Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.76 KB, 30 trang )

Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
DANH SÁCH NHÓM
STT
Họ và Tên Ghi chú
1
Lê Hữu Nghĩa

2
Lê Quốc Tuấn

3
Nguyễn Thị Lệ Huyền

4
Lê Thanh Giang

5
Lê Thị Kim Thư

6
Vũ Hoàng Hải Phú

7
Trần Thanh Tiến

8
Trần Quốc Thảo

9
Phan Kim Phương



10
Nguyễn Thị Ngọc Thanh

11
Phan Thị Ngọc

12
Phan Huỳnh Minh Vân

13
Nguyễn Thị Mỹ Hằng

GVHD: TS.Hay Sinh Trang 1/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
1.1.Trò chơi và quyết định chiến lược: 4
1.2. Các chiến lược ưu thế: 5
1.3.Cân bằng Nash: 5
1.4. Ngăn chặn sự gia nhập 5
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE 6
2.1 Giới thiệu về Microsoft 6
3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac: 9
3.2. Microsoft hợp tác với Apple trong cuộc chiến với Google 17
3.4. Điểm lại các vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã vận dụng trong cuộc chiến: 23
KẾT LUẬN 29
LỜI MỞ ĐẦU


GVHD: TS.Hay Sinh Trang 2/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Khi đề cập đến các ông trùm trong lĩnh vực công nghệ thông tin chắc hẳn những cái tên
như Microsoft, Apple Mac và Linux… sẽ được đề cập đến đầu tiên. Các hãng không ngừng
nghiên cứu phát triển cho ra đời các sản phẩm mới mang lại tiện ích cao đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu của nhân loại. Theo đó cuộc chiến giành giật thị phần luôn diễn ra gay gắt và biến động
theo từng giai đoạn theo các chiến thuật riêng của các ông trùm này, tùy từng giai đoạn, lĩnh vực
cụ thể mà họ có thể vừa đối đầu nhau và vừa bắt tay nhau để đạt được những mục tiêu nhất định.
Trong đó cuộc chiến giữa hai ông lớn trong lĩnh vực này được xem là cuộc chiến khốc liệt nhất
mọi thời đại đó là cuộc chiến giữa MICROSOFT và APPLE trong việc giành thị phần tuy nhiên
đôi khi họ hợp tác nhau để thực hiện những mục tiêu cần thiết ngắn hạn.
Do đó để tìm hiểu các hãng đã áp dụng Lý thuyết trò chơi như thế nào trong thực tế để
đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình và đồng thời hợp tác với chính đối thủ cạnh tranh trong
từng giai đoạn cụ thể để ngăn cản đối thủ khác nhằm đạt được lợi ích tối đa, nhóm sẽ đi vào
nghiên cứu đề tài “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA MICROSOFT
VÀ APPLE”
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 3/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Khác với một độc quyền thuần túy hay một hãng có sức mạnh cạnh tranh hoàn hảo, đa số
các hãng phải quan tâm đến những sự đối phó chắc sẽ có của các đối thủ cạnh tranh khi họ đề ra
những quyết định về giá cả, chi tiêu quảng cáo, đầu tư vốn mới và những biến số khác. Có nhiều
vấn đề về cấu trúc thị trường và thái độ của các hãng như: tại sao các hãng có xu hướng cấu kết
với nhau trên một số thị trường khác?. Một số hãng xoay sở như thế nào để ngăn chặn những đối
thủ cạnh tranh tiềm tàng của họ đi vào doanh trường? Và các hãng phải tiến hành quyết định giá
như thế nào khi các điều kiện nhu cầu hay chi phí đang thay đổi hoặc những đối thủ cạnh tranh
mới đang đi vào thị trường. Chúng ta sẽ bàn luận các hãng có thể tiến hành như thế nào các biện

pháp chiến lược để có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh hay để tiến hành một tình huống mặc
cả. Và chúng ta sẽ thấy các hãng có thể sử dụng như thế nào những sự đe dọa, những sự hứa hẹn
hay những hành vi cụ thể hơn để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đi vào thị trường.
1.1.Trò chơi và quyết định chiến lược:
Trước hết chúng ta phải làm rõ tham gia cuộc chơi và ra quyết định chiến lược là gì?
Thực chất chúng ta quan tâm đến các câu hỏi sau: nếu tôi tin rằng các đối thủ cạnh tranh của tôi
là những người có lý trí và hành động để tối đa hóa lợi nhuận của họ, thì tôi phải tính đến hành vi
của họ như thế nào khi ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận của mình?
* Trò chơi hợp tác và bất hợp tác:
Trò chơi kinh tế mà các hãng tham gia có thể mang tính chất hợp tác hoặc bất hợp tác.
Một trò chơi là hợp tác nếu những người chơi có thể đàm phán những cam kết ràng buộc lẫn
nhau cho phép họ cùng lập các kế hoạch chiến lược chung. Một trò chơi là bất hợp tác nếu
không thể đàm phán và thực thi có hiệu lực các cam kết ràng buộc.
Một ví dụ về một trò chơi hợp tác gồm hai hãng trong một ngành, đàm phán về việc góp
vốn đầu tư để phát triển công nghệ mới (khi không hãng nào có đủ năng lực để tự mình nghiên
cứu thành công được). Nếu các hãng có thể ký một cam kết ràng buộc để chia lợi nhuận từ việc
đầu tư chung của họ thì có thể có được một kết quả hợp tác làm cho hai bên đều được lợi.
Một ví dụ về trò chơi bất hợp tác là một tình huống trong đó hai hãng cạnh tranh tính
đến hành vi của nhau và xác định chiến lược định giá và quảng cáo một cách độc lập để chiếm
được thị phần.
Lưu ý rằng, sự khác nhau cơ bản giữa trò chơi hợp tác và bất hợp tác nằm ở các khả năng
tương phản nhau. Trong trò chơi hợp tác, có thể đi đến các cam kết ràng buộc, còn trong trò chơi
bất hợp tác thì không.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 4/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
1.2. Các chiến lược ưu thế:
Chúng ta có thể chọn chiến lược tốt nhất như thế nào để chơi? Chúng ta có thể xác định
các kết cục có thể có của trò chơi như thế nào? Chúng ta cần một cái gì đó giúp chúng ta xác
định cách thức mà một hành vi hợp lý của mỗi người chơi sẽ dẫn đến giải pháp cân bằng. Một số

chiến lược có thể thành công nếu các đối thủ cạnh tranh thực hiện những sự lựa chọn nhất định
nhưng sẽ thất bại nếu họ lựa chọn khác đi. Nhưng có những chiến lược có thể thành công bất kể
các đối thủ cạnh tranh lựa chọn làm gì. Chúng ta bắt đầu bằng khái niệm chiến lược ưu thế-một
chiến lược tối ưu đối với người chơi, bất kể đối thủ có phản ứng thế nào đi chăng nữa.
1.3.Cân bằng Nash:
Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược (hoặc các hành động) mà người chơi có thể
làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước hành động của các đối thủ, mỗi người chơi không
có động cơ xa rời chiến lược Nash của mình nên các chiến lược này là các chiến lược ổn định.
So sánh khái niệm cân bằng Nash với cân bằng trong các chiến lược ưu thế:
- Các chiến lược ưu thế: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được cho tôi, bất kể bạn có
làm gia đi nữa. Bạn đang làm điều tốt nhất có thể được cho bạn, bất kể tôi làm gì đi nữa.
- Cân bằng Nash: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái bạn đang làm.
Bạn đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái tôi đang làm.
1.4. Ngăn chặn sự gia nhập
Lý do ngăn chặn sự gia nhập: tạo ra lợi nhuận và sức mạnh độc quyền
Cách thức ngăn chặn sự gia nhập: hãng đang ở trong ngành phải thuyết phục được đối thủ
cạnh tranh tiềm năng rằng sự gia nhập sẽ không có lợi.
Hãng gia nhập tiềm năng nghĩ rằng hãng trong ngành thích ứng và duy trì giá cao sau khi
có sự gia nhập, hãng này sẽ thấy là có lợi nếu gia nhập và sẽ làm như thế.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 5/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE
2.1 Giới thiệu về Microsoft
Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William H. Gates, III và Paul Allen, hai
người bạn từ thời niên thiếu cùng có chung niềm đam mê đối với lập trình máy tính.
Ngày 1-1-1975, sau khi đọc tờ tạp chí Điện tử phổ thông đăng tin về việc sản xuất máy
tính Altair 8800, Bill Gates - đang là sinh viên năm thứ hai của trường Harvard - đã gọi
cho nhà sản xuất MIST (Micro Instrumentation and Telemetry Systems) đề xuất viết
ngôn ngữ lập trình BASIC cho máy này.

Gates chẳng có một trình thông dịch cũng như một hệ thống Altair nào. Anh và
Paul đã phải tranh thủ làm việc 8 tuần trên máy tính của trường để hoàn thành bản demo
của BASIC- ngôn ngữ lập trình đầu tiên được viết cho máy tính cá nhân. Kết quả là bản
demo đã chạy tốt và được MIST chấp nhận. Sau đó, Paul Allen gia nhập MIST, trở thành
giám đốc phần mềm; còn Bill Gates, nhận ra giá trị to lớn của ngành phát triển phần mềm
từ thành công ban đầu đó, anh hiểu rằng thời cơ của mình đã đến.
Ngày 29-10-1975, cái tên Microsoft lần đầu tiên xuất hiện trong một bức thư Bill
Gates gửi cho Paul Allen. Ngày 26-10-1976, Microsoft chính thức được đăng kí thương
hiệu như chúng ta biết ngày nay.
Năm 1980, IBM chon Microsoft viết hệ điều hành cho máy tính cá nhân của họ.
Dưới áp lực về thời gian, Microsoft đã mua lại 86-DOS từ một công ty nhỏ tên là Seattle
Computer Products với giá 50.000 đola, rồi cải tiến nó thành MS-DOS (Microsoft Disk
Operating System).
Cùng với thành công của MS-DOS, Microsoft bắt đầu phát triển các phần mềm ứng
dụng cho máy tính cá nhân. Năm 1982, họ cho ra đời Multiplan, một chương trình bảng
tính, năm tiếp theo là chương trình xử lý văn bản, Microsoft Word. Năm 1984, Microsoft
là một trong số ít các công ty phần mềm phát triển các ứng dụng cho máy Macintosh -
máy tính các nhân do Apple Computer sản xuất. Những phần mềm này bao gồm Word,
Excel và Word đã đạt được thành công to lớn.
Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, một hệ điều hành sử dụng
giao diện đồ hoạ người dùng với những tính năng mở rộng của MS-DOS trong nỗ lực
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 6/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
cạnh tranh với Apple computer. Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính
tương thích với IBM và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều được tạo ra
cho kiến trúc này.
Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý của Intel trở nên phổ biến hơn và
ngược lại. Năm 1987, Windows 2.0 ra đời với cách làm việc được cải tiến và hình thức
mới hơn. Năm 1990 là phiên bản Windows 3.0 mạnh hơn, rồi kế đó là Windows 3.1 và

3.11. Những phiên bản bày được cài sẵn trong hầu hết các máy tính cá nhân nên đã nhanh
chóng trở thành hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất. Trong năm này, Microsoft đã
trở thành hãng sản xuất phần mềm máy tính đầu tiên đạt kỉ lục 1 tỉ đola doanh thu hàng
năm.
Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời MSNBC.
Cũng trong năm này, Microsoft giới thiệu sản phẩm Windows CE dành cho PDA. Năm
1997, Microsoft trả 425 triệu đola để mua WebTV Networks, nhà cung cấp các thiết bị
kết nối TV với Internet giá rẻ. Microsoft cũng đầu tư 1 tỉ USD vào Comcast Corporation,
nhà điều hành truyền hình cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nối
Internet tốc độ cao.
Tháng 6-1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các tính năng
hỗ trợ Internet.
Năm 1999, Microsoft trả 5 tỉ USD cho công ty truyền thông AT&T Corp để sử
dụng hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng với truyền
hình cáp, điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Cũng năm 1999 công ty phát hành
Windows 2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT.
Năm 2001 Microsoft phát hành Windows XP, hệ điều hành cho người tiêu dùng
đầu tiên không dựa trên MS-DOS. Cũng trong năm này Microsoft giới thiệu Xbox, thiết
bị Video game của công ty. Trong chiến lược công ty cũng có sự chuyển hướng khi tuyên
bố một chiến lược mới mang tên .Net (Dot Net). Chiến lược này tìm kiếm khả năng cho
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 7/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
phép các thiết bị đa dạng như PC, PDA, điện thoại di động kết nối với nhau qua Internet,
đồng thời tự động hoá các chức năng của máy tính.
Tóm lại, trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ
vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của
ngành công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những
cuộc tranh cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang bắt đầu.
2.2 Giới thiệu về Apple

Apple là tập đoàn của công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung
lũng máy tính (Silicon Valley) ở Cupertino, bang California. Apple được thành lập ngày
1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007.
Với sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13.9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800
nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị
nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple
Macintosh, iPod nghe nhạc và chương trình nghe nhạc iTunes, nơi bán hàng và dịch vụ
chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Năm 1980, Apple phải đối mặt trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng máy
tính khác. Kẻ đe dọa lớn nhất là hãng IBM, là một hãng lớn trong làng máy tính. Phiên
bản PC chạy hệ điều hành DOS. Macintosh, một sản phẩm thành công của Apple, nhưng
lại không đưa họ đến đỉnh vinh quang. Trong một chuyến thăm đến trụ sở Apple ở
Cupertino, Jobs trình bày hệ điều hành Mac cho Bills Gate, người hiện đang là kiến trúc
sư cho Microsoft.
Năm 1985, hệ điều hành Windows được Microsoft tung ra thị trường. Vào thời
điểm đó IBM giới thiệu rất nhiều sản phẩm máy tính cá nhân chạy trên hệ điều hành
Window. Giá Windows và máy tính rẽ hơn nhiều so với Mac, vì vậy rất nhiều chương
trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows.
Những năm đầu thập niên 90, Microsoft bắt đầu trở thành hãng lớn hơn Apple.
Microsoft trở thành tập đoàn thành công nhất thế giới và Apple không bao giờ trở lại
thời kỳ hoàng kim của mình. Cuối cùng vào năm 1997 Apple phải bắt tay với đối thủ
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 8/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
truyền kiếp Microsoft. Microsoft cho Apple vay mượn 150 triệu USD và phát triển bộ
ứng dụng văn phòng Office của mình trên hệ điều hành Mac.
Một máy tính xách tay Macintosh, Powerbook được sản xuất bắt đầu vào năm
1990. Những sản phẩm khác của Apple là ProDOS, Mac OS og A/UX, kết nối sản phẩm
Apple Talk và chương trình nghe nhạc quicktime. Những sản phẩm không được trình bày
nữa chẳng hạn Apple Power Mac G4 Cube và Apple Newton.

Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple Airport, sử dụng kết nối các
loại máy tính khác nhau mà không sử dụng cổng cable.
Năm 1998, Apple thay đổi thiết kế iMac và phát triển đồng thời sản phẩm Mac
OSX, Apple computer và sản phẩm Powerbook và sau này là iBook và iMac có thể xem
phim và tivi.
Tháng 10 năm 2001, Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc iPod cầm tay.
Năm 2002, thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán nhạc trên iTunes Music
Store. Chương trình của iTunes cũng hoạt động trên Windows.
Với thành công của iPod, ngày 29 tháng 6 năm 2007 Apple đã giới thiệu đến
người dùng công nghệ sản phẩm mới iPhone với các tính năng ưu việt. Tính đến ngày 30
tháng 9 năm đó đã có 1,4 triệu sản phẩm iPhone được bán ra.
Một năm sau khi iPhone ra đời, Apple tiếp tục giới thiệu phiên bản mới của dòng
điện thoại thông minh này là iPhone 3G.
Thông tin về iPad xuất hiện những ngày đầu năm 2010 đã khiến không ít người
yêu thích công nghệ phát cuồng. Với iPad người dùng có thể duyệt mail, chơi game, đọc
sách, xem phim, iPad được ví như một chiếc iphone cỡ lớn nhưng lại có đầy đủ tính
năng của máy tính xách tay.
CHƯƠNG III. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA
MICROSOFT VÀ APPLE
3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac:
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 9/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới xuất hiện vào những năm 1970,
nó đã truyền cảm hứng cho năm chuyên viên máy tính (Bill Gates và Paul Allen, Ronald
Wayne , Steve Wozniak , Steve Jobs) và chính họ đã bắt đầu tạo dựng nên hai công ty,
tiếp tục định hình tương lai của ngành máy tính như chúng ta đã biết hôm nay.
Ngày 04/04/1975, công ty Microsoft đã chính thức được thành lập. Sau khi ra mắt
hệ điều hành chạy trên đĩa mềm (hệ điều hành DOS) đầu tiên vào năm 1980, Microsoft
đã nhanh chóng phát triển thành một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành máy tính

cá nhân.
Trong khi đó, vào ngày 01/04/1976, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne
thành lập công ty của họ mang tên Apple, chỉ một năm sau khởi đầu của Microsoft.
Không giống như Microsoft – tập trung vào sản xuất hệ điều hành cho phần cứng, Apple
đã bắt đầu công việc kinh doanh của họ bằng việc bán bộ máy tính của riêng họ có tên là
Apple I.
a) Thị phần
Chẳng có gì bí mật khi Microsoft vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính suốt hơn
30 năm qua. Lý do cho thành công này cũng hết sức đơn giản: Hệ điều hành Windows
dễ dàng tương thích với mọi hệ thống phần cứng khác nhau, không phân biệt nhà sản
xuất Dell, IBM, HP hay Sony. Ngược lại, Apple thiết kế hệ điều hành riêng theo hướng
tối ưu hóa giữa phần mềm và phần cứng máy tính, tức là kém tương thích với phần cứng
khác của nhà sản xuất thứ ba.
Thống kê cho thấy Microsoft Windows đang chiếm tới 92% thị phần máy tính toàn
cầu, trong khi Apple Mac OS chỉ nắm giữ khoảng 5% thị phần. Ngoài ra, 3% còn lại
thuộc sở hữu của nhóm hệ điều hành khác.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 10/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
b) Hệ điều hành trên máy tính
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Microsoft thoải mái chào bán hệ điều hành
của mình cho nhiều công ty máy tính khác nhau, phân phối rộng rãi với giá thành khá dễ
chịu. Kết quả là Microsoft phủ sóng khắp mọi ngõ ngách công nghệ trên thế giới. Đây
cũng chính là chiến lược ưu thế mà gã khổng lồ Microsoft có được. Trong đó chiến
lược ưu thế là chiến lược tối ưu bất kể hành động của đối thủ là gì.
Về phía Microsoft, hãng này luôn ổn định với hệ điều hành Windows của họ, trừ sự
“thất bại” của Windows Vista so với Windows XP – hệ điều hành đã 10 năm tuổi, thì sự
xuất hiện của Windows 7 (có mặt trên cửa hàng bán lẻ từ tháng 10/2009) với hơn 90
triệu bản sau 5 tháng ra mắt, đã lấy lại “uy thế” cho Microsoft, khẳng định lại mình với
vị thế là nhà cung cấp hệ điều hành phổ biến khắp thế giới. Trong khi đó Apple cũng có

những cải tiến cho hệ điều hành Mac OS của họ, từ những phiên bản trước đó, rồi đến
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 11/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Mac OSX – năm 2001, và liên tục đổi mới, bản mới nhất hiện tại là Mac OSX Snow
Leopard (phát hành ngày 23/06 vừa qua).
Thật khó mà nói hết những gì mà Apple và Microsoft mang đến cho cuộc sống. Sự
cải tiến không ngừng, luôn luôn đổi mới để phù hợp và tạo hướng đi riêng cho thị trường
công nghệ.
Với sự ra mắt của hệ điều hành Mac OSX Lion vào khoảng tháng 07/2011, sớm hơn
một năm so với ngày phát hành dự kiến của Windows 8 (giao diện người dùng được thiết
kế lại hoàn toàn so với các hệ điều hành Windows tiền nhiệm kể từ Windows 95), hứa
hẹn những thay đổi và cuộc chiến giữa hai đại gia công nghệ vẫn còn tiếp tục.
Số lượng người sử dụng Windows XP liên tục sụt giảm. Đầu năm 2008, sau hơn
một năm Microsoft cho phát hành Windows Vista, người dùng Windows đã dứt khoát từ
chối nâng cấp lên phiên bản mới. Ít hơn 10% fan hâm mộ Windows chấp nhận thay đổi,
và gần 5% trong số những máy sử dụng Windows đang chạy bằng hệ điều hành cũ ra đời
trước Windows XP.
Windows 7 lại hoàn toàn khác, sau một năm được tung ra thị trường, Windows 7
đã tạo ra sự thay đổi đáng kể, và những người đang làm việc với phiên bản ra đời trước
cả Windows XP cũng lần lượt chuyển hướng. Thị phần sử dụng thực tế của Windows XP
giảm 20% trong 2 năm, và đang có xu hướng giảm mạnh.
Apple đang vượt lên Microsoft nhờ những thiết bị dựa trên iOS. Không nghi ngờ gì
rằng Mac là một thành công lớn đối với Apple vài năm qua. Trong khi Microsoft vấp lại
với Windows Vista, Apple sử dụng một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, dẫn đến sự tăng
trưởng đáng kể của Mac OS X, ít nhất trong điều kiện tương đối.
Cuộc cạnh tranh giữa Lion và Windows 8
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 12/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20

Phiên bản mới nhất hệ điều hành của Apple - Mac OS X 10.7 "Lion" sắp xuất hiện
vào tháng tới, với cái giá khá mềm mà Apple mong muốn cung cấp cho khách hàng của
mình.
Apple sẽ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh bất ngờ. Tuần trước, Microsoft đã giới
thiệu về Windows 8, là hệ điều hành được trang bị giao diện có khả năng truyền cảm
hứng làm việc cho người dùng. So với Windows 8, giao diện của Lion trông không còn
hợp thời. Giao diện mới này khá thanh thoát và hiện đại, sử dụng HTML5 để biểu diễn,
và trông tương tự với cách sắp xếp trên Windows Phone 7.
Microsoft đã gây bất ngờ thật sự với phần giới thiệu Windows 8, làm cho Lion của
Apple có vẻ khá "lép vế". Apple đã tiết lộ hầu hết mọi tính năng mới. Còn Windows 8
thì sao, sẽ có bao nhiêu tính năng mới được hỗ trợ đây?
Rất khó để khẳng định MAC hay Windows xuất sắc hơn, bởi lẽ mỗi sản phẩm
hướng đến những nhóm đối tượng sử dụng riêng biệt. Về phía Microsoft, hãng này luôn
ổn định với hệ điều hành Windows của họ, trừ sự “thất bại” của Windows Vista so với
Windows XP – hệ điều hành đã 10 năm tuổi, thì sự xuất hiện của Windows 7 (có mặt
trên cửa hàng bán lẻ từ tháng 10/2009) với hơn 90 triệu bản sau 5 tháng ra mắt, đã lấy lại
“uy thế” cho Microsoft, khẳng định lại mình với vị thế là nhà cung cấp hệ điều hành phổ
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 13/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
biến khắp thế giới. Trong khi đó Apple cũng có những cải tiến cho hệ điều hành Mac OS
của họ, từ những phiên bản trước đó, rồi đến Mac OSX – năm 2001, và liên tục đổi mới,
bản mới nhất hiện tại là Mac OSX Snow Leopard (phát hành ngày 23/06 vừa qua).
c) Điện thoại di động
Nhưng cuộc chơi không chỉ dừng lại trên cuộc chiến giành thì phần cung ứng phần
mềm, chính vì vậy Microsoft không dễ để thắng Apple. Năm 2001, Apple giới thiệu
chiếc iPod đầu tiên, đến năm 2007, Apple giới thiệu chiếc điện thoại iPhone đầu tiên
trên thế giới, và năm 2008 là chiếc iPhone 3G.
Trận chiến mới nhất của Microsoft với Apple là một trận chiến đối đầu trên thị
phần của thị trường di động. Các nhà phân tích nghiên cứu IDC và Gartner đều dự đoán

