Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bài tiểu luận luật hành chính cơ chế một cửa về việc thực hiện thủ tục hành chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.61 KB, 43 trang )

Tiểu luận Luật Hành Chính

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT


Môn :LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề tài:CƠ CHẾ MỘT CỬA
Giảng viên: Trần Thị Lệ Thu

Nhóm 4:

Nguyễn Tấn Đạt K135031448
Thạch Thị Phắt Cà Đa K135031450
Đinh Gia Khánh K135031473
Kim Thị Thúy Lam K135031477
Nguyễn Diệu Linh K135031478
Nguyễn Thị Thanh Loan K135031482
Lê Thị Thu K135031526
Tp. HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Nhóm 4 – Lớp K13503
1
Tiểu luận Luật Hành Chính
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Cơ sở lí luận:
Bất kỳ một nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền hành chính phù
hợp với chế độ chính trị để thực thi quyền lực nhà nước và phục vụ dân. Sự
thích ứng của nền hành chính với điều kiện mỗi nước là yếu tố quan trọng để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cải cách hành chính từ lâu đó cũng là
vấn đề xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính


toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng xem cải cách
hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát
triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Việt Nam cũng khụng
nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986 chúng ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và đó đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa trong quá
trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở khách quan
cho cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do chuyển đổi từ nền kinh tế
tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên việc vận hành
nền hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vỡ thế mà đến giờ CCHC
là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính Nhà
nước trong suốt thời gian qua.
Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn
phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều
này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân,
giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà
nước. Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư
nước ngoài thì cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các khâu trong quá
Nhóm 4 – Lớp K13503
2
Tiểu luận Luật Hành Chính
trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04-5-1994 về cải cách một bước thủ tục
hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, mở đầu
cho hoạt động thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột
phá lớm trong hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà

nước đối với mọi lĩnh vực, là sự chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và
hoàn thiện thể chế Nhà nước. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
một loạt các quy định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý
cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng
đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như Quyết định số 136/2001/QĐ-
TTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực
hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đây nhất là
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại
địa phương.
Những năm qua, công cuộc cải cách hành chính bước đầu đã đạt được
những kết quả nhất định. Chính phủ Việt Nam đã triển khai áp dụng cơ chế “
một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà
nước ở các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu đã có những thay đổi
đáng kể, có sự tác động tích cực vào sự vận hành của cơ chế quản lý nhà
nước, xây dựng một nền hành chính trong sạch.
Nhóm 4 – Lớp K13503
3
Tiểu luận Luật Hành Chính
II. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hành chính và cơ chế một
cửa.
Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa về thủ tục hành chính ở
nước ta hiện nay.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh cơ chế một cửa về thủ tục hành chính
nước ta.
Nhóm 4 – Lớp K13503

4
Tiểu luận Luật Hành Chính
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA
1 Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh thủ tục
hành chính:
1.1 Một số khái niệm:
Hoạt động quản lí Nhà nước cần phải tuân theo những nguyên tắc
pháp lý, qui định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ
quan để giải quyết công việc. Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với
cơ quan hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục
hành chính dựa trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách
chung nhất : “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy
định về thời gian, không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định
của nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành
chính trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”.
Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà
nước, là công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải
quyết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp
của nền công vụ. Do vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai
và dân chủ sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính Nhà nước, rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân,
củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
1.2 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính:
Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính là những nguyên lý,
những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm thể hiện tính
Nhóm 4 – Lớp K13503
5

Tiểu luận Luật Hành Chính
toàn diện, tính linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm quyết định nội dung và hiệu
quả của việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính.
Việc xây dựng thủ tục hành chính phải được đặt trên những nguyên tắc
cơ bản do Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên
quan đến việc xây dựng các thủ tục hành chính, nhưng cũng có thể chỉ được
quy định trên những nguyên tắc chung và đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng
các văn bản pháp luật khác. Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thừa
nhận việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính cần phải tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
1.2.1 Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính:
- Nguyên tắc phù hợp với Pháp chế Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
luật pháp hiện hành của Nhà nước ta, có tính hệ thống nhằm đạt được một
công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy Nhà nước.
- Nguyên tắc phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu khách quan
của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, công khai và
thuận lợi cho việc thực hiện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được ghi
nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy. Các nguyên tắc đó bao
gồm:
- Chỉ có cơ quan Nhà nước do pháp luật quy dịnh mới được thực hiện
các thủ tục hành chính nhất định, và phải thực hiện đúng trình tự với những
phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép.
Nhóm 4 – Lớp K13503
6
Tiểu luận Luật Hành Chính
- Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách

quan, công minh.
- Thủ tục hành chính được thực hiện công khai.
- Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật.
- Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm.
Những nguyên tắc trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau trong một
thể thống nhất để đảm bảo tính hữu hiệu, hiệu quả trong mối quan hệ giữa
cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức công dân
trong việc phối kết hợp giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
1.3 Sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
Trước hết, xuất phát từ vai trò của thủ tục hành chính đối với Nhà
nước và Nhân dân. Thủ tục hành chính có một ý nghĩa to lớn trong việc thực
hiện các lợi ích xã hội, nó đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể
và Nhà nước cũng như quyền ưu tiên các lợi ích. Nếu bỏ qua thủ tục hành
chính thì trong nhiều trường hợp quyết định hành chính có thể bị vô hiệu
hóa. Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm. Tùy vào sự phát triển kinh tế xã
hội của từng thời kỳ mà thủ tục hành chính phải thích ứng kịp thời phục vụ
hoạt động quản lý. Điều này có ý nghĩa đối với lý luận cải cách thủ tục hành
chính trong thời kỳ hội nhập. Cụ thể là:
- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định
trong các quyết định hành chính được thực thi thuận lợi. Thủ tục càng có
tính cơ bản thì ý nghĩa càng lớn vì các thủ tục cơ bản thường tác động đến
giai đoạn cuối cùng của quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực
hiện chúng. Khi thủ tục bị vi phạm thì có nghĩa hiện tượng vi phạm pháp
Nhóm 4 – Lớp K13503
7
Tiểu luận Luật Hành Chính
luật xuất hiện và gây hậu quả nhất định. Ví dụ: Tuyển dụng cán bộ công
chức vào làm việc nhưng vi phạm thủ tục thi tuyển dẫn đến người có năng
lực trình độ lại không được tuyển. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng

của đội ngũ cán bộ công chức, gây khó khăn trong giải quyết công việc, làm
giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước.
- Thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành các quyết định
được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các
hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Trong giai đoạn
hiện nay, một số ngành chức năng quy định thủ tục theo mẫu in sẵn trong
phạm vi ngành và lưu hành trên toàn quốc, do đó một công vụ ở bất cứ địa
phương nào cũng đòi hỏi các cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp
thích hợp và thống nhất.
- Thủ tục hành chính khi xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo
ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được
thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước. Nó liên quan đến
quyền lợi của công dân, do đó khi xây dựng và vận dụng tốt vào đời sống nó
sẽ có ý nghĩa thiết thực, làm giảm sự phiền hà, củng cố quan hệ giữa nhà
nước và công dân. Công việc có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác
theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp phần chống tệ nạn tham
nhũng, sách nhiễu nhân dân. Ở những nơi thủ tục hành chính vận dụng
không hợp lý do căn bệnh cửa quyền, quan liêu chưa được khắc phục.
Ngược lại, ở nơi nào thực hiện giảm nhẹ các thủ tục hành chính, tập trung
vào “một cửa” để giải quyết yêu cầu của dân thì ở đó hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước được nâng lên rõ rệt, công việc được giải quyết nhanh chóng,
thuận lợi và ở đó lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước được khôi
phục, củng cố và nâng cao.
Nhóm 4 – Lớp K13503
8
Tiểu luận Luật Hành Chính
- Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính nên
việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn
đối với quá trình triển khai và thực thi luật pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Ví dụ: chúng ta ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam để thu hút vốn đầu tư nhưng thủ tục thành lập doanh nghiệp của chúng
ta thì quá nặng nề, nhiều bước, yêu cầu nhiều loại giấy tờ… Điều này gây
tâm lý chán nản cho nhà đầu tư, do đó môi trường đầu tư của Việt Nam mất
đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đứng
trước vấn đề đó, chúng ta cần tích cực cải cách thủ tục hành chính trên tất cả
các lĩnh vực và tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt.
- Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình
độ văn hóa của tổ chức. Đó là văn hóa giao tiếp trong bộ máy Nhà nước, văn
hóa điều hành. Nó cho thấy mức độ văn minh của một nền hành chính phát
triển. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính sẽ không đơn thuần chỉ liên quan
đến pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà còn liên quan đến sự phát triển
chung của đất nước về các mặt chính trị, văn hóa giáo dục và đến sự mở
rộng giữa nước ta với các nước trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, cải
cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nói chung là một
nhu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, do yêu cầu đổi
mới của Đảng từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã đặt ra nhiệm vụ phải
đổi mới một cách căn bản tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị, thực hiện một cuộc cải cách lớn các cơ quan nhà nước với trọng
tâm là xây dựng hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà nước từ
trung ương đến cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực và hiệu quả.
Một lý do quan trọng, để Toàn Đảng toàn dân ta cần phải chung tay
tiếp tục đẩy mạnh cải cải thủ tục hành chính đó là: Hiện nay, thủ tục hành
Nhóm 4 – Lớp K13503
9
Tiểu luận Luật Hành Chính
chính là một bộ phận của thể chế hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ
để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, thẩm quyền, trách
nhiệm. Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà thủ tục hành
chính phải thích ứng kịp thời phục vụ hoạt động quản lý. Điều này có ý
nghĩa đối với lý luận cải cách thủ tục hành chính trong thời kỳ hội nhập.

Nhưng trên thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính trong những năm
qua đã đạt được những kết quả đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển, thể hiện ở một số điểm sau:
- Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn mang nặng giải
pháp tình thế, thiếu tính tổng thể. Thủ tục hành chính là biểu hiện tập trung
nhất của hoạt động Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế xã hội. Các biện
pháp cải cách thủ tục hành chính thì vẫn mang nặng tính thử nghiệm,
phương châm cải cách là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa học hỏi. Chính
phủ chưa hoạch định được chiến lược tổng thể về cải cách hành chính nói
chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Điều này làm cho quá trình
cải cách gặp nhiều lúng túng, bị động trước những thay đổi của tình hình
trong nước và quốc tế.
- Chất lượng dịch vụ hành chính công mà Nhà nước cải cách cho nhân
dân còn thấp, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân. Hiện tượng
tham nhũng, hối lộ, lãng phí trở thành quốc nạn. Người dân đến cơ quan nhà
nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng bị đối xử như người đi
xin, đi nhờ vả.
- Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa tương xứng trong tất cả các lĩnh
vực. Hiện tại không phải mọi lĩnh vực đều đạt được những thành tựu trong
cải cách thủ tục hành chính mà còn nhiều lĩnh vực khác như: khiếu nại tố
cáo, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư nước ngoài… mức độ cải cách vẫn chưa đáp
Nhóm 4 – Lớp K13503
10
Tiểu luận Luật Hành Chính
ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Những yếu kém trong phẩm chất
đạo đức, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức trở thành lực cản làm
cho thủ tục hành chính khó đi vào đời sống.
Xuất phát từ những lý do trên đây, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cải
cách hành chính là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trong hàng
đầu cần đẩy mạnh thực hiện và tiếp tục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải

cách thủ tục hành chính trong thời kỳ hội nhập để tạo ra môi trường pháp lý
thông thoáng, nâng cao tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giúp Việt Nam có thể hội
nhập bền vững và nắm bắt những cơ hội tốt để phát triển. Do đó, tiếp tục cải
cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực là nhiệm vụ quan trọng của
Đảng và Nhà nước cũng như tất cả các ngành, các cấp. cải cách thủ tục hành
chính giữ một vị trí quan trọng trong công tác cải cách hành chính, và có
một ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó được coi
là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu
nguyện vọng của nhân dân.
2. Cơ chế một cửa:
2.1 Khái niệm:
“Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận
giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối
duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính
nhà nước đó”
2.2 Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa:
Nhóm 4 – Lớp K13503
11
Tiểu luận Luật Hành Chính
Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm
bảo thực hiện thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả
các cơ quan hành chính nhà nước.Các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ
và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,
cá nhân.
Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ
quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
2.3 Phạm vi thực hiện cơ chế “một cửa”:
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản
1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày
22-6 -2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết
định những loại công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” để giải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các cơ quan sau:
- Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh);
Nhóm 4 – Lớp K13503
12
Tiểu luận Luật Hành Chính
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là
UBNDcấp huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa
phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa:
3.1 Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một
cửa:
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy định áp
dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.

- Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có
trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải
quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn
cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính chất công việc có
trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau:
+ Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
+ Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các
cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm
quyền, đúng thời gian quy định;
Nhóm 4 – Lớp K13503
13
Tiểu luận Luật Hành Chính
- Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật.
Sơ đồ 1 : Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.
3.2 Trách nhiệm của các cơ quan chức năng:
- Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh & Xã hội cấp huyện
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định trình Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt Đề án áp dụng
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho các cơ quan hành chính nhà
nước theo thẩm quyền.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng định mức phụ
cấp đối với cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở
Văn phòng UBND, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND
cấp xã trình UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mức
thu đối với khoản thu về phí, lệ phí trong các lĩnh vực được áp dụng cơ chế

một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong danh mục thuộc thẩm quyền ban
Nhóm 4 – Lớp K13503
LÃNH ĐẠO
UỶ BAN
NHÂN DÂN
Ký, phê duyệt
và quyết định
CÁC PHÒNG,
BAN CHUYÊN
MÔN
Thụ lý, xử lý,
BỘ PHẬN
TIẾP DÂN
Bộ phận tiếp
dân
Tổ
chức

công
dân
Trả
kết quả
Đóng dấu, hoàn
tất thủ tục
14
Tiểu luận Luật Hành Chính
hành của HĐND tỉnh trình UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết
định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây
dựng Đề án đầu tư phòng làm việc cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm

bảo đúng theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007
của Thủ tướng Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở tổ chức
triển khai thực hiện.
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan cấp dưới trong việc xây dựng đề án, quy
trình, hồ sơ, thủ tục để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo
đúng quy định của pháp luật.
3.3 Trách nhiệm triển khai cơ chế một cửa:
3.3.1 Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông có trách nhiệm:
- Xây dựng Đề án áp dụng cơ chế một cửa (đối với các cơ quan chưa áp
dụng cơ chế một cửa); phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án áp
dụng cơ chế một cửa liên thông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ
chức thực hiện khi được phê duyệt; cụ thể:
+ Đề án một cửa của UBND cấp xã liên quan đến cơ quan chuyên môn
cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt;
+ Đề án một cửa của cấp huyện và Văn phòng UBND, các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; bố trí cán bộ,
công chức đúng chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ, năng lực và phẩm chất
tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân làm việc tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
- Ban hành Quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý,
trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ
phận trong cơ quan có liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm
của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Xây dựng quy trình, quy chế phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà
nước cùng cấp, giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp trình cấp có thẩm
quyền ban hành để làm căn cứ thực hiện cơ chế một cửa (nếu lĩnh vực giải
quyết liên quan đến cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã do Chủ tịch
Nhóm 4 – Lớp K13503
15
Tiểu luận Luật Hành Chính
UBND cấp huyện ban hành; nếu liên quan giữa UBND cấp xã, UBND cấp
huyện với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và giữa các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh
với nhau thì do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành).
- Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ,
mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
- Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong
quá trình giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm
việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về hoạt động của cơ
chế một cửa tại các cơ quan hành chính của tỉnh.
- Sắp xếp, bố trí phòng làm việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả đảm bảo đúng quy định tại Điều 12 Quy chế thực hiện cơ chế
một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy, phân công công chức theo đúng tiêu chuẩn
chức danh, đảm bảo thực hiện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao, nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng cơ chế một cửa tại cơ quan.
- Định kỳ báo cáo kết quả áp dụng cơ chế một cửa cho UBND tỉnh, kiến
nghị giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
3.3.2 Vị trí của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh đặt tại Văn
phòng cơ quan và chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng cơ quan; riêng

