Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo: "tại sao nói luật hôn nhân và gia đình là cơ sở để phát triển và định hướng cho gia đình tương lai" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 17 trang )

I) Lời nói đầu:
Chương trình môn học pháp luật dùng được xây dựng nhằm: mở rộng những tri thức phổ thông,
lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; một số kiến thức về pháp luật thực định liên quan đến
đời sống lao động, sản xuất của công dân; nâng cao văn hoá pháp lý cho người học; bồi dưỡng
niềm tin cho người học để có thói quen lựa chọn hành vi xử sự đúng pháp luật; biết tôn trọng kỷ
luật học đường, kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và hoàn thiện nhân cách
cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân; nâng cao ý thức tự giác
thực hiện pháp luật, tạo dựng tình cảm, củng cố lòng tin của người học về những giá trị chuẩn
mực của pháp luật, có thái độ bảo vệ tính đúng đắn, tính nghiêm minh và tính công bằng của
pháp luật.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình
thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt
thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình;
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ
hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc Hội thông qua ngày 09/06/2000 góp phần xây dựng, hoàn
thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng
xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia
đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của luật
hôn nhân và gia đình dối với gia đình tương lai em đã chọn đề tài :”tại sao nói luật hôn nhân và
gia đình là cơ sở để phát triển và định hướng cho gia đình tương lai”.vì kiến thức còn hạn
hẹp và kĩ năng viết còn kém lên trong bài viết của em còn nhiều thiếu sot, vì vạy em rất mong
các bạn và thầy cô đóng góp thêm để bài viết của em hay hơn


Em xin trân thành cảm ơn!
Hưng yên, Ngày tháng năm2010
II)Nội dung:
1)giới thiệu chung về luật hôn nhân và gia đình.
CHươNG I
NHữNG QUY địNH CHUNG
Điều 1
Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 2
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho x• hội.
Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 3
Nhà nước và x• hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý
của người mẹ.
Điều 4
Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc
cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn.
Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Cấm ngược đ•i, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.
CHươNG II
KếT HôN
Điều 5
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Điều 6
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở.

Điều 7
Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :
a) Đang có vợ hoặc có chồng ;
b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa
liễu ;
c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;
d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Điều 8
Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết
hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của
nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.
Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Điều 9
Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.
Một hoặc hai bên đ• kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng
mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ
việc kết hôn trái pháp luật.
Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của
ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng
góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo
vệ.
Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.
CHươNG III
NGHĩA Vụ Và QUYềN CủA Vợ, CHồNG
Điều 10
Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Điều 11

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến
bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ.
Điều 12
Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế,
văn hoá và x• hội.
Điều 13
Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.
Điều 14
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được cho chung.
Điều 15
Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay,
mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả
thuận của vợ, chồng.
Điều 16
Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài
sản chung của vợ chồng.
Điều 17
Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của
người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.
Điều 18
Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung
của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.
CHươNG IV
NGHĩA Vụ Và QUYềN CủA CHA Mẹ Và CON

Điều 19
Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát
triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ
chức x• hội trong việc giáo dục con.
Điều 20
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đ• thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi
mình.
Điều 21
Các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.
Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của
cha mẹ.
Điều 22
Con đ• thành niên còn ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác
chính trị, kinh tế, văn hoá và x• hội.
Điều 23
Con có quyền có tài sản riêng.
Con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình,
và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình.
Điều 24
Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật.
Cha mẹ quản lý tài sản của con chưa thành niên.
Điều 25
Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi
gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của
con để bồi thường.
Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình
đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêng thì
cha mẹ phải bồi thường.

Điều 26
Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con
chưa thành niên, ngược đ•i nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà án
nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện
cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đ• sửa chữa, Toà án nhân dân có
thể rút ngắn thời hạn này.
Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con.
Điều 27
Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không
còn cha mẹ. Cháu đ• thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không
còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
CHươNG V
XáC địNH CHA, Mẹ CHO CON
Điều 28
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của
vợ chồng.
Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác.
Điều 29
Người được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó không phải là con
mình.
Người không được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó là con của mình.
Điều 30
Việc cha mẹ nhận con ngoài giá thú do Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn nơi thường trú của
người con công nhận và ghi vào sổ khai sinh.
Điều 31
Con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha. mẹ đ• chết.
Người mẹ, người cha hoặc người đỡ đầu có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài
giá thú chưa thành niên.
Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa

thành niên.
Điều 32
Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi
quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.
Điều 33
Các tranh chấp về nhận con, nhận cha, mẹ do Toà án nhân dân nơi thường trú của người con xét
xử.
CHươNG VI
NUôI CON NUôI
Điều 34
Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và
con cái, bảo đảm người con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.
Giữa người nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy định ở các
Điều từ 19 đến 25 của Luật này.
Điều 35
Người từ 15 tuổi trở xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con nuôi là thương
binh, người tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi.
Người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
Điều 36
Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ
hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 9 tuổi trở lên thì
còn phải được sự đồng ý của người đó.
Điều 37
Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi
hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.
Điều 38
Nhà nước và x• hội khuyến khích việc nhận các trẻ em mồ côi làm con nuôi.
Con liệt sĩ được nhận làm con nuôi vẫn hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ.
Điều 39
Việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt khi người nuôi hoặc con nuôi hoặc cả hai người có hành vi

nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm của nhau hoặc những hành vi khác làm cho tình
cảm giữa người nuôi và con nuôi không còn nữa.
Việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án nhân dân quyết định theo yêu cầu của con nuôi hoặc của
người nuôi. Trong trường hợp người con nuôi chưa thành niên thì cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu
của con nuôi, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
CHươNG VII
LY HôN
Điều 40
Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều
tra và hoà giải.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai
bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân
dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn.
Điều 41
Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đ• sinh con được một năm.
Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ.
Điều 42
Khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận, và phải được Toà án nhân dân công nhận.
Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.
Việc chia tài sản khi ly hôn, về nguyên tắc, phải theo những quy định dưới đây:
a) Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy;
b) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình
tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên;
c) Trong trường hợp vợ chồng do còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng
không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia
đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài
sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao

động sản xuất;
d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ
lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
Điều 43
Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của
mình.
Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận
được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.
Khi hoàn cảnh thay đổi, người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa
đổi mức hoặc thời gian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được
cấp dưỡng nữa.
Điều 44
Vợ chồng đ• ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền đối với con chung.
Điều 45
Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ
vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.
Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí
tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì ho•n hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân
quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.
Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn
nuôi dưỡng, giáo dục con.
CHươNG VIII
CHế độ đỡ đầU
Điều 46
Việc đỡ đầu được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ
quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đ• chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không
có điều kiện để làm những nhiệm vụ đó.
Điều 47
Cha mẹ có thể cử người đỡ đầu cho con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không cử được thì những
người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân

dân x•, phường, thị trấn công nhận.
Trong trường hợp cha mẹ hoặc những người thân thích không cử được người đỡ đầu thì cơ quan
Nhà nước có chức năng hoặc tổ chức x• hội đảm nhiệm việc đỡ đầu người con chưa thành niên.
Điều 48
Công dân làm người đỡ đầu phải là người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt và có điều
kiện thực tế để làm người đỡ đầu.
Điều 49
Công dân hoặc tổ chức làm người đỡ đầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
a) Chăm sóc, giáo dục người được đỡ đầu;
b) Quản lý tài sản của người được đỡ đầu;
c) Đại diện cho người được đỡ đầu trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.
Điều 50
Công dân làm người đỡ đầu chịu sự giám sát của Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn về công
việc đỡ đầu.
Người thân thích của người được đỡ đầu, Viện kiểm sát nhân dân,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có
quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không
làm tròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.
Công dân làm người đỡ đầu có thể yêu cầu cử người thay, nếu thấy mình không còn đủ điều kiện
làm người đỡ đầu.
Điều 51
Việc đỡ đầu chấm dứt khi người chưa thành niên được giao lại cho cha mẹ, được nhận làm con
nuôi, hoặc đủ 18 tuổi.
CHươNG IX
QUAN Hệ HôN NHâN Và GIA đìNH CủA CôNG DâN VIệT NAM
VớI NGườI NướC NGOàI
Điều 52
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo những quy
định của pháp luật nước mình về kết hôn.
Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành ở Việt Nam thì người

nước ngoài còn phải tuân theo các quy định ở Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luật này. Thủ tục kết
hôn do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 53
Những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly
hôn, nuôi con nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhà
nước quy định.
Điều 54
Trong trường hợp đ• có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân và gia đình giữa Việt
Nam và nước ngoài, thì tuân theo những quy định của các hiệp định đó.
CHươNG X
ĐIềU KHOảN CUốI CùNG
Điều 55
Đối với dân tộc thiểu số, Hội đồng Nhà nước căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những
quy định thích hợp.
Điều 56
Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong
phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật này.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Công đoàn Việt Nam giáo dục, vận động nhân dân thi hành nghiêm chỉnh Luật này.
Điều 57
Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
Luật này đ• được Quốc hội nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12,
thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.
2)Gia đình việt nam truyền thống và hiện tại:
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó,
sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia
đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể
tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức
tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.

Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn
đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm.
ở châu á và Đông Nam á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hóa gia đình như một
giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hóa phương Tây. Và không chỉ có thế. Các quốc gia
châu á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện
công nghiệp hóa – đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình
này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển
kinh tế – xã hội mạnh mẽ đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình, một thiết
chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh
tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Những biến chuyển xã hội đã và
đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết chế có tính
bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.
Trước khi tìm hiểu về gia đình Việt Nam truyền thống hay gia đình Việt Nam hiện đại, chúng ta
hãy thống nhất với nhau về khái niệm gia đình. Nói như thế là bởi vì có rất nhiều quan niệm khác
nhau về gia đình ở các hệ thống chính trị – xã hội và văn hóa khác nhau và có rất nhiều định
nghĩa về gia đình đã được đưa ra. Đó là chưa kể một thực tế là trên thế giới hiện nay xuất hiện
nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho mọi định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập. Chẳng
hạn, một học giả phương Tây – James W. Vander Zanden – cho biết: "Một cuộc thăm dò mới đây
đã cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống
với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con
cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình"[1].
Đây có thể là sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam ta khó lòng
chấp nhận. Đối với người á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị
xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một
nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu
tố cấu thành của nó như vợ – chồng – con cái. Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam,
chúng tôi tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những
người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp
luật hay luật tục và huyết thống. Họ có trách nhiệm đạo đức đối với nhau, có chung tài sản và

cùng có trách nhiệm xã hội hóa thế hệ mai sau. Đó là các quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái,
anh chị em ruột.
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố
dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh
lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không
tồn tại kiểu gia đình truyền thống. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền
thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại
lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp,
là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền"1.
Nhân đây, cũng cần phải nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khi được hiểu là "gia đình nho
giáo". Về căn bản, điều này không sai. Song có lẽ mỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào
đó và cho dù phần lớn nội hàm 2 khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là 2
khái niệm đồng nhất. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những
đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là
một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị ViệtNam.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với
nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở
lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia
đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ
sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái
xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau
cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội
kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó
cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát
huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về
vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn
bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại
gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những
tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng

đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa
mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống
phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại
"1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải
thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là
khuôn mẫu của gia đình ngày nay.
Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện
đại? Chúng tôi cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của
một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị
khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân nông thôn chiếm tỷ
trọng áp đảo – khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt
của người tiểu nông. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng
cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8%. Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt
Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa
của mỗi người dân – kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên gia
đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội
nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu
trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn
gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay cho kiểu
gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố
mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công
nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở
Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình
hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với
các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo
cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá
nhân. Cá nhân tính được đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một
yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện
nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho

mỗi người đều có bản sắc. Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Đảng ta đang cần đến.
Cố nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết
thuyết minh giảm sút và sự ngăn cách không gian, giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn
nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. ảnh hưởng của thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả
năng bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là
loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội
công nghiệp – đô thị phát triển. Có nghĩa – đó cũng là kiểu gia đình của tương lai.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó,
sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia
đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội. Đảng Cộng sản Việt
Nam trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, đã đặt gia đình vào tiêu điểm
quan trọng, phấn đấu sao cho "xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm
cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người"[2].
3)quan hệ giữa luật hôn nhân và gia đình
Trong chừng mực nào đó, có thể định nghĩa luật hôn nhân và gia đình như là tập hợp các quy tắc
chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có ba dữ kiện cơ bản liên quan đến gia đình
mà từ việc phân tích ba dữ kiện ấy, người làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa
một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc
giáo dục con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được xác định tùy theo kết quả
xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia
đình đối với Nhà nước, trong quá trình hình thành và phát triển của các dữ kiện ấy.
Luật đóng vai trò phụ trợ, một khi gia đình được trao quyền tự chủ rộng rãi. Gia đình tự chủ, về
phần mình, được tổ chức theo mô hình Nhà nước quân chủ và được đứng đầu bởi một người chủ
gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác, bao gồm cả quyền
trừng phạt những thành viên không phục tùng. Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thường
được đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.
Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên
của xã hội và khi gia đình và xã hội đều được trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần được xã hội hoá.

Gia đình xã hội hoá được tổ chức theo mô hình của Nhà nước dân chủ. Quyền tự do cá nhân
trong gia đình được luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự
chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã
hội.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường
hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội,
nhưng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc
hoặc hôn nhân. Gia đình được tổ chức dựa theo tôn ti tự nhiên cũng như dựa theo các tiêu chí
chung của xã hội về quan hệ bình thường giữa các thành viên trong xã hội. Quyền tự do cá nhân
được tôn trọng trong chừng mực việc thực hiện quyền đó không gây phương hại đến vận mệnh
và lợi ích chính đáng của gia đình.
Tính chất phòng ngừa phổ biến.
Luật hôn nhân và gia đình nhắm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh
phúc, hoà thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật
đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống
gia đình. Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia
đình thoái hoá về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thuỷ giữa vợ và chồng, Nhà
nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dẫn đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải
kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia
đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành
phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các
cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền
4) Pháp luật đảm bảo sự phát triển của gia đình ở việt nam và một số giải pháp hoàn thiện.
a. Pháp luật đảm bảo sự phát triển gia đình hiện nay ở Việt Nam
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã rất quan tâm tới sự ổn định phát triển của gia
đình, đề ra nhiều chủ trương đường lối nhằm phát triển gia đình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX nêu rõ: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng
các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và
là tế bào lành mạnh của xã hội”. Đặc biệt ngày 21/02/2005 Ban Bí thư trung ương Đảng ra Chỉ
thị số 49 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa đất nước đã khẳng định: “Gia đình là tế

bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo
dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, chống các tệ nạn xã
hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thể chế hóa các đường lối chủ trương của Đảng về sự ổn định và phát triển gia đình, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho gia đình phát
triển.
*. Hiến pháp năm 1992: Đây là đạo luật cơ bản nhất của nước ta và dựa trên các quy định của
Hiến pháp, Nhà nước ban hành các đạo luật khác. Điều 64 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Gia
đình là tế bào của xã hội; Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện và tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con
thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà cha mẹ”. Hiến
pháp năm 1992 có nhiều quy định để bảo hộ và tạo điều kiện để cho các thành viên trong gia
đình phát triển như: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”
(Điều 65) hoặc “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động
và giải trí, phát triển sức lực trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức…” (Điều 66).
Trong gia đình, người phụ nữ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy
Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính
trị, kinh tế, xã hội và gia đình; nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm
nhân phẩm phụ nữ …” (Điều 63).
*. Luật Hôn nhân gia đình: Để đảm bảo sự phát triển của gia đình, sau khi hòa bình lập lại, Đảng
và Nhà nước đã sớm ban hành Luật Hôn nhân gia đình (năm 1959). Khi cả nước bước vào thời
kỳ đổi mới, chúng ta tiếp tục ban hành Luật Hôn nhân gia đình năm 1986. Sau 15 năm tiến hành
đổi mới, Quốc hội lại ban hành Luật Hôn nhân gia đình năm 2000. Các đạo luật hôn nhân gia
đình qua các thời kỳ là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho gia đình phát triển. Trong Luật Hôn nhân
gia đình năm 2000 đã có nhiều chế định pháp lý nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ,
như chế định kết hôn, chế định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
với con cái, giữa các thành viên trong gia đình. Có thể nói, 110 điều của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 là cơ sở pháp lý để đảm bảo sự ổn định, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
trong những năm đổi mới.
*. Các văn bản pháp luật đất đai: Đất đai là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế gia đình.

Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 cho phép hộ gia đình sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển
nhượng cho thuê quyền sử dụng đất. Những quy định này sẽ cho phép các hộ gia đình sử dụng
đất phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình, hoặc hộ gia đình sử dụng đất có thể thế chấp
quyền sử dụng đất đai tại các cơ quan, tín dụng ngân hàng để vay vốn thực hiện việc sản xuất,
kinh doanh, hoặc hộ gia đình có thể góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất
kinh doanh. Một điểm mới mà Luật Đất đai đã đề cập là hộ gia đình có quyền được tặng quyền
sử dụng đất. Các điều kiện này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của hộ gia đình. Ngoài
ra, hộ gia đình sử dụng đất còn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng thành
quả lao động, kết quả đầu tư trên đất, được giúp đỡ trong việc cải tạo đất; được Nhà nước bảo vệ
khi có người xâm phạm tới quyền sử dụng đất hợp pháp của mình… (Điều 105).
Có thể nói rằng, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thuận lợi cho sự phát
triển của kinh tế hộ gia đình trên mọi miền đất nước. Kinh tế hộ gia đình đang từng bước khởi
sắc.
*. Các văn bản pháp luật dân sự: Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cũng đã có nhiều điều khoản góp phần vào việc đảm bảo cho sự phát triển của gia đình. Điều 116
của Bộ luật nêu khái niệm hộ gia đình và khẳng định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, quy định người đại diện hộ gia đình khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự là chủ hộ, chủ
hộ có thể ủy quyền cho người khác, những việc do đại diện hộ gia đình giao dịch thì tất cả các
thành viên trong hộ đều phải chịu trách nhiệm (Điều 117). Luật cũng khẳng định tài sản của hộ
gia đình chính là tài sản của tất cả các thành viên tạo lập nên, kể cả quyền sử dụng đất được xem
là tài sản chung của hộ.
Các quy định của Bộ luật Dân sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình thực hiện các
giao dịch dân sự để phát triển kinh tế hộ gia đình.
*. Pháp luật Phòng chống bạo lực gia đình: Để bảo vệ sự phát triển bền vững của gia đình, ngày
21/11/2007 Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Luật có 6 Chương, 46
Điều và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Sự ra đời của Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho thấy
sự phát triển vượt bậc của pháp luật bảo đảm sự phát triển của gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Luật quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình, các
quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình; quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc
phòng chống bạo lực gia đình, như cung cấp ngân sách về phòng chống bạo lực gia đình; quy

định trách nhiệm của các tổ chức cá nhân cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia
đình. Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã dành cả Chương II để quy định vấn đề phòng chống
bạo lực gia đình, như thông tin tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, hòa giải mâu
thuẫn các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Luật cũng đã quy định cụ thể việc bảo
vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, như báo tin về bạo lực gia đình, sử dụng các biện pháp
ngăn chặn về bạo lực gia đình, cấm tiếp xúc nạn nhân bị hành vi bạo lực gia đình v.v… Đặc biệt,
Chương V Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã quy định các hình thức xử lý đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, như xử phạt hành chính, xử lý kỷ
luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc áp dụng các biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn,
đưa vào cơ sở giáo dục v.v
Có thể nói với nhiều quy định cụ thể, Luật Phòng chống bạo lực gia đình là văn bản quan trọng
đảm bảo sự phát triển của gia đình ở Việt Nam.
*. Pháp luật bình đẳng giới: Bên cạnh Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Quốc hội cũng đã
thông qua Luật Bình đẳng giới vào ngày 29/11/2006 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2007. Luật có 6
Chương, 44 Điều, đã khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội; các biện pháp bảo đảm sự bình đẳng giới; quy định trách nhiệm của các cơ
quan tổ chức trong việc bảo đảm bình đẳng giới. Luật còn quy định cụ thể các biện pháp xử lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới, như xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính,
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể nói, Luật Bình đẳng giới đã góp phần không nhỏ vào
việc phát triển gia đình ở Việt Nam hiện nay.
*. Các văn bản pháp luật khác: Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên, Nhà nước còn có nhiều
văn bản pháp luật khác đề cập đến việc bảo vệ và phát triển gia đình. Chẳng hạn, Bộ luật Hình sự
năm 1999 dành một chương về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Các điều luật
trong chương này có tác dụng rất lớn trong việc giữ vững sự ổn định của gia đình, bảo vệ gia
đình, giữ gìn được truyền thống gia đình Việt Nam; ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm
phạm tới sự phát triển của gia đình.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang từng bước phát triển. Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ở nông thôn, Chính
phủ đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình 135 làm cho đời sống của các hộ gia đình ở

vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi được cải thiện đáng kể.
Không chỉ là phát triển kinh tế mà vấn đề văn hóa của gia đình cũng đã được chú trọng. Ngày
19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư nhằm xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa, xây dựng các quy tắc đạo đức, giúp đỡ nhau giải quyết tốt các quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình.
Để đảm bảo sự ổn định dân số nhằm phát triển xã hội và gia đình bền vững, ngày 9/1/2003, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Dân số và Chính phủ đã ban hành Nghị định số
104/CP ngày 16/9/2003 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Dân số. Điều 17 Pháp lệnh Dân số đã quy
định mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con. Quy định này đã góp phần rất lớn vào việc bảo đảm
sự ổn định dân số và phát triển của gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, trong hơn 20 năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trên tất cả
lĩnh vực kinh tế, dân sự, hình sự, hôn nhân, gia đình văn hóa, xã hội… để đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện của gia đình ở Việt Nam.
*. Một số điểm hạn chế của pháp luật đảm bảo phát triển của gia đình: Bên cạnh những thành
tựu đạt được, pháp luật bảo đảm sự phát triển của gia đình cũng còn những hạn chế nhất định.
Chẳng hạn các quy định của pháp luật hiện nay đang nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật, nên việc vận dụng rất khó khăn, bởi khi vận dụng phải tra cứu nhiều văn bản. Một số
quy định trong luật còn rất chung chung, vì vậy việc áp dụng không tránh khỏi hạn chế. Chẳng
hạn Luật Đất đai năm 2003, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đều có quy
định giống nhau: Người nào vi phạm thì bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự…
Một số quy định trong các đạo luật còn thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên việc tổ chức
thực hiện còn nhiều bất cập. Một số quy định chưa thật phù hợp với thực tế, một số quy định ban
hành từ rất lâu, đã lạc hậu, nhưng vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Một số quy định bị trùng lặp, chồng
chéo, như Luật đã ban hành, nhưng Nghị định vẫn còn nhắc lại…
Hiện nay, trong xã hội đã xuất hiện một số hành vi như hành vi lấn chiếm đất đai gây thiệt hại
lớn về tài sản của hộ gia đình và người sử dụng đất hợp pháp, gây phiền hà cho những gia đình,
cá nhân chấp hành nghiêm pháp luật phải đi khiếu kiện nhiều nơi, làm mất thời gian và tốn kém
tiền của, nhưng pháp luật chưa có các quy định đủ mạnh để răn đe những hành vi này, mà chỉ

giải quyết bằng biện pháp dân sự, vì vậy những hành vi này vẫn tiếp tục tái diễn trên mọi miền
của đất nước. Hoặc một số hành vi bạo lực gia đình, một số hành vi bóc lột sức lao động của trẻ
em, đối xử tàn nhẫn với trẻ em… đã diễn ra trong xã hội, được báo chí và dư luận lên án nhưng
pháp luật vẫn chưa có các quy định mang tính cưỡng chế mạnh mẽ để răn đe. Đặc biệt, một số
đạo luật khi ban hành không quy định luôn chế tài xử lý cụ thể, nên Luật ban hành rồi nhưng
phải chờ nghị định, hoặc phải chờ sửa đổi Bộ luật Hình sự mới xử lý được hành vi vi phạm pháp
luật bảo đảm sự phát triển của gia đình.
Có thể nói, một số điều hạn chế nêu trên của pháp luật đã có những ảnh hưởng nhất định tới sự
phát triển bền vững của gia đình, một nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định và phát triển bền
vững của cả xã hội.
b. Hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo sự phát triển gia đình
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay ở nước ta còn không ít hộ gia đình nghèo, hộ gia đình khó khăn,
khả năng phát triển rất hạn chế và thực trạng pháp luật bảo đảm sự phát triển của gia đình còn bất
cập, nên phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo cho sự phát triển của gia đình.
Để làm tốt vấn đề này, cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trước hết cần rà soát các văn bản pháp luật hiện hành rồi cắt bỏ những quy định lạc
hậu, những quy định không phù hợp cho sự phát triển của gia đình, sửa đổi, điều chỉnh các quy
phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo và bổ sung một số quy phạm pháp luật mới nhằm hoàn
thiện hệ thống quy phạm pháp luật bảo đảm sự phát triển của gia đình. Đặc biệt, phải giao trách
nhiệm cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền hệ thống hóa các quy phạm pháp
luật bảo đảm sự phát triển của gia đình. Cần thiết phải tập hợp các quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực này thành một tập “Hệ thống hóa các văn bản pháp luật bảo đảm sự phát triển của gia đình”.
Có như vậy mới tạo sự thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
đảm sự phát triển của gia đình.
Thứ hai, Quốc hội nên nghiên cứu xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật về gia đình đầy
đủ, chặt chẽ, cụ thể nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự ổn định và phát triển của gia đình. Các
quy định về phát triển gia đình trong các luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ cần được
hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế, dân sự, đất đai, tiền vốn, văn hóa
xã hội… để đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của gia đình, cụ thể là:

- Cần ban hành các quy định pháp lý về chuẩn mực gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc bền vững để làm mục tiêu phấn đấu cho các gia đình cũng như toàn xã hội.
- Nhà nước nên ban hành những quy định pháp lý cụ thể về đất đai, tiền vốn, lao động, học tập…
cho các gia đình và thành viên gia đình khó khăn; hoặc đặc biệt khó khăn, nghèo đói, các gia
đình ở vùng sâu, vùng xa và tổ chức thực hiện tốt các quy định đó để cho các gia đình đó có thể
phát triển vươn lên theo kịp các gia đình khác.
- Trong luật dân sự, cần bổ sung thêm quy định về quyền sử dụng nhà ở thuê của Nhà nước như
là một quyền tài sản để bảo vệ các quyền lợi của các thành viên trong gia đình khi ở thuê nhà của
Nhà nước. Tạo thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng nhà ở thuê của Nhà
nước, trên cơ sở đó góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển gia đình.
- Trong lĩnh vực đất đai cần phải có những quy định pháp lý chặt chẽ hơn về hạn mức sử dụng
đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các hộ gia đình và có biện pháp thực hiện triệt để các quy định
này để tránh tình trạng một số hộ gia đình tích tụ quá lớn diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp
rồi lại cho thuê lại, hoặc đầu cơ, mua đi bán lại làm giàu bất chính, còn một số hộ gia đình lại
quá nghèo hoặc bị bần cùng vì thiếu đất để sản xuất. Đối với các hành vi lấn chiếm đất đai, gây
thiệt hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ gia đình và cá nhân thì cần phải
xử lý bằng biện pháp hình sự để ngăn chặn răn đe. Vì vậy, Nhà nước nên bổ sung các quy định
pháp luật hình sự để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý những hành vi này. Có như vậy mới bảo vệ
và đảm bảo sự phát triển bền vững của các gia đình Việt Nam.
- Hiện nay có một số hộ gia đình không chấp hành đúng các quy định pháp lý về dân số – kế
hoạch hóa gia đình như sinh con thứ ba, thậm chí là sinh con thứ tư, thứ năm. Vì vậy, Nhà nước
cần ban hành các quy định pháp lý chặt chẽ, cụ thể để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp
luật dân số.
Thứ tư, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự để răn đe, xử lý đối với
những hành vi bạo lực gia đình, hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, hành vi vi phạm nghiêm
trọng về bình đẳng giới… Có như vậy mới bảo vệ được phụ nữ và trẻ em – những thành viên
quan trọng trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, Nhà nước nên ban hành các chế tài cụ thể đủ mạnh để xử lý đối với những hành vi vi
phạm pháp luật bảo đảm phát triển của gia đình ngay sau khi ban hành các đạo luật, kể cả chế tài
hình sự, có như vậy mới nâng cao tính răn đe của pháp luật. Tránh để tình trạng luật ban hành

phải chờ nghị định hướng dẫn hoặc phải chờ sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự thì mới xử lý được
những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm sự phát triển của gia đình mới phát sinh trong xã
hội.
III)kết luận
Tóm lại Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình;
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ
hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Việc hiểu rõ luạt hôn nhân và gia đình là nền tảng cơ sở vững chắc cho việc hình thành và phát
triển cho gia đình tương lai, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt
Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. để tìm hiểu rõ
hơn về tác dụng của luật hôn nhân và gia đình dối với gia đình tương lai em đã chọn đề tài :”tại
sao nói luật hôn nhân và gia đình là cơ sở để phát triển và định hướng cho gia đình tương
lai”.trong bài viết em có sử dụng tham khảo 1 số tài liệu: Sach pháp luạt đại cương, trênc ác diễn
đàn pháp luật do lần đầu còn hạn chế về nhiều mặt lên bài viết còn nhiều hạn chế.mong thầy cô
và các bạn đóng góp thêm để bài viết của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hưng yên, Ngày tháng năm2010
Sinh viên

×