Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LÝ THỤY KỲ
( LI RUI QI )
ĐẶC ĐIỂM TIẾP NHẬN TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG
TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LÝ THỤY KỲ
(LI RUI QI)
ĐẶC ĐIỂM TIẾP NHẬN TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG
TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả
LÝ THỤY KỲ (LI RUI QI )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang,
trong quá trình học tập và viết luận văn đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
đạo tôi, giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các giáo sư dạy những môn học
cho tôi, giúp tôi tăng thêm nhiều kiến thức và học được rất nhiều về ngôn ngữ
học.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Thái Nguyên và
Trường Đại học Nông Lâm, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học
tập và trong quá trình làm luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn Học viện Hồng Hà và các bạn học, các
bạn đồng nghiệp của tôi đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học và bản luận văn này.
i
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ⅰ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của luận văn 1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cấu trúc của luận văn 2
Nội Dung 3
Chƣơng 1 Cơ sở lý thuyết của luận văn………………… 3
1.1. Một số vấn đề về lý thuyết vay mượn từ vựng……………. 3
1.1.1.Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ 3
1.1.2. Vay mượn là sản phẩm của tiếp xúc văn hóa 5
1.1.3. Vay mượn là sản phẩm tiếp xúc xã hội 6
1.2. Khái niệm "từ vay mượn" 6
1.2.1. Thuật ngữ ―từ vay mượn‖ 6
1.2.2. Quan niệm về từ vay mượn của một số nhà ngôn ngữ học Trung Quốc
và Việt Nam 9
ii
1.3. Phân loại từ ngoại lai 11
1.3.1. Cách phân loại từ ngoại lai của Trung Quốc 11
1.3.2. Cách phân loại của từ ngoại lai Việt Nam 12
1.4. Các cách vay mượn từ trong tiếng Hán và tiếng Việt 14
1.4.1. Cách vay mượn từ trong tiếng Hán 14
1.4.1.1. Dịch âm (vay mượn phát âm ) 14
1.4.1.2. Dịch nghĩa 16
1.4.1.3. Kết hợp dịch âm và dịch nghĩa 17
1.4.1.4. Mượn nguyên dạng của nguyên chữ 18
1.4.2. Cách vay mượn từ trong tiếng Việt 19
1.5. Tiểu kết………………………………………………………… 21
Chƣơng 2 Đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong tiếng hán hiện
đại 22
2.1. Vị trí tiếng Anh 22
2.1.1. Vị trí tiếng Anh trên thế giới 22
2.1.2. Vị trí tiếng Anh trong tiếng Hán 25
2.1.3. Nhận xét 27
2.2. Đặc điểm Hán hóa các từ mượn Anh 28
2.2.1. Nhận xét chung 28
2.2.2. Hán hóa từ ngữ tiếng Anh ở bình diện ngữ nghĩa 29
2.2.2.1. Thu hẹp nghĩa 30
iii
2.2.2.2. Mở rộng nghĩa 32
2.2.2.3. Mượn và chuyển đổi nội dung ngữ nghĩa cấu tạo thành một từ
mới 33
2.2.2.4. Sự phát triển thêm nghĩa mới của các từ mượn tiếng Anh 34
2.2.2.5. Sự chuyển biến sắc thái ý nghĩa của từ 35
2.2.2.6. Tiếp nhận toàn bộ nghĩa 36
2.2.2.7. Kết hợp dịch âm và dịch nghĩa 37
2.2.3. Ở bình diện ngữ âm và chữ viết 37
2.2.3.1. Sự Hán hóa về số lượng âm tiết 38
2.2.3.2. Sự Hán hóa về âm tố , tổ hợp âm tố và kết cấu âm tiết 40
2.2.4. Ở bình diện chữ viết 42
2.3. Nguyên tắc vay mượn từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán 44
2.4. Chức năng của từ mượn Anh trong tiếng Hán trong tiếng Hán hiện
đại 48
2.4.1. Chức năng ngôn ngữ 49
2.4.2. Chức năng văn hóa 50
2.4.3. Chức năng năng xã hội 52
2.4.4. Chức năng tâm lý 54
2.5. Tiểu kết 56
Chƣơng 3 Đối chiếu đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong tiếng
Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại 59
iv
3.1. Đặt vấn đề……………………………………………………… 59
3.2. Đối chiếu về cách vay mượn giữa tiếng Hán và tiếng Việt 60