rằng các thiết bị Windows của Microsoft sẽ đánh bại doanh số bán điện thoại iPhone vào
năm 2015.
Trong khi đó, iOS – hệ điều hành dành cho các thiết bị di động của Apple đã sắp
bước sang phiên bản thứ 5 – iOS 5, luôn ổn định và chiếm vị trí độc tôn trên các thiết bị
của hãng này.
Nokia bắt tay Microsoft để thách thức iPhone, Android và sắp trở thành đối tác của
Microsoft, sản xuất di động chạy Windows Phone 7 để cạnh tranh trên phân khúc
smartphone cao cấp.
Microsoft và các hãng nghiên cứu đang rất tự tin về tương lai của hệ điều hành di
động Windows Phone, cho rằng nó sẽ chiếm khoảng 20% thị phần và đứng thứ 2, vượt
cả iOS và chỉ sau Android trong 2-3 năm tới.
Ngoài việc sử dụng Windows Phone, Nokia cũng cho biết sẽ đưa công cụ tìm kiếm
Bing của Microsoft vào điện thoại do hãng sản xuất
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 14/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Thị phần smartphone. Màu xanh thể hiện Apple, màu vàng là Microsoft.
Ảnh: Gartner Inc.
d) Thiết bị nghe nhạc
Năm 2001, Apple giới thiệu chiếc iPod đầu tiên (đã làm thay đổi thị trường máy
nghe nhạc của thế giới)
Microsoft cũng trả đủa ngay khi cho ra đời những chiếc Xbox (11/2001) rồi đến
Xbox360 (11/2005), máy nghe nhạc Zune (11/2006), nhưng thật sự những sản phẩm này
không còn nổi bật như những gì họ đã làm trước đó.
e) Phần mềm hỗ trợ
Nhiều nguồn tin cho hay Adobe và Microsoft đang thương thảo với nhau để cùng
hợp lực nhằm cạnh tranh với “kẻ thù chung” Apple.
Theo The New York Times, mới đây hai nhà lãnh đạo CEO Shantanu Narayen và
Steve Ballmer đã gặp gỡ nhau trong hơn 1 tiếng đồng hồ để thảo luận về việc hợp tác
nhằm cản bước Apple thực hiện tham vọng bành trướng trong thế giới di động.

Adobe và Apple đang trở thành đối thủ của nhau sau khi Apple từ chối hỗ trợ công
nghệ Flash trên các điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Hai bên liên tiếp tung ra
những video quảng cáo chế giễu lẫn nhau. Cuối cùng, Adobe cũng tuyên bố sẽ không
quan tâm tới hãng công nghệ Cupertino.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 15/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Microsoft cũng có những bước phát triển cho riêng mình, số một trong lĩnh vực
phần mềm văn phòng với bộ Microsoft Office - phiên bản mới nhất chạy trên hệ điều
hành Windows của hãng đã bán được 30 triệu bản
f) Máy tính bảng
Năm 2010, Apple bước vào giai đoạn “bùng nổ” khi hàng loạt sản phẩm “thống trị”
thị trường của họ ra đời như iPad (01/2010), iPhone 4 (06/2010) và gần đây nhất là iPad
2 (02/2011)
Vào thời điểm 2002, đã có những chiếc máy tính bảng ra đời chạy HĐH Windows
XP phiên bản tablet. Microsoft đã không suy nghĩ đến việc tạo ra một HĐH riêng cho
máy tính bảng. Hơn nữa, công nghệ cảm ứng thời kỳ đó chưa theo kịp được ý tưởng của
Microsoft thì vẫn luôn nghĩ một chiếc máy tính bảng cần có bút hay bàn phím cứng để
phục vụ việc nhập dữ liệu. Sau đó, Microsoft đã có những dự án máy tính bảng riêng
như Courier hay thử tích hợp khả năng cảm ứng vào Windows 7 nhưng đều không thành
công.
Microsoft sẽ ra mắt hệ điều hành dành cho tablet vào năm 2012: Microsoft không
vội vã đưa ra một đối thủ cạnh tranh với Apple và Google trên thị trường hệ điều hành
dành cho máy tính bảng, dự kiến phiên bản đầu tiên cửa hãng sẽ có mặt vào nữa cuối
năm sau.
g) Điện toán đám mây
Dịch vụ mới của Apple, iCloud – dựa trên nền tảng đám mây, hứa hẹn sẽ làm thay
đổi hoàn toàn cách mà các thiết bị của hãng này làm việc với nhau, cũng như cách mà
người ta trao đổi dữ liệu. Điều này có lẽ sẽ làm hài lòng những ai hay phàn nàn rằng, các
thiết bị của Apple luôn thiếu cổng kết nối.

