Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

thuyết trình môn học kế toán quốc tế ias 37 + ias 38 tài sản vô hình các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.76 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Thuyết trình môn học Kế toán quốc tế
IAS 37 + IAS 38
TÀI SẢN VÔ HÌNH
CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, TÀI SẢN VÀ NỢ
TIỀM TÀNG
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giảng đường KI – B511 – Sáng thứ 4
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
MỤC LỤC
Chương 1: IAS 37 3
1. Tổng quan về nợ phải trả, dự phòng phải trả, nợ tiềm tàng 3
2. Đánh giá các khoản dự phòng phải trả 6
3. Dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn 6
4. Các khoản dự phòng tái cơ cấu 6
5. Công bố các khoản dự phòng phải trả 7
Bài tập tình huống 11
Câu hỏi trắc nghiệm 14
Chương 2: IAS 38 19
1. Định nghĩa 19
2. Điều kiện ghi nhận và đo lường giá trị tài sản vô hình 19
3. Ghi nhận chi phí 26
4. Đo lường giá trị tài sản sau khi ghi nhận ban đầu 30
5. Thời gian sử dụng hữu ích 33
6. TS vô hình có thời gian sử dụng hữu ích giới hạn 33
7. TS vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không xác định 34
Câu hỏi trắc nghiệm 34
Bài tập tình huống 35
2 | P a g e


IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
IAS 37
CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, TÀI SẢN VÀ
N TIỀM TÀNG
Nội dung chính:
1. Tổng quan về nợ phải trả, dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng ( định nghĩa, điều kiện ghi
nhận, phân biệt).
2. Đánh giá các khoản dự phòng phải trả.
3. Các hợp đồng có rủi ro lớn.
4. Các khoản dự phòng tái cơ cấu.
5. Cơng bố.
1. Tổng quan về nợ phải trả, dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng:
a. Nhắc lại về định nghĩa:
- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của một doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã
xảy ra, việc thanh tốn sẽ làm giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
- Dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả khơng chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
b. Phân biệt nợ phải trả, dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng:
• Phân biệt giữa nợ phải trả và các khoản dự phòng: tình trạng khơng chắc chắn có liên
quan đến thời gian và giá trị thanh tốn.
• Phân biệt giữa nợ tiềm tàng với dự phòng phải trả:
3 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM

Ví dụ 1: Sau một đám cưới năm 20X0 thì đã có 10 người chết, có lẽ do ngộ độc thức ăn từ sản
phẩm bán bởi cty X. Những thủ tục pháp lý đã bắt đầu tìm kiếm thiệt hại do cty X gây ra, nhưng
vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho đến ngày duyệt BCTC năm 20X0 thì luật sư của cty cho lời khuyên
rằng nhiều khả năng công ty sẽ không bị dính dáng nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên đến ngày duyệt
BCTC năm 20X1, do những diễn biến mới trong vụ tranh cãi, luật sư đã khuyên cty rằng có

nhiều khả năng công ty sẽ bị dính dáng nghĩa vụ pháp lý
Phương pháp xử lý kế toán như thế nào:
1) Cuối năm tài chính 20X0?
2) Cuối năm tài chính 20X1?
Trả lời:
1) Tại ngày 31/12/X0
4 | P a g e
IAS 37 & IAS 38


Không
Ước tính một
cách đáng tin
cậy?
BẮT ĐẦU
Nghĩa vụ nợ
hiện tại là kết
quả của sự
kiện quá khứ
Có khả năng
tồn tại nghĩa
vụ nợ không

Khả năng có
rất thấp
không?

Lập dự phòng nợ
phải trả
Lập dự phòng nợ

phải trả

Không/ hiếm khi
Không
Công bố nợ tiềm tàng
Có khả năng
giảm lợi ích
kinh tế?
Không

Không làm gì cảKhông làm gì cả
Không làm gì cả
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
- Không cần ghi nhận dự phòng. Công ty có thể thuyết minh với vai trò là một
khoản nợ tiềm tàng.
2) Tại ngày 31/12/X1: Cần ghi nhận 1 khoản dự phòng do đã phát sinh nghĩa vụ hiện tại.
Ví dụ 2: Một tập đoàn dầu khí gặp phải sự cố tràn dầu. Trong quá khứ khi xảy ra các sự
kiện tương tự, các công ty thường dàn xếp với nhà quản lý môi trường và thanh toán một
khoản tiền khổng lồ để tránh kiện tụng. Luật sư của tập đoàn khuyên rằng không có điều
khoản luật nào yêu cầu công ty phải trả tiền cho sự cố tràn dầu. Về phía Quốc hội, hiện
đang xem xét việc ban hành Luật, bộ luật này sẽ mất ít nhất 1 năm để được thông qua kể
từ ngày xảy ra sự cố. Tuy nhiên trong chính sách chung về môi trường, công ty nêu rất rõ
ý thức trách nhiệm đồng thời công nhận sẽ đền bù bất kỳ tổn thất nào xảy ra. Từ đó 1 vấn
đề nảy sinh: khoản chi phí bồi thường liên quan đến sự cố tràn dầu là dự phòng phải trả
hay nợ tiềm tàng của công ty?
-Đây chính là một nghĩa vụ ngầm hiểu, do đó phải lập 1 khoản dự phòng.
Ví dụ 3: Công ty BestBye đang đối phó với 3 vụ kiện sau:
a. Sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa của Best-Buy. Best-Buy khởi kiện yêu cầu bồi
thường là 100 triệu USD. Chuyên gia tư vấn pháp luật nhận định rằng Best-Buy khó
có khả năng thắng kiện  không làm gì cả.

b. Không chi trả các khoản thanh toán khi kết thúc hợp đồng lao động cho 200 nhân
viên bị thôi viêc mà không đưa ra bất kỳ lí do nào. Các nhân viện đã khởi kiện tập thể
đòi bồi thường 5 triệu USD. Luật sư công ty đã đánh giá có khả năng phải bồi
thường, nhưng giá trị ước tính hợp lý nếu nguyên đơn thắng kiện chỉ là 2 triệu USD
 cần phải lập 1 khoản dự phòng 2 triệu USD .
c. Phá hoại môi trường cụ thể là đã đổ chất thải xuống dòng sông, các nhà môi trường
yêu cầu 1 khoản tiền bồi thường chưa xác định được. Tuy nhiên tư vấn viên nhận
định mặc dù có thể phát sinh 1 nghĩa vụ ngầm hiểu nhưng không có bất kỳ điều luật
hiện hành nào bắt buộc công ty phải chi trả cho hành động làm ô nhiễm môi trường
đó  công bố 1 khoản nợ tiềm tàng .
2. Đánh giá các khoản dự phòng phải trả:
 Sự ước tính hợp lý nhất.
Ví dụ: Đại lý phân phối xe hơi sở hữu 1 xưởng dịch vụ bảo hành. Để chuẩn bị cho
việc lập báo cáo tài chính, họ cần ước tính chi phí dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm. Dữ liệu quá khứ của công ty được thể hiện qua các dữ kiện sau:
• 60% số lượng xe được bán trong năm không có yêu cầu bảo hành.
• 25% số xe bán ra mắc lỗi bình thường.
• 15% số xe bán ra có lỗi nghiêm trọng.
5 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Biết rằng chi phí để sửa chữa 1 xe có lỗi thông thường là 10.000 USD, lỗi nghiêm
trọng là 30.000 USD.
Giá trị ước tính chi phí sửa chữa là:
(60% x 0) + (25% x 10.000) + (15% x 30.000) = 7.000 (USD).
 Rủi ro
 Giá trị hiện tại
 Các sự kiện xảy ra trong tương lai
 Thanh lý các tài sản dự tính
 Các khoản bồi hoàn

 Thay đổi và sử dụng các khoản dự phòng phải trả.
3. Áp dụng việc ghi nhận và các nguyên tắc đánh giá các hợp đồng có rủi ro lớn:
1 khoản dự phòng cần phải được ghi nhận.
Việc ký kết 1 hợp đồng rủi ro lớn có thể làm phát sinh 1 nghĩa vụ hiện tại.
Ví dụ: Nhà máy thủy điện Đa Nhim ký kết hợp đồng cung cấp nước với giá thấp hơn giá
mà nhà cung cấp này dự tính thu được. Chi phí thực hiện hợp đồng là 5 tỷ đồng. Tuy
nhiên nếu không hoàn thành hợp đồng, nhà máy phải bồi thường khoản tiền phạt là 4 tỷ
đồng. Khi lập dự phòng phải trả, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp) 4 tỷ đồng
Có TK 352 (Dự phòng phải trả) 4 tỷ đồng
4. Áp dụng việc ghi nhận và nguyên tắc đánh giá các khoản dự phòng tái cơ cấu:
Điều kiện ghi nhận:
a) Nghĩa vụ hiện tại.
b) Chỉ bao gồm những chi phí trực tiếp và cần thiết do tái cơ cấu, không liên
quan đến hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp.
c) Nếu việc tái cơ cấu liên quan đến việc nhượng bán 1 hoạt động kinh doanh,
nghĩa vụ chưa phát sinh cho đến khi doanh nghiệp đã cam kết bằng thỏa thuận
có tính chất ràng buộc về việc bán hoạt động kinh doanh đó.
Ví dụ: Công ty MaHan chuẩn bị chuyển nhà máy của họ từ khu vực hiện tại
đến khu công nghiệp mới được ưu đãi đầu tư (miễn các nghĩa vụ và thuế). Để
nhận được giấy phép ưu đãi từ sự cho phép của chính phủ, công ty phải
chuyển đến địa điểm mới trước khi kết thúc năm. Hợp đồng thuê địa điểm
hiện tại không được hủy ngang và còn 2 năm nữa kể từ cuối năm nay, tiền
thuê hiện tại là 100.000 USD/ năm. Lãi suất chiết khấu được áp dụng là 10%.
Hiện giá của chi phí tái cơ cấu là:
Ví dụ: Ban giám đốc công ty Nikee tại cuộc họp ngày 15/12/20X0 quyết định
đóng cửa các chi nhánh ở Trung Quốc và chuyển các nhà máy sản xuất sang Việt
6 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM

Nam. Một kế hoạch chi tiết chính thức về vấn đề chuyển nhà máy đã được công bố.
Thư ngỏ đã được gửi đến khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên. Ngoài ra, ban giám
đốc cũng đã tổ chức 1 cuộc họp để thảo luận các vấn đề chi tiết của kế hoạch.
Những hành động trên của Ban giám đốc đã tạo ra 1 nghĩa vụ ngầm định cho việc lập
dự phòng tái cơ cấu.
5. Công bố các khoản dự phòng phải trả
a) Số dư đầu và cuối kỳ.
b) Số dự phòng tăng do trích lập trong kỳ.
c) Số tiền đã sử dụng.
d) Số tiền không sử dụng đến tuy đã lập dự phòng trong kỳ.
e) Việc tăng trong kỳ về số tiền đã chiết khấu theo thời gian và ảnh hưởng của bất kỳ sự
thay đổi nào theo tỷ lệ chiết khấu.
Ví dụ: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn LVMH ( Louis Vuiton):
FINANCIAL DOCUMENTS - DECEMBER 31, 2013
CONSOLIDATED BALANCE SHEET
ASSETS Notes 2013 2012 (*) 2011 (*)
(EUR millions)
Brands and other intangible assets 3 11,458 11,510 11,482
Goodwill 4 9,959 7,806 6,957
Property, plant and equipment 6 9,602 8,769 8,017
Investments in associates 7 152 163 170
Non-current available for sale financial
assets
8 7,080 6,004 5,982
Other non-scurrent assets 9 432 519 478
Deferred tax 909 954 760
Non-current assets 39,592 35,725 33,846
Inventories and work in progress 10 8,586 8,080 7,510
Trade accounts receivable 11 2,189 1,985 1,878
Income taxes 235 201 121

Other current assets 12 1,851 1,811 1,455
7 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Cash and cash equivalents 14 3,221 2,196 2,303
Current assets 16,082 14,273 13,267
Total assets 55,674 49,998 47,113
LIABILITIES AND EQUITY Notes 2013 2012 (*) 2011 (*)
(EUR millions)
Share capital 15.1 152 152 152
Share premium account 15.1 3,849 3,848 3,801
Treasury shares and LVMH-share settled
derivatives
15.2 (451) (414) (485)
Cumulative translation adjustment 15.4 (8) 342 431
Revaluation reserves 3,900 2,731 2,637
Other reserves 15,817 14,341 12,770
Net profit, Group share 3,436 3,424 3,065
Equity, Group share 26,695 24,424 22,371
Minority interests 17 1,028 1,084 1,055
Total equity 27,723 25,508 23,426
Long-term borrowings 18 4,159 3,836 4,132
Non-current provisions 19 1,755 1,756 1,530
Deferred tax 3,934 3,960 3,925
Other non-current liabilities 20 6,403 5,456 4,506
Non-current liabilities 16,251 15,008 14,093
Short-term borrowings 18 4,688 2,976 3,134
Trade accounts payable 3,308 3,134 2,952
Income taxes 382 442 443
Current provisions 19 322 335 349

