Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN MÔN: PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.63 KB, 13 trang )

Tiểu luận cuối kỳ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

---š & › ---

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
MÔN: PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Giảng viên :

TS. Nguyễn Tuấn Anh
TS. Hoàng Thu Hương

Học viên thực hiện: Bùi Văn Dương
Lớp:

Cao học CTXH 2

Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Nội dung vấn đề
1


Tiểu luận cuối kỳ
“Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí vừa ký văn bản kiến nghị
trung ương tiến hành công tác quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại khu vực nhất định. Theo
đó, mục tiêu nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ đối với người mại dâm, kết hợp


đồng bộ các giải pháp hỗ trợ dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe phịng ngừa
giảm tác hại... nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn mại dâm hoạt động tràn lan
ngoài cộng đồng. Văn bản trên cũng kiến nghị cho phép TP.HCM thực hiện thí
điểm thành lập Trung tâm Cơng tác xã hội để giáo dục, hỗ trợ người bán dâm về
mặt tâm lý, tư vấn, tham vấn giúp đỡ họ nhận thức đúng đắn về những hành vi
vi phạm thuần phong mỹ tục để từng bước rèn luyện, sửa đổi nhân cách...”
( />1. Quan điểm về vấn đề này
Thực tế, TP HCM là nơi có tình hình mại dâm phức tạp nhất cả nước.
Nhiều năm qua, thành phố luôn là lá cờ đầu, là nơi có nhiều sáng kiến, biện pháp
đổi mới về cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội.
Theo ý kiến riêng của cá nhân, tôi cho rằng đề xuất gom các cơ sở kinh
doanh dịch vụ vào một khu vực xa trung tâm chứng tỏ Thành phố đang trăn trở,
tìm tịi biện pháp kéo giảm tính phức tạp của tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ý tưởng. Muốn thực hiện được phải có
đề án cụ thể trình cấp có thẩm quyền, lấy ý kiến các cơ quan chức năng và có
2


Tiểu luận cuối kỳ
một lộ trình thực hiện cụ thể để các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định
và xem xét.
Thực chất, nếu khơng có đề xuất quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh
thì trong những văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định việc những cơ sở
dịch vụ nhạy cảm phải cách xa khu dân cư, cách xa trường học; hay quy định về
các cơ sở sử dụng tiếp viên, phải đăng ký khám chữa bệnh.
Tiến hành công tác quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại khu vực nhất định và những
mục tiêu mà thành phố đưa ra xét trên khía cạnh nào đó là một đề xuất tốt nhưng
theo tôi, tôi không chấp nhận đề xuất của thành phố trong thời điểm hiện tại vì
những lý do sau:

Thứ nhất, việc gom các dịch vụ nhạy cảm lại sẽ sẽ ảnh hưởng đến thuần
phong mỹ tục truyền thống của dân tộc
Thứ hai, Sự liên quan giữa các loại hình kinh doanh nhạy cảm và mại dâm
khiến cho việc quản lý khó có thể thực hiện được.
Mại dâm ngày nay không chỉ là chuyện các cô gái đứng đường bắt khách
mà tiếp tục diễn biến phức tạp dưới các hình thức ngày càng tinh vi. Hoạt động
này khơng chỉ diễn ra tại các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán karaoke... mà
còn tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, cơ sở xơng hơi xoa bóp, spa săn
sóc da.... Mại dâm đội lốt trong các dịch vụ karaoke, massage, quán bar… Chỉ
cần khách có nhu cầu là các nhân viên phục vụ nữ sẵn sàng phục vụ. Việc tập
3