đối với Văn phòng UBND tỉnh thì đặt tại phòng Tổ chức - Hành chính và
chịu sự quản lý toàn diện của Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp huyện đặt tại Văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện; chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND
cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách.
4. So sánh cơ chế “1 cửa” với thủ tục hành chính trước đây.
STT Nội dung Cơ chế “một cửa” Trước khi áp dụng
1 Các thủ
tục hành
chính
Được cải tiến, rút gọn, công
khai, minh bạch, thuận tiện cho
tổ chức và công dân. Tập trung
việc giải quyết các dịch vụ hành
chính công vào một đầu mối
Rườm rà, chồng chéo. Không
những mỗi cơ quan hành chính
tự đặt ra thủ tục của mình, mà
mỗi phòng, ban chuyên môn
tronh đó cũng tự ý đề ra những
Nhóm 4 – Lớp K13503
16
Tiểu luận Luật Hành Chính
thống nhất để tạo thuận lợi cho
các tổ chức và công dân khi có
yêu cầu giải quyết các công việc
tại cơ quan hành chính nhà nước.
Người dân và tổ chức khi có nhu

cầu liên hệ với cơ quan nhà nước
chỉ cần đến một nơi nhất định để
nộp các hồ sơ cần thiết theo sự
hướng dẫn của cơ quan chức
năng và nhận kết quả giải quyết
công việc cũng chính tại địa
điểm đó.
quy định thủ tục riêng, gây
phiên hà, nhũng nhiễu cho dân.
Khi người dân có công việc cần
giải quyết tại UBND quận,
huyện, họ phải đến từng Phòng,
Ban chuyên môn để liên hệ. Đối
với một dịch vụ như cấp giấy
đăng ký kinh doanh, cấp giấy
phép về quyền sử dụng nhà,
đất…, người dân phải đến giao
dịch với trên hai phòng ban
chuyên môn trở lên. Bản thân
mỗi phòng, ban cũng phải trình
hồ sơ lên cán bộ lãnh đạo
phòng, ban, tiếp đó lại trình lên
cán bộ lãnh đạo UBND.
2
Bộ máy
hành
chính
Đơn giản và gọn nhẹ hơn.
Giảm số lượng người làm việc
và số lượng phòng, ban. Bộ máy

của UBND quận, huyện được
sắp xếp tổ chức lại theo hướng
tinh gọn, hiệu quả trên cơ sở
phân định rõ chức năng của các
phòng, từng bước thu gọn tổ
chức phòng, chuyển dần từ cơ
cấu phòng chuyên môn thành cơ
cấu tổ chức viên (hoặc phòng
quản lý đa ngành). Tại thành phố
Hồ Chí Minh, số lượng phòng
ban chuyên môn cấp quận,
huyện đã giảm từ 21 phòng
xuống còn 11 phòng (đối với
quận) và 13 phòng (đối với
huyện).
Cồng kềnh, nặng nề. Số lượng
người làm việc trong bộ máy
này rất lớn cũng như số lượng
phòng ban cũng không ít.
Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí
Minh, tùy theo tình hình địa bàn
và số lượng dân cư ở cấp quận,
huyện, số lượng các phòng, ban
chuyên môn của quận, huyện
khoảnh từ 9-14 phòng, với số
công chức từ 90 đến 130 người.
3 Cán bộ,
công
chức
Cán bộ, công chức làm việc tại

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
được các cơ quan, đơn vị quan
tâm bố trí về số lượng; lựa chọn
Mang nặng tính cửa quyền,
sách nhiễu, ban ơn. Việc tiếp
nhận, phân tích và xử lý công
việc còn yếu kém. Cơ chế làm
Nhóm 4 – Lớp K13503
17
Tiểu luận Luật Hành Chính
những người có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, am hiểu chuyên
môn, nghiệp vụ và có kỹ năng
giao tiếp tốt. Nên trong quá trình
tiếp xúc giải quyết công việc cho
tổ chức, công dân, cơ bản có thái
độ nghiêm túc, đúng mực, tôn
trọng tổ chức, công dân. Phân rõ
được các công việc, chức năng
và thời gian của các công chức
hành chính.
việc tạo điều kiện cho công
chức đòi hối lộ, cửa quyền
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho
dân. Trách nhiệm giải trình của
công chức chưa cao.
4
Cán bộ
lãnh đạo
Các cán bộ lãnh đạo dành

được nhiều thời gian hơn cho
công tác quản lý nhà nước.
Mất nhiều thời gian vào các
công việc sự vụ hành chính,
không có thời gian giành cho
những nhiệm vụ và chức năng
quản lý khác. Việc các cán bộ
lãnh đạo phải tham gia trực tiếp
giải quyết các công việc sự vụ,
khiếu kiện là phổ biến.
5
Các
phòng,
ban, cơ
quan
hành
chính
Trách nhiệm của các cơ quan
hành chính và các bộ phận trong
cơ quan được quy định rõ ràng,
tránh sự đùng đẩy hoặc chồng
chéo lẫn nhau. Tạo điều kiện để
xây dựng lề lối làm việc khoa
học và thiết thực trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
Làm việc chồng chéo, đùng
đẩy lẫn nhau. Một công việc mà
phải cần đến nhiều cơ quan giải
quyết.
6 Lệ phí

Được quy định về một mối và
thực hiện thống nhất, tránh được
tình trạng sách nhiễu, tùy tiện và
đòi hối lộ trước đây.
Mặc dù đối với một số loại
dịch vụ đã có quy định chung,
song nhìn chung, các mức lệ phí
được định ra và thu tương đối
tùy tiện. Tình trạng phổ biến là
mức lệ phí đối với cùng một
loại dịch vụ do các cơ quan
hành chính ở các địa phương
khác nhau cung cấp là không
như nhau.
Nhóm 4 – Lớp K13503
18
Tiểu luận Luật Hành Chính
7
Thời
gian
Quy định thời gian cụ thể, có
giấy hẹn nhận lại hồ sơ.
Quy trình rắc rối không cho
phép các phòng, ban quy định
rõ ràng về thời gian xử lý mỗi
loại hồ sơ.
8
Người
dân, tổ
chức

Không phải đi lại nhiều lần,
tiếc kiệm được thời gian đi lại.
Người dân có yêu cầu về bất kỳ
dịch vụ hành chính nào khi đến
Trung chỉ giao dịch duy nhất với
một bộ phận - bộ phận tiếp nhân
và trả hồ sơ – mà không phải đi
đến nhiều phòng, ban chuyên
môn khác nhau. Tạo ra tâm trạng
thoải mái hơn cho người dân, tổ
chức, tránh được phiền hà cho
dân.
Phải đi lại nhiều lần với nhiều
khâu. Thời gian cung ứng các
dịch vụ hành chính công không
được quy định rõ ràng, phần
nhiều các công chức của các
phòng ban chuyên môn tự gia
hạn thời gian cho người dân,
làm mất thời gian và thời cơ
hoạt động của các tổ chức và
công dân. Thái độ của cán bộ
làm cho người dân, tổ chức có
cảm giác nhờ cậy, xin xỏ.
Quốc
gia
Nội
Dung
Việt Nam
Bồ Đào Nha Indonesia Thụy Điển

Thời gian
tiến
hành cơ
chế “
một cửa”
Việt Nam đã áp dụng cơ
chế “ một cửa” theo
Nghị quyết số 38/CP
ngày 4-5- 1994 của Thủ
tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế “một cửa”
tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
Bắt đầu tổ
chức thực
hiện và thiết
lập bộ phận
một cửa từ
năm 1999 với
tên gọi là The
Citizen Shops
(Tạm dịch là:
Bộ phận tiếp
công dân)
Xu hướng thiết lập cơ chế
một cửa ở cấp địa phương
được phát động từ giữa
những năm 1990. Tuy
nhiên, trước khi diễn ra

việc phân quyền cho địa
phương, các cơ quan cấp
phép là một phần của cấu
trúc chính phủ quốc gia,
không có sự tích hợp cấp
phép kinh doanh cho tới
sau khi diễn ra sự phân
quyền. Bộ Nội Vụ đã ban
hành một thông tư vào
năm 1997 hướng dẫn
chung việc xây dựng cơ chế
một cửa tại địa phương.
Xây dựng và phát
triển Cơ chế một
cửa quốc gia từ
năm 1989 bắt đầu
với việc Ngành Hải
quan phát triển Hệ
thống thông tin
Hải quan dành cho
quy trình xuất
khẩu hàng hóa và
gửi thông tin thống
kê điện tử cho
Tổng cục thống kê
Nhóm 4 – Lớp K13503
19
Tiểu luận Luật Hành Chính
Vào năm 2006, nằm trong
chiến lược cải cách môi

trường đầu tư của Chính
phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành
một Nghị định hướng dẫn
cụ thể về việc thành lập Bộ
phận một cửa. Chính quyền
địa phương tuân thủ theo
những quy định của Chính
phủ.
Mục đích
-Việc thực hiện cơ chế
“một cửa” nhằm đạt
được bước chuyển căn
bản trong quan hệ và
thủ tục giải quyết công
việc giữa cơ quan hành
chính nhà nước với tổ
chức, công dân, giảm
phiền hà cho tổ chức,
công dân, chống tệ quan
liêu, tham nhũng, cửa
quyền của cán bộ, công
chức, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà
nước.
- Trước đây, tổ chức,
công dân phải đi lại
nhiều lần, đến một hoặc
nhiều cơ quan để liên hệ
giải quyết công việc của
mình. Nay với cơ chế

“một cửa”, tổ chức,
công dân chỉ phải đến
liên hệ tại một nơi, việc
phối hợp giải quyết công
việc của tổ chức, công
dân thuộc trách nhiệm
của cơ quan hành chính
nhà nước.
-Thành lập
những tổ chức
hiện đại, cập
nhật và hiện
đại hóa ở các
thành phố lớn
để cung cấp
dịch vụ công,
thống nhất
các dịch vụ
công tại một
đầu mối
- Cải thiện
chất lượng
dịch vụ công
và được quản
lý bởi MICS
(Management
Institue of
Citizen Shops).
Bộ phận tiếp
công dân này

được tổ chức
thực hiện
theo cơ chế
một cửa phục
vụ cho cả
người dân và
doanh nghiệp,
các tổ chức
công cũng
như tổ chức
tư nhân với
hàng loạt dịch
vụ công như
cung cấp điện,
-Nhằm giúp chính quyền
đia phương xử lý giấy phép
hiệu quả hơn qua việc sử
dụng các bộ phận một cửa.
Đây là nơi kết hợp việc
quản lý của nhiều bộ
chuyên môn riêng biệt với
nhau thành một cơ quan
nơi có thể xử lý nhanh
chóng việc cấp giấy phép.
-Nhằm giải quyết
tình trạng chồng
chéo về thủ tục
hành chính giữa
các cơ quan quản
lý nhà nước.

-Thông qua việc áp
dụng giải pháp tích
hợp trong Cơ chế
một cửa quốc gia,
doanh nghiệp chỉ
cần gửi thông tin
một lần.
Nhóm 4 – Lớp K13503
20
Tiểu luận Luật Hành Chính
nước, dịch vụ
sức khỏe, đào
tạo, việc làm…
Cách
thức tiến
hành
Hoạt động của bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa
1. Tổ chức, cá nhân có
yêu cầu giải quyết công
việc liên hệ, nộp hồ sơ
tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả.
2. Cán bộ, công chức
làm việc tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả có
trách nhiệm xem xét hồ
sơ của tổ chức, cá nhân:
a) Trường hợp yêu cầu

của tổ chức, cá nhân
không thuộc phạm vi
giải quyết thì hướng dẫn
để tổ chức, cá nhân đến
cơ quan có thẩm quyền
giải quyết;
b) Trường hợp hồ sơ
chưa đúng, chưa đủ
theo quy định thì hướng
dẫn cụ thể một lần, đầy
đủ để tổ chức, cá nhân
bổ sung, hoàn chỉnh;
c) Đối với các loại công
việc theo quy định giải
quyết trong ngày làm
việc không được ghi giấy
hẹn thì tiếp nhận và giải
quyết ngay, sau đó trình
lãnh đạo có thẩm quyền
ký, trả kết quả cho tổ
chức, cá nhân, thu phí,
lệ phí đối với những
công việc được thu phí,
lệ phí theo quy định của
pháp luật;
d) Đối với các loại công
việc theo quy định được
ghi giấy hẹn thì tiếp
-Bộ phận tiếp
doanh nghiệp

với những nội
dung ở cách
thức tổ chức
thực hiện
cũng tương tự
như Bộ phận
tiếp công dân.
Bộ phận tiếp
doanh nghiệp
cung cấp các
dịch vụ công
và tư nhân
cho doanh
nghiệp với các
hoạt động bao
gồm các bước
trong chu kỳ
kinh doanh:
Thành lập
doanh nghiệp,
quản lý các
hoạt động
doanh nghiệp,
mở rộng kinh
doanh, đóng
cửa hoặc bán
doanh nghiệp.
Cơ chế một cửa có thể
được thực hiện ở nhiều cấp
độ tổ chức khác nhau:

- Cấp độ đầu tiên là hình
thức đơn vị (unit form), đây
là cấp độ thấp nhất và
thường là ít hiệu quả nhất.
Đơn vị một cửa chỉ đơn
giản là quầy giao dịch nhận
đơn xin cấp phép mà không
có thẩm quyền để phê
duyệt. Họ vẫn sẽ chuyển
những đơn thư đến những
cơ quan chuyên môn liên
quan có thẩm quyền ban
hành giấy phép.
- Cấp độ thứ hai là hình
thức văn phòng (office or
kantor OSS). Loại hình này
thường nhận đơn thư và
phối hợp xử lý số đơn xin
cấp phép này với các
chuyến công tác thực địa
của các bộ phận chuyên
môn.
- Cấp độ thứ ba và hiệu quả
nhất, là tổ chức theo trung
tâm xử lý một cửa
(department or dinas OSS)
hoặc, nơi có thể tiếp nhận,
xử lý và phê duyệt đơn xin
cấp phép. Mô hình này có
sự tham gia của những

công chức hành chính có
chuyên môn cần thiết.
-Quá trình xây
dựng và thực hiện
cơ chế một cửa
quốc gia được
Thụy Điển thực
hiện một cách tuần
tự và có lộ trình,
trong đó bắt đầu
với việc thực hiện
thủ tục hải quan
đối với hàng hóa
xuất khẩu, sau đó
đến hàng hóa quá
cảnh và cuối cùng
là hàng hóa nhập
khẩu. Việc thu
thuế và phát triển
hệ thống hỗ trợ
như biểu thuế hải
quan đã được đưa
vào thực hiện phù
hợp với yêu cầu
triển khai và thực
hiện Cơ chế một
cửa quốc gia.
Nhóm 4 – Lớp K13503
21
Tiểu luận Luật Hành Chính

nhận và viết giấy biên
nhận hồ sơ, hẹn ngày trả
kết quả, chủ trì, phối
hợp với bộ phận chức
năng có liên quan giải
quyết hồ sơ, sau đó
trình lãnh đạo có thẩm
quyền ký, trả kết quả
cho tổ chức, cá nhân,
thu phí, lệ phí đối với
những công việc được
thu phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật.
Những
chính
sách để
tiến
hành cơ
chế “
một cửa”
Không chỉ đẩy mạnh
tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cán bộ,
công chức, người dân và
doanh nghiệp, mà còn
tăng cường các hoạt
động thanh tra, kiểm
tra, giám sát để kịp thời
phát hiện những trường
hợp thực hiện không

đúng quy định và kiến
nghị biện pháp xử lý,
chấn chỉnh.
Các ngành, địa phương
cần nâng cao trách
nhiệm của người đứng
đầu đơn vị trong thực
hiện nhiệm vụ CCHC;
tiếp tục rà soát các văn
bản hành chính và kiến
nghị bãi bỏ các văn bản
không phù hợp, hết hiệu
lực; đẩy nhanh tiến độ
thực hiện đề án cơ chế
một cửa, một cửa liên
thông hiện đại tại các
cấp. Bên cạnh đó là thực
hiện các giải pháp nâng
cao chất lượng cán bộ;
đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin
trong các cơ quan nhà
Có hàng loạt
dịch vụ công
được cung
cấp bởi Bộ
phận ‘một
cửa” như:
Dịch vụ tại
Chính phủ

trung ương,
thuế, an sinh
xã hội, đăng
ký (đất đai,
kinh doanh, xe
cộ, dân sự),
chăm sóc sức
khoẻ, lao
động, nhập
cư, giấy phép
được cấp bởi
một số Bộ,
dịch vụ tại
chính quyền
địa phương,
giấy phép cấp
thành phố,
dịch vụ cung
cấp nước
thành phố,
dịch vụ tư
nhân, ngân
hàng, dịch vụ
điện, nước,
Những địa phương muốn
thành lập cơ chế một cửa
có thể ban hành một Nghị
định được thông qua bởi
Thị trưởng hoặc người
đứng đầu; hay Bản Quy chế

của địa phương mình
(Perda) được thông qua bởi
chính quyền địa phương.
Nghị định có thể dễ dàng
thay đổi hoặc bãi bỏ khi có
Thị trưởng hoặc người
đứng đầu mới; trong khi
đó, sẽ khó khăn hơn để
thay đổi Quy chế vì nó yêu
cầu sự chấp thuận của
chính quyền địa phương.
-Để thực hiện
được cơ chế một
cửa quốc gia, Thụy
Điển đã thực hiện
sửa đổi, bổ sung
hệ thống pháp luật
hiện hành.
- Nội dung sửa đổi,
bổ sung đó cho
phép sử dụng
chứng từ điện tử,
chữ ký số, dán
tem, v.v Thẩm
quyền chia sẻ
thông tin giữa Cơ
quan Hải quan và
các cơ quan quản
lý khác cũng được
quy định trong nội

dung sửa đổi, bổ
sung của pháp
luật.
Nhóm 4 – Lớp K13503
22
Tiểu luận Luật Hành Chính
nước; tiếp tục tuyên
truyền CCHC dưới nhiều
hình thức và tăng cường
các hoạt động thanh tra
công vụ, kiểm tra CCHC
tại các địa phương, đơn
vị.
khí đốt, điện
thoại di động,
dịch vụ bưu
điện.
Công cụ
đánh giá,
lợi ích và
kết quả
đạt
được
-Đã có 96% cấp xã, 98%
cấp huyện và 88% các
sở, ban, ngành ở cấp
tỉnh triển khai cơ chế
này.
- Qua tổng kết thực tiễn
thực hiện cơ chế “một

cửa”, cho thấy các kết
quả cụ thể như sau:
+Giảm phiền hà cho tổ
chức, công dân khi có
yêu cầu giải quyết công
việc tại cơ quan hành
chính nhà nước.
+Góp phần chống tệ
quan liêu, cửa quyền,
tham nhũng của một bộ
phận cán bộ, công chức.
Nâng cao ý thức trách
nhiệm và, tinh thần, thái
độ phục vụ tổ chức, công
dân của đội ngũ cán bộ,
công chức.
+ Nâng cao chất lượng
công vụ, hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước.
+ Làm rõ thẩm quyền,
trách nhiệm của cơ quan
hành chính nhà nước các
cấp trong giải quyết công
việc liên quan đến tổ
chức, công dân.
+ Đổi mới cơ bản
phương thức hoạt động
của bộ máy các cơ quan
hành chính nhà nước,
trên cơ sở đó sắp xếp lại

tổ chức theo hướng gọn
nhẹ, hoạt động có hiệu
Cho tới năm
2008 đã có 72
triệu lượt
người được
cung cấp dịch
vụ công.
- Đăng ký kinh doanh và
quy trình cấp phép:
Trước khi thực hiện cơ chế
một cửa, Indonesia được
xem là một trong những
nơi xử lý quy trình này lâu
nhất thế giới, tới 75 ngày.
Tuy nhiên, cải cách tại bộ
Tư pháp đã làm giảm thời
gian này xuống còn 22
ngày.
- Cho tới nay có khoảng
440 chính quyền địa
phương các cấp tổ chức
thực hiện cơ chế một cửa.
- Cơ chế một cửa
quốc gia Thụy Điển
đã thu được
những kết quả rất
tốt đẹp.
- Lợi ích của Cơ chế
một cửa quốc gia

đối với doanh
nghiệp Thụy Điển:
+Cơ chế một cửa
quốc gia giúp giảm
thời gian và kinh
phí gửi thông tin
đến các cơ quan
quản lý nhà nước.
+ Bên cạnh đó,
thông qua Cơ chế
một cửa quốc gia,
doanh nghiệp sẽ
trở nên dễ dàng
tiếp cận thông tin
hơn.
+Việc cải thiện
trong quá trình gửi
thông tin đem đến
những lợi ích rất rõ
ràng cho doanh
nghiệp như giảm
ách tắc, tăng độ
chắc chắn và giảm
rào cản thương
mại.
+Đối với cơ quan
Chính phủ, Cơ chế
một cửa quốc gia
giúp giảm thời gian
xử lý công việc

hành chính. +Bên
Nhóm 4 – Lớp K13503
23
Tiểu luận Luật Hành Chính
lực, hiệu quả. cạnh đó, nguồn lực
sẽ được sử dụng
hiệu quả hơn nhờ
tập trung nguồn
lực vào những vị trí
phức tạp và không
thể vi tính hóa
được.
+Nhờ Cơ chế một
cửa quốc gia, Cơ
quan Hải quan và
các cơ quan khác
của Chính phủ có
thể cải thiện hiệu
quả hoạt động
quản lý của mình,
đồng thời cải thiện
dịch vụ cung cấp
cho doanh nghiệp.
5. So sánh thủ tục hành chính cơ chế “1 cửa” ở nước ta với thủ tục hành chính ở một số nước.
Những vấn đề đặt ra liên hệ thực tiễn với Việt Nam :
Có thể thấy cơ chế một cửa được áp dụng và thực hiện tại 4 quốc gia
Bồ Đào Nha, Kazakhstan và Indonesia, Thụy Điển đã đem lại những hiệu
quả nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Đây là những quốc gia có quá trình đổi mới, cải cách hành chính và phát
triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh gần giống với Việt Nam. Trong quá trình

thực hiện cải cách đó, Bồ Đào Nha đứng vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các
nước mới gia nhập EU27+ về mức độ có sẵn và phức tạp của các chỉ số về
dịch vụ công trực tuyến. Kazakhstan với tham vọng trở thành một trong 30
nước giàu nhất thế giới vào năm 2050 và Indonesia hiện nằm trong nhóm
G20, nhóm của 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại Việt Nam, thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, trong những năm qua, các địa phương đã tập trung triển khai
thực hiện cơ chế cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành
chính nhà nước các cấp từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã để nâng cao chất
lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, góp phần từng bước
làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và cá nhân, tổ chức theo
hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao
Nhóm 4 – Lớp K13503
24
Tiểu luận Luật Hành Chính
dịch với cơ quan hành chính. Nhiều địa phương đã chủ động triển khai thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp
huyện. Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện đã có
686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt 98%.
Những đơn vị hành chính cấp huyện cho đến nay chưa triển khai thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông đều là các huyện đảo, các huyện mới
thành lập.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cũng đã bắt đầu xuất hiện
với việc áp dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại tại một số
địa phương từ những năm 2006. Tính đến nay đã có 42/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đang triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông
hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó có 9 tỉnh, thành phố triển
khai ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh và Hải Phòng (không tính các huyện đảo của Hải Phòng và Đà

Nẵng). Tính chung cả nước có 203/700 đơn vị hành chính cấp huyện đang
triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại. Tuy nhiên, cũng như
nhiều quốc gia khác, thực hiện cơ chế một cửa ở Việt Nam cần được nhìn
nhận cụ thể hơn về cách thức đánh giá và đo lường thực chất hiệu quả của cơ
chế một cửa, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính
công của cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Công cụ đo lường quá trình thực thi của cơ chế một cửa cần được xem xét từ
sự xuất hiện cùng với những giá trị truyền thống của nền hành chính, cách
thức đánh giá và đây có thể được coi là những định hướng tương lai của cơ
chế một cửa. Đồng thời với đó, cần phải giải quyết những vấn đề từ lý luận
đến thực tiễn ở một số khía cạnh như:
(i) Làm thế nào để nền hành chính quan liêu truyền thống có thể ứng dụng
Nền quản lý công mới hướng tới khách hàng trong bối cảnh đất nước đang
chuyển đổi và cải cách hành chính?
(ii) Liệu cơ chế một cửa có thật sự là một sự cải cách hay chỉ là diện mạo
mới cho cách cung cấp dịch vụ trước đây, làm thế nào để nâng cao chất
lượng cơ chế một cửa?
(iii) Khung thể chế và văn hoá thống trị trong hệ thống đang kìm hãm các
cải cách dịch vụ công theo những cách nào?
Cần thiết phải hoàn thiện các cơ chế và quy định về phân cấp, quy định
rõ quy trình trách nhiệm, cơ chế khen thưởng cho đội ngũ công chức làm
việc tại bộ phận một cửa cũng như nghiên cứu và sử dụng các công vụ đo
Nhóm 4 – Lớp K13503
25

×