Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM, NINH THUẬN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 62 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
i
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên em xin cảm ơn trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều
kiện cho em có thể vào học tại ngôi trường này.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô khoa
Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt ba năm vừa qua để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Để có được kết quả của chuyên đề tốt nghiệp này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến thầy Hoàng Hưng đã hết lòng quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình
để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian qua.
Xin cảm ơn quý anh chị và các bạn tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM
đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo cho em những điều tốt đẹp nhất.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên
chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng toàn thể các bạn để em có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc thực tế sau khi tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM. ngày 16 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trần Thiên Di
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
ii
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
LỜI CAM ĐOAN


Là sinh viên năm cuối của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, nay được vinh
dự làm bài Chuyên Đề Tốt Nghiệp để hoàn tất chương trình học của mình và ra trường.
Em rất tự hào khi mình là người được thực hiện bài chuyên đề này, do đó em thấy mình
phải có trách nhiệm thực hiện tốt bài khóa luận này, em xin cam đoan không sao chép nội
dung bài khóa luận của người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Những số liệu và nội dung
trong bài làm này đều được cho phép thu thập một cách trung thực.
Vì những lý do trên, em thấy mình phải có trách nhiệm thực hiện đúng với những gì
đã cam đoan như trên, thực hiện đúng và không có bất cứ sai phạm gì.
TP.HCM. ngày 16 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trần Thiên Di

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
iii
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. II
MỤC LỤC ........................................................................................................................ III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ VIII
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... IX
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1
1.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.3.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................ 2
1.3.2 Phƣơng pháp cụ thể .......................................................................................... 2

1.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC- THỰC TIỄN .......................................................................... 3
1.5.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 3
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................. 3
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG ... 5
2.1 GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG ........................................................................................ 5
2.1.1 Định nghĩa về giáo dục môi trƣờng ................................................................. 5
2.1.2 Mục đích của giáo dục môi trƣờng ................................................................. 6
2.1.3 Một số thành tựu GDMT trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 6
2.1.3.1 Một số thành tựu GDMT trên thế giới .................................................... 6
2.1.3.2 Một số thành tựu GDMT ở Việt Nam ...................................................... 8
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
iv
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
2.2 TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG ............................................................................ 10
2.2.1 Truyền thông ................................................................................................... 10
2.2.2 Truyền thông môi trƣờng .............................................................................. 12
2.2.2.1 Tại sao lại cần truyền thông môi trƣờng ................................................ 12
2.2.2.2 Nguyên tắc của truyền thông môi trƣờng ............................................... 13
CHƢƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH ....................................... 14
3.1 CÁC CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VÀ NGÀNH GIÁO DỤC
ĐÀO TẠO VỀ BVMT – GDMT ....................................................................................... 14
3.1.1 Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 15/11/2004 về “BVMT trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” ................................ 14
3.1.1.1 Một số nội dung quan trọng của Nghị quyết ......................................... 14
3.1.1.2 Các giải pháp thực hiện ........................................................................... 14
3.1.2 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 1363/QĐ –TTG ngày 17/10/2001
về việc phê duyệt dự án “Đƣa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”

15
3.1.2.1 Mục tiêu của dự án .................................................................................. 15
3.2 CÁC TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG .................................... 16
3.2.1 Tổ chức Đoàn thanh niên- Hội sinh viên ...................................................... 16
3.2.2 Một số tổ chức truyền thông về môi trƣờng ................................................. 18
3.2.2.1 Hội bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng Việt Nam (VACNE) ..................... 18
3.2.2.2 Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trƣờng (Media Center
Environment Protection) ...................................................................................... 18
3.2.3 Một số tổ chức phi chính phủ về truyền thông môi trƣờng ........................ 19
3.2.3.1 Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trƣờng (C&E) ... 19
3.2.3.2 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) ................................ 19
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
v
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
3.2.3.3 Tổ chức hành động vì môi trƣờng .......................................................... 20
3.2.3.4 Tổ chức 350.org ........................................................................................ 20
CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TẠI TP. PHAN
RANG – THÁP CHÀM ................................................................................................... 22
4.1 TỔNG QUAN VỀ TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM ............................................... 22
4.1.1 Lịch sử hình thành .......................................................................................... 22
4.1.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 23
4.1.3 Đặc điểm Khí hậu và đất đai ......................................................................... 23
4.1.4 Đặc điểm kinh tế ............................................................................................. 23
4.2 HỆ THỐNG CÁC TRƢỜNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM ... 29
4.3 CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM ........... 33
4.3.1 chƣơng trình giáo dục môi trƣờng ở cấp trunng học .................................. 33
4.3.2 Các hoạt động truyền thông môi trƣờng tại Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
37
4.3.2.1 “Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ” .............................................................. 37
4.3.2.3 Hƣởng ứng ngày Nƣớc thế giới............................................................... 39

4.3.2.4 Đạp xe vì môi trƣờng ............................................................................... 40
4.3.2.5 Chƣơng trình dọn vệ sinh bờ biển : Vì biển xanh quê hƣơng ............. 40
Một trong những hoạt động thƣơng niên của diễn đàn www.PRLH.info. Cứ
mỗi năm 1 lần, vào dịp hè, các bạn sinh viên đang học tập tại các tỉnh thành
khác nhau sẽ phối hợp cùng các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh cùng
chung sức làm sạch các bãi biển tại Tp. Phan Rang – Tháp Chàm. ................ 40
4.3.2.6 Chƣơng trình đạp xe vì môi trƣờng : Khám phá thành phố yêu thƣơng
41
4.3.2.7 Cuộc thi ảnh PRLH’s Picture Contest ................................................... 42
4.3.3 Kết quả đạt đƣợc sau những hoạt động ....................................................... 43
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
vi
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
4.3.3.1 Những thành công đạt đƣợc sau những hoạt động .............................. 43
4.3.3.2 Những mặt còn hạn chế ........................................................................... 43
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................ 45
5.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG .............. 45
5.1.1 Biện pháp về nguồn lực và tổ chức ............................................................... 45
5.1.2 Phát triển hệ thống truyền thông môi trƣờng .............................................. 46
5.1.3 Nội dung thông điệp truyền thông môi trƣờng ............................................ 46
5.2 XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG ............. 47
5.2.1 Chƣơng trình giáo dục truyền thông môi trƣờng thông qua các cuộc thi
triễn lãm tranh ảnh, thông qua các buổi sinh hoạt tọa đàm tại các trƣờng THCS,
THPT, các buổi sinh hoạt cùng các trƣờng cấp 1 và mầm non..v…v… .............. 48
5.2.2 Các chƣơng trình hành động ......................................................................... 48
5.3 THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ................................ 50
5.3.1 Thuận lợi.......................................................................................................... 50
5.3.2 Khó khăn ......................................................................................................... 50
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................... 52
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 52

6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 52


Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
vii
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


MT: Môi Trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
GDMT: Giáo dục môi trư
SRD: Trung tâm phát triển nông thôn bền vững
PTBV: Phát triển bền vững
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
VSV: Vi sinh vật
C&E: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường




Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
viii
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình truyền thông đơn giản ............................................................................. 6
Hình 3.1: Hình 3.1 Sinh viên Hutech tham gia ngày chủ nhật xanh - làm sạch đẹp mỹ
quan TPHCM ..................................................................................................................... 17
Hình 4.1: Chiều tà Mỹ Nghiệp .......................................................................................... 24
Hình 4.2: Đồi cát Nam Cương .......................................................................................... 24

Hình 4.3: Vân cát đồi cát Nam Cương .............................................................................. 25
Hình 4.4: Bãi biển Cà Ná .................................................................................................. 26
Hình 4.5: Tháp chàm ......................................................................................................... 27
Hình 4.6: Đàn cừu Ninh Thuận ......................................................................................... 27
Hình 4.7: Làm gốm Chăm ở Bầu Trúc .............................................................................. 28
Hình 4.8: Hưởng ứng “Tết trồng cây - Nhớ ơn Bác Hồ“ năm 2012 ................................ 37
Hình 4.9: dọn dẹp vệ sinh ở khu phố ................................................................................. 38
Hinh 4.10: Người dân chung sức dọn dẹp vệ sinh môi trường ......................................... 39
Hình 4.11: đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường ........................................................... 39
Hình 4.12: chung tay dọn dẹp bãi biển

............................................................................ 40
Hình 4.13: Bông hành, nét đẹp ẩn chứa đầy thú vị ........................................................... 41
Hình 4.14 :Toàn cảnh ruộng lúa Ninh Thuận ................................................................... 41

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
ix
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Hoàng Hưng , “Con người và môi trường”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
[2] Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường,“Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác
động biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Nxb Tài Nguyên-Môi
Trường và bản đồ Việt Nam.
[3] Trần Hồng Hà, 2004. Vấn đề nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng ở
Việt Nam. Hội thảo “Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục cộng đồng về BVMT”
26/11/2004. TP.HCM.
[4] Chính phủ Việt Nam, 2004. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Quyết định số 153/2004/TTg.
[5] Chính phủ Việt Nam, 2003. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg.

