Tải bản đầy đủ (.pdf) (490 trang)

Tài liệu cập nhật kiến thức kinh tế tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 490 trang )

1

MỤC LỤC
Chuyên đề 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI NĂM 2011
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT
NAM 12
1.1. KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2011 12
1.2. ĐIỀU CHÍNH CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÓM NƢỚC 17
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI VIỆT NAM 19
Chuyên đề 2. KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
VIỆT NAM NĂM 2010-2011 22
1.4. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2010 22
1.5. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM 27
1.6. KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2011: MỤC TIÊU, DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU 28
1.7. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TIỀN TỆ THẮT CHẶT 31
Chuyên đề 3. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN
2011-2020 35
1.8. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA GIAO ĐOẠN
2001-2010 35
1.9. NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2011-
2020 39
1.10. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2020 40
1.11. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 45
Chuyên đề 4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM NĂM 2010 – 2011 46
1.12. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2010 46
1.13. ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2011 51
Chuyên đề 5. CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 53
1.14. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH 53


1.15. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ TÁI CƠ
CẤU LẠI NỀN KINH TẾ 58
2

Chuyên đề 6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC NĂM 2010 VÀ PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ
NGÂN SÁCH NĂM 2011 65
1.16. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
NĂM 2010 65
1.17. PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NĂM 2010 71
Chuyên đề 7. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG NĂM 2011 81
1.18. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƢƠNG NĂM 2010 81
1.19. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƢƠNG NĂM 2010 88
Chuyên đề 8. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG 93
1.20. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THUẾ MÔI TRƢỜNG 93
1.21. MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG LUẬT THUẾ MÔI TRƢỜNG 98
1.22. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 98
1.23. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 106
Chuyên đề 9. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ SỬ DỤNG
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 110
1.24. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI
NÔNG NGHIỆP 110
1.25. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI
NÔNG NGHIỆP 110
1.26. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 114

Chuyên đề 10. ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
PHÙ HỢP VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ
GIAI ĐOẠN 2011-2020 117
1.27. MỘT SỐ KẾT QUẢ CẢI CÁCH QUẢN LÝ THUẾ GIAI ĐOẠN 2006
- 2010 117
1.28. CÁC YẾU TỐ HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 122
1.29. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH QUẢN LÝ
THUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 126
3

Chuyên đề 11. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG, QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 132
1.30. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TOÀN
DIỆN ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
CÔNG VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 132
1.31. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN THEO
NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG 139
1.32. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 149
Chuyên đề 12. TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG VÀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU 147
1.33. QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH GIA CÔNG HÀNG
HÓA VÀ NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU, VẬT TƢ ĐỂ SẢN XUẤT
XUẤT KHẨU 147
1.34. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HẢI QUAN 167
Chuyên đề 13. HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỂM TRA SAU THÔNG

QUAN TRONG LĨNH VỰC TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU 174
1.35. TỔNG QUAN VỀ GIÁ HẢI QUAN 174
1.36. MÔ HÌNH HỆ THỐNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG
LĨNH VỰC TRỊ GIÁ HẢI QUAN. 180
1.37. NHỮNG KHÓ KHĂN BẤT CẬP CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ. 182
1.38. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC TRỊ GIÁ. 192
Chuyên đề 14. QUY ĐỊNH MỚI CỦA NHÀ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH NGÂN SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NGHIỆP VỤ KHO BẠC NHÀ NƢỚC 204
1.39. KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 204
1.40. NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ CAM KẾT CHI 230
Chuyên đề 15. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC 246
1.41. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÀI SẢN: 246
4

1.42. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƢỚC 251
1.43. QUẢN LÝ KẾT THÖC QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ
NƢỚC 260
Chuyên đề 16. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 269
1.44. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI
SẢN NHÀ NƢỨC ÁP DỤNG ĐỔI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP 269
1.45. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP 273
1.46. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 278

Chuyên đề 17. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI SỞ
HỮU DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƢỚC 281
1.47. TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI, SẮP XẾP, CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC 281
1.48. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 282
1.49. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SẮP XẾP, CỔ PHẦN
HOÁ DOANH NGHỆP NHÀ NƢỚC TRONG TỜƠI GIAN TỚI. 284
Chuyên đề 18. PHƢƠNG PHÁP THANH TRA TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 288
1.50. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MỘT CUỘC THANH TRA TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP 288
1.51. CÁC BƢỚC CHUẨN BỊ THANH TRA 289
1.52. TIẾN HÀNH THANH TRA 291
1.53. KẾT THÖC THANH TRA 334
Chuyên đề 19. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƢỚC 337
1.54. SỰ CẦN THIẾT. 337
1.55. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN 338
1.56. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ GIÁM SÁT TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƢỚC. 340
1.57. VAI TRÕ CỦA BỘ PHẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC
CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. 344
5

Chuyên đề 20. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ
MỘT SỐ DỰ BÁO NĂM 2011 347
1.58. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG TẠI HOSE VÀ HNX347
1.59. THỊ TRƢỜNG UPCOM VÀ OTC 355
1.60. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP 357
1.61. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TTCK VIỆT NAM

NĂM 2010 360
1.62. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO 367
Chuyên đề 21. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ KHẢ
NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 371
1.63. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 371
1.64. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 376
1.65. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 378
Chuyên đề 22. THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 383
1.66. THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH 383
1.67. AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 386
1.68. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
Ở VIỆT NAM 389
Chuyên đề 23. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP CẦN QUAN TÂM TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM 396
1.69. VẤN ĐỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN
CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ NGOẠI TỆ 397
1.70. VẤN ĐỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 402
1.71. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN. 406
1.72. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÕNG 411
1.73. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC VỀ KẾ TOÁN 420
Chuyên đề 24. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 431
1.74. BCTC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BCTC 431
6

1.75. PHÂN TÍCH BCTC TRONG HOẠT ĐỘNG KT,TT TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP 437
Chuyên đề 25. THANH TRA TÀI CHÍNH VÀ HƢỚNG ĐỔI MỚI TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 459
1.76. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA TÀI CHÍNH 459
1.77. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI
CHÍNH 462
1.78. PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI
CHÍNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 472

