Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.18 KB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỘN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
III. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về số liệu thống kê
2. Ý nghĩa số liệu thống kê
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG

1. Các loại số liệu thống kê
2. Thu nhập số liệu thống kê
3. Các nguồn thu nhập số liệu thống kê
4. Xử lý số liệu thống kê
5. Phân tích số liệu thống kê
IV. SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỀ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỊA
LÝ KINH TẾ XÃ HỘI 10
1. Sử dụng số liệu thống kê riêng biệt
2. Sử dụng số liệu thống kê xếp thành bảng
3. Các loại biểu đồ dùng trong Địa lý 10 – THPT nâng cao
V. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ MINH HỌA
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk


Lăk
VI. KẾT LUẬN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất trong quá trình nhận thức
của học sinh. Nhưng tư duy chỉ đạt được trên cơ sở kiến thức đã học. Vì không có
nội dung, không có kiến thức thì không thể có tư duy. Để lĩnh hội được kiến thức
Địa lí không phải chỉ cần có trí nhớ mà quan trọng hơn là nhận thức chúng trên cơ
sở phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các hiện tượng địa lí cụ
thể. Bởi vì Địa lí là môn khoa học tổng hợp.Ngoài kiến thức lí thuyết thì môn Địa
lí còn có hệ thống kênh hình, công thức tính toán, hệ thống số liệu thống kê.
Số liệu thống kê là yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy môn Địa lí.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các số liệu thống kê
để minh họa giải thích làm cho bài giảng được sáng tỏ và dễ hiểu. Nhưng cách sử
dụng số liệu thống kê như thế chưa làm cho học sinh phát triển tư duy, mà còn làm
cho học sinh coi nhẹ vai trò của số liệu thống kê. Cũng như bản đồ, biểu đồ thì các
bảng số liệu thống kê cũng là nguồn tri thức, để sử dụng có hiệu quả trong việc dạy
và học, đặc biệt là phát triển tư duy cho học sinh thì cần phải tổ chức, hướng dẫn
có phương pháp nhất định thì mới đem lại hiệu quả cao.
Thực tế giảng dạy ở Trung học phổ thông, việc sử dụng số liệu thống kê và
phương pháp giảng dạy số liệu thống kê của nhiều giáo viên chưa tốt. Nguyên
nhân chính có lẽ một phần do chưa nắm được cơ sở lí luận, các nội dung và hình
thức của việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học bộ môn, cũng như khả năng
ứng dụng nó vào việc giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, phát triển tư
duy, rèn luyện kĩ năng địa lí. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về
hứng thú và chất lượng của việc dạy học bộ môn này ở nhà trường phổ thông.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí trung học phổ thông cả 3 khối
10, 11, 12. Tôi nhận thấy khối lượng kiến thức rất rộng. Trong quá trình khai thác
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
2

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
tri thức, ngoài kến thức lí thuyết, kênh hình ra thì học sinh phải hiểu ý nghĩa các số
liệu thống kê, hiểu ý nghĩa sử dụng chúng trong nội dung từng bài để nắm sâu sắc
được bản chất, nội dung bài học. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải
có phương pháp, cách sử dụng linh hoạt số liệu thống kê vào giảng dạy sao cho có
hiệu quả cao.Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phương pháp sử dụng số liệu thống
kê trong dạy học địa lí phương pháp 10 nâng cao”
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra phương pháp sử dụng số liệu thống kê có hiệu quả hơn trong dạy học môn
Địa lí Trung học phổ thông
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trung học phổ thông
- Tạo hứng thú cho học trong một tiết học môn Địa lí
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lí ở
trường Trung học phổ thông
III. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê có hiệu quả trong trong chương trình địa lí
lớp 10 nâng cao
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về số liệu thống kê

“Thống kê là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng những quy
luật của đời sống kinh tế xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong
những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định”
Gần đây, còn coi thống kê là một khoa học nghiên cứu và cung cấp những
thông tin về mặt số liệu để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội cũng như
quản lý đất nước.
Như vậy, có thể thấy những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng,
tài nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp là những số liệu
thống kê.
2. Ý nghĩa số liệu thống kê
Những số liệu thống kê không chỉ thể hiện mặt lượng mà còn có mối liên hệ
mật thiết với mặt chất của những hiện tượng kinh tế xã hội. Thông qua việc phân
tích và từ các mối liên hệ của các số liệu thống kê chúng ta có thể biết được bản
chất, đặc điểm các hiện tượng; quy luật kinh tế xã hội.
- Số liệu thống kê dùng để minh họa, khắc sâu nội dung kiến thức địa lý, mang
tính thuyết phục cao, giúp cho người sử dụng có cách nhìn khoa học, đúng đắn về
các hiện tượng kinh tế xã hội
- Thông qua sự phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê có khả năng cụ
thể hóa các khái niệm, quy luật, làm rõ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa
lý.
- Những số liệu đặc trưng có thể chứng minh một đặc điểm, đặc trưng, rút ra kết
luận cần thiết khi nghiên cứu về một vấn đề kinh tế xã họi
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
-Các số liệu thống kê khi phân tích sẽ thể hiện được bản chất, quy luật của các
hiện tượng và mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt khi nêu đặc
trưng kinh tế của một nước hay một vùng, những số liệu thống kê “có thể chưa
đầy dữ liệu hoàn toàn nhưng nếu không có những chỉ số thống kê thì thật khó làm

rõ được đặc trưng kinh tế”
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xã hội luôn phát triển không ngừng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật hiện đại có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã
hội. Làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng, từng ngày, từng giờ. Tuy
nhiên trong ngành giáo dục sách giáo khoa không thể nào cập nhật kịp thời khối lượng
kiến thức đã thay đổi. Bởi vì mỗi lần thay sách giáo cần phải qua một lộ trình nghiên
cứu tỉ mỉ, tìm hiểu sâu sát thực tế lâu dài. Sách giáo khoa ban hành ra phải sử dụng
trong thời gian dài nên những thông tin kiến thức, đặc biệt là số liệu thống kê kinh tế -
xã hội nó sẽ trở nên quá cũ, không còn phù hợp, sát với thực tế trong tình hình mới.
Nếu giáo viên không thường xuyên cập nhật số liệu để bổ sung cho công tác giảng
dạy thì sẽ làm giảm sút chất lượng nội dung của bài học.
Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên chỉ xem số liệu thống kê là công cụ đơn
thuần để minh họa cho kênh chữ nên không gây được hứng thú học tập, không phát
triển được tư duy và nắm sâu sắc bản chất nội dung bài học.
III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Sử dụng số liệu thống kê để đạt hiệu quả cao nhất không phải là vấn đề đơn
giản mà bất cứ giáo viên nào, bài giảng nào cũng có thể khác tốt, hay được. Việc
sử dụng số liệu thống kê để giảng dạy địa lý phải có tiến trình nhất định từ nắm
được các loại số liệu thống kê, cách thu thập số liệu, phân tích số liệu thống kê đến
thể hiện số liệu thống kê bằng biểu tượng, biểu đồ, bản đồ.
1. Các loại số liệu thống kê
a. Số liệu riêng biệt
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một đối tượng địa lý kinh
tế - xã hội nào đó về mặt số lượng.
VD: Khi đưa diện tích châu Á: 31,8 triệu km

2
(Bảng số liệu trang 121 SGK 10
nâng cao) có thể cho học sinh thấy quy mô châu Á, diện tích so với các châu lục
khác.
- Các số liệu thống kê riêng biệt còn dùng để định lượng, minh họa, trợ giúp, lý
giải cho việc chứng minh, phân tích các hiện tượng, khái niệm, quy luật địa lý
kinh tế xã hội.
- Các số liệu thống kê riêng biệt do cách tính với mối quan hệ với những đơn vị
khác nhau có thể nêu lên được những mối quan hệ giữa 2, 3 yếu tố
VD: Tổng sản lượng lương thực của Trung Quốc năm 2000 là 406, 7 triệu tấn
nhưng cũng có thể tính bằng kg/người
- Các số liệu thống kê riêng biệt thường được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu số
lượng. Đó chính là một số tuyệt đối có kèm theo đơn vị, trị số
VD: Sản lượng thép thế giới năm 2002 là 870 triệu tấn
- Số liệu biểu hiện một chỉ tiêu đối tượng có liên quan với nhau dùng để nêu rõ bàn
chất của nhiều hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế của một ngành, một vùng,
một nước, khu vực
VD: Cơ cấu nhóm tuổi dân số Việt Nam (Trang 109) năm 2004
0 →14 tuổi: 28%
15 →59 tuổi: 63%
Trên 60 tuổi: 9%
- Do nhiệm vụ khác nhau chỉ tiêu tương đối có thể chia 2 loại
+ Chỉ tiêu so sánh
+ Chỉ tiêu bình quân
• Chỉ tiêu so sánh là loại chỉ tiêu tương đối so sánh 2 hoặc nhiều chỉ tiêu tồng
lượng của cùng một loại hiện tượng trong những điều kiện khác nhau về loại hình,
thời gian, không gian Để làm rõ các mặt kết cấu, tình hình phát triển, sự khác
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk

Lăk
biệt trên các lãnh thổ Hình thức biểu hiện này có thể là một bội số, phân số hay
một số %.
VD: Phân bố dân cư của châu Á (Năm 2005) bằng 60, 6% dân số thế giới
(trang 116 sgk)
• Chỉ tiêu bình quân cũng là một loại chỉ tiêu so sánh giữa 2 chỉ tiêu tổng lượng
nhưng thuộc 2 loại hiện tượng kinh tế xã hội khác nhau để nêu lên một chỉ tiêu
trung bình cho đơn vị.
VD: Số dân thế giới năm 2000 là 6, 47 tỷ người song tỷ lệ dân nông thôn là
52% (trang 119 sgk)
∙ Số liệu là chỉ tiêu kết cấu: Là tỷ số giữa bộ phận với toàn thể.
VD: Cơ cấu GDP toàn thế giới năm 2004 (Đơn vị %) trang 129 SGK
Khu vực I 4%
Khu vực II 32%
Khu vực III 64%
∙ Số liệu là chỉ tiêu động thái: Là so sánh chỉ tiêu tổng lượng trong những mốc
thời gian khác nhau để nói rõ sự biến động của sự phát triển kinh tế xã hội. Hình
thức biểu hiện có thể là số %; hay số cụ thể đề nói rõ quy luật phát triển của sự vật,
hiện tượng địa lý.
VD:
Tình hình phát triển dân số thể giới (đơn vị triệu người) trang 98 SGK
Năm Đầu
cn
1500 180
4
1927 1959 1974 1987 1999 2000 2005 2025
Số
dân
300 500 1000 2000 3000 4000 5000 6000 6067 6477 8000
b.Các bảng số liệu

Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Các số liệu thống kê còn được đưa ra dưới hình thức tập hợp thành bảng, các số
liệu có liên quan đến nhau được đặt ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhận
xét, so sánh từ đó rút ra những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trình
địa lý kinh tế xã hội. Có 2 loại bảng số liệu
- Bảng số liệu đơn giản
- Bảng số liệu phức tạp
+ Bảng số liệu đơn giản: Là bảng có nhiều số liệu nhưng trong đó chỉ nói một
nội dung hoặc ở nhiều thời điểm khác nhau
VD: Sản lượng thép trên thế giới thời kỳ 1950 2002 (Trang 162)
Năm 1950 1960 2970 2980 1990 2002
Sản lượng (tr tấn) 189 246 594 682 770 870
+ Bảng số liệu phức tạp: Là bảng có nhiều số liệu nói về một nội dung nào đó
song lại chia thành nhiều đề mục có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục
khác nhau theo thời gian.
VD 1: Bảng khối lượng vận chuyển; khối lượng luân chuyển của các phương
tiện vận tải ở nước ta năm 2003 (Trang 178)
Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển
(ngàn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn. km)
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Tổng số

8385
175856,2
55258,6
21811,6
89,7
261401.1
2725,4
9402,8
5140,5
43512,6
210,7
60992
c. Các loại số liệu đã được trực quan hóa dưới dạng biểu đồ
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Biểu đồ là cấu trúc đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan hóa số liệu
thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và
không gian giữa các hiện tượng.
Biểu đồ là phương tiện trực quan giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.Việc khai thác
và sử dụng biểu đồ tùy thuộc nội dung kiến thức cơ bản của nguồn số liệu thống
kê. Biểu đồ có sự thu hút mạnh mẽ và phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh
trong quá trình học tập. Trên cơ sở phục vụ cho việc khai thác kiến thức, biểu đồ
còn là phương tiện để các em rèn luyện kỹ năng đọc, vẽ, phân tích từ đó rút ra
nhận xét.
Các loại biểu đồ thường được sử dụng:
- Biểu đồ cơ cấu: Biểu hiện các số liệu của các hiện tượng bằng hình tròn, hình
vuông, hình tam giác; biểu đồ miền
- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác, cách

biểu hiện thường dùng là hình tròn, cột
- Biểu đồ động thái: Dùng để nêu quá trình phát triển, cách biểu hiện thường là
theo đường, theo cột
- Biểu đồ đặt trên bản đồ: Bản đồ - biểu đồ
- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ
2. Thu nhập số liệu thống kê.
Việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên
môn cao, phải nắm bắt được hệ thống các khái niệm, quy lụât, học thuyết đã
được trình bày trong sách giáo khoa. Số liệu thống kê có một ý nghĩa nhất định đối
với việc hình thành các tri thức địa lý đó. Những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ
có sức thuyết phục mạnh mẽ khi có những số liệu thống kê minh họa. Trong giảng
dạy số liệu thống kê còn có giá trị để tính toán, rút ra những đặc điểm, quy luật,
tính chất của một sự vật hiện tượng. Tuy nhiên do sự biến động không ngừng của
kinh tế xã hội mà các số liệu thống kê phải luôn cập nhật nhưng phải có chọn lọc,
tạo tính khách quan nhưng phải chính xác, khoa học.
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Các số liệu thống kê khi thu nhập được đưa vào sử dụng phải gắn với vùng lãnh
thổ nhất định, điều này tạo ra sự khác biệt giữa sử dụng số liệu thống kê trong dạy
học địa lý với số liệu thống kê trong thống kê học.
Như vậy để phục vụ cho mục đích giảng dạy cần phải thu nhập những tài liệu
phục vụ mục đích đối tượng, hiện tượng kinh tế xã hội trong bài giảng. Phải chú ý
đến tính mục đích của số liệu thống kê nếu không sẽ dẫn đến kết luận không đáp
ứng về mặt khoa học cũng như giảng dạy. Chính vì thế phải phân loại những số
liệu thống kê khác nhau dựa vào mục đích sử dụng.
Để đảm bảo cho tính chân thực của số liệu thống kê sử dụng trong nghiên cứu
và giảng dạy địa lý thì các số liệu thống kê phải luôn được kiểm tra, không nên tin
tưởng quá mức vào số liệu thống kê. Có thể dẫn đến những sai lầm không đáng có.

3. Các nguồn thu nhập số liệu thống kê.
Trong giảng dạy địa lý 10 có rất nhiều nguồn để thu nhập số liệu thống kê: Từ
niên giám thống kê, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng Song việc sử dụng,
xử lý số liệu thống kê này không dễ dàng gì. Có thể thấy rõ 2 xu hướng sử dụng số
liệu thống kê:
- Thoát ly khỏi sách giáo khoa
- Sử dụng toàn bộ nội dung sách giáo khoa
Do đặc thù môn địa lý gắn liền với những biến động của kinh tế xã hội nên nếu
lập lại các số liệu thống kê có trong sách giáo khoa sẽ trở nên lạc hậu; thiếu cập
nhật thông tin làm hiệu quả giảng dạy giảm. Chính vì vậy trong quá trình dạy học
giáo viên phải cập nhật các số liệu mới phù hợp với nội dung bài giảng và có sự
kiểm tra ở nhiều nguồn thông tin để đáng giá độ tin cậy những số liệu mình đưa
vào giảng dạy
4. Xử lý số liệu thống kê
Việc thu nhập số liệu thống kê qua nhiều nguồn khác nhau để đưa vào giảng
dạy địa lý phải qua các quá trình xử lý; sắp xếp lại các số liệu; phân loại chúng để
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Theo PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc, việc xử lý số liệu
thống kê được minh họa bằng sơ đồ
Con đường trực tiếp
Con đường
gián tiếp
X là nội dung cơ bản của số liệu thống kê đã được xử lý để đưa vào sử dụng.
Có thể áp dụng một số phương pháp để xử lý:
- Xử lí sơ bộ: còn gọi là kiểm tra và hiệu đính số liệu quy đổi giá trị theo mục
đích sử dụng.
- Đưa những số liệu thu thập vào những bảng biểu riêng.

VD: Khi đưa thu nhập cơ cấu GDP của các nhóm nước và thế giới thời kì 1980-
2004 (Đơn vị %) ta phải sắp xếp và đưa vào bảng sau:
Nhóm nước 1980 2004
I II IIII I II III
Các nước có thu
nhập cao
3 37 60 2 27 71
Các nước có thu
nhập trung bình
12 42 46 11 38 51
Các nước có thu
nhập thấp
31 38 31 25 25 50
Toàn thế giới 7 38 55 4 32 64

5. Phân tích số liệu thống kêâ
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
11
Thu thập
số liệu
Phân loại
số liệu
Xử lý
số liệu
Các số liệu
thống kê
X
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
a. Ý nghĩa việc phân tích số liệu thống kê để giảng dạy địa lý

Qua việc phân tích số liệu thống kê, giáo viên rút ra những kết luận cần thiết để
truyền đạt tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Chính vì vậy phải
phân tích số liệu thống kê một cách khoa học, Lênin đã đánh giá: “Báo chí đã cung
cấp được nhiều tài liệu quý báu về mặt kiến thức của đất nước, nhất là các tài liệu
thống kê, tuy nhiên những tài liệu này có 2 khuyết điểm: Không thường xuyên,
không hoàn chỉnh, không có hệ thống, chưa qua chỉnh lí và phân tích. Như vậy chỉ
có số liệu thống kê đã qua phân tích khoa học mới có ý nghĩa thực tế”
b. Nguyên tắc phân tích số liệu thống kê trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý
Phải tìm mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên
quan trong không gian và thời gian: Không phân tích số liệu một cách độc lập vì
các số liệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có 6 mối liên hệ nhân quả
trong giảng dạy địa lí
- Mối liên hệ nhân quả giữa chế độ kinh tế - xã hội với sự phát triển kinh tế và
phân bố dân cư một nước, một khu vực
- Mối liên hệ giữa những đặc điểm lịch sử của một nước với những đặc điểm
hiện tại về dân cư, kinh tế của nó
- Vị trí của địa lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của mỗi nước.
- Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư và phân bố sản
xuất.
- Mối liên hệ sản xuất giữa các ngành khác nhau trong kinh tế
- Mối liên hệ giữa biến động chính trị với xu hướng phát triển kinh tế một nước.
+ Phải có quan điểm lịch sử khi phân tích số liệu thống kê
+ Phải chú ý tới lãnh thổ của lượng thông tin của số liệu thống kê
c. Phương pháp phân tích số liệu thống kê phục vụ giảng dạy địa lý
Có 2 cách phân tích số liệu thống kê truyền thống và phân tích được hình thức
hóa (định lượng).
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk

Lăk
Phương pháp phân tích truyền thống: có 3 loại
- Phân tích bên ngoài
- Phân tích bên trong
- Phân tích hình thức hóa các tài liệu
+ Phương pháp phân tích bên ngoài: Phân tích hoàn cảnh lịch sử của số liệu
thống kê trong đó chú ý đến loại tài liệu. Hình thức biểu hiện; thời gian và địa
điểm xuất hiện số liệu; độ tin cậy
+ Phân tích bên trong: Nghiên cứu nội dung số liệu thống kê, xét về mặt thực
chất là nhằm tiến tới phân tích ý nghĩa bên trong con số nhằm nói lên điều gì, giải
quyết vấn đề gì của hiện tượng kinh tế xã hội mà ta nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích hình thức hóa các tài liệu: Được xây dựng trên tính
toán thống kê những đặc tính khách quan khác nhau của tài liệu nhằm tìm thấy các
dấu hiệu, đặc điểm thuộc tính của số liệu để tính toán, rất cần thiết khi phản ánh
những mặt quan trọng của nội dung nghiên cứu dân số
* Các bước phân tích số liệu thống kê
Khi phân tích số liệu thống kê cần theo một trình tự nhất định như sau:
Bước 1: Xác định mục đích phân tích
Bước 2: Đánh giá số liệu
Bước 3: Phân tích (So sánh, đối chiếu các số liệu, sử dụng một số phép toán đơn
giản để rút ra những nhận xét cần thiết)
Bước 4: Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng đồ thị
thống kê, xây dựng bản đồ bằng các phương tiện hiện đại)
Bước 5: Nêu kết luận về giá trị của nó đối vơi việc thực hiện nội dung bài.
- Bước 1: Xác định mục đích phân tích số liệu thống kê
Trước khi phân tích số liệu thống kê, người ta phải xác định rõ mục đích phân
tích vì đây là xuất phát điểm để tiến hành thống kê nhằm đạt những nội dung gì,
những vấn đề gì
VD: Số liệu dân số thể giới qua các năm (Trang 98 SGK)
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi

13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Năm Số dân (Triệu người) Năm Số dân (Triệu người)
Đầu công
nguyên
300 1987 5000
1500 500 1999 6000
1804 1000 2000 6067
1927 2000 2005 6477
1959 3000 2025(Dự báo) 8000
1974 4000
Cho chúng ta thấy tình hình gia tăng dân số thế giới qua các thời kỳ, từ đó thấy
động lực gia tăng dân số, nguyên nhân gia tăng dân số của mỗi thời kỳ.
Khi phân tích số liệu thống kê có thể phân tích một hiện tượng nào đó có từ các
mặt, cũng có thể chỉ phân tích một khía cạnh nào đó của hiện tượng tùy thuộc vào
mục đích sử dụng chúng ta quyết định.
VD: Bảng số liệu (Trang 139)
Tình hình sản xuất lương thực thế giới (Đơn vị: Triệu tấn)
Năm
Cây lương thực
1980 1990 2003
Lúa mì
Lúa gạo
Ngô
Các cây lương thực khác
444,6
397,6
394,1
324,7

592,4
511,0
480,7
365,9
557,3
585,0
635,7
243,0
Tổng số 5161,0 1950,0 2021,0
Có thể so sánh các nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới năm 2000 với
tổng số lương thực (triệu tấn) trên thế giới. Nhưng khi chia ra từng loại lương
thực(%) thì có thể thấy được cơ cấu lương thực của từng nước từ đó thấy rõ điều
kiện sinh thái ảnh hưởng đến cơ cấu lương thực của từng nước.
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Như vậy xác định mục đích phân tích số liệu thống kê chủ yếu dựa vào mục
đích, yêu cầu và nội dung bài giảng, cụ thể là vào việc truyền thụ kiến thức, phát
triển tư duy và rèn luyện kỹ năng bộ môn
- Bước 2: Đánh giá số liệu thống kê
Căn cứ vào mục đích phân tích đã được xác định, khi tiến hành phân tích số liệu
thống kê cần sử dụng nguồn tài liệu cơ bản là sách giáo khoa, song do thực tế sự
phát triển kinh tế xã hội luôn biến động nên cần phải thu nhập số liệu thống kê từ
nhiều nguồn khác nhau để tránh tình trạng lạc hậu. Việc đánh giá những tư liệu có
trong sách giáo khoa và đã thu nhập được phải có sự đánh giá xem có phù hợp yêu
cầu của bài không, chất lượng của tài liệu như thế nào. Có thể đánh giá số liệu
thống kê theo các mặt sau:
- Số liệu thống kê có chính xác và kịp thời không
- Phương pháp tính toán để đưa ra các số liệu (%, chỉ số bình quân ) có khoa

học không
- Số liệu thống kê có mang tính đại diện không
Đánh giá số liệu thống kê chính là phát hiện những vấn đề, những kết luận để lý
giải những nội dung cơ bản của bài giảng
- Bước 3: Phân tích, so sánh đối chiếu số liệu
Sau khi chọn lọc số liệu cần phải tiến hành so sánh. Thông qua so sánh đối
chiếu các số liệu thống kê để rút ra những kết luận cần thiết
VD: Khi so sánh có thể theo các trình tự sau
+ So sánh các số liệu thống kê trong một thời gian nhất định
+ So sánh các số liệu giữa tình hình phát triển kinh tế xã hội với những đặc
điểm riêng của mỗi lãnh thổ, mỗi vùng
+ So sánh số liệu thống kê vừa ở thời điểm tĩnh vừa ở thời điểm động. Có thể so
sánh giữa 2 số liệu với nhau nếu thấy cần thiết.
- Bước 4: Thể hiện các số liệu thống kê: Lập bảng biểu; xây dựng các biểu đồ;
bản đồ bằng các phương tiện thiết bị kỹ thuật.
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Các số liệu thống kê sử dụng trong bài giảng ngoài tác dụng minh họa, nêu bật
ý nghĩa của những kiến thức địa lý còn có tác dụng cụ thể hóa các khái niệm, rèn
luyện năng lực tư duy và kỹ năng, kỹ xảo bộ môn. Vì vậy việc sử dụng các số liệu
thống kê qua các bản đồ, bảng biểu bằng phương tiện kỹ thuật đã làm tăng tính
trực quan của số liệu, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, tạo hứng thú
học tập, đồng thời giáo dục các em suy nghĩ một cách khoa học và có trình độ
thẩm mỹ, làm tăng hiệu quả bài giảng.
- Bước 5: Nêu kết luận và giá trị của số liệu thống kê đối với việc thực hiện nội
dung bài giảng.
Rút ra kết luận là khâu cuối cùng và quan trọng nhất của quy trình phân tích số
liệu thống kê. Rút ra kết luận là giải đáp một cách rõ ràng, tỷ mỷ và có căn cứ khoa

học các vấn đề là việc phân tích các số liệu cần đạt được.
VD: Khi nhận xét sự gia tăng dân số thế giới ta có thể rút ra những kết luận sau:
+ Từ đầu công nguyên đến nay dân số thế giới tăng liên tục qua các năm
+ Từ đầu công nguyên đến 2005 dân số thế giới tăng ≈ 21, 6 lần trong vòng
1505 năm
+ Tuy nhiên tốc độ tăng dân số không đều giữa các thời kỳ
+ Từ đầu công nguyên đến 1959 dân số thế giới có tăng nhưng chậm (từ đầu
công nguyên đến 1500 dân số tăng 200 triệu người; 1804 đến 1927 dân số tăng 1 tỷ
người trong vòng 123 năm; từ năm 1927 đến 1959 dân số tăng 1 tỷ người trong vòng
32 năm)
+ Từ năm 1959 đến nay dân số tăng nhanh
+ Từ năm 1987 đến 1999 dân số tăng 1 tỷ người trong vòng 12 năm
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi càng ngày càng rút ngắn
IV. SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỂ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỊA
LÝ KINH TẾ XÃ HỘI 10 NÂNG CAO
1. Sử dụng số liệu thống kê riêng biệt
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Trong địa lý 10 nâng cao Trung học phổ thông thì phần I là địa lý tự nhiên,
phần II là địa lý kinh tế xã hội thế giới. Các số liệu thống kê riêng biệt trong cả hai
phần chiếm tỷ lệ lớn, phân bố rải rác trong từng bài, từng chương Khi khai thác
các số liệu thống kê riêng biệt này có thể theo các hướng sau:
- Sử dụng số liệu thống kê riêng biệt để trình bày nội dung của các sự kiện,
hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đã xảy ra.
VD: Diện tích châu Á là 31, 8 triệu km
2
.Với diện tích này so thế giới thì chiếm
6,2 % diện tích Trái đất. Chứng tỏ đây là châu lục có diện tích lớn nhất so với các

châu lục khác.
Trong những nội dung khác giáo viên có thể sử dụng các số liệu thống kê riêng
biệt để nói lên một sự trái ngược, một mâu thuẫn trong các hiện tượng kinh tế xã
hội để cho học sinh suy nghĩ, tìm ra bản chất của vấn đề
- Số liệu thống kê riêng biệt cũng có thể sử dụng để làm nổi bật hiện tượng
địa lý kinh tế xã hội phục vụ cho mục đích nào đấy.
Khi nghiên cứu địa lý kinh tế một nước, một khu vực để làm rõ những thế
mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc tốc độ phát triển của các ngành
kinh tế, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển để cuối cùng xác định được đặc trưng
kinh tế lãnh thổ đó.
VD: Khi dạy bài địa lý công nghiệp; các số liệu về sản lượng một số ngành
công nghiệp đã minh họa rõ nét cho sự phát triển các ngành công nghiệp thế giới
- Đặt số liệu riêng biệt trong mối liên hệ với các hiện tượng, quá trình kinh tế
xã hội
Trong quá trình dạy học nếu một số liệu được đưa ra một cách biệt lập, không
có những mối quan hệ thì sẽ không nói lên vấn đề gì cả. Số liệu riêng biệt này
chỉcó ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với các hiện tượng, quá trình địa lí kinhtế
xã hội nào đó. Vì vậy vấn đề chủ yếu ở đây không phải là việc quan tâm đến bản
thân số liệu mà là phải tìm ra, đặt được chúng trong những mối quan hệ nhất định,
phục vụ cho mục đích sử dụng.
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Ví dụ: Khi nêu số liệu dân số thế giới qua các năm, nếu chỉ đặt các con số riêng
biệt thì sẽ không có ý nghĩa gì, nhưng khi so sánh mối quan hệ thời gian thì có thể
thấy thời gian dân số tăng gấp đôi, thời gian dân số tăng 1 tỉ người theo thời gian
càng ngày càng rút ngắn lại
Việc vận dụng các số liệu đặt trong các mối quan hệ như vậy làm cho các số
liệu trở nên sinh động, có ý nghĩa mà còn có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh

phát triển tư duy. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp để từ
đó tìm ra các mối liên hệ cần thiết
b. Sử dụng số liệu thống kê xếp thành bảng
Trong giảng dạy địa lí ở trường phổ thông ngoài việc sử dụng các số liệu riêng
biệt, người ta còn sử dụng các số liệu xếp thành bảng. Trong sách giáo khoa lớp 10
Trung học phổ thông nâng cao có tất cả 31 bảng số liệu minh họa cho nội dung bài
giảng và củng cố kiến thức. Các bảng số liệu này chủ yếu dùng để chứng minh,
minh họa trong quá trình giải thích các hiện tượng, quy luật kinh tế xã hội tương tự
như cách dùng các số liệu riêng biệt
Ví dụ: Khi minh họa cho sự phát triển sản lượng điện thế giới chúng ta có
thể sử dụng số liệu riêng biệt:
- Năm 1950: Sản lượng điện thế giới là 967 tỉ kwh
- Năm 2003: 14851 tỉ kwh
Song ta cũng có thể sắp xếp thành bảng sau:
Sản xuất điện năng của thế giới thời kì 1950 – 2003
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Tỉ kwh 697 2304 4962 8247 11832 14851
Các bảng số liệu có hiệu quả cao khi dùng đúng với mục đích làm phương tiện
hướng dẫn cho học sinh khai thác tri thức. Thông qua các số liệu trong bảng, học
sinh có thể vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
ra những mối liên hệ, những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát triển kinh tế xã
hội của một vùng lãnh thổ hoặc sự phát triển của từng nghành kinh tế cụ thể .
Ví dụ: Bảng số liệu (Trang 170 SGK)
Cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới thời kì 1860 – 2020 (Đơn vị %)
1860 188
0

1990 192
0
1940 1960 1980 2000 2020
Củi, gỗ 80 53 38 25 14 11 8 5 2
Than đá 18 44 58 68 57 37 22 20 16
Dầu – khí đốt 2 3 4 7 26 44 58 54 44
Năng lượng nguyên tử,
thủy điện
- - - - 3 8 9 14 22
Năng lượng mới - - - - - - 3 7 16
Qua bảng số liêu này học sinh có thể vẽ biểu đồ miền hoặc biểu đồ hình tròn thể
hiện cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới thời kì 1860 – 2020 (đơn vị %) từ đó
nhận xét được tình hình sử dụng nguồn năng lượng trên thế giới theo thơì gian.
Tuy nhiên trước khi sử dụng bảng số liệu giáo viên nên tiến hành phân loại
chúng theo vấn đề, theo nội dung.
Ví dụ: Với bảng số liệu (Trang 197 SGK)
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004 (Đơn vị : tỉ USD)
Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
Hoa Kì 819 1526,4
Nhật Bản 565,5 454,5
Trung Quốc 858,9 834,4
LB Nga 183,2 94,8
Xingapo 179,5 163,8
Qua bảng số liệu này giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách khai thác
các số liệu phục vụ cho phần cán cân xuất nhập khẩu thế giới. Học sinh có thể
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
nhận xét, so sánh giá trị xuất nhập khẩu của từng nước, từ đó hiểu thế nào là xuất

siêu, nhập siêu, cán cân xuất nhập khẩu.
Các bảng số liệu thống kê được sử dụng rộng rãi và có vai trò rất quan trọng
trong quá trình dạy học địa lí. Bất cứ nội dung địa lí nào cũng có thể sử dụng được
bảng số liệu. Tuy nhiên việc sử dụng các bảng số liệu này không phải điều đơn
giản, chính vì vậy giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng ngay từ
khi đưa ra bảng số liệu. Khi phân tích nội dung bảng số liệu, giáo viên phải hướng
dẫn học sinh tìm ra các mối liên hệ giữa các số liệu, phân tích từng nội dung theo
cột ngang cột dọc để từ đó rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết
3. Các loại biểu đồ dùng trong Địa lý 10 – THPT nâng cao
Trong sách giáo khoa Địa lý 10 – THPT nâng cao sử dụng khá nhiều biểu đồ
khác nhau mang tính minh họa cao các kiến thức, vừa để biểu hiện một cách trực
quan các số liệu thống kê về quá trình phát triển của các hiện tượng địa lý kinh tế
xã hội như biểu đồ đường, cột… các biểu đồ khác như biểu đồ tròn, vuông, tam
giác… biểu diễn cơ cấu của một đối tượng, sự vật hiện tượng địa lý nào đó.
Thường có các loại biểu đồ sau:
- Biểu đồ động thái
Là loại biểu đồ thể hiện các số liệu về quá trình phát triển của hiện tuợng, các
số liệu về quá trình phát triển của các hiện tuợng địa lý kinh tế xã hội thường được
biểu hiện trực quan qua các biểu đồ đường, cột,
+ Biểu đồ theo đường
Loại biểu đồ này được sử dụng để biểu hiện sự biểu diễn về mặt số lượng của
hiện tượng theo thời gian. Qua đó trực quan hóa được quá trình phát triển của hiện
tượng và tốc độ phát triển của hiện tượng
VD: Biểu đồ thể hiện sản xuất điện năng thế giới thời kì 1950 – 2003(Bài tập 2
trang 158)
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
20
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
0

