Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.53 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ LAO ĐỘNG Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: /2013/TTLT-GDĐT–LĐTB&XH Hà Nội, ngày tháng năm 2013
DỰ THẢO
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm dạy nghề,
trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao đông -
Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chính
phủ quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008
của Chính phủ quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ
chức sự nghiệp nhà nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa
bàn cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện).
1


CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc thành lập trung tâm mới (trên cơ sở sáp nhập,
tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề) trên địa bàn cấp huyện.
2. Đối tượng áp dụng trong Thông tư này bao gồm:
a) Trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn cấp huyện;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện;
c) Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm từ “thành lập” được hiểu là hình thành một trung tâm mới trên cơ sở
sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp huyện. Nếu
trên địa bàn cấp huyện chưa có cả ba trung tâm nói trên thì “thành lập” được hiểu là
xây dựng một trung tâm mới với đầy đủ các chức năng giáo dục thường xuyên, giáo
dục kỹ thuật - hướng nghiệp và dạy nghề.
2. Cụm từ “tổ chức lại” được hiểu là việc sắp xếp, kiện toàn lại các trung tâm
dưới hình thức sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề vào một trong ba trung tâm nêu
trên để thành lập một trung tâm mới với đầy đủ các chức năng giáo dục thường
xuyên, giáo dục kỹ thuật - hướng nghiệp và dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của
nhiệm vụ quản lý.
Điều 3. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của
địa phương; đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên (học chữ, hướng nghiệp và học
nghề) của nhân dân trên địa bàn cấp huyện.
2. Đảm bảo tăng cường được năng lực giáo dục và dạy nghề của các trung tâm
sau khi sáp nhập, thành lập mới hoặc tổ chức lại và sử dụng nguồn lực đầu tư một

cách hiệu quả.
2
3. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và nhân
viên các trung tâm.
4. Đảm bảo trên địa bàn mỗi huyện có một trung tâm thực hiện đồng thời các
nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
Điều 4. Điều kiện thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Việc thành lập trung tâm mới trên co sở sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm
phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định bằng văn bản.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tự nguyện sáp nhập và tổ chức lại các trung
tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và
trung tâm dạy nghề trên địa bàn quản lý.
3. Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Có phương án
về nhân sự lãnh đạo chủ chốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất để
triển khai thực hiện quyết định tổ chức lại tổ chức.
4. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm
việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi trung tâm
mới được thành lập.
5. Có phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, biên chế, tài chính, tài sản, đất
đai và các vấn đề khác có liên quan.
Điều 5. Các trường hợp thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Đối với những đơn vị cấp huyện tồn tại đồng thời nhiều trung tâm (trung
tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,
trung tâm dạy nghề), Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét để sáp nhập và tổ chức lại thành
một trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
2. Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có hai trong số ba trung tâm, thì sáp
nhập lại thành một trung tâm và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để
trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
3. Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có một trong số ba trung tâm thì chỉ
cần tổ chức lại với việc bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để đảm bảo

trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
4. Đối với những đơn vị cấp huyện chưa có trung tâm nào trong các trung tâm
nói trên thì thành lập một trung tâm thực hiện đồng thời các chức năng giáo dục
thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
3
Điều 6. Trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
Việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chủ
trương và chỉ đạo các cơ quan quản lý thuộc thẩm quyền xây dựng Đề án thành lập,
sáp nhập và tổ chức lại.
2. Cơ quan được phân công chịu trách nhiệm xây dựng Đề án, Tờ trình, Dự
thảo quyết định thành lập trung tâm mới sau khi sáp nhập, giải thể trung tâm cũ. Dự
thảo Quy chế hoạt động của trung tâm.
3. Thẩm tra Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại trung
tâm mới, giải thể trung tâm cũ.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể trung tâm.
5. Tên gọi của trung tâm sau khi thành lập trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại là
Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề (huyện), (sau đây gọi tắt là trung tâm). [phương án
2. Trung tâm Phát triển nhân lực (huyện)].
CHƯƠNG II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI TRUNG TÂM DẠY
NGHỀ, TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ TRUNG TÂM
GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
Mục 1
THÀNH LẬP TRUNG TÂM
Điều 7. Đề án thành lập Trung tâm
1. Đề án thành lập trung tâm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng để trình
cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
2. Nội dung Đề án bao gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập trung tâm;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
c) Loại hình của trung tâm;
4
d) Cơ cấu tổ chức của trung tâm;
đ) Các yếu tố cần thiết bảo đảm cho trung tâm hoạt động; trong đó có dự kiến
về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện cần thiết;
e) Phương án thành lập và lộ trình hoạt động của trung tâm;
g) Kiến nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
Điều 8. Tờ trình thành lập trung tâm
1. Tờ trình thành lập trung tâm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện soạn thảo để
trình Uỷ ban nhân dân tình, thành phố.
2. Nội dung tờ trình đề nghị thành lập trung tâm gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
b) Những nội dung chính của đề án thành lập trung tâm;
c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
3. Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm phải do Chủ tịch uỷ ban nhân dân
huyện ký và đóng dấu theo đúng quy định.
Điều 9. Lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan
1. Cơ quan đề nghị thành lập trung tâm chịu trách nhiệm về việc lấy ý kiến
góp ý bằng văn bản (của sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và Xã
hội, sở Nội vụ, sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan khác) về việc thành lập trung
tâm.
2. Việc lấy ý kiến và tham gia ý kiến của các cơ quan bằng văn bản phải tuân
theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2005 của Chính phủ quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà
nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch.
Điều 10. Thẩm định thành lập tổ chức

1. Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định đối với việc thành lập trung tâm là sở Nội vụ của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
5
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của trung
tâm;
c) Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm theo quy định;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với trung tâm cần thành lập;
đ) Tính khả thi của việc thành lập trung tâm.
3. Văn bản thẩm định do Giám đốc sở Nội vụ ký. Nội dung của văn bản thẩm
định phải bảo đảm đủ cơ sở để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định 1 trong 3 trường hợp sau:
a) Thống nhất việc thành lập trung tâm;
b) Không thống nhất việc thành lập trung tâm;
c) Chưa thành lập trung tâm, cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề trong đề
án.
Điều 11. Thẩm tra thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm
1. Cơ quan thẩm tra
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm tra thủ tục, hồ sơ thành
lập trung tâm.
2. Nội dung thẩm tra
a) Thẩm tra về thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm và hồ sơ thẩm định của sở
Nội vụ;
b) Phân tích, tổng hợp, có ý kiến đánh giá độc lập về nội dung của đề án;
c) Chỉnh lý lần cuối nội dung, thể thức các dự thảo văn bản trình để hoàn tất
trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
Điều 12. Hồ sơ thành lập trung tâm
1. Hồ sơ trình thành lập trung tâm gồm:

a) Đề án thành lập trung tâm;
6
b) Tờ trình về Đề án thành lập trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập trung
tâm (kèm theo), dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trung tâm (đối với việc
thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước);
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trung
tâm;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo
cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập
trung tâm (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định
a) Văn bản thẩm định về dự thảo Quyết định, Tờ trình, Đề án thành lập trung
tâm, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trung tâm;
b) Dự thảo văn bản Quyết định thành lập trung tâm đã được sửa đổi, bổ sung,
hoàn chỉnh theo sự chuẩn bị của cơ quan thẩm định (nếu có).
3. Hồ sơ thẩm tra
a) Báo cáo thẩm tra của cơ quan được giao thẩm quyền thẩm tra về thủ tục, hồ
sơ của cơ quan đề nghị, hồ sơ của cơ quan thẩm định;
b) Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối các văn bản chuẩn bị trong hồ sơ để trình
cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
Điều 13. Quyết định sáp nhập và thành lập trung tâm
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn
bản thẩm định và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy
chế làm việc và các quy định tại Thông tư này để quyết định việc thành lập trung
tâm.
2. Hình thức văn bản của Quyết định thành lập trung tâm phải phù hợp với
thẩm quyền của cơ quan quyết định thành lập.
3. Việc chỉnh lý và hoàn tất lần cuối dự thảo Quyết định thành lập trung tâm
trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức, do cơ quan
được giao chức năng thẩm tra chuẩn bị trên cơ sở dự thảo văn bản tiếp thu, chỉnh lý

của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và ý kiến của cơ quan thẩm định.
7
Mục 2
TỔ CHỨC LẠI TRUNG TÂM
Điều 14. Hồ sơ đề nghị
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại trung tâm dạy nghề hoặc trung tâm
giáo dục thường xuyên, hoặc trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
gồm Đề án và Tờ trình cần nêu rõ:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc bổ sung chức năng nhiệm vụ mới;
b) Xây dựng các phương án về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính,
tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan khi được bổ sung chức năng nhiệm
vụ mới;
c) Quy định tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức
lại trung tâm và thời hạn xử lý các vấn đề.
2. Việc tổ chức thẩm định Tờ trình hồ sơ, tổ chức thẩm tra thủ tục, hồ sơ để
trình cơ quan có thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Tuân thủ nguyên tắc, điều kiện thành lập trung tâm, tổ chức lại được quy
định tại Điều 2, Điều 4, Điều 5 của Thông tư để xây dựng đề án, tờ trình cấp có thẩm
quyền quyết định, soạn thảo dự thảo văn bản quyết định, dự thảo Quy chế hoạt động
của tổ chức, xin ý kiến của cơ quan thẩm định và các cơ quan có liên quan, báo cáo
giải trình tiếp thu ý kiến và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập, tổ chức lại theo quy định tại Thông tư này.
2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai hoạt động sau khi có
quyết định thành lập tổ chức hoặc tổ chức lại.
3. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện quyết định thành lập Trung tâm
hoặc tổ chức lại.

8
Điều 16. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý trung
tâm
1. Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước cho sở Giáo dục và Đào tạo
hoặc cho sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm mới thành lập
hoặc tổ chức lại.
2. Cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa
phương để phân bổ cho các trung tâm mới thành lập hoặc tổ chức lại để thực hiện
chương trình dạy nghề, giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng 5 năm 2013
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu
trách nhiệm thi hành theo thẩm quyền do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Báo cáo tình hình thực hiện và những tác động đến công tác dạy nghề, giáo dục
thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp sau khi sáp nhập thành lập trung tâm mới
hoặc tổ chức lại cho các cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thẩm quyền
quản lý.
9
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

×