Tuy nhiên, iCloud sẽ là một ứng dụng rất mạnh mẽ cho các thiết bị nền iOS, nhưng
sẽ là một thách thức khi mở rộng nó vượt ra ngoài hệ thống máy tính của Apple.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 16/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Microsoft cũng chính thức ra mắt gói sản phẩm dựa trên nền tảng đám mây –
Office 365 của hãng vào 28/06, hy vọng nỗ lực này sẽ mang lại làn gió mới trước hàng
loạt đối thủ cạnh tranh.
Apple đang vượt lên Microsoft nhờ những thiết bị dựa trên iOS. Không nghi ngờ
gì rằng Mac là một thành công lớn đối với Apple vài năm qua.
3.2. Microsoft hợp tác với Apple trong cuộc chiến với Google
Nortel từng là 1 trong những gã khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông, năm 2009 tuyên
bố phá sản. Kho bằng sáng chế của Nortel gồm khoảng 6000 chiếc, chủ yếu trong lĩnh
vực viễn thông và các thiết bị thông tin liên lạc. Nortel đã đem cả kho bằng sáng chế của
mình ra đấu giá, tháng 4 vừa rồi Google ra giá 900 triệu USD cho món hàng này của
Nortel. Những đối thủ của Google như Apple, Microsoft tất nhiên không muốn hãng này
được “vũ trang” kĩ càng hơn, lập tức cũng nhảy vào cuộc đấu giá.
Đến khi Google cắn răng chịu bỏ ra 4 tỉ USD giữa tháng 6, người ta tưởng rằng gã
khổng lồ tìm kiếm đã nắm chắc trong tay kho vũ khí này. Đầu tháng 7, Apple đột ngột
bắt tay với Microsoft và một số hãng sản xuất khác như Sony, RIM, EMC… tung ra cú
đấm quyết định: 4,5 tỉ USD để mua 6000 bằng sáng chế của Nortel. Khi kết quả đấu giá
được công bố, người ta mới ngã ngửa ra khi “kho bằng” của Nortel được bán cho liên
minh Apple-Microsoft-RIM.
Sau thất bại của Google, David Drummond, phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng
pháp chế của hãng này đã đưa lên blog chính thức của Google một bài viết trong đó chỉ
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 17/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
trích việc Apple và Microsoft bắt tay nhau để cố tình chơi xấu, “dìm hàng” Android. Từ
trước đến nay, những tuyên bố chính thức của Google luôn khá “nhã nhặn” và chỉ đề cập

một cách bóng gió đến các đối thủ của mình. Tuy nhiên lần này có vẻ như Google đã
“hết chịu nổi” Apple và Microsoft khi “chỉ mặt gọi tên” tất cả các đối thủ trong bài viết
kể trên, đồng thời cáo buộc khá mạnh bạo rằng các hãng đó đã có những động thái cạnh
tranh không lành mạnh và đề cập đến việc yêu cầu Bộ Tư Pháp Mỹ xem xét lại thương
vụ này.
Ngay sau khi Google đăng bài viết của mình, Microsoft lập tức đáp trả rất quyết
liệt. Brad Smith, luật sư trưởng của Microsoft nói trên trang Twitter của mình: “Google
cáo buộc rằng chúng tôi mua bằng sáng chế của Nortel chỉ để họ không tiếp cận được
chúng. Thật vậy sao? Chúng tôi đã từng mời họ góp tiền trong thương vụ này và họ từ
chối”. Frank Shaw, trưởng bộ phận truyền thông của Microsoft còn đăng cả một bức ảnh
chụp lá thư trao đổi giữa ông ta với một phó chủ tịch khác của Google, trong thư có
đoạn Google cự tuyệt lời đề nghị “chung độ” của Microsoft.
Có thể thấy Microsoft đang chơi trò hai mang. Google không phải hoàn toàn vô lý
khi cho rằng Microsoft bắt tay Apple để “diệt” Android. Vấn đề là những tiết lộ từ phía
Microsoft lại cho chúng ta thấy một khía cạnh mới của vấn đề: hãng này sẵn sàng bắt tay
với cả Google và Apple. Tại sao lại như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, hãy lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh toàn cảnh thị
trường. Windows Phone 7 của Microsoft hiện tại đang là một sản phẩm thất bại của
hãng này trong khi Android và iOS vẫn đang tiếp tục tăng trưởng phi mã. Nokia bắt tay
Microsoft để hỗ trợ Windows Phone, nhưng hai người không biết bơi nắm tay nhau sẽ
không giúp cả hai cùng nổi. Muốn Windows Phone 7 tìm được chỗ đứng, Microsoft bắt
buộc phải dọn đường cho nó. Đối với Microsoft mà nói, iOS ngã hay Android thất thủ
thì đều có lợi như nhau. Việc ban đầu Microsoft đề nghị bắt tay với Google trước có thể
là một động thái chứng tỏ họ vẫn dè chừng kẻ thù truyền kiếp Apple.
Nhưng khi Google lắc đầu, Microsoft không ngần ngại sát cánh cùng iOS để “dọn
dẹp” Android. Mục tiêu cuối cùng của Microsoft chỉ là gây thiệt hại cho 1 trong 2 đối
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 18/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
thủ của mình mà không nhắm và một ai cụ thể. Chỉ cần iOS hoặc Android bị kìm hãm

đôi chút là Windows Phone sẽ có cơ hội chen chân vào một thị trường đang quá chật
chội.
Microsoft muốn nhân lúc lộn xộn việc bằng sáng chế để “đục nước béo cò”, đây
thực sự là một ngón đòn rất thâm thúy của gã khổng lồ phần mềm, hoàn toàn tương
xứng với kinh nghiệm trên 30 năm chinh chiến trên mặt trận quyền sáng chế.
Còn đối với Apple, ngay từ đầu, Apple đã bày tỏ ý định quyết giành giật số bằng
sáng chế của Nortel với Google. Với số lượng bằng sáng chế của Apple, việc bổ sung
các bằng sáng chế từ Nortel không thực sự quan trọng, ý nghĩa của thương vụ này chỉ
đơn thuần là kéo “vũ khí” ra xa khỏi tầm với của Google. Việc sẵn sàng bắt tay với
Microsoft cho thấy Apple không quá lo ngại về nền tảng Windows Phone èo uột của
hãng này. Việc Apple quyết tâm không để cho Google tiếp cận 6000 bằng sáng chế này
đã cho thấy những nỗ lực của Táo Khuyết trong việc ngăn cản bước tiến của Android.
Rất tiếc cho Android và rất mừng cho iOS là những nỗ lực này cuối cùng cũng thành
công.
Nếu có ai đó từng nghĩ rằng Google thực sự quan tâm đến “sự phát triển” hay lợi
ích của người tiêu dùng, người đó là 1 kẻ rất ngây thơ. Điều duy nhất mà Google quan
tâm đến là việc làm sao để Android có thể trụ vững trước những đơn kiện từ phía Apple
và Microsoft. Và hãng này sẽ chấp nhận làm tất cả để đạt được mục tiêu này, việc cắn
răng bỏ ra 4 tỉ USD cho thương vụ vừa rồi đã chứng minh quyết tâm này của Google.
Và khi những nỗ lực vũ trang thất bại, Google đi 1 nước bài khác để tranh thủ sự ủng hộ
của cộng đồng. Kiếm được càng nhiều sự ủng hộ của cộng đồng thì khi đưa vụ việc ra
tòa, Google càng có cơ may thuyết phục được các thẩm phán rằng Microsoft, Apple
đang bắt tay nhau cạnh tranh không lành mạnh.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 19/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
3.3. Cuộc chiến giữa Apple và Microsoft: không hồi kết
Hơn 25 năm về trước, Apple đã từng giáng 1 đòn choáng váng vào đối thủ truyền
kỳ của mình là I.B.M, hãng máy tính chạy trên hệ điều hành Microsoft. Suốt mùa giải
bóng bầu dục nhà nghề năm 1984 của mỹ, Apple cho chạy một TVC mô tả những máy

tính của I.B.M như những nhạc cụ nhạc nhẽo chỉ biết làm theo hiệu lệnh của nhạc
trưởng. Cho dù chỉ phát 1 lần trên TiVi nhưng
đến nay nhiều người vẫn còn nhắc đến sự kiện
này
Và cho đến ngày hôm nay, Apple tiếp tục đánh
thêm môt quả lớn bằng việc bêu rếu những máy
chạy trên phần mềm của Microsoft. Cũng như
lần trước, Apple vẫn thắng thế, trong khi
Microsoft đang trên đà xuống dốc với những
sản phẩm gây thất vọng và những mẫu quảng
cáo không có khả năng kích động dư luận.
Để cạnh tranh được với Microsoft, Apple đã thực hiện chiến lược “Lợi thế của
người đi trước”. Apple đã tung ra thị trường những sản phẩm: Ipad (01/2010), Iphone 4
(06/2010) và gần đây là Ipad 2 (02/2011). Với kiểu dáng thời thượng thẩm mỹ, phương
tiện truyền thông Apple đã tạo cho người sử dụng sự khác biệt với người xung quanh và
phong cách thẩm mỹ thống nhất và những tính năng độc đáo cùng với chính sách định
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 20/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
giá phù hợp Apple đã nhanh chóng chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng và được
người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. Kết quả là doanh số, lợi nhuận của Apple tăng vọt
qua bảng số liệu sau:
ĐVT: Tỷ USD
Chỉ tiêu
Quý 3
năm 2010
Quý 3
năm 2011
Tỷ lệ %
tăng

Doanh số 15.7 28.57 82%
Lợi nhuận 3.25 7 125%
Về phía Microsoft trước đòn phản công của Apple, Microsoft cũng đã thực hiện
liên kết với Nokia để khẳng định chỗ đứng trên thị trường di động bằng việc ra đời
Microsoft Phone 7, tăng cường nghiên cứu để tung ra thị trường máy tính bảng Courier
để cạnh tranh với Ipad của Apple nhưng đã không nhận được sự chào đón nồng nhiệt
của khách hàng. Với ưu thế cạnh tranh đã được xây dựng từ trước của Apple ở các dòng
sản phẩm: Iphone, Ipad, Ipod có lẽ trong giai đoạn hiện nay Microsoft đã áp dụng chiến
lược Cân bằng Nash âm thầm chấp nhận nhường thị phần di động, máy tính bảng cho
Apple và tăng thị phần ở mảng truyền thống: hệ điều hành để giữ lấy thị phần của mình
trên thị trường.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 21/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Trong khi những công ty về công nghệ khác tiếp tục cắt giảm các khoản ngân sách
quảng cáo để lèo lái qua khỏi thời khủng hoảng trầm trọng và dai dẳng như hiện nay thì
Apple lại công bố trong bản cáo bạch mới đây rằng họ tiếp tục tăng các khoản chi tiêu
nhiều hơn cho marketing và quảng cáo trong 3 tháng cuối năm 2008 so với cùng kỳ năm
trước.
Và việc này giúp cho Apple trở thành nhà quảng cáo về công nghệ lớn thứ 2 thế
giới, chỉ sau Microsoft. Trong suốt 9 tháng đầu năm 2008, chi tiêu dành cho quảng cáo
của Apple vượt qua con số 133 triệu USD, hơn cả ngân sách của HP và IBM cộng lại,
trong khi, doanh thu hàng năm của 2 hãng này gấp 3 lần của Apple - theo kết quả từ
công ty nghiên cứu TNS Media Intelligence. Và Microsoft tiêu tốn đến 191 triệu USD.
“Apple đang cố gắng tranh thủ thời cơ trong thời điểm có nhiều chỉ trích hướng vào
Windows”, Tim Bajarin, Chủ tịch của Creative Strategies, một người theo sát Apple lâu
năm cho biết, “Việc họ chỉ trích Microsoft giống như việc họ bêu rếu những thông điệp
sai sự thật mà Windows cam kết đem đến cho khách hàng”.
Một trong những mẫu quảng cáo nghiên cứu có “Bean Counter” của Apple, họ chế
giễu việc Microsoft chỉ biết tiêu tốn tiền của cho quảng cáo, thay vì họ phải chỉnh sửa

