Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài tập kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.97 KB, 20 trang )

BÀI TẬP
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Bài 1
Tại một DN SX kinh doanh trong tháng 5/N có tài liệu như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ :
- TK 111: 800.000
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Phiếu thu số 01 ngày 1/5, DN rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 18.000.
2. Phiếu chi số 01 ngày 3/5, DN chi tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Ngọc Sơn đi
mua NVL 15.000.
3. Phiếu thu số 02 ngày 6/5, DN thu tiền khách hàng còn nợ kỳ trước: 30.000.
4. Phiếu chi số 02 ngày 8/5, DN chi tiền thanh toán tiền vay dài hạn đến hạn trả
35.000 và thanh toán hết số lương còn nợ kỳ trước: 300.000.
5. Phiếu chi số 03 ngày 9/5, DN chi mua một dây chuyền công nghệ với giá mua
200.000 (chưa có thuế GTGT 10%). Chi phí lắp đặt dây chuyền công nghệ
5.500 (bao gồm thuế GTGT 10%), DN đã thanh toán theo phiếu chi số 04 ngày
12/5.
6. Phiếu thu số 03 ngày 15/5, DN thu tiền của khách hàng Y: 16.000.
7. Phiếu chi số 05 ngày 17/5, DN chi mua NVL đã nhập kho đủ với giá mua 19.000
(chưa có thuế GTGT 10%) và trả tiền vận chuyển còn nợ kỳ trước: 11.000.
8. Phiếu thu số 04 ngày 21/5, DN thu tiền tạm ứng thừa của nhân viên Nguyễn
Ngọc Sơn: 3.000.
9. Phiếu chi số 06 ngày 21/5, chi tiền góp vốn liên doanh ngắn hạn 9.000.
10. Phiếu chi số 07 ngày 22/5, thanh toán tiền còn nợ cho người bán kỳ trước
33.000.
11. Phiếu thu số 05 ngày 23/5, thu tiền lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh 50.000.
12. Phiếu chi số 08 ngày 25/5, mua NVL với tổng giá thanh toán trên hoá đơn
132.000 (thuế suất thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển số NVL trên 1.000 (chưa bao
gồm thuế GTGT 10%). Số NVL trên được xuất dùng ngay cho PXSX không nhập kho.
13. DN thu tiền lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh kỳ này 47.000. Kế toán đã lập


phiếu thu số 06 ngày 29/5.
14. Ngày 30/5 do yêu cầu của giám đốc, phòng kế toán phối hợp với các bên liên
quan tiến hành kiểm kê quỹ phát hiện thừa 15.000. Hiện chưa xác định được nguyên
nhân, kế toán lập phiếu thu số 07 ghi nhận số tiền trên.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ quỹ tiền mặt
3. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền,
Sổ cái TK 111.
Bài 2
Tại một DN SX kinh doanh trong tháng 9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như
sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ :
- TK 112: 1.000.000.
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Giấy báo nợ số 31 ngày 2/9, DN trả nợ người bán còn nợ kỳ trước 25.000
và trả nợ vay dài hạn đến hạn trả 30.000.
1
2. Giấy báo có số 52 ngày 5/9, DN được cấp trên cấp bổ sung nguồn vốn kinh
doanh 500.000
3. Giấy báo nợ số 32 ngày 6/9, DN mua hàng hoá nhập kho 3.000 (chưa có
thuế suất thuế GTGT 10%).
4. Giấy báo nợ số 33 ngày 6/9, DN mua NVL đã nhập kho với giá mua 5.000 (chưa
có thuế suất thuế GTGT 10%).
5. Giấy báo có số 53 ngày 7/9, DN nhận tiền lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh
50.000.
6. Giấy báo có số 60 ngày 10/9, DN thu hồi khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn
với giá gốc 120.000, giá trị thu hồi 165.000.
7. Giấy báo có số 64 ngày 20/9, DN thu tiền lãi đầu tư chứng khoán dài hạn

38.500.
8. Giấy báo nợ số 35 ngày 25/9, mua một dây chuyền công nghệ với giá mua
250.000 (chưa có thuế suất thuế GTGT 10%). TSCĐ được đầu tư quỹ đầu tư phát triển.
9. Giấy báo nợ số 36 ngày 25/9, DN góp vốn liên doanh ngắn hạn 25.000, góp vốn
liên doanh dài hạn 50.000.
10. Giấy báo có số 75 ngày 30/9, DN thu tiền thừa chưa rõ nguyên nhân: 15.000
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sổ TGNH.
3. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nhật ký chung, Sổ cái TK 112.
Bài 3:
Có tài liệu tại một DN như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 111: 115.000
- TK 112: 350.000
- TK 113: 85.000
- TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. DN rút TGNH nhập quỹ tiền mặt để trả lương cho cán bộ CNV 50.000.
2. DN bán SP H cho công ty Q với giá vốn là 280.000, giá bán chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 550.000. Khách hàng thanh toán ngay cho DN bằng TGNH.
3. DN mua TSCĐ hh với giá mua 150.000, thuế suất thuế GTGT 10%, DN đã
thanh toán 50% bằng tiền mặt, số còn lại nợ người bán. Chi phí lắp đặt DN chi
ra 1.100 (bao gồm thuế GTGT 10%), DN đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. DN ứng trước cho người bán tiền mua NVL bằng TGNH, số tiền: 15.000.
5. Nhận tiền lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh ngắn hạn số tiền: 25.000 đã nhận
được giấy báo có của ngân hàng.
6. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển kỳ trước đã
chuyển vào tài khoản của DN.
7. DN bán SP H cho công ty T với giá vốn 350.000, tổng thanh toán 880.000 (thuế

suất thuế GTGT 10%). Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. DN không nhập quỹ
mà gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
8. Cuối kỳ DN kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu 65.000 trong đó:
- Do trả nợ người bán kế toán quên chưa ghi sổ: 15.000
- Do tạm ứng cho nhân viên đi công tác kế toán quên chưa ghi sổ: 5.000
- Số còn lại chưa xác định nguyên nhân.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung.
3. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký - Sổ cái.
4. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Chứng từ ghi sổ.
Bài 4 :
Trích tài liệu về kế toán tiền mặt của DN A tháng 4 năm N như sau (Đvt: 1.000đ):
I. Số dư đầu tháng 4/200N :
TK 1111: 80.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70.000 (Phiếu thu số 01/PT ngày
2/4)
2. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền mặt : 24.400 (Phiếu thu số 02/PT ngày
3/4)
3. Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 27.500 (Phiếu thu số 03/PT ngày 4/4)
4. Chi lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt: 45.000 (Phiếu chi số 01/PC
ngày 5/4)
5. Mua nguyên vật liệu về nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 15.000 (Phiếu chi số
02/PC ngày 5/4)
6. Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp số tiền: 25.000 (Phiếu thu
số 04/PT ngày 6/4)
7. Chi tiền mua 10 cổ phiếu ngắn hạn, giá mua mỗi cổ phiếu là 1.000 (Phiếu chi số
03/PC ngày 10/4)

8. Trả tiền mua chịu nguyên vật liệu ở tháng trước của Công ty A số tiền 40.000
(Phiếu chi số 04/PC ngày 11/4)
9. Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 20.000 (Phiếu thu số 05/PT ngày 15/4)
10.Chi tiền mặt mua công cụ nhập kho, giá mua theo hoá đơn 10.000 (Phiếu chi số
05/PC ngày 16/4)
11.Trả tiền điện, nước bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng sản xuất 4.000, dùng
cho quản lý doanh nghiệp 1.000. (Phiếu chi số 06/PC ngày 20/4)
12.Chi tiền mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 8.500. (Phiếu chi số 07/PC ngày
22/4)
13.Trả nợ vay ngắn hạn 30.000. (Phiếu chi số 08/PC ngày 24/4)
14.Thu tiền nhượng bán tài sản cố định 16.000 bằng tiền mặt. (Phiếu thu số 06/PT
ngày 25/4)
15.Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 25.000. (Phiếu chi số 09/PC ngày 26/4)
16.Thanh toán tiền mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên 12.000. (Phiếu chi số
10/PC ngày 27/4)
17.Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn tiền mặt 40.000. (Phiếu thu số 07/PT ngày 28/4)
18.Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 1.000 chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Kế toán đã
lập phiếu chi số 11/PC ngày 29/4
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh vào sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 111.
Bài 5
Có tài liệu tại một DN như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu tháng 9/200N :
TK 1111: 30.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Phiếu thu số 01 (ngày 1/9) vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt: 50.000
2. Phiếu chi số 01 (ngày 3/9) tạm ứng cho nhân viên đi công tác: 5.000
3. Phiếu chi số 02 (ngày 4/9) ký quỹ dự đấu thầu công trình A số tiền 10.000.
3

4. Phiếu chi số 03 (ngày 5/9) mua công cụ, dụng cụ nhập kho 25.000
5. Phiếu thu số 02 (7/9) tiền lãi cho vay 5.000
6. Phiếu chi số 04 (9/9) trả nợ vay ngắn hạn 20.000
7. Phiếu thu số 03 (10/9) thu tiền cung cấp dịch vụ 80.000
8. Phiếu chi số 05 (12/9) nộp thuế cho Nhà nước 14.000
9. Phiếu chi số 06 (13/9) chi tiền mặt 20.000 ký quỹ làm đại lý bán hàng cho Công
ty K, thời hạn của hợp đồng 1 năm.
10.Phiếu thu số 04 (14/9) khách hàng trả nợ tháng trước 18.000
11.Phiếu thu số 05 (15/9) thu phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế 10.000.
12.Phiếu chi 07 (16/9) trả lãi vay dài hạn 4.000
13.Phiếu thu số 06 (17/9) thu tiền thanh lý xe vận tải 9.000, chi phí môi giới 500
(theo phiếu chi số 08 (17/9)
14. Phiếu thu số 07 (20/9) thu tiền bán hàng hoá 150.000
15.Phiếu chi số 09 (22/9) trả tiền điện, điện thoại, nước , văn phòng phẩm sử dụng
cho quản lý doanh nghiệp 16.000.
16.Phiếu chi số 10 (25/9) thanh toán tiền ăn trưa và tiền lương cho người lao động
88.000.
17.Phiếu chi số 11 (26/9) trả nợ vay dài hạn đến hạn trả 40.000
18.Phiếu chi số 12 (28/9) trả công ty dịch vụ sửa chữa cửa hàng giới thiệu sản phẩm
15.000
19.Phiếu thu số 08 (30/9) nhận ký quỹ của công ty X 35.000 về hợp đồng cung cấp
dịch vụ dài hạn 2 năm.
20.Cuối tháng, kiểm kê quỹ phát hiện thừa 2.000 chưa rõ nguyên nhân (biên bản
kiểm kê số 05, kế toán đã lập phiếu thu số 09 ngày 30/9).
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản, tìm số phát sinh, số dư cuối kỳ của TK 1111.
3. Ghi vào sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 1111.
Bài 6:
VD: Tại 1 DN X có tài liệu sau (đVT: 1.000đ)
I. Số dư dầu kỳ của 1 số TK

TK 1112 : 15.600 (1.000USD) - tỉ giá : 15,6/USD
TK 1122: 32.600 (2.000USD) – tỉ giá : 16,3/USD
TK131 : 32.700 (2.000USD) - tỉ giá : 16,35/USD
TK 331: 79.000 (5.000USD) - tỉ giá : 15,8/USD
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Nhập khẩu 1 lô hàng theo giá CIF Hải phòng trị giá 50.000USD, hàng đã về
đến cảng, DN đã vay ngắn hạn NH bằng ngọai tệ để thanh toán cho người
bán ở nước ngòai, Tỉ giá giao dịch 16,02/USD
2. Bán hàng thu ngọai tệ 5.000USD, tỉ giá thực tế giao dịch 16,03/USD, đã thu
ngọai tệ là tiền mặt, giá thực tế xuất kho 60.000
3. Chuyển TGNH VND để mua ngọai tệ nhập quỹ 10.000USD, tỉ giá thực tế
giao dịch 16,04/USD
Khách hàng thanh toán nợ bằng TGNH là ngọai tệ 1.500USD, tỉ giá thực tế
giao dịch 16,08/USD
4. Mua TSCĐ bằng TM là ngọai tệ trị giá 10.000USD, tỉ giá giao dịch thực tế
16,05/USD. TS đã bàn giao đưa vào sử dụng. CP lắp đặt bằng TM là ngọai tệ
50USD, tỉ giá xuất quỹ 15,09/USD
5. Dùng TGNH là ngọai tệ để thanh toán tiền cho người bán 1.500USD, tỉ giá
xuất quỹ 15,9/USD
4
6. Xuất khẩu 1 lô hàng theo giá FOB Quảng Ninh trị giá 60.000USD, tỉ giá thực
tế giao dịch 16,3/USD. DN đã thu ngọai tệ qua NH VCB. Giá thực tế xuất
kho hàng hóa 600.000
7. Chuyển khoản VND để mua 20.000USD ký quỹ mở L/c nhập khẩu 1 lô hàng
trị giá 30.000USD. Hàng đã về đến cảng, DN chuyển tiền từ L/C để thanh
toán, số còn lại vay ngắn hạn là ngọai tệ để trả hết. Tỉ giá thực tế giao dịch
16,5/USD
8. Cuối kỳ, DN đánh giá lại số dư các TK có gốc ngoại tệ theo tỉ giá bình quân
liên NH là 16,02/USD
Bài 7:

Tại một DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình sau (đơn vị 1.000đ):
Số dư đầu kỳ:
TK 131- dư Có (Chi tiết khách hàng B): 50.000.
Các TK khác có số dư phù hợp.
1. Phiếu xuất kho số 15 ngày 1/3/N: Xuất kho một số SP bán cho khách hàng A,
giá thực tế xuất kho: 300.000.
- Hoá đơn GTGT số 5760 ngày 1/3:
+ Giá bán chưa có thuế GTGT là 350.000.
+ Thuế suất thuế GTGT đầu ra: 10%.
- Khách hàng chưa thanh toán. Nếu khách hàng A thanh toán trong vòng 10 ngày
đầu sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 0,5%.
2. Phiếu xuất kho số 16 ngày 2/3/N: Xuất kho một số SP bán cho khách hàng B,
giá thực tế xuất kho: 400.000.
- Hoá đơn GTGT số 5761 ngày 2/3:
+ Giá bán chưa có thuế GTGT là 500.000.
+ Thuế GTGT: 50.000.
3. Chiết khấu thương mại phải trả cho khách hàng B là: 5%. DN đã trừ vào nợ phải
thu.
4. Phiếu thu tiền mặt số 50 ngày 9/3: Khách hàng A thanh toán cho DN toàn bộ số
tiền hàng theo hoá đơn GTGT số 495760.
5. Giấy báo có số 61 ngày 9/3: Khách hàng A ứng trước tiền hàng cho DN bằng
chuyển khoản: 100.000.
6. Phiếu thu tiền mặt số 51 ngày 11/3: Khách hàng B thanh toán cho DN: 100.000.
7. Phiếu xuất kho số 17 ngày 15/3: Xuất kho 100 SP bán cho khách hàng A theo
đơn đặt hàng, tổng trị giá thực tế SP xuất kho: 100.000.
- Hoá đơn GTGT số 5762 ngày 15/3:
+ Giá bán chưa có thuế GTGT là: 150.000.
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%
8. Ngày 16/3 khách hàng A trả lại cho DN 100 SP không đủ tiêu chuẩn theo đơn

đặt hàng, DN đã nhập lại kho (theo phiếu nhập kho số 23 ngày 16/3) và trừ vào nợ phải
thu của khách hàng A.
9. Giấy báo có số 62 ngày 20/3: Khách hàng A thanh toán cho DN 50.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK
131, Sổ chi tiết thanh toán với từng khách hàng.
Bài 8:
5
Tại một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đơn vị
1000 đ).
I. Số dư đầu kỳ:
TK 138: 60.000.
Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. DN mua 1000kg nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán (hoá đơn GTGT số
21056 ngày 2/3). Tổng giá mua chưa có thuế GTGT là: 100.000. Thuế suất thuế GTGT
10 %. Khi hàng về nhập kho phát hiện thiếu 100kg so với hoá đơn bên bán. Đơn vị lập
biên bản số lượng hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số NVL
trên về đến kho của đơn vị theo giá chưa có thuế GTGT là: 3000, thuế suất thuế GTGT
10 %. Chi phí vận chuyển người bán phải chịu, DN đã thanh toán hộ chi phí vận
chuyển cho người bán bằng tiền mặt.
2. Bên bán đã báo lại là do họ giao nhầm và đã xuất hàng giao trả lại cho DN nhập
kho đúng số lượng hàng thiếu.
3. DN đã thanh toán tiền mua NVL trên bằng chuyển khoản sau khi đã trừ đi số
tiền vận chuyển đã chi hộ cho người bán.
4. Kiểm kê TSCĐ cuối năm DN phát hiện bị mất một thiết bị sản xuất chưa rõ
nguyên nhân. Nguyên giá của thiết bị : 40.000, đã khấu hao luỹ kế: 800.
5. Sau khi xác định được nguyên nhân thiếu TSCĐ trên, DN xem xét và đưa ra

quyết định: Bộ phận sử dụng phải đền bù 50 % giá trị còn lại của máy (DN đã tính trừ
vào lương tháng 3 của bộ phận này), 50 % giá trị còn lại của TSCĐ được tính vào chi
phí QLDN.
6. Xuất quỹ tiền mặt cho một đối tác vay tạm thời không lấy lãi: 50.000.
7. DN nhận được thông báo tạm chia lãi trong hợp đồng liên doanh năm nay là:
100.000.
8. Biên bản xử lý của toà án kinh tế: Công ty vận tải X phải bồi thường cho DN do
vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hoá số tiền: 12.000.
9. Giấy báo có của ngân hàng số 31 ngày 20/3: Công ty vận tải X hoàn trả tiền bồi
thường cho DN 12.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 138.
6
BÀI TẬP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
Bài 1:
Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình
nhập – xuất vật liệu như sau:
I.Tồn đầu tháng:
Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ
II. Trong tháng:
1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế
21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền
chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế
GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.
2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.
3. Dùng TGNH trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán
1% giá mua chưa thuế.
4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa

thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ bằng tiền
chuyển khoản.
6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kế toán trên theo hệ thống KKTX với các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau –
Xuất trước (LIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn.
Bài 2:
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000đồng)
I. Số dư đầu kỳ trên các tài khoản:
TK152: 20.000
TK153: 10.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên liệu nhập kho chưa trả tiền người bán với giá thanh toán 110.000
trong đó thuế GTGT là 10.000
2. Mua nguyên liệu nhập kho trị giá thanh toán 165.000, thuế suất thuế GTGT 10%
, DN đã thanh toán cho người bán 50% bằng tiền mặt, số còn lại chưa thanh toán
3. Mua dụng cụ nhập kho trị giá chưa thuế 120.000, thuế GTGT là 5% trả bằng tiền
gửi Ngân hàng,
4. Chi phí vận chuyển công cụ về kho trả bằng tiền mặt 10.500 trong đó thuế
GTGT là 500
5. Xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm trị giá 80.000
6. Xuất công cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 50.000
7. Xuất nguyên liệu dùng cho bộ phận bán hàng trị giá 20.000
8. Xuất kho công cụ trị giá 30.000 dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên
2. Lên sơ đồ chữ T tài khoản 152,153
Bài 3 :
Tại một doanh nghiệp có tình hình về nguyên vật liệu như sau:

I. Tồn kho đầu tháng:
- Nguyên liệu chính: 2.000 kg, đơn giá 1.500đ/kg
7
- Vật liệu phụ: 500 kg, đơn giá 1.000đ/kg.
II. Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho 3.000 kg vật liệu chính giá mua 1.500đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa
thanh toán cho người bán, chi phí bốc dỡ vận chuyển về đến kho của doanh
nghiệp là 300.000, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ giá mua 950đ/kg, thuế GTGT 10% thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ 150.000, thuế GTGT 10%
thanh toán bằng tiền mặt.
3. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính sử dụng trực tiếp SX sản phẩm, 500 kg sử dụng
cho bộ phận quản lý phân xưởng.
4. Xuất kho 700 kg vật liệu phụ, trong đó để SX sản phẩm 600 kg, còn lại sử dụng
ở bộ phận quản lý phân xưởng.
5. Nhập kho 2.000 kg vật liệu chính, giá mua 1.600đ/kg, thuế GTGT 10% chưa
thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dở 220.000, bao gồm thuế
GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt.
6. Xuất kho 100 kg vật liệu chính và 100 kg vật liệu phụ sử dụng ở bộ phận sửa
chữa lớn tài sản cố định.
Yêu cầu:
Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp xuất
kho: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền cuối kỳ.
Bài 4 :
Tại một doanh nghiệp có tình hình về nguyên vật liệu như sau:
I. Tồn kho đầu tháng 6/2012:
Nguyên vật liệu A 2.000 Kg , giá thực tế 2.200 đ/Kg.
II. Trong tháng 6/2012 có các nghiệp vụ xuất nhập như sau :
1. Ngày 4/6 nhập kho 3.000 Kg nguyên vật liệu A, giá hóa đơn 2.108 đ/Kg (chưa có
thuế), thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán. Tiền chuyên chở trả bằng chuyển khoản

gồm cả thuế GTGT 5% là 201600 đ/tấn.
2. Ngày 6/6 xuất kho 3.000 Kg dùng sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 10/6 nhập 3.600 Kg, giá trên hóa đơn gồm cả thuế GTGT 10% là 2.332 đ/Kg,
tiền chưa thanh toán. Tiền vận chuyển trả bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là
294.000 đ/tấn.
4. Ngày 24/6 xuất kho 2.500 Kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu : Lập ĐK các nghiệp vụ phát sinh trên với các điều kiện :
- Vật liệu xuất được đánh giá theo phương pháp FIFO
- Vật liệu xuất được đánh giá theo phương pháp LIFO
- Vật liệu xuất được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, liên
hoàn
Bài 5:
DN sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước (FiFo) để tính giá thực tế vật
liệu xuất kho và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trong tháng 2/2012 có tài liệu về vật liệu X như sau :
I- Tình hình đầu tháng :
* Tồn kho 6.000 Kg, đơn giá 10.000 đ/Kg
* Đang đi đường 4.000 Kg, đơn giá chưa có thuế 10.000 đ/Kg, thuế GTGT 10%.
II- Trong tháng 2/2012 vật liệu X biến động như sau :
1. Ngày 3/2 xuất 5.000 Kg để sản xuất sản phẩm.
2. Ngày 6/2 xuất 1.000 Kg để thuê Công ty H gia công chế biến.
8
3. Ngày 7/2 mua nhập kho 5.000 Kg, tổng giá mua ghi trên hóa đơn phải trả Công ty K
là 56.100.000 đ trong đó thuế GTGT là 5.100.000 đ. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi
bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 630.000 đ.
4. Ngày 8/2 DN đã trả bằng chuyển khoản tiền mua vật liệu của Công ty K sau khi
được trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
5. Ngày 10/2 xuất 3.000 Kg để góp vốn liên doanh dài hạn với Công ty Y, Giá trị vốn
góp được ghi nhận là 35.000.000 đ.
6. Ngày 12/2 nhập kho 4.000 Kg số vật liệu đi đường kỳ trước.

7. Ngày 15/2 xuất 3.000 Kg để tiếp tục chế biến sản phẩm.

Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.

Bài 6:
Một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng
3/2012 có tài liệu về vật liệu và công cụ như sau :
I- Tình hình tồn kho vật liệu và công cụ đầu tháng :

Loại vật tư Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị thực tế (đ)
1. Vật liệu chính Kg 40.000 10.000
2. Vật liệu phụ Kg 5.000 5.000
3. Công cụ dụng cụ chiếc 200 100.000
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng :
1. Ngày 3/3 mua nhập kho 100.000 Kg vật liệu chính theo giá chưa có thuế là 10.200
đ/Kg, thuế GTGT là 1.020 đ/Kg, tiền chưa thanh toán cho Công ty K. Các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt 5.250.000 đ gồm cả thuế GTGT 5%.
2. Ngày 10/3 xuất kho 80.000 Kg vật liệu chính và 3.000 Kg vật liệu phụ để sản xuất
sản phẩm.
3. Ngày 12/3 vay ngắn hạn ngân hàng để mua 1 số vật tư theo giá mua đã có thuế
GTGT 10% (hàng đã nhập kho) bao gồm :
- 40.000 Kg vật liệu chính, đơn giá 11.110 đ/Kg.
- 8.000 Kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500 đ/Kg.
- 200 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá 112.200 đ/chiếc.
4. Ngày 15/3 xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể :
- Xuất vật liệu chính : 50.000 Kg để trực tiếp chế tạo sản phẩm và 20.000 Kg để góp
vốn tham gia liên doanh ngắn hạn với Công ty Y, giá trị vốn góp được ghi nhận là
220.000.000 đ.
- Xuất vật liệu phụ : 5.000 Kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 500 Kg cho nhu cầu
khác ở phân xưởng và 500 Kg cho quản lý Doanh nghiệp.

- Xuất 200 chiếc công cụ cho sản xuất theo phương pháp phân bổ 2 lần.
5. Ngày 20/3 xuất công cụ theo phương pháp phân bổ 1 lần : 30 chiếc cho quản lý DN
và 20 chiếc cho hoạt động bán hàng.
6. Ngày 25/3 xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể :
- Xuất 10.000 Kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm.
- Xuất vật liệu phụ : 2.000 Kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 500 Kg cho hoạt động
bán hàng.
7. Ngày 26/3 mua của công ty D 300 chiếc công cụ chưa trả tiền, giá mua gồm cả thuế
GTGT 10% là 33.000.000 đ.
Yêu cầu :
9
Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên với giá trị vật liệu xuất kho tính theo
phương pháp FiFo.
Bài 7
Tại một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có tài liệu trong kỳ như sau: (đơn vị 1.000 đ)
I. Tồn kho đầu kỳ:
Tên NVL Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị
NVL A kg 7.000 12,5
NVL B kg 9.000 12
II. Tình hình nhập, xuất NVL trong kỳ:
1. Phiếu nhập kho số 10 ngày 5/6 kèm theo hoá đơn bán hàng số 1250 ngày 4/6
mua NVL A với tổng giá thanh toán 13.200 (bao gồm thuế GTGT 10%), số lượng
1.000 kg. DN đã nhập kho đủ số lượng trên và đã thanh toán bằng TGNH sau khi trừ
chiết khấu thương mại được hưởng 2%. Chi phí vận chuyển DN chi ra 1.100 (bao gồm
thuế GTGT 10%) theo phiếu chi số 50 ngày 5/6.
2. Ngày 10/6 theo hoá đơn GTGT 5562 DN mua NVL B còn nợ người bán:
- Số lượng: 5.000kg
- Giá mua chưa thuế GTGT: 60.000 (thuế suất thuế GTGT 10%). DN nhập kho
thực tế 4.500 kg theo phiếu nhập kho số 11 ngày 10/6. Số hàng thiếu DN đã báo cho

bên bán.
3. DN xuất kho NVL để SX SP theo phiếu xuất kho số 21 ngày 12/6:
- PX 1: + 1.430 kg NVL A
+ 2.500 kg NVL B
- PX 2: 2.000 kg NVL A
4. Phiếu nhập kho số 12 ngày 15/6 kèm theo hoá đơn bán hàng số 3562 ngày 15/6
mua NVL B với giá mua 18.750 chưa bao gồm thuế GTGT 10%, số lượng 1.500 kg.
DN đã nhập kho đủ số lượng trên và còn nợ người bán.
5. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 22 ngày 18/6: DN xuất kho NVL:
- Phục vụ SX SP: + PX 1: 1.000 kg NVL A và 1.500 kg NVL B.
+ PX 2: 500 kg NVL A
- Phục vụ quản lý PX: + PX 1: 200 kg NVL A và 100 kg NVL B.
+ PX 2: 150 kg NVL A
- Phục vụ bán hàng: 50 kg NVL A và 10 kg NVL B.
6. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 23 ngày 22/6: DN xuất kho NVL:
- Phục vụ SX SP: + PX 1: 2.000 kg NVL A và 500 kg NVL B.
+ PX 2: 400 kg NVL A
- Phục vụ QLDN: 200 kg NVL A và 100 kg NVL B.
- Phục vụ bán hàng: 70 kg NVL A và 50 kg NVL B.
7. Phiếu nhập kho số 13 ngày 25/6 kèm theo hoá đơn bán hàng số 57896 ngày 17/6
mua NVL B với tổng giá thanh toán 31.625 (thuế suất thuế GTGT 10%), số lượng
2.500 kg. DN đã nhập kho đủ số lượng trên. DN đã thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50%
còn nợ người bán.
8. Số hàng thiếu theo hoá đơn 5562 bên bán đã giao bổ sung, DN nhập kho đủ theo
phiếu nhập kho số 14 ngày 28/6.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Thẻ kho, Sổ kế toán chi tiết NVL.
3. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký đặc biệt, Sổ cái TK 152.
4. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký - Sổ cái.

10
5. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Chứng từ ghi sổ.
Biết rằng: Giá NVL xuất kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Bài 8
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu trong kỳ như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 151(A): 90.000(12 chiếc)
- TK 153: 108.800, trong đó:
+ TK 153 A: 75.800 (10 chiếc)
+ TK 153 B: 33.000 (22 chiếc)
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Tình hình nhập, xuất trong kỳ:
1. Theo hoá đơn 89895 ngày 10/5 và phiếu nhập kho 02 ngày 10/5 DN mua 15
chiếc công cụ A, giá mua 112.500, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển số
công cụ trên là 660 (bao gồm thuế GTGT 10%) theo phiếu chi 578 ngày 10/5. DN đã
thanh toán toàn bộ tiền hàng theo phiếu chi số 579 ngày 10/5 sau khi trừ chiết khấu
thanh toán 1%.
2. Ngày 18/5 theo hoá đơn 89546 DN mua công cụ B nhập kho:
- Số lượng theo hoá đơn: 25 chiếc.
- Đơn giá: 1.650 (bao gồm thuế GTGT 10%).
- Số lượng thực nhập: 30 chiếc (phiếu nhập kho số 03).
Tiền hàng DN chưa thanh toán. Số hàng thừa chưa xác định được nguyên nhân.
3. DN xuất kho 10 chiếc công cụ A và 15 chiếc công cụ B cho bộ phận SX, phân
bổ 2 lần trong 2 năm theo phiếu xuất kho 05 ngày 20/5.
4. Theo phiếu xuất kho 06 ngày 25/5, DN xuất kho 2 chiếc công cụ A và 1 chiếc
công cụ B cho bộ phận văn phòng, phân bổ 3 lần trong 3 năm.
5. Mua công cụ A nhập kho theo hoá đơn 56321 ngày 22/5 và phiếu nhập kho 07:
- Số lượng: 10 cái
- Đơn giá: 7.500 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)

Tiền hàng DN đã thanh toán bằng TGNH. Hàng nhập kho, thiếu 2 chiếc chưa xác
định được nguyên nhân.
6. Bộ phận SX báo hỏng một chiếc công cụ A có giá gốc 7.500, loại phân bổ 3 lần,
trong 1 năm đã phân bổ 2 lần. Giá trị công cụ thanh lý thu bằng tiền mặt 500. Số còn lại
người phạm lỗi bồi thường .
7. Phân bổ giá trị công cụ B thuộc loại phân bổ 2 lần trong 2 năm vào chi phí kỳ
này 1.000 trong đó:
- Bộ phận SX: 500
- Bộ phận QLDN: 200
- Bộ phận bán hàng: 300
8. DN xuất kho công cụ A cho bộ phận SX theo phiếu xuất kho 08 ngày 26/5, tổng trị
giá công cụ xuất dùng 75.400 phân bổ 2 lần trong 2 năm.
9. Số công cụ A mua đi đường kỳ trước về nhập kho kỳ này theo phiếu nhập kho
08 ngày 27/5. Số công cụ nhập kho thiếu 2 chiếc so với hoá đơn chưa xác định nguyên
nhân trị giá 15.000.
10. Số hàng thừa ở nghiệp vụ 2 do người bán xuất hàng nhầm, DN đã xuất hàng trả
lại.
11. DN thanh toán tiền hàng còn nợ người bán tại hoá đơn 89546 ngày 18/5 theo
phiếu chi số 45 ngày 30/5 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.
12. Giá trị công cụ phân bổ trong 3 năm xuất dùng kỳ trước phân bổ cho kỳ này:
- Bộ phận SX: 15.000
11
- Bộ phận văn phòng: 5.000
- Bộ phận bán hàng: 3.500
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào TK liên quan.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung, Sổ cái TK 153.
3. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ, Sổ cái
TK 153.
4. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký - Sổ cái.

Biết rằng: DN tính giá thực tế công cụ xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất
trước.

12
BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài 1: Lập định khoản các nghiệp vụ kế toán tăng/giảm TSCĐ (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Mua ngoài 1 thiết bị quản lý sử dụng cho văn phòng Công ty, giá mua bao gồm cả
thuế GTGT 5% là 315.000 đã trả bằng TGNH thuộc nguồn vốn kinh doanh. Chi phí
vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là 2.100.
2. Nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao, giá
quyết toán của ngôi nhà 850.000, vốn xây dựng công trình đầu tư bằng nguồn vốn xây
dựng cơ bản 70% và bằng nguồn vốn vay dài hạn 30%.
3. Nhận vốn góp liên doanh dài hạn của Doanh nghiệp X một ô tô vận tải, trị giá vốn
góp do hội đồng liên doanh thống nhất đánh giá là 120.000
4. Nhận biếu tặng một dàn máy vi tính sử dụng cho văn phòng quản lý, giá của máy
vi tính này trên thị trường là 24.000. Chi phí lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 1.000
5. Mua 1 dây chuyền sản xuất của Công ty K, giá mua phải trả theo hóa đơn bao
gồm cả thuế GTGT 5% là 425.880. Trong đó giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất là
315.000, giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880. Chi phí lắp đặt chạy thử
đã chi bằng tiền tạm ứng bao gồm cả thuế GTGT 5% là 12.600. Tiền mua Công ty đã
thanh toán bằng TGNH.
6. Mua 1 dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty H theo tổng giá thanh toán
gồm cả thuế GTGT 5% là 525.000 và hiện đang thuê Công ty Y tiến hành lắp đặt.
7. Công ty Y (ở nghiệp vụ 6) tiến hành bàn giao dây chuyền công nghệ đã lắp đặt
xong đưa vào sử dụng Chi phí lắp đặt theo giá chưa có thuế 14.800, thuế GTGT 5%.
DN đã dùng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển để thanh toán cho Công ty Y.
8. Thanh lý 1 nhà kho của bộ phận sản xuất đã khấu hao hết từ tháng trước. Nguyên
giá 180.000.000 đ, chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là
5.250. Giá trị phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 10% là 11.000.
9. DN có một TSCĐ nguyên giá 170.000, hao mòn lũy kế là 60.000. Nay vì dư dùng

nên được phép nhượng lại cho một đơn vị khác thu bằng chuyển khoản 130.000 (giá
chưa có thuế), thuế GTGT 5%.

Bài 2: Trích tài liệu kế toán TSCĐ tại DN A như sau (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Mua 1 thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 420.000.
Chi phí chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí liên quan đã chi bằng
TGNH. Thiết bị này đầu tư bằng quỹ ĐTPT.
2. Nhượng bán một ô tô vận tải cho Công ty Q theo tổng giá thanh toán gồm cả thuế
GTGT 5% là 210.000, tiền chưa thu. Được biết nguyên giá ô tô là 285.000, đã hao mòn
85.000
3. Thanh lý 1 thiết bị sản xuất nguyên giá 250.000, đã hao mòn 200.000. Phế liệu thu
hồi bán thu tiền mặt bao gồm cả thuế GTGT 5% là 16.800. Chi phí thanh lý đã chi bằng
tiền mặt là 1.000
4. Mua 1 thiết bị văn phòng của Công ty N theo tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT
5% là 315.000. Công ty đã vay dài hạn để thanh toán 50%, số còn lại sau khi trừ chiết
khấu thanh toán 1% DN đã thanh toán bằng TGNH thuộc vốn đầu tư xây xây dựng cơ
bản.
5. Nhượng bán 1 thiết bị nguyên giá 50.000, hao mòn 20.000. Giá bán được người mua
chấp nhận 44.000, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí bỏ ra trước khi nhượng bán gồm
giá trị phụ tùng xuất kho 5.000, tiền công sửa chữa thuê ngoài gồm cả thuế GTGT 5%
là 5.250 đã trả bằng TM.
6. Công ty X bàn giao cho DN 1 khu nhà xưởng mới. Tổng số tiền phải trả theo hợp
đồng gồm cả thuế GTGT 5% là 357.000. Số tiền DN đã ứng cho người nhận thầu tính
13
đến thời điểm bàn giao là 200.000. Sau khi giữ 5% giá trị công trình để bảo hành, số
còn DN đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết TSCĐ này DN đầu tư bằng nguồn
vốn xây dựng cơ bản.
Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh nói trên.
Bài 3:
Tại 1 doanh nghiệp trong kỳ có các NVKT phát sinh như sau:

I. Tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng như sau:
1. Mua dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm giá mua là 198.000, thuế GTGT
10%, tiền chưa thanh toán . Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 2.100 (bao
gồm thuế GTGT 5%). Tỷ lệ trích khấu hao của TSCĐ này là 12%/năm.
2. Thanh lý MMTB cũ tại PX sản xuất sản phẩm N.G 100.000, tỷ lệ khấu hao
15%/năm. Biết rằng TSCĐ đã khấu hao hết.
3. Xây dựng 1 NX 300.000, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thời gian sử
dụng hữu ích của NX là 10 năm.
4. Nhượng bán 1 chiếc xe vận tải N.G là 120.000, đã hao mòn 60.000, giá bán
70.000, thuế GTGT 10%, thời gian sử dụng 10 năm
II. Tình hình về khấu hao như sau:
1. Mức trích khấu hao tháng trước là 5.000
2. Tất cả các TSCĐ tăng, giảm trong kỳ là tại PX sản xuất sản phẩm.
1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các NVKT phát sinh.
2. Xác định mức trích khấu hao trong tháng này và định khoản.
Bài 4:
Có tình hình TSCĐ tại một doanh nghiệp như sau (ĐVT: 1.000đ)
1. TSCĐ sử dụng ở PXSX gồm:
- MMTB: N.G: 200.000, tỷ lệ khấu hao 6%/năm.
- Phương tiện vận tải: N.G: 150.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Nhà xưởng: N.G: 400.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
2. TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng:
- Nhà cửa: N.G: 360.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Phương tiện vận tải: N.G: 150.000, tỷ lệ khấu hao 20%/năm
- Thiết bị bán hàng: N.G: 100.000, thời gian sử dụng 5 năm
3. TSCĐ sử dụng ở bộ phận văn phòng:
- Nhà cửa: N.G: 500.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
- Phương tiện vận tải: N.G: 168.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Thiết bị quản lý: N.G: 200.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
Yêu cầu:

Trích khấu hao TSCĐ trong tháng và định khoản kế toán cho nghiệp vụ phát
sinh.
14
BÀI TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
B ài 1:


Tại 1 doanh nghiệp X trong tháng có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tiền lương phải trả cho CNV đầu kỳ là 1.500
1) Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên trong tháng của bộ phận quản lý doanh
nghiệp 20.000
2) Khấu trừ lương tiền nhà, điện, nước của cán bộ công nhân viên: 1.200
3) Khấu trừ lương tiền tạm ứng của công nhân viên: 200
4) Chi lương kỳ 1 cho CNV: 8.250
5) Khấu trừ lương tiền bồi thường vật chất của công nhân viên: 300
6) Trừ lương BHXH, BHYT, BHTN của CNV
7) Xuất quỹ tiền mặt chi dứt lương và các khoản còn lại cho công nhân viên
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Lên sơ đồ chữ T tài khoản 334
Bài 2:
Tại 1 doanh nghiệp X trong tháng có tình hình như sau: (ĐVT:1.000đ)
Tiền lương phải trả cho CNV đầu kỳ là 1.000
1) Tiền lương và phụ cấp phải trả cho CNV bộ phận sản xuất sản phẩm : 28.000
2) Bảo hiểm xã hội phải trả thay lương cho CNV: 1.200
3) Khấu trừ lương tiền nhà, điện, nước của viên chức: 500
4) Khấu trừ lương BHXH, BHYT, BHTN của CNV
5) Thuế TNCN phải nộp 300
6) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ qui định tính vào chi phí nhân công

trực tiếp
7) Xuất quỹ tiền mặt chi dứt lương và BHXH công nhân viên
Yêu cầu:
1. Hãy tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Lên sơ đồ chữ T tài khoản 334
Bài 3
Tại DN SX kinh doanh có tài liệu tiền lương trong tháng 1/N như sau (đơn vị
1.000 đ):
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 50.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:
1. Ngày 5/1: Giấy báo Nợ số 1225: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu
số 15 để trả tiền lương cho CNV: 50.000.
2. Ngày 5/1: Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 40.000 bằng tiền mặt theo phiếu
chi số 35, số còn lại DN tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Ngày15/1: Trích trước lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp
SX: 15.000.
4. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV:
- Thu hồi tạm ứng thừa: 10.000.
- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất của công nhân phạm lỗi: 5.000.
5. Ngày 31/1 tính tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX: 70.000 (trong đó lương phép:
8.000); cho nhân viên PX: 20.000; cho nhân viên bán hàng: 10.000 và nhân viên
QLDN: 6.000.
- Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng phải trả cho công nhân SX: 8.000, nhân
viên PX: 4.000; nhân viên bán hàng: 2.000; nhân viên QLDN: 2.000.
15
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
7. Ngày 31/1: Thanh toán tiền lương và thưởng cho CNV: 100.640 và lương kỳ
trước giữ hộ: 10.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi số 40.
Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào TK 334.
Bài 4
Tình hình về tiền lương và thanh toán tiền lương tại một DN SXKD trong tháng
6/N như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu tháng:
- TK 111: 200.000
- TK 112: 800.000
- TK 241: 160.000
- TK 334: 5.000
- TK 335: 10.000
- TK 338: 8.000
- TK 3382: 1.500
- TK 3883: 5.000
- TK 3388: 1.500
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 10/6: DN xuất quỹ tiền mặt theo phiếu chi số 10 tạm ứng lương kỳ I cho
CNV (theo bảng thanh toán lương).\
2. Số tiền lương phải trả CNV tập hợp từ các bảng tính lương tháng 6 toàn DN sau:
Đơn vị Lương
SP
lương
TG
lương
ca3
Học,
họp
BHXH
trả thay
lương

Tổng
cộng
Khấu trừ vào lương
Kỳ I Tạm
ứng
thừa
Tổng
Công nhân PXSX I
Công nhân PXSX II
Quản lý PXSX I
Quản lý PXSX II
Bộ phận bán hàng
Bộ phận QLDN
Bộ phận XDCB
70.300
80.400
_
_
_
_
12.000
_
_
30.500
28.600
7.800
25.900
10.700
12.000
10.000

_
_
_
_
1.600
3.700
2.900
4.800
3.500
700
4.800
700
1.800
900
300
400
600
200
400
50.000
40.000
14.000
18.000
5.000
17.000
13.000
2.000
2.400
500
500

500
900
800
Cộng 162.700 103.500 23.600 21.100 4.600 157.000 7.600
3. DN trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
4. DN thực hiện trích tiền lương nghỉ phép của CNV theo tỉ lệ 5% lương chính của
công nhân trực tiếp SX.
5. DN nộp BHXH cho cơ quan quản lý BHXH số tiền: 20.000 bằng chuyển khoản
theo giấy báo Nợ số 15562.
6. Giấy báo Nợ số 15582, DN rút TGNH về quỹ tiền mặt (phiếu thu số 35) theo số
còn nợ thực tế với CNV, cùng ngày thủ quỹ đã thanh toán cho CNV, biết rằng
cuối tháng có hai cán bộ đi công tác chưa nhận được lương là: 1.800.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Nhật ký chung, Sổ cái TK 334, TK 338.
Bài 5
Tài liệu về tiền lương tại một DN SX kinh doanh như sau (đơn vị 1.000 đ):
I . Số dư đầu tháng 5/N:
- TK 334: 30.000 - TK 338: 8.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Bảng số liệu tiền lương phải trả cho CNV tập hợp được từ bảng tính lương tháng
5/N như sau:
Đơn vị Lương SP Lương Lương nghỉ Ăn trưa, Cộng
16
thời gian phép ăn ca
- Công nhân PXSX I
+ Tổ SX SP A
+ Tổ SX SP B
- Công nhân PX SX II
+ Tổ SXSP A

+ Tổ SXSP B
- Bộ phận bán hàng
- Bộ phận QLPX số 1
- Bộ phận QLPX số 2
- Bộ phận QLDN
50.000
30.000
64.800
43.600
18.000
12.000
15.000
10.000
3.000
2.000
3.000
2.400
900
2.500
2.000
3.000
2.000
1.500
1.000
800
700
55.500
34.000
70.800
48.000

19.500
13.900
15.800
10.700
Cộng
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
3. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV:
- 10,5% BHXH, BHYT, BHTN để nộp cho các quỹ.
- Tạm ứng của nhân viên quản lý: 2.000.
- Bồi thường vật chất của công nhân SX PX số 1 (SP A): 500.
4. Nộp BHXH (26%), mua thẻ BHYT (4,5%), nộp KPCĐ (2%), BHTN (2%) cho
cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản theo giấy báo Nợ số 1582 ngày 10/05.
5. Rút TGNH theo giấy báo Nợ số 1832 về nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu số 55
ngày 15/5 là: 100.000.
6. Ngày 18/5, DN đã chi trả lương kỳ I cho CNV theo phiếu chi số 85: 100.000.
7. Trợ cấp BHXH phải trả cho CNV trong tháng 5 theo bảng thanh toán BHXH là
30.000.
8. Ngày 28/5, DN rút TGNH theo giấy báo Nợ số 1183 về nhập quỹ tiền mặt
(phiếu thu số 58) để trả lương kỳ II và trợ cấp BHXH.
9. Ngày 30/5, DN đã chi trả xong tiền lương kỳ II và trợ cấp BHXH (phiếu chi số
60).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào TK liên quan.
2. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Sổ cái TK 334 và TK 338.
17
BÀI TẬP CHƯƠNG GIÁ THÀNH
Bài 1:
Một DNSX có chi phí SX phát sinh trong tháng như sau (ĐVT: 1.000đồng)
1) Mua nguyên vật liệu chính nhập kho giá chưa thuế 10.000, thuế GTGT khấu
trừ 5%, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 200. Tiền mua vật liệu chưa

thanh toán
2) Xuất kho công cụ 500 cho phân xưởng sản xuất
3) Xuất kho vật liệu cho sản xuất:
_ Vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm: 15.000
_ Vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm: 300
_ Vật liệu phụ cho quản lý sản xuất : 100
4) Chi tiền mặt trả lương đợt 1 cho công nhân: 10.000
5) Phải trả tiền bảo trì máy sản xuất tại phân xưởng giá chưa thuế là 800, thuế
GTGT khấu trừ 80
6) Mua vật liệu về sản xuất trực tiếp 8.200, thuế GTGT 10% chưa thanh toán
7) Cuối tháng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 20.000, cho
nhân viên quản lý phân xưởng: 8.000
8) Trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ theo đúng chế độ qui định
9) Nhận hoá đơn tiền điện phải thanh toán tại phân xưởng sản xuất: 13.200,trong
đó thuế GTGT: 10%
10) Chi tiền mặt thanh toán chi phí tiếp khách của phân xưởng 3.300, trong đó
thuế GTGT: 10%
11) Vật liệu chính xuất sản xuất thừa nhập lại kho: 2.000
12) Nhập kho 100 SP
Biết rằng phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất 200 ; sản phẩm dở dang đầu kỳ
2.000, sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.500
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên
2. Tính giá thành sản phẩm nhập kho
3. Vẽ sơ đồ kết chuyển chi phí SX và tính giá thành SP
Bài 2:
Tại 1 doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, có các tài liệu như
sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.300, trong đó
_ Công nhân trực tiếp sản xuất: 1.000 (sản phẩm A: 600, sản phẩm B: 400)

_ Nhân viên phân xưởng: 300
2) Tính BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỉ lệ qui định tính vào chi phí
3) Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất là 500
4) Vật liệu sử dụng có trị giá 5.000 phân bổ cho:
_ Trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 3.000
_ Trực tiếp sản xuất sản phẩm B: 1.800
_ Phục vụ phân xưởng sản xuất: 200
5) Công cụ xuất sử dụng cho phân xưởng sản xuất có trị giá 143
6)Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B đã
nhập kho thành phẩm. Cho biết:
_ Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: SP A: 500 ; SP B: 150
18
_ Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng: SP A:500 ; SP B: 300
_ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 2 loại SP A, B theo tỉ lệ với tiền lương
công nhân sản xuất
Yêu cầu:
1. Định khoản và ghi vào sơ đồ chữ T.
2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm A, B.
Bài 3: Tại 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau: (ĐVT: đồng)
_ Số dư đầu tháng:
+ Nguyên vật liệu A: 1.000 kg x 1.300 đ/kg
+ Nguyên vật liệu B: 700 kg x 480 đ/kg
_ Tình hình phát sinh trong tháng:
1) Tình hình nhập kho nguyên vật liệu:
_ Nhập kho 1.000 kg nguyên vật liệu A, giá mua theo hoá đơn 1.100đ/kg, trong
đó thuế GTGT 10%
_ Nhập kho 500 kg nguyên vật liệu B, giá,mua 660đ/kg, trong đó thuế GTGT
10%
Do nguyên vật liệu B mua với số lượng lớn nên được hưởng chiết khấu thương

mại 100 đ/kg (giá chưa thuế ). Biết rằng lô nguyên vật liệu này chưa thanh toán
cho nhà cung cấp
2) Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt 150.000 được phân
bổ cho mỗi loại vật liệu theo tỉ lệ số lượng nhập kho
3) Tình hình vật liệu xuất kho: cho ở bảng sau:
Đối tượng sử dụng Loại vật liệu
Nguyên vật liệu A Nguyên vật liệu B
Sản phẩm X
Sản phẩm Y
Phân xưởng sản xuất chung
1.500 kg
500 kg
0
500 kg
200 kg
100 kg
4) Các chi phí khác cho ở bảng sau:
Đối tượng chịu Loại chi phí
chi phí Lương BHXH,YT,
KPCĐ
Khấu hao Tiền mặt
Sản phẩm X
Sản phẩm Y
Phân xưởng SX
7.200.000
4.800.000
4.000.000
1.368.000
912.000
760.000

-
-
3.600.000
-
-
1.000.000
5) Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm X và 500 sản phẩm
Y, biết rằng
_ Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng
+ Sản phẩm X: 200.000 đ
+ Sản phẩm Y: 360.000 đ
_ Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng:
+ Sản phẩm X: 480.800 đ
+ Sản phẩm Y: 543.200 đ
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ chữ T
2. Tính giá thành sản phẩm X, Y
19
Biết rằng:
_ Vật liệu, thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân
_ Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tỉ lệ tiền lương
Bài 4
Tại 1 doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X,Y, có tài liệu kế toán như sau:
(ĐVT: 1.000đồng)
_ Số dư đầu tháng:
+ Nguyên vật liệu A: 2.000 kg x 1.300/kg
+ Nguyên vật liệu B: 700 kg x 780/kg
_ Tình hình phát sinh trong tháng:
6) Nhập kho nguyên vật liệu chưa thanh toán cho nhà cung cấp:
+ Nguyên vật liệu A số lượng 2.000kg, giá mua bao gồm thuế GTGT là

1.100/kg, trong đó thuế GTGT 10%
+ Nguyên vật liệu B số lượng 1.300kg, giá mua bao gồm thuế GTGT là
880/kg, trong đó thuế GTGT 10%
7) Xuất kho nguyên vật liệu A dùng cho sản xuất sản phẩm 2.200kg, trong
đó:
- Dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm X: 1.400kg
- Dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm Y: 500kg
- Dùng cho phân xưởng sản xuất: 300kg
8) Xuất kho nguyên vật liệu B dùng cho sản xuất sản phẩm 1.000kg, trong
đó:
- Dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm X: 300kg
- Dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm Y: 500kg
- Dùng cho phân xưởng sản xuất: 200kg
9) Các chi phí khác cho ở bảng sau:
Đối tượng chịu Loại chi phí
chi phí Lương BHXH,BHYT,
BHTN, KPCĐ
Khấu hao Tiền mặt
Sản phẩm X
Sản phẩm Y
Phân xưởng SX
400.000
200.000
100.000
Theo
qui
định
-
-
100.000

-
-
137.000
10) Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm X và 500
sản phẩm Y, biết rằng:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng
+ Sản phẩm X: 60.000
+ Sản phẩm Y: 20.000
- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng:
+ Sản phẩm X: 139.900
+ Sản phẩm Y: 157.500
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ trên
2. Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm X, Y
3. Vẽ sơ đồ kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP X
20

×