2 0
0 0
4 0
0 0
6 0
0 0
8 0
0 0
1 0
0 0
0
1 2
0 0
0
1 4
0 0
0
1 6
0 0
0
19 5 0
East
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000

16000
1950 1960 1970 1980 1990 2000 2003
East
+ Biểu đồ cột:
VD: Biểu đồ sự thay đổi mật độ dân số thế giới qua hai năm 2005
- Biểu đồ cơ cấu
Thể hiện được cơ cấu thành phần của một tổng thể, thể hiện sự so sánh về quy mô,
cơ cấu thành phầm của đối tượng các địa điểm hoặc thời gian khác nhau. Cũng có
thể thể hiện được cơ cấu thành phần và động thái phát triển của các thành phần
+ Biểu đồ tròn
VD: Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì năm 2000-2005(Bài tập 3 trang
109)
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
21
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Năm 2000 Năm 2005
+ Biểu đồ miền
VD: Biểu đồ thể hiện cơ cấu năng lượng toàn thế giới 1986-2020(Bài tập trang
170)
V. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ MINH HỌA
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
22
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
Giáo án: Bài 34
PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Lớp 10 –THPT Nâng cao
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học học sinh cần nắm:

- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
- Bản chất quá trình đô thị hóa, đặc điểm, chức năng
- Cách tính mật độ dân số
- Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ dân cư thế giới
- Một số hình ảnh về các đô thị trên thế giới. các thành phố triệu dân
- Máy tính, máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Sắp xếp ý các cột A với cột B và C sao cho phù hợp
A. Chủng tộc B.% dân số toàn cầu C. Nơi phân bố
Ơrôpêôit 12% a.Châu Á, châu Mĩ, Mađâgaxca
Môngôlôit 48% b.Châu Phi, Nam Ấn độ, các đảo TBD và
Ấn độ dương, Ôxtrâylia
Nêgrô - Ôxtraloit 40% c.Châu Âu, châu Á, châu Mĩ, Bắc Phi,
Ôxtrâylia
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
A.Tôn giáo B. Phân bố chủ yếu
1. Cơ đốc giáo
2. Phật giáo
3.Hồi giáo
4. Hin đu
5. Đạo Do thái
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
23
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
2. Giảng bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính ghi bảng
HĐ 1: Cả lớp
GV: Hiểu thế nào về sự phân bố dân cư?
GV làm rõ, giải thích khái niệm sự phân
bố dân cư và mật độ dân số
GV cho ví dụ về Việt Nam, yêu cầu tính
mật độ dân số nước ta
- S: 331212km
2
- D: 85 789 000 người (Năm2009)
HĐ 2: Cả lớp
GV: Yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ
và nhận xét sự phân bố dân cư theo châu
lục qua các năm? Giải thích?
GV: Quan sát bản đồ phân bố dân cư thế
giới nhận xét sự phân bố dân cư theo
lãnh thổ?
GV: Qua bảng số liệu( tr. 116 SGK) nhận
xét về mật độ dân cư theo các châu lục
PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Khái niệm:SGK
Công thức tính:SGK
2. Đặc điểm
a. Biến động về phân bố dân cư theo
thời gian
Dân cư thế giới có sự biến động theo
thời gian
b. Phân bố dân cư không đồng đều
trong không gian
- Phân bố dân cư không đồng đều trong

không gian
- Có vùng đông dân, vùng thưa dân
- Vùng đông dân: Châu Âu, Đông Nam
Á, Bắc Phi…
- Vùng thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc,
Nam châu Mĩ…
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố
dân cư
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
24
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Mđrăk-Đăk
Lăk
HĐ 4: Cá nhân/ cặp
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng số
liệu tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn
thời kì 1900 – 2005 và nhận xét?
GV:Cho học sinh xem đoạn băng video
về các thành phố lớn trên thế giới
GV: Quan sát bản đồ tr.120 SGK nhận
xét tỉ lệ dân thành thị thế giới thời kì
2000 – 2005
GV: Nhóm / cặp
Yêucầu học sinh tìm hiểu những tác
động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa
đến phát triển kinh tế xã hội và môi
trường
- Tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất
- Kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất,
sự phát triển các nghành kinh tế…
ĐÔ THỊ HÓA

1. Khái niệm: SGK
2. Đặc điểm
a. Xu hướng tăng nhanh dân số
thành thị
- Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh
b. Dân cư tập trung vào các thành
phố lớn và cực lớn
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn
và cực lớn: - 50 thànhphố có số dân >50
triệu người
- 279 thành phố có số dân > 1 triệu người
c. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
d. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát
triển kinh tế – xã hội và môi trường
a. Ảnh hưởng tích cực
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động
- Thay đổi phân bố dân cư
b. Ảnh hưởng tiêu cực
Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa
Giáo viên: Đinh Nữ Diễn Chi
25

×