Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỀ TÀI: THUẾ TỐI ƯU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.39 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  
BỘ MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỀ TÀI: THUẾ TỐI ƯU
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
MỤC LỤC
2.Thuế hàng hoá tối ưu 2
2.1.Dẫn nhập 2
2.2.Quy tắc Ramsey 4
2.3.Xem xét về tính công bằng trong mô hình của Ramsey 6
1. Tổng quan:
Thuế tối ưu (Optimal taxtation) là cơ cấu thuế làm tối đa hoá phúc lợi xã hội, trong
đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thuế hiệu quả là cơ cấu thuế mà tính hiệu quả của nó thể hiện gánh nặng phụ trội
do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 1
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được. Gánh nặng phụ trội còn gọi là chi phí
phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng.
Ở đây dường như có sự đòi hỏi cao hơn về thuế tối ưu, thuế hiệu quả chỉ cần chênh
lệch giữa phần tổn thất phúc lợi xã hội và số thuế chính phủ thu được bằng 0. Còn thuế
tối ưu đòi hỏi sự chênh lệch lớn (tối đa hóa), sự chênh lệch này bị rang buộc bởi nguồn
thu ngân sách nhà nước, không phải cứ thu cao là được. Bởi lẽ, có một mức thuế suất
tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất
nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu
thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách
chỉ giảm đi.
Như vậy, Thuế hiệu quả là sự hoàn hảo. Khi một chính sách thuế đạt tính hiệu quả
thì chắc chắn nó sẽ tối ưu. Trong tính hiệu quả có chứa tính tối ưu. Nhưng trong thực


tế, xét về góc độ Nhà nước nếu chính sách thuế bao giờ cũng đảm bảo tính hiệu quả thì
Nhà nước sẽ không thu được thuế nên trong thực tế thuế tối ưu được sử dụng nhiều
hơn.
2. Thuế hàng hoá tối ưu
2.1. Dẫn nhập
Giả sử ông A tiêu thụ hai hàng hóa là X, Y và có thời gian nhàn rỗi l. Giá hai loại
hàng hóa lần lượt là Px và Py, tiền lương là w (giá cả của thời gian nhàn rỗi). Số giờ tối
đa\năm ông A có thể làm việc là
T
cố định (thời gian còn lại sau khi trừ vui chơi, giải
trí). Do đó, thu nhập của ông A là w(
T
- l).
Giả sử ông A dùng toàn bộ thu nhập để chi tiêu hai hàng hóa X và Y, giới hạn ngân
sách của ông A là:
w(
T
- l) = PxX + PyY

w
T
= PxX + PyY + wl
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 2
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
Trong đó, w
T
là giá trị của toàn bộ thời gian ông A làm việc cũng như số thu
nhập mà ông A kiếm được.
Giả sử chính phủ đánh thuế tỷ lệ (t) lên các hàng hóa X, Y và l, ta có giới hạn
ngân sách của ông A sau thuế là:

w
T
= (1 + t) PxX + (1 + t) PyY + (1 + t) wl (*)
Chia hai vế phương trình cho (1 + t), ta có:
t
+
1
1
w
T
= PxX + PyY + wl (**)
Kết hợp cả hai phương trình trên, có thể nhận xét:
Thuế đánh vào các loại hàng hóa và thời gian nhàn rỗi với thuế suất (t) như nhau
tương đương với việc giảm giá trị thời gian làm việc tối đa/năm. Vì w,
T
cố định nên
w
T
cũng cố định.
Với giả định dù bất kỳ giá trị tiền lương nào, một cá nhân không thể thay đổi
thời gian làm việc tối đa của mình trong năm, cho nên thuế tỷ lệ đánh vào thời gian làm
việc tối đa có tác dụng như thuế khoán. Phân tích trên cho thấy, thuế khoán không tạo
ra gánh nặng phụ trội. Vì vậy, các loại thuế với mức thuế suất như nhau đánh vào tất cả
các hàng hóa thì tương đương như thuế khoán và không tạo ra gánh nặng phụ trội. Tuy
nhiên, trên thực tế, không có chuyện chính phủ đánh thuế vào hai loại thời gian nhàn
rỗi mà chỉ đánh vào 2 loại hàng hóa, do đó, gánh nặng phụ trội là không thể tránh khỏi.
Chính sách đánh thuế hàng hóa tối ưu là lựa chọn các mức thuế suất đánh vào hai
hàng hóa X, Y sao cho gánh nặng phụ trội từ việc gia tăng thuế là ít nhất có thể, như
vậy, biện pháp đơn giản nhất là đánh thuế vào hàng hóa X, Y với cùng một mức thuế
suất như nhau còn gọi là thuế trung lập.

Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 3
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
2.2. Quy tắc Ramsey
Nội dung quy tắc: “Chính phủ nên đánh thuế vào tất cả hàng hóa sao cho tỷ lệ tổn
thất biên (MDWL) so với nguồn thu thuế biên huy động được đối với tất cả hàng hóa
là bằng nhau.”
Thuế hàng hóa tối ưu=
i
i
MR
MDWL
=
λ
Trong đó: MDWL là tổn thất biên do gia tăng thuế vào hàng hóa i
i
MR
là thu nhập biên huy động được từ gia tăng thuế
λ
: giá trị nguồn thu thuế gia tăng. Hằng số này đo lường giá trị có thêm 1 đồng
thuế của chính phủ so với sử dụng tốt nhất trong khu vực tư. Nếu:
+
λ
lớn: hàm ý tiền thuế tăng thêm của chính phủ có giá trị lớn hơn giữ trong khu vực
tư.
+
λ
nhỏ: hàm ý tiền thuế tăng thêm của chính phủ có giá trị nhỏ hơn giữ trong khu vực
tư.
Quy tắc Ramsey cho rằng:
Nếu hàng hóa A có MDWL/MR > MDWL/MR khi đánh thuế vào B thì đánh

thuế vào A không hiệu quả so với đánh thuế vào hàng hóa B (tổn thất biên lớn hơn khi
thu thêm 1 đồng thuế). Do đó, chính phủ nên giảm thuế đánh trên hàng hóa A và tăng
thuế đánh vào hàng hóa B cho đến khi MDWL/MR bằng
λ
.
λ
lớn: giá trị tăng thêm nguồn thu đối với chính phủ có giá trị cao hơn 
MDWL/MR nên có giá trị lớn đối với tất cả hàng hóa.
λ
nhỏ: giá trị tăng thêm nguồn thu đối với chính phủ có giá trị nhỏ hơn 
MDWL/MR nên có giá trị nhỏ đối với tất cả hàng hóa.
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 4
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
Chính phủ phải chấp nhận một tổn thất xã hội tiềm năng do đánh thuế gây ra khi có
nhu cầu tăng ngân sách.
Diễn tả công thức Ramsey thông qua độ co giãn đường cầu.
Giả sử khía cạnh cung hàng hóa là cạnh tranh hoàn hảo (co giãn cung 

) thì
quy tắc Ramsey hàm ý như sau:
/1
*
×−=
ii
t
η
λ
Trong đó:
-
*

i
t
tỷ lệ thuế tối ưu đối với hàng hóa i
-
η
là co giãn cầu của hàng hóa i.
Phương trình trên hàm ý rằng chính phủ nên đánh thuế sao cho thuế suất trên
mỗi đơn vị hàng hóa là tương xứng với 1 trên co giãn của cầu  nên đánh thuế cao đối
với những hàng hóa có cầu co giãn ít và ngược lại.
Tóm lại, quy luật Ramsey cho thấy hai yếu tố phải được cân bằng khi thiết lập thuế tối
ưu:
+ Quy luật co giãn: Khi đường cầu hàng hóa co giãn cao, nên đánh thuế với thuế
suất thấp và ngược lại. Tổn thất được tạo ra từ bất kỳ thuế suất nào sẽ gia tăng theo co
giãn của cầu, vì thế hiệu quả được cải thiện bằng việc đánh thuế vào hàng hóa không
co giãn với thuế suất cao hơn và ngược lại.
+ Quy luật đánh thuế trên diện rộng: Tốt hơn nên đánh thuế rộng khắp các loại
hàng hóa với mức thuế suất vừa phải hơn là đánh vào một nhóm hàng hóa với thuế
suất cao. Bởi vì tổn thất từ đánh thuế gia tăng theo bình phương thuế suất, chính phủ
nên đánh thuế trên diện rộng, tránh đánh thuế vào một nhóm hàng hóa với thuế suất
cao.
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 5
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
2.3. Xem xét về tính công bằng trong mô hình của Ramsey
Tính hiệu quả và công bằng là các tiêu chí quan trọng khi đánh giá tính tối ưu của
hệ thống thuế. Ngoài ra, thuế phải có tính công bằng giữa những người có thu nhập
khác nhau. Quy tắc Ramse để giải thích các kết quả phân phối của thuế.
Giả sử:
+ Người nghèo chi tiêu phần lớn thu nhập của họ cho hàng hóa X lớn hơn so với
người giàu (Ngược lại với hàng hóa Y) (Ví dụ: Hàng hóa X là bánh mì, hàng
hóa Y là trứng cá hồi).

+ Hàm phúc lợi xã hội gán trọng số về độ thỏa dụng của người nghèo lớn hơn so
với người giàu.
Vậy thì dù hàng hóa X có cầu không co giãn bằng hàng hóa Y, thuế tối ưu có lẽ
phải đòi hỏi một mức thuế cao hơn đánh vào hàng hóa Y so với hàng hóa X, việc này
tạo ra gánh nặng phụ trội tương đối lớn nên nó cũng có xu hướng tái phân phối thu
nhập cho người nghèo. Xã hội có lẽ sẵn lòng trả giá cho một gánh nặng phụ trội cao
hơn để đổi lại phân phối thu nhập công bằng hơn.
Tính tối ưu theo quy luật Ramsey phụ thuộc vào hai khía cạnh:
Thứ nhất, mức độ thiên hướng theo chủ nghĩa bình quân của xã hội. Nếu xã hội chỉ
quan tâm đến hiệu quả - một đô la đối với người này cũng giống một đô la đối với
người khác thì có lẽ đã tuân thủ nghiêm ngặt quy luật Ramsey.
Thứ hai, trong một chừng mực nhất định, cách tiêu dùng của người giàu và người
nghèo là không giống nhau. Nếu cả người giàu và người nghèo đều tiêu dùng hai loại
hàng hóa với cùng một tỷ lệ như nhau thì việc đánh thuế vào những hàng hóa này với
những thuế suất khác nhau không thể gây ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập.
Tóm lại: Nếu tồn tại chính sách thuế khoán thì Chính phủ có thể thu thuế mà không
gây ra bất kỳ gánh nặng phụ trội nào, khi đó thuế tối ưu chỉ cần tập trung vào vấn đề
phân phối. Nếu chính sách thuế khoán không hiện hữu, thì chính phủ phải thu thuế
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 6
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
nhưng gánh nặng phụ trội phải thấp nhất có thể. Việc tối thiểu hoá gánh nặng phụ trội
yêu cầu thuế phải được thiết lập sao cho tất cả hàng hoá được giảm theo cùng tỷ lệ.
3. Thuế thu nhập tối ưu
Đánh thuế thu nhập tối ưu là chọn lựa thuế suất giữa các nhóm thu nhập để tối đa
hóa phúc lợi xã hội tùy thuộc vào nguồn thu yêu cầu của chính phủ.
3.1. Mô hình của Edgeworth
Sự phân tích thuế thu nhập tối ưu đặt ra câu hỏi thuế thu nhập nên được thiết kế
như thế nào để tối đa hóa hàm phúc lợi xã hội. Theo Edgeworth, vấn đề đánh thuế thu
nhập tối ưu có thể dựa vào mô hình đơn giản với ba giả thiết:
(1) Dựa vào số thu thuế được yêu cầu, mục tiêu đặt ra là phải làm cho tổng mức

thỏa dụng của các cá nhân tăng lên càng cao càng tốt. Nếu gọi U
i
là mức thỏa
dụng của người thứ i và W là phúc lợi xã hội, thì hệ thống thuế cần phải tối đa
hóa:
W =
i
Trong đó, n là số lượng người trong xã hội.
(2) Mọi cá nhân đều có hàm thỏa dụng giống nhau và chỉ phụ thuộc vào mức thu
nhập của họ. Các hàm thỏa dụng thể hiện mức thỏa dụng biên của thu nhập
giảm dần. Khi thu nhập tăng thì mức thỏa dụng của các cá nhân sẽ trở nên tốt
hơn, nhưng với tỷ lệ giảm dần.
(3) Tổng thu nhập khả dụng là cố định.
Từ các giả thiết trên, để tối đa hóa phúc lợi xã hội thì mức thỏa dụng biên thu
nhập của mỗi người phải là như nhau. Khi hàm thỏa dụng giống nhau, độ thỏa dụng
biên thu nhập sẽ bằng nhau nhưng với điều kiện thu nhập bằng nhau. Điều này hàm ý
cho việc xây dựng chính sách thuế là: thuế nên được thiết kế sao cho sự phân phối thu
nhập sau thuế thật công bằng. Cụ thể, nên lấy bớt đi thu nhập từ người giàu bởi vì mức
thỏa dụng biên bị mất đi của họ nhỏ hơn độ thỏa dụng biện của người nghèo. Nếu
chính phủ cần thu nhiều thuế hơn ngay cả sau khi hoàn toàn đạt được mục tiêu công
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 7
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
bằng, thì gánh nặng phụ trội tăng thêm cũng nên được phân phối một cách công bằng.
Nhìn chung, mô hình của Edgeworth gợi lên một cấu trúc thuế lũy tiến với hàm ý nên
bằng phẳng hóa thu nhập từ những đối tượng có thu nhập cao cho đến khi đạt được sự
công bằng hoàn toàn.
3.2. Mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi
Có một sự đánh đổi về hiệu quả và công bằng trong chính sách phân phối thu
nhập của chính phủ. Khi xã hội phân phối nguồn lực, tạo ra công bằng xã hội nhưng lại
làm thu hẹp quy mô chiếc bánh kinh tế, kéo theo làm giảm thu nhập của thế hệ tương

lai. Còn trong mô hình Edgeworth, thì không có sự đánh đối: vì tổng thu nhập xã hội
cố định, không có chi phí hiệu quả thu thuế, vì thế, hệ thống tối ưu chỉ tập trung vào
công bằng.
Thực tế, đánh thuế ảnh hưởng đến quy mô chiếc bánh. Trong quá trình thiết kế
thuế thu nhập tối ưu, chính phủ cần xem xét tác động của việc gia tăng thuế suất đến
quy mô cơ sở thuế.
Ví dụ, hãy xem xét thuế đánh vào thu nhập lao động. Tiền thuế thu đươc bằng
thuế suất nhân với thu nhập lao động. Giả sử người lao động giảm mức cung lao động
thì tiền lương sau khi bị đánh thuế giảm xuống. Một sự gia tăng thuế suất đánh vào thu
nhập lao động sẽ có hai tác động đến nguồn thu thuế. Thứ nhất, tiền thu thuế sẽ gia
tăng đối với một mức thu nhập lao động nhất định. Thứ hai, người lao động sẽ giảm số
tiền thu nhập lao động mà họ kiếm được và cơ sở thuế sẽ thu hẹp. Đối với thuế suất
thấp, thì tác động thứ nhất là chủ yếu: nếu chúng ta bắt đầu từ thuế suất bằng zero,
không có cơ sở thuế và gia tăng dần thuế suất thì chỉ có tác động thứ nhất nẩy sinh.
Nhưng khi thuế suất gia tăng, ảnh hưởng, ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối: ở mức thuế
suất 100%, không có ai làm việc.
Hai tác động này khái quát đường cong Laffer nổi tiếng. Hình 3.1 minh chứng
khi thuế suất ở mức 0% và 100% thì mức thu thuế bằng zero. Khi thuế suất di chuyển
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 8
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
đi lên từ zero, thu thuế gia tăng và đạt tối đa ở mức thuế suất
t*
, nhưng sau đó nguồn
thu giảm xuống và đến mức 0 khi thuế suất ở mức 100%
Hình 3.1: Đường cong Laffer
Mục tiêu của thuế thu nhập tối ưu là xác định biểu thuế giữa các nhóm thu nhập
nhằm tối đa hóa phúc lợi, trong khi thừa nhận gia tăng thuế suất có tác động mâu thuẫn
đến thu nhập. Cũng giống thuế hàng hóa tối ưu, thuế thu nhập tối ưu được xác định
như sau:
Trong đó, MU là thỏa dụng biên cá nhân i, MR thu nhập biên huy động từ đánh

thuế và cá nhân i, là giá trị tiền thuế tăng thêm. Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống mà
trong đó thỏa dụng biên/đô la của tiền thu thuế ngang bằng giữa cá nhân.
Thỏa dụng biên cá nhân giảm là hàm số tiêu dùng của cá nhân giảm dần. Bằng
việc giảm thu nhập sau khi đánh thuế, đánh thuế cao dẫn đến làm giảm thấp tiêu dùng
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 9
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
cá nhân và nâng cao thỏa dụng biên tiêu dùng đối với cá nhân i. Nếu như hệ thống thuế
thu nhập để cho cá nhân i với thỏa dụng biên cao hơn/đô la thu thuế hơn là cá nhân j,
thì công thức này gợi lên hàm ý: nên đánh thuế thấp vào cá nhân i và gia tăng đánh
thuế và cá nhân j. Một sự dịch chuyển như thế sẽ gia tăng thu nhập sau khi đánh thuế
của cá nhân i, kéo theo sự gia tăng tiêu dùng và giảm thấp thỏa dụng biên của anh ta;
và sẽ làm giảm thấp thu nhập sau thuế của cá nhân j, kéo theo giảm tiêu dùng và gia
tăng thỏa dụng của cá nhân này. Quá trình điều chỉnh cứ tiếp tục cho đến khi tỷ lệ
MU/MR của cá nhân bằng với .
Giống như thuế hàng hóa tối ưu, kết quả này phản ánh một sự sắp xếp hai khía
cạnh đánh thuế thu nhập tối ưu:
- Công bằng theo chiều dọc: Phúc lợi xã hội được tối đa hóa khi có những người
có mức tiêu dùng cao (thỏa dụng biên thấp) bị đánh thuế cao; và những người
có mức tiêu dùng thấp (thỏa dung biên cao) bị đánh thuế thấp.
- Phản ánh hành vi: Khi thuế đánh thuế cao vào bất kỳ một nhóm nào đó, họ
phản ứng bằng cách giảm làm việc, thu nhập giảm thấp. Điều này có nghĩa là
một sự gia tăng thêm thuế suất thì nguồn thu huy động sẽ giảm do cơ sở đánh
thuế nhỏ hơn.
Như vậy, khi xem xét liệu có nên tiến tới áp dụng hệ thống thuế lũy tiến hay
không, chính phủ cần phải cân bằng khía cạnh: điều chỉnh thỏa dụng biên của người
giàu và người nghèo sau cho công bằng (bằng viêc giảm tiêu dùng người giàu) so với
việc đánh thuế vào người giàu cao hơn. Điều này làm cho người giàu nản lòng làm
việc, cơ sở thuế bị thu hẹp.
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 10
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu

3.3. Các nghiên cứu hiện đại về thuế tối ưu
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cải nhất của mô hình Edgeworth là giả
định: tổng thu nhập hiện hữu của xã hội là cố định. Các mức thuế suất được giả định là
không có tác động đến đầu ra/sản lượng. Thật ra, thực tế cho thấy mức thỏa dụng của
cá nhân không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc và thời gian giải trí. Thế
thì, thuế thu nhập làm bóp méo các quyết định liên quan đến việc làm và tạo ra gánh
nặng phụ trội. Sự thiết kế hệ thống thuế thu nhập tối ưu cần phải xem xét đến chi phí
(gánh nặng phụ trội) để đạt được sự công bằng hơn. Trong mô hình của Edgeworth, chi
phí để đạt được sự công bằng là zero, điều này cũng nói lên sự ràng buộc để có được
kết quả chủ nghĩa bình quân hoàn hảo.
Kết quả của mô hình Edgeworth sẽ thay đổi như thế nào nếu như mọi người
quan tâm đến động lực làm việc? Để trả lời câu hỏi này, một số nhà kinh tế (Stern,
1987) đã đưa ra một mô hình nghiên cứu tương tự như mô hình của Edgeworth, với giả
định lựa chọn giữa thu nhập và thời gian nhàn rỗi. Để đơn giản cho phân tích, Stern giả
sử rằng số thuế thu được từ một cá nhân bất kỳ là:
T(wl)= -g + t wl
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 11
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
Trong đó, T(wl) là số thuế thu được; g là khoản trợ cấp của chính phủ; t thuế
suất đánh vào thu nhập wl. Giả sử g = 4.000 đôla, t = 0.20 thì một người có thu nhập
25.000 đôla sẽ phải nộp thuế:
1.000 đôla = - 4.000 đôla + 0.20 x 25.000 đôla.
Nếu một người có thu nhập 10.000 đô la, thì nợ thuế âm (-2.000 đôla):
- 2.000 đôla = -4.000 đôla + 0.20 x 10.000 đôla. Cá nhân này sẽ nhận một khoản trợ
cấp g từ chính phủ.
Hình 3.2, trục hoành biểu thị thu nhập và trục tung là thu nhập thuế. Khi thu
nhập bằng zero, gánh nặng phụ trội là âm và cá nhân nhận một khoản trợ cấp khoản
của chính phủ là g đôla. Như thế, đối với mỗi đôla thu nhập thì cá nhân phải trả t đôla
tiền thuế. Với t là thuế suất biên – tỷ lệ thuế phải nộp cho chính phủ trên một đôla thu
nhập tăng thêm, theo hình 3.2, thuế thu nhập là đường tuyến tính. Mặc dù, thuế suất

biên của đường thuế thu thập tuyến tính không đổi, nhưng đó là đường có tính lũy tiến
vì thu nhập của cá nhân càng cao thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế càng cao. Tính lũy tiến
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 12
Số thu thuế
Thu nhập
T (wl)
Thuế suất
Hình 3.2 Thuế thu nhập tuyến tính và trợ cấp
g = số trợ cấp
khoán
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
phụ thuộc vào giá trị của g và t. Giá trị của t càng lớn thì càng tương ứng với hệ thống
thuế lũy tiến. Đồng thời, với giá trị cao của t làm cho hệ thống thuế càng lũy tiến thì hệ
thống thuế cũng tạo ra gánh nặng phụ trội càng lớn. Vấn đề đặt ra đối với thuế thu nhập
tối ưu là phải tìm ra sự liên kết tốt nhất giữa g và t – phản ánh những giá trị làm tối đa
hóa phúc lợi xã hội tùy thuộc vào giới hạn số thuế thu được.
Stern cho rằng chấp nhận một số lượng thay thế vừa phải giữa thời gian nhàn rỗi
và thu nhập, và với số thu thuế theo yêu cầu của chính phủ bằng khoản 20% thu nhập,
thì một giá trị t vào khoản 19% làm tối đa hóa phúc lợi xã hội. Đây là con số không
đáng kể so với giá trị 100% trong mô hình phân tích của Edgeworth. Thậm chí những
tác động ở mức vừa phải dường như có ý nghĩ quan trọng cho việc xây dựng hệ thống
thuế suất biên tối ưu. Một cách ngẫu nhiên, thuế suất do Stern tính toán cũng nhỏ hơn
nhiều so với thuế suất biên ở nhiều nước phương Tây. Chẳng hạn, đối với thuế thu
nhập cá nhân của Mỹ, thuế suất biên cao nhất theo pháp định là 39.6%, nhưng đôi khi
là 90%. Stern cho thấy nếu như những yếu tố khác không đổi, cung lao động càng co
giãn, thì giá trị tối ưu của t càng thấp. Cung lao động càng co giãn thì gánh nặng phụ
trội được gây ra từ việc đánh thuế càng lớn. Vì thế, cung lao động càng co giãn cũng có
nghĩa là chi phí tái phân phối càng cao. Để thấy rõ hàm phúc lợi xã hội thay thế gây tác
động như thế nào đến kết quả, Stern tập trung nghiên cứu hiệu ứng của việc đưa ra các
trọng số xã hội khác nhau đến mức thỏa dụng của người giàu và người nghèo. Càng

gán cho mức thỏa dụng của người nghèo có trọng số cao hơn mức thỏa dụng của người
giàu thì xã hội càng có thiên hướng lựa chọn chủ nghĩa bình quân. Một trường hợp rất
thú vị nữa là tiêu chuẩn tối đa hóa. Stern phát hiện tiêu chuẩn tối đa hóa đòi hỏi thuế
suất biên ở mức 80%. Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu như xã hội có đeo đuổi mục
tiêu chủ nghĩa bình quân, thì đòi hỏi phải thực thi chính sách thuế suất cao.
Một trong những hạn chế của mô hình phân tích của Stern là hệ thống thuế thu
nhập chỉ có một thuế suất biên duy nhất. Gruber và Saez đã nghiên cứu một mô hình
tổng quát hơn với việc tính đến bốn mức thuế suất biên. Kết quả nghiên cứu của họ cho
rằng những người thuộc nhóm thu nhập cao sẽ chịu thuế suất biên thấp hơn so với
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 13
GVHD: TS. Phạm Ngọc Hùng Thuế tối ưu
những người thuộc nhóm thu nhập thấp. Tuy vậy, kết quả thực tế hoàn toán ngược lại,
trong hệ thống thuế thu nhập của thế giới hiện thực, thuế suất biên gia tăng cùng với
thu nhập.
Nói tóm lại, việc liệt kê các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc phân tích mô
hình thuế tối ưu giữa các nhà kinh tế có phần nào không thống nhất với nhau. Hiện vẫn
còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về phúc lợi xã hội mà hệ thống thuế tối ưu cần
phải tối đa hóa. Thực ra, đánh giá hệ thống thuế tối ưu cũng không thể phụ thuộc nhiều
vào sự tính toán hay ước lượng mà ở chừng mực nhất định còn phụ thuộc vào sự đánh
giá giá trị đạo đức của xã hội.
Nhóm 3 – Ngân hàng Đêm 4 – Khóa 22 14

×