[6] Quỹ Tái chế chất thải, 2010. Báo cáo đánh giá Ngày hội tái chế chất thải 2010.
TP.HCM.
[7] Lê Văn Khoa, 2004. Các họat động và chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng về
BVMT TP.HCM. Hội thảo “Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục cộng đồng về
BVMT” 26/11/2004. TP.HCM.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
1
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại, được cả thế giới quan tâm.
Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng do các hoạt động
của con người như phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ…. gây nguy cơ
mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của
đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và
thái độ của con người về môi trường còn nhiều hạn chế. Từ đó yêu cầu đặt ra là phải làm
thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, truyền thông môi trường.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu
đáng kể nhưng môi trường thì bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân. Bên cạnh
đó, ý thức hiểu và bảo vệ môi trường của người dân nói chung, học sinh – sinh viên nói
riêng còn nhiều sự hạn chế, nhất là bộ phận học sinh, sinh viên đang ở trong quá trình
hình thành nhân cách, dễ tiếp thu….là đối tượng quan trọng trong việc góp phần xây
dựng, bảo vệ môi trường một cách hiểu quả nhất.
Hiện nay chương trình giáo dục môi trường đã được đưa vào giảng dạy ở các cấp
tiểu học, trung học và đại học. Nhưng giải pháp chỉ là giảng dạy lý thuyết và chưa được
hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cũng như ý thực tự giác bảo vệ môi trường.
Với đối tượng là sinh viên- tầng lớp tri thức trẻ của đất nước, ngoài việc được
trang bị kiến thức chuyên môn, xã hội thì việc nhận thức được vấn đề môi trường là một
vấn đề thiết yếu nhưng không phải chỉ là hiểu mà sinh viên cần phải đưa những hiểu biết

về môi trường của mình thành những thói quen ý thức bảo vệ môi trường. Và từ đó tuyên
truyền rộng rãi đến tất cả mọi người, để nhiệm vụ bảo vệ môi trường không phải là của
bất kỳ cá nhân hay tập thể nào cả mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người đang sống
trên hành tinh này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
2
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông môi trường đã và đang thực hiện tại
trường Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả truyền
thông.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Phƣơng pháp luận
Khi xã hội phát triển mạnh mẽ, con người đã nhận thức được sự ảnh hưởng của
việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của mình, và họ ra sức khắc phục hậu quả. Tuy
nhiên, đó chỉ là cách sửa chữa tạm thời vì chính con người là nguyên nhân dẫn đến sự ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy, để môi trường trở nên tốt đẹp hơn thì ý
thức bảo vệ môi trường sẽ là công cụ giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường phải thông qua hình thức giáo dục môi
trường, truyền thông môi trường đến với tất cả mọi người. Việc giáo dục môi trường phải
gắn liền với các yếu tố thực tiễn, hình thành thói quen tự nguyện bảo vệ môi trường.
Để vừa đảm bảo sự phát triển xã hội cùng với sự phát triển bền vững là vấn đề
thách thức, ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy hơn lúc
nào hết việc giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường thông qua hình thức truyền thông môi
trường đang được các nước hưởng ứng như một chiến lược toàn cầu.
1.3.2 Phƣơng pháp cụ thể
Thu thập tài liệu- số liệu: thu thập tài liệu, số liệu của các tài liệu nghiên cứu có
liên quan đến công tác giáo dục truyền thông môi trường.
Phương pháp điều tra xã hội học: Lập phiếu khảo sát với đối tượng khảo sát là học
sinh, sinh viên, công nhân viên chức đang cư trú và công tác tại Tp. Phan Rang – Tháp

Chàm để có thể đánh giá hiệu quả công tác truyền thông môi trường.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số liệu sau khi khảo sát để có thể
đánh giá hiệu quả công tác truyền thông môi trường có hiệu quả hay không?
1.4 Nội dung đề tài
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, nội dung cần nghiên cứu bao gồm:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
3
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Nghiên cứu hiện trạng giáo dục môi trường tại Việt Nam và nhất là công tác
truyền thông môi trường tại các trường trên địa bàn TPHCM.
Khảo sát công tác truyền thông môi trường tại trường Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
qua các hoạt động truyền thông môi trường, phiếu khảo sát…
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho sinh viên…
1.5 Ý nghĩa khoa học- thực tiễn
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở dữ liệu đầy đủ về hoạt động truyền thông môi trường tại địa bàn Tp Phan
Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trong những năm vừa qua.
Cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý hoạch định các chiến lược về truyền
thông tại trường Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Cung cấp các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả truyền thông tại trường Tp
Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có thể xem như là sự kế thừa của các ý tưởng về GDMT trong học đường
vốn đã có từ rất lâu. Đó là những ý tưởng về xây dựng các trình hoạt động câu lạc bộ, đội
nhóm nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin về môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi
trường của học sinh, sinh viên – những thế hệ trẻ của đất nước.
Đề tài cập nhật và đánh giá đầy đủ nhất về công tác truyền thông đang được triển
khai, đưa ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác truyền thông đang được triển
khai.