7

8

MỞ ĐẦU

Năm 2010 đã có nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới cũng nhƣ kinh tế
Việt Nam. Mặc dù kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng kinh tế tài
chính thế giới 2008, nhƣng tốc độ tăng trƣởng chung không cao. Bên cạnh đó giá
hàng hoá và nguyên vật liệu gia tăng làm cho thế giới phải đối mặt với vấn đề lạm
phát ngày càng trầm trọng, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Trong bối cảnh đó
xu thế điều chỉnh chính sách của các nƣớc phát triển chuyển sang trọng tâm thực
hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát.
Nhìn chung, kinh tế thế giới năm 2010 chƣa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều
yếu tố bất lợi có ảnh hƣởng tác động nhiều mặt đến hoạt động kinh tế tài chính nƣớc
ta.
Ở trong nƣớc, mặc dù tốc độ tăng trƣởng năm 2010 đạt mức 6,8% vƣợt chỉ tiêu
so với kế hoạch, song chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao vƣợt qua mọi dự báo, đạt mức hai
con số (11,75%). Những tháng đầu năm 2011, mức làm phát đã đạt mục tiêu kế hoạch cả
năm mà Quốc hội đề ra. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam phải thay đổi mục tiêu
điều hành chính sách, chú trọng đặc biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt

chặt, thận trọng để kiềm chế mức lạm phát cao, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an
ninh xã hội. Vì vậy, tổng kết và đánh giá thực trạng hoạt động tài chính tiền tệ năm 2010
có ý nghĩa quan trọng để đề ra mục tiêu và công cụ chính sách phù hợp với năm 2011 –
năm có nhiều biến động phức tạp về các vấn đề kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mức lạm phát
cao.
Với ý nghĩa đó, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính xuất bản cuốn sách chuyên
khảo “Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt Nam năm 2010-2011” để sử dụng cho các
lớp bồi dƣỡng cập nhật kiến thức về kinh tế - tài chính cho cán bộ công chức, viên chức
làm công tác quản lý tài chính trong ngành Tài chính cũng nhƣ cả nƣớc. Cuốn sách cũng
đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ giảng dạy, sinh viên các
trƣờng đại học thuộc chuyên ngành kinh tế - tài chính. Tham gia biên soạn là các cán bộ
lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đang công tác
trong ngành Tài chính.
Tuy nhiên, do thời gian biên tập còn hạn hẹp, trong khi các chính sách kinh tế tài
chính, tiền tệ lại luôn thay đổi và biến động, khiến cho tình hình và tƣ liệu trong cuốn
sách khó cập nhật kịp thời. Ban biên tập rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của độc giả để
hoàn thiện cuốn sách.

BAN BIÊN TẬP




9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
CCHQ Công chức hải quan
CCQĐT Chứng chỉ quỹ đầu tƣ

CK Cửa khẩu
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CNY Đồng Nhân dân tệ
CPH Cổ phần hóa
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CQK Cơ quan khác
CSTK Chính sách tài khóa
CSTT Chính sách tiền tệ
CTCK Công ty chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
CTNY Công ty niêm yết
CTQLQ Công ty quản lý quỹ
DN Doanh nghiệp
DNĐTNN Doanh nghịêp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐTPT Đầu tƣ phát triển
ECB Ngân hàng trung ƣơng Châu Âu
EU Liên minh Châu Âu
FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
FPI Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
GDCK Giao dịch chứng khoán
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT Gía trị gia tăng
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐQT Hội đồng quản trị

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IPO Hoạt động phát hành chào bán chứng khoán
Kiểm tra – Điều chỉnh”
KTSTTQ Kiểm tra sau thông quan
M2 Tổng phƣơng tiện thanh toán
MB Tiền cơ bản
MBO Quản lý theo mục tiêu
MT Mục tiêu
NDA Tài sản có trong nƣớc ròng
NĐTNN Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
NĐTTN Nhà đầu tƣ trong nƣớc
10

NER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
NFA Tài sản có ngoại tệ ròng
NHCT Ngân hàng Công thƣơng
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc
NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
NHTW Ngân hàng trung ƣơng
NSĐP Ngân sách địa phƣơng
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
NSTW Ngân sách Trung ƣơng
PDCA Vòng điều khiển “Kế hoạch – Thực hiện –
QĐTCK Quỹ Đầu tƣ chứng khoán
QLRR Quản lý rủi ro
QTTTHQ Quy trình thủ tục hải quan
REPO Giao dịch mua có kỳ hạn

SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán
SWAP Hoán đổi
TBCN Tƣ bản chủ nghĩa
TCT Tổng công ty
TCTD Tổ chức tín dụng
TĐCN Tập đoàn công nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phƣơng
TQM Quản lý chất lƣợng toàn diện
TTCK Thị trƣờng chứng khoán
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTHQ Thủ tục hải quan
TTLKCK Trung tâm lƣu ký chứng khoán
TTTC Thị trƣờng tài chính
TTTD Thị trƣờng tín dụng
TTTT Thị trƣờng tiền tệ
UBCK Ủy ban Chứng khoán
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán nhà nƣớc
UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
USD Đô la Mỹ
VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Viện Nghiên cứu cạnh tranh Việt Nam (thuộc VCCI)
VNCI Vietnam Competitiveness Initiative
VND Đồng Việt Nam
VPĐD Văn phòng đại diện
WCO Tổ chức hải quan thế giới
WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới

11

XDCB Xây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XNK Xuất nhập khẩu


12

CHUYÊN ĐỀ 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
NĂM 2011 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM

ThS. Đỗ Thị Phƣơng Anh
Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính

1.1. KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2011
Trong năm 2011, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, (Báo cáo về “Triển
vọng kinh tế toàn cầu” (Global Economic Prospects) của World Bank đƣợc công bố
ngày 12/1/2011, và báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh tế thế giới” (World
Economic Prospects) của IMF công bố ngày 25/1/2011), kinh tế thế giới sẽ tiếp tục
phục hồi sau khủng hoảng nhƣng tốc độ tăng trƣởng sẽ chậm hơn trong năm 2011-
2012. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với một số rủi ro:
Để đảm bảo phục hồi vững chắc, cần có các chính sách kịp thời để giải quyết
vấn đề nợ công và tài khoá của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, và điều chỉnh sự
mất cân đối tài khoá và cải cách các hệ thống tài chính ở các nƣớc phát triển.
Giá hàng hoá tăng cao và lạm phát tiếp tục tăng đang là vấn đề mà các nền
kinh tế phải đối mặt, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Dòng vốn nƣớc ngoài vào
khu vực các nƣớc mới nổi gia tăng cũng là rủi ro lớn.
Xu thế điều chỉnh chính sách của các nƣớc nhìn chung vẫn tiếp tục các mục

tiêu củng cố tài khóa hỗ trợ cải cách cơ cấu, chính sách tiền tệ thắt chặt đối phó với
lạm phát.
1.1.1. Tăng trưởng
Theo IMF, dự báo tăng trƣởng GDP của thế giới giảm từ mức 5% của năm
2010 xuống còn 4,4% trong năm 2011 và 4,5% trong năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng
GDP của các nƣớc phát triển sẽ giảm từ mức 3% của năm 2010 xuống còn 2,5%
trong năm 2011 và 2012. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đƣợc dự báo
tăng trƣởng ở mức 6,5% trong năm 2011 và 2012, thấp hơn so với con số 7,1% của
năm 2010. Trong đó, các nƣớc đang phát triển Châu Á sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng
8,4% trong năm 2011 và 2012, thấp hơn so với mức 9,3% của năm 2010.
Tốc độ tăng trƣởng GDP ở các nƣớc, khu vực cụ thể nhƣ sau:
- Mỹ: IMF đã điều chỉnh dự báo về tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Mỹ lên
3% trong năm 2011, ƣớc đạt 2,8% trong năm 2010 nhờ sự tăng trƣởng mạnh của
các hoạt động chi tiêu và sản xuất đã tăng mạnh trong quý 4/2010
1
. Tuy nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp cao (dự báo vẫn ở mức 9% trong năm 2011)
2
vẫn là mối quan tâm hàng


1
Chi tiêu dùng Mỹ đã tăng 4,4% trong quý 4/2010 so với cùng kỳ năm trƣớc, mức tăng mạnh nhất
trong ít nhất 4 năm trở lại đây.
2
Theo dự báo của Financial Forecast
13

đầu của nền kinh tế Mỹ, mặc dù chi tiêu tiêu dùng, tăng trƣởng kinh tế và xuất khẩu
có thể kích thích thị trƣờng việc làm đi lên.

- Khu vực đồng Euro: IMF dự báo tăng trƣởng khu vực đồng Euro sẽ giảm
từ mức 1,8% của năm 2010 xuống còn 1,5% trong năm 2011 và 1,7% trong năm
2012. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu và các vấn đề tài khoá (thâm hụt) sẽ tiếp tục đe doạ
đà phục hồi và tăng trƣởng của cả khu vực này trong năm 2011-2012.
- Nhật Bản: Theo IMF, tốc độ tăng trƣởng GDP của Nhật sẽ giảm mạnh từ
mức 4,3% trong năm 2010 xuống còn 1,6% trong năm 2011 và 1,8% trong năm
2012. Xu thế tăng giá mạnh của đồng Yên Nhật trong năm 2010 đã ảnh hƣởng
mạnh đến khả năng xuất khẩu của nƣớc này, trong khi cầu nội địa liên tục thấp sẽ
tiếp tục là gánh nặng cho triển vọng tăng trƣởng Nhật Bản trong trung hạn. Mặc dù
vậy, theo Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản (BOJ), tình hình xuất khẩu và sản xuất
đang có dấu hiệu phục hồi, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng đối với kinh tế toàn cầu.
- Trung Quốc: IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trƣởng chậm lại
trong năm 2011 với mức dự báo 9,6%, thấp hơn so với con số 10,3% của năm 2010.
Tuy nhiên, kinh tế nƣớc này đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng. Theo
báo cáo của Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc (PoC) ngày 30/01/2011, dòng vốn
vào mạnh, chi phí lao động và tài nguyên tăng cao sẽ khiến áp lực lạm phát lên cao
hơn. Tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc do đó đƣợc dự báo sẽ hạ nhiệt trong hai năm
tới do chính phủ có thể rút đi các kế hoạch kích thích tài khóa, hạn chế một số lĩnh
vực nhƣ nhà đất tăng trƣởng quá nóng, thắt chặt chính sách tiền tệ để làm giảm áp
lực giá tăng.
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị: %/năm so với năm trước)



2009


2010


Dự báo
Điều chỉnh so với dự
báo tháng 10/2010
2011
2012
2011
2012
Thế giới
-0,6
5,0
4,4
4,5
0,2
0,0
Các nƣớc phát triển
-3,4
3,0
2,5
2,5
0,3
-0,1
- Mỹ
-2,6
2,8
3,0
2,7
0,7
-0,3
- Khu vực đồng Euro
-4,1

1,8
1,5
1,7
0,0
-0,1
- Nhật Bản
-6,3
4,3
1,6
1,8
0,1
-0,2
- Các nƣớc CN mới Châu
Á
-0,9
8,2
4,7
4,3
0,2
-0,1
Các nƣớc mới nổi và đang
phát triển
2,6
7,1
6,5
6,5
0,1
0,0
- Trung và Đông Âu
-3,6

4,2
3,6
4,0
0,5
0,2
- Trung Quốc
9,2
10,3
9,6
9,5
0,0
0,0
- Ấn Độ
5,7
9,7
8,4
8,0
0,0
0,0
- ASEAN-5
*
1,7
6,7
5,5
5,7
0,1
0,1

(Ghi chú: * ASEAN-5 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam)
(Nguồn: IMF. World Economic Outlook Update. 25 January, 2011)

14


1.1.2. Lạm phát và giá cả hàng hóa
Mặt bằng giá thế giới tiếp tục xu hƣớng tăng đặc biệt là giá nguyên nhiên liệu
phục vụ sản xuất. Các nguyên nhân gây nên sức ép lạm phát là do các chính sách nới
lỏng tiền tệ của các nƣớc trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Chƣơng
trình kích thích của FED tiếp tục trong năm 2010 cũng gây ra nhiều lo ngại rằng chính
sách này sẽ dẫn tới lạm phát cao. Mặt khác, mức lãi suất thấp của nƣớc Mỹ, cộng thêm
một lƣợng tiền lớn đƣợc bơm ra, cũng có nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản ở các quốc gia
khác và gây bất ổn định về tỷ giá. Những bất ổn chính trị của khu vực Trung Đông cũng
là những yếu tố góp phần làm giá dầu, giá vàng biến động.
Lạm phát đã bắt đầu xuất hiện ngay từ trong năm 2010. Đặc biệt trong các
tháng cuối năm 2010, lạm phát đã có sự gia tăng rõ rệt ở một số nƣớc. Tính đến thời
điểm tháng 12/2010, có thể thấy nguy cơ lạm phát đã bắt đầu rõ nét hơn ở nhiều
nƣớc, lạm phát bắt đầu gia tăng ở một số nền kinh tế nhƣ Öc, Canada và khu vực
các nƣớc mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc
1
. Các nhóm nƣớc có tỷ lệ lạm phát bình
ổn suốt từ đầu năm 2010 nhƣ EU, Anh thì chỉ số lạm phát cũng đã bắt đầu tăng từ
tháng 10. Xu hƣớng tăng giá vẫn tiếp tục trong các tháng đầu năm 2011. Chỉ tính
riêng trong tháng 1/2011, chỉ số giá các mặt hàng cơ bản trong tháng 1/2011 đã tăng
4% so với tháng 12/2010 và tăng 24,4% so với tháng 1/2010. Chỉ số giá lƣơng thực
tháng 1/2011 tăng 3,5% so với tháng 12/2011 và tăng 32% so với tháng 1/2011.
Chỉ số các mặt hàng cơ bản theo theo tháng
0
20
40
60
80

100
120
140
160
180
200
Thg1-10
Thg2-10
Thg3-10
Thg4-10
Thg5-10
Thg6-10
Thg7-10
Thg8-10
Thg9-10
Thg10-10
Thg11-10
Thg12-10
Thg1-11
Chỉ số giá các mặt hàng chủ
chốt
Chỉ số giá thực phẩm

(Nguồn: IMF cập nhật 8/2/2011)
Nguyên nhân lạm phát ở các nƣớc phát triển chủ yếu là do giá nhiên liệu
tăng, ngƣợc lại ở các nƣớc mới nổi, bên cạnh yếu tố tăng giá nguyên liệu còn do


1
So với các nƣớc mới nổi, Trung Quốc vẫn tiếp tục phải đối mặt với sức ép lạm phát trong các

tháng cuối năm bất chấp hàng loạt nỗ lực nhằm kiểm soát giá của Chính phủ nƣớc này nhƣ tăng lãi suất
cơ bản, hạn chế tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng nóng. Trong tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng
5,1% so cùng kỳ năm trƣớc, giá thực phẩm tăng tới 11,7%.
15

yếu tố tăng giá tiêu dùng, giá lƣơng thực
1
… Giá lƣơng thực và năng lƣợng tăng
càng gây thêm sức ép lạm phát không chỉ cho các nƣớc mới nổi và đang phát triển
mà cả đối với các nƣớc phát triển.
Theo IMF, trong năm 2011, áp lực tăng giá hàng hóa sẽ vẫn tiếp tục, tỷ lệ
lạm phát của toàn cầu ƣớc tính lên tới 3,14% năm 2011. Riêng khối các nƣớc phát
triển, tỷ lệ lạm phát là 1,4%, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức lạm
phát dự kiến là 5,1%.
Thị trường dầu thô: Sau khi liên tục tăng giá trong nửa cuối năm 2010, giá
cả hàng hoá trên thị trƣờng thế giới đầu năm 2011 đã lại tiếp tục xu hƣớng tăng và
mức tăng giá mạnh hơn trong tháng 2
2
trƣớc sự bất ổn về chính trị tại Trung Đông,
tình hình thời tiết lạnh khắc nghiệt tại Châu Âu và Mỹ, cùng hạn hán tại Trung
Quốc. Trong báo cáo tại Hội nghị Bộ trƣởng Tài chính G20 ngày 18/02, IMF đã
nâng mức dự báo giá dầu thô năm 2011 lên đến 94,75 USD/thùng sau những căng
thẳng ở khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh hiện nay, một số phân tích lo ngại về
khả năng chiến sự có thể khiến giá dầu tăng thêm khoảng 20 - 30 USD/thùng và khi
đó thế giới có thể lại rơi vào một đợt suy thoái mới.
1.1.3. Thị trường vàng
Giá vàng cũng tiếp tục biến động trong năm 2011. Sau khi suy giảm trong
tháng 1, giá vàng trên thị trƣờng thế giới diễn biến theo xu hƣớng tăng giá trong
tháng 2 và đã có thời điểm vọt lên mức cao nhất trong 7 tuần sau mốc 1421,6
USD/ounce ngày 31/12/2010. Nguyên nhân khiến giá vàng leo thang trong những

tháng đầu năm là do gia tăng nhu cầu mua vàng tích trữ nhƣ một kênh đầu tƣ an
toàn để đối phó với lạm phát (Trung Quốc) và tình hình căng thẳng tại Trung Đông.
Theo Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), sau khi đạt mức cao nhất
trong 10 năm vào năm 2010, dự báo nhu cầu vàng toàn cầu sẽ còn mạnh trong năm
2011, mặc dù mức độ tăng có thể chậm lại so với năm trƣớc. Theo Goldman Sachs,
môi trƣờng lãi suất thấp và chƣơng trình nới lỏng định lƣợng của Mỹ sẽ khiến giá
vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011, đạt mức đỉnh 1.750USD/ounce vào năm 2012
và mức giá vàng trung bình năm 2012 là 1.700USD/ounce.
1.1.4. Dòng vốn đầu tư
FDI vào khu vực các nƣớc mới nổi và đang phát triển phục hồi chậm; trong
khi dòng vốn đầu tƣ theo danh mục vẫn tiếp tục biến động bất thƣờng gây sức ép
lên tỷ giá và tạo nguy cơ bong bóng


1
Liên hiệp quốc cũng cảnh báo rủi ro việc giá lƣơng thực thế giới có xu thế biến động phức tạp do sự gia
tăng của tình trạng thời tiết cực đoan trên toàn cầu, bất ổn chính trị ở khu vực Trung Đông, nhu cầu tiêu thụ gia tăng
và tình trạng đầu cơ. Giá lƣơng thực thế giới đã tăng 15% trong vòng 4 tháng kể từ tháng 10/2010 đến tháng 1 năm
2011.
2
Trong phiên giao dịch ngày 23/2, chỉ số giá Thomson Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hóa nguyên
liệu thô đã đạt mức 348,81điểm, cao hơn 4,81% so với mức 332,8 điểm ngày 31/12/2010.

16

Theo dự báo của IMF, dòng vốn đầu tƣ vào khu vực các nƣớc mới nổi và
đang phát triển phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010 nhờ triển vọng tăng trƣởng kinh
tế khả quan hơn của khu vực này so với khối các nƣớc phát triển, đặc biệt là dòng
vốn FDI. Tuy nhiên, dự báo tổng vốn FDI vào khu vực này trong năm 2011 vẫn
chƣa phục hồi đƣợc so với mức trƣớc khủng hoảng. Dòng vốn đầu tƣ theo danh

mục vẫn tiếp tục biến động bất thƣờng và là thách thức cho khối các nƣớc mới nổi
và đang phát triển.
Theo nhận định của WB trong tháng 1/2011, đƣợc thúc đẩy bởi tổng các
phƣơng tiện thanh toán toàn cầu rất dồi dào nhằm tìm kiếm lợi nhuận, kết hợp với
kỳ vọng về tăng trƣởng mạnh mẽ hơn trong khu vực so với bên ngoài, òng vốn toàn
cầu vào khu vực các nƣớc mới nổi và đang phát triển có thể lên tới 800 tỷ USD
trong năm 2010 và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011. Dòng vốn chảy vào lớn hơn
giúp nâng cao tỷ giá dù cho thị trƣờng ngoại hối đã có sự can thiệp của các Ngân
hàng trung ƣơng và có thể tạo ra nguy cơ bong bóng. Theo Standard Chartered Plc,
các nền kinh tế mới nổi phải có những can thiệp chính sách nhanh chóng nhằm hạn
chế tác động làm gia tăng lạm phát và nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.

Dòng vốn vào khu vực các nước đang phát triển
-200
0
200
400
600
800
1000
1200
2007
2008
2009
2010
2011
Dòng vốn vào tư nhân
FDI
Đầu tư theo danh mục


(Nguồn: World Bank Global Economic Prospects 1/2011)
1.1.5. Tỷ giá của các đồng tiền chủ chốt
Trong năm 2010 đã chứng kiến diễn biến phức tạp về tỷ giá giữa các đồng
tiền nhƣ đồng USD tăng giá so với đồng Euro (6,7%), Bảng Anh (3,4%) trong khi
giảm giá với hầu hết các đồng tiền Châu Á
1
; Đồng Euro giảm giá mạnh so với hầu
hết các đồng tiền, mặc dù đã có sự phục hồi trong quý 4/2010
2
; Đồng Yên Nhật


1
Trong năm 2010, Đôla Mỹ giảm giá 13% so với đồng Yên Nhật và đạt mức giá thấp nhất trong 15
năm tại 80,54 JPY/USD vào ngày 29/10/2010. Đôla Mỹ cũng giảm giá 3,6% so với Nhân Dân Tệ; giảm giá
8,9% so với đồng Đôla Singapore; giảm 2,4% so với đồng Won Hàn Quốc trong 12 tháng năm 2010. Ngoài
xu thế giảm giá so với các đồng tiền Châu Á, Đôla Mỹ còn giảm giá 12,1% so với đồng Đôla Öc trong năm
2010. (Tính toán theo số liệu của RatesFX)
2
Tính chung cả năm 2010, đồng Euro giảm giá 19,7% so với đồng JPY, 6,7% so với đồng USD; và
giảm giá 3,7% so với đồng GBP (Tính toán theo số liệu của RatesFX)
17

tăng giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền nhƣ đồng USD (13%), Bảng Anh
(16,1%), Nhân Dân Tệ (9,3%) và đồng Euro (19,7%).
Theo dự báo của Financial Forecast, đồng USD sẽ tăng giá trong năm 2011
do các số liệu kinh tế Mỹ đƣợc dự báo sẽ có nhiều cải thiện trong nửa đầu năm
2011. Đồng USD đƣợc dự báo sẽ tăng giá so với các đồng tiền mạnh nhƣ EUR,
GBP, CHF trong nửa đầu năm 2011 và lần lƣợt đạt các mức giá 1,094 USD/EUR;
1,261 USD/GBP; 1,104 CHF/USD vào tháng 8/2010. Tỷ giá đồng Yên Nhật đƣợc

dự báo sẽ trở về mức 85,6 JPY/USD vào tháng 9/2010 do Ngân hàng Trung ƣơng
Nhật có thể sẽ tiếp tục có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế đà tăng giá của Yên
Nhật vốn đã gây nhiều tác động tiêu cực cho tăng trƣởng kinh tế nƣớc này trong
năm 2010.
Dự báo diễn biến tỷ giá đến tháng 9/2011

Thời gian dự
báo
(bình quân
tháng)

Tỷ giá
USD/EUR

Tỷ giá
USD/GBP

Tỷ giá
CHF/USD

Tỷ giá
JPY/USD

Tỷ giá
CNY/USD

Tỷ giá
KRW/USD
1/2011
1,3371

1,5782
0,9565
82,63
6,5964
1.119
2/2011
1,325
1,569
0,987
83,8
6,578
1.118
3/2011
1,290
1,533

1,018
85,1
6,546
1.125
4/2011
1,212
1,469
1,040
87,1
6,504
1.138
5/2011
1,165
1,386

1,066
87,9
6,464
1.150
6/2011
1,118
1,316
1,083
88,4
6,425
1.134
7/2011
1,091
1,280
1,106
88,0
6,380
1.120
8/2011
1,081
1,267
1,107
86,8
6,355
1.103
9/2011
1,094
1,261
1,104
85,6

6,332
1.089

(Theo dự báo của Financial Forecast, tại thời điểm 13/2/2011. Riêng đối với tỷ giá
USD/EUR dự báo tại thời điểm 8/2/2011)

1.2. ĐIỀU CHÍNH CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÓM NƢỚC
1.2.1. Chính sách tài khóa
Tiếp tục củng cố chính sách tài khóa vẫn tiếp tục là xu thế chung của các
nước trong năm 2011 tuy nhiên mức độ củng cố tài khóa có sự khác biệt lớn giữa
các nước.
Mức độ cắt giảm thâm hụt ngân sách của khối các nƣớc phát triển trong năm
2011 ƣớc tính vào khoảng 0,025% GDP. Tỷ lệ nợ cũng tiếp tục tăng vào khoảng
trên 101% GDP. Chính sách củng cố tài khóa hiện nay cũng có thể tác động tới tâm
lý của các nhà đầu tƣ, đồng thời làm giảm tăng trƣởng tiềm năng. Theo tính toán
của WB, nếu chính sách tài khóa thắt chặt thêm ở mức 1% GDP sẽ làm giảm tăng
trƣởng GDP so với kịch bản gốc trong năm 2011 và 2012 của toàn cầu là 0,6% và
18

0,9%; nhóm các nƣớc có thu nhập cao là 0,7% và 1,1%, các nƣớc đang phát triển là
0,1 và 0,2%.
- Mỹ: thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong năm 2011 do
việc tiếp tục thực hiện chính sách kích thích thông qua giảm thuế thu nhập và tăng trợ
cấp thất nghiệp.
- Nhật: mặc dù có tỷ lệ nợ cao song không chịu sức ép cao về nợ nhƣ một số
nƣớc EU vẫn tiếp tục các chính sách mang tính hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhƣ giảm
thuế doanh nghiệp, giảm thuế thừa kế. Việc giảm nguồn thu do giảm các sắc thuế trên
sẽ đƣợc bù lại bằng việc tăng thuế nhiên liệu. Ƣớc tính thâm hụt tài khóa của Nhật sẽ
vào khoảng 9,1% vào năm 2011.
- Các nƣớc EU: tiếp tục củng cố ngân sách trong năm 2011, đặc biệt là những

nƣớc có vấn đề về nợ nhƣ Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha. Các chính sách chủ yếu là
cắt giảm chi lƣơng, lƣơng hƣu. Ƣớc tính mức thâm hụt ngân sách của cả khối EU vào
khoảng 4,6% trong năm 2011.
- Các nƣớc mới nổi: Ngƣợc lại, các nƣớc mới nổi và đang phát triển, nguồn thu
tăng hơn dự kiến tạo điều kiện cho các chính phủ tăng chi tiêu. Mức thâm hụt ngân
sách của khối các nền kinh tế mới nổi vào khoảng 3,2% vào năm 2011.
Nhƣ vậy, cho tới thời điểm hiện nay, nhìn chung xu hƣớng chính sách tài khoá
của các nƣớc vẫn chú trọng tới việc đảm bảo cân đối hai mục tiêu là một mặt đảm bảo
củng cố sự phục hồi kinh tế một mặt đảm bảo kỷ luật tài khoá nhằm tránh khủng
hoảng trong tƣơng lai, cụ thể là tiếp tục thực hiện các chính sách cắt giảm thâm hụt
ngân sách và và tăng cƣờng kỷ luật tài khoá, giám sát tài chính.
1.2.2. Chính sách tiền tệ
Áp lực lạm phát khiến nhiều ngân hàng trung ương xem xét khả năng
tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2011.
Rủi ro lạm phát gia tăng trong năm 2011 khiến một số ngân hàng trung ƣơng
quyết định tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ trong khi một số khác đang xem
xét khả năng tăng lãi suất trong năm 2011.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, nhiều ngân hàng trung ƣơng, đặc biệt ở các nền
kinh tế mới nổi và đang phát triển đã tiến hành tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền
tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ƣơng đã
đƣợc bắt đầu từ tháng 1/2011 với các nƣớc Thái Lan và Hàn Quốc. Ngân hàng Trung
ƣơng Thái Lan đã nâng lãi suất cơ bản từ 2% lên 2,25% (ngày 12/1/2011), trƣớc
triển vọng lạm phát gia tăng và kinh tế Thái Lan sẽ tăng nhanh trở lại trong năm
2011
1
. Ngân hàng trung ƣơng Hàn Quốc (BOK) cũng đã tăng lãi suất cơ bản 0,25
điểm phần trăm lên 2,75% (ngày 13/1/2011), trong khi chính phủ tuyên bố các biện
pháp bình ổn giá tiêu dùng. Quyết định tăng lãi suất cho thấy mong muốn kiềm chế
lạm phát của Chính phủ nƣớc này khi nền kinh tế phục hồi, với mức lạm phát mục
tiêu 3% trong năm 2011. Động thái tăng lãi suất cũng đƣợc ghi nhận tại các nƣớc mới

nổi và đang phát triển khác nhƣ Hungary (tăng lãi suất từ 5,75% lên 6%, ngày 24/1),


1
Lạm phát của Thái Lan đã tăng 3% trong tháng 12/2010, do giá năng lƣợng và lƣơng thực tăng
19

Brazil (tăng lãi suất từ 5,75% lên 6%, ngày 24/1) và Ấn Độ (tăng từ 6,25% lên 6,5%,
ngày 25/1).
Áp lực lạm phát tăng cao cũng là một nguyên nhân cơ bản khiến Ngân hàng
Trung ƣơng Trung Quốc tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào ngày
8/2/2011 (có hiệu lực kể từ ngày 9/2). Theo đó, lãi suất vay sẽ tăng từ 5,81%/ năm
lên 6,06%/ năm; lãi suất tiền gửi cũng tăng từ 2,75%/năm lên 3%/năm. Đây là lần
tăng lãi suất thứ 3 của Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc kể từ năm 2010 đến nay.
Áp lực lạm phát cao là nguyên nhân chính buộc Ngân hàng Trung ƣơng Trung
Quốc sẽ phải tiếp tục duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ. Đối với Nhật Bản, BOJ sẽ
tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất thấp hiện tại của mình cho tới khi nền kinh tế Nhật
thoát khỏi tình trạng giảm phát.
Lãi suất chính sách của một số nước trên thế giới (%)

Mỹ
Châu
Âu
Anh
Canada
Australia
New
Zealand
Nhật
Bản

Trung
Quốc
Ấn
Độ
Hàn
Quốc
0,25
1,0
0,5
1
4,75
3
0,1
6,06
6,25
2,75

(* Tính đến ngày 23/2/2011) (Nguồn: The Forex Market)
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI VIỆT NAM
Cùng với đà phục hồi tăng trƣởng của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã vƣợt
qua giai đoạn khó khăn nhất và đạt tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối khả quan trong năm
2010 nhờ những giải pháp kích thích kinh tế
1
. Các tổ chức quốc tế đều có đánh giá tƣơng
đối tích cực về nền kinh tế Việt Nam với nhận định Việt Nam đã đối phó với khủng
hoảng một cách tích cực và đã thành công trong quá trình chuyển đổi từ việc thực hiện
các biện pháp kích thích kinh tế để đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn
2008-2009 sang các chính sách hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng ổn định.
Dự báo kinh tế Việt Nam theo tháng năm 2010 -2011




Chỉ tiêu

Quý
I/2010

Quý
II/2010

Quý
III/2010

Năm
2010
Quý I/2011


Năm
2011*

Tháng
1

Tháng
2**

Tháng
3*
GDP (%)

- Tốc độ tăng so với quý trƣớc
- Tốc độ tăng so với cùng kỳ


5,83

6,4
6,16

7,16
6,52


6,71

-

-


5,5


7,55
Gía trị sản xuất công nghiệp (%)
giá so sánh 1994
- Tốc độ tăng so với quý
trƣớc/tháng trƣớc
- Tốc độ tăng của quý/ tháng so
với cùng kỳ




13,6



13,6



13,8



14



-2,02
16,8



-19,2
17,6



10,47

21,5



11,08


1
EIU, BMI, ADB và IMF dự báo tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam năm 2010 lần lƣợt là 6,9; 6,2; 6,8 và 6,5.
20

Xuất nhập khẩu (tỷ USD)
- Kim ngạch xuất khẩu
- Kim ngạch nhập khẩu
- Thâm hụt

14,37
17,88
-3,515

18,11
20,89
-2,777

18,98
21,22
-2,244

71,6
84

-12,4

6
7
-1

5,25
6,2
-0,95

7,7
6,9
-1,2



-12
CPI (%)
- Tốc độ tăng so với quý
trƣớc/tháng trƣớc
- Tốc độ tăng so với cùng kỳ
- So với tháng 12 năm trƣớc


9,46
4,12


8,75
4,78



8,64
6,46



11,75

1,74
12,17
1,74

2,09
-
2,1

0,81
-
4,27



8,83
Bội chi theo phân loại quốc tế (tỷ
VND)
- % GDP
Bội chi theo phân loại VN
-%GDP
-830

- 0,23
-12660
-3,49
-8038
-0,94
-30.650
-3,58
-6,259
-0,46
-47325
-3,47
-59110
-3,03
-113100
- 5,8


-800


-


-
-71300
-3,14
-
120600
-5,3


(Nguồn Tổng cục thống kê; số tháng,3 và năm 2011 là dự báo của Viện CL&CSTC,**
nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư; số bội chi là chênh lệch tổng thu và tổng chi)
Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trƣởng 6,78% cho thấy sự
phục hồi tƣơng đối mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam phục hồi chủ yếu nhờ các yếu tố xuất
khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài tăng và một phần là nhờ đóng góp của tiêu dùng trong nƣớc. Dự
báo trong năm 2011, tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam sẽ đạt mức 7,55%
1
.
Tuy nhiên, so với mức tăng trƣởng trung bình 7,8%/năm của giai đoạn trƣớc
khủng hoảng 2001-2007 thì mức tăng trƣởng 6,78% trong năm 2010 và dự báo mức
7,55% trong năm 2011 vẫn thấp hơn. Theo IMF và WB, trong những năm tới kinh tế
Việt Nam sẽ vẫn trên đà phục hồi nhƣng với một tốc độ chậm và khả năng phải đến năm
2015 tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam mới đạt mức tăng trƣởng trung bình của thời kì
2001-2007.
Ngoài ra, bên cạnh xu thế phục hồi tăng trƣởng, biến động kinh tế thế giới năm
2011 cũng tác động đến kinh tế Việt Nam trên các khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, việc suy giảm tổng cầu của các nƣớc phát triển do tiêu dùng thấp; thất
nghiệp cao và nguy cơ phục hồi kinh tế chậm ở Mỹ, Nhật; và chính sách tài khoá có xu
hƣớng thắt chặt ở EU có thể ảnh hƣởng tới tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do đây
là những thị trƣờng lớn của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc khi
quyết định sản lƣợng và mặt hàng xuất khẩu cũng nhƣ xuất khẩu lao động Việt Nam
trong 10 tháng còn lại của năm 2011. Trong năm 2010, mặc dù xuất khẩu đạt 71,6 tỷ
USD, tăng 16,8% so với năm 2008, là năm trƣớc khi xuất khẩu chịu tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu song việc suy giảm tổng cầu thế giới cũng sẽ vẫn là yếu
tố bất lợi cho Việt Nam trong bối cảnh thâm hụt thƣơng mại cao hiện nay. Trong năm
2010, thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam là 12,4 tỷ USD và dự báo trong năm 2011,
mức thâm hụt cũng vẫn ở mức cao là 12 tỷ USD.
Thứ hai, giá cả thế giới vẫn tiếp tục xu hƣớng tăng mạnh cùng các yếu tố nhƣ các
bất ổn kinh tế, chính trị, khủng hoảng nợ trên thế giới, nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực
vẫn sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát của Việt Nam trong năm 2011. Chỉ tính riêng

trong 2 tháng đầu năm, lạm phát đã ở mức 3,87%, bằng 55% kế hoạch lạm phát cả năm


1
Theo dự báo của Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính, tháng 2011.
21

2011 do quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã tăng 2,09% so với tháng 1/2010;
và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu so sánh với các tháng 2 giai đoạn 2000-
2011 thì thấy rõ, mức tăng CPI tháng 2/2011 chỉ thấp hơn mức tăng của 2 năm 2008-
2009. Theo dự báo của Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính, CPI năm 2011 có thể
tăng 11,52% (± 0,42%) so với năm 2010 (chƣa tính đến các điều chỉnh về giá một số mặt
hàng quan trọng trong năm).
Thứ ba, sự biến động phức tạp của các đồng tiền, cũng nhƣ dòng đầu tƣ nóng
vào các nuớc đang phát triển cũng đang và sẽ gây áp lực cho điều hành chính sách tỷ giá,
tiền tệ của Việt Nam. Nguy cơ lạm phát khiến các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát
triển nâng tỷ lệ lãi suất huy động và duy trì ở mức cao, tạo cơ hội cho dòng vốn quốc tế
đầu cơ đổ vào các nƣớc có lãi suất cao, gây nguy cơ bất ổn trong lâu dài.
Trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, thị trƣờng ngoại hối liên tục
căng thẳng. Ngày 11/2/2011, NHNN tiến hành điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ thêm 9,3% từ 18.932 VND/USD lên mức
20.693 VND/USD, đồng thời, biên độ giao dịch cũng đƣợc thu hẹp từ +/-3% xuống
+/-1%. Mức điều chỉnh lần này cũng đƣợc xem là mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997-1998. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này đƣợc xem là rất cần
thiết và không thể tránh khỏi nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch quá lớn (8-10%)
giữa tỷ giá chính thức với thị trƣờng phi chính thức. Bên cạnh các tác động tích cực
nhƣ ngăn chặn đà sụt giảm của nguồn dự trữ ngoại hối; Giúp ổn định tâm và kỳ vọng
của ngƣời ngƣời dân; Cải thiện tình trạng của cán cân thƣơng mại; Cân bằng cung
cầu ngoại tệ và tăng cƣờng lƣu thông trên thị trƣờng ngoại tệ và Tăng cƣờng tính
minh bạch trên thị trƣờng ngoại hối song đồng thời cũng tạo ra những tác động tiêu

cực lên lạm phát, khiến áp lực lạm phát tăng lên. Việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ
có áp lực lớn lên lạm phát với chi phí nhập khẩu nguyên liệu khi các chi phí về
nguyên liêu, máy móc tăng đã tăng trở lại đáng kể so với đáy của khủng hoảng 2 năm
trƣớc; Chất lƣợng tài sản của các ngân hàng trong nƣớc suy yếu và vấn đề quản lý
thanh khoản càng thêm trầm trọng. Hiện nay, một số ngân hàng đã phải đối mặt với
nguồn thanh khoản thắt chặt do sự thiếu hụt của các khoản tiền gửi, đặc biệt là các
khoản tiền gửi bằng USD.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần có các biện pháp để thu hút, sử dụng và quản
lý nguồn vốn nƣớc ngoài hiệu quả, sử dụng công cụ tỷ giá hợp lý tránh cho giá trị đồng
Việt Nam tăng, tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu.
Cuối cùng, các nƣớc đang phát triển có xu hƣớng điều chỉnh chính sách vĩ mô
nhằm tái cơ cấu kinh tế, phục vụ mục tiêu tăng trƣởng dài hạn và kích thích cầu tiêu
dùng trong nƣớc. Do vậy, nếu nhƣ chính sách Việt Nam không hƣớng đến mục tiêu dài
hạn thì sẽ khó cạnh tranh trong giai đoạn tới.
Theo các tổ chức quốc tế, để chuẩn bị cho giai đoạn 10 năm tới với tƣ cách là
quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải cẩn trọng trong việc duy trì sự
ổn định kinh tế vĩ mô, truyền đạt hiệu quả đƣờng lối chính sách đến với ngƣời dân đồng
thời tiếp tục thúc đẩy cải cách, để đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế nhanh, Việt Nam cần duy
trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và nhất quán trong chính sách kinh tế. Đây chính là những
vấn đề mà Việt Nam cần chú ý trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong năm
2011./.

22

CHUYÊN ĐỀ 2. KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI
CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM NĂM 2010-2011

PGS,TS. Đỗ Đức Minh
Phó Giám đốc Trƣờng BDCB tài chính


1.4. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2010
1.4.1. Bối cảnh
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chƣa thực sự ổn định và còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố bất lợi có ảnh hƣởng tác động nhiều mặt đến hoạt động kinh tế tài chính
nƣớc ta.
Ở trong nƣớc, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời
sống dân cƣ.
Năm 2010 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
2006-2010 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010; đồng thời là cơ
sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến
lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2010 với các nhóm giải pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010.
1.4.2. Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô 2010
Suy giảm kinh tế đã đƣợc ngăn chặn đƣợc, kinh tế đƣợc phục hồi và tăng trƣởng
đạt mức cao
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc sớm vƣợt qua giai đoạn khó
khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. GDP năm 2010 tăng 6,8%
so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và
quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và
cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vƣợt mục tiêu đề ra 6,5%. Với kết quả này tốc
độ tăng trƣởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc
dân bình quân đầu ngƣời năm 2010 ƣớc đạt 1.160 USD.
Trong mức tăng trƣởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 2,78%; khu vực dịch vụ tăng 7,52% và khu vực công nghiệp, xây dựng có mức
tăng cao nhất là 7,7%, tiếp tục là đầu tàu của tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản

xuất công nghiệp tháng 12/2010 theo giá so sánh 1994 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm
trƣớc, đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng các tháng trong năm. Tính chung cả
năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ƣớc tính đạt 794,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nƣớc tăng 7,4% (Trung
23

ƣơng quản lý tăng 8,9%, địa phƣơng quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nƣớc tăng
14,7%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%,
các ngành khác tăng 19,5%).
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 (%)

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
năm 2010 ƣớc tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trƣớc, nếu loại
trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm nay, kinh doanh thƣơng nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25%
so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ
đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.
1.4.3. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh nhưng hiệu quả đầu tư ngày
càng giảm
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ƣớc tính đạt
830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có
1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ƣơng và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ đƣợc Thủ tƣớng cho phép ứng trƣớc để bổ sung và đẩy nhanh tiến
độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn
đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nƣớc là 316,3 nghìn tỷ
đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nƣớc 299,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%
24


Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện giai đoạn 1995-2010


Trong vốn đầu tƣ của khu vực Nhà nƣớc, vốn từ ngân sách nhà nƣớc đạt 141,6
nghìn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tƣ cả nƣớc, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn
đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc do Trung ƣơng quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng
104,7% kế hoạch, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1336,5 tỷ đồng, bằng 131,2%;
Bộ Giao thông vận tải 8168 tỷ đồng, bằng 122,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 569
tỷ đồng, bằng 96,9%; Bộ Công Thƣơng 3602 tỷ đồng, bằng 89%; Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn 5080 tỷ đồng, bằng 87,2%; Bộ Y tế 1050 tỷ đồng, bằng 83,6%; Bộ
Xây dựng 689,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm 2010.
Vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý ƣớc tính thực hiện
98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch năm, trong đó một số địa phƣơng có số vốn
thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, bằng 88,4% kế
hoạch; Hà Nội 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 99,9%; Đà Nẵng 4,7 nghìn tỷ đồng, bằng
100,6%; Ninh Bình 4,6 nghìn tỷ đồng, bằng 283,2%; Hà Tĩnh 3,3 nghìn tỷ đồng, bằng
183,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu 3 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; Nghệ An 2,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 133,2%; Hải Phòng 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 143,6%.
Thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ
USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án đƣợc cấp
phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm
trƣớc); vốn đăng ký bổ sung của 269 lƣợt dự án đƣợc cấp phép từ các năm trƣớc với 1,4
tỷ USD. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực hiện năm 2010 ƣớc tính đạt 11 tỷ USD,
tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 8
tỷ USD. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở thị
trƣờng Việt Nam.
Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tƣ cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy
– tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực, nhƣng mặt khác lại cho thấy
những hạn chế trong hiệu quả đầu tƣ. Nếu nhƣ năm 1997, chúng ta đạt đƣợc tốc độ tăng
trƣởng 8,2% với vốn đầu tƣ chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trƣởng xấp xỉ

nhƣ vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tƣ tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong
25

khi tổng mức đầu tƣ toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trƣởng lại chỉ đạt
6,7%. Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008
1.4.4. Xuất nhập khẩu tăng nhưng thâm hụt cán cân thương mại vẫn
chưa được cải thiện
Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trƣởng đáng
khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nƣớc vốn là thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt
Nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp.
Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng
25,5% so với năm 2009
1
, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 32,8 tỷ USD, tăng
22,7%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng
27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do
sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của
kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đƣợc lợi về giá… Hơn nữa,
các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Cơ cấu kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trƣớc, trong đó
nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng
công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản
giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%.
Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản,
nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy và chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so
sánh sẵn có mà chƣa xây dựng đƣợc các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với
nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Về thị trƣờng xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trƣờng
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ƣớc tính đạt 12,8 tỷ USD, chiếm

17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ
USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD.
Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu
giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản
phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng
19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653
triệu USD. Xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng
23,6% so với cùng kỳ năm trƣớc; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và
tăng 48,6%.
Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng
20,1% so với năm trƣớc, bao gồm khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 47,5 tỷ USD, tăng
8,3%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Nguyên nhân
chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu
nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả


1
Theo đánh giá lại đầu năm 2011: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lên đến 26,4%
(ƣớc hoàn thành là 19,1%), tăng 26,4% so với năm 2009

×