Tiểu luận cuối kỳ
trung các dịch vụ này lại có thể gây nên sự bùng phát về mại dâm, trái ngược lại
với mong muốn và mục tiêu ban đầu.
Thứ ba, cơng tác quản lý chưa đáp ứng được tình hình thực tế
.Cơng

tác quản lý cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng ta đã thay đổi

chính sách, đang xây dựng các dịch vụ hỗ trợ như y tế, tư vấn, giáo dục, hướng
nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, cấp bao cao su, điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone... để hỗ trợ giảm hại cho chị em cũng như
giúp chị em từng bước bỏ hoạt động bán dâm. tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc
làm, một bộ phận sinh hoạt ở các nhóm tự lực.
Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá
trình để hình thành mạng lưới và hồn thiện nên cần có thời gian chứ khơng thể
trong chốc lát. Chúng ta sẽ đẩy nhanh thực hiện các cơ chế, chính sách để xây
dựng tốt các dịch vụ đó từ Nhà nước, đồn thể, các tổ chức xã hội, từ thiện. Điều

này thể hiện tính nhân đạo bởi nhà nước không thể để chị em mãi mãi bị bóc lột
tình dục, đó là chưa kể thuần phong mỹ tục, đạo đức, bệnh tật, an ninh trật tự,
giống nịi...
Vì thế, việc quản lý như thế nào để khu này khơng trở thành khu đèn đỏ
thì cần phải có Đề án rất cụ thể. Quy hoạch này cũng cần tính tốn để vừa mang
tính khả thi về quản lý, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, nhận thức và hành vi của những người làm công việc nhạy cảm.

4


Tiểu luận cuối kỳ
Nhiều chị em làm ở các dịch vụ nhảy cảm dễ chuyển sang làm nghề bán
dâm. Hiện tượng chị em làm ở các dịch vụ này bị ép buộc là có tuy nhiên cũng
có một bộ phận không nhỏ chị em tự nguyện làm gái bán dâm trong các cơ sở
này. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập lớn kiếm được từ việc bán dâm, nhiều
chị em lười lao động lại muốn hưởng thụ và sống trong sung sướng. Bây giờ khi
thực hiện quy hoạch sẽ làm cho các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm có cơ hội phát
triển rầm rộ về quy mô dễ dẫn đến bùng phát nạn mại dâm
Thứ năm, bài học trên thế giới và thực tế tại Việt Nam
Việc quy hoạch các dịch vụ nhạy cảm ở Thái Lan đã dẫn đến việc hình
thành nên các “khu đèn đỏ”. Tuy mại dâm ở những nơi này hoạt động rầm rộ
khiến cho nhiều người lầm tưởng là Thái Lan công nhận mại dâm là một nghề
hợp pháp nhưng quốc gia này khơng chính thức cơng nhận nghề mại dâm. Trên
thế giới, hiện có khoảng 20 nước hợp pháp hoá mại dâm. Những người ủng hộ
việc hợp pháp hoá mại dâm thường cho rằng, các nước hợp pháp hóa mại dâm
đều là những nước tiên tiến. Nhưng thực tế, trong số 40 nước có thu nhập bình
quân đầu người cao nhất thế giới, chỉ có 5 nước hợp pháp hóa mại dâm, 35 nước
cịn lại đều cấm mại dâm ở các mức độ khác nhau. 15 nước hợp pháp hóa mại
dâm cịn lại phần lớn đều là những nước nghèo có pháp luật lỏng lẻo, tội phạm

lũng đoạn chính quyền và nạn bn người diễn ra công khai.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy các giải pháp như thành phố Hồ Chí Minh
đưa ra đã không mang lại hiệu quả cao. Nhiều chủ cơ sở dịch vụ nhạy cảm khi
5


Tiểu luận cuối kỳ
vi phạm bị lập biên bản thì ung dung mở cơ sở khác và khơng thèm đóng phạt,
còn những người làm việc tại các cơ sở này liên tục thay đổi địa bàn hoạt động,
khi bị kiểm tra thì dạt sang địa bàn giáp ranh để thốt thân.
2.Giải pháp đối với vấn đề mại dâm
2.1. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực trong phịng, chống mại dâm
Trong điều kiện nguồn lực và ngân sách có hạn, để nâng cao chất lượng
và sự đa dạng của hoạt động phịng, chống tệ nạn mại dâm thì việc xã hội hóa
nguồn lực cho các hoạt động này trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết.
Trước hết là đa dạng hóa các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ
phòng, chống mại dâm nhằm cung cấp các dịch vụ đa dạng và chất lượng.
Phương hướng thứ hai để thực hiện xã hội hóa chính là đa dạng hóa nguồn
tài chính và cơ cấu lại nguồn lực cho cơng tác phòng, chống mại dâm, từng bước
tăng nguồn thu từ quỹ bảo hiểm y tế và đóng góp của người hưởng dịch vụ để
tạo nguồn thu ổn định và bền vững, giảm dần mức độ lệ thuộc vào nguồn viện
trợ.
Để thực hiện được tốt phương hướng này thì ngân sách nhà nước cần tiếp
tục ưu tiên đầu tư nguồn lực cho cơng tác phịng, chống mại dâm. Trong đó, tập
trung chủ yếu vào cơng tác dự phịng, dạy nghề tạo việc làm cho đối tượng tái
hòa nhập cộng đồng và thực hiện các chính sách chế độ cho cơng chức, viên
chức tham gia công tác này.

6



Tiểu luận cuối kỳ
Mặt khác, cần tiếp tục tranh thủ và phát huy tối đa nguồn viện trợ của các
tổ chức quốc tế thông qua hợp tác song phương và đa phương. Thực hiện việc
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chương trình, dự án .
Ngồi ra, việc huy động sự đóng góp của người sử dụng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của đối tượng mại dâm chủ yếu thông qua bảo hiểm y tế là rất
quan trọng

2.2.Cần cách tiếp cận mới đối với vấn đề xã hội nhạy cảm
Theo Quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/6/2012 quy định một số vấn đề
mới đối với công tác phòng, chống mại dâm, đặc biệt là quy định việc các đối
tượng hoạt động mại dâm không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc như trước đây c thì kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu người mại
dâm bị phát hiện sẽ chỉ bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính (phạt 300.000
đồng nếu vi phạm lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm), sau đó sẽ giao cho
chính quyền nơi người đó cư trú có trách nhiệm giáo dục và giúp đỡ để họ hịa
nhập cộng đồng.
Có thể nói, đây là một bước đổi mới quan trọng, thể hiện tính nhân văn
của pháp luật đối với những người đang hoạt động mại dâm, sự đổi mới này
xuất phát từ nhận thức và cách nhìn đa chiều dựa trên các nghiên cứu khoa học
7


Tiểu luận cuối kỳ
và tình hình thực tế của các vấn đề xã hội cũng như định hướng về cách tiếp cận
mới nhằm giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề xã hội nhạy cảm mang tính lịch sử
này...
Bài học từ những năm qua về các biện pháp giáo dục bắt buộc tại các

trung tâm 05 dù có tác dụng răn đe nhưng không hề làm giảm sự phức tạp của
tình hình hoạt động mại dâm trên thực tế, mà nó chỉ làm cho những người kinh
doanh trong lĩnh vực này nghĩ ra các biện pháp để che đậy một các tinh vi nhằm
tránh sự phát hiện của cộng đồng và cơ quan chức năng, vơ hình chung giải
pháp này cũng làm cho các chương trình tiếp cận cộng đồng khó khăn hơn đối
với những người hoạt động mại dâm và ngược lại những người này cũng cố
gắng tìm mọi cách để dấu mình, khơng tham gia vào các chương trình giảm tác
hại, các chương trình hỗ trợ xã hội khác mà các cơ quan, tổ chức đang làm để dự
phòng lây nhiễm HIV và các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm
thiểu đáng kể cho vấn đề bảo tồn nịi giống.
Vì vậy, điều quan trọng hiện nay chỉ có thể là các ngành, các cấp cần nhìn thẳng sự
thật tình hình để có thể làm giảm sự phức tạp đó.

Bên cạnh giải pháp truy quét, các cơ quan chức năng (chủ yếu là các
tổ chức xã hội, cơ quan phòng chống HIV) áp dụng giải pháp thứ 2 là tôn trọng
quyền con người của họ, thấu hiểu những nguy cơ dễ bị tổn thương của họ (bị
buôn bán, lạm dụng tình dục, đối mặt với nạn bạo hành của khách hàng, dễ lây
nhiễm HIV và lạm dụng ma túy…) để cố gắng tiếp cận với họ, giúp họ xây dựng
8


Tiểu luận cuối kỳ
kỹ năng sống (sử dụng bao cao su, bảo vệ bản thân và bảo vệ khách hàng không
bị lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm phát
hiện HIV và đăng ký điều trị HIV sớm...) để tồn tại và có quyền hy vọng vào
một tương lai tốt hơn, giải pháp này cũng đồng thời tạo điều kiện để người hoạt
động mại dâm tiếp cận với nguồn sinh kế, chương trình đào tạo khác, xây dựng
kế hoạch thay đổi nghề nghiệp, cuộc sống cho riêng mình.
2.3. Đẩy mạnh và đổi mới cơng tác tuyên truyền
Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, đi

vào từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, từng khu phố để nâng cao nhận thức và
ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức về phòng chống mại dâm và giảm tác hại của tệ nạn mại
dâm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và xây dựng xã, phường lành mạnh khơng
có tệ nạn mại dâm; thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội với cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội để ngăn chặn, kiềm chế phát sinh
mới về tệ nạn mại dâm.
2.4. Lồng ghép các chương trình an sinh xã hội cho đối tượng mại dâm
Tích cực lồng ghép các chương trình an sinh xã hội với các dịch vụ
phịng ngừa, hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng cho các đối tượng mại dâm, bị bn
bán nước ngồi trở về và đối tượng có nguy cơ cao. Tổng kết các mơ hình
phịng, chống mại dâm có hiệu quả để nhân rộng.
9


Tiểu luận cuối kỳ
2.5. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra
Phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi
phạm, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, lưu hành văn hoá phẩm có nội dung đồi
truỵ, xử lý nặng hành vi mại dâm trẻ em, buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích
mại dâm.
2.6. Nâng cao hiệu quả của lực lượng chuyên trách
Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên
trách đồng thời tăng cường sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan chức năng,
các ngành, các đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống mại dâm; tăng
cường nguồn lực, nhân lực cho cơng tác phịng, chống mại dâm.
2.7. Hồn thiện các quy định pháp luật về phòng chống mại dâm
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng chống mại
dâm, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho phòng ngừa tệ nạn mại dâm.

3. Kết luận
Giống như vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới, thì dù có ở mức độ
phát triển tốt hơn, rất khó có thể loại trừ vấn đề mại dâm ra khỏi xã hội. Do vậy,
giải quyết vấn đề mại dâm phụ thuộc vào sự thay đổi tư duy và cách tiếp cận của
các cấp, các ngành xét từ góc độ giảm tác hại lây truyền bệnh tật và nhiễm HIV.
Mại dâm đã làm lây lan nhiều bệnh nguy hiểm và làm băng hoại những
giá trị văn hóa truyền thống. Hậu quả của mại dâm đem lại và những bài học từ

10


Tiểu luận cuối kỳ
các nước đã công nhận mại dâm là một nghề làm trầm trọng thêm những vấn đề
của nó. Vì thế cần có những biện pháp phịng chống mại dâm triệt để.
Tuy nhiên, dù biện pháp nào thì chúng ta cũng phải thừa nhận, mại dâm là
một vấn đề hiện hữu trong xã hội, những người hoạt động mại dâm cũng là
những con người và họ có quyền được sống, được bình đẳng đóng góp và hưởng
thụ phúc lợi xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, cơng ăn việc làm, chăm
sóc con cái … Bởi vậy các giải pháp cho vấn đề mại dâm cần đạt đến mục tiêu
tôn trọng quyền cơ bản của con người, tồn dân vì giống nịi vì một dân tộc phát
triển khỏe mạnh và khơng có HIV/AIDS.
Để hướng tới mục tiêu này, đòi hỏi các nhà quản lý các cấp cần xem xét
kỹ lưỡng các giải pháp để lựa chọn cách giải quyết vấn đề hữu hiệu nhất cho
mục tiêu phát triển của con người và đất nước.

11


Tiểu luận cuối kỳ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Hiền, “Cần cách tiếp cận mới đối với vấn đề xã hội nhạy cảm”
( />
cach-tiep-can-moi-doi-voi-

van-de-xa-hoi-nhay-cam/8205.vgp)
2. />
12


Tiểu luận cuối kỳ
3.

( />
kinh-doanh-nhay-cam.html)

13



×