những lỗi kỹ thuật trên sản phẩm của mình.
Qua ví dụ về cạnh tranh quảng cáo của hai gã khổng lồ chúng ta lại thấy hình bóng
trò chơi quảng cáo trong Lý thuyết chò trơi. Bất kể các đối thủ khác như thế nào thì gã
khổng lồ Microsoft vẫn chi một phần lớn trích từ doanh thu để chi phí cho quảng cáo.
Bởi vì, họ nhận ra được quảng cáo là một trong những con đường để đi đến trái tim
khách hàng. Qua ví dụ trên cũng cho chúng ta thấy, trong ma trận kết quả của trò chơi
quảng cáo nếu Apple không quảng cáo hay chi phí cho quảng cáo ít thì Microsoft sẽ
chiếm ưu thế, giành được nhiều thị phần. Tuy nhiên, nhận thức được điều này Apple đã
tập trung cho quảng cáo nhằm tranh giành thị phần với Microsoft.
Về phần Microsoft, họ lên án rằng những hành động của Apple nhằm trả đũa lại
chiến dịch quảng cáo của Microsoft trong thời điềm cuối năm ngoái, với hình ảnh nghệ
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 22/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
sỹ hài lừng danh, Jerry Seinfeld và người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates: từ những
nét riêng biệt so với những con người bình thường còn lại, họ tự hào hô vang: “Tôi là
một chiếc máy tính - I am a PC”
“Tôi nghĩ rằng chúng ta thật sự chưa tốt trong việc phản ứng lại những hành động
chỉ trích lên thương hiệu của mình và càng làm cho viễn cảnh xấu đi”, ông David
Webster, Tổng giám đốc Microsoft cho biết.
Tuy nhiên, Apple trông có vẻ đang thắng thế. Dòng Macintosh đã đạt mức 2% thị
trường trong năm ngoái và đang hướng đến mục tiêu 10% trên thị trường toàn diện về
máy tính cá nhân - công bố từ công ty nghiên cứu Net Applications.
Cuối cùng, trong cuộc chiến giữa 2 gã khổng lồ Microsoft và Apple vẫn chưa thể
đi đến hồi kết phân kẻ thắng người thua.
3.4. Điểm lại các vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã vận dụng trong cuộc chiến:
Qua những phân tích bên trên có thể điểm lại cụ thể một số vấn đề liên quan lý
thuyết trò chơi đã được các Ông trùm trong lĩnh vực thông tin vận dụng:
a)/ Chiến lược ưu thế:
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 23/30

Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép
của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường
mới.
Toàn cầu hóa là một cơ hội phát triển kinh doanh mà các tập đòan lớn trên thế giới
không thể bỏ qua, bởi họ có lợi thế về nguồn lực và là người đi trước họ có lợi thế thông
qua việc đặt ra luật chơi.
Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản
về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào
công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn
hơn.
 Với sự gia tăng không ngừng về Cầu các sản phẩm công nghệ thông tin, dễ
dàng nhận ra Microsoft và Apple cùng có chiến lược ưu thế là quảng cáo nhằm mở
rộng thị phần, và thực tế cả hai đã thực hiện chiến lược này xuyên suốt ba thập kỷ
nay.:
- Microsoft là nhà quảng cáo về công nghệ lớn nhất thế giới với nhiều chiến dịch
quảng cáo lớn.Với mẫu quảng cáo nổi tiếng: “I am a PC” Microsoft thể hiện sự tiên tiến
vốn có về công nghệ và tính thân thiện với môi trường . Microsoft đã biết chú trọng vào
điểm mạnh của mình để quảng bá, và kết quả là họ có mặt và hiện hữu trên toàn thế giới
với những số lượng đáng kinh ngạc (tuy nhiên trong các chiến dịch quảng cáo của mình,
Microsoft cung vấp phải một vài thất bại như mẫu quảng cáo: “Shoe Circus”)
- Apple là nhà quảng cáo về công nghệ thứ 2 thế giới, chỉ sau Microsoft. Kể cả
trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi các công ty công nghệ khác cắt giảm
chi phí quảng cáo thì Apple vẫn kiên định tăng chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo. Apple
đã có chương trình truyền hình quảng cáo năm 1984 dành cho máy Mác là một trong các
chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất mọi thời đại. Một ví dụ khác đó chính là chiến dịch
quảng cáo của Apple với slogan "think different" vào cuối những năm 1990 với các hình
tượng như Albert Einstein và Thomas Edison. Một chiến dịch quảng cáo khác mà Apple
đưa hình ảnh ban nhạc The Beatles cho iTunes được biết trên khắp thế giới. Slogan

GVHD: TS.Hay Sinh Trang 24/30
Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple
Nhóm 8 _Đêm 6_K20
"Mac cạnh tranh PC" là một trong những chương trình tiếp thị được bàn tán
nhiều nhất trong những năm qua. Apple có khả năng khiến cho mọi người tin rằng nó ở
khắp mọi nơi. Và kết quả bây giờ niềm tin đó đã trở thành sự thật
b)/ Lợi thế của người đi trước:
Có thể nói trong lĩnh vực công nghệ, việc quyết định đưa ra một sản phẩm mới để
cung ứng trên thị trường là điều cực kỳ quan trọng, vì một khi một sản phẩm tốt, hợp thời
ra đời thì nó sẽ chiếm ưu thế trên thị trường, và mang lại nhiều lợi thế cho người đi trước.
Do đó, các hãng công nghệ luôn luôn nghiên cứu và không ngừng sáng tạo ra những sản
phẩm mới và những phiên bản mới của chúng một cách nhanh nhất .
* Trước tiên xin trình bày lĩnh vực hệ điều hành:
- Năm 1976, chiếc máy tính đầu tiên của Apple ra đời, đây là bước tiế vượt bậc
trong lịch sử phát triển PC. Năm 1984, Apple cho ra đời Maccintosh – là máy tính cá
nhân đậu tiên được điều khiển bằng chuột với hệ điều hành đồ hoạ với các thư mục được
sắp xếp chi tiết. Đây là một phát minh quan trọng vì lúc đó hệ điều hành Window của
Microsof vẫn chưa ra đời.
 Có thể nói Apple đang có lợi thế của người đi trước , nhưng tiếc thay sản phẩm
này không được đánh giá cao vì giá quá đắt, mặt khácvì Apple đã thiết kế hệ điều
hành riêng , kém tương thích với phần cứng của nhà sản xuất khác
Trong khi đó, Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, hệ điều hành
này có tính năng mở rộng của MS-Dos trong nỗ lực cạnh tranh với Apple, hệ điều hành
này đưoc bán với giá rẻ và quan trọng là nótương thích với mọi hệ thống phần cứng khác
nhau, không phân biệt nhà sản xuất Dell, IBM, HP hay Sony…
- Lúc này người tiêu dùng chuyển sang sử dụng máy tính IBM và các máy tính
khác chạy hệ điều hành của Windows. Từ đấy Microsoft chiếm lĩnh thị trường PC và bỏ
xa Apple. Cho đến 2009, Microsoft đã chiếm lĩnh 91% thị trường hệ điều hành toàn cầu
và dẫn đầu thị trường máy tính suốt 30 năm qua.
GVHD: TS.Hay Sinh Trang 25/30

×