1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
TIỂU LUẬN HẾT MÔN
Môn học: Phát triển và thực hiện chính sách xã hội
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Lớp: Cao học Công tác xã hội 2
Giảng viên: TS. Nguyễn Tuấn Anh và TS. Hoàng Thu Hương
Hà Nội- 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
TIỂU LUẬN HẾT MÔN
Môn học: Phát triển và thực hiện chính sách xã hội
ĐỀ BÀI: Báo Tiền phong Điện tử ( />nghi-quy-hoach-khu-kinh-doanh-nhay-cam.html) ngày 21/01/2013 đưa tin: “Phó chủ tịch
UBND TP.HCM Lê Minh Trí vừa ký văn bản kiến nghị trung ương tiến hành công tác quy
hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn
xã hội tại khu vực nhất định. Theo đó, mục tiêu nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ đối với
người mại dâm, kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe
phòng ngừa giảm tác hại nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn mại dâm hoạt động tràn lan
ngoài cộng đồng. Văn bản trên cũng kiến nghị cho phép TP.HCM thực hiện thí điểm thành
lập Trung tâm Công tác xã hội để giáo dục, hỗ trợ người bán dâm về mặt tâm lý, tư vấn,
tham vấn giúp đỡ họ nhận thức đúng đắn về những hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục để
từng bước rèn luyện, sửa đổi nhân cách ”
Anh/chị hãy viết một bài luận trình bày quan điểm của mình về vấn đề này và đề
xuất những giải pháp đối với vấn đề mại dâm.
Hà Nội- 2013
MỤC LỤC
1
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, tệ nạn xã hội nói chung và nạn mại dâm nói
riêng ở nước ta đang phát triển một cách tràn lan. Đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều cuộc hội thảo của nhiều cơ quan ban ngành đoàn thể địa phương, các nhà khoa học
nghiên cứu tâm huyết hỗ trợ tích cực cho các cơ quan chức năng tham mưu cho chính
phủ tìm giải pháp khắc phục vấn đề trên nhưng còn hạn chế. Tệ nạn mại dâm, cứ tiếp tục
diễn ra phổ biến, công khai và phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Cho
nên mại dâm đang ngày càng trở thành vấn nạn của toàn cầu, là vấn đề nhức nhối cần
3
được chữa trị nhanh chóng và kịp thời. Có rất nhiều giải pháp, đề xuất đã được đưa ra với
mong muốn giải quyết vấn đề mại dâm một cách triệt để. Bài viết này đưa ra quan điểm
của cá nhân về một kiến nghị gần đây của lãnh đạo chính quyền Hồ Chí Minh để giải
quyết vấn đề mại dâm.
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MẠI DÂM Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
Tệ nạn xã hội: là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm,
là những thói hư tật xấu, trái với thuần phong mỹ tục,đạo đức của dân tộc do nhiều người
mắc phải gây tác hại đến đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân ta. Tệ nạn xã hội rất
đa dạng gồm có: văn hóa phẩm đồi trụy, đồng bóng, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ
bạc, tham nhũng, lạm dụng chức quyền,…Từ góc độ khác: Tệ nạn xã hội là hiện tượng
xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng
xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội.
(Trần Văn Tạo, 12/12/2012).
Mại dâm: là hành vi thực hiện quan hệ tình dục ngoài phạm vi hôn nhân và có
tính chất mua bán trên cơ sở thỏa thuận một giá trị vật chất nhất định (tr196, Giáo trình
Tâm lý học xã hội, trường Đại học Lao động- Xã hội Hà Nội)
Theo điều 3, Pháp lệnh mại dâm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2003:”Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Bán dâm là hành vi giao cấu của một
4
người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của
người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.
1.2. Một vài thống kê về vấn nạn mại dâm
Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam cho
thấy: cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm, phần lớn là nữ; gái bán dâm ngày
càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là từ
18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp
trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. [2]
Tần xuất bán dâm trung bình của mỗi gái mại dâm là 60 lần/tháng, riêng Hải
Phòng là 187 lần/tháng (162 lần cho khách lạ và 25 lần cho khách quen). Khảo sát của Bộ
Lao động thương binh xã hội cho biết, vào đầu năm 2012, thu nhập trung bình của gái
mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập
trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam.[5]
Điều tra quốc gia năm 2005 cho biết: trong số nam thanh niên ở độ tuổi 22-25 và
chưa lập gia đình, có khoảng 11.2% ở thành thị và khoảng 5% ở nông thôn đã từng có
quan hệ tình dục với gái mại dâm [6] Dù tỉ lệ không phải là cao, nhưng đây vẫn là điều
đáng lo ngại vì thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và sẽ tiếp quản đất nước trong
trung và dài hạn.
Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma
túy và 27% bị nhiễm HIV[3], chưa kể các bệnh khác như viêm gan, lậu mủ, giang mai
5
Tại Hà Nội ước tính có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường,
80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV.[2] Tỷ lệ gái mại dâm nghiện hút chích chung
bơm kim tiêm chiếm tới 44,2%, và tỷ lệ này trong nhóm nhiễm HIV lên đến 77,1%.
Thống kê của Bộ Y tế, năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán
dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000.[2] Thống kê 6 tháng đầu năm 2012 đã phát
hiện thêm gần 6.000 ca nhiễm HIV mới, lây qua đường tình dục là nguyên nhân đứng
đầu với tỷ lệ 45,6%, chủ yếu là do mua bán dâm gây ra.[3]
1.3. Tác hại c^a tệ nạn mại dâm
V sc khe: Hoạt động mại dâm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của
con người kéo theo nhiều các căn bệnh nguy hiểm như: giang mai, lậu, HIV/AIDS,….ảnh
hưởng to lớn tới nguồn nhân lực của quốc gia.
V kinh tê: Tệ nạn mại dâm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế đất nước.
Những đối tượng mại dâm làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động, nguồn lực tạo ra của
cải vật chất cho xã hội. Tệ nạn mại dâm gây ra thiệt hại về kinh tế cho việc chi phí về
chăm lo cho họ bằng nhiều cách như khám chữa bệnh, phục hồi, dạy nghề, tạo công ăn
việc làm, cứu trợ những nạn nhân mắc bệnh AIDS… chi phí cho các hoạt động khác như
tuyên truyền phòng, chống tệ nạn này… Tệ nạn mại dâm làm ảnh hưởng đến môi trường
đầu tư của các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
V x hi: Tệ nạn mại dâm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội gây ảnh hưởng tới thuần
phong mỹ tục của Việt Nam. Đồng thời tệ nạn mại dâm thường kéo theo các tệ nạn xã
6
hội như nghiện hút, cờ bạt, ăn cắp, giết người,…tệ nạn mại dâm còn là nguyên nhân làm
nảy sinh các xung đột trong gia đình: ly thân, ly hôn,….làm ảnh hưởng tới kết cấu gia
đình, xã hội. Bên cạnh đó, căn bệnh thế kỷ AIDS do mại dâm gây ra đã trở thành nỗi ám
ảnh cho cả xã hội.
Bởi vậy, việc ngăn chặn, bài trừ tệ nạn mại dâm đã và đang trở thành một trong
những ưu tiên hàng đầu không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước ta mà còn là của toàn xã
hội, của tất cả mọi người.
II. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM VỀ KIẾN NGHỊ CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP
HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRÍ
Báo Tiền phong Điện tử ( />nghi-quy-hoach-khu-kinh-doanh-nhay-cam.html) ngày 21/01/2013 đưa tin:
“Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí vừa ký văn bản kiến nghị trung ương
tiến hành công tác quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh
dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại khu vực nhất định. Theo đó, mục tiêu nhằm tăng
cường quản lý chặt chẽ đối với người mại dâm, kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ dịch
vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe phòng ngừa giảm tác hại nhằm góp phần ngăn chặn tệ
nạn mại dâm hoạt động tràn lan ngoài cộng đồng. Văn bản trên cũng kiến nghị cho phép
TP.HCM thực hiện thí điểm thành lập Trung tâm Công tác xã hội để giáo dục, hỗ trợ
7
người bán dâm về mặt tâm lý, tư vấn, tham vấn giúp đỡ họ nhận thức đúng đắn về những
hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục để từng bước rèn luyện, sửa đổi nhân cách ”
• Về vấn đề “…quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại khu vực nhất định…”
Theo quan điểm của cá nhân thì nếu quản lý mại dâm được thực thi theo mô hình
này thì cần có sự phối hợp tốt giữa Chính phủ và các tổ chức cộng đồng. Tuy nhiên, nếu
kiến nghị này được thực thi thì cũng sẽ có những mặt tích cực và tiêu cực nhất định.
V mặt tích cực: Nếu chính sách này được áp dụng thì chính sách này sẽ giúp kìm
hãm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm HIV, giảm tội phạm và bạo lực. Mô hình này cũng đòi hỏi
trách nhiệm cao của các cấp ban ngành đặc biệt là ngành công an và sự linh hoạt trong
việc thực thi chính sách theo bối cảnh vùng, miền. Đồng thời, nếu thực hiện kiến nghị
này thì chính thức thừa nhận mại dâm là một nghề ở Việt Nam- một việc mà nước ta
chưa thực hiện được từ trước tới nay bởi thực tế là càng hoạt động lén lút, hoạt động mại
dâm càng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội tiêu cực, phức tạp…. Xét về khía cạnh văn hóa,
mại dâm cũng chưa thể coi là một nghề vì việc này trái với thuần phong mỹ tục quốc gia.
Nhưng ở một góc độ khác, trên thực tế, từ nhiều năm nay, dù cơ quan chức năng vẫn cố
gắng cấm đoán, triệt phá các ổ mại dâm nhưng hoạt động này vẫn diễn ra sôi nổi, với thủ
đoạn ngày càng tinh vi. Do đó, nếu coi mại dâm là một nghề, Nhà nước sẽ dễ dàng hơn
trong quản lý như: khoanh vùng các khu vực hoạt động; yêu cầu người hành nghề đi
khám sức khỏe, kiểm tra HIV định kỳ để tránh lây lan cho người khác. Chính vì vậy một
8
cơ chế luật mới về mại dâm phải đáp ứng đủ ba điều kiện: tiên tiến nhưng phải phù hợp
về văn hóa và phù hợp với tình hình thực tế.
V mặt hạn chê: Việt Nam cũng khó có thể áp dụng được vấn đề này vì: Các văn
bản liên quan đến vấn đề mại dâm và cơ chế quản lý bộ, ngành hiện nay ở Việt Nam còn
nhiều bất cập và chồng chéo, việc thống nhất các văn bản, chính sách ở Việt Nam hiện
nay đang là một việc làm vô cùng phức tạp và khó khăn. Ngoài ra, nếu thực thi theo kiến
nghị này thì cần phải có một nguồn lực về tài chính và quỹ đất rộng để thực hiện. Tuy
nhiên với điều kiện kinh tế của đất nước hiện nay thì nguồn lực hạn chế cũng là một nhân
tố cản trở việc quy hoạch như kiến nghị. Bên cạnh đó, nếu quy hoạch riêng một vùng
chuyên “hoạt động mại dâm” thì vô hình chung khắc sâu thêm sự phân biệt, kỳ thị của xã
hội đối với những người hoạt động mại dâm.
Tóm lại, nếu muốn áp dụng mô hình này ở Việt Nam cần có một cơ chế giám sát
thực thi luật pháp một cách hiệu quả và minh bạch, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng bối cảnh
văn hóa vùng, miền.
• Về vấn đề “…kiến nghị cho phép TP.HCM thực hiện thí điểm thành lập Trung
tâm Công tác xã hội…”
Thực tế hiện nay ở Việt Nam có các mô hình hoạt động dưới dạng trung tâm công
tác xã hội như Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện ma túy, trung tâm phục hồi
nhân phẩm,….nhưng chưa có bất kỳ một cơ sở, trung tâm nào mang tên chính thống là
trung tâm Công tác xã hội. Đó là một thực tế và cũng là một nhu cầu bức xúc cho các
9
nhân viên công tác xã hội ở Việt Nam. Chúng ta nói nhiều tới việc xây dựng công tác xã
hội thành một nghề chuyên nghiệp, đào tạo nhân viên công tác xã hội có chuyên môn tuy
nhiên một thực tế đáng bàn là sau khi ra trường các nhân viên hoạt động trong nghề này
sẽ hoạt động, làm việc ở đâu khi mà chưa có trung tâm chuyên nghiệp cho đội ngũ này có
thể hoạt động thực hành và nghiên cứu. Hiện nay, các hoạt động của nghề công tác xã hội
như tham vấn, tư vấn, trị liệu,…mới chỉ diễn ở ra ở mức độ bán chuyên vì thiếu cơ sở vật
chất đáp ứng được nhu cầu để hành nghề. Chính vì thế theo quan điểm cá nhân việc đề
xuất thành lập trung tâm công tác xã hội mà trước mắt là thí điểm ở thành phố Hồ Chí
Minh theo Lê Minh Trí là hoàn toàn hợp lý và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Tuy nhiên, việc cân đối giữa nguồn lực về tài chính cũng như nguồn lực về con người để
thực hiện vấn đề này cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ và xem xét cho phù hợp với tình
hình thực tế của đất nước.
III. MỘT VÀI GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ MẠI DÂM
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm c^a
người dân.
Để giảm bớt sự kỳ thị thì biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là công tác tuyên
truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân. Trước đây chúng ta đã tuyên
truyền thái quá về mại dâm khiến xã hội có cái nhìn vô cùng khắc khe về công việc này.
Chính cách tuyên truyền lệch lạc, một chiều theo kiểu miệt thị đó đã khiến người dân gây
tâm lý sợ hãi, lo lắng rồi dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử. Bây giờ tuyên truyền lại là
10
rất khó. Chúng ta cần phải giúp mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề để vượt qua rào cản
tâm lý. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền, khơi gợi lòng nhân ái, sự đùm bọc yêu
thương đối với những người mại dâm tái hòa nhập xã hội. Đồng thời phải tuyên truyền
pháp luật để mọi người hiểu rằng, việc ngăn cản, kỳ thị người mại dâm trở lại với cộng
đồng là phạm luật.
Ngoài ra tuyên truyền còn giúp những người hoạt động mại dâm có thể có những
nhận thức đúng đắn, tình cảm lành mạnh và niềm tin ở tương lai, lòng tự trọng cần thiết.
3.2. Đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả c^a Pháp Luật
Việt Nam đã có luật, có pháp lệnh, có những quy định về việc không được kỳ thị,
phân biệt đối xử với người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng nhưng đó mới chỉ là những
quy định chung chứ chưa có biện pháp chế tài cụ thể. Mặt khác, rất nhiều người dân,
thậm chí nhiều cơ quan nhà nước còn coi thường luật pháp. Họ thấy trong nhiều trường
hợp, không tuân thủ luật pháp cũng chẳng làm sao cả, thế nên mới "nhờn luật". Hiện nay,
Chính phủ đang xây dựng những nghị định mới, quy định rõ những hành vi gây cản trở
quyền được học tập, quyền được hòa nhập và vui chơi giải trí của người mại dâm sẽ bị xử
lý như thế nào.
3.3. Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
Để các trung tâm tư vấn cho người mại dâm hoạt động có hiệu quả, trên phạm vi
quốc gia cần đạo tạo nguồn nhân lực (nhân viên công tác xã hội, trị liệu tâm lý, ) để có
thể làm tốt nhiệm vụ nói trên. Trong quá trình đào tạo chuyên môn, cần chú ý trang bị
11
kiến thức để họ có thể làm tốt công tác chống lại sự kì thị đối với người mại dâm, bao
gồm một số kiến thức về các vấn đề sau:
- Kiến thức chung về sự kì thị đối với người mại dâm
- Những quyền lợi hợp pháp của nạn nhân
- Những dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân
Ngoài ra, cần có những hoạt động cụ thể để giúp người mại dâm tái hòa nhập cộng
đồng như tổ chức các lớp học văn hóa, học nghề, tạo việc làm,…
KẾT LUẬN
Mại dâm là một tệ nạn xã hội đang diễn ra với xu hướng ngày càng gia tăng và
phức tạp. Hiện nay, việc hợp thức hóa coi mại dâm là một nghề đang là một vấn đề gây
nhiều tranh cãi. Một số kiến nghị của các cấp lãnh đạo cũng như người dân cũng là một
trong số những thông tin, hướng đi đáng lưu ý để Đảng và Nhà nước có thể áp dụng để
xây dựng lên các chế tài sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chủ biên: Ths. Tiêu Thị Minh Hường, Ths. Lý Thị Hàm, Ths. Bùi Thị
Xuân Mai (2007), Giáo trình Tâm lý học xã hội, tập 1, Nxb Lao động- Xã hội.
2. Lê Nguyễn, Chống mại dâm- giảm bề nổi, trội bề sâu,
/>tpp.html, 28/4/2011
12
3. Minh Hải, Lây nhiễm HIV: 50% qua đường tình dục, />khoe/Lay-nhiem-HIV-50-qua-duong-tinh-duc/65312852/248/, 22/8/2012.
4. Phạm Tuyên, 77% gái mại dâm nhiễm HIV không sử dụng thường xuyên bao
cao su, />xuyen-bao-cao-su/70014156/157/, 14/6/2005.
5. Thanh Trầm, Thu nhập của gái mại dâm gấp 2,5 lần nhóm thu nhập cao,
/>575846.htm
6. Tổng cục Thống kê, Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
13