3.3. Đối chiếu về sự Hán hóa và Việt hóa của từ mượn Anh trong tiếng Hán
hiện đại và tiếng Việt hiện đại 61
3.4. Đối chiếu sự quy phạm hóa từ mượn Anh trong tiếng Hán và tiếng
Việt 63
3.4.1. Quy phạm hóa từ mượn Anh trong tiếng Hán 63
3.4.2. Chuẩn hoá từ mượn Anh trong tiếng Việt 66
3.4.3. Những nhận xét rút ra……………………………… 69
3.4.3.1. Ưu điểm của từ mượn Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt 70
3.4.3.2. Hạn chế của từ mượn Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt 72
3.5.Tiểu kết 74
Kết Luận 77
Tài liệu tham khảo 79
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hoá, tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Theo đó, các yếu tố của tiếng Anh mà chủ yếu là từ vựng
đang xâm nhập ngày càng nhiều vào các ngôn ngữ.
Tiếng Hán và tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Trong hệ thống từ vựng
của tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ tiếng Anh. Vì thế,
luận án này tìm hiểu tình hình sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trong tiếng
Việt hiện đại và tiếng Hán hiện đại.
2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
Thông qua đối chiếu đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong tiếng
Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại, luận văn góp phần làm rõ những đặc
điểm của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện
đại, chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Từ đó, luận văn
chỉ ra ảnh hưởng của tiếng Anh đối với hệ thống từ vựng tiếng Hán và
tiếng Việt.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ mục đích trên, luận văn đặt những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Giới thiệu những lý thuyết cơ bản về vay mượn từ vựng .
- Mô tả những đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện
đại.
- Đối chiếu với việc tiếp nhận từ tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của
ngôn ngữ học đối chiếu; phương pháp diễn dịch, quy nạp; và các
phương pháp khác như thống kê, phân loại.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm ba
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của luận văn
Chƣơng 2: Đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện
đại
Chƣơng 3: Đối chiếu đặc điểm tiếp nhận từ ngữ tiếng Anh trong
tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại
Kết Luận
Tài liệu tham khảo
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NỘI DUNG
Chƣơng Ⅰ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số vấn đề về lý thuyết vay mƣợn từ vựng
1.1.1. Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ
Từ vay mượn là một thành phần từ vựng phổ biến tổn tại trong các
loài ngôn ngữ. Cho nên có thể nói vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ
biến của mọi ngôn ngữ. Các ngôn ngữ có thể vay mượn từ vựng lẫn nhau
thông qua quá trình tiếp xúc giữa chúng. Có thế nói, không có ngôn ngữ
nào là từ bắt đầu đã đầy đủ, hoàn hảo mà đều phải thông qua tiếp xúc và
giao lưu để hoàn chỉnh.
Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có 6800 ngôn ngữ và
dường như không có ngôn ngữ nào mà trong hệ thống từ vựng của mình
lại không có hiện tượng vay mượn. Các nước muốn tồn tại và phát triển
cần phải có sự giao lưu, sự giao lưu này có thể diễn ra trong quan hệ kinh
doanh hay buôn bán thường ngày, hoặc trong quá trình vay mượn hay
trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo Trên cơ
sở đó, với tư cách là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ tham gia vào quá trình
giao lưu và tiếp xúc này. Do từ vựng là một tiểu hệ thống mở của hệ
thống ngôn ngữ, nên hiện tượng vay mượn từ vựng trở nên phổ biến.
