Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quản trị rủi ro an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.93 KB, 24 trang )

Đề tài nhóm 6:
Nhận dạng và đề xuất giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động
trong xây dựng của Cienco 4 – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
Mở bài
Rủi ro hiện diện xung quanh cuộc sống cũng như các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rủi ro và chúng xuất
hiện trong các hoạt động kinh tế của tổ chức. Rủi ro có thể mang lại tổn thất cho
doanh nghiệp nhưng cũng có thể mang lại cơ hội kiếm lời cho doanh nghiệp, đôi
khi nếu không có rủi ro thì doanh nghiệp không có cơ hội để có những bước tiến
mới.
Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng, … lại có những loại rủi ro
khác nhau và cách quản trị chúng khác nhau. Với đề tài “Nhận dạng và đề xuất
giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động trong xây dựng” thì nhóm 7 xin


trình bày những vấn đề rủi ro gặp phải trong an toàn lao động của công ty Cienco 4
– Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Và đề xuất một vài giải pháp để
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro an toàn lao động của công ty này.
I. Lý thuyết cơ bản
1. Rủi ro và quản trị rủi ro
1.1. Rủi ro
1.1.1. Khái niệm
Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người.
- Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây
nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể
tiên đoán được.
- Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về

tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra.
- Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong
tổng số lần quan sát sự kiện.
- Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ
thể.
1.1.2. Phân loại
a. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
- Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi
ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài).
- Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu
xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
+ Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu

thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định.
+ Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định
này mà không chọn quyết định khác.
+ Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp
giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu.
b. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
- Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm
lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể.
- Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất,
hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
c. Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
- Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa

hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro.
- Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc
hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham
gia vào quỹ đóng góp chung.
d. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
- Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận.
- Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh
thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min”.
- Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản.
e. Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh.
- Yếu tố luật pháp
- Yếu tố kinh tế

- Yếu tố văn hóa – xã hội
- Yếu tố tự nhiên
- …
f. Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang
- Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền
thống của doanh nghiệp. Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm ->
nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường.
- Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân
sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển…
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo

lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu
quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
trong kinh doanh.
1.2.2. Vai trò
- Giúp tổ chức hoạt động ổn định
- Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh
- Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
2. Quá trình quản trị rủi ro
2.1. Nhận dạng rủi ro.
- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghĩa là xác định một danh
sách các rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu bao gồm cả rủi ro sự cố cũng như các

rủi ro gắn với quá trình ra quyết định.
- Nhận dạng rủi ro được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng được hoặc mất đối với những tài sản hữu
hình hoặc vô hình.
+ Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất về
trách nhiệm pháp lý đã được quy định.
+ Nguy cơ rủi ro về nguồn lực là nguy cơ rủi ro liên quan đến tài sản con người
của tổ chức đó là rủi ro xảy ra đối với nguồn lực trong doanh nghiệp.
- Các phương pháp nhận dạng:
+ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
+ Phương pháp lưu đồ
+ Phương pháp thanh tra hiện trường

+ Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp
+ Phương pháp làm việc với bộ phận khác ở bên ngoài
+ Phương pháp phân tích hợp đồng
+ Phương pháp nghiên cứu tổn thất trong quá khứ
- Ý nghĩa: là cơ sở để đánh giá, đo lường, đưa ra các giải pháp để khắc phục rủi
ro.
2.2 Phân tích rủi ro
Khái niệm: Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy
hiểm và nguy cơ rủi ro.
Nội dung phân tích rủi ro:
- Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra
rủi ro hoặc những điều kiện làm tang mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bằng cách

thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong, kiểm soát sau để phát hiện
raq mối hiểm họa.
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người
+ Phần lớn các rủi ro liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa của
các đối tượng rủi ro.
+ Một phần rủi ro phụ thuộc vào con người, một phần phụ thuộc vào các yếu tố
kỹ thuật.
- Phân tích tổn thất
+ Phân tích tổn thất đã xảy ra: Nghiên cứu, đánh giá những tổn thất xảy ra để dự
đoán những tổn thất sẽ xảy ra.
+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, dự đoán về những tổn thất có thể
có.

2.3 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật công cụ, chiến lược
chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ
chức khi rủi ro xảy ra. Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng ngừa hạn chế.
Nội dung kiểm soát rủi ro:
- Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức:
+ Chủ động né tránh
+ Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro
Tuy nhiên cần lưu ý:
• Né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro không hoàn toàn phổ
biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra.

• Né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội. Do vậy, né tránh rủi ro không thể
thực hiện một cách tuyệt đối.
- Ngăn ngừa rủi ro (chấp nhận nhưng giảm thiểu rủi ro)
+ Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra.
+ Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là
mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can thiệp đó là:
• Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa.
• Thay thế hoặc sửa đổi môi trường.
• Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường
kinh doanh.
2.4 Tài trợ rủi ro.

Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù cho những
tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt
tổn thất.
Nội dung tài trợ rủi ro
- Trong thực tế có 2 biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro:
+ Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp
+ Tài trợ rủi ro bằng biện pháp chuyển giao rủi ro.
- Có thể kết hợp 2 biện pháp tài trợ rủi ro để hình thành các kỹ thuật tài trợ rủi
ro khác nhau:
+ Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro, có kèm thêm chuyển
giao một phần.
+ Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro, còn một phần là tự khắc

phục hay bảo hiểm.
+ Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao rủi ro.
Mua bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắn của một bên là
người được vào việc thông qua việc san sẻ những rủi ro cá biệt tới bên khác , đó là
người nhận bảo hiểm , ít nhất cũng là một phần thiệt hại mà người được bảo hiểm
bị tổn thất .
Nhà quản trị sử dụng cần phải sử dụng biện pháp khác là tự bảo hiểm nghĩa
là biện pháp ứng xử của nhà quản trị trước khi rủi ro xảy ra .bằng cách lập quỹ dự
phòng tài chính để tự khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu về an toàn lao động
3.1. An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, hay
gây thiệt hại mất mát về cơ sở vật chất, gián đoạn công việc.
An toàn lao động trong xây dựng là việc hạn chế các sự cố về tai nạn đối với
người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động xây dựng. Hạn chế thương
tích, hạn chế va chạm và tai nạn.
An toàn lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy
phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động nhằm bảo vệ tính mạng,
sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì khả năng làm việc lâu dài của
người lao động. Nếu an toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động và
nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
3.2. Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động

Lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người.
Hàng ngày mỗi người phải dành ít nhất 8 giờ để làm việc và phải tiếp xúc với
nhiều mối nguy hiểm độc hại. Thế nên việc đảm bảo an toàn lao động là đảm hết
sức cần thiết đối với mỗi người, tại mỗi nơi làm việc khác nhau.
Con người là lực lượng chính để sản xuất, xây dựng,… đảm bảo an toàn lao
động cho người tham gia lao động chính là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, xây dựng thành công hơn.
Lao động trong môi trường xây dựng dễ phải gặp nhiều nguy hiểm như:
chấn thương trong di chuyển, tai nạn trong quá trình làm việc, ảnh hưởng của máy
móc,… chính vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động luôn được các công ty xây
dựng chú ý quan tâm.
Một số cá nhân do không tuân thủ quy trình an toàn lao động nên có thể có

những hành vi hoạt động sai trái với quy định gây ảnh hưởng trực tiếp đến người
xung quanh, thậm chí là cả tập thể, máy móc.
3.3. Nguyên nhân và hậu quả của việc không an toàn lao động
Hầu hết nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao là do trách nhiệm của người
lao động, người sử dụng lao động và cả phía cơ quan quản lý nhà nước.
Về phía người sử dụng lao động, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa tổ chức huấn luyện về ATLĐ cho người lao động theo
đúng quy định, hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, nội dung huấn luyện
còn chung chung, chưa đi sâu vào lĩnh vực lao động đặc thù của doanh nghiệp.
Ở nhiều doanh nghiệp, các máy thiết bị không có hướng dẫn quy trình vận
hành, nhất là những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động, dẫn đến
tình trạng người lao động không nắm chắc quy trình vận hành nên để xảy ra tai

nạn. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác
AT-VSLĐ-PCCN nên nhiều chủ sử dụng lao động chưa có biện pháp thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của nhà
nước về an toàn lao động.
Về phía người lao động, do không có nhận thức đúng đắn về công tác này
nên nhiều người đã vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc, làm bừa, làm ẩu.
Ngay cả những người được đào tạo cơ bản về AT-VSLĐ nhưng do chủ quan, ý
thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc cho bản
thân và doanh nghiệp.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra AT-VSLĐ
chưa thường xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp còn hạn chế, do đó chưa kịp thời phát hiện những vi phạm các

quy định của pháp luật, các tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động dẫn
đến nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra. Việc xử lý các vụ TNLĐ
đặc biệt nghiêm trọng chưa kịp thời và nghiêm khắc nên chưa có tính răn đe, giáo
dục.
II. Tình huống quản trị rủi ro về lao động trong xây dựng của Cienco4
Công nhân An tham gia xây dựng công trình đường Vành đai 3 của công ty.
Trong khi đang dỡ giàn giáo thì anh bị ngã, giàn giáo sập xuống đè lên người. Anh
bị thương nặng nhưng may không bị nguy hiểm đến tính mạng, mức độ thương tật
rất là cao. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của anh An, cũng như
hình ảnh của công ty và làm gián đoạn quá trình xây dựng.
1. Giới thiệu công ty
1.1. Bối cảnh thành lập

Công ty Cienco 4 có tên đầy đủ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
Trụ sở chính: tầng 10-11, tòa nhà ICON4, số 243A, Đê La Thành – phường
Láng Thượng – quận Đống Đa – TP. Hà Nội.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) là đơn vị kế
thừa truyền thống cục Công trình – Bộ giao thông vận tải được thành lập ngày
27/12/1962 để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong chiến tranh chống Mỹ
cứu nước. Trải qua gần 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành công ty đã
nhiều lần được tổ chức lại và trải qua nhiều giai đoạn.
- Ngày 27/12/1962, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1477-QĐ/TL thành
lập Cục Công trình trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
- Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu và tên gọi thì đến ngày 22/8/2007, Bộ giao

thông vận tải ra quyết định số 2601/QĐ-BGTVT thành lập công ty mẹ - Tổng công
ty xây dựng công trình giao thông 4. Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con.
- Sau nhiều lần chuyển đổi loại hình công ty, đến ngày 01/6/2014 tổng công ty
chính thực hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, tổng công ty với đội ngũ
cán bộ công nhân viên được tôi luyện trong chiến đấu và trong xây dựng kinh tế,
với ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bị
công nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao
chất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợi
ích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tổng
công ty bền vững. Từ năm 2000 đến năm 2013 tổng công ty liên tục là đơn vị dẫn

đầu phong trào thi đua của ngành Giao thông vận tải, được Đảng, Nhà nước và
Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2008, Tổng công ty được tặng
thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2013, Tổng công ty được Đảng và Nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Hình thức tổ chức quản lý của công ty là công ty cổ phần trong đó thì Tổng
công ty có 5 công ty con, 2 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết ở nhiều lĩnh
vực kinh doanh khác nhau.
1.2. Lĩnh vực hoạt động
Các lĩnh vực kinh doạnh của công ty rất đa dạng và phong phú. Vì có bề dày
lịch sử hình thành và phát triển nên các hoạt động sản xuất kinh doanh không
ngừng được đổi mới, bổ sung. Một số lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là:
xây dựng, sản xuất- kinh doanh,khai thác, đầu tư bất động sản, tài chính- bảo hiểm.

- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi – nông – lâm nghiệp;
các công trình hạ tầng cấp thoát nước, san lấp nền, điện chiếu sang; công trình
điện, thông tin liên lạc, …
- Sản xuất, kinh doanh điện, xi măng, thép, vật liệu xây dựng….
- Khai thác vật liệu, khoáng sản, mỏ đá các loại; khai thác và chế biến lâm sản
- Đầu tư các nhà máy thủy điện nhỏ, các công trình hạ tầng giao thông; đầu tư bất
động sản: khu công nghiệp, đô thị, văn phòng,khách sạn,…
- Kinh doanh thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, máy móc, kinh
doanh bất động sản, chứng khoán, …
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
1.3. Tầm nhìn, chiến lược và định hướng phát triển

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 cổ phần hóa với mục tiêu
xây dựn thành công ty lớn mạnh hàng đầu của ngành đầu tư và xây dựng hạ tầng
giao thông Việt Nam, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Các mục tiêu, định hướng đặt ra: sản lượng toàn Tổng công ty năm 2014 đạt
trên 13500 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 13000 tỷ đồng. Các năm tiếp theo tang
trưởng bình quân trên 10%/ năm; xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh, chuyên
nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân
kỹ thuật lành nghề.
Mục tiêu phát triển đến năm 2015 là xây dựng CIENCO 4 phát triển bền
vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đa
dạng hóa ngành nghề, lấy ngành nghề xây dựng giao thông là chủ yếu, phát triển
ngành nghề khác một cách hợp lý; tang cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên

tiến hiện đại trong sản xuất kinh doanh, phát triển tổng công ty thành đơn vị hàng
đầu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
2. Quá trình quản trị rủi ro của Cienco4
2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro
2.1.1. Mối hiểm họa
Theo như chúng ta đã biết, tai nạn lao động là một điều không thể tránh
khỏi, đặc biệt là đối với các công ty trong lĩnh vực xây dựng. Vậy tai nạn lao động
chính là rủi ro không thể tránh khỏi ở các nhóm doanh nghiệp này.
Là một doanh nghiệp đa ngành nghề, trông đó có tham gia vào lĩnh vực xây
dựng, Cienco 4 cũng luôn cố gắng hạn chế tối đa những rủi ro trong lao động bằng
cách nhận dạng những hiểm họa cũng như nguy cơ mà doanh nghiệp sẽ gặp phải.
Trong tình huống trên, chúng ta đi nghiên cứu mối hiểm họa của công ty khi công

nhân làm việc trên giàn giáo xây dựng.
 Mối hiểm họa:
• Chủ trương, Chính sách của doanh nghiệp
 Yêu cầu chung đối với người lao động khi làm việc trên giàn giáo:
Để đảm bảo an toàn cho công nhân, cán bộ kỹ thuật khi làm việc trên các hệ
thống giàn giáo xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Người làm việc trên giàn giáo phải từ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận đảm
bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được
kiểm tra sức khỏe một lần.
- Phụ nữ có thai, người bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm
việc trên cao.
- Người có giấy chứng nhận đã được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn

lao động do Giám đốc đơn vị xác nhận. Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng
các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: giây an toàn, quần áo, mũ bảo hộ lao
động.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động làm
việc trên cao. Thực hiện tốt các nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc
trên cao: nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến
quy định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường,
đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lúc tối trời, mưa to, gió lớn, giông bão hoặc gió mạnh từ cấp 5 trở lên không
được làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu,
mái nhà 2 tầng trở lên.

 Chính sách nhân sự của doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu:
- Khi tuyển dụng không kiểm tra kỹ lượng các yếu tố về độ tuổi, sức khỏe, học
vấn … nhằm mục đích tuyển dụng đội ngũ lao động có chất lượng, phù hợp với
tính chất công việc.
- Trình độ nhận thức về an toàn của người lao động còn hạn chế
- Quy trình đào tạo nhân lực không hiệu quả, người lao động chưa hiểu được sự
cần thiết phải thực hiện các quy tắc an toàn cũng như mắm vững các nguyên tắc
khi làm việc trên giàn giáo.
 Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ:
- Làm việc với giàn giáo an toàn hơn dùng thang như một phương tiện giàn
giáo.
- Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ

hướng dẫn thi công (được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu
giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt
(không nứt, không mục ải…).
- Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi
đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết.
- Trước khi dùng thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của thang. Cụ thể là ở các
bậc trên cùng và dưới cùng đã dược neo giằng tốt chưa (đối với thang dài phải neo
giằng thêm ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị lỏng
không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa.
- Không bố trí giàn giáo bên dưới đường dây điện, không bố trí người làm việc
ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng.
- Thực hiện các quy định ATLĐ khi làm việc với giàm giáo, giá đỡ.

 Tuy nhiên có thể vì nhiều lý do khác nhau, quy trình làm việc của doanh
nghiệp không đảm bảo được các nguyên tắc an toàn như:
- Người lao động không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn, di
chuyển trên giàn giáo không đúng quy định, nói chuyện duad giỡn khi làm
việc…
- Phương tiện, dụng cụ sử dụng không đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất
lượng
- Rút bớt quy trình nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án.
• Trang thiết bị lao động không an toàn: số lượng, chất lượng.
- Số lượng thiết bị an toàn lao động trên một người công nhân: dây an toàn, mũ,
giày, gang tay.
- Khi làm viêc trên cao mà người lao động không sử dụng dây an toàn thì khi

gặp sự cố ( ngã) sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
- Giầy không đảm bảo độ ma sát rất nguy hiểm khi di chuyển.
- Mũ không đảm bảo chất lượng.
• Quy chế xử phạt không đủ sứ răn đe
• Công tác kiểm tra, đánh giá không thực hiện thường xuyên, nghiệp túc
Kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời sai lệnh, thiếu sót và có biện
pháp điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên nếu công tác kiểm tra đánh giá không được thực hiện một cách
thường xuyên, nghiêm túc thì rõ ràng không thể phát hiện ra những hiểm họa tiềm
ẩn, cũng như không tạo cho người lao động một ý thức làm việc tích cực, nghiêm
túc.
2.1.2. Mối nguy hiểm

a. Ý thức bảo hộ chưa tốt
Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân, lực
lượng lao động chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có yếu tố nguy
hiểm, nặng nhọc, độc hại. Lực lượng chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm
sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao
động. Do ý thức tự bảo vệ mình và bảo hộ chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến
những vụ tai nạn đau lòng.
Có tới hơn 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và
lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo
hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao
động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát
thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong số nguyên

nhân dẫn đến những vụ TNLĐ thương tâm.
Trong khi các đơn vị xây dựng vẫn còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động
theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao
động
Nhận thức của người sử dụng lao động không quan tâm tới công tác an toàn
và bảo hộ lao động. Thực tế, người sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp tư
nhân, trong đó có cả một số doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo lợi nhuận mà các
chi phí bị giảm tới mức tối đa, và do vậy, công tác BHLĐ bị coi nhẹ. Mặc dù đã
được cảnh báo về những nguy cơ gây TNLĐ nhưng người sử dụng lao động vẫn
làm ngơ, không thực hiện những giải pháp về ATLĐ, vệ sinh lao động (VSLĐ).

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nhận thức của chính người lao động (NLĐ)
về tầm quan trọng của công tác an toàn chưa cao. Mặc dù biết mức độ nguy hiểm
nhưng nhiều người sử dụng các thiết bị vẫn không tuân thủ các tiêu chuẩn về an
toàn.
b. Các rủi ro ở khâu tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình
- Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài
+ Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu: Do đặc điểm của
ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố
thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và
chi phí của dự án.
+ Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật: liên quan đến việc đầu tư trang thiết bị
máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các

máy móc đó.
- Rủi ro trong việc sử dụng máy móc thiết bị
+ Không có sự phù hợp giữa trình độ của người sử dụng và máy móc công
nghệ mới: máy móc thiết bị hiện đại trong khi người công nhân chưa được đào
tạo, chưa biết cách thao tác hoặc chưa thành thạo, các điều kiện bảo trì chưa đảm
bảo.
+ Khả năng thực tế của máy móc thiết bị và người sử dụng: công suất hoạt
động
của máy móc thiết bị mới nhiều khi chưa thể xác định chính xác ngay từ đầu; năng
suất lao động của người công nhân hay kỹ thuật viên điều khiển các máy móc thiết
bị mới đó chưa đạt yêu cầu trong thời gian đầu sử dụng.
+ Người công nhân thiếu kinh nghiệm khi sử dụng các thiết bị.

+ Ý thức kỷ luật của người công nhân khi sử dụng thiết bị thấp
2.1.3. Nguy cơ
a. Nguy cơ rủi ro về tài sản
- Về tài chính
Khi xảy ra tai nạn lao động thì công ty là đối tượng chịu nhiều tổn thất về
chi phí vì thế tổn thất về tài chính là không thể tránh khỏi. Bao gồm các chi phí trả
lương cho nhân viên nghỉ việc điều trị trấn thương, chi phí y tế và bồi thường, sửa
chữa thiệt hại về máy, thiết bị, thiệt hại do tạm thời ngừng sản xuất, chi phí tăng
cường huấn luyên và quản lý, giảm chất lượng công việc, ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm lý của nhân viên ,…
- Tài sản bị hư hỏng, mất mát
Các tài sản bị hư hỏng khi xảy ra sự cố sập giàn giáo của công ty bao gồm

các bộ khung giàn giáo, cotpha, Việc lắp đặt lại giàn giáo tốn nhiều công sức và
thời gian khiến cho việc thi công công trình bị gián đoạn, việc xây dựng ngừng trệ.
- Giảm năng suất
Trong điều kiện làm việc xảy ra nhiều rủi ro như xây dựng các công trình
giao thông của công ty thì việc giảm năng suất có thể xảy ra nếu có rủi ro về người
lao động.Trong tình huống này, công nhân A bị thương rất nặng nên việc thiếu
công nhân là điều không thể tránh khỏi. Thiếu nhân công sẽ gây ra giảm năng suất.
Ngoài ra, khi xảy ra hư hỏng, mất mát về giàn giáo cũng cần có thời gian lắp đặt lại
hay mua mới thiết bị, điều đó cũng làm giảm năng suất của công ty.
- Trách nhiệm pháp lý và hình ảnh công ty
Tai nạn sập giàn giáo này của công ty có thể là do không thực hiện đúng tiêu
chuẩn an toàn trong lao động hoặc thiết kế lắp đặt sai giàn giáo gây ra thiếu an toàn

dẫn đến sập giàn giáo khi thi công. Vì thế, có thể công ty sẽ phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Mặt khác, khi một công ty xây dựng để xảy ra tai nạn thì uy tín và
hình ảnh của công ty sẽ bị giảm sút rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
công ty sau này.
b. Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực
- Tổn hại về tinh thần
Những tổn hại về tinh thần không chỉ tác động đến công nhân A mà còn tác
động đến toàn thể công ty như những lo sợ, căng thẳng về mối nguy hiểm khi thi
công công trình, về các rủi ro tương tự xảy ra khi lao động, … khiến các nhân viên
trong công ty không còn hăng hái làm việc, người lao động không dám đi làm.
Trong đó, công nhân A là người chịu tổn thất tinh thần lớn nhất khi chịu những ám
ảnh về tai nạn trên và lo sợ những tai nạn xảy ra sau này.

- Tổn hại về sức khỏe
Tổn thất lớn nhất trong vấn đề an toàn lao động chính là thiệt hại về người.
Đây là tổn thất khó khắc phục với cả bản thân người bị nạn và đối với công ty. Sau
tai nạn, công nhân A có thể bị đau về thể xác, tinh thần, giảm thu nhập, giảm cơ
hội nghề nghiệp, tốn kém các chi phí về y tế,…do bị thương nặng và mức độ
thương tật là rất cao. Anh có thể không đủ sức khỏe phục vụ tiếp trong ngành xây
dựng, hoặc những lo sợ về tinh thần khiến anh không dám đi làm. Ngoài ra, những
thương tật về sức khỏe có thể khiến thể trạng của anh suy yếu, những đau đớn sau
này có thể vẫn còn kéo dài, đồng thời ảnh hưởng đến cả người thận và gia đình của
anh trong thời gian anh điều trị trấn thương không thể đi làm nuôi sống gia đình.
còn đối với công ty có thể mất đi nhân viên giỏi hoặc các chi phí chữa trị cho
người lao động.

2.2. Kiểm soát rủi ro
2.2.1. Đối với người lao động.
- Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn.
- Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi người và máy.Đảm
bảo các lao động về thị giác, thính giác, xúc giác…
- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.
- Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào
chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã
được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường về an toàn và được
cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.

2.2.2. Đối với doanh nghiệp.
-Huấn luyện đào tạo cho người sử dụng lao động và người lao động. Công nhân phải
được đào tạo về khóa học về an toàn trong xây dựng mới được làm việc tại công
trường.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp một cách đồng bộ phù hợp với
điều kiện thực tế. đặc biệt, cần tập trung vào các đối tượng là các máy móc thiết bị.
- Thực hiện giám sát an toàn sản xuất một cách thường xuyên với phạm vi trên
khắp mặt mặt bằng sản xuất.
- Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc.
- Xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên. Đảm bảo mọi thiếu sót trong việc
thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý
có trách nhiệm.

- Định kỳ, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ phù hợp của danh sánh các rủi ro
cùng với biện pháp ứng phó tương ứng.
- Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công
trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn. Biện pháp thi công và các giải pháp về
an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực
trạng của công trường.
- Đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài
sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề;
- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được
kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt
động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy
trình, biện pháp đảm bảo an toàn.

- Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công
trường thì phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và
công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
- Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường
và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi
công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa
phương.
- Ngoài ra, trong trường hợp của anh A, công ty phải có trách nhiệm với tính
mạng của anh A bằng các khoản trợ cấp cho đến khi anh A làm việc trở lại.
2.3. Giải pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp
2.3.1. Bố trí hợp lý khu vực thi công để đảm bảo an toàn cho công nhân trong
quá trình xây dựng

- Đường đi lại: Bố trí con đường riêng cho công nhân đi lại trên khu vực đã đào
sâu, tránh hiện tượng té ngã xuống hố sâu .Cắt bỏ chướng ngại vật như trụ điện,
cây xanh hoặc phải tăng cường gia cố chúng để ngăn chặn các chướng ngại vật rơi
vào khu vực thi công móng sâu .Thanh thép, vật liệu được xếp chồng lên nhau
đúng cách và bố trí nơi tập kết thuận tiện cho việc đi lại.
- Làm việc trên cao: cung cấp thêm tấm lót chân để ngăn chặn sự sụp đổ giàn giáo.
Mũ bảo hộ và dây đai an toàn, găng tay, mũ bảo hiểm và giày an toàn khi làm việc
để tránh trường hợp tử vong. Bố trí hành lang hỗ trợ đi bộ được sử dụng trong khi
làm việc ở độ cao để đảm bảo an toàn.
- Công trường xây dựng được khoanh vùng có rào chắn cao trên 2,5m.
- Lắp đặt hệ thống biển cảnh báo.
- Bình chữa cháy được cung cấp trong công trình.

- Có hệ thống nhà vệ sinh, vòi nước rủa tay và nơi nghĩ trưa cho công nhân.
2.3.2. Công tác tổ chức tập huấn , phát động phong trào , tuyên truyền về an
toàn lao động bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ cho toàn bộ tập thể
công nhân công ty
Bắt đầu từ ngày 15/6/2014, Tổng công ty đã yêu cầu tất cả các Ban điều
hành dự án phải tiến hành tổ chức tập huấn ATLĐ cho tất cả các cán bộ, kỹ sư,
công nhân lao động làm việc trên công trường định kỳ 1 lần/1 tháng. Bên cạnh đó,
tổng công ty tiếp tục phối hợp với Cục An toàn lao động - Bộ LĐTBXH tổ chức
tập huấn đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ công tác ATVSLĐ cho các đối
tượng: lãnh đạo phụ trách, cán bộ phụ trách, cho ban điều hành và các đơn vị khu
vực Hà Nội. Đồng thời, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ và công nhân
lao động tại các dự án.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Tổng công ty đã tổ chức 14 cuộc kiểm tra định
kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm về ATVSLĐ, an toàn thi công, vệ sinh môi
trường trên các công trường của tổng công ty; Hưởng ứng và triển khai tốt Tuần lễ
quốc gia ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014 do Bộ GTVT
phát động; Tập huấn được 6 đợt ATVSLĐ tại nhiều gói thầu quan trọng như: Gói
thầu số 5 Nhật Tân - Nội Bài; Gói thầu số 9 - Long Thành, quốc lộ 46… nội dung
và cách thức tập huấn thường xuyên được đổi mới để việc tập huấn đạt kết quả cao
hơn, người lao động dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. Một số ban an toàn lao động dự
án đã chủ động tổ chức tập huấn an toàn lao động tại công trường, điển hình như:
Ban an toàn lao động Gói thầu 3A Đà Nẵng - Quảng Ngãi…
2.3.3. Quan tâm và có sự đầu tư nhất định trong công tác bảo hộ lao động.
Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, lựa chọn và bố trí cán bộ làm chuyên

trách hoặc bán chuyên trách về bảo hộ lao động, mua sắm đầy đủ trang bị phòng
hộ lao động cá nhân cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động, thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động nhằm cải
thiện điều kiện lao động, hạn chế đến mức tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp xẫy ra đối với người lao động.
2.3.4. Nâng cao đời sống người lao động
Ban thường vụ công đoàn tổng công ty đề nghị tổng giám đốc phối hợp ban
hành quy định 597/QĐ –TCT ngày 23/5/2009 được triển khai thực hiện trên tất cả
các công trình trong toàn công ty . Sau hơn 1 năm thực hiện quy định này , những
sinh hoạt tối thiểu của công nhân lao động đều được trang bị : nhà ở cho công nhân
được xây dựng, khu nhà ăn đảm bảo vệ sinh , đời sống văn hóa được quan tâm ,
tối thiểu mỗi đội có 1 tờ báo , mỗi tổ sản xuất có 1 tivi … hàng tháng đoàn kiểm

tra của công ty đi kiểm tra tiến hành xem xét báo cáo đánh giá tổng kết ,khen
thưởng động viên kịp thời , đồng thời tăng cường bảo đảm an toàn lao động tại
công trường vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng là việc thiểu tai nạn
trong các dự án , công trình mà tổng công ty tham gia .
Nhiều dự án công trình người thợ cầu , thợ đường Cienco 4 phải đón tết xa
gia đình, nhiều người những ngày giỗ bố , mẹ người than đều phải gác lại chuyện
riêng để hoàn thành công việc do yêu cầu của tiến độ dự án . Đánh giá tinh thần lao
động , những hi sinh thầm lặng giữa thời bình , công đoàn tổng công ty luôn đồng
hành sát cánh cùng chính quyền chăm lo , động viên kịp thời đẻ anh em yên tâm
công tác và cống hiến.
3. Kiến nghị của nhóm
3.1. Đối với chủ đầu tư

- Cần xem xét kỹ khi chọn nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát,
chủ đầu tư cần tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để hiểu rõ thêm
về các doanh nghiệp mà ta chuẩn bị ký kết hợp đồng.
- Yêu cầu nhà thầu thi công báo cáo phương án an toàn cho từng hạng mục công
trình, yêu cầu tư vấn giám sát thẩm định các phương án an toàn đó, có trách nhiệm
kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết
đình chỉ khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.
3.2. Nhà thầu thi công
- Khi xây dựng phương pháp thi công phải xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn
cho từng hạng mục công trình, quy định tại Điều 1.3 của TCVN 5308 - 91.
- Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông
tư số 37/2005/TT -BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động- Thương binh &

Xã hội. Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu và thành lập tổ sơ cấp cứu tại công trường.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng
quy định tại Thông tư số 10/1998/TT - BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao
động - Thương binh & Xã hội.
- Thành lập Ban An toàn tại công trường khi có nhiều nhà thầu cùng thi công
theo quy định tại Điều 1.6 của TCVN 5308 – 91.
- Có hồ sơ sức khoẻ người lao động, chỉ được phép phân công người lao động
làm việc trên cao khi sức khoẻ đảm bảo không có bệnh lý về tim mạch.
- Không khoán trắng việc đảm bảo an toàn cho các cai thầu.
- Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực
hiện kiểm định và đăng ký đúng theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT -
BLĐTBXH. Người vận hành phải có chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề, được huấn

luyện an toàn và cấp thẻ an toàn.
- Trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến công việc hiện có.
3.3. Đơn vị tư vấn giám sát
- Phải tư vấn, xem xét và góp ý cho tất cả các phương án an toàn của nhà thầu
thi công.
- Phải được nâng cao hiểu biết các quy định của nhà nước về công tác an toàn -
vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ.
- Phải có mặt tại công trường khi đơn vị thi công các hạng mục công trình quan
trọng. Kiên quyết đình chỉ khi xét thấy công việc trên có khả năng gây nên sự cố
tai nạn lao động.
3.4. Các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Nhà nước cần nâng cao chất lượng và số lượng thanh tra viên chuyên ngành,
sửa đổi luật và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong tình hình hiện
nay.
- Phải có phẩm chất đạo đức chính trị của người cán bộ nhà nước.
- Kiên quyết xử lý những vấn đề vi phạm pháp luật liên quan, kể cả những vấn
đề vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan tố tụng
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kết bài:
Trên đây là những phân tích về rủi ro về an toàn lao động mà công ty Cienco
4 gặp phải. Việc rủi ro là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu công ty có biện pháp
quản lý rủi ro hợp lý và kịp thời, đúng lúc thì có thể hạn chế và giảm thiểu rủi ro
một cách tốt nhất. Không chỉ đảm bảo về mặt con người – chính là nguồn nhân lực

quan trọng nhất của công ty, mà việc đảm bảo an toàn lao động còn mang lại hình
ảnh đẹp cho công ty, giảm các chi phí phát sinh và các công việc phát sinh, không
làm gián đoạn quá trình lao động, xây dựng của công trình xây dựng.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn lao động thì các doanh nghiệp cần cẩn trọng
trong từng khâu sản xuất kinh doanh, chú trọng việc phân tích, đánh giá và phòng
ngừa rủi ro trong từng hoạt động, từ những bước đầu tiên của hoạt động kinh
doanh.

×