Other current liabilities 21 3,000 2,595 2,716
8 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Current liabilities 11,700 9,482 9,594
Total liabilities and equity 55,674 49,998 47,113
SELECTED NOTES TO THE
CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS
19. PROVISIONS
(EUR millions) 2013 2012 (*) 2011 (*)
Provisions for pensions, medical costs and similar
commitments
455 519 413
Provisions for contingencies and losses 1,279 1,219 1,096
Provisions for reorganization 21 19 21
Non-current provisions 1,755 1,756 1,530
Provisions for pensions, medical costs and similar
commitments
3 13 11
Provisions for contingencies and losses 289 282 294
Provisions for reorganization 30 40 44
Current provisions 322 335 349
Total 2,077 2,091 1,879
(*) The balance sheets as of December 31, 2012 and 2011 have been restated to reflect the
retrospective application as of January 1, 2011 of IAS 19 Employee Benefits as amended. See
Note 1.2.
In fiscal year 2013, the changes in provisions were as follows:
(EUR millions) Dec.
31,
2012

(*)
Increa
ses
Amou
nts
used
Amou
nts
releas
ed
Chan
ges in
the
scope
of
conso
Other
items
(inclu
ding
transl
ation
Dec.
31,
2013
9 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
lidati
on

adjust
ment)
Provisions for pensions,
medical costs and similar
commitments
532 91 (83) (4) 15 (93) 458
Provisions for contingencies
and losses
1,501 307 (88) (126) (6) (20) 1,568
Provisions for reorganization 58 21 (24) (6) 2 - 51
Total 2,091 419 (195) (136) 11 (113) 2,077
Of which: profit from
recurring operations
net financial income (expense)
other
221
-
198
(163)
-
(33)
(42)
-
(94)
CASE STUDY AND MULTIPLE CHOICE
Case Study 1:
Đề:
Tập đoàn dầu khí Excellent là doanh nghiệp thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi biển đảo
quốc Excessoil .Họ có một đội ngũ chuyên gia làm việc trên khắp thế giới. Mặc dù rất nỗ lực,
nhưng đã có một vụ tràn dầu nghiêm trọng gây sự chú ý của các phương tiện truyền thông.Các

nhà môi trường đã lên tiếng phản đối và công ty đã mời luật sư tham gia tư vấn cho họ về hậu
quả pháp lý. Trong quá khứ, khi xảu ra các sự kiện tương tự, các công ty dầu khí thưởng giàn
xếp với các nhà quản lý môi trường, và thanh toán một khoản tiền lớn nhằm tránh các vụ kiện
tụng. Các luật sư của Excellent nói rằng không có điều khoản nào của luật pháp đảo quốc
Excessoil yêu cầu công ty phải trả tiền cho sự cố tràn dầu.
Quốc hội của đảo quốc này hiện đang xem xét việ ban hành Luật mới, nhưng bộ luật này sẽ
mất ít nhất 1 năm để được thông qua kể từ ngày xảy ra sự cố tràn dầu. Tuy nhiên trong chính
sách chung về môi trường, Excellent có nêu rõ công ty rất có ý thức trách nhiệm hướng về môi
trường và sẽ đền bù bất kì tổn thất nào mà có thể xảy ra từ việc thăm dò khai thác dầu. Chính
sách này đã được công bố rộng rãi, và giám đốc diều hành đã chính thức công nhận chính sách
này trong một cuốc họp với công chúng khi được hổi về vấn đề này.
10 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Yêu cầu:
Trường hợp trên của công ty Excellent có tạo nên nghĩa vụ cho họ phải lập 1 khoản dự phòng
cho cho chi phí phải trả đề giải quyết sự cố tràn dầu hay không?
Trả lời:
Tuy về mặt pháp lý không có cơ sỏ chứng tỏ công ty phải chi trả khoản này, không hình
thành nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên ở đây đã hình thành nghĩa vụ ngầm hiểu: “Excellent có nêu rõ
công ty rất có ý thức trách nhiệm hướng về môi trường và sẽ đền bù bất kì tổn thất nào mà có
thể xảy ra từ việc thăm dò khai thác dầu. Chính sách này đã được công bố rộng rãi, và giám đốc
diều hành đã chính thức công nhận chính sách này trong một cuốc họp với công chúng khi được
hổi về vấn đề này”. Nên ở đây trích lập một khoản dự phòng là hợp lý.
Casestudy 2:
Đề:
Đại lý phân phối xe hơi sở hữu 1 xưởng dịch vụ bảo hành. Để chuẩn bị cho việc
lập báo cáo tài chính, họ cần ước tính chi phí dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm. Dữ liệu quá khứ của công ty được thể hiện qua các dữ kiện sau:
• 60% số lượng xe được bán trong năm không có yêu cầu bảo hành.

• 25% số xe bán ra mắc lỗi bình thường.
• 15% số xe bán ra có lỗi nghiêm trọng.
Biết rằng chi phí để sửa chữa 1 xe có lỗi thông thường là 10.000 USD, lỗi nghiêm
trọng là 30.000 USD.
Yêu cầu:
Hãy ước tính giá trị cần dự phòng cho bảo hành vào cuối năm nay.
Trả lời:
Từ số liệu trên, giá trị ước tính chi phí sửa chữa trong trường hợp này sẽ là:
(60% x 0) + (25% x 10.000) + (15% x 30.000) = 7.000 (USD).
Casestudy 3:
Đề:
Tập đoàn XYZ đã sẵn sàng để di dời nhà máy của họ ra khỏi vị trí hiện tại đến
một khu công nghiệp mới được ưu đãi đầu tư của chính quyền cho các nàh sản xuất.
như một phần thưởng khuyến khích cho việc di dời đến vùng mậu dịch tự do Để nhận
được giấy phép ưu đãi từ sự cho phép của chính phủ, và để tiết kiệm chi phí ( vì sẽ
không bị đánh thuế trong vùng mậu dịch tự do), công ty phải chuyển đến địa điểm
mới trước khi kết thúc năm. Hợp đồng thuê địa điểm hiện tại không được hủy ngang
và còn 2 năm nữa kể từ cuối năm nay, tiền thuê hiện tại là 100.000 USD/ năm.
11 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Yêu cầu:
Nếu cần hãy đưa ra lời khuyên cho tập đoàn XYZ khoản tiền mà họ phải trả vào
cuối năm theo nghĩa vụ hợp đồng.
Trả lời:
Vì hợp đồng không thể hủy ngang nên dù có chuyển đi khỏi thì công ty vẫn phải
trả khoản tiền thuê theo hợp đồng trong sốt 2 năm còn lại của hợp đồng là
200,000USD.
Giả sử đề có cho lãi suất chiết khấu thì khoản tiền này có thể triết khấu theo lãi
suất chiết khấu đã cho.

Casestudy 4:
Đề:
Tại cuộc họp được tổ chức vào 15/10/20X1, hội đồng quản trị của công ty ABC
đã quyết định đóng của một chi nhánh nước ngoài của công ty và dỡ bỏ hoạt động
quốc tế để rồi củng cố hoạt động nội địa. Một kế hoạch chi tiết chính thức cho việc dỡ
bỏ hệ thống hoạt động ở nước ngoài cũng đã được đưa ra và nhận được sự đồng ý của
hội đồng quản trị trong cuộc họp. Thư ngỏ đã được gửi đến các khách hàng, các nhà
cung cấp và nhân viên sớm nhất ngay sao đó. Cuộc họp đã được triệu tập để thảo luận
1 số vấn đề của kế hoạch chính thực để chấm dứt hoạt động ở nước ngoài và đại diện
của tất cả các thành phần liên quan đã có mặt trong buổi họp này.
Yêu cầu: Những hành động của Hội đồng quản trị có cấu thành nghĩa vụ cần
thiết để lập dự phòng tái cấu trúc hay không!?
Trả lời: Dựa vào đề bài ta có:
+Đã có kế hoạch chính thức chi tiết, đã được duyệt.
+Đã thông bào chính thức bằng văn bản, và họp bảo.
+ Không có dấu hiệu kiện tụng, phẩn kháng của các thành phần liên quan.
 Trích dự phòng tái cấu trúc tại thời điểm này là hợp lý.
Case Study 5:
Đề:
Một công ty vận chuyển của Singapore bị mất một đơn vận chuyển hàng hóa
trị giá 5.000.000 $ đến Úc. Tuy nhiên, đơn hàng này đã được bảo hiểm. Theo báo
cáo của các giám định viên số tiền có thể thu lại được tùy thuộc vào các khoản
được khấu trừ (ví dụ, 10% yêu cầu bồi thường) trong hợp đồng bảo hiểm. Trước
12 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
khi kết thúc năm, các công ty vận chuyển nhận được một bức thư từ công ty bảo
hiểm nhắc nhở kiểm tra thư điện tử về việc bồi thường 90%.
Công ty vận tải quốc tế đã giao cho công ty vận chuyển thực hiện việc cung
cấp hàng hóa ở nước ngoài đã đệ đơn kiện đòi 5 triệu USD và tuyên bố giá trị

hàng hóa đã bị mất trên biển cả cùng với thiệt hại do việc chậm trễ là 2 triêu USD.
Theo luật sư của công ty vận chuyển, rất có thể công ty vận chuyển phải trả 5
triệu USD, nhưng việc chi trả 2 triệu USD theo tuyên bố của công ty giao nhận
vận tải quốc tế là rất khó xảy ra vì sự mất mát này đã được loại trừ trong hợp
đồng giao nhận vận tải.
Yêu cầu:
Khoản dự phòng hoặc công bố nào mà công ty nên tiến hành trích lập vào
cuối năm?
Trả lời:
Vì luật sư của công ty đã tuyên bỗ khoản bồi thường do chậm trễ 2 triêu USD
là khó xảy ra nên khoản này công ty không trích lập dự phòng. Còn lại khoản tiền
bồi thường 5 triêu USD là gần như chắc chắn phải trả nên sẽ trích lập khoản này.
Tuy nhiên, công ty đã nhận được thông báo của công ty bảo hiểm sẽ bồi thường
90% nên khoản trích lập sẽ là : 5,000,000*10% = 500,000 USD
MULTIPLE CHOICE
Phần dịch
Câu 1:Theo IAS 37 khi nào thì “khoản dự phòng” được ghi nhận?
(a) Khi có một nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ, khó có khả năng
làm giảm sút nguồn lực, và có thể ước tính một cách đáng tin cậy khoản tiền để thực hiện
nghĩa vụ.
(b) Khi có một nghĩa vụ ngầm định là kết quả của những sự kiện trong quá khứ, làm giảm
sút nguồn lực, và có thể ước tính một cách đáng tin cậy khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ.
(c) Khi có một nghĩa vụ có thể phải thực hiện phát sinh từ những nghiệp vụ xảy ra trong quá
khứ làm giảm nguồn lực, xác định được một khoản xấp xỉ để thực hiện nghĩa vụ.
(d) Khi nhà quản trị cho rằng một khoản dự phòng được trích lập là cần thiết cho những tình
huống không thể dự đoán được và cho rằng sẽ có đủ lợi nhuận trong năm nay nhưng năm
sau sẽ bị lỗ.
Câu 2: Tập đoàn Amazone vừa nhận được thông báo pháp lý vào ngày 15/10/20X1 bởi cơ quan
bảo vệ môi trường của địa phương để kiểm soát khói bụi phát sinh từ nhà máy của họ trước ngày
13 | P a g e

IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
30/06/20X2. Chi phí để kiểm soát khói bụi của nhà máy ước tình là $250.000. Tập đoàn
Amazone nên giải quyết vấn đề này trên báo cáo tài chính vào ngày 31/12/20X1 như thế nào?
(a) Ghi nhận một khoản dự phòng $250.000 trên báo cáo tài chính vào ngày 31/12/20X1.
(b) Ghi nhận một khoản dự phòng $125.000 trên báo cáo tài chính vào ngày 31/12/20X1, vì
50% khoản tiền ước tính được ghi nhận vào BCTC năm sau- ngày 31/12/20X2.
(c) Bởi vì tập đoàn Amazone có thể tránh được các chi phí trong tương lai bằng cách thay
đổi các phương pháp hoạt động và vì thế không có nghĩa vụ hiện tại nào cho các chi phí
trong tương lai, không yêu cầu dự phòng vào ngày 31/12/20X1 nhưng cũng như một
nghĩa vụ có thể xảy ra, nhưng phải công bố trên bản thuyết minh BCTC vào ngày
31/12/20X1.
(d) Không ghi nhận trên BCTC vào ngày 31/12/20X1 cũng như không công bố khoản tiền
$250.000.
Câu 3: Một đối thủ cạnh tranh kiện công ty về việc vi việc vi phạm bằng sáng chế. Khoản tiền
mà công ty có thể phải trả cho đối thủ cạnh tranh nếu như họ thắng trong vụ kiện được xác định
một cách đáng tin cậy, theo như phòng luật sư thì có rất ít khả năng làm giảm nguồn lực của
công ty nếu như phải thực hiện nghĩa vụ. Vào cuối năm công ty xử lý:
(a) Ghi nhận khoản dự phòng cho nghĩa vụ có thể xảy ra.
(b) Công bố nghĩa vụ phải thực hiện trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
(c) Không ghi nhận dự phòng cũng không công bố và đợi cho đến khi có quyết định cuối
cùng của vụ kiện, nếu có bất kì khoản chi phí phải trả nào sau đó.
(d) Các khoản dự phòng, dự trữ phụ thuộc đánh giá tốt nhất của nợ phải trả.
Câu 4: Một nhà máy thuộc sở hữu của tập đoàn XYZ đã cháy. Tập đoàn XYZ đã yêu cấu công
ty bảo hiểm một khoản bồi thường cho giá trị của nhà máy, đất đai và một khoản tiền bằng với
lợi nhuận ròng trong một năm. Trong suốt năm đó, có một số cuộc họp với các đại diện của công
ty bảo hiểm. Cuối cùng, trước khi kết thúc năm, quyết định đưa ra là tập đoàn XYZ sẽ nhận được
một khoản tiền bồi thường bằng với 90% yêu cầu. Tập đoàn XYZ nhận được giấy bào về khoản
tiền đã được thanh toán qua mail, nhưng đến cuối năm thì vẫn chưa nhận được. Tập đoàn XYZ
nên xử lý thế nào trên báo cáo TC:

(a) Công bố tài sản tiềm tàng trên thuyết minh BCTC.
(b) Chờ cho đến năm sau khi mà khoản thanh toán đã chắc chắn nhận được và không ghi
nhận hoặc công bố khoản tiền này vì tại cuối năm nó là tài sản tiềm tàng
(c) Bởi vì việc thanh toán khoản bồi thường được thông báo qua thư từ công ty bảo hiểm nên
cũng khẳng định các khoản thanh toán 90% theo yêu cầu đã được kiểm tra trên thư điện
tử, ghi nhận 90% khoản bồi thường theo yêu cầu như là một khoản phải thu và nó được
đánh giá gần như là một tài sản tiềm tàng sẽ nhận được.
(d) Bởi vì việc thanh toàn khoản bồi thường được thông báo qua thư từ công ty bảo hiểm nên
cũng khẳng định các khoản thanh toán 90% theo yêu cầu đã được kiểm tra trên thư điện
tử, ghi nhận 100% khoản bồi thường theo yêu cầu như là một khoản phải thu vào cuối
14 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
năm và nó được đánh giá gần như là một tài sản tiềm tàng sẽ nhận được, và điều chỉnh
10% vào năm sau khi khoản thanh toán thực sự nhận được.
Câu 5: Vào ngày 15/10/20XX, HĐQT của tập đoàn ABC quyết định giải thể hoạt động kinh
doanh quốc tế ở Viễn đông và chuyển về Úc. Quyết định này dựa trên một kế hoạch chi tiết
chính thức về việc tái cấu trúc theo yêu cầu của IAS 37. Quyết định này đã được thông báo cho
tất cả nhân viên và các nhà quản trị tại trụ sở chính ở châu Âu. Chi phí tái cấu trúc công việc
kinh doanh ở Viễn đông cho mỗi kế hoạch chi tiết là $2.000.000. Tập đoàn ABC nên giải quyết
việc tái cấu trúc này trên báo cáo tài chính của họ ngày 31/12/20XX như thế nào:
(a) Bởi vì tập đoàn ABC chưa công bố việc tái cấu trúc đến các thành phần bị ảnh hưởng bởi
quyết định này nên chưa phát sinh kỳ vọng rằng công ty sẽ thực hiện tái cấu trúc (cũng
như là không có một nghia vụ ngầm định phát sinh), chỉ công bố việc tái cấu trúc và chi
phí tái cấu trúc là $2.000.000 trên bảng thuyết minh BCTC.
(b) Ghi nhận dự phòng cho việc tái cấu trúc từ khi hội đồng quản trị tán thành và nó được
công bố tại trụ sở chính của tập đoàn ABC ở châu Âu.
(c) Đề cập đến quyết định tái cấu trúc và chi phí liên quan ở trong báo cáo nội bộ hàng năm
vì nó là quyết định của ban giám đốc.
(d) Bởi vì việc tái cấu trúc chưa được tiến hành trước khi kết thúc năm, dựa trên nguyên tắc

thận trọng, không ghi nhận gì trên BCTC cho tới năm sau.
Câu 6: Chuẩn mực quốc tế IAS 37 định nghĩa khoản dự phòng như là:
(a) Một khoản nợ mà phải thực hiện theo quy định.
(b) Một khoản nợ mà không phải thực hiện theo quy định.
(c) Các khoản nợ không xác định được thời hạn và số lượng.
(d) Một khoản làm giảm số dư tài sản.
Câu 7: Để một điều khoản được ghi nhận trong báo cáo tài chính cssủa một công ty , điều cần
thiết là :
(a)Công ty có nghĩa vụ nợ hiện tại
(b) Công ty có nghĩa vụ pháp lý
(c) Công ty có một nghĩa vụ ngầm định
(d) Là một dòng chảy của lợi ích kinh tế sẽ được yêu cầu
Câu 8: Số lượng dự phòng là " ước tính tốt nhất " của chi phí cần thiết để giải quyết nghĩa vụ
liên quan. Ước tính này :
( a) Luôn luôn cần được chiết khấu về giá trị hiện tại
15 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
(b) Không được điều chỉnh để phản ánh các sự kiện trong tương lai có thể ảnh hưởng đến
lượng chi phí cần thiết , có hay không thì những sự kiện đó có khả năng xảy ra
(c) Phải luôn luôn được thực hiện trên cơ sở được tư vấn từ các chuyên gia độc lập
(d) Nên là số tiền hợp lý sẽ được trả tiền để giải quyết hoặc chuyển giao nghĩa vụ

Câu 9 : Nếu một điều khoản liên quan đến một số lượng lớn các mặt hàng , số lượng cung
cấp nên được tính như sau:
(a) Chi phí tối đa mà có thể có thể được yêu cầu để giải quyết các nghĩa vụ
(b) Giá trị dự kiến của các chi phí được yêu cầu để giải quyết các nghĩa vụ
(c) Chi phí tối thiểu mà có thể có thể được yêu cầu để giải quyết các nghĩa vụ
(d) Giá trị hiện tại của chi phí tối đa có thể được yêu cầu để giải quyết các nghĩa vụ
Câu 10: Một khoản dự phòng nên được ghi nhận trong quan hệ với: (a) các khoản lỗ của các

hoạt động kinh doanh trong tương lai, (b) hợp đồng có rủi ro lớn.
a. (a) Sai (b) Đúng
b. (a) Đúng (b) Sai
c. (a) Đúng (b) Đúng
d. (a) Sai (b) Sai
Phần đáp án
Câu 1: đáp án B
Câu A sai ở chỗ “more than remote but less than propable”- nhìn theo sơ đồ thì chỗ này sẽ dẫn
tới Nợ tiềm tàng
Câu C sai ở chỗ “possible obligation”- phải là “present obligation- nghĩa vụ hiện tại”
Câu D sai ở chỗ đây là những khoản lỗ trong tương lai, nó không thỏa điều kiện ghi nhận Nợ
phải trả và đương nhiên không thể nào ghi vào Dự phòng
Câu 2: đáp án C
Câu 3: đáp án B
16 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Dựa vào cụm từ “less than propable but more than remote” để xác định chỉ cần thuyết minh về 1
khoản nợ tiềm tang
Câu 4: đáp án C
Câu 5: đáp án B
Công ty đã có một kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng cũng như làm phát sinh một sự kỳ vọng ở nhân
viên nên có thể ghi nhận nó là một khoản Nợ phải trả (câu A và D sai), tuy nhiên khoản Nợ phải
trả này không chắc chắn về thời gian (uncertain timing) nên phải ghi nhận là khoản Dự phòng
Câu 6: đáp án C (lý thuyết )
Câu 7: đáp án A
Dựa vào định nghĩa ta thấy câu A là đúng nhất, “nghĩa vụ hiện tại” có thể là nghĩa vụ pháp lý
(câu B) hay nghĩa vụ ngầm hiểm (câu C)
Câu D sai chỗ “possible”
Câu 8: đáp án D

The amount recognised as a provision should be the best estimate of the expenditure required to
settle the present obligation at the balance sheet date, that is, the amount that an entity would
rationally pay to settle the obligation at the balance sheet date or to transfer it to a third party
Câu 9: đáp án B
Câu 10 : đáp án A
IAS 38
TÀI SẢN VÔ HÌNH
Nội dung chính:
1. Định nghĩa
2. Điều kiện ghi nhận và đo lường giá trị tài sản vô hình
3. Ghi nhận chi phí
4. Đo lường giá trị tài sản sau khi ghi nhận ban đầu
5. Thời gian sử dụng hữu ích
6. TS vô hình có thời gian sử dụng hữu ích giới hạn
17 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
7. TS vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không thể xác định
1. Định nghĩa
Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể xác định và không có hình thái vật chất.
Đặc điểm cơ bản của tài sản vô hình
- Tài sản là nguồn lực có thể kiểm soát và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp
- Không có hình thái vật chất.
- Có thể xác định được.
1.1 Khả năng kiểm soát và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Doanh thu từ việc bán sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí hoặc những lợi ích khác từ
việc sử dụng tài sản.
- Kiểm soát
+ Nắm được lợi ích kinh tế tỏng tương lai từ tài sản.

+ Ngăn chặn được các đối tượng khác tiếp cận nguồn lợi này.
+ Khả năng kiểm soát được đảm bảo bằng pháp luật hoặc bằng các cách khác.
1.2 Tài sản đáp ứng điều kiện có thể xác định được khi:
- Tài sản đó tách biệt: có thể tách rời khỏi doanh nghiệp để bán, trao đổi, chuyển nhượng,
cấp phép, cho thuê một cách riêng biệt hoặc cùng với tài sản, nợ phải trả và hợp đồng thuê có
liên quan.
- Tài sản có nguồn gốc từ quyền trong hợp đồng hoặc quyền về mặt pháp lý.
2. Điều kiện ghi nhận và đo lường giá trị tài sản vô hình.
Một khoản mục được ghi nhận là tài sản vô hình khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thỏa mãn định nghĩa về tài sản vô hình.
- Doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản.
- Giá trị của tài sản được đo lường một cách đáng tin cậy.
Áp dụng cho:
- Chi phí phát sinh ban đầu từ việc mua tài sản.
- Chi phí cho tài sản vô hình tự tạo trong nội bộ doanh nghiệp.
- Chi phí sau phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu, chi phí thay thế sửa chữa tài sản vô hình.
2.1Tài sản vô hình được mua riêng biệt:
Số tiền mà doanh nghiệp phải trả để có được tài sản vô hình phản sánh lợi ích kinh tế trong
tương lai họ mong muốn nhận được từ tài sản.
Nguyên giá của tài sản vô hình gồm:
- Giá mua
- Thuế nhập khẩu và các loại thuế không hoàn lại.
- Các chi phí đóng góp trực tiếp vào việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàn sử dụng.
- Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá được trừ khỏi nguyên giá tài sản vô hình.
18 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
2.2Tài sản vô hình được mua như một phần của hợp nhất kinh doanh.
Tài sản vô hình được mua thông qua hợp nhất kinh doanh được ghi nhận theo giá trị hợp lý
tại ngày mua.

Bên mua sẽ ghi nhận tài sản vô hình tách biệt với lợi ích thương mai từ hợp nhất kinh
doanh tại ngày mua nếu giá trị hợp lý của tài sản được đo lường một cách đáng tin cậy, cho dù
bên bán có ghi nhận tài sản đó là tài sản vô hình trước khi hợp nhất hay không.
Phương pháp đo lường giá trị hợp lý:
- Giá niêm yết trên thị trường hoạt động cung cấp ước tính đáng tin cậy nhất về giá
trị hợp lý của tài sản vô hình. Có thể dùng giá gần nhất của nghiệp vụ tương đương.
- Nếu không có thị trường hoạt động: giá trị hợp lý của tài sản có thể là số tiền
doanh nghiệp phải trả tại ngày mua trong sự hiểu biết với đầy đủ thông tin và tự nguyện của các
bên tham gia.
- Đơn vị có thể tự xây dựng kỹ thuật ước tính giá trị hợp lý. Phương pháp thường
dùng là sư dụng bội số chung của các biến có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản.
2.3Trao đổi tài sản vô hình.
Khi trao đổi tài sản vô hình, tài sản nhận về được ghi nhận theo:
- Giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi.
- Giá trị hợp lý của tài sản nhận về nếu có nhiều bằng chứng đáng tin vậy hơn tài sản hơn
tài sản đem trao đổi.
- Giá trị còn lại của tài sản đem trao đồi nếu giá trị hợp lý của tài sản đem trao đồi và tài
sản nhận về không được xác định một cách đáng tin cậy.
2.4 Lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại là loại vô hình nhất của tài sản vô hình.
Lợi thế thương mại chỉ xuất hiện khi một công ty mua tài sản và nợ của một công ty khác
và mua với giá cao hơn giá trị của thực sự củ.a số tài sản và nợ đó.
Lợi thế thương mại khác biệt với tài sản vô hình bởi vì lợi thế thương mại xuất phát từ việc
mua lại một công ty nào đó.
Trong quá trình mua lại, tài sản và nợ được mua về. Tài sản và nợ sẽ được ghi nhận vào sổ
sách kế toán với giá trị hợp lý.
Thông thường, công ty mua lại chỉ mua với giá bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuần.
Tuy nhiên, có một số công ty mua lại vơi giá cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần. Điều
này có thể xảy ra khi các nhà quản trị của công ty mua lại cho rằng giá trị hợp lý được đánh giá
thấp hơn giá trị thực sự của tài sản thuần hoặc một phần của công ty sau khi mua lại sẽ có giá trị

cao hơn trong tương lai so với giá trị của nó ở thời điểm hiện tại.
19 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Nếu giá mua của tài sản thuần (tài sản được mua trừ nợ phải trả có được) nhận được từ
hoạt động mua doanh nghiệp vượt quá giá trị hợp lý của tài sản thuần từ hoạt động mua doanh
nghiệp, sự khác nhau đó được gọi là lợi thế thương mại.
Ví dụ:
Giả sử bây giờ công ty A mua lại công ty B với giá 1 tỷ USD. Toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của công ty B là 500 triệu USD (cộng tất cả các loại nhà cửa, ô tô, máy tính, động sản, bất
động sản…) và giá trị các khoản nợ của công ty B là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần
của công ty B là 400 triệu USD. Khoản chênh lệch giữa giá mà công ty A bỏ ra mua công ty B
và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD, đó chính là lợi thế thương mại.
Lưu ý:
Tài sản vô hình có được từ hợp nhất kinh doanh thông thường có thể đo lường một cách
đáng tin cậy và có sự tách biệt với lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mại nội sinh:
Lợi thế thương mại nội sinh là lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp.
Lợi thế thương mại nội sinh không được coi là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể
xác định được, không tách biệt hoặc không phát sinh từ quyền quy định trong hợp đồng hoặc
quyền về mặt pháp lý
Trong một số trường hợp những chi phí phát sinh để mang lại lợi ích kinh tế trong tương
lai nhưng sẽ không tạo ra tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Những chi phí này đóng góp vào lợi
thế thương mại nội sinh của doanh nghiệp.
Mở rộng: Mối quan hệ giữa lợi thế thương mại và thương hiệu.
Lợi thế thương mại và thương hiệu đều là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Quan hệ giữa
hai loại tài sản này là quan hệ bổ sung.
Thương hiệu là một loại tài sản vô hình mà doanh nghiệp tạo dựng được qua quá trình hoạt
động của mình. Ví dụ: Thương hiệu IBM, Microsoft,… Vì là tài sản nên doanh nghiệp có thể sử
dụng thương hiệu của mình để sinh lời.

Lợi thế thương mại cũng là một loại tài sản vô hình, nhưng là một loại tài sản vô hình đặc
biệt, chỉ xuất hiện khi có các nghiệp vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Nói quan hệ giữa lợi thế thương mại và thương hiệu là quan hệ bổ sung là vì một trong
những lý do khiến cho một công ty bỏ ra số tiền nhiều hơn mức giá trị hợp lý để mua tài sản
thuần của một công ty khác chính là bởi thương hiệu của công ty mà nó mua. Như vậy, có thể
20 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
thấy lợi thế thương mại bao gồm một phần giá trị thương hiệu. Có nghĩa là giá trị thương hiệu
càng cao thì giá trị lợi thế thương mại cũng càng cao. Đó là quan hệ bổ sung.
2.5 Tài sản vô hình nội sinh
Quá trình hình thành tài sản vô hình nội sinh được chia là 2 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu
và giai đoạn phát triển
2.5.1 Giai đoạn nghiên cứu
- Là giai đoạn tìm hiểu, lên kế hoạch ban đầu nhằm đạt những tri thức khoa học kỹ thuật
mới.
- Không ghi nhận tài sản vô hình trong giai đoạn nghiên cứu.
- Tất cả chi phí phát sinh được ghi nhận vào chi phí vì không chắc chắn về khả năng mang
lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
2.5.2 Giai đoạn phát triển
- Là việc áp dụng những kiến thức hoặc phát hiện mới trong giai đoạn nghiên cứu lên kế
hoạch thiết kế, sản xuất nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới,
hoàn thành hơn trước khi bắt đầu đưa vào sản xuất để sử dụng hoặc cho mục đích thương mại.
- Chi phí phát sinh được vốn hóa khi thỏa mãn điều kiện ghi nhận của tài sản vô hình.
- Điều kiện ghi nhận tài sản vô hình:
oTính khả thi về mặt kỹ thuật để hoàn thành
oCó ý định hoàn thành
oCó khẳ năng sử dụng hoặc bán tài sản
oKhả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
oCó đủ nguồn lực để hoàn thành

oChi phí có thể được đánh giá, đo lường một cách đáng tin cậy
- IAS 38 không cho phép ghi nhận là TSVH tạo ra từ nội bộ như:
 Nhãn hiệu
 Danh mục ban biên tập của tạp chí
 Quyền xuất bản
 Danh sách khách hàng do doanh nghiệp tự tạo
 …
Vì khó tách biệt chi phí hình thành tài sản với chi phí triển khai của toàn doanh nghiệp.
2.5.3 Nguyên giá của tài sản vô hình nội bộ
Nguyên giá của tài sản vô hình nội sinh bằng tổng chi phí phát sinh từ ngày tài sản vô hình
thỏa điều kiện ghi nhận, vốn hóa.
VD:
 Chi phí hình thành tài sản vô hình:
21 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
- Chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ dùng để tạo ra tài sản
- Chi phí nhân công
- Phí đăng ký quyền về mặt pháp lý
- Chi phí đi vay
- …
 Chi phí không cấu thành tài sản vô hình:
-Chi phí bán hàng, quản lý, sản xuất chung khác
-Những khoản lỗ ban đầu
-Chi phí huấn luyện nhân viên vận hành, sử dụng tài sản
Bài tập 5.3:
Nguyên giá của tài sản nội sinh là tổng chi phí phát sinh từ ngày tài vô hình đáp ứng điều
kiện ghi nhận tài sản vô hình và điều kiện vốn hóa (RAT PIE) trong đoạn 57 dưới đây:
Resource are adequate to complete the project:
Công ty có đầy đủ nguồn lực phục vụ cho dự án ngay từ khi bắt đầu và thành công trong

lĩnh vực này.
Ability to complete:
Khả năng bán hoặc sử dụng: tháng 9, công ty sản xuất mô hình ống dẫn đầu tiên và thực
hiện thử nghiệm để đảm bảo tính tương thích với các thiết bị xử lý chất thải.
Technically feasible:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: đến ngày 16/04/20X0, công ty tin rằng đã có sản phẩm khả
thi.
Probable economic benefit (expected to be profitable):
Đó là khả năng bán sản phẩm cho các nhà sản xuất thiết bị xử lý chất thải, nhờ vậy mà
công ty có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Intend to complete the project
Dự tính hoàn tất và bán sản phẩm: 27/06/20X0, công ty sửa đổi mô hình ống dẫn thử
nghiệm để đảm bảo sản phẩm có thể được bán trên thị trường.
Expenditure on the project can be separately recorded:
22 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Khả năng đo lường chi phí một cách đáng tin cậy: chi phí phát sinh được đo lường một
cách đáng tin cậy trong suốt dự án.
Do đó các điều kiện trên được thỏa mãn cho đến thời điểm cuối tháng 9. Những chi phí
phát sinh trước thời điểm đó sẽ được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Những khoản chi phí phát
sinh sau thời gian này sẽ được vốn hóa.
Những khoản chi được đưa vào chi phí:
Tháng 1: 70.000 USD
Tháng 4: 150.000 USD
Tháng 6: 30.000 USD
Tháng 9: 200.000 USD
Khoản chi phí marketing phát sinh trong tháng 10: 50.000 USD được ghi vào chi phí vì
không liên quan đến giai đoạn phát triển sản phẩm.
Vậy trong trường hợp này không có chi phí nào được vốn hóa.

Case study 2:
Extreme Inc. là 1 DN mới thành lập. Công ty được thành lập bởi một nhà kinh doanh quan
tâm đến cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành và thiết kế cho các nhà sản xuất máy bay. Thông qua
các mối liên hệ của chủ DN, công ty đã nhận đc 1 đơn đặt hàng từ 1 nhà sx máy bay yêu cầu phát
triển thiết kế mới về ống dẫn của máy điều hòa nhiệt độ trong máy bay của họ. Để thực hiện dự
án này, công ty cần 1 triệu USD. Có thể thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm và có thể thu được
số tiền 1 triệu USD từ 2 nhà đầu tư Silicon Valley. Các khoản phí phát sinh trong quá trình
nghiên cứu phát triển như sau: (đơn đặt hàng sắp xếp theo ngày).
 15/1/20X5: trả lương cho kỹ thuật viên (kỹ sư và nhà tư vấn) là
175.000USD.
 31/3/20X5: phát sinh chi phí phát triển ống dẫn và sản xuất mẫu thử
nghiệm là 250.000USD.
 15/6/20X5: trả phí 300.000USD cho việc kiểm tra lại quá trình hoạt động
của ống dẫn để đảm bảo sản phẩm có thể đưa ra thị trường.
23 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
 15/8/20X5: sx đc mẫu đầu tiên với chi phí 80.000USD và kiểm tra với các
máy điều hòa để đảm bảo khả năng tương thích.
 30/10/20X5: 1 nhóm tập trung các nhà cung cấp thiết kế khác đc mời tới 1
buổi hội thảo để giới thiệu SP mới này. Chi phí hội thảo là 50.000USD.
 15/12/20X5: giai đoạn triển khai hoàn thành và báo cáo dòng tiền được
chuẩn bị. Lợi nhuận thuần năm 20X5 được ước tính 900.000USD.
Câu hỏi: Ghi nhận kế toán cụ thể cho các loại chi phí phát sinh năm 20X5 là gì?
Trả lời:
Để có thể xác định chi phí nào được vốn hóa ta cần phải xét đến các yêu cầu trong đoạn 57
IAS38:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: cuối tháng 3, công ty tin rằng đã có sản phẩm khả
thi.
Dự tính hoàn tất và bán sản phẩm: tháng 6, kiểm tra lại quá trình hoạt động của

ống dẫn để đảm bảo sản phẩm có thể đưa ra thị trường.
Khả năng bán hoặc sử dụng: tháng 8, công ty sản xuất mẫu đầu tiên và kiểm tra
với các máy điều hòa để đảm bảo khả năng tương thích.
Sự tồn tại của thị trường: đó là khả năng bán sản phẩm cho các nhà sản xuất máy
bay, nhờ vậy mà công ty có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Sự sẵn có của các nguồn lực: công ty có đầy đủ nguồn lực phục vụ cho dự án
ngay từ khi bắt đầu và thành công trong lĩnh vực này.
Khả năng đo lường chi phí một cách đáng tin cậy: chi phí phát sinh được đo
lường một cách đáng tin cậy trong suốt dự án.
Do đó các điều kiện trên được thỏa mãn cho đến thời điểm cuối tháng 8. Những chi phí
phát sinh trước thời điểm đó sẽ được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Những khoản chi phí phát
sinh sau thời gian này sẽ được vốn hóa.
Những khoản chi được đưa vào chi phí:
Tháng 1: 175.000 USD
Tháng 3: 250.000 USD
Tháng 6: 300.000 USD
Tháng 8: 80.000 USD
Khoản chi phí marketing phát sinh trong tháng 10: 50.000 USD được ghi vào chi phí vì
không liên quan đến giai đoạn phát triển sản phẩm.
Vậy trong trường hợp này không có chi phí nào được vốn hóa.
24 | P a g e
IAS 37 & IAS 38
Đại học Kinh Tế Tp.HCM
3. Ghi nhận chi phí:
Chi phí liên quan đến TSVH sẽ được ghi nhận là chi phí, trừ khi:
- Các khoản chi này đáp ứng điều kiện ghi nhận tài sản vô hình nêu trên hoặc
- Chi phí này là một khoản mục có được từ hợp nhất kinh doanh nhưng không đáp ứng
điều kiện ghi nhận TSVH. Trong trường hợp này, chi phí đó sẽ tính vào lợi thế thương mại tại
ngày mua (tham khảo IFRS 3).
Trong một số trường hợp, chi phí phát sinh để cung cấp lợi ích kinh tế trong tương lai cho

doanh nghiệp, nhưng không có tài sản vô hình hoặc tài sản khác được mua hoặc được tạo ra có
thể được ghi nhận.
Một số khoản mục đươc ghi nhận vào chi phí như:
• Chi phí cho hoạt động ban đầu (chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí giới thiệu sản
phẩm, quy trình mới)
• Chi phí cho hoạt động huấn luyện.
• Chi phí khuyến mãi, quảng cáo.
• Chi phí di dời hoạt tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Do đó IASC đã giải quyết những cuộc tranh cãi liên quan đến việc treo lại các chi phí như
chi phí trước hoạt động. Trong quá khứ, nhiều đơn vị đã treo lại chi phí thành lập và chi phí
trước hoạt động trên giả định là có một lợi ích kinh tế sẽ chảy vào doanh nghiệp trong tương lai.
Điều này đúng với chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong VAS , các loại chi phí trên có thể
được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì hoặc phân bổ dần trong thời hạn tối đa 3
năm”. Với lập trường rõ ràng của IASC về vấn đề này, bây giờ các doanh nghiệp không còn có
thể treo lại các chi phí đó nữa.
Điều kiện để ghi nhận là tài sản vô hình, theo như IAS 38, thì khá nghiêm ngặt, và các
doanh nghiệp sẽ thấy rằng các chi phí bỏ ra để mua hay phát triển tài sản vô hình sẽ khó có thể
vốn hóa như trước nữa. Trong trường hợp như vậy, mọi chi phí phát sinh sẽ phải đưa vào chi phí
thời kỳ. Hơn nữa một khi đã đưa vào chi phí thời kỳ thì các chi phí này không thể vốn hóa ở kỳ
sau, ngay cả khi các điều kiện ghi nhận đã được đáp ứng sau đó (tuy nhiên, doanh nghiệp có thể
điều chỉnh sai sót của kỳ trước vì đã không vốn hóa trong khi lúc đó đủ điều kiện vốn hóa).
Bài 5.1:
Công ty cổ phần VaFiCo mua bản quyền các bản ghi âm gốc của ca sĩ nổi tiếng Mỹ Tin.
Hợp đồng với ca sĩ cho phép công ty ghi âm và tái ghi âm lại các bài hát của ca sĩ này trong thời
hạn 10 năm. Trong ba tháng đầu của hợp đồng, do ca sĩ Mỹ tin bị ốm nên công ty không thể thực
hiện ghi âm. Trong suốt ba tháng này, công ty vẫn phải trả tiền thuê phòng thu âm.
25 | P a g e
IAS 37 & IAS 38

×