Vì vậy, việc thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn có thể đánh giá được hiệu
quả của công tác truyền thông môi trường tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận, qua đó đề xuất những biện pháp hiệu quả, thực tế nhất để có thể nâng cao hiệu
quả truyền thông môi trường tại địa bàn Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
1.6 Giới hạn đề tài
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
4
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Đề tài chỉ giới hạn tổng hợp thông tin, giới hạn trên cơ sở lý thuyết các công tác
truyền thông có khả năng thay đổi nhận thức người dân địa bàn Tp Phan Rang – Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Điều tra và đánh giá hiệu quả công tác truyền thông môi trường
trong phạm vi Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận hiện nay.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
5
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG
2.1 Giáo dục môi trƣờng
2.1.1 Định nghĩa về giáo dục môi trƣờng
Giáo dục môi trường được phát triển trong nửa thế kỷ 20 từ các môn học như:
nghiên cứu tự nhiên, giáo dục về bảo tồn và giáo dục ngoại khóa…Khái niệm giáo dục
môi trường có thể tóm tắt trên một số quan điểm sau đây:
- Giáo dục môi trường nhằm hiểu biết mối quan hệ môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và vai trò của con người trong đó.
- Giáo dục môi trường là quá trình học hỏi liên tục phát triển theo kinh nghiệm của
chúng ta trong quá trình trải nghiệm cuộc sống.
- Mục tiêu cuối cùng đạt được qua học hỏi, trải nghiệm là thay đổi hành vi của
nhân loại.
- Nỗ lực giáo dục của chúng ta cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc
sống bền vững và thân thiện với môi trường.

Con người với các tổ chức khác nhau coi giáo dục môi trường như một phương
tiện để tiến đến sự bền vững hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn và thay đổi hành vi của con
người.
Một số định nghĩa về giáo dục môi trường
- Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO), (Belgrade- Nam Tư
năm 1975): “Mục tiêu của giáo dục môi trường là phát triển một thế giới mà mọi người
nhận thức và quan tâm về môi trường cũng như các vấn đề liên quan và có kiến thức, kỹ
năng, thái độ, tình cảm và cam kết hành động cá nhân hay tập thể hướng đến các giải
pháp cho các vấn đề hiện tại và ngăn chặn các vấn đề mới phát sinh”
- Báo cáo kết luận hội nghị liên chính phủ về Giáo dục môi trường (Tbilisi,
USSR,1977): “…nhằm tiếp tục làm cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng hiểu tính phức tạp
của môi trường tự nhiên và xã hội trong sự tác động lẫn nhau giữa các phương diện vật
lý, sinh học, xã hội, kinh tế và văn hóa; thu được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng
thực hành để tham gia với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả, nhằm giải quyết các vấn đề
về môi trường trong việc quản lý nâng cao chất lượng môi trường”.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
6
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
- Hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-1971): “…quá trình nhận thức giá trị và
làm sáng tỏ các khái niệm để phát triển kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết sâu sắc
mối liên quan lẫn nhau giữa con người với nền văn hóa nhân loại và môi trường sinh học
xung quanh. Giáo dục môi trường cũng đòi hỏi thực hành trong việc đưa ra các quyết
định và tự tạo lập một chuẩn mực cho hành vi về vấn đề liên quan đến chất lượng môi
trường”.
2.1.2 Mục đích của giáo dục môi trƣờng
GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được
trang bị:
 Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.
 Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường
 Một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý môi trường.

Năm mục tiêu có quan hệ tương hỗ trong giáo dục môi trường:
 Nhận thức: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức và
sự nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề liên quan.
 Kiến thức: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tích lũy được nhiều kinh
nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề
liên quan.
 Thái độ: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giá
trị và ý thức quan tâm vì môi trường, cũng như động lực thúc đầy trong việc
tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
 Kỹ năng: giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được những kỹ năng trong
việc xác định và giải quyết các vấn đề môi trường.
 Tham gia: tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách
tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề môi trường.
2.1.3 Một số thành tựu GDMT trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.3.1 Một số thành tựu GDMT trên thế giới
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
7
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Ở Đức, có chương trình “Tìm hiểu đất nước” trong bậc tiểu học. Các cấp học từ
trung học trở lên thì nội dung GDMT được gắn hữu cơ vào chương trình Sinh học và
Địa lí
ở Bungari, cấu tạo chương trình khoa học ở cấp 1 và học sinh ở cấp 2và 3 theo tư
tưởng chủ đạo “Con người và Môi trường”. Trong chương trình cấp 1 có hẳn một môn
riêng biệt là “Kiến thức về môi trường”, cung cấp cho học sinh nội dung đơn giản
nhưng rất cơ bản về môi trường xung quanh như: nhà trường, làng mạc, thôn xóm, địa
phương, đường xá, giao thông, vườn cây, rừng, nước, lửa, động vật có ích, có hại.
Chương trình học sinh cấp 2 biên soạn theo quan điểm “Tìm hiểu môi trường từ gần tới
xa” như môi trường thôn xóm, môi trường rừng, các cây nông nghiệp, sinh vật đồng
ruộng,…
Ở Nhật, trọng tâm của GDMT là chống ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe, nội dung này

đựơc lồng ghép vào các môn học đặc biệt là môn Sinh học và Địa lý.
Ở Indonesia, người ta đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu về môi trường trong
các học viện. Các trung tâm này là nơi cung cấp các chuyên gia cho việc nghiên cứu,
đào tạo cho các công việc khác có liên quan đến khoa học môi trường ở các cấp quốc
gia và khu vực. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa thì trình độ dân trí về môi trường
chưa được cao.
Ở Malaysia, các trường đại học đã có mối liên kết với các học viện trong và ngoài
nước để đào tạo các chuyên gia về môi trường. Một số trường đại học đã tổ chức các
khóa chính trị, các khóa học ngoại khóa về môi trường cho hầu hết các sinh viên ở các
ngành khác nhau. Trình độ môi trường của nhân dân Malaysia khá cao.
Ở Singapore, các chương trình giảng dạy môi trường ở các trường đại học tổng
hợp, đại học bách khoa. Học viện giáo dục được tiến hành tốt nhất. Việc giáo dục về
môi trường được các quy định về pháp luật đi kèm. Các trường đại học thành lập các ủy
ban để cố vấn cho chính phủ về mặt môi trường nhằm đưa ra những chính sách, những
chủ trương kịp thời và thích hợp. Ngoài ra, các trường còn tập trung vào các “Dự án
thành phố sạch và xanh”, “Nguồn gốc của ô nhiễm không khí và sự kiểm soát nó”,
“Quản lý chất thải nguy hiểm”, “Bảo quản, lọc và xử lí nước thải”…
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
8
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Ở Philipines, hầu hết các trường đại học đều có khoa học hay chỉ ít cũng có một bộ
môn môi trường (Hoặc Environmental Sciences hoặc Environmental Study). Ơ đây đào
tạo cả chuyên ngành môi trường tài nguyên, môi trường sinh thái lẫn công nghệ môi
trường. Là một đất nước chịu nhiều thiên tai nên Philipines rất chú trọng giáo dục các sự
cố môi trường và phòng chống.
Ở Thái Lan, nơi có trường AIT là nguồn cung cấp và đào tạo các kỹ thuật viên môi
trường, giáo dục ở cấp học sau trung học bao gồm đào tạo chuyên nghiệp và chuyên gia
môi trường cũng được xúc tiến mạnh mẽ. Hầu hết các trường đại học ở Thái Lan đều có
quyền cấp bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về môi trường. Một số trường còn có cả chương
trình đào tạo tiến sĩ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên người Thái Lan vốn sợ rằng, trong

tương lai gần sẽ có một sự cung cấp quá dư các nhà môi trường được đào tạo một cách
tổng quát mà thiếu hẳn những chuyên gia sâu trong một số lĩnh vực môi trường học. Các
báo cáo của các chuyên gia Thái ở Hội nghị GDMT cho rằng: “Thái Lan cần có nổ lực
hơn nữa để đưa giáo dục và đào tạo, huấn luyện GDMT vào các chương trình học hiện
hành dành cho tất cả các ngành học mà họ sắp tốt nghiệp có liên quan đến sự phát triển”.
Mặt khác, TS Chunaphicun cũng xác nhận “GDMT, nước chúng tôi được quan tâm và
đạt đươc những cao trào rộng khắp, có lẽ chỉ đứng sau giáo dục AIDS”.
Tuy hình thức và phương phháp GDMT ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều đã
khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của giáo dục môi trường trong nhà trường và
trong cộng đồng xã hội. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất họp tại Rio Janeiro (Braxin)
năm 1992 đã xác định chiến lược hành động cho loài người về môi trường và phát triển
môi trường ở thế kỷ 21, trong đó có hành động xem xét lại tình hình GDMT và đưa
GDMT vào chương trình giáo dục cho tất cả mọi lớp và ở các cấp học. Đây cũng là một
trong những mục tiêu chủ yếu của chương trình GDMT quốc tế (IEEP) của UNESCO và
UNEP. Sau hội nghị này tất cả các nước xem lại tình hình GDMT ở quốc gia mình và
xây dựng những mô hình giáo dục mới phủ hợp nhằm nâng cao hiệu quả.
2.1.3.2 Một số thành tựu GDMT ở Việt Nam
Ở nước ta, việc GDMT mới được bắt đầu từ những năm cuối thập niên 70, còn việc
GDMT trong trường phổ thông chỉ mới được thực hiện vào thập niên 80 cùng với kế
hoạch cải cách giáo dục. Để thực hiên nhiệm vụ GDMT trong trường phổ thông, ngay từ
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
9
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
thời kỳ đó đã có hai đề tài cấp nhà nước được tiến hành nghiên cứu về phương thức nội
dung GDMT trong nhà trường, trong đó tập trung chủ yếu là môn sinh học và địa lý. Từ
năm 1982 – 1983 khoa học địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đưa môn bảo vệ tự
nhiên, mà nay là GDMT vào chương trình đào tạo. Đến năm 1985, cuốn “Quán triệt tinh
than giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dân số và bảo vệ môi trường” của nhà
xuất bản Giáo dục và cuốn “Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông”
của PGS. Nguyễn Dược in vào năm 1986 cho thấy rõ sự nhận thức về GDMT ở nước ta.

