Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Chuyên đề y học cổ truyền: TỔNG HỢP NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIA CHO NGƯỜI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.63 KB, 105 trang )

/>inviter=VNMT1306030025
TƯ LIỆU Y HỌC CỔ TRUYỀN.

Chuyên đề Y học cổ truyền
TỔNG HỢP
NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN
CHO NGƯỜI NGHÈO

/> />inviter=VNMT1306030025
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân
dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong
việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát
với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị
Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối
quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống
xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao
nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh
thuốc Nam! Trong trước tác của mình, ông không rập
khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không
đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây
cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của
những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc.
Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa
bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ,
xông, v.v.
/> />inviter=VNMT1306030025
Tuệ Tĩnh đã không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc
chữa bệnh, ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ
sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong


làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động
ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến
các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều
y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương
thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý
nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích
cực. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân
thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng
sinh tóm tắt trong 14 chữ:
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Những bài thuốc dân gian đã cứu bao người và
được truyền trong nhân dân ta từ đời này qua đời khác.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo,
các bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo tài
liệu: TỔNG HỢP NHỮNG BÀI THUỐC DÂN
GIA CHO NGƯỜI NGHÈO
Chân trọng cảm ơn!
/> />inviter=VNMT1306030025
1.Bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật từ
Mướp Hương
Mướp hương không chỉ có công hiệu trị nám, tàn
nhang mà còn giữ ẩm, làm trắng, căng mịn da; đồng
thời làm tăng sản xuất tế bào mới và giảm sự xuất hiện
sẹo, giải độc một cách tự nhiên, chống oxy hóa, chống
lão hóa.
1. Nhựa mướp
Trong nhựa mướp hương chứa rất nhiều thành phần
các chất có tác dụng dưỡng da, làm mềm và giúp da
chống lại các tác nhân có hại như tia cực tím, vi

khuẩn… Vì vậy bạn có thể dùng nhựa mướp thoa
ngoài da hàng ngày.
/> />inviter=VNMT1306030025
Nhựa mướp hương rất tốt cho việc dưỡng da và ngăn
ngừa các tác nhân có hại.
Cách thực hiện:
Bạn hãy lấy nhựa mướp bằng cách dùng kéo cắt ngang
dây mướp đã có trái cách mặt đất khoảng 50cm, để
phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay
xuống đất, cắm vào một bình thủy tinh sạch, dùng keo
dính dán kín miệng bình, chờ nhựa mướp hương chảy
vào đầy bình thì đổi bình khác.
Sau đó, lấy vải sợi nhỏ lọc nước mướp, cho nhựa
mướp hương đã lọc vào chai, để vào tủ lạnh dùng dần.
Khi sử dụng, bạn nên cho thêm vào vài giọt dầu thơm,
một chút rượu; hàng ngày xoa nước mướp này lên mặt,
da mặt sẽ mịn màng.
/> />inviter=VNMT1306030025
2. Lá mướp
Theo Đông y, lá mướp hương có vị ngọt tính chua mát,
có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên có thể dùng đắp
lên da điều trị mụn trứng cá sưng tấy và làm mờ nám.
Lá mướp hương giúp thanh nhiệt, tiêu mụn, mềm da.
Cách thực hiện:
Bạn hái vài lá mướp hương non, đem rửa sạch, để ráo
rồi giã dập vắt lấy nước. Dùng nước này thoa lên mặt
ngày vài lần sẽ giúp da mềm mịn, sạch mụn và làm mờ
dần các sắc tố trên da.
3. Thân mướp
Theo Đông y, thân mướp có vị ngọt, tính bình, tác

/> />inviter=VNMT1306030025
dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu
viêm nên rất tốt để đắp ngoài da để ngăn chặn viêm da
và làm sáng da.
Thân mướp lại giúp tiêu viêm, bảo vệ da luôn sạch sẽ
nhờ những hoạt tính chống khuẩn.
Cách thực hiện: Bạn hãy cắt lấy một đoạn ngọn mướp
non, đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Hàng ngày
dùng nước này thoa lên da có tác dụng làm nhuận da,
trị nám, chống lõa hóa.
4. Quả mướp
Quả mướp có vị ngọt, tính hình, có tác dụng thanh
nhiệt giải độc nên bạn có thể dùng nấu món ăn hoặc
đắp ngoài giúp điều hòa cơ thể, tránh mụn nhọt do
nóng trong phát ra.
/> />inviter=VNMT1306030025
Bạn chọn lấy một trái mướp non, rửa sạch giã nát cả
vỏ, lọc lấy nước rồi thoa lên da mỗi ngày giúp da mịn
màng, chống khô, chống nhăn, chống viêm lỗ chân
lông và còn trị chứng mũi đỏ do uống nhiều bia rượu.
5. Xơ mướp
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình tác dụng thông kinh,
thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu thũng nên có thể dùng bồi bổ
bên trong giúp thanh nhiệt, mát da, nhuận da, điều hòa
kinh nguyệt.
Cách thực hiện: Chọn lấy những quả mướp đã già và
tự khô ở trên giàn, đem bỏ vỏ, bỏ hạt rửa sạch đem
phơi khô. Đem cắt xơ thành từng khúc 1-2cm, sao
vàng, tán thành bột mịn. Mỗi ngày đem hòa với nước
uống 2-3 lần, lượng dùng 8-10g/ngày.

/> />inviter=VNMT1306030025
2.Nhiều cách trị tiểu đường theo dân
gian
- Lô hội (nha đam): Dùng 200gr lô hội tươi, rửa sạch,
gọt vỏ, bỏ gai, giã nát. Thêm 200ml nước chín ép lấy
nước cốt uống trong ngày hoặc xay bằng máy xay sinh
tố để tủ lạnh uống cả ngày.
- Cây đậu bắp (mướp tây): Mỗi ngày dùng 500gr trái
đậu bắp tươi hoặc 100gr cây khô, thái nhỏ nấu với 2 lít
/> />inviter=VNMT1306030025
nước còn lại 1 lít. Uống cả ngày.
- Hạt trái trâm: Dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi
khô, giã nát. Mỗi ngày dùng 100g. Nấu nước uống cả
ngày.
- Bào ngư: Mỗi ngày dùng 200gr. Nấu nước uống cả
ngày.
- Hoa đậu ván trắng 30gr + mộc nhĩ đen (nấm mèo)
30gr: Cả 2 vị phơi khô giòn (hay sấy khô). Tán bột
mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10gr (2
muỗng cà phê) với nước chín.
- Dây khổ qua (mướp đắng) + ô rô + lô hội: Dùng
dược liệu khô mỗi vị 20gr. Nấu nước uống cả ngày.
- Hạt me: Dùng 1kg hạt me chín bỏ vào chảo gang đổ
/> />inviter=VNMT1306030025
ngập nước đun cho chín, tiếp tục đun cho cạn nước,
tiếp tục sao cho khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột
mịn. Mỗi lần uống 10gr với nước chín. Ngày 3 lần,
trước khi ăn.
- Táo đỏ 7 quả + kén tằm 7 con: Nấu nhừ với 1 lít
nước sôi. Để nguội uống cả ngày.

- Cọng rau muống 60gr + râu ngô 30g: Rửa sạch nấu
nước uống.
- Trị bệnh tiểu đường
Bạn chuẩn bị 50-100g đậu đũa, đem sắc với nước. Mỗi
ngày dùng một thang, uống hết nước thì ăn đậu.
Dùng 500g rau cần tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy
nước, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.
/> />inviter=VNMT1306030025
Dùng 500g đậu Hòa Lan, giã nát, vắt lấy nước. Mỗi
ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa cốc.
Lấy mướp đắng phơi khô, giã thành thuốc bột, mỗi
ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 10g.
Lấy 50g hạt bí ngô, rang chín đem sắc với nước để
uống.
Lưu ý: người mắc bệnh tiểu đường không được ăn dưa
hấu, nếu không bệnh sẽ càng
nặng.
Nước ép hành tây
Dùng nước ép hành tây tươi sẽ giúp tuyến tụy sản xuất
nhiều insulin để điều tiết lượng đường trong cơ thể.
Nước ép hành tây rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh
/> />inviter=VNMT1306030025
tiểu đường type 1.
Bạn có thể xoay nhuyễn một củ hành và gạn lọc lấy
nước hoặc có thể cắt nhỏ một củ hành, ngâm trong một
ly nước và uống mỗi ngày.
Các chuyên gia cho rằng lượng đường của một bệnh
nhân tiểu đường sẽ giảm 50% nếu tiêu thụ 2 muỗng
canh giấm táo trước mỗi bữa ăn. Giấm táo có tính chất
tuyệt vời trong việc duy trì lượng đường trong cơ thể

ngay lập tức sau bữa ăn.
Khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua kích thích tuyến tụy, gan, lá lách và điều
chỉnh lượng đường trong máu. Mướp đắng cũng giúp
cải thiện sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hơn.
Uống nước khổ qua tươi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp
/> />inviter=VNMT1306030025
chống lại bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Trà xanh
Các chất chống oxy hóa có trong trà xanh giúp làm
giảm lượng đường, điều chỉnh nồng độ cholesterol
trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong
trà xanh còn có kali, vitamin C, flo, vitamin B và iốt,
giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Cỏ cà ri (methi)
Vị đắng của hạt cỏ cà ri giúp chống lại nguyên nhân
gốc rễ của bệnh tiểu đường. Bạn có thể uống một
muỗng canh bột cỏ cà ri vào mỗi buổi sáng hoặc ngâm
hạt cỏ cà ri trong nước, giữ cho nó qua đêm và uống
vào buổi sáng.

/> />inviter=VNMT1306030025
3.Dứa gai trị bệnh phù thũng,tiễu gắt, bó
gãy xương, kinh phong sơ gan cổ chướng,
viêm gan mãn tính
Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc
hoang hoặc được trồng để làm hàng rào.
Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng
bộ phận như sau:
/> />inviter=VNMT1306030025

1 Rễ dứa:
- Thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng
tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy
8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng),
rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương mỗi vị
8g; hậu phác 12g; thái nhỏ; sắc với 400ml nước còn
100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.
- Chữa chứng tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù
thận: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu
gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây
25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút,
đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi
lần 200 – 300ml; trẻ em tùy tuổi, 100 – 150ml. Ngày 2
– 3 lần. Một đợt điều trị là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, rồi
tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.
/> />inviter=VNMT1306030025
- Để chữa tiểu ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông, cỏ
tháp bút, sinh địa, mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống ngày
3 – 5 lần với bột hoạt thạch 10g.
-Dùng ngoài: rễ dứa gai (loại rễ non), lá xoan non, ngải
cứu, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, củ nghệ, mỗi thứ một
nắm nhỏ giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp làm
thuốc bó gãy xương và chữa lòi dom.
2 Đọt non:
- Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được
dùng trong những trường hợp sau:
- Chữa sỏi thận: đọt non, dứa gai 20g, ngải cứu 20g, cỏ
bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã
nát, thêm nước rồi gạn uống.
/> />inviter=VNMT1306030025

- Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: đọt non dứa gai 20g,
mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa kinh phong trẻ em: đọt non dứa gai 12g, lá
chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi
thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một
chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm
ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống
một thìa cà phê.
- Dùng ngoài: đọt non, dứa gai giã với lá đinh hương,
đắp chữa đinh râu rất tốt.
3 Quả dứa: dùng tươi hoặc phơi khô.
- Chữa xơ gan cổ chướng: quả dứa gai 200g, thân cây
ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá
trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể
/> />inviter=VNMT1306030025
thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái
nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống
làm 2 lần trong ngày…
-Để chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ
răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.
4. Chữa loét dạ dày tá tràng từ
nước ép bắp cải
/> />inviter=VNMT1306030025
Giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ
dày, ruột.
Cách làm nước ép bắp cải như sau:
Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa
nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá.
Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào
cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy

nước.
1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước.
Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần
để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có
thể thêm đường hoặc muối.
/> />inviter=VNMT1306030025
Mỗi đợt điều trị là 2 tháng.
Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì,
có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng
khác.

/> />inviter=VNMT1306030025
5.Đậu đỏ trị viêm lưỡi, quai bị, trĩ
ra máu, suy nhược cơ thễ
1. Trị chứng viêm lưỡi
Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm
nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra
máu nhìn như sợi chỉ đỏ.
Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước,
sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia
làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
2. Chữa bệnh quai bị
/> />inviter=VNMT1306030025
Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được
cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam
giới.
Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng,
hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là
khỏi.
3. Trị chứng trĩ ra máu

Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều
mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.
Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín,
phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm…
cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô
rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần
khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất
công hiệu.
4. Giúp tăng lực
/> />inviter=VNMT1306030025
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản
là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào
nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa,
đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối
vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể
lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.
Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn
món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
5. Sáng mắt, bổ huyết
Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát
rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần
uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần.
bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà
không cần ăn cơm.
6. Chữa suy nhược cơ thể
/> />inviter=VNMT1306030025
Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu
đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn

nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác
này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong,
nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn
nhiều.
7. Tốt cho phụ nữ mang thai
Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu
đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể
cũng được cân bằng hơn.
/>

×