Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

bài giảng kinh tế học chương 13 hệ thống tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.45 KB, 17 trang )




NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 1



CHƯƠNG 13
HỆ THỐNG TIỀN TỆ

Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn nhận được một giá trị nào đó, ví dụ no bụng. Để thanh toán cho
dịch vụ này, bạn phải trả cho chủ nhà hàng một số tờ giấy bạc màu xanh được trang trí bằng
những hoa văn kỳ lạ, toà nhà quốc hội và chân dung những người Mỹ nổi tiếng đã qua đời.
Hoặc bạn có thể trả cho ông ch
ủ nhà hàng tờ giấy trên đó có tên một ngân hàng và chữ ký của
bạn. Như vậy dù bạn trả bằng tiền mặt hay séc, thì nhà hàng vẫn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu
ẩm thực của bạn để đổi lấy những tờ giấy mà bản thân nó không có giá trị nào.
Đối với bất kỳ người nào sống trong nền kinh tế hiện đại, tập quán xã hội này đều không có
gì xa lạ. Mặc dù những tờ tiền giấ
y không có giá trị cố hữu, nhưng người chủ nhà hàng tin
rằng trong tương lai sẽ có người thứ ba chấp nhận nó để đổi lấy cái gì đó mà anh ta cho là có
giá trị. Và người thứ ba cũng tin rằng người thứ tư nào đó sẽ chấp nhận những đồng tiền này
với niềm tin rằng người thứ năm sẽ chấp nhận nó là tiền và vân vân. Đối với ông chủ nhà
hàng và những người khác trong xã hội chúng ta, ti
ền mặt hoặc séc của bạn đại diện cho
quyền được hưởng hàng hoá và dịch vụ trong tương lai.
Tập quán sử dụng tiền trong các giao dịch của xã hội cực kỳ hữu ích trong xã hội lớn và phức
tạp. Bạn hãy dừng lại đôi chút để tưởng tượng ra rằng trong nền kinh tế không có cái gì được
chấp nhận rộng rãi trong hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Khi đó mọi ngườ
i sẽ dựa


vào phương thức trao đổi hiện vật - hàng đổi hàng. Để có bữa ăn ở nhà hàng, bạn phải trả
bằng một thứ gì đó có giá trị tương đương như rửa bát, rửa ô tô hay bí quyết gia truyền về
cách làm món bắp cải cuốn thịt. Nền kinh tế dựa vào trao đổi hiện vật sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm m
ột cách có hiệu quả. Trong nền kinh tế như vậy,
các giao dịch chỉ có thể thực hiện được khi có sự trùng khớp nhu cầu - điều khó có khả năng
xảy ra, vì hiếm khi trong hai người muốn tham gia trao đổi, người này có hàng hoá hoặc dịch
vụ mà người kia cần và ngược lại.
Sự tồn tại của tiền giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Ông chủ nhà hàng
không cần quan tâm đến vi
ệc bạn có sản xuất cho ông ta một hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị
không. Quy ước như vậy cho phép trao đổi diễn ra khắp mọi nơi. Ông chủ nhà hàng sẵn sàng
chấp nhận tiền của bạn vì biết những người khác cũng hành động như vậy. Ông ta nhận tiền
của bạn và sử dụng số tiền đó để trả lương cho cô đầu bếp của mình; cô đầu bếp này lại s

dụng tiền lương của mình để trả cho nhà trẻ về việc chăm sóc con cô; nhà trẻ này dùng tiền
học phí để trả lương cho giáo viên; và giáo viên lại dùng tiền lương nhận được để thuê bạn
cắt cỏ. Khi tiền được chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nó tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và trao đổi, qua đó cho phép mọi người chuyên môn hoá vào công
việc mà họ có thể làm t
ốt nhất, qua đó nâng cao mức sống của họ.
Trong chương này, trước tiên chúng ta xem xét vai trò của tiền trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ
thảo luận vấn đề tiền là gì, các loại tiền, hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào và chính
phủ kiểm soát lượng tiền trong lưu thông ra sao. Vì tiền rất quan trọng trong nền kinh tế, nên
phần còn lại của cuốn sách này sẽ tìm hiểu tác động của sự thay đổi trong cung ứng tiề
n tế tới
các biến số kinh tế khác, bao gồm lạm phát, lãi suất, sản lượng và thất nghiệp. Nhất quán với
những nghiên cứu dài hạn ở 3 chương trước và chương sau, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng




NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 2



dài hạn của việc thay đổi cung ứng tiền tệ. Những ảnh hưởng ngắn hạn của sự thay đổi trong
cung ứng tiền tệ là một chủ đề khá phức tạp và chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau của cuốn
sách. Chương này tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các phân tích đó.
Ý NGHĨA CỦA TIỀN
Tiền là gì? Câu hỏi này có vẻ kỳ quặc. Khi bạn
đọc thấy rằng nhà tỷ phú Bill Gates có nhiều
tiền, bạn hiểu điều đó hàm ý ông ta giàu đến mức có thể mua hầu hết hàng hoá mà mình
muốn. Với ý nghĩa này, tiền được dùng để chỉ của cải.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ tiền theo nghĩa cụ thể hơn: tiền là tất cả các
tài sản ở trong nền kinh tế mà mọi người thường sử
dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của
người khác. Tiền mặt ở trong ví của bạn là tiền bởi vì bạn có thể dùng nó để mua một bữa
ăn ở nhà hàng hay một chiếc áo ở cửa hàng quần áo. Ngược lại, nếu ngẫu nhiên sở hữu
phần lớn Công ty Microsoft như Bill Gates, bạn sẽ là người giàu có, nhưng tài sản này
không được coi là một loại tiền. Bạn không thể mua một bữa ăn hay chiế
c áo sơ mi bằng
số của cải như vậy nếu như trước đó không đổi nó ra tiền mặt. Theo định nghĩa của các
nhà kinh tế, tiền chỉ bao gồm một số ít loại của cải thường được người bán chấp nhận để
đổi lấy hàng hoá và dịch vụ
Các chức năng của tiền
Trong nền kinh tế, tiền có ba chức năng: đó là phương tiệ
n trao đổi, đơn vị hạch toán và
phương tiện cất trữ giá trị. Ba chức năng này làm cho tiền khác với các tài sản khác, như cổ
phiếu, trái phiếu, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và ngay cả thẻ chơi bóng chày. Sau đây

chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng chức năng của tiền.
Phương tiện trao đổi là cái mà người mua trao cho người bán khi mua hàng hoá và dịch vụ.
Khi bạn mua một chi
ếc sơ mi ở cửa hàng quần áo, cửa hàng trao cho bạn chiếc sơ mi và bạn
trao cho cửa hàng tiền của mình. Sự chuyển giao tiền từ người mua sang người bán cho phép
họ thực hiện giao dịch này. Khi bước vào cửa hàng, bạn tin chắc rằng cửa hàng sẽ chấp nhận
tiền của bạn khi bạn muốn đổi tiền lấy những hàng hoá mà nó đang bán, vì tiền là phương
tiện trao đổi được chấp nh
ận rộng rãi.
Đơn vị hạch toán có nghĩa tiền là thước đo mà mọi người sử dụng để niêm yết giá và ghi các
khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là 20 đô la và chiếc
bánh hamburger giá 2 đô la. Mặc dù có thể nói chính xác rằng giá của chiếc áo bằng 10 chiếc
bánh và giá của chiếc bánh bằng 1/10 chiếc áo, nhưng giá không bao giờ được ghi theo cách
này. Tương tự, nếu bạn vay tiền của ngân hàng, thì số
tiền bạn phải hoàn trả trong tương lai
sẽ được tính bằng đô la, chứ không phải bằng lượng hàng hoá và dịch vụ. Khi muốn tính toán
và ghi chép giá trị kinh tế, chúng ta sử dụng tiền với tư cách là đơn vị hạch toán.
Phương tiện cất trữ giá trị là một thứ mà mọi người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại
tới tương lai. Khi hôm nay một người bán chấp nh
ận tiền trao đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ,
anh ta có thể nắm giữ tiền và trở thành người mua hàng hoá hoặc dịch vụ khác vào thời điểm
nào đó trong tương lai. Tất nhiên, tiền không phải phương tiện cất trữ giá trị duy nhất trong
nền kinh tế, bởi vì một người có thể chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai bằng cách nắm
giữ các tài sản khác. Thuật ngữ
“của cải” được dùng để chỉ tổng phương tiện cất trữ giá trị,
trong đó có tiền và các tài sản không phải tiền.



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC

Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 3



Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ khả năng thanh khoản để chỉ mức độ dễ dàng đổi một tài
sản thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế. Vì tiền là phương tiện trao đổi của nền kinh
tế, nên nó là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất. Các tài sản khác nhau có khả năng
thanh khoản rất khác nhau. Phần lớn cổ phiếu và trái phiếu có thể bán một cách dễ dàng vớ
i
chi phí thấp và vì vậy chúng là những loại tài sản có khả năng thanh khoản tương đối cao.
Trái lại, việc bán một ngôi nhà, một bức họa Rembrandt hay thẻ chơi bóng chày năm 1948
của Joe DiMaggio đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn, cho nên các tài sản này có khả năng
thanh khoản thấp hơn.
Khi mọi người quyết định hình thức nắm giữ loại của cải nào, họ phải cân đối giữa khả
năng
thanh khoản của mỗi loại tài sản và tác dụng cất trữ giá trị của nó. Tiền là loại tài sản có có
khả năng thanh khoản cao nhất, nhưng không phải phương tiện cất trữ giá trị hoàn hảo. Khi
giá tăng, giá trị của tiền giảm. Hay nói cách khác, khi hàng hoá và dịch vụ trở nên đắt hơn, thì
số tiền trong ví của bạn sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mối quan hệ giữa m
ức giá
và giá trị của tiền tệ trở nên quan trọng để hiểu tiền tác động tới nền kinh tế như thế nào.
Các loại tiền
Khi tồn tại dưới hình thức một hàng hoá có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền hàng hoá.
Thuật ngữ giá trị cố hữu hàm ý hàng hoá đó có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng
làm tiền. Một ví dụ về tiền hàng hoá là vàng. Vàng có giá trị c
ố hữu bởi vì nó được sử dụng
trong công nghiệp và chế tác đồ trang sức. Mặc dù ngày nay chúng ta không sử dụng vàng
làm tiền, nhưng trong lịch sử vàng đã là một hình thái tiền tệ phổ biến bởi vì nó tương đối dễ
dàng vận chuyển, cân đo, kiểm tra độ thuần nhất. Khi một nền kinh tế sử dụng vàng làm tiền
(hoặc tiền giấy được đảm bảo bằng vàng), thì người ta nói nề

n kinh tế đó đang hoạt động
trong chế độ bản vị vàng.
Một ví dụ khác về tiền hàng hoá là thuốc lá. Trong Thế chiến II, tù binh ở các trại giam đã
trao đổi hàng hoá và dịch vụ với nhau bằng cách sử dụng thuốc lá làm phương tiện cất trữ giá
trị, đơn vị hạch toán, phương tiện trao đổi. Tương tự, khi Liên bang Xô viết bị sụp đổ vào
những năm cuố
i 1980, thuốc lá lại thay thế đồng rúp và nó là loại tiền được ưa thích ở
Mátcơva. Trong cả hai trường hợp trên, ngay cả những người không hút thuốc vẫn sẵn sàng
chấp nhận thuốc lá trong trao đổi, bởi vì họ biết rằng có thể dùng thuốc lá để mua những hàng
hoá và dịch vụ khác.
Khi tiền không có giá trị cố hữu, nó được gọi tiền pháp định. Khái niệm pháp định đơn giản
chỉ
là một pháp lệnh hay nghị định và tiền pháp định là loại tiền được tạo ra nhờ một pháp
lệnh của chính phủ. Ví dụ, hãy so sánh những tờ đô la trong ví của bạn (được chính phủ Mỹ
phát hành) và những tờ đô la trong trò chơi độc quyền (được công ty trò chơi Parker Brothers
phát hành). Tại sao bạn có thể sử dụng những tờ đô la thứ nhất để thanh toán cho hoá đơn của
bạn tại một nhà hàng, trong khi nh
ững tờ đô la thứ hai thì không? Câu trả lời là chính phủ Mỹ
đã qui định bằng một pháp lệnh rằng những tờ đô la đó là tờ đô la hợp lệ. Mỗi tờ đô la trong
ví của bạn đều có dòng chữ: “this note is legal tender for all debts, public and private” (tờ
giấy bạc này là phương tiện thanh toán hợp pháp cho tất cả các khoản nợ, tư nhân và công
cộng).
Mặc dù chính phủ là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lậ
p và điều hành hệ
thống tiền pháp định (ví dụ truy tố những kẻ làm tiền giả), nhưng để hệ thống tiền tệ hoạt



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 4




động thành công, cũng cần có những nhân tố khác nữa. Nói rộng hơn, sự chấp nhận tiền pháp
định phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng và tập quán xã hội cũng như một pháp lệnh của chính phủ.
Trong những năm 1980, chính phủ Liên Xô chưa bao giờ huỷ bỏ đồng rúp, bởi vì nó là đồng
tiền chính thức mà chính phủ qui định. Nhưng người dân Mátcơva lại thích chấp nhận thuốc
lá (hoặc đô la M
ỹ) hơn đồng rúp trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, bởi vì họ tin rằng
loại tiền này được những người khác chấp nhận trong tương lai.
Tiền trong nền kinh tế Mỹ
Như chúng ta đã biết, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế - được gọi là khối lượng tiền tệ -
có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế. Nhưng trước khi xem xét tại sao điều
đó lại
đúng, chúng ta cần trả lời câu hỏi quan trọng: khối lượng tiền tệ là gì? Cụ thể, hãy tưởng
tượng bạn được giao nhiệm vụ tính toán xem trong nền kinh tế Mỹ có bao nhiêu tiền. Theo
cách tính của bạn, khối lượng tiền tệ bao gồm có những loại tài sản nào?
Loại tài sản rõ ràng nhất cần đưa vào khối lượng tiền tệ là tiền mặt - bao gồm các đồng
tiền giấ
y và tiền xu trong tay công chúng. Tiền mặt rõ ràng được chấp nhận làm phương
tiện trao đổi một cách rộng rãi nhất trong nền kinh tế. Như vậy, tiền mặt là một bộ phận
của khối lượng tiền tệ.
Tuy nhiên, tiền mặt không phải là tài sản duy nhất mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hoá và
dịch vụ. Có nhiều cửa hàng chấp nhận séc cá nhân. Tài sản mà bạn nắm giữ dưới dạng tài
khoản viết séc cũng dễ dàng sử dụng trong việc mua hàng hoá và dịch vụ như những tài sản
mà bạn cất trong ví. Vì vậy để tính khối lượng tiền tệ, bạn phải tính cả các tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn - đó là những tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng theo nhu cầu,
đơn giản bằng cách viết séc.
Khi coi số dư tài khoản viết séc của bạn là một phầ
n của khối lượng tiền tệ, bạn sẽ nghĩ đến

các loại tài khoản khác mà người gửi tại ngân hàng và các định chế tài chính khác. Người gửi
tiền tại các ngân hàng thường không thể phát hành séc vào số dư tài khoản tiết kiệm, nhưng
họ có thể dễ dàng chuyển những khoản tiết kiệm này thành tài khoản viết séc. Ngoài ra,
những người gửi tiền tại quỹ hỗ tương trên thị trường ti
ền tệ có thể viết séc vào số dư của họ.
Chính vì vậy, khi xác định các bộ phận của khối lượng tiền tệ của Mỹ, chúng ta phải tính đến
các tài khoản này.

Khối lượng tiền Năm 1998 Bao gồm
M1 1.092 (tỷ đô la) Tiền mặt
Séc du lịch
Tiền gửi không kỳ hạn
Các tài khoản có thể viết séc khác
M2
4
.412 (tỷ đô la) Mọi thứ trong M1
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi ngắn hạn
Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ

Bảng 1. Hai đại lượng phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ. Hai đại
lượng được chú ý nhiều nhất về khối lượng tiền tệ là M1 và M2.



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 5




Trong nền kinh tế phức tạp hiện nay, chúng ta không thể phân biệt rõ ràng đâu là tài sản được
gọi là tiền và đâu là tài sản không phải tiền. Tiền xu trong ví chúng ta là một phần của khối
lượng tiền tệ và toà thị chính Niu-óoc rõ ràng không phải là tiền, nhưng có rất nhiều tài sản
nằm giữa hai thái cực này mà chúng ta khó phân biệt rõ ràng. Chính vì thế, khối lượng tiền tệ
ở Mỹ được tính theo nhiều cách khác nhau. Bảng 1 minh họa cho hai cách tính quan trọng
nhất là kh
ối lượng tiền tệ M1 và M2. Mỗi cách tính sử dụng những tiêu chuẩn tương đối khác
nhau để phân biệt tài sản là tiền và tài sản không phải tiền.
Trong cuốn sách này, chúng ta không xem xét sự khác nhau giữa các cách xác định khối
lượng tiền tệ. Điều quan trọng là cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế của Mỹ không chỉ có tiền
mặt, mà còn bao gồm nhiều khoản tiền gửi trong các ngân hàng và định chế tài chính mà
người gửi d
ễ dàng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: TIỀN MẶT NẰM Ở ĐÂU?
Một vấn đền nan giải nảy sinh khi xác định khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ liên quan
đến việc tính toán khối lượng tiền mặt. Vào năm 1988, khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế
Mỹ bằng khoảng 460 tỷ đô la. Để hiểu được con số này, chúng ta có thể chia nó cho 205 triệu
người trưởng thành (trên 16 tuổi) ở Mỹ. Kết quả tính toán này cho thấy thì mỗi người lớn
trung bình nắ
m giữ khoảng 2.240 đô la tiền mặt. Hầu hết mọi người đều bất ngờ khi biết rằng
trong nền kinh tế của chúng ta có nhiều tiền như vậy, bởi vì họ để trong ví số tiền ít hơn rất
nhiều.
Ai đang nắm giữ số tiền mặt này? Không ai biết chính xác, nhưng có hai cách lý giải dễ hiểu.
Cách lý giải thứ nhất là phần lớn tiền mặt được ng
ười nước ngoài nắm giữ. Ở các nước có hệ
thống tiền tệ không ổn định, người dân thường thích nắm giữ đô la hơn tài sản trong nước.
Trên thực tế, việc đô la Mỹ được sử dụng ở nhiều nước làm phương tiện trao đổi, đơn vị hạch
toán và phương tiện cất trữ giá trị không phải là điều bất thường.
Cách lý giải thứ
hai là một lượng lớn tiền mặt được những kẻ buôn ma tuý, trốn lậu thuế và

tội phạm khác nắm giữ. Đối với hầu hết người Mỹ, tiền mặt không phải là loại tài sản tốt
nhất. Lý do không chỉ vì tiền mặt có thể bị mất, bị đánh cắp mà còn không được hưởng lãi
suất, trong khi đó các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đem lại lãi suất. Chính vì thế
mà người
dân chỉ muốn giữ một lượng nhỏ tiền mặt. Ngược lại, những kẻ tội phạm tránh gửi tiền vào
ngân hàng, bởi vì tài khoản tiền gửi ngân hàng cho phép cảnh sát dựa vào sổ sách để lần theo
dấu vết của các hoạt động bất hợp pháp. Đối với bọn tội phạm, tiền mặt là một phương tiện
cất giữ giá trị tốt nhất.
PHẦN ĐỌC THÊM THẺ TÍN DỤNG, THẺ GHI NỢ VÀ TIỀN
Có vẻ là lẽ tự nhiên khi chúng ta coi thẻ tín dụng là bộ phận của khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế. Xét cho cùng, mọi người sử dụng thẻ tín dụng để mua nhiều thứ. Có phải vì thế mà
thẻ tín dụng là phương tiện trao đổi không?
Mặc dù nhìn qua lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng thẻ tín dụng không được coi là
tiền cho dù khối lượng tiền tệ được định nghĩa theo cách nào. Nguyên nhân
ở đây là thẻ



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 6



tín dụng thực ra không phải là phương pháp thanh toán, mà là phương pháp thanh toán
chậm. Khi mua một bữa ăn bằng thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ trả tiền cho nhà
hàng thụ hưởng nó. Vào một ngày nào đó trong tương lai, bạn phải hoàn trả ngân hàng
(có thể cả lãi suất). Khi đến hạn thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng cách sử dụng thẻ, có
thể bạn phải thực hiện điều đó bằng cách viết một t
ấm séc vào tài khoản viết séc. Số dư
trong tài khoản viết séc này là bộ phận cấu thành khối lượng tiền tệ của nền kinh tế.

Hãy chú ý rằng thẻ tín dụng rất khác thẻ ghi nợ, một phương tiện được dùng để rút vốn tự
động từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho hàng hoá đã mua. Thẻ ghi nợ không cho phép người
sử dụng trả tiền sau cho hàng hoá đã mua, mà cho phép anh ta sử dụng trực tiếp các kho
ản
tiền gửi trong một tài khoản ở ngân hàng. Hiểu theo nghĩa này, thẻ ghi nợ giống một tấm séc
hơn thẻ tín dụng. Số dư trong tài khoản làm cơ sở cho thẻ ghi nợ nằm trong các định nghĩa về
khối lượng tiền tệ.
Mặc dù thẻ tín dụng không được coi là một dạng của tiền, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng
đối với việc phân tích hệ thống tiền tệ
. Những người có thẻ tín dụng có thể trả tiền mua hàng
của mình một lần vào cuối tháng, chứ không phải thanh toán mỗi khi mua hàng. Kết quả là,
những người sử dụng thẻ tín dụng có lẽ nhìn chung nắm giữ ít tiền hơn những người không
có thẻ tín dụng. Cho nên, việc áp dụng và tính phổ biến ngày càng tăng của thẻ tín dụng có
thể làm giảm lượng tiền mà mọi người quyết định nắm gi
ữ.
Đoán nhanh: Hãy liệt kê và giải thích 3 chức năng của tiền.
HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG
Khi nền kinh tế dựa vào hệ thống tiền pháp định như nền kinh tế Mỹ, thì phải có một cơ quan
nào đó chịu trách nhiệm điều hành hệ thống tiền tệ. Ở Mỹ, cơ quan đó là Quỹ dự trữ Liên
bang, gọi tắt là Fed. Nếu nhìn lên phía trên tờ đô la, bạn sẽ thấy dòng chữ “giấy bạc của Quỹ
dự tr
ữ Liên bang”. Fed là một ví dụ về ngân hàng trung ương - một định chế được thành lập
để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Các
ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bao gồm Ngân hàng Anh (BOE), Ngân hàng
Nhật (BOJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Tổ chức của Fed
Quỹ Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1914, sau khi hàng loạt vụ đổ bể ngân hàng
vào năm 1907 đã làm cho Quốc hội Mỹ nh
ận ra rằng phải có một ngân hàng trung ương để
bảo đảm sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng toàn quốc. Hiện nay, Fed hoạt động dưới dự

lãnh đạo của Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được tổng thống đề cử và Thượng viện
phê chuẩn. Các thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm. Cũng giống như các thẩm phán liên bang
được hưởng nhiệm kỳ suốt đời
để tách họ ra khỏi chính trị, các thống đốc của Fed có nhiệm
kỳ dài để tránh cho họ các áp lực chính trị trong ngắn hạn khi họ hoạch định chính sách tiền
tệ.
Trong số bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc, người quan trọng nhất là chủ tịch. Chủ
tịch chỉ đạo nhân viên của Fed, lãnh đạo các cuộc họp của hội đồng và định kỳ giải trình



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 7



về chính sách của Fed trước các uỷ ban của quốc hội. Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm
thống đốc cho nhiệm kỳ 4 năm. Khi cuốn sách này đang in, thì Chủ tịch Hội đồng thống
đốc của Fed là Alan Greenspan, người trước đây được tổng thống Rigân bổ nhiệm vào
năm 1987 và sau này lại được tổng thống Bush và Clinton tái bổ nhiệm.
Hệ thống dự trữ liên bang bao gồm Hội đồ
ng Dự trữ Liên bang có trụ sở ở thủ đô Washington
và 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực có trụ sở tại các thành phố lớn trên khắp nước
Mỹ. Chủ tịch ngân hàng khu vực do hội đồng giám đốc ngân hàng - những người trước đây
hoạt động trong cộng đồng kinh doanh và ngân hàng trong khu vực - bầu chọn.
Fed có hai nhiệm vụ gắn bó với nhau. Nhiệm vụ thứ nhất là điều hành các ngân hàng và
đảm bảo sự lành m
ạnh của hệ thống ngân hàng. Đây là nhiệm vụ chủ yếu thuộc phạm vi
trách nhiệm của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực. Cụ thể, Fed giám sát tình hình
tài chính của từng ngân hàng và tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng thông qua

thanh toán séc. Nó cũng hoạt động với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng. Nghĩa là
Fed cho các ngân hàng vay tiền khi họ muốn vay. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về tài
chính cảm thấy thiếu tiền mặt, Fed sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng - tức ng
ười
cho những người không thể vay ở nơi khác vay tiền - để duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ
thống ngân hàng.
Nhiệm vụ thứ hai và quan trọng hơn của Fed là kiểm soát lượng tiền hiện có trong nền kinh
tế, thường được gọi là cung ứng tiền tệ. Những quyết định do các nhà hoạch định chính sách
đưa ra có liên quan đến cung ứng tiền tệ tạo thành chính sách tiền tệ. Tại Quỹ
Dự trữ Liên
bang, chích sách tiền tệ được Uỷ ban thị trường mở Liên bang (FOMC) thực hiện. FOMC
họp sáu tuần một lần tại thủ đô Washington để trao đổi về các điều kiện của nền kinh tế và
xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Uỷ ban thị trường mở liên bang
Uỷ ban thị trường mở Liên bang có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên
được chọn từ 12 chủ
tịch ngân hàng khu vực. Tất cả 12 chủ tịch của ngân hàng khu vực đều
được tham dự tại các cuộc họp của FOMC, nhưng chỉ có 5 người được quyền bỏ phiếu. Năm
mười người có quyền bỏ phiếu lần lượt được chọn từ 12 chủ tịch khu vực. Tuy nhiên, chủ
tịch của Fed Niu óoc luôn có một phiếu, bởi vì Niu óoc là trung tâm tài chính truyền thống
của nền kinh tế Mỹ và cũ
ng bởi vì tất cả các giao dịch mua bán trái phiếu của Fed đều được
tiến hành tại quầy giao dịch của Fed Niu óoc.
Thông qua các quyết định của FOMC, Fed có quyền tăng hoặc giảm số lượng tờ đô la trong
nền kinh tế. Nói bằng một hình ảnh đơn giản, bạn có thể tưởng tượng ra rằng Fed in ra những
tờ đô la, sau đó dùng máy bay trực thăng thả chúng xuống khắp nước Mỹ. Tương t
ự như vậy,
bạn cũng có thể hình dung ra việc Fed sử dụng một chiếc máy hút bụi khổng lồ để hút bớt các
tờ đô la trong ví của mọi người. Mặc dù trên thực tế công cụ mà Fed sử dụng để làm thay đổi
cung ứng tiền tệ phức tạp hơn thế nhiều, nhưng máy bay - máy hút bụi là một hình ảnh gần

đúng với ý nghĩa của chính sách tiền tệ.
Trong phầ
n cuối chương này, chúng ta sẽ thảo luận cách thức để Fed làm thay đổi cung ứng
tiền tệ, nhưng có lẽ ở đây chúng ta cũng nên biết rằng công cụ cơ bản của Fed là nghiệp vụ thị
trường mở - tức việc mua và bán trái phiếu chính phủ. (Hãy nhớ lại rằng trái phiếu chính phủ
Mỹ là một chứng chỉ nợ của chính phủ liên bang). Nếu FOMC quyết định tăng cung ứng ti
ền



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 8



tệ, Fed in đô la và sử dụng số đô la này để mua trái phiếu chính phủ từ tay công chúng trên
thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi Fed mua trái phiếu, số đô la trên sẽ nằm trong tay công
chúng và vì vậy việc mua trái phiếu trên thị trường mở của Fed làm tăng cung ứng tiền tệ và
ngược lại.
Fed là một tổ chức quan trọng bởi vì sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ có thể tác động mạnh
mẽ tới nề
n kinh tế. Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học ở chương 1 là: giá cả tăng khi
chính phủ in quá nhiều tiền. Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là: xã
hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Sức mạnh của
FOMC nằm ở những nguyên lý cơ bản này. Vì những lý do mà chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ
h
ơn trong những chương sau, các quyết định chính sách của FOMC có tác động hết sức quan
trọng tới tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế trong dài hạn, cũng như việc làm và sản xuất trong
ngắn hạn. Dĩ nhiên, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang là người có quyền lực mạnh mẽ thứ hai,
chỉ sau tổng thống Mỹ.

Đoán nhanh: Những trách nhiệm quan trọng nhất của Quỹ Dự
trữ Liên bang là gì? Nếu
Fed muốn tăng cung ứng tiền tệ, nó thường làm theo cách nào?
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG ỨNG TIỀN TỆ
Đến đây chúng ta đã biết “tiền” là gì và Quỹ dự trữ Liên bang kiểm soát cung ứng tiền tệ
bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở như thế nào. Tuy sự lý giải
cung ứng tiền tệ này đúng, nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể, nó chưa đề cập
đến vai trò trung tâm
của các ngân hàng trong hệ thống tiền tệ.
Hãy nhớ rằng số lượng tiền mà bạn nắm giữ bao gồm cả tiền mặt (tiền giấy trong ví bạn và
tiền xu trong túi bạn) và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (số dư trong tài khoản viết séc của
bạn). Tiền gửi không kỳ hạn nằm ở các ngân hàng thương mại và vì vậy hành vi của các ngân
hàng ảnh hưởng đến lượng ti
ền gửi đó và cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Trong phần này,
chúng ta sẽ tìm hiểu xem hành vi của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào đến
cung ứng tiền tệ và họ làm cho hoạt động của Fed trở nên phức tạp như thế nào khi nó kiểm
soát cung ứng tiền tệ.
Tình huống đơn giản: hoạt động ngân hàng dự trữ 100%
Để xem xét ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng thươ
ng mại đến cung ứng tiền tệ, đầu tiên
chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng trên thế giới không tồn tại bất kỳ ngân hàng nào. Trong nền
kinh tế giản đơn này, tiền mặt là hình thức duy nhất của tiền. Nói cụ thể, nếu tổng lượng tiền
mặt là 100 đô la, cung ứng tiền tệ cũng là 100 đô la.
Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng người nào đó mở tài khoản tại một ngân hàng, g
ọi là
Ngân hàng quốc gia thứ nhất (FNB). Ngân hàng quốc gia thứ nhất chỉ là định chế nhận tiền
gửi. Nghĩa là, nó chỉ nhận tiền gửi mà không cho vay. Mục đích của hoạt động ngân hàng này
là cung cấp nơi an toàn cho mọi người giữ tiền. Mỗi khi nhận được tiền gửi, nó cất số tiền của
họ vào két sắt cho đến khi khách hàng đến rút tiền ra hoặc viết séc vào số dư tài khoản củ
a

mình. Những khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được, nhưng không cho vay được gọi là dự
trữ. Vì trong nền kinh tế tưởng tượng này, tất cả các khoản tiền gửi được giữ lại dưới dạng dự
trữ, nên hệ thống ngân hàng của nó được gọi là ngân hàng dự trữ 100%.



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 9










Chúng ta có thể biểu thị tình hình tài chính của Ngân hàng quốc gia thứ nhất bằng tài khoản
chữ T. Đây là bảng kế toán đơn giản cho biết những thay đổi trong tài sản và các khoản nợ
của nó. Sau đây là tài khoản chữ T của Ngân hàng quốc gia thứ nhất nếu toàn bộ 100 đô la
tiền của nền kinh tế được gửi tại ngân hàng này.
100 đô la ghi ở bên trái của tài khoản chữ T là tài sản của ngân hàng (số tiề
n mà ngân hàng
giữ trong két sắt). Bên phải của tài khoản là các khoản nợ cũng ghi 100 đô la (số tiền mà nó
nợ người gửi). Hãy nhớ rằng tài sản và các khoản nợ của ngân hàng Ngân hàng quốc gia thứ
nhất đúng bằng nhau.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế tưởng tượng này. Trước khi
Ngân hàng quốc gia thứ nhất khai trương, cung ứng tiền tệ là 100 đô la tiền mặt mà công
chúng đang nắm gi

ữ. Sau khi nó khai trương và công chúng gửi tiền mặt của mình, cung ứng
tiền tệ là 100 đô la tiền gửi không kỳ hạn. (Tiền mặt không còn nữa vì toàn bộ số tiền này đã
nằm trong két sắt. Mỗi đô la tiền gửi vào ngân hàng làm giảm một đô la tiền mặt và làm tăng
tiền gửi không kỳ hạn một lượng đúng như thế, cho nên cung ứng tiền tệ không thay đổi. Vì
vậy, nếu các ngân hàng gi
ữ toàn bộ khoản tiền gửi dưới dạng dự trữ, thì họ sẽ không tác
động tới cung ứng tiền tệ.
Quá trình tạo tiền gửi của hoạt động ngân hàng dự trữ một phần
Có thể các chủ ngân hàng tại Ngân hàng quốc gia thứ nhất bắt đầu suy nghĩ lại chính sách
dự trữ 100% của họ. Việc để cho toàn bộ tiền nằm nhàn rỗi trong két sắt là không cần thiết.
Tại sao lại không sử dụng một phần số đó để cho vay? Các hộ gia đình mua nhà ở, các
doanh nghiệp xây nhà xưởng mới và sinh viên trả học phí, tất cả đều sẵn sàng trả lãi suất
cho để vay một phần tiền trong một thời gian. Tất nhiên, Ngân hàng quốc gia thứ nhất cũng
phải giữ một phần dưới dạng dự trữ để có sẵn tiền mặt khi người gửi đế
n rút tiền ra. Nhưng
nếu các khoản tiền gửi mới gần bằng số tiền rút ra, thì Ngân hàng quốc gia thứ nhất chỉ cần
giữ một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ. Như vậy, hoạt động của hệ thống Ngân hàng quốc
gia thứ nhất đã áp dụng hệ thống được gọi là ngân hàng dự trữ một phần.
Tỷ trọng ti
ền gửi mà ngân hàng giữ dưới dạng dự trữ được gọi là tỷ lệ dự trữ. Tỷ lệ này được
xác định dựa trên quy định của chính phủ và chính sách của ngân hàng. Như chúng ta sẽ trình
bày kỹ hơn vào cuối chương này, Fed đặt ra tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm
giữ, gọi là dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể nắm giữ
khối lượng
dự trữ lớn hơn mức dự trữ tối thiểu mà luật pháp yêu cầu, gọi là dự trữ dôi ra, để đảm bảo
chắc chắn rằng họ không bị thiếu hụt tiền mặt. Để phục vụ cho mục đích của mình, chúng ta
coi tỷ lệ dự trữ là cho trước và tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động ngân hàng dự trữ một phầ
n đối
với cung ứng tiền tệ.
NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ NHẤT

Tài sản Các khoản nợ

Dự trữ 100 đô la Tiền gửi 100 đô la



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 10



Giả sử Ngân hàng quốc gia thứ nhất có tỷ lệ dự trữ là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại
10% tiền gửi dưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại tài
khoản chữ T của nó:







Các khoản nợ của Ngân hàng quốc gia thứ nhất vẫn là 100 đô la, vì việc cho vay không làm
thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Nhưng gi
ờ đây ngân hàng có
hai loại tài sản: 10 đô la trong két sắt và nó đã cho vay 90 đô la. (Các khoản cho vay này là
khoản nợ của những người vay tiền ở ngân hàng, nhưng là tài sản của ngân hàng cho vay, bởi
vì người đi vay sau này phải hoàn trả ngân hàng). Nhưng tính tổng cộng, tài sản của Ngân
hàng quốc gia thứ nhất vẫn bằng các khoản nợ của nó.
Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Trước khi Ngân hàng
quốc gia thứ

nhất cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 đô la dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng.
Nhưng khi Ngân hàng quốc gia thứ nhất cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền
vẫn có 100 đô la tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ
90 đô la tiền mặt. Cung ứng tiền tệ (bằng tổng của tiền mặt và tiền gửi không kỳ
hạn) bằng
190 đô la. Như vậy, khi các ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ, họ đã tạo
ra tiền.
Trước hết, quá trình tạo tiền này của ngân hàng dự trữ một phần có vẻ quá tuyệt vời, vì
dường vẻ như ngân hàng tạo ra tiền từ không khí. Để làm cho quá trình tạo tiền này không
còn là phép màu, chúng ta hãy nhớ rằng khi Ngân hàng quốc gia thứ nhất cho vay một ph
ần
dự trữ và tạo ra tiền, nó không tạo ra thêm bất kỳ của cải nào. Các khoản cho vay của Ngân
hàng quốc gia thứ nhất đem lại cho người đi vay một số tiền mặt và vì vậy họ có khả năng
mua hàng hoá và dịch vụ. Song người đi vay phải chịu những khoản nợ, vì vậy các khoản cho
vay không làm cho họ giàu hơn chút nào cả. Nói cách khác, khi một ngân hàng tạo ra tài sản
là tiền, nó cũng tạo ra nghĩa v
ụ trả nợ tương ứng cho người đi vay. Vào cuối của quá trình tạo
tiền này, nền kinh tế có khả năng thanh khoản cao hơn, hiểu theo nghĩa có nhiều phương tiện
trao đổi hơn, nhưng nền kinh tế không có nhiều của cải hơn trước.
Số nhân tiền
Quá trình tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng quốc gia thứ nhất. Giả sử những người vay
tiền từ Ngân hàng qu
ốc gia thứ nhất sử dụng 90 đô la để mua một cái gì đó từ người nào đó
và những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình
vào Ngân hàng quốc gia thứ hai. Sau đây là tài khoản chữ T của Ngân hàng quốc gia thứ hai:




Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất

Tài sản Các khoản nợ

Dự trữ 10 Tiền gửi 100 đô la
Cho vay 90 đô la
Ngân hàng Quốc gia Thứ hai
Tài sản Các khoản nợ
Dự trữ 9 đô la Tiền gửi 90 đô la
Cho vay 81 đô la




NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 11






Sau khi có khoản tiền gửi, ngân hàng này có khoản nợ bằng 90 đô la. Nếu ngân hàng Ngân
hàng quốc gia thứ hai cũng giữ tỷ lệ dự trữ là 10%, nó sẽ nắm giữ tài sản bằng 9 đô la dưới
dạng dự trữ và cho vay 81 đô la. Bằng cách này, Ngân hàng quốc gia thứ hai tạo ra thêm
lượng tiền 81 đô la. Nếu 81 đô la tiền mặt cuối cùng lại được huy động vào Ngân hàng quốc
gia thứ ba và ngân hàng này cũng có tỷ lệ d
ự trữ là 10%, nó sẽ giữ 8,1 đô la dưới dạng dự trữ
và cho vay 72,9 đô la. Đây là tài khoản chữ T của Ngân hàng quốc gia thứ ba:









Quá trình có thể tiếp diễn mãi mãi. Sau mỗi lần tiền mặt được gửi vào ngân hàng và ngân
hàng tiến hành cho vay, tiền lại được tạo thêm.
Vậy bao nhiêu tiền có thể được tạo ra trong nền kinh tế? Chúng ta hãy cộng chúng lại với
nhau:
Tiền gửi ban đầu = 100 đô la
Cho vay của Ngân hàng quốc gia thứ
nhất = 90 đô la [= 0,9 x 100 đô la]
Cho vay của Ngân hàng quốc gia thứ hai = 81 đô la [= 0,9 x 90 đô la]
Cho vay của Ngân hàng quốc gia thứ ba = 72,9 đô la [= 0,9 x 81 đô la]
* *
* *
* *

Tổng mức cung ứng tiền tệ = 1.000,00 đô la
Như vậy, mặc dù quá trình tạo tiền có thể tiếp diễn mãi mãi, nhưng nó không tạo ra lượng
tiền vô hạn. Nếu kiên nhẫn cộng chuỗi vô hạn các con số trong ví dụ trên lại với nhau, bạn sẽ
thấy 100 đô la dự trữ tạo ra lượng tiền bằng 1.000 đô la. Lượng tiền do hoạt động của hệ
thống ngân hàng tạo ra từ
mỗi đô la dự trữ được gọi là số nhân tiền. Trong nền kinh tế tưởng
tượng của chúng ta, 100 đô la dự trữ đã tạo ra lượng tiền bằng 1.000 đô la và như vậy số nhân
tiền bằng 10.
Yếu tố nào quyết định quy mô của số nhân tiền? Câu trả lời thật đơn giản: số nhân tiền là số
nghịch đảo của tỷ lệ
dự trữ. Nếu r là tỷ lệ dự trữ của tất cả các ngân hàng trong nền kinh tế,
thì cứ mỗi đô la dự trữ sẽ sinh ra 1/r đô la. Trong ví dụ của chúng ta, 1/r=10 và vì vậy số nhân

tiền bằng 10.
Công thức nghịch đảo để tính số nhân tiền này bao hàm một ý nghĩa quan trọng. Nếu một
ngân hàng có 1.000 đô la tiền gửi, khi đó tỷ lệ dự trữ 1/10 (10%) hàm ý nó phải dự trữ 100 đô
la. Số nhân tiền chỉ đảo ngược ý tưởng này: nếu hệ thống ngân hàng với tư cách một tổng thể
Ngân hàng Quốc gia Thứ ba
Tài sản có Các khoản nợ

Dự trữ 8,1 đô la Tiền gửi 81 đô la
Cho vay 72,9 đô la



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 12



nắm giữ tổng cộng 100 đô la dự trữ, nó chỉ có thể có 1.000 đô la tiền gửi. Nói cách khác, nếu
r là tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi (tức tỷ lệ dự trữ) tại mỗi ngân hàng, thì tỷ lệ tiền gửi so với dự
trữ trong hệ thống ngân hàng (tức số nhân tiền) phải bằng 1/r.
Công thức trên cho thấy lượng tiền mà các ngân hàng tạo ra phụ thu
ộc vào tỷ lệ dự trữ như
thế nào. Nếu tỷ lệ dự trữ chỉ bằng 1/20 (tức 5%), hệ thống ngân hàng có thể tạo ra số tiền gửi
lớn gấp 20 lần dự trữ và số nhân tiền bằng 20. Mỗi đô la dự trữ tạo ra 20 đô la tiền gửi.
Tương tự, nếu tỷ lệ dự trữ bằng 1/5 (tức 20%) và lượng tiền g
ửi bằng 5 lần dự trữ, thì số nhân
tiên phải bằng 5 và mỗi đô la dự trữ tạo ra 5 đô la tiền gửi. Bởi vậy, tỷ lệ dự trữ càng cao,
lượng tiền gửi mà các ngân hàng cho vay càng ít và số nhân tiền càng nhỏ. Trong trường hợp
đặc biệt với hoạt động ngân hàng dự trữ 100%, tỷ lệ dự trữ bằng 1 và số nhân tiền bằng 1.
Kết quả này tương ứ

ng với trường hợp ngân hàng không cho vay hoặc không tạo ra tiền.
Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed
Như chúng ta đã biết, Fed có trách nhiệm kiểm soát cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Bây
giờ, sau khi đã hiểu ngân hàng dự trữ một phần hoạt động như thế nào, chúng ta ở vào vị thế
tố hơn để hiểu cách thức Fed thực hiện công việc của mình. Bởi vì các ngân hàng tạo ra tiền
trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, nên sự kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed có tính
chất gián tiếp. Khi Fed quyết định thay đổi cung ứng tiền tệ, nó phải biết hành vi của mình
tác động như thế nào vào hệ thống ngân hàng.
Fed có ba công cụ để kiểm soát cung ứng tiền tệ: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc và lãi suất chiết khấu. Chúng ta hãy tìm hi
ểu xem Fed sử dụng các công cụ này như thế
nào.
Nghiệp vụ thị trường mở. Như chúng ta đã biết, Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ,
Fed chỉ thị cho các nhà buôn trái phiếu của mình ở Fed Niu óoc mua trái phiếu trên thị
trường trái phiếu quốc gia. Các tờ đô la mà Fed bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng đô la
trong lưu thông. Mộ
t phần trong số đô la mới này được giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn
lại được gửi vào các ngân hàng. Mỗi đô la mới được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng
cung ứng tiền tệ đúng 1 đô la. Mỗi đô la được gửi vào ngân hàng làm tăng cung ứng tiền
tệ nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạ
o
ra.
Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, Fed bán trái phiếu chính phủ cho công chúng trên thị
trường trái phiếu quốc gia. Công chúng trả cho các trái phiếu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng mà họ đang nắm giữ và vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra, khi
công chúng rút tiền ra khỏi các ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ
giảm. Để đáp lại sự suy giảm d
ự trữ này, các ngân hàng giảm khối lượng cho vay và quá trình
tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ thực hiện. Trên thực tế, việc mua bán trái phiếu chính phủ của
Fed trên thị trường trái phiếu quốc gia giống như các giao dịch mà bất kỳ cá nhân nào thực
hiện khi thay đổi cơ cấu đầu tư của mình. (Tất nhiên khi một cá nhân mua hoặc bán trái
phi
ếu, số tiền trong tay họ thay đổi, nhưng lượng tiền trong lưu thông vẫn như cũ). Hơn nữa,
Fed có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để thay đổi cung ứng tiền tệ trên quy mô nhỏ
hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp hay các



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 13



qui định về ngân hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của chính sách tiền
tệ mà Fed sử dụng thường xuyên nhất.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Fed cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. Tỷ l
ệ dự
trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đô la dự
trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho
vay ít hơn từ mỗi đô la mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi; kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự
trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền tệ. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền tệ.
Fed rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián
đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi Fed tăng tỷ lệ dự trữ bắt bu
ộc,
một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không thấy có sự biến động
nào trong tiền gửi. Trong trường hợp nhưu vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra

được đủ mức dự trữ bắt buộc mới.
Lãi suất chiết khấu. Công cụ thứ ba trong các công cụ tiền tệ của Fed là lãi suất chiết khấ
u,
tứclãi suất mà Fed áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ
bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của Fed. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì
ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi Fed
cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra
nhiều tiền hơn.
Fed có thể thay đổi cung ứng tiền t
ệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết
khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của Fed để bù đắp dự trữ. Bởi vậy, biện
pháp tăng suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ
giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của
Fed, dẫn tới lượng dự
trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng.
Fed sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn
nhằm giúp đỡ các định chế tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn. Ví dụ vào năm 1984,
mọi người đồn rằng ngân hàng quốc gia Continential Illinois National Bank có rất nhiều
khoản nợ khó đòi và rất nhiều người gửi tiền đã rút tiền ra. Để cứu ngân hàng này, Fed đã
hoạ
t động với tư cách người cho vay cuối cùng và cho nó vay hơn 5 tỷ đô la. Tương tự, khi
thị trường chứng khoán phố Uôn sụp đổ vào ngày 19-10-1987, nhiều công ty môi giới chứng
khoán phố Uôn ngay lập tức nhận thấy họ cần phải có số tiền lớn để thanh toán cho khối
lượng giao dịch chứng khoán lớn. Trước khi thị trường chứng khoán mở cửa vào sáng hôm
sau, chủ tịch của Fed Alan Greenspan đã thông báo rằng Fed “sẵn sàng cung c
ấp phương tiện
thanh toán để hỗ trợ cho hệ thống kinh tế và tài chính”. Nhiều nhà kinh tế tin rằng phản ứng
của Greenspan đối với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một lý do quan trọng giải
thích vì sao sự kiện đó chỉ có rất ít hậu quả.
Những vấn đề nảy sinh khi kiểm soát cung ứng tiền tệ

Ba công cụ của Fed - nghiệp vụ thị trường m
ở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu -
tác động mạnh đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên, Fed không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 14



một cách chính xác. Fed phải vật lộn với 2 vấn đề. Chúng nảy sinh bởi vì phần lớn cung ứng
tiền tệ là do hệ thống ngân hàng dự trữ một phần của chúng ta tạo ra.
Vấn đề thứ nhất là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm
giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng. Các hộ gia đình càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng,
các ngân hàng càng có nhiều dự tr
ữ và hệ thống ngân hàng càng có thể tạo ra nhiều tiền. Và
ngược lại, các hộ gia đình càng gửi ít tiền vào ngân hàng, ngân hàng càng có ít dự trữ và hệ
thống ngân hàng càng tạo ra ít tiền. Để thấy rõ tại sao đây lại là một vấn đề, chúng ta hãy giả
định rằng vào một ngày nào đó, mọi người bắt đầu mất niềm tin vào hoạt động của hệ thống
ngân hàng, vì vậy họ quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng và gi
ữ nhiều tiền dưới dạng tiền
mặt hơn. Khi điều này xảy ra, hệ thống ngân hàng mất một phần dự trữ và tạo ra ít tiền hơn.
Cung ứng tiền tệ sẽ giảm, cho dù không có bất kỳ sự can thiệp nào của Fed.
Vấn đề thứ hai của việc kiểm soát cung ứng tiền tệ là, Fed không kiểm soát được lượng tiền
mà các ngân hàng cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, tiề
n chỉ được tạo ra nhiều
hơn khi ngân hàng này cho vay. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định giữ một phần dự trữ
dôi ra, chứ không cho vay, nên Fed không biết chắc hệ thống ngân hàng tạo ra bao nhiêu tiền.
Ví dụ, giả sử các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong kinh doanh do tình hình kinh tế

không thuận lợi, vì vậy họ quyết định cho vay ra ít hơn và giữ nhiều tiền dưới dạng dự trữ
hơn. Với quyết định này củ
a các ngân hàng, cung ứng tiền tệ sẽ giảm.
Bởi vậy trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc
một phần vào hành vi của người gửi tiền và ngân hàng. Vì Fed không thể kiểm soát hoặc dự
báo chính xác hành vi này, nên nó không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách hoàn hảo.
Song nếu Fed chú ý đến những vấn đề này, thì chúng không phải là những vấn đề lớn. Hàng
tuần Fed đề
u thu thập số liệu về các khoản tiền gửi và dự trữ của các ngân hàng, chính vì vậy
Fed có thể nhanh chóng nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của người gửi tiền và
các ngân hàng. Do đó, nó có thể phản ứng lại những thay đổi này và giữ cho cung ứng tiền tệ
sát với mức mà nó lựa chọn.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: TÌNH TRẠNG ĐỔ XÔ ĐẾN NGÂN HÀNG RÚT TIỀN
VÀ CUNG ỨNG TIỀN TỆ
Mặc dù có lẽ trong đời mình chẳng bao giờ bạn chứng kiến hiện tượng đổ xô đến ngân hàng
rút tiền, nhưng có thể bạn đã nhìn thấy cảnh đó trong những bộ phim như Mary Poppins hay
Đó là cuộc sống tuyệt vời. Tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra khi người gửi tiền
nghĩ rằng ngân hàng có thể phá sản và bởi vậy họ
“đổ xô” đến rút tiền gửi của họ ra.
Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền là một vấn đề cho tất cả các ngân hàng áp dụng
nguyên tắc dự trữ một phần. Vì ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi của mình dưới dạng dự
trữ, nên nó không thể thoả mãn mọi yêu cầu rút tiền của tất cả người gửi tiền. Ngay cả khi các
ngân hàng thực sự có khả
năng thanh khoản (hiểu theo nghĩa tài sản của họ vượt quá các
khoản nợ), thì họ cũng không có đủ tiền mặt để trả cho mọi người muốn rút tiền ra. Khi hiện
tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra, ngân hàng phải đóng cửa cho đến khi lấy lại được



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC

Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 15



tiền vay hoặc khi người cho vay cuối cùng nào đó (chẳng hạn Fed) cung cấp đủ tiền mặt để
thoả mãn nhu cầu của người gửi tiền.
Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ trở nên
phức tạp. Một ví dụ quan trọng về vấn đề này xảy ra trong cuộc Đại suy thoái vào đầu những
năm 1930. Sau một làn sóng đổ xô đến ngân hàng rút tiền và đóng c
ửa ngân hàng, các hộ gia
đình và chủ ngân hàng trở nên thận trọng hơn. Các hộ gia đình rút tiền gửi của mình ra khỏi
ngân hàng và muốn giữ tiền dưới dạng tiền mặt hơn. Quyết định này làm đảo ngược quá trình
tạo tiền, khi các chủ ngân hàng đáp lại sự suy giảm dự trữ bằng cách cắt giảm các khoản cho
vay. Đồng thời, họ còn tăng tỷ lệ dự trữ để có đủ ti
ền trả cho người gửi ngay cả khi có tình
trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trong tương lai. Tỷ lệ dự trữ cao hơn làm giảm số nhân
tiền và cung ứng tiền tệ. Từ năm 1929 đến 1933, cung tiền giảm 28 phần trăm, mặc dù Fed
không thực hiện biện pháp thu hẹp tiền tệ nào. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự giảm mạnh của
cung ứng tiền tệ là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp cao và giá cả
giảm trong thời kỳ
này. (Trong các chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế tác động của cung ứng tiền tệ tới thất
nghiệp và giá cả.)
Ngày nay, hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền không phải vấn đề lớn đối với hệ thống
ngân hàng hoặc Fed. Hiện nay chính phủ liên bang đã thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở
hầu hết các ngân hàng, chủ yếu thông qua Công ty Bả
o hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).
Người gửi tiền không đổ xô đến ngân hàng rút tiền bởi vì họ tin rằng nếu ngân hàng của họ
phá sản, FDIC sẽ trả cho họ số tiền tương ứng. Chính sách bảo hiểm tiền gửi của chính phủ
cũng có giá của nó: các chủ ngân hàng nhận tiền gửi được bảo hiểm thường có quá ít động cơ
để tránh nguy cơ không đòi được nợ khi cho vay. (Hành vi này là một ví dụ minh họ

a cho
hiện tượng rủi ro về đạo đức mà chúng ta đã nêu trong chương trước.) Nhưng một cái lợi của
bảo hiểm tiền gửi là hệ thống ngân hàng ổn định hơn. Vì lý do này, nhiều người trong chúng
ta chỉ nhìn thấy cảnh đổ xô đến ngân hàng rút tiền trên phim ảnh.
Kiểm tra nhanh: Hãy trình bày quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Nếu Fed muốn sử
dụng cả ba công cụ của chính sách tiền tệ để cắt giảm cung ứng tiền tệ, thì nó sẽ làm gì?
KẾT LUẬN
Vài năm gần đây, cuốn sách bán chạy nhất có tiêu đề là Những bí mật của Ngôi đền: Quỹ Dự
trữ Liên bang điều hành đất nước như thế nào. Mặt dù, không có bất kỳ sự hoài nghi nào về
sự phóng đại của cuốn sách, nhưng tên của nó đã làm sáng t
ỏ vai trò quan trọng của hệ thống
tiền tệ trong đời sống thường nhật của chúng ta. Mỗi khi mua hoặc bán một thứ gì đó, chúng
ta đều phải dựa vào quy ước cực kỳ hữu ích là “tiền”. Giờ đây, sau khi đã biết tiền là gì và cái
gì quyết định cung ứng tiền tệ, chúng ta có thể bàn đến vấn đề những thay đổi trong cung ứng
tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đế
n nền kinh tế. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này trong
chương sau.
TÓM TẮT
 Tiền là khái niệm để chỉ những tài sản mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hoá và
dịch vụ.



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 16



 Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và phương tiện cất trữ giá
trị. Với tư cách phương tiện trao đổi, nó là vật được sử dụng trong các giao dịch. Với tư

cách đơn vị hạch toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Với tư
cách phương tiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tạ
i tới
tương lai.
 Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi không
được dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn các tờ đô la, là tiền không có giá trị cố
hữu: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền.
 Trong nền kinh tế Mỹ, tiền bao gồm tiền mặt và các tài khoản tiền gửi khác nhau ở ngân
hàng, chẳng hạn tài khoản viết séc.
 Quỹ Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, có trách nhiệm quản lý hệ thống
tiền tệ Mỹ. Chủ tịch của Fed do tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn cho
nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang. Uỷ ban
này họp sáu tuần một lần nhằm xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ.
 Fed kiểm soát cung ứng tiền tệ chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở: nếu Fed mua
trái phiếu chính phủ, cung ứng tiền tệ sẽ tăng, ngược lại nếu Fed bán trái phiếu chính phủ,
cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Fed cũng có thể tăng cung ứng tiền tệ bằng cách giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc hoặc giảm lãi suất chiết khấu và ngượ
c lại.
 Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi của mình, họ làm tăng lượng tiền trong nền
kinh tế. Do vai trò này của các ngân hàng trong việc quyết định cung ứng tiền tệ, nên sự
kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed không hoàn hảo.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Đơn vị tính toán Unit of account
Chính sách tiền tệ Monetary policy
Cung ứng tiền tệ Money supply
Dự trữ Reserves
Dự trữ bắt buộc Reserve requirements
Hoạt động ngân hàng dự trữ
một phần Fractional-reserve banking

Khả năng thanh khoản Liquidity
Lãi suất chiết khấu Discount rate
Ngân hàng trung ương Central bank
Nghiệp vụ thị trường mở Open market operations
Phương tiện trao đổi Medium of exchange
Phượng tiện cất trữ giá trị Store of value
Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) Federal Reserve
Số nhân tiền Money multiplier
Tiền gửi không kỳ hạn Demand deposit
Tiền hàng hoá Commodity money
Tiền mặt Currency
Tiền pháp định Fiat money
Tiền Money



NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 17



Tỷ lệ dự trữ Reserve ratio

×