Hiện nay, các hoạt động GDMT được tiến hành một cách mạnh mẽ. Ngoài việc GDMT
cho quần chúng nhân dân thông qua phương tiện truyền thông đại chúng rất đa dạng và
phong phú ( chương trình “Dân số và Môi trương”, “Môi trường và Đời sống”. Các
phong trào “Sạch và Xanh” của các thành phố lớn, các trường đại học đã đóng góp đáng
kể vào công tác GDMT) trong nhiều trường đại học đã có các môn học về môi trường.
Từ năm học 1995 – 1996 trở đi, tất cả trường đại học khoa học tự nhiên (Hà Nội), năm
học 1993 – 1994 khoa “Môi trường học” được thành lập và triển khai đào tạo các cán bộ
về khoa học môi trương. Ơ Tp. Hồ Chí Minh, khoa môi trường cũng được thành lập ở
trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Kỹ thuật Công nghệ vào năm 1999.
Song song với việc giảng dạy trong nhà trường, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
về GDMT cấp nhà nước và cán bộ quản lý, nhiều đề tài luận án phó tiến sĩ và thạc sĩ đã
và đang được thục hiện, có tác dụng mở rộng nôi dung và nâng cao hiệu quả của việc
GDMT.
Thật ra, hành động có ý nghĩa biểu trung lớn nhất ở nước ta về GDMT là ngay từ
năm 1962, Bác Hồ đã khai sinh ra “Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng
cây hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo BVMT (1991 – 1995).
Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài nghiên cứu về BVMT đã xuất hiện (Hoàng
Đức Nhuận 1982, Nguyễn Dược 1982; 1986, Trịnh Ngọc Bích 1982,…).
Thông qua việc thay đổi sách giáo khoa (Cải cách giáo dục) (1986 – 1992) các tài
liệu chuyên ban và thí điểm, tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc GDMT vào
sách, đặt biệt là ở môn Sinh, Địa, Hoá, Kỹ thuật. Đợt thay sách bắt đầu từ năm 2002 đã
tích hợp kiến thức môi trường vào tất cả các môn học.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
10
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt
Nam gia đoạn 1996 – 2000” GDMT được ghi nhận như bộ phận cấu thành
Từ năm 1996, Dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam (VIE 95/041)
của Bộ Giáo dục và Đào tạo do UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) tài trợ

đã nhằm vào mục tiêu cơ bản:
 Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về
GDMT tại Việt Nam.
 Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyền đạt
những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo
viên.
 Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp Tiểu học và
Trung học.
Các mục tiêu trên được thực hiện ở mức chi tiết và cụ thể hơn trong thực tiễn
thông qua dự án VIE 98/018.
Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 1363/QĐ–
TTG về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”
2.2 Truyền thông môi trƣờng
2.2.1 Truyền thông
Khái niệm : Truyền thông là quá trình trong đó người gửi, truyền các thông điệp tới người
nhận hoặc trực tiếp hoặc thông qua các kênh, nhằm mục đích thay đổi nhận thức, kiến thức,
thái độ, kỹ năng thực hành của người nhận thông điệp.
 Truyền thông có thể phổ biến các tri thức, trình bày các giá trị, các chuẩn mực xã
hội. Các tri thức bao gồm kiến thức, nhận thức và ý thức trách nhiệm về bất cứ hành
vi nào vì lợi ích tốt đẹp, vì mục tiêu chính đáng của phát triển bền vững.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
11
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di

Hình 2.1 Mô hình truyền thông đơn giản
Các yếu tố của hệ thống truyền thông
Với mô hình truyền thông như trên thì một hệ thống truyền thông bao gồm các yếu tố sau:
 Người gửi
 Thông điệp

 Kênh truyền thông
 Người nhận
Mô hình truyền thông có thể được diễn giải đơn giản như sau:
Người gửi có một thông điệp ( thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ) muốn
được gửi đi.
Người gửi phải mã hoá thông điệp đó, nghĩa là phải chuyển thông điệp đó thành âm
thanh, từ ngữ, ký tự (thể hiện bằng ngôn ngữ) hay dùng cử chỉ, ký hiệu, ra hiệu, tư
thế…(thể hiện bằng phi ngôn ngữ) để người nhận có thể hiểu được.
Người nhận thông điệp bằng các giác quan của mình. Nếu không có gì cản trở, gây
nhiễu hay làm sai lạc thì người nhận sẽ có một bản sao chính xác, nghĩa là nguyên si thông
điệp đã được gửi.
Người nhận phải giải mã và diễn dịch, phân loại, chấp nhận thông điệp để có thể
hiểu nó một cách chính xác.
NNgười gửi
gửi
Người nhận
Ý tưởng
Suy nghĩ
Tình cảm
Chuyển tải thông điệp
Chấp nhận thông điệp
Giải mã
iải
Mã hoá
iải
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
12
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
Cuối cùng, người nhận phải xác nhận là đã được nhận thông điệp, nghĩa là người đó
phải cho người gửi biết là thông điệp đã được thu nhận, tái tạo và đã được hiểu rồi.

Như mô hình trên, truyền thông có vẻ như là một chu trình đơn giản, dễ dàng. Trong
thực tế, rất hiếm khi diễn ra suôn sẻ như vậy. Việc sử dụng mô hình giản lược này không
phải là cung cấp giải pháp cho quá trình truyền thông mà chính là các tham số để phân tích
các quá trình truyền thông và để xác định ra các khiếm khuyết nhằm cải thiện chúng một
cách có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một người vừa là người gửi, vừa có thể đồng thời là người nhận. Nội
dung thông điệp tác động tới hành vi của chúng ta, và cũng ảnh hưởng tới hình thức, cường
độ và nội dung của quá trình truyền thông. Các yếu tố gây nhiễu có thể xuất hiện ở bất kỳ
bước nào trong quá trình truyền thông và dẫn tới hiểu nhầm hoặc chẳng hiểu gì.
2.2.2 Truyền thông môi trƣờng
Khái niệm: Truyền thông môi trường là một công cụ quan trọng, cơ bản của quản lý môi
trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người
trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, và không những chỉ tự mình tham gia mà còn
lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tình đại chúng.
2.2.2.1 Tại sao lại cần truyền thông môi trƣờng
Các dự án/ chương trình môi trường thường đem lại kết quả hạn chế, vì những sự đổi mới
và giải pháp của dự án hay chương trình đưa ra không được những người có liên quan hiểu
rõ và cùng tham gia.
Những người thực hiện các dự án hay chương trình môi trường thường nghĩ rằng
các sự kiện khoa học và sự quan tâm đến môi trường của họ có sức thuyết phục, tuy nhiên, người
dân thường nhận thức vấn đề thông qua xúc cảm và giao tiếp xã hội hơn là bằng lý lẽ và kiến
thức.
Những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa những người trong cuộc không được
điều đình, hoà giải với nhau. Cách tiếp cận đối đầu nhau đã dẫn đến thông tin một chiều,
không quan tâm đến sự hiểu biết và hoàn toàn không dựa vào cách truyền thông hai chiều
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
13
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
là hình thức truyền thông hướng về “cùng chia sẻ” và về các tình huống “đôi bến cùng có

lợi”.
Nhiều cấp ra quyết định không biết cách làm thế nào để lồng ghép một chiến lược truyền
thông vào các dự án về môi trường.
2.2.2.2 Nguyên tắc của truyền thông môi trƣờng
Truyền thông môi trường cần phải:
Là mắt xích để gắn kết các vấn đề môi trường với quá trình hoạch định chính sách
và sự tham gia của người dân.
Quan tâm tới lợi ích của đối tượng truyền thông /cộng đồng.
Cách thức truyền thông cần phù hợp với đối tượng truyền thông, có nghĩa là cần
phải đơn giản, cụ thể và phù hợp về văn hoá - xã hội.
Truyền thông có định hướng tới các vấn đề cần được giải quyết, hay các nhu cầu của
cộng đồng.
Tính tới chi phí - hiệu quả và có tính sáng tạo bằng cách sử dụng các cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực, phương tiện truyền thông sẵn có ở địa phương, hơn là dựa vào các sản
phẩm truyền thông đắt tiền.
Trao quyền cho cộng đồng.
Có sự hợp tác giữa những người có trình độ khác nhau, chức năng khác nhau (giữa
các cấp chính quyền, các tổ chức cộng đồng, khu vực tư nhân, các cơ quan nghiên cứu…).
Kết hợp các kênh, phương tiện, sản phẩm truyền thông khác nhau.
Thử nghiệm trước sản phẩm truyền thông.
Có sự hoà hợp giữa người truyền thông và cộng đồng
Nhấn mạnh vào tính bền vững.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
14
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
CHƢƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
3.1 Các chủ trƣơng chính sách của đảng, nhà nƣớc và ngành giáo dục đào tạo về
BVMT – GDMT

3.1.1 Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 15/11/2004 về “BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”
3.1.1.1 Một số nội dung quan trọng của Nghị quyết
BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của nước ta.
BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền
vững, phải được thực hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển
kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát
triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ việc BVMT, đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển
bền vững.
BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người,
là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và
là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của ông cha ta.
BVMT phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với
môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường
và bảo tồn thiên nhiên, kết hợp giữa sự đầu tư của nhà nước với đẩy mạnh huy động
nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với
các phương pháp truyền thống
BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất
cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Ủy Đảng, sự quản lý thống
nhất của nhà nước, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
3.1.1.2 Các giải pháp thực hiện
“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
BVMT”- đây là nội dung rất quan trọng, tăng cường đa dạng hóa các hình thức tuyên
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
15
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát
triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong thanh niên, thiếu niên.

“Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường” trong đó chú ý đến
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát, sớm xây dựng, ban hành quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
“Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT” trong đó chú trọng tạo cơ sở pháp lý và
cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác
BVMT, xây dựng và thực hiện các quy ước, cam kết về BVMT của cộng đồng dân cư.
“Áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT, tạo sự chuyển biến cơ bản trong
đầu tư BVMT”, ngân sách nhà nước sẽ có mục chi riêng cho sự nghiệp môi trường và
tăng dần mức đầu tư hằng năm để đến năm 2006 đạt ít nhất 1% tổng chi ngân sách nhà
nước. Ngoài đầu tư của Nhà nước, sẽ có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư BVMT.
“Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường”
3.1.2 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 1363/QĐ –TTG ngày
17/10/2001 về việc phê duyệt dự án “Đƣa nội dung BVMT vào hệ thống
giáo dục quốc dân”
3.1.2.1 Mục tiêu của dự án
Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống
giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước về BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện BVMT.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công
nghệ và cán bộ quản lý về BVMT.
3.1.2.2 Các hoạt động thực hiện dự án
Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện
các dự án thành phần như sau:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Hưng
16
SVTH: Nguyễn Trần Thiên Di
o Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT cho các
bậc học, cấp học và trình độ đào tạo.

o Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về BVMT.
o Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý về lĩnh
vực môi trường để đảm bảo nguồn nhân lực cho việc nghiên cứu, quản lý và
thực hiện công nghệ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
o Tăng cường cơ sở sản xuất cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ về môi trường trong các trường học.
o Truyền thông rộng rãi thông tin giáo dục BVMT trong khu vực, trong nước
và trên thế giới.
3.2 CÁC TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG
3.2.1 Tổ chức Đoàn thanh niên- Hội sinh viên
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDMT và nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường trong học sinh- sinh viên; được sự quan tâm và hỗ trợ của các Bộ, Ban
ngành liên quan, các trường, địa phương Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Việt Nam nói
chung và Đoàn thanh niên- Hội Sinh viên TPHCM nói riêng trong thời gian qua đã có
những cố gắng rất lớn trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức, kỹ năng hoạt động môi
trường cho sinh viên cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi
trường.
Đoàn- Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
cho sinh viên về công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát động phong trào xây dựng
môi trường học đường xanh- sạch- đẹp; tuyên truyền về luật bảo vệ môi trường trong sinh
viên thông qua nhiểu hình thức khác nhau như : thành lập các đội tuyên truyền viên; tổ
chức nhiều đêm nhạc với nội dung bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống lành mạnh,
gần gũi với môi trường thiên nhiên; tổ chức hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền qua
hình thức sân khấu hóa, thi xây dựng các dự án, tổ chức hội thảo môi trường và phát triển
bền vững…
Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “Giảng đường văn minh- sạch- đẹp”, “Lớp
học kiểu mẫu” tại các trường trên địa bàn TPHCM.

×