có tới Việt Nam
Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc:
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều hiểu rằng việc tăng giá trị đồng NDT khiên cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm lại. Trước hết, tác động trực tiếp của đồng tiền mạnh là làm cho xuất khẩu của
Trung Quốc gặp khó khăn do hàng xuất khẩu giảm tính cạnh tranh về khía cạnh giá. Đồng thời giảm thu
hút đầu tư nước ngoài, gián tiếp tăng chi phí đầu vào của hàng xuất khẩu dẫn đến giá tăng, giảm quy mô
sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đang là đòn bẩy chính cho tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc, nên chính phủ Trung Quốc cố gắng tránh những tổn thất gây bất ổn cho nền
kinh tế, đặc biệt là khu vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Mặt khác, do các nhà đầu tư tư nhân, các
doanh nghiệp và tổ chức tài chính Trung Quốc sở hữu nhiều tài khoản ở hải ngoại, chiếm khoảng 10-
20% GDP chủ yếu bằng đồng USD, nếu có dấu hiệu đồng NDT lên giá, họ sẽ bán tống bán tháo USD
dẫn đến giảm phát mạnh trong nước, tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Tuy nhiên, do Trung Quốc gia nhập WTO nên cũng phải đối mặt với sức ép mở cửa tài chính, dịch vụ
ngân hàng. Một sự thay đổi tỷ giá đồng NDT ngay lập tức khó xảy ra nhưng có thể Trung Quốc sẽ áp
dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn được điều tiết chủ yếu bởi thị trường. Trung Quốc cũng rất
thận trọng trong vấn đề này vì Trung Quốc cần đảm bảo ổn định nền kinh tế, đồng thời tránh đi vào vết
xe đổ của Nhật trong những năm 1980 Nhật tăng giá đồng yên từ 300JPY/USD vào năm 1985 lên gần
150JPY/USD năm 1987, khiến nền kinh tế trở nên tồi tệ và suy yếu một thời gian dài. Đồng thời, Trung
Quốc cũng không chấp nhận việc phá giá đồng NDT để tránh rơi vào cuộc khủng khoảng.
Tác động có thể có tới Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ giao thương lâu đời nên sự phát
triển mạnh mẽ của Trung Quốc tác động không nhỏ đến nền kinh tế chúng ta. Tuy nhiên, do buôn bán
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không nhiều nên việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc không
mấy ảnh hưởng đến quan hệ ngoại thương giữa hai nước. Chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng
1,5 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngoạch xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu khoảng 2,2 tỷ USD. Phần
lớn các giao dịch chủ yếu diễn ra tại biên giới Việt_Trung, giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng ven
Trung Quốc. Như vậy, tác động trực tiếp từ việc tăng giá NDT sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mậu dịch
song phương. Tất nhiên, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu hàng Trung Quốc
sẽ phải tính toán mở rộng thị trường nhập khẩu của mình bởi giá hàng Trung Quốc sẽ cao hơn. Tuy
nhiên, tác động rõ nét hơn cả là tác động gián tiếp.
Mặc dù, Việt Nam chưa phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, nhưng trên một vài lĩnh vực,
Việt Nam cũng có lợi thế tương đồng như Trung Quốc như một số mặt hàng đan, mây tre, hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống. trở thành đối thủ cạnh tranh ngang sức với nhau trên thị trường Mỹ, EU và một số
thị trường khác. Do đó, thay đổi tỷ giá, hàng xuất khẩu của Trung Quốc có thể kém cạnh tranh hơn tại thị
trường nước thứ ba và Trung Quốc sẽ kém hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư. Đây là cơ hội cho Việt
Nam tăng vị thế xuất khẩu của mình cũng như thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn.