NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 1
CHƯƠNG 14
TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ
liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sự gia tăng của lực lượng lao động, tư bản và tiến bộ công
nghệ, nền kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự tăng trưởng này cho phép mọi người
hưởng thụ mức sống cao hơn. Trung bình trong 50 n
ăm qua, sản lượng của nền kinh tế Mỹ tính bằng
GDP thực tế tăng trưởng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
Tuy nhiên, trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này đã không xảy ra. Các doanh
nghiệp không bán được hết hàng hoá và dịch vụ và quyết định cắt giảm mức sản xuất. Nhiều
công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nhiều nhà máy bị b
ỏ không. Khi nền kinh tế
sản xuất hàng hoá và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm
đi. Những thời kỳ thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái nếu tình
hình không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế
trong ngắn hạn? Các chính sách công cộng
có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao? Khi kinh tế
suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ
dài và mức độ trầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà chúng ta xem xét trong
chương này và hai chương tiếp theo.
Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến số mà
chúng ta đã biết.
Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ
chính sách của chính phủ như chi tiêu, thuế và cung ứng tiền tệ cũng đã quen thuộc với
chúng ta. Điểm khác biệt ở trong các chương tiếp theo là khoảng thời gian phân tích. Trọng
tâm của bảy chương vừa rồi là nền kinh tế trong dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến
những biến động trong ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn củ
a nền kinh tế.
Mặc dù còn có sự tranh luận giữa các nhà kinh tế về phương pháp phân tích biến động
kinh tế trong ngắn hạn, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều sử dụng mô hình tổng cầu và
tổng cung. Học cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các chính sách là
nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của chúng ta. Trong chương này, chúng ta bàn đến hai mảng
then chốt của mô hình là tổng cầu và tổng cung. Sau khi có cái nhìn tổ
ng quan về mô
hình trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong hai chương tiếp theo.
BA ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Những biến động trong ngắn hạn của các hoạt động kinh tế diễn ra ở tất cả các nước và mọi thời
đại trong suốt chiều dài lịch sử. Để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ
năm
này sang năm khác, chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng.
Đặc điểm 1: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật ngữ này cho
thấy, biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Khi GDP
tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát
đạt. Các doanh nghiệp có nhiều khách
hàng và lợi nhuận ngày càng tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 2
bán được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng
biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và có thể dự báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh
doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao. Phần (a) của
hình 1 biểu thị GDP của Mỹ từ năm 1965. Ph
ần có mầu tối chỉ ra những thời kỳ suy thoái.
Như biểu đồ này cho thấy, các đợt suy thoái không diễn ra đều đặn theo thời gian. Đôi khi
các đợt suy thoái diễn ra gần nhau như trong năm 1980 và 1982. Song trong nhiều năm khác,
nền kinh tế lại không trải qua đợt suy thoái nào.
Hình 1. Quan sát biến động kinh tế ngắn hạn. Hình này biểu thị GDP thực tế trong phần
(a), chi tiêu cho đầu tư trong phần (b), và tỷ lệ
thất nghiệp trong phần (c) của nền kinh tế Mỹ
Suy thoái
(a) GDP thực tế
Tỷ đô la
1992
1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995
2.500
3.000
3.500
4.000
4.500
5.000
5.500
6.000
6.500
$
7.000
GDP thực tế
(
b
)
Chi tiêu cho đầu t
ư
Tỷ đô la
1992
300
400
500
600
700
800
900
1
,
000
$
1
,
100
Chi tiêu cho đầu t
ư
1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995
Suy thoái
(c) Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp
0
2
4
6
8
10
12
1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995
Phần trăm lực
lượng lao
động
S
uy thoái
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 3
với số liệu quý từ năm 1965. Các cuộc suy thoái được đánh dấu bởi các vùng màu tối. Hãy
chú ý rằng, GDP thực tế và chi tiêu cho đầu tư giảm trong thời kỳ suy thoái, trong khi thất
nghiệp tăng. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ lao động Mỹ.
Đặc điểm 2: Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động
GDP thực tế là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nh
ất để theo dõi những thay đổi trong ngắn
hạn của nền kinh tế vì nó là chỉ tiêu toàn diện nhất về hoạt động kinh tế. GDP thực tế phản
ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Nó
cũng phản ánh tổng thu nhập (đã loại trừ lạm phát) của mọi người trong nền kinh tế.
Nhưng thực ra khi theo dõi biến độ
ng kinh tế ngắn hạn, việc sử dụng chỉ tiêu nào để phản ánh
hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi không quan trọng. Phần lớn các biến số kinh tế vĩ mô
đo lường thu nhập, chi tiêu hay mức sản xuất, cùng biến động. Khi GDP giảm trong thời kỳ
suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp,
doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái là một hiện
tượng x
ảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều nguồn số liệu vĩ mô khác nhau.
Mặc dù các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động, song chúng biến động với quy mô khác
nhau. Cụ thể, như trong phần (b) của hình 1 cho thấy, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ
kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong
đầu tư đóng góp vào hai ph
ần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác,
khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu
để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.
Đặc điểm 3: Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
Những thay đổi trong sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với nhữ
ng thay
đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế
giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp
sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng.
Phần (c) trong hình 1 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ từ nă
m 1965. Một lần
nữa, các thời kỳ suy thoái được đánh dấu bằng các vùng màu tối. Biểu đồ cho thấy tác
động rõ rệt của suy thoái lên thất nghiệp. Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng
lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần.
Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà thường biến độ
ng xung
quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm.
Kiểm tra nhanh: Hãy nêu và giải thích ba đặc điểm then chốt của những biến động kinh tế.
LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN
Việc mô tả xu thế định kỳ mà nền kinh tế trải qua khi nó biến động theo thời gian là một
công việc đơn giản. Song việc lý giải nguyên nhân gây ra những biến động
đó khó khăn hơn
nhiều. Tuy nhiên, nếu so với các chủ đề mà chúng ta đã nghiên cứu trong các chương trước,
lý thuyết về biến động kinh tế vẫn còn tranh luận nhiều. Trong chương này và hai chương
tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển mô hình mà phần lớn các nhà kinh tế sử dụng để lý giải các
biến động kinh tế ngắn hạn.
Ngắn hạn và dài hạn khác nhau như thế nào
Trong các chương trước, chúng ta đã xây dựng những mô hình xác đị
nh các biến số kinh tế vĩ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 4
mô quan trọng nhất trong dài hạn. Chương 24 lý giải thích quy mô và tốc độ tăng năng suất
và GDP thực tế. Chương 25 lý giải việc lãi suất điều chỉnh như thế nào để cân bằng đầu tư và
tiết kiệm. Chương 26 lý giải tại sao luôn có thất nghiệp trong nền kinh tế. Chương 27 và 28
trình bày hệ thống tiền tệ và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mứ
c giá,
lạm phát và lãi suất danh nghĩa như thế nào. Chương 29 và 30 mở rộng phân tích này cho nền
kinh tế mở để lý giải cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái.
Tất cả những phân tích này trong phần trên đều dựa vào hai ý tưởng có quan hệ với nhau là sự phân
đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Nhớ lại rằng sự phân đôi cổ điển là sự tách biệt giữa các biến
thực t
ế (tính bằng lượng hay giá tương đối) và các biến danh nghĩa (tính bằng tiền). Theo lý thuyết
kinh tế vĩ mô cổ điển, sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa,
chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Với tính trung lập của tiền, chương 24, 25 và 26 có thể
xem xét các yếu tố quyết định những biến thực tế (GDP thực t
ế, lãi suất thực tế và thất nghiệp) mà
không cần đưa vào các biến danh nghĩa như cung ứng tiền tệ và mức giá.
Những giả định này của kinh tế học vĩ mô cổ điển có thể áp dụng vào thế giới mà chúng ta
đang sống không? Lời giải đáp cho câu hỏi này có vai trò quyết định trong việc tìm hiểu
phương thức vận hành của nền kinh tế: Hầu hết các nhà kinh tế cho rằ
ng lý thuyết kinh tế cổ
điển mô tả thế giới trong dài hạn, chứ không phải trong ngắn hạn. Sau vài năm, thay đổi
trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá và các biến danh nghĩa khác, nhưng không
ảnh hưởng đến GDP thực tế, thất nghiệp hay các biến thực tế khác. Khi nghiên cứu về những
thay đổi từ năm này qua năm khác, giả định về tính trung lập củ
a tiền không còn đúng nữa.
Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng trong ngắn hạn, các biến thực tế và danh nghĩa liên quan
với nhau. Đặc biệt, thay đổi trong cung ứng tiền tệ có thể tạm thời đẩy sản lượng ra khỏi xu
thế dài hạn của nó.
Do đó, để hiểu nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần một mô hình mới. Để xây dựng mô
hình này, chúng ta dựa vào những công cụ đã phát triển trong các chươ
ng trước và không dựa
vào sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền.
Mô hình cơ bản về biến động kinh tế
Mô hình của chúng ta về các biến động kinh tế ngắn hạn tập trung vào hành vi của hai biến số.
Biến thứ nhất là sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế tính bằng GDP thực tế. Biến thứ
hai là mức giá chung tính bằng CPI hoặc chỉ
số điều chỉnh GDP. Cần chú ý rằng sản lượng là
biến thực tế trong khi mức giá là biến danh nghĩa. Do đó, bằng cách tập trung vào mối quan hệ
giữa hai biến số này, có nghĩa chúng ta thừa nhận không có sự phân đôi cổ điển.
Hình 2. Tổng cầu và tổng cung. Các nhà kinh tế sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để
phân tích các biến động kinh tế. Trên trục tung là mức giá chung. Trên trụ
c hoành là tổng
Sản lượng
cân bằng
Sản
lư
ợ
n
g
Mức
g
iá
0
Mức giá
cân bằng
Tổng
cung
Tổng cầu
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 5
lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế sản xuất ra. Sản lượng và mức giá điều chỉnh
đến điểm mà tại đó đường tổng cầu và tổng cung cắt nhau.
Chúng ta phân tích biến động của cả nền kinh tế với tư cách một tổng thể bằng mô hình tổng
cầu và tổng cung được minh họa trong hình 2. Trên trục tung là mức giá chung trong nền
kinh tế. Trên trục hoành là tổng sả
n lượng hàng hoá và dịch vụ. Đường tổng cầu cho biết
lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi
mức giá. Đường tổng cung cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn
bán ra tại mỗi mức giá. Theo mô hình này, mức giá và sản lượng điều chỉnh để cân bằng tổng
cầu và tổng cung.
Chúng ta có thể muốn coi mô hình này chẳng qua là hình ảnh phóng to của mô hình cung và
cầu th
ị trường đã được đề cập trong chương 4. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình này khác hẳn.
Khi chúng ta xem xét cung và cầu trên một thị trường cụ thể, chẳng hạn thị trường kem, hành
vi của người mua và bán phụ thuộc vào khả năng di chuyển nguồn lực từ thị trường này qua
thị trường khác. Khi giá kem tăng lên, lượng cầu giảm đi vì người tiêu dùng muốn mua sản
phẩm khác. Tương tự như vậy, khi giá kem tăng, lượ
ng cung tăng do các nhà sản xuất có thể
tăng sản lượng bằng cách thuê thêm lao động từ các bộ phận khác của nền kinh tế. Sự thay
thế mang tính kinh tế vi mô từ thị trường này sang thị trường kia không có ý nghĩa khi chúng
ta phân tích cho cả nền kinh tế. Xét cho cùng, lượng hàng mà mô hình của chúng ta tìm cách
lý giải - GDP thực tế - phản ánh tổng lượng hàng hoá sản xuất trên tất cả các thị trường. Để
hiểu tại sao đường tổ
ng cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên, chúng ta cần có lý thuyết
kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng một lý thuyết như vậy.
Kiểm tra nhanh: Hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn khác với hành vi của nó trong dài
hạn như thế nào? Hãy vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Các biến số nào nằm ở trên hai
trục?
ĐƯỜNG TỔNG CẦU
Đường tổng cầu cho biết tổng lượ
ng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tại mức giá
bất kỳ cho trước. Hình 3 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là nếu
những cái khác không thay đổi, sự giảm sút mức giá chung của nền kinh tế, ví dụ từ P
1
xuống
P
2
, có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng, chẳng hạn từ Y
1
lên Y
2
.
Tại sao đường tổng cầu dốc xuống
Tại sao sự giảm sút mức giá chung lại làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ? Để trả lời
câu hỏi này, chúng ta hãy nhớ lại rằng GDP thực tế (Y) bằng tổng của tiêu dùng (C), đầu tư
(I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX):
Y = C + I + G + NX
Các thành tố này đều đóng góp vào t
ổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Bây giờ, chúng ta giả
định rằng, chi tiêu của chính phủ được cố định bởi chính sách. Ba thành tố còn lại - tiêu
dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng - phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, cụ thể là mức giá
chung. Bởi vậy, để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống, chúng ta phải xem mức giá ảnh
hưởng đến lượng cầu về hàng hoá và dịch v
ụ cho tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng như thế
nào.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 6
Hình 3. Đường tổng cầu. Sự giảm sút mức giá từ P
1
xuống P
2
làm tăng lượng cầu về hàng
hoá và dịch vụ từ Y
1
lên Y
2
. Mối quan hệ nghịch này do ba nguyên nhân gây ra. Khi mức giá
giảm, của cải thực tế tăng, lãi suất giảm và tỷ giá hối đoái giảm. Các hiệu ứng này kích thích
tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Tăng chi tiêu cho các thành tố của sản lượng có nghĩa
là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn.
Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải. Hãy nhìn vào khoản tiền trong ví hay tài khoản
ngân hàng của bạn. Giá trị danh nghĩa c
ủa những khoản tiền này cố định, nhưng giá trị thực
tế của nó thì không. Khi mức giá giảm, những đồng tiền này có giá hơn vì chúng có thể mua
được nhiều hàng hoá hơn. Như vậy, sự giảm sút mức giá làm cho người tiêu dùng cảm thấy
mình có nhiều của cải hơn và điều này khuyến khích họ mua nhiều hơn. Chi cho tiêu dùng
tăng lên có nghĩa là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn.
Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất. Như đã thảo luận trong chương 28, mức giá là một
trong những yếu tố quyết định của lượng cầu về tiền. Với mức giá thấp hơn, mọi người cần ít
tiền hơn cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy khi mức giá giảm, các hộ gia đình sẽ
tìm cách giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách cho vay m
ột phần số tiền hiện có. Ví dụ, một hộ
gia đình nào đó có thể dùng số tiền dôi ra của mình để mua trái phiếu có lãi. Hoặc họ có thể
gửi vào tài khoản tiết kiệm và ngân hàng lại dùng khoản tiền này để cho vay. Trong cả hai
trường hợp, do các hộ gia đình chuyển một phần số tiền nắm giữ thành các tài sản sinh lãi, họ
làm cho lãi suất giảm xuống. Lãi suất giảm đến lượt nó lạ
i kích thích các doanh nghiệp đầu
tư vào nhà xưởng và thiết bị mới hoặc các hộ gia đình mua nhà ở mới. Do vậy, mức giá thấp
hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu mua hàng đầu tư và qua đó làm tăng lượng cầu
về hàng hóa và dịch vụ.
Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Như chúng ta vừa thảo luận, mức
giá thấp hơn ở Mỹ làm cho lãi suất ở
Mỹ thấp hơn. Điều này làm cho một số nhà đầu tư
muốn đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Ví dụ, khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, một quỹ
hỗ tương bán trái phiếu chính phủ Mỹ để mua trái phiếu chính phủ Đức. Khi quỹ hỗ tương
chuyển tài sản ra nước ngoài, nó làm tăng cung về đô la trên thị trường ngoại tệ. Sự tăng
cung về đô la làm cho
đồng đô la giảm giá so với các đồng tiền khác. Vì một đô la giờ đây
mua được ít đơn vị ngoại tệ hơn, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt hơn hàng hoá và dịch vụ
Mỹ. Sự thay đổi này trong tỷ giá hối đoái thực tế (giá tương đối của hàng nội so với hàng
ngoại) làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ nhập
khẩu) sẽ tăng lên. Như vậy, khi sự giảm sút mức giá làm cho lãi suất giảm, tỷ giá hối đoái
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cầu
P
1
Y
1
Y
2
P
2
2. làm tăng lượng cầu về hàng
hoá và dịch vụ
1. Sự giảm sút
trong mức giá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 7
thực tế giảm, dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng hoá và
dịch vụ.
Tóm tắt. Như vậy có ba lý do có quan hệ với nhau lý giải tại sao khi mức giá giảm, lượng
cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng: (1) Người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tài sản hơn
nên tăng cầu về hàng tiêu dùng. (2) Lãi suất giảm và điều này kích thích cầu về hàng hoá đầu
tư. (3) T
ỷ giá hối đoái thực tế giảm, kích thích nhu cầu về xuất khẩu ròng. Vì cả ba lý do này
mà đường tổng cầu dốc xuống.
Điều quan trọng là cần nhớ rằng, đường tổng cầu cũng giống như các đường cầu khác được
xác định khi giữ cho “các yếu tố khác không đổi”. Đặc biệt, cả ba cách lý giải của chúng ta
về đường tổng cầu dốc xuống đều giả
định rằng cung ứng tiền tệ không thay đổi. Nghĩa là
chúng ta đang xét xem sự thay đổi của mức giá ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu về hàng
hoá và dịch vụ trong khi giữ cho lượng tiền trong nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta
sẽ thấy, sự thay đổi trong lượng tiền sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. Hiện tại hãy nhớ
rằng đường tổng cầu được vẽ
cho một lượng tiền nhất định.
Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển
Sự dốc xuống của đường tổng cầu cho biết rằng sự suy giảm mức giá làm tăng lượng cầu về
hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng
hóa và dịch vụ tại một mức giá cho trước. Khi một trong những yếu t
ố này thay đổi, đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ về những biến cố làm dịch
chuyển đường tổng cầu. Chúng ta có thể phân loại chúng theo thành tố chi tiêu trực tiếp bị
ảnh hưởng nhiều nhất.
Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng. Giả sử người Mỹ đột nhiên trở nên quan tâm nhiều
hơn đến tiết kiệm cho khi nghỉ hưu, và kết quả là h
ọ giảm mức chi tiêu hiện tai. Do lượng
cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức giá thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái. Ngược lại, hãy tưởng tượng rằng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán làm cho người
ta trở nên giàu có và ít quan tâm đến tiết kiệm hơn. Việc chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên phát
sinh từ đó có nghĩa là lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá, do vậ
y đường tổng cầu dịch
chuyển sang bên phải.
Vì vậy, bất cứ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch
chuyển đường tổng cầu. Một biến chính sách có ảnh hưởng như vậy là mức thuế. Khi chính
phủ cắt giảm thuế thì điều đó đã khuyến khích mọi người tiêu dùng nhiều hơn, do đó đường
tổng cầ
u dịch chuyển sang phải. Khi chính phủ tăng thuế, mọi người tiêu dùng ít hơn, và
đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái.
Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư. Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của các
doanh nghiệp tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ,
ngành sản xuất máy tính cho ra mắt một dòng máy có tốc độ cao h
ơn và nhiều doanh
nghiệp muốn đầu tư vào các hệ thống máy tính mới này. Do lượng cầu về hàng hoá và
dịch vụ tại mỗi mức giá cao hơn, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu
các hãng bi quan về điều kiện kinh doanh trong tương lai thì họ có thể cắt giảm chi tiêu
đầu tư và điều này làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Chính sách thuế cũng có thể ả
nh hưởng tới tổng cầu thông qua đầu tư. Như chúng ta đã thấy
trong chương 25, chính sách giảm thuế đầu tư (tức là chính phủ giảm thuế khi các doanh
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 8
nghiệp chi tiêu cho đầu tư) làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại bất
kỳ mức giá nào. Bởi vậy, nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Việc huỷ bỏ chính
sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Một biến chính sách khác có thể ảnh hưởng đến đầu tư và tổng cầu là cung ứ
ng tiền tệ. Như
chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong chương sau, sự gia tăng cung ứng tiền tệ làm cho lãi
suất giảm trong ngắn hạn. Điều này làm cho khoản vay trở nên ít tốn kém hơn, nó kích thích
chi đầu tư và do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Trái lại, khi cung ứng tiền tệ
giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng c
ầu dịch chuyển
sang trái. Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong suốt lịch sử nước Mỹ, thay đổi trong chính sách
tiền tệ là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự dịch chuyển trong tổng cầu.
Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ. Một trong những cách trực tiếp mà
các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu
chính phủ. Ví dụ như quốc hội quyết định giảm mua sắ
m các hệ thống vũ khí mới. Do lượng
cầu về hàng hoá và dịch vụ thấp hơn tại mọi mức giá, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang
bên trái. Ngược lại, nếu các chính quyền bang khởi công xây dựng nhiều đường cao tốc hơn,
kết quả là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ cao hơn tại mọi mức giá và đường tổng cầu dịch
chuyển sang bên phải.
Sự dị
ch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng. Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu
ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Ví dụ khi châu Âu
bước vào thời kỳ suy thoái, nó mua ít hàng hoá hơn từ Mỹ. Điều này làm giảm xuất khẩu
ròng của Mỹ và dịch chuyển đường tổng cầu của nền kinh tế Mỹ sang bên trái. Khi nền kinh
tế châu Âu hồ
i phục và lại mua hàng hoá của Mỹ, nó sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu
sang bên phải.
Xuất khẩu ròng nhiều khi cũng thay đổi do những biến động trong tỷ giá hối đoái. Giả sử
các nhà đầu cơ quốc tế đẩy giá trị đồng đô la lên trên thị trường ngoại tệ. Sự lên giá này
của đồng đô la làm cho hàng hoá của Mỹ đắt đỏ hơn so với hàng ngoại. Đi
ều đó kìm hãm
xuất khẩu, khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, sự mất giá của đồng
đô la sẽ thúc đẩy xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường tổng cầu về bên phải.
Tóm tắt. Trong chương sau, chúng ta sẽ phân tích đường tổng cầu chi tiết hơn. Chúng ta sẽ
xem xét chính xác hơn các công cụ của chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển
đường tổng cầu như
thế nào và liệu các nhà làm chính sách có nên dùng những công cụ này
cho mục đích đó không. Nhưng ở đây, bạn cũng nên biết qua tại sao đường tổng cầu dốc
xuống và loại biến cố và chính sách nào có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Bảng 1 tóm
tắt những gì chúng ta vừa học.
Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
1. Hiệu ứng của cải: Mức giá thấp hơn làm tăng của cải thực tế, kích thích chi tiêu cho tiêu
dùng.
2. Hiệu ứng lãi suất: Mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu cho đầu tư.
3. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Mức giá thấp hơn làm giảm tỷ giá hối đoái thực tế, thúc đẩy xuất
khẩu ròng.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 9
Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển?
1. Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Một biến cố thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu
nhiều hơn tại một mức giá cho trước (giảm thuế, thị trường chứng khoán bùng nổ) làm
cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Một biến cố làm cho người tiêu dùng chi tiêu
ít hơn tại một mức giá cho trước (tăng thuế, sự sa sút củ
a thị trường chứng khoán) làm cho
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
2. Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: Một biến cố khiến các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn
tại một mức giá cho trước (lạc quan về tương lai, giảm lãi suất do cung ứng tiền tệ tăng)
dịch chuyển đường tổng cầu về bên phải. Một sự kiện khiến các doanh nghiệ
p đầu tư ít đi
ở một mức giá cho trước (bi quan về tương lai, lãi suất tăng do giảm cung ứng tiền tệ) dịch
chuyển đường tổng cầu về bên trái.
3. Sự dịch chuyển phát sinh từ mua sắm chính phủ: Sự gia tăng mua sắm chính phủ về hàng
hoá và dịch vụ (chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng hoặc xây dựng các đường cao tốc) làm
dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Gi
ảm mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ
(giảm chi cho quốc phòng và làm đường) làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
4. Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng: Một biến cố làm tăng chi tiêu cho xuất khẩu
ròng tại một mức giá cho trước (bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm) sẽ
dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Một biến cố làm gi
ảm chi tiêu cho xuất khẩu
ròng (suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng) sẽ dịch chuyển đường tổng cầu sang
trái.
Bảng 1. Đường tổng cầu: Tóm tắt.
Kiểm tra nhanh: Hãy giải thích ba nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dốc xuống. Hãy
nêu một ví dụ về một hiện tượng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Sự kiện này làm cho nó
dịch chuyển theo hướng nào?
ĐƯỜNG TỔNG CUNG
Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra
và muốn bán tại mỗi mức giá cho trước bất kỳ. Không giống như đường tổng cầu lúc nào
cũ
ng dốc xuống, đường tổng cung biểu thị một mối quan hệ về cơ bản phụ thuộc vào khoảng
thời gian nghiên cứu. Trong dài hạn, đường tổng cung thẳng đứng; còn trong ngắn hạn,
đường tổng cung dốc lên. Để hiểu những biến động kinh tế ngắn hạn và sự chệch khỏi vị trí
dài hạn của nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần nghiên cứu cả
đường tổng cung dài hạn
và đường tổng cung ngắn hạn.
Tại sao đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn
Nhân tố nào quyết định lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong dài hạn? Chúng ta đã ngầm
trả lời câu hỏi này trong phần đầu của cuốn sách khi phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế.
Trong dài hạn, sản lượng hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế (GDP thực tế của nó) phụ
thuộc vào nguồn cung về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ dùng để
chuyển các yếu tố sản suất này thành các hàng hoá và dịch vụ. Do mức giá không ảnh hưởng
đến các yếu tố quyết định GDP thực tế trong dài hạn, nên đường tổng cung dài hạn thẳng
đứng như trong hình 4. Nói cách khác, trong dài hạn nguồn lao động, tư bản, tài nguyên thiên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 10
nhiên của nền kinh tế và công nghệ quyết định tổng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ,
lượng cung vẫn sẽ giữ nguyên bất kể mức giá thay đổi ra sao.
Hình 4. Đường tổng cung dài hạn. Trong dài hạn, lượng cung về sản phẩm phụ thuộc vào
lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế và công nghệ dùng để
chuyển các đầu vào này thành sản lượng. Lượng cung ứng không phụ thuộ
c vào mức mức
giá chung. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên.
Về thực chất, đường tổng cung thẳng đứng chỉ là một cách áp dụng sự phân đôi cổ điển và
tính trung lập của tiền. Như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dựa trên
giả định cho rằng các biến thực t
ế không phụ thuộc vào các biến danh nghĩa. Đường tổng
cung thẳng đứng phù hợp với tư tưởng này, vì nó hàm ý rằng sản lượng (biến thực tế) không
phụ thuộc vào mức giá (biến danh nghĩa). Như đã lưu ý trước đây, hầu hết các nhà kinh tế tin
rằng nguyên lý này đúng khi nghiên cứu nền kinh tế trong thời kỳ dài nhiều năm và không
còn đúng nếu nghiên cứu sự thay đổi từ năm này qua nă
m khác. Do vậy, đường tổng cung chỉ
thẳng đứng trong dài hạn.
Người ta có thể băn khoăn rằng tại sao đường cung về các mặt hàng cụ thể có thể dốc lên nếu
đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Lý do là cung về hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào
giá tương đối - tức giá của hàng hoá và dịch vụ đó so với các giá khác trong nền kinh tế. Ví
dụ khi giá kem tăng lên, các nhà sản xuất kem sẽ tăng sả
n lượng và lấy đi lao động, sữa, sô
cô la và các đầu vào khác từ sản xuất các sản phẩm khác, chẳng hạn sữa chua. Trái lại, tổng
sản lượng của cả nền kinh tế bị giới hạn bởi lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công
nghệ. Do đó, nếu giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cùng tăng lên thì
tổng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thay đổi .
Tại sao đường tổng cung dài hạn có thể dịch chuyển
Vị trí của đường tổng cung dài hạn cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ được lý thuyết
kinh tế vĩ mô cổ điển dự báo. Mức sản lượng này thường được gọi là sản lượng tiềm năng
hay sản lượng toàn dụng. Nói chính xác hơn, ta gọi đó là mức sản lượng tự nhiên vì nó
cho biết n
ền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu khi thất nghiệp ở mức tự nhiên hay bình
thường. Mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế hướng tới trong dài
hạn.
Sản lượng
Mức sản lượng tự
nhiên
Mức giá
0
Tổng cung
dài hạn
P
1
P
2
2. không ảnh hưởng
đến lượng cung về
hàng hoá dịch vụ c
trong dài hạn
1. Sự thay đổi
trong mức giá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 11
Bất kỳ một thay đổi nào trong nền kinh tế mà làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm
dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Do sản lượng trong mô hình cổ điển phụ thuộc vào lao
động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ, nên chúng ta có thể phân loại những dịch
chuyển của đường tổng cung dài hạn theo các nguồn gốc này.
Những thay đổi phát sinh từ lao động. Hãy tưởng tượng ra rằng nền kinh tế có s
ự gia tăng
làn sóng nhập cư từ nước ngoài. Do có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch
vụ tăng lên. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu
nhiều công nhân rời bỏ nền kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang
trái.
Vị trí của đường tổng cung dài hạn còn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp t
ự nhiên, nên bất kỳ
sự thay đổi nào trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này cũng dịch chuyển đường tổng cung dài
hạn. Ví dụ nếu Quốc hội cần phải tăng đáng kể mức lương tối thiểu lên, tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên sẽ tăng và nền kinh tế sẽ sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn. Kết quả
là đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại, nếu cải cách trong hệ
thống bảo hiểm thất nghiệp khuyến khích người thất nghiệp nỗ lực tìm việc làm hơn, tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên sẽ giảm, và đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải.
Những thay đổi phát sinh từ tư bản. Sự gia tăng khối lượng tư b
ản trong nền kinh tế làm
tăng năng suất, và do đó làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Kết quả là đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại, sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm
giảm năng suất, giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn
dịch sang trái.
Cần chú ý rằng lô gích trên áp dụng cho cả trường hợp tư bản hi
ện vật và vốn nhân lực. Sự
gia tăng khối lượng máy móc hay số người tốt nghiệp đại học đều nâng cao năng lực sản xuất
hàng hoá và dịch vụ. Do vậy, chúng đều làm cho đường tổng cung dài hạn dịch sang phải.
Những thay đổi phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên. Nền sản xuất của một quốc gia phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của nó bao gồm đất đai, khoáng sản và thời tiết. Việc khám
phá ra mộ
t mỏ khoáng sản có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang bên phải.
Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài
hạn dịch chuyển sang trái.
Ở nhiều nước, những tài nguyên thiên nhiên quan trọng được nhập từ các nước khác. Sự thay
đổi trong nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng làm dịch chuyển đường tổng cung. Như
chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau của chương này, các biế
n cố trên thị trường dầu khí thế giới
là một tác nhân quan trọng làm dịch chuyển đường tổng cung.
Những thay đổi phát sinh từ tri thức công nghệ. Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay
chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức
công nghệ. Việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch
vụ hơn với lượng lao động, t
ư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ. Kết quả là đường tổng
cung dịch chuyển sang phải.
Tuy nhiên, còn có nhiều những biến cố khác có ảnh hưởng giống như thay đổi công nghệ
mặc dù chúng không phải là công nghệ. Như chương 9 đã giải thích, việc mở cửa thương
mại có tác dụng như việc phát hiện ra quy trình sản xuất mới và làm dịch chuyển đường
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 12
tổng cung sang phải. Ngược lại, nếu chính phủ thông qua một số quy định hạn chế doanh
nghiệp sử dụng một phương pháp sản xuất nào đó, có thể vì chúng quá nguy hiểm đối với
công nhân, thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái.
Tóm tắt. Đường tổng cung dài hạn phản ánh mô hình cổ điển về nền kinh tế đã phát triển trong
các chương trước. Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm tăng
GDP thực tế trong các chương
trước, thì giờ đây đều có thể coi là làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ và đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm giảm GDP thực tế
được đề cập trong các chương trước đều có thể được coi là làm giảm lượng cung về hàng hoá và
dịch vụ và làm cho đường tổng cung về hàng hoá và dịch vụ dịch chuyển sang trái.
Một cách mớ
i để mô tả tăng trưởng dài hạn và lạm phát
Sau khi đã giới thiệu đường tổng cầu và tổng cung dài hạn của nền kinh tế, bây giờ chúng ta
có một cách mới để mô tả xu thế dài hạn của nền kinh tế. Hình 5 mô tả những thay đổi đối
với nền kinh tế qua các những năm. Cần chú ý rằng cả hai đường đều dịch chuyển. Mặc dù
có nhiều yếu tố ảnh h
ưởng đến nền kinh tế trong dài hạn, và về nguyên tắc có thể đã gây ra
những sự dịch chuyển đó, nhưng hai yếu tố quan trọng nhất trong thực tế vẫn là công nghệ và
chính sách tiền tệ. Tiến bộ công nghệ nâng cao khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của
nền kinh tế và điều này làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Cùng lúc đó
do Quỹ dự trữ
Liên bang Mỹ liên tục tăng cung ứng tiền tệ, nên đường tổng cầu cũng dịch
sang phải. Như hình này cho thấy, kết quả là sự tăng trưởng theo xu thế của sản lượng (biểu
thị bằng sự gia tăng của Y) và lạm phát liên tục (biểu thị bằng sự gia tăng của P). Đây là một
cách khác để biểu thị sự phân tích cổ điển về
tăng trưởng và lạm phát trình bày trong chương
24 và 28.
Tuy nhiên, mục tiêu phát triển đường tổng cầu và tổng cung không phải là để khoác chiếc
áo mới cho những kết luận dài hạn. Thay vào đó, nó cung cấp cho chúng ta một khuôn
khổ để phân tích ngắn hạn như sẽ thấy ngay sau đây. Khi xây dựng mô hình ngắn hạn,
chúng ta giữ cho phân tích đơn giản bằng cách không xem xét sự tăng trưởng và lạm phát
liên tục trong hình 5. Tuy nhiên luôn nhớ rằng, các xu thế dài hạn tạo ra nền t
ảng cho các
biến động ngắn hạn. Biến động ngắn hạn trong sản lượng và mức giá nên được coi là
những sai lệch so với xu thế dài hạn diễn ra liên tục.
1. Trong dài hạn,
tiến bộ công nghệ
làm dịch chuyển
đư
ở
n
g
tổ
n
g
cu
n
g
LRAS
2000
LRAS
1990
Sản lượng
Mức giá
0
P
1980
Y
1980
AD
1980
P
2000
P
1990
LRAS
1980
2. và sự gia tăng cung tiền làm dịch
chu
y
ển đườn
g
tổn
g
cầu
AD
2000
AD
1990
4 và lạm
phát tiếp
diễn
Y
1990
Y
2000
3 dẫn đến sự táng trưởng của sản lượng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 13
Hình 5. Tăng trưởng dài hạn và lạm phát trong mô hình tổng cầu và tổng cung . Khi nền
kinh tế có khả năng sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn theo thời gian, trước hết là nhờ
tiến bộ công nghệ, đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Đồng thời, khi Quỹ dự
trữ Liên bang tăng cung ứng tiền tệ, đường tổng cầu cũng dịch chuyển sang phải. Trong hình
này, sản l
ượng tăng từ Y
1980
lên Y
1990
, và sau đó lên Y
2000
, còn mức giá tăng từ P
1980
lên P
1990
và sau đó lên P
2000
. Như vậy, mô hình tổng cầu và tổng cung đem lại cho chúng ta phương
pháp mới để mô tả các phân tích cổ điển về tăng trưởng và lạm phát.
Tại sao đường tổng cung lại dốc lên trong ngắn hạn
Bây giờ chúng ta đi đến điểm khác nhau then chốt giữa nền kinh tế trong ngắn hạn và trong
dài hạn: hành vi của tổng cung. Như chúng ta đã thảo luận, đường tổng cung dài hạn thẳng
đứng. Trái l
ại trong ngắn hạn, đường tổng cung lại dốc lên như trong hình 6. Nghĩa là, trong
vòng một hay hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về
hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng
cung về hàng hoá và dịch vụ.
Yếu tố nào gây ra mối quan hệ thuận này giữa mức giá và sản lượng? Các nhà kinh tế vĩ mô
đã đưa ra ba lý thuyết để giải thích cho sự dố
c lên của đường tổng cung ngắn hạn. Trong mỗi
lý thuyết đó, một sự không hoàn hảo của thị trường làm cho mặt cung của nền kinh tế trong
ngắn hạn có biểu hiện khác với trong dài hạn. Mặc dù các lý thuyết này khác nhau về chi tiết,
nhưng chúng có một kết luận chung: lượng cung về sản lượng chệch khỏi mức dài hạn hay tự
nhiên khi mức giá chệch khỏi mức giá mà mọi người dự ki
ến. Khi mức giá vượt quá mức dự
kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng
giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó.
Hình 6. Đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P
1
xuống P
2
làm
giảm tổng cung từ Y
1
xuống Y
2
. Mối quan hệ thuận này có thể do nhận thức sai lầm, tiền
lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều
chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.
Lý thuyết nhận thức sai lầm. Một cách tiếp cận đối với đường tổng cung ngắn hạn là lý
thuyết nhận thức sai lầm. Theo lý thuyế
t này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm
thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra trên các thị trường cá
biệt, mà ở đó họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm trong ngắn hạn, các nhà cung
Sản lượng
Mức giá
0
Tổng cung
ngắn hạn
Y
1
P
1
Y
2
2. làm giảm cung về
hàng hoá và dịch vụ
trong ngắn hạn.
P
2
1.Sự giảm sút
của mức giá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 14
cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá và phản ứng này dẫn đến đường tổng cung
dốc lên trong ngắn hạn.
Để hiểu quá trình này diễn ra như thế nào, chúng ta hãy giả sử mức giá chung giảm xuống
dưới mức mà mọi người dự kiến. Khi các nhà cung cấp thấy giá sản phẩm của mình giảm, họ
có thể lầm tưởng rằng giá tương đối đã giảm. Ví dụ, ngườ
i nông dân trồng lúa mì có thể nhận
thấy giá lúa mì giảm trước khi biết rằng giá của nhiều hàng tiêu dùng mà họ mua giảm. Từ
kết quả quan sát này, họ có thể suy luận rằng giá lúa mỳ là thấp tạm thời và họ có thể phản
ứng lại bằng cách cắt giảm lượng lúa mỳ mà họ cung ứng. Tương tự như vậy, công nhân có
thể nhận thấy lương danh nghĩa của họ giảm trước khi nhậ
n ra rằng giá hàng hoá mà họ mua
giảm. Họ có thể suy luận rằng mức thù lao lao động tạm thời thấp và họ phản ứng bằng cách
cắt giảm lượng lao động mà họ cung ứng. Trong cả hai trường hợp, mức giá thấp hơn gây ra
nhận thức sai lầm về giá tương đối và nhận thức sai lầm này làm cho các nhà cung cấp phản
ứng lại mức giá thấp hơn bằng cách cắt giảm lượng cung v
ề hàng hoá và dịch vụ.
Lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc
lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Theo lý thuyết này, đường tổng cung ngắn hạn dốc lên
vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Trong một
chừng mực nào đó, sự điều chỉnh chậm chạp c
ủa tiền lương danh nghĩa có nguyên nhân ở các
hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và công nhân. Các hợp đồng này thường cố định tiền
lương danh nghĩa, đôi khi đến ba năm. Ngoài ra, sự điều chỉnh chậm chạp này còn có thể có
nguyên nhân ở các quy chuẩn xã hội hay cảm nhận về sự công bằng, những yếu tố này ảnh
hưởng đến việc xác lập mức tiền lương và chậm thay đổ
i.
Để biết tiền lương danh nghĩa cứng nhắc có ý nghĩa như thế nào đối với tổng cung, chúng ta
hãy tưởng tượng ra một doanh nghiệp đồng ý trả cho công nhân mức tiền lương phù hợp với
nhận định của anh ta về mức giá. Nếu mức giá (P) thấp hơn dự kiến và tiền lương cứng nhắc
ở W, tiền lương thực tế W/P sẽ t
ăng lên cao hơn mức mà doanh nghiệp định trả cho công
nhân. Do tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, nên tiền lương thực tế tăng có
nghĩa là chi phí thực tế tăng. Doanh nghiệp phản ứng lại việc tăng chi phí này bằng cách thuê
ít lao động hơn và sản xuất lượng hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn. Nói cách khác, do tiền lương
không điều chỉnh ngay theo sự thay đổi mức giá, nên mức giá th
ấp hơn làm cho việc làm và
sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về
hàng hoá và dịch vụ.
Lý thuyết giá cả cứng nhắc. Gần đây, một số nhà kinh tế vĩ mô đưa ra cách tiếp cận thứ ba
đối với đường tổng cung ngắn hạn gọi là lý thuyết giá cả cứng nhắc. Như chúng ta đã thảo
luận, lý thuyết ti
ền lương cứng nhắc nhấn mạnh rằng tiền lương chậm thay đổi. Lý thuyết giá
cả cứng nhắc nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh để đáp lại
các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để
điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn. Nhữ
ng chi phí này, bao gồm chi phí in và phân
phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá. Vì lý do này, giá cả và tiền lương có thể
cứng nhắc trong ngắn hạn.
Để hiểu các hàm ý của giá cả cứng nhắc đối với tổng cung, chúng ta hãy giả sử rằng mỗi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thông báo giá cả cho các sản phẩm của họ trước dựa trên
những dự báo về các điều kiện kinh tế. Nhưng sau khi giá cả đã được công bố, n
ền kinh tế
trải qua thời kỳ thu hẹp cung ứng tiền tệ nằm ngoài dự kiến và điều này làm giảm mức giá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 15
chung trong dài hạn. Mặc dù có thể có một số doanh nghiệp giảm giá ngay để phản ứng lại
những thay đổi trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp khác có thể tạm thời không điều
chỉnh gì cả do không muốn chịu thêm chi phí thực đơn. Vì giá của các doanh nghiệp này quá
cao, doanh thu bán của họ giảm xuống. Sự giảm sút doanh thu đến lượt nó lại làm cho các
doanh nghiệp này cắt giảm sản xuất và việc làm. Nói cách khác, do không phải tất cả giá cả
đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ của trong
mức giá có thể làm cho một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn, và điều
này làm giảm doanh số bán ra và lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất.
Tóm tắt. Có ba cách lý giải khác nhau về sự dốc lên của đường tổng cung ngắn hạn: (1) nhận
thức sai lầ
m, (2) tiền lương cứng nhắc, (3) giá cả cứng nhắc. Các nhà kinh tế tranh luận với
nhau về việc lý thuyết nào đúng. Để phục vụ cho mục đích của chúng ta trong cuốn sách này,
những mặt giống nhau giữa chúng còn quan trọng hơn là sự khác biệt. Cả ba lý thuyết nói
rằng sản lượng sẽ chệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức dự kiến. Chúng ta có
thể biểu thị nh
ận định này bằng công thức toán học như sau:
Sản lượng cung ứng = Mức sản lượng tự nhiên + a (Mức giá thực tế - Mức giá dự kiến)
Trong đó a là con số cho biết sản lượng phản ứng như thế nào trước sự thay đổi ngoài dự
kiến của mức giá.
Cần chú ý rằng cả ba cách lý giải đường tổng cung ngắn hạn đều tập trung vào một vấn đề có
thể chỉ mang tính tạm thời. Cho dù sự dốc lên của đường tổng cung phụ thuộc vào nhận thức
sai lầm, tiền lương cứng nhắc hay giá cả cứng nhắc, thì các điều kiện này không phải lúc nào
cũng tồn tại. Có thể cuối cùng, khi mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ, nhận thức sai lầm
sẽ được sửa đổi, tiền lương danh ngh
ĩa được điều chỉnh và giá cả không còn cứng nhắc nữa.
Nói cách khác, trong dài hạn mức giá thực tế và dự kiến bằng nhau và khi đó đường tổng
cung thẳng đứng, chứ không dốc lên.
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn có thể dịch chuyển
Đường tổng cung ngắn hạn cho chúng ta biết lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức
giá. Chúng ta có thể coi đường này tương tự như đườ
ng tổng cung dài hạn, nhưng bị làm cho
dốc lên bởi nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Do đó khi xem xét
các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, chúng ta phải xem xét tất cả các yếu
tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn, cộng thêm một biến mới - mức giá dự kiến –
một yếu tố ảnh hưởng đến nh
ận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng những hiểu biết của mình về đường tổng cung dài hạn. Như đã
thảo luận trước đây, sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn phát sinh từ những thay đổi
trong lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Các biến số này cũng
làm dịch chuyển đường tổ
ng cung ngắn hạn. Ví dụ khi sự gia tăng khối lượng tư bản làm
tăng năng suất, cả đường tổng cung ngắn và dài hạn đều dịch chuyển sang phải. Khi sự gia
tăng tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất ngiệp tự nhiên, cả đường tổng cung dài hạn và
đường tổng cung ngắn hạn này đều dịch chuyển sang trái.
Một biến số mới quan trọ
ng tác động đến vị trí của đường tổng cung ngắn hạn là kỳ vọng của
mọi người về mức giá. Như chúng ta đã thảo luận, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong
ngắn hạn phụ thuộc vào nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Thế
nhưng nhận thức, tiền lương và giá cả đều được xây dựng dựa vào kỳ
vọng về mức giá. Cho
nên khi kỳ vọng thay đổi, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 16
Để làm cho ý tưởng này cụ thể hơn, chúng ta hãy xem xét một lý thuyết cụ thể về tổng cung -
đó là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Theo lý thuyết này, nếu mọi người dự báo mức giá cao,
họ sẽ quy định tiền lương cao. Tiền lương tăng làm tăng chi phí của doanh nghiệp, và tại mức
giá thực tế bất kỳ cho trước, nó làm giảm lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp
cung ứng. Do vậy, khi mức giá d
ự kiến tăng, tiền lương sẽ tăng, chi phí sẽ tăng và các doanh
nghiệp quyết định cung ứng ít hàng hoá và dịch vụ hơn tại bất kỳ mức giá thực tế cho trước
nào. Do vậy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái. Ngược lại, khi mức giá dự
kiến giảm, tiền lương sẽ giảm, chi phí sẽ giảm, các doanh nghiệp tăng sản lượng và đường
tổng cung ngắ
n hạn dịch sang bên phải.
Lô gích tương tự cũng được áp dụng cho các lý thuyết khác. Bài học chung là: Sự gia tăng
mức giá dự kiến làm giảm lượng cung hàng hoá và dịch vụ. qua đó dịch chuyển đưòng tổng
cung ngắn hạn sang bên trái. Sự giảm sút mức giá dự kiến làm tăng lượng cung về hàng hoá
và dịch vụ, qua đó dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Như chúng ta sẽ thấy
trong phần sau, ảnh hưởng này của kỳ vọng về mức giá đối với vị trí của đường tổng cung
ngắn hạn đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn
và dài hạn. Trong ngắn hạn, kỳ vọng được cố định và nền kinh tế nằm ở giao điểm của đường
tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn. Trong dài hạ
n, kỳ vọng được điều chỉnh và đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển. Sự dịch chuyển này cuối cùng sẽ đưa nền kinh tế đến giao
điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn.
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên, cũng như các biến cố và
chính sách có thể làm đường này dịch chuyển như
thế nào. Bảng 2 tóm tắt phần trình bày
này.
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên
1. Lý thuyết nhận thức sai lầm: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho một số nhà cung cấp
nghĩ rằng giá tương đối của họ giảm và do vậy họ cắt giảm sản lượng.
2. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho tiền lương thực tế
tăng lên, làm cho các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và sản xuất ra một lượng hàng
hoá và d
ịch vụ nhỏ hơn.
3. Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho một số doanh nghiệp có
giá cả cao hơn giá mong muốn, điều này làm giảm doanh số bán ra của họ khiến họ cắt
giảm sản xuất.
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn có thể dịch chuyển
1. Những thay đổi phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của l
ượng lao động hiện có (có lẽ là do tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút
lượng lao động hiện có (có lẽ là do tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng) làm dịch chuyển đường
tổng cung sang trái.
2. Những thay đổi phát sinh từ tư bản: Sự gia tăng khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân
lự
c làm dịch chuyển đường tổng cung sang bên phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện
vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
3. Những thay đổi phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: Việc khai phá thêm nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên mới làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm nguồn
tài nguyên thiên nhiên làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 17
4. Những thay đổi phát sinh từ công nghệ: Tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng
cung dịch chuyển sang bên phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của chính phủ) làm
cho đường tổng cung dịch sang trái.
5. Những thay đổi phát sinh từ mức giá kỳ vọng: Sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch
chuyển đường tổng cung sang phải. Sự gia tăng mức giá dự kiến làm dịch chuyể
n đường
tổng cung sang trái.
Bảng 2. Đường tổng cung ngắn hạn: Tóm tắt.
Kiểm tra nhanh: Hãy lý giải tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng. Hãy giải thích
ba lý thuyết lý giải tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên.
HAI NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Bây giờ, sau khi đã giới thiệu mô hình tổng cầu và tổng cung, chúng ta đã có những công cụ
cơ bản để phân tích các biến động trong hoạt động kinh tế. Trong chương ti
ếp theo, chúng ta
sẽ học cách sử dụng các công cụ này kỹ hơn. Nhưng ngay lúc này đây, chúng ta có thể vận
dụng những gì đã học về tổng cầu và tổng cung để xem xét hai nguyên nhân cơ bản gây ra
các biến động kinh tế ngắn hạn.
Hình 7. Trạng thái cân bằng dài hạn. Điểm cân bằng dài hạn của nền kinh tế nằm ở giao
điểm giữa đường tổng cầu và đường t
ổng cung dài hạn (điểm A). Khi nền kinh tế đạt tới điểm
cân bằng dài hạn thì nhận thức, tiền lương và giá cả sẽ điều chỉnh để đường tổng cung ngắn
hạn cũng đi qua điểm này.
Hình 7 biểu thị nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài hạn. Sản lượng và mức
giá cân bằng được xác định tại giao điểm củ
a đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn,
như điểm A trong hình vẽ. Tại đây, sản lượng ở mức tự nhiên. Đường tổng cung ngắn hạn
cũng đi qua điểm này cho thấy rằng tiền lương và giá cả đã được điều chỉnh hoàn toàn để đạt
tới điểm cân bằng dài hạn. Nghĩa là khi nền kinh tế ở mức cân bằng dài hạ
n, nhận thức, tiền
lương và giá cả đã phải điều chỉnh để giao điểm giữa đường tổng cầu và đường tổng cung
ngắn hạn trùng với giao điểm của đường tổng cầu và tổng cung dài hạn.
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cung
ngắn hạn
Tổng
cung dài
hạn
Tổng cầu
A
Giá cân
bằng
Mức sản lượng
tự nhiên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 18
Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cầu
Giả sử rằng vì một lý do nào đó mà một làn sóng bi quan lan ra toàn nền kinh tế. Lý do có
thể là một vụ xì căng đan ở Nhà Trắng, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán hay sự bùng
nổ một cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Do biến cố này, nhiều người mất lòng tin vào
tương lai và thay đổi kế hoạch của họ. Các h
ộ gia đình giảm tiêu dùng, trì hoãn các khoản
mua sắm lớn và các doanh nghiệp tạm ngừng việc mua thiết bị mới.
Làn sóng bi quan này ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Một biến cố như thế sẽ làm
giảm tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, tại bất cứ mức giá nào, các hộ gia đình và
các doanh nghiệp giờ đây cũng muốn mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như hình 8 cho thấ
y,
đường tổng cầu dịch sang trái và từ AD
1
đến AD
2
.
Trong hình này, chúng ta có thể xem xét các ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu. Trong
ngắn hạn,
Hình 8. Sự suy giảm tổng cầu. Sự suy giảm tổng cầu, có thể do làn sóng bi quan trong nền
kinh tế gây ra, được biểu diễn bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu từ AD
1
đến
AD
2
. Nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Sản lượng giảm từ Y
1
xuống Y
2
trong khi mức
giá giảm từ P
1
xuống P
2
. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS
1
đến AS
2
, và nền kinh tế đạt tới điểm C, nơi đường
tổng cầu mới cắt đường tổng cung dài hạn. Mức giá giảm xuống P
3
, và sản lượng quay về
mức tự nhiên Y
1
.
nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn ban đầu AS
1
. Khi nền
kinh tế chuyển từ A dến B, sản lượng giảm từ Y
1
xuống Y
2
và mức giá giảm từ P
1
xuống P
2
.
Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù không được biểu thị
trong hình vẽ, các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra và sản xuất bằng
cách cắt giảm việc làm. Do vậy, sự bi quan khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển, trong một
chừng mực nào đó lại chính là do tự bản thân chúng ta: nghĩa là sự bi quan về tương lai làm
cho thu nhập giảm và thấ
t nghiệp tăng.
1. Sự giảm xuống của tổng cầu
A
D
2
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cung ngắn hạn, AS
1
Tổng cung
dài hạn
Tổng cầu, AD
1
A
P
1
Y
1
B
P
2
Y
2
2. làm sản lượng giảm trong ngắn hạn
A
S
2
C
P
3
3. nhưng theo thời
gian, đường tổng cung
ngắn hạn dịch chuyển
4. và sản lượng trở về mức tự nhiên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 19
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy? Một
khả năng là thực hiện các biện pháp để kích thích tổng cầu. Như chúng ta đã nhấn mạnh ở
phần trước, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hay cung ứng tiền tệ đều làm tăng tổng cầu
về hàng hoá và dịch vụ tại mọi mức giá, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nếu
các nhà ho
ạch định chính sách hành động kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự dịch
chuyển ban đầu của đường tổng cầu, đẩy nó trở về AD
1
và đưa nền kinh tế về điểm A. Trong
chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về cách mà chính sách tài khoá và tiền tệ ảnh
hưởng đến tổng cầu và những khó khăn trong việc sử dụng những chính sách này trong thực
tế.
Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì cả thì cuộc suy thoái cũng sẽ
tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Do tổng cầu giảm, mức giá giả
m xuống. Có thể, kỳ
vọng bắt theo kịp thực tế và mức giá dự kiến cũng giảm. Do sự giảm sút của mức giá dự kiến
làm thay đổi nhận thức, tiền lương và giá cả, nên nó làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch
sang phải, từ AS
1
sang AS
2
như trong hình 8. Theo thời gian, quá trình hiệu chỉnh này của kỳ
vọng cho phép nền kinh tế tiến dần đến điểm C, điểm mà đường tổng cầu mới (AD
2
) cắt
đường tổng cung dài hạn.
Tại điểm cân bằng dài hạn C, sản lượng trở lại mức tự nhiên. Mặc dù làn sóng bi quan làm
giảm tổng cầu, nhưng sự giảm sút của mức giá (đến P
3
) đủ để triệt tiêu sự dịch chuyển của
đường tổng cầu. Như vậy trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu được phản ánh
hoàn toàn trong mức giá mà không có một ảnh hưởng nào tới sản lượng. Nói cách khác, ảnh
hưởng dài hạn của sự dịch chuyển đường tổng cầu là làm thay đổi biến danh nghĩa (mức giá
thấp hơn) chứ không phải làm thay đổi biế
n thực tế (sản lượng như cũ).
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đem lại cho chúng ta hai bài học quan trọng:
Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu gây ra sự biến động về sản lượng
hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu ảnh hưởng tới mức giá chung, nhưng
không ảnh hưởng đến sản lượng.
Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cung
Một lần n
ữa, bạn hãy tưởng tượng ra một nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài
hạn. Giả sử một số doanh nghiệp đột nhiên phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn. Ví dụ ở
những bang sản xuất nông nghiệp, thời tiết xấu phá họai mùa màng, làm chi phí sản xuất
lương thực tăng. Hoặc cuộc chiến nổ ra ở vùng Vịnh làm tắc nghẽn việc v
ận chuyển dầu, đẩy
chi phí sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lên cao.
1. Sự dịch chuyển bất lợi
của đường tổng cung ngăn
h
ạ
n
AS
2
Tổng cung
dài hạn
Tổng cung ngắn
hạn, AS
1
Sản lượng
Mức giá
0
Tổng cầu
A
Y
1
P
1
3. và mức giá
tăng lên.
P
2
2. làm sản lượng giảm
B
Y
2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 20
Hình 10. Sự dịch chuyển bất lợi trong tổng cung. Khi biến cố nào đó làm tăng chi phí của
các doanh nghiệp, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS
1
đến AS
2
. Nền kinh tế
chuyển từ điểm A đến điểm B. Kết quả là hiện tượng lạm phát kèm suy thoái: sản lượng giảm
từ Y
1
xuống Y
2
trong khi mức giá tăng từ P
1
lên P
2
.
Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của sự gia tăng chi phí sản xuất là gì? Ở mỗi mức giá bất kỳ cho
trước, các doanh nghiệp muốn cung ứng ra ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như trong hình 10
cho thấy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ AS
1
đến AS
2
. (Tuỳ theo biến cố,
đường tổng cung dài hạn cũng có thể dịch chuyển. Nhưng để giữ cho sự việc đơn giản, chúng
ta giả định nó không dịch chuyển.)
Trong hình này, chúng ta có thể theo dõi những ảnh hưởng của việc đường tổng cung
dịch chuyển sang trái. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cầu từ
điểm A đến điểm B. Sản lượng củ
a nền kinh tế giảm từ Y
1
xuống Y
2
trong khi mức giá
tăng từ P
1
lên P
2
. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm) và vừa trải qua
lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm lạm phát.
Hình 11. Thích ứng với sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung. Trước sự dịch
chuyển bất lợi của đường tổng cung từ AS
1
đến AS
2
, các nhà hoạch định chính sách - những
người có khả năng ảnh hưởng đến tổng cầu - dịch chuyển đường tổng cầu từ AD
1
đến AD
2
.
Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm A tới C. Chính sách này có thể ngăn chặn không cho sự dịch
chuyển trong cung làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, nhưng mức giá sẽ tăng từ P
1
lên P
2
và duy trì ở mức đó.
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi phải đối mặt với tình trạng suy thoái kèm lạm
phát? Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong phần sau của cuốn sách này, không có những
lựa chọn dễ dàng. Một khả năng là không làm gì cả. Trong trường hợp này, sản lượng hàng
hoá và dịch vụ tiếp tục ở mức thấp Y
2
trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, tình trạng suy
thoái sẽ tự hiệu chỉnh khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh đối với chi phí sản xuất
cao hơn. Ví dụ, thời kỳ có sản lượng thấp và thất nghiệp cao gây áp lực làm cho tiền lương
công nhân giảm. Đến lượt nó, tiền lương thấp hơn làm tăng sản lượng. Theo thời gian khi mà
đường tổng cung ngắn hạn dị
ch chuyển trở lại AS
1
, mức giá giảm và sản lượng tiến tới mức
A
S
2
1. Khi tổng cung ngắn hạn giảm
Sản lượng
Mức sản lượng tự nhiên
Mức giá
0
Tổng cung ngắn hạn, AS
1
Tổn
g
cầu, AD
1
Tổng cung dài
hạn
A
P
1
P
2
P
3
3 điều này làm
cho giá cả tăng
hơn nữa
4. nhưng lại giữ
sản lượng ở mức
tiềm năng.
C
2. các nhà họach định chính
sách có thể xử lý sự dịch chuyển
này bằng kích thích tổng cầu
AD
2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 21
tự nhiên. Trong dài hạn, nền kinh tế trở lại điểm A, nơi đường tổng cầu cắt đường tổng cung
dài hạn.
Phương án khác là các nhà hoạch định chính sách –những người nắm quyền kiểm soát chính
sách tài khóa và tiền tệ- có thể muốn triệt tiêu ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường tổng
cung ngắn hạn bằng cách làm dịch chuyển đường tổng cầu. Khả năng này được bi
ểu diễn
trong hình 11. Trong trường hợp này, những thay đổi trong chính sách làm đường tổng cầu
dịch chuyển từ AD
1
đến AD
2
, vừa đủ để ngăn chặn không cho sự dịch chuyển đường tổng
cung tác động đến sản lượng. Nền kinh tế di chuyển trực tiếp từ điểm A đến điểm C. Sản
lượng duy trì ở mức tự nhiên và mức giá tăng từ P
1
đến P
3
. Trong trường hợp này, các nhà
hoạch định chính sách đã thích ứng với sự dịch chuyển của đường tổng cung, bởi vì họ cho
phép sự gia tăng chi phí ảnh hưởng lâu dài tới mức giá.
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cung có hai hàm ý quan trọng:
Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát đi kèm suy thoái, tức là kết
hợp giữa suy thoái (sản lượng giảm) và lạm phát (mức giá tăng).
Các nhà hoạch định chính sách, những người có thể ảnh hưởng đến tổng cầu, không thể
đồng thời làm triệt tiêu cả hai ảnh hưởng bất lợi này.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DẦU MỎ VÀ NỀN KINH TẾ
Một số biến động kinh tế lớn nhất ở Mỹ từ năm 1970 có nguồn gốc ở các mỏ dầu ở Trung
Đông. Dầu thô là một đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất của nhiều hàng hoá
và dịch vụ, và phần lớn dầu mỏ của thế giới được khai thác ở Ảrập Xêút, Cô oét và các
nước Trung Đông khác. Khi một biến cố nào đó (thường là có nguồn gốc chính tr
ị) làm
giảm lượng dầu được cung ứng từ khu vực này, giá dầu trên toàn thế giới sẽ tăng. Các
doanh nghiệp của Mỹ sản xuất ra xăng, săm lốp và nhiều sản phẩm khác phải chịu chi phí
cao hơn. Kết quả là sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung và điều này dẫn đến hiện
tượng lạm phát kèm suy thoái.
Hiện tượng này xuất hiện lần đầu tiên vào gi
ữa những năm 1970. Các nước có trữ lượng dầu
lớn đã nhóm họp lại với nhau với tư cách là thành viên của OPEC, Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ. OPEC là một các-ten - tức một nhóm người bán tìm cách ngăn cản cạnh tranh
và giảm sản lượng để tăng giá. Và quả thực, giá dầu tăng lên đáng kể. Từ năm 1973 đến
1975, giá dầu tăng gần gấp đôi. Các nướ
c nhập khẩu dầu mỏ trên toàn thế giới phải chịu đồng
thời cả lạm phát và suy thoái. Lạm phát ở Mỹ tính bằng chỉ số CPI lần đầu tiên vượt quá 10
phần trăm sau nhiều thập kỷ. Thất nghiệp tăng từ 4,9 phần trăm trong năm 1973 lên 8,5 phần
trăm trong năm 1975.
Một vài năm sau, tình hình lại xảy ra gần như tương tự. Cuối những năm 1970, các n
ước
OPEC lại hạn chế lượng cung về dầu mỏ để tăng giá. Từ 1978 đến 1981, giá dầu cao hơn gấp
đôi. Một lần nữa, kết quả lại là lạm phát kèm suy thoái. Lạm phát, sau khi đã giảm bớt phần
nào sau sự kiện OPEC thứ nhất, lại tăng hơn 10 phần trăm một năm. Nhưng do Quỹ dự trữ
Liên bang Mỹ không định xử lý sự gia tăng nhanh chóng như v
ậy của lạm phát, nên ngay sau
đó xuất hiện tình trạng suy thoái. Thất nghiệp tăng từ 6 phần trăm trong năm 1978 và 1979
lên khoảng 10 phần trăm một vài năm sau đó.
Thị trường dầu mỏ thế giới cũng có thể là nguồn gốc gây ra sự dịch chuyển thuận lợi trong
tổng cung. Trong năm 1986, cuộc cãi vã đã nổ ra giữa các nước thành viên của OPEC. Các
nước thành viên đã bội ước không tuân thủ nhữ
ng thoả thuận về hạn chế sản lượng dầu khai
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 22
thác. Trên thị trường dầu thế giới, giá dầu giảm khoảng một nửa. Sự giảm giá dầu này làm
giảm chi phí cho các doanh nghiệp của Mỹ và làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang
phải. Kết quả là, nền kinh tế Mỹ trải qua trạng thái ngược lại của lạm phát kèm suy thoái: Sản
lượng tăng nhanh, thất nghiệp giảm và tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp nhất sau nhiều năm.
Trong nh
ững năm gần đây, thị trường dầu mỏ thế giới tương đối yên tĩnh. Ngoại lệ duy
nhất là một thời kỳ ngắn trong những năm 1990, ngay trước Cuộc chiến tranh vùng Vịnh,
khi mà giá dầu tạm thời tăng vì người ta lo sợ rằng cuộc xung đột quân sự kéo dài có thể
làm ngừng trệ sản xuất dầu. Tuy nhiên, sự yên tĩnh này không có nghĩa là nước Mỹ
không cần phả
i lo đến giá dầu nữa. Những rắc rối chính trị ở Trung Đông (hay sự hợp tác
chặt chẽ hơn giữa các thành viên OPEC) luôn có thể đẩy giá dầu lên cao. Kết quả kinh tế
vĩ mô của sự gia tăng mạnh trong giá dầu có thể dễ dàng giống với tình trạng lạm phát
kèm suy thoái của những năm 1970.
KẾT LUẬN: NGUỒN GỐC CỦA TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
Chương này đã đạt được hai mục tiêu chính. Thứ nhất, chúng ta đã thảo luận một số đặc
điểm quan trọng về các biến động kinh tế ngắn hạn. Thứ hai, chúng ta đã giới thiệu mô hình
cơ bản để giải thích những biến động kinh tế, gọi là mô hình tổng cầu và tổng cung. Trong
hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ
xem xét từng mảng của mô hình này chi tiết hơn để hiểu rõ
hơn các yếu tố nào gây ra những biến động trong nền kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách đối phó với chúng ra sao.
Bây giờ chúng ta đã có những hiểu biết sơ bộ về mô hình này và cũng nên nhìn lại lịch sử của
nó. Mô hình về các biến động kinh tế ngắn hạn hình thành như thế nào? Câu trả lời là, về cơ
bản nó là sản phẩm phụ
của cuộc Đại suy khủng hoảng kinh tế trong những năm 1930. Các
nhà kinh tế và hoạch định chính sách vào thời gian này rất bối rối, không hiểu được nguyên
nhân của thảm họa này và không biết đối phó với nó như thế nào.
Năm 1936, nhà kinh tế John Maynard Keynes xuất bản cuốn sách có tiêu đề Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ để lý giải những biến động kinh tế trong ngắn hạn nói
chung và cuộc
Đại khủng hoảng kinh tế nói riêng. Thông điệp cơ bản của Keynes là suy thoái
và đại khủng hoảng có thể xảy ra vì tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ thấp. Từ lâu Keynes đã
phê phán lý thuyết kinh tế cổ điển - trình bày từ chương 24 đến 30 - vì nó chỉ giải thích được
những ảnh hưởng dài hạn của chính sách. Một vài năm trước khi đưa ra cuốn Lý thuyết tổng
quát, Keynes đã viết về
kinh tế học cổ điển như sau:
Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề hiện tại. Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều
sẽ chết. Các nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ dãi, quá vô tích sự nếu như
trong mùa giông bão, họ chỉ có thể nói với chúng ta khi nào bão táp đã qua thì biển sẽ lặng.
Thông điệp của Keynes nhằm vào cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế. Khi
nề
n kinh tế thế giới phải chịu mức thất nghiệp cao, Keynes ủng hộ các chính sách kích thích
tổng cầu, trong đó có chi tiêu chính phủ cho các chương trình việc làm công cộng. Trong
chương tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra xem các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng
chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để tác động vào tổng cầu. Các phân tích trong
chương sau và cũng như chương này đều là di sản của John Maynard Keynes.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 23
TÓM TẮT
Tất cả các xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn xung quanh xu thế phát
triển dài hạn. Những biến động này thất thường và phần lớn không dự báo được. Khi suy
thoái diễn ra, GDP thực tế và các đại lượng khác phản ánh thu nhập, chi tiêu, và sản xuất
giảm và thất nghiệp tăng.
Các nhà kinh tế phân tích biến động kinh tế ngắn hạn bằng cách sử dụng mô hình tổng cầu
và tổng cung. Theo mô hình này, sản lượng hàng hoá và dịch vụ, cũng như mức giá chung
điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung.
Đường tổng cầu dốc xuống vì ba lý do. Thứ nhất, mức giá thấp hơn làm tăng giá trị thực
tế của số tiền mà các hộ gia đình nắm giữ và điều này kích thích chi cho tiêu dùng. Thứ
hai, mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền mà các hộ muốn nắm giữ và do các hộ gia
đình tìm cách đổi từ tiền mặt sang các tài sản đem lại lãi suất, lãi suất sẽ giảm và điều
này khuy
ến khích chi cho đầu tư. Thứ ba, vì mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, đồng
đô la mất giá trên thị trường ngoại tệ, điều này kích thích xuất khẩu ròng.
Bất cứ biến cố hay chính sách nào làm tăng tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay
xuất khẩu ròng tại một mức giá bất kỳ cho trước, đều làm tăng tổng cầu. Bất cứ biến cố
hay chính sách nào làm giảm tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay xuất khẩu
ròng tại một mức giá cho trước, đều làm giảm tổng cầu.
Đường tổng cung dài hạn nằm thẳng đứng. Trong dài hạn, lượng hàng hoá và dịch vụ
cung ứng ra phụ thuộc vào lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của nền
kinh tế, chứ không phụ thuộc vào mức giá chung.
Có ba lý thuyết được đưa ra để lý giải tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên.
Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, sự suy giảm ngoài dự kiến của mức giá làm cho các
nhà cung cấp tin một cách lầm lẫn rằng giá tương đối của họ đã giảm, điều khiến họ cắt
giảm sản lượng. Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc, sự giảm sút mứ
c giá ngoài dự kiến
tạm thời làm tăng tiền lương thực tế, điều khiến các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn,
và cắt giảm sản lượng. Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, sự giảm sút mức giá ngoài dự
kiến làm cho một số doanh nghiệp có giá tạm thời quá cao, nó làm giảm doanh số bán ra
và làm các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng. Cả ba lý thuyết này đều hàm ý rằng sản
lượng lệch khỏ
i mức tự nhiên của nó khi mức giá lệch khỏi mức giá mà mọi người dự
kiến.
Các biến cố làm thay đổi năng lực sản xuất của nền kinh tế, như thay đổi trong lao động,
tư bản, tài nguyên thiên nhiên hoặc công nghệ, làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn
hạn (và có thể làm dịch chuyển cả đường tổng cung dài hạn). Ngoài ra, vị trí của đường
tổng cung ngắn hạn còn phụ thuộc vào mức giá dự kiến.
Một trong những nguyên nhân có thể gây ra biến động kinh tế là sự dịch chuyển của
đường tổng cầu. Ví dụ khi đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng và giá cả
giảm trong ngắn hạn. Theo thời gian, khi sự thay đổi trong mức giá dự kiến làm cho
nhận thức, tiền lương, và giá cả điều chỉnh, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
sang phải và nền kinh tế quay trở
lại mức sản lượng tự nhiên với mức giá mới thấp
hơn.
Nguyên nhân thứ hai của các biến động kinh tế ngắn hạn có thể là sự dịch chuyển của
đường tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang trái, tác động trong ngắn hạn là
sản lượng giảm và giá cả tăng - sự kết hợp được gọi là lạm phát kèm suy thoái. Theo thời
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 24
gian, khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, mức giá giảm xuống mức ban đầu và
sản lượng phục hồi.
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Khủng hoảng Depression
Suy thoái Recesion
Mô hình tổng cầu và tổng cung Model of aggregate demand and aggregate supply
Đường tổng cầu Aggregate demand curve
Đường tổng cung Aggregate supply curve
Lạm phát kèm suy thoái Stagflation