Tiếng Hán trong lịch sử phát triển đã tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, vì
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thế, tiếng Hán vay mượn từ vựng từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn
như, từ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Mông cổ, tiếng Uây-ua, tiếng Choang,
tiếng Tạng Theo thống kê của Lưu Chính Đàm và Sử Hữu Vi (ngôn ngữ
học Trung Quốc), vốn từ vựng tiếng Hán có nguồn gốc từ 84 loại ngôn
ngữ, trong đó, số lượng từ vay mượn có 50 từ trở lên gồm trên 15 ngôn
ngữ mà đứng đầu là tiếng Anh. Do bối cảnh xã hội lịch sử khác nhau mà
các từ vay mượn cũng khác nhau. Chẳng hạn:
Thời kì Phật giáo truyền vào Trung Quốc và dần dần trở thành một
tôn giáo chủ yếu của xã hội tại Trung Quốc. Theo đó, hàng loạt các từ
ngữ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ xuất hiện trong tiếng Hán.
Thời kì cận đại, do những nhà truyền giáo và những thương nhân lần
lượt sang Trung Quốc, làm cho tiếng Hán xuất hiện nhiều từ vay mượn
của các ngôn ngữ phương Tây như tiếng Anh, tiếng Pháp. Bắt đầu trong
thế kỷ 19, do nhu cầu phải dịch các tác phẩm về khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, văn hóa phương tây từ các tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng
Hán đã làm cho hàng loạt các từ mang tải các khái niệm này vào trong
tiếng Hán. Ví dụ: 咖啡(coffe),可可(coca),吉普车(jeep),沙发(sofa)
芭蕾(ballet),香槟(champagne)v.v.
Trong tiếng Việt cũng vậy. Hiện nay, trong hệ thống từ vựng của tiếng
Việt có nhiều từ mượn từ các nguồn khác nhau như:
(1) Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán;
(2) Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếng Pháp;
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
(3) Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếng Anh;
(4) Những từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác (như tiếng Nga
tiếng Đức );
(5) những từ vay mượn từ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt
Nam.
Do tính đặc thù của từng ngôn ngữ nên số lượng các đơn vị từ vay
mượn giữa các ngôn ngữ không giống nhau. Ví dụ, hiện nay trong tiếng
Anh có tới 56% đơn vị từ vựng là từ ngoại lai. Trong tiếng Hán chỉ có 1%
đơn vị từ ngoại lai. Trong tiếng Việt, số lượng từ mượn tiếng Hán đã
chiếm tới 70% của tổng số từ tiếng Việt.
Tuy nhiên, những số lượng thống kê của các nước như trên cũng
không phải là số lượng chính xác cuối cùng. Bởi vì quá trình giao lưu của
các nước và toàn cầu hóa còn chưa kết thúc. Theo sự giao lưu và tiếp xúc
đi sâu và mở rộng, cũng theo sự kinh tế, khoa học, văn hóa tư tưởng phát
triển không ngừng, số lượng từ mượn của các nước cũng sẽ tiếp tục tăng
thêm.
1.1.2. Vay mượn là sản phẩm của tiếp xúc văn hóa
Bản chất tiếp xúc ngôn ngữ là tiếp xúc văn hóa. Trong quá trình tiếp
xúc ngôn ngữ, tuy có khi có những tiếp xúc là bị ép buộc, như bị nước
ngoài xâm lược và quân sự chiếm lĩnh, nhưng phần lớn tiếp xúc với các
nước xảy ra trong quá trình bình thường như sự giao lưu về khoa học,
mậu dịch, giáo dục v.v. Nói một cách rộng hơn cũng có thể nói các tiếp
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xúc như trên chính là tiếp xúc văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
Có thể nhận thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận của văn hóa vừa là
công cụ truyền tải văn hóa. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ,
ngôn ngữ là thành tố thứ nhất của văn hóa, tiếp xúc văn hóa phải nhờ vào
tiếp xúc ngôn ngữ. Khi có hiện tượng vay mượn xẩy ra , thông qua các từ
mượn –các sản phẩm văn hóa thì có sự giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn
hóa .Cho nên vay mượn là sản vật của tiếp xúc văn hóa .
1.1.3. Vay mượn là sản vật tiếp xúc xã hội
Vay mượn từ phản ánh những nhu cầu của phát triển văn hóa xã hội.
Bất cứ ngôn ngữ nào tiếp xúc với ngôn ngữ khác, thường vay mượn
những từ vựng trong ngôn ngữ bản thân vốn chưa có. Xã hội luôn vận
động, phát triển là động lực cho những khái niệm mới, những từ ngữ mới
ra đời, theo đó, sự vay mượn từ vựng giữa các ngôn ngữ sẽ diễn ra
thường xuyên, liên tục. Vì thế, vay mượn từ liên quan chặt chẽ với biến
động của xã hội .Có thể nói vay mượn là sản phẩm tiếp xúc xã hội .
1.2. Khái niệm "từ vay mƣợn"
1.2.1. Thuật ngữ “từ vay mượn”
Vay mượn vốn là từ ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày, được
chuyển dụng làm thuật ngữ ngôn ngữ học .
―Vay‖ : nhận tiền hay vật của người khác để sử dụng với điều kiền sẽ
trả lại bằng cái cùng loại ít nhất có số lượng hoặc giá trị tương đương .
―mượn‖: lấy của người khác để dụng trong một thời gian, rồi sẽ trả lại
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
với sự đồng ý của người đó .Vay mượn là vay nói chung.
Cho nên trước hết vay mượn là do không có, thiếu thì phải vay mượn,
thiếu cái gì thì phải vay cái đó. Như vậy, trong ngôn ngữ cũng vậy. Trong
vốn từ của một ngôn ngữ, nếu thiếu các đơn vị từ vựng thì về lý thuyết có
thể vay mượn từ vựng của ngôn ngữ đang có.Ví dụ:
Tiếng Hán đã vay mượn các từ vốn chưa có:
巧克力(chocolate)[sô cô la]
咖啡(coffe)[cà phê]
坦克(tank)[xe tăng] v.v.
Tiếng Việt đã vay mượn các từ chưa có:
ghi-ta (guitar) [吉他]
phan (fan) (崇拜者)
ma-kê- tinh (market) [超市] v.v.
Nhưng còn có một kiểu vay mượn là mượn các đơn vị từ vựng nước
ngoài mà bản thân hệ thống từ vựng của ngôn ngữ đó đã có từ biểu thị.Ví
dụ:
Tiếng Hán hiện nay sử dụng từ ―拜拜 (bye bye) ‖ mặc dù tiếng Hán
đã có từ ―再见‖ biểu thị nghĩa đó .
Tiếng Hán hiện nay sử dụng từ “巴士‖(bus) biểu thị xe buýt, mặc
dù đã có từ ―公共汽车‖ biểu thị nghĩa đó .
Hiện nay những người trẻ Trung Quốc khi gặp nhau thích nói ―哈啰‖
(hello) thay thế từ ―你好‖.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Những ví dụ như trên trong tiếng Hán không ít .
Trong tiếng Việt cũng có nhiều từ vay mượn tiếng Hán và sử dụng âm
Hán Việt mà bản thân tiếng Việt đã có từ biểu thị. Ví dụ:Từ ―quốc gia‖,
trong tiếng Việt vốn có từ ―nhà nước‖ biểu thị nghĩa đó; Từ ―bệnh ‖,
trong tiếng Việt vốn có từ ―ốm‖ biểu thị nghĩa đó; Từ ―hải ‖ trong tiếng
Việt cũng có từ ―biển ‖ biểu thị nghĩa đó.
Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong tiếng Hán và tiếng Việt, các
ngôn ngữ khác cũng có. Chẳng hạn, hiện tượng vay mượn các từ tiếng
Pháp dù trong ngôn ngữ bản thân của các nước châu Âu đã có. Hiện
tượng này liên quan đến nhiều yếu tố như: kinh tế văn hóa xã hội, chiến
tranh Như chúng ta đã biết, trong thế kỷ II và III, tiếng Pháp là một
ngôn ngữ có uy tín rất cao ở châu Âu, là ngôn ngữ của ngoại giao, nghệ
thuật, văn hóa Nói cách khác, đó là ngôn ngữ của nền văn minh phương
Tây. Vì thế, khi đó nhiều người sử dụng tiếng Anh viết tác phẩm đều cố
gắng đưa các từ tiếng Pháp vào dù cho trong tiếng Anh đã có từ tương
đương. Cũng vậy, trước đây, nền văn minh của phương Đông cũng gắn
với tiếng Hán, tiếng Hán cũng là một ngôn ngữ có uy tín nhất ở phương
Đông, nó đã ảnh hưởng đến nhiều ngôn ngữ phương Đông như tiếng
Nhật, tiếng Triều Tiên , tiếng Việt Bắt đầu vào cuối thế kỷ XX, một số
lượng lớn các từ tiếng Anh-Mỹ tràn vào các ngôn ngữ trên thế giới. Một
số người thích dùng tiếng Anh hơn dùng ngôn ngữ bản thân của mình,
theo đó các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện tràn ngập vào các ngôn ngữ trên
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thế giới.
1.2.2. Quan niệm về từ vay mượn của một số nhà ngôn ngữ học
Trung Quốc và Việt Nam
Theo ―Từ Hải‖ của Trung Quốc, ―từ ngoại lai ‖cũng có thể gọi là ―từ
vay mượn ‖ hoặc ―ngôn ngữ ngoại lai‖. Đó là những từ ngữ vay mượn từ
ngôn ngữ khác.
Đối với khái niệm từ ngoại lai trong tiếng Hán, công trình đáng chú ý
nhất là của Sở Hữu Vi "Từ ngoại lai". tác giả đã giới hạn khái niệm từ
ngoại lai trong tiếng Hán như sau:
- Thông thường nghĩa của từ ngoại lai trước hết phải có nguồn gốc
ngôn ngữ dân tộc hoặc ngôn ngữ nước ngoài ;
- Về hình thức ngữ âm phải toàn bộ hoặc một bộ phận vay mượn
những từ tương ứng của ngôn ngữ dân tộc hoặc ngôn ngữ nước ngoài ;
- Ở một mức độ nhất định nó đã trở thành một từ tiếng Hán, tức là đã
được Hán hóa. Nói một cách nghiêm chỉnh , những từ này phải thỏa mãn
điều kiện đã được sự dụng một quãng thời gian tương đối dài , mới có thể
gọi là từ ngoại lai.(35, tr127)
Theo cách nhìn nhận này về từ ngoại lai, có thể thấy, từ ngoại lai phải
thoả mãn ít nhất là 04 yêu cầu sau:
1/ Có nguồn gốc ngôn ngữ của các dân tộc khác hoặc các nước khác.
2/ Về hình thức ngữ âm, toàn bộ hoặc một bộ phần tương ứng với từ
cho vay.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3/ Mang đặc trưng thành phần ngôn ngữ của tiếng Hán.
4/ Đã được sử dụng trong một quãng thời gian dài, và đã là thành viên
ổn định trong hệ thống từ vựng tiếng Hán.
Nhưng, nếu theo quan niệm này thì khái niệm từ ngoại lai chỉ bao
gồm những từ dịch âm hoặc những từ có thành phần dịch âm tham giao
cấu tạo từ, còn những từ chỉ mượn hình thái cấu tạo (chữ viết ) hoặc chỉ
mượn ý nghĩa của từ (từ dịch nghĩa ) thì không thể coi là từ ngoại lai ,như
nhiều từ trong tiếng Hán mượn từ tiếng Nhật.
Ở Việt Nam có một số nhà Việt ngữ học có các cách nhìn riêng đối
với khái niệm từ vay mượn Chẳng hạn:
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: ― không nên mở rộng khái niệm đơn
vị từ vựng vay mượn mà nên xét đến yếu tố thời gian. Những yếu tố từ
ngữ ngoại lai nào vào tiếng Việt sau thế kỷ VI mới là yếu tố vay mượn .
Không nên xem bất cứ sự thâm nhập từ nước ngoài nào vào ngôn ngữ
cũng là từ vay mượn. Những từ vay mượn phải được cải tạo lại để có
hình thức ngữ âm, đặc điểm ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm và
ngữ pháp của ngôn ngữ đi vay. Như vậy chỉ có những từ ngoại lai nào đã
được Việt hóa mới được tính là từ vay mượn. ‖ (3,tr 17)
Tác giả Hồ Lê trong "Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại" đã
đưa ra một khái niệm đơn giản hơn: ―Theo cách hiểu thông thường, từ
mượn là từ của một ngôn ngữ khác được nhập hệ vào một ngôn ngữ và
được bản địa hóa.‖ (3,tr 17)
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp chia từ mượn ra hai bộ phận: Những từ
mượn đã được Việt hóa hoàn toàn (săm, lốp, keo, xăng bốt ) và các từ
mượn ( của ngôn ngữ Ấn Âu) chưa nhập hệ gọi là những ngôn ngữ phản
quy tắc (barbarism). Như vậy, những từ ngoại lai du nhập vào tiếng việt
dù chưa nhập hệ hoàn toàn vẫn có thể coi là từ mượn. (3,tr 18)
Tác giả Nguyễn Văn Khang đã phân ba khái niệm ― từ ngữ nước
ngoài, từ ngữ vay mượn và từ ngữ quốc tế ‖. Đây là ba khái niệm có thể
dễ phân biệt về lý thuyết nhưng không dễ dàng phân biệt trên thực tế.
Khái niệm thứ hai là ―từ mượn, từ vay mượn ‖, tác giả cũng cho rằng, đó
là những từ nước ngoài đã được bản ngữ hóa, được cải tạo lại theo hình
thức ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đi vay. (6,tr 24)
Với các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt
Nam đã nêu ra như trên, có thể tìm thấy những điểm giống nhau:
1.Từ ngoại lai đều có gốc ngữ nước ngoài.
2. Hình thức ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ cho vay đều
phù hợp với ngôn ngữ đi vay .
3. Được bản địa hóa, tức là được Hán hóa hoặc Việt hóa.
4. Đều có yếu tố của thời gian (đã được sử dụng lâu).
1.3. Phân loại từ ngoại lai
1.3.1. Cách phân loại từ ngoại lai của Trung Quốc
Theo các ngôn ngữ học nghiên cứu về từ ngoại lai của Trung Quốc .
có thể từ các góc độ khác nhau để phân chia từ ngoại lai
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1/ Xuất phát từ phương thức vay mượn từ vựng có thể tách ra thành
từ mượn ngữ âm, từ mượn ngữ nghĩa, từ mượn kết hợp âm thanh và ngữ
nghĩa, từ mượn chữ viết.
2/ Xuất phát từ nguồn gốc, có thể chia thành nhiều loại như: từ ngoại
lai gốc tiếng Anh; từ ngoại lai gốc tiếng Pháp; từ ngoại lai gốc tiếng Anh,
gốc từ tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Mông Cổ, tiếng Tây Tạng,
tiếngUây-Ua, v.v.
3/ Xuất phát từ ngữ nghĩa, có thể chia ra nhiều loại như: từ ngoại lai
triết học, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kinh tế, công
nghiệp, quân sự, giáo dục, nghệ thuật, phong tục, sinh hoạt, v.v.
4/ Xuất phát từ thời đại, có thể tách ra thành từ ngoại lai thượng cổ, từ
ngoại lai trung cổ, từ ngoại lai cận đại và từ ngoại lai hiện đại.
5/ Ngoài ra còn có thể phân loại theo các lĩnh vực phân bố của từ
ngoại lai theo tầng lớp xã hội, hoặc phân loại theo dạng tồn tại, phân loại
theo gốc độ sử dụng, phân loại theo bình diện hệ thống cấu trúc v.v.
Nói chung, từ ngoại lai có nhiều cách phân loại, và tất cả cho thấy bức
tranh từ mượn trong ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phức tạp.
1.3.2. Cách phân loại của từ ngoại lai Việt Nam.
Trong cuốn ―Từ ngoại lai trong tiếng Việt ‖, tác giả Nguyễn Văn
Khang đã nêu ra các cách phân loại từ ngoại lai:.
1/ Xuất phát từ nguồn gốc,.có thể tách ra được các từ ngữ gốc ngoại
trong tiếng Việt theo nguồn gốc ngôn ngữ mà chúng vay mượn. Hiện về
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cơ bản có thể tách từ ngoại lại tiếng Việt theo bốn nguồn chính:
a. Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán.
b. Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc tiếng từ Pháp.
c. Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếng Anh.
d. Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác.
2/ Xuất phát từ góc độ sử dụng, tức là từ góc nhìn đồng đại gắn với
cảm thức của người bản ngữ để phân loại.
3/ Căn cứ vào thời kỳ gắn với bối cảnh du nhập của các từ mượn
trong tiếng Việt có thể phân chia các từ mượn có cùng một nguồn ngôn
ngữ (tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh ) thành các lớp.
4/ Xuất phát từ bình diện cấu trúc hệ thống ,có thể phân loại các từ
vay mượn thành các tiểu loại:
- Yếu tố cấu tạo từ .
- Từ gồm từ đơn tiết và từ đa tiết .
- Cụm từ cố định gồm các thành ngữ ,quán ngữ .
- Sự thay đổi về cấu trúc các thành tố trong từ đa tiết và trong cụm từ
cố định.
5/ Xuất phát từ gốc độ kiểu vay mượn ,có thể phân chia từ mượn
thành: các từ mượn được dịch ra tiếng Việt ;các từ mượn theo kiểu phiêm
âm hay phiên chuyển ;các từ mượn theo các viết như nguyên ngữ.
7/ Xuất phát từ gốc độ ―bảo lưu‖ hay ―thay đổi ‖, có thể chia tách lớp
từ mượn trong tiếng Việt thành hai loại: (a) loại từ mượn giữ nguyên như
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong ngôn ngữ mượn, tức là bảo lưu như trong nguyên ngữ và (b) loại từ
mượn thay đổi dù ít hay nhiều so với chúng trong nguyên ngữ. (6, tr 57)
Thông qua những phân loại khác nhau của từ vay mượn Trung Quốc
và Việt Nam, chúng ta có thể thấy một bức tranh rất đa rạng. Có thể từ
nhiều gốc độ khác nhau để tiếp cận từ mượn của Trong Quốc và Việt
Nam.
1.4. Các cách vay mƣợn của từ trong tiếng Hán và tiếng Việt
Tiếng Hán cũng như tiếng Việt, khi nói đến một đơn vị từ vựng
đều bảo gồm các bình diện như ngữ âm, ngữ nghĩa, hình thái cấu
trúc và chữ viết. Cho nên bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, khi vay
mượn một từ nào đó dù ít hay nhiều từ ngữ đó sẽ phải cải tạo về các
bình diện đó, tức là phải Hán hóa hoặc Việt hóa. Cho nên cách vay
mượn của từ cũng sẽ liên quan đến các bình diện như trên.
1.4.1. Cách vay mượn từ trong tiếng Hán
Trong tiếng Hán phương thức vay mượn từ chủ yếu là thông qua các
hình thức phiên dịch để biểu đạt các từ ngoại lai. Xét về phương thức
biểu đạt, chữ Hán là một loại văn tự vừa có tính biểu nghĩa vừa có tính
biểu âm. Cho nên trong tiếng Hán vay mượn từ có mấy loại hình, như: từ
dịch âm, từ dịch nghĩa, từ kết hợp dịch âm và dịch nghĩa v.v.
1.4.1.1. Dịch âm (vay mượn phát âm )
Dich âm tức là thông qua ghi lại hình thức ngữ âm của từ nước ngoài
để vay mượn từ vựng. Những từ theo phương thức này dược mượn vào
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
gọi là từ dịch âm. Nói một cách nghiêm chỉnh, dịch âm không thể coi là
dịch, bởi vì khi vay mượn từ chỉ là sử dụng một phương thức tiếp nhận
nguyên dạng ngữ âm của từ. Vì là chữ Hán không phải là chữ La-tinh, hệ
thống ngữ âm cũng có khác biệt , cho nên nếu muốn vay mượn ngữ âm
của từ, tiếng Hán đành phải theo hệ thống ngữ âm của mình, sử dụng
những chữ có phát âm tương đương với những từ cho vay và tổ hợp lại để
biểu thị. Ví dụ :
坦克 [tǎn kè](tank)
沙发[shāfā] (sofa)
柠檬[níng méng](lemon)
吉他[gí tā] (guitar)
巧克力[qiǎo kè lì] (chocolate)
高尔夫 [gāo ěr fū] (golf)
Từ dịch âm có các đặc điểm như sau:
- Mỗi âm tiết, mối chữ được dụng để dịch âm, không còn mang ý
nghĩa ban đầu của nó mà chỉ giữ lại lớp vỏ ngữ âm và cách viết, và vào
trong tổ hợp đều không có ý nghĩa đơn lập .
- Mỗi âm tiết , mỗi chữ tổ hợp lại chỉ ghi lại phát âm của từ vay
mượn.
- Mỗi âm tiết và mỗi chữ tổ hợp lại để biểu thị một ý nghĩa có nguồn
gốc nước ngoài.
Cho nên dịch âm là một phương thức chủ yếu của vay mượn từ trong
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiếng Hán.
1.4.1.2. Dịch nghĩa
Khi tiếng Hán vay mượn từ ngoại lai, một trong những phương thức
thường dùng chính là ―dịch nghĩa ‖.
Từ dịch nghĩa là trực tiếp phiên dịch nghĩa của từ vay mượn. Tức là
khi vay mượn từ chỉ có ngữ nghĩa của từ được vay, sử dụng những từ vốn
có trong tiếng Hán thay thế, biểu đạt các khái niệm, sự vật, phương thức
tư duy mới của nước ngoài. Từ dịch nghĩa có thể coi là một loại từ vay
mượn được Hán hóa.
Từ dịch nghĩa có thể chia thành hai loại: một loại là theo hình thức
cấu tạo của từ tiếng Hán, sử dụng những từ tố vốn có trong tiếng Hán
sáng tạo ra một từ mới.Ví dụ:
备份(backup), 互联网(internet), 随身听(walkman),
直升机(helicopter), 天使(angel), 交卷(film)v.v.
Còn có một loại là dịch dựa theo hình thức và kết cấu cứ pháp của
tiếng nước ngoài, làm cho hai tiếng về bình diện từ tố có thể phối hợp với
nhau. Tình hình này thường xảy ra trong khi vay mượn từ ghép. Ví dụ:
移动电话(mobilephone)
人才市场(jobmaket)
动作片(actionfilm)
黑板(blackborad)
蓝牙(blue thooth)
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4.1.3. Kết hợp dịch âm và dịch nghĩa
Phương thức này kết hợp phiên âm và ý nghĩa của từ, tức là một bộ
phận xử lý bằng phương thức phiên âm, còn một bộ phận kia xử lý bằng
phương thức chuyển dịch. Hình thức này có thể chia thành 3 loại:
a. Nửa dịch âm nửa dịch nghĩa (Một bộ phận xử lý bằng phương thức
phiên âm, một bộ phận xử lý bằng phương thức chuyển dịch) . Ví dụ:
空中巴士(air bus) 绿卡(green card)
克隆羊(cloned sheep) 迷你裙(Mini-skirt)
新西兰(newzealand) 呼啦圈(Hula-hoop)
因特网(internet) 水上芭蕾(water-ballet)
b. Kết hợp phiên âm với việc thêm yếu tố chỉ loại. Ví du:
卡车(kǎ +che) car
啤酒 ( pí+jiǔ) beer
酒吧 (jiǔ+ bā) bar
霓虹灯 (ní hóng +dēng) neon
高尔夫球 (gāo ěr fū+qíu) golf
摩托车 (mó tuó+chē) motobike
卡通片(kǎ tōng+Pīan) cartoon
c. Phiên âm kết hợp với hội ý. Hình thức này chủ yếu là khi vay mượn
từ lựa chọn những chữ có phát âm tương đương với từ cho vay, nhưng
các chữ trong tiếng Hán cũng có thể phản ánh nghĩa của từ cho vay. Tức
là, những từ vay mượn không những có liên hệ với hình thức ngữ âm của