Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp Giáo dục công dân 9 Bài 8 Năng động sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.68 KB, 24 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên
Trường THCS Đông Ngũ
Địa chỉ: Xã Đông Ngũ– Tiên Yên – Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.745.038
Email:
Họ và tên giáo viên : Nguyễn Thị Hương Nhài
Điện thoại: 0987391106
Gmail:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.
Chủ đề: Năng động, sáng tạo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập tự do hạnh phúc
PHIẾU DỰ THI :
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
I/ Tên dự án dạy học: Năng động, sáng tạo
II/ Mục tiêu dạy học
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
* Môn Giáo dục công dân: Hs nắm được:
- Kiến thức:
+ HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
- Kĩ năng:
+ Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thái độ:
+ Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
+ Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
* Môn Vật lí: HS nắm được:
+ Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp của nhà bác học Thomas Edison
+ Có thái độ ngợi ca, biết ơn công lao, tài năng và những sáng chế của Edison


dành cho nhân loại.
*Môn Ngữ văn:
- Học sinh biết kể những câu chuyện, tấm gương, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn
có liên quan đến phẩm chất năng động, sáng tạo.
- Giáo dục thái độ yêu quí, ngợi ca những người biết năng động, sáng tạo.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Giáo dục công
dân với Vật lí, Ngữ văn,
III/ Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh khối 9 trường THCS Đông Ngũ
- Số lượng: 110 HS.
- Đặc điểm:
+ Đa số các em là con em nông dân, ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình rất
nhiều. Qua bài học có thể hướng dẫn các em có được sự năng động, sáng tạo trong học
tập và lao động để công việc đạt kết quả cao hơn, phần nào giải phóng được sức lao
động chân tay cho con người.
+ Vẫn còn có một bộ phận không nhỏ (học sinh, phụ huynh) chưa nhận thức
được giá trị của lao động và sự năng động, sáng tạo trong công việc mà mình làm. Hiện
tượng bố mẹ lười lao động hoặc không biết cách cải thiện cuộc sống gia đình. Điều này
tác động không nhỏ đến học sinh, nhất là trong giai đoạn tâm sinh lí các em đang có sự
thay đổi.
+ Địa phương đang thực hiện dự án xây dựng nông thôn mới, điều này càng có ý
nghĩa thiết thực to lớn.
IV/ Ý nghĩa, vai trò của dự án
- Dự án có vai trò rất quan trọng trong đời sống thực tiễn và cả trong dạy học
hiện nay.
*Đối với thực tiễn dạy học:
+ Dự án đã góp phần giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
+ Tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài giảng góp phần giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh.

*Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
+ Dự án góp giáo dục cho học sinh biết được thế nào là năng động, sáng tạo;
những biểu hiện của phẩm chất năng động, sáng tạo trong học tập và lao động. Từ đó,
học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Đồng thời biết tôn trọng, phê phán đúng mức.
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
V/ Thiết bị dạy học:
− Máy chiếu, máy vi tính.
− Bút dạ.
− Giấy A
4
VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án: Tiết 10 “Năng động, sáng tạo” để dạy
học theo chủ đề tích hợp các môn học.
VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung:
1. Về kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ:
a. Nhận biết: Nhận biết được thế nào là năng động, sáng tạo.
b. Thông hiểu:
- Hiểu những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt
hàng ngày.
- Hiểu được một cách cơ bản nhất về Luật Lao động.
- Ý nghĩa của việc năng động, sáng tạo.
c. Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao):
- Có giải pháp khắc phục tình trạng làm việc không năng động, sáng tạo.
- Liên hệ thực tế nơi bản thân học sinh, phụ huynh và những người quen biết.
2. Về kĩ năng
Đánh giá:
- Việc làm năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo.
- Biết sáng tạo trong học tập và lao động.

3. Về thái độ
Đánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
- GD học sinh ý thức tuyên truyền cho mọi người (đặc biệt là người thân) hiểu được
ý nghĩa to lớn của sự sáng tạo trong cuộc sống.
*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá két quả, sản phẩm của học sinh: bài viết của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau.
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS
- Kiểm tra miệng, 15 phút.
VIII/ Các sản phẩm của học sinh:
− HS điều tra, sưu tầm tư liệu, lập bảng thống kê về tình trạng lao động (có sáng
tạo, thiếu sáng tạo) ở người thân, bạn bè và ý nghĩa. ( vào giấy A
4
, hs cả lớp).
− Bản đồ tư duy về kiến thức bài học. (theo cá nhân, giấy A4)
− Kể câu chuyện về tấm gương lao động, sáng tạo. (cá nhân)
− Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩa về tấm gương năng động, sáng tạo.(cá nhân)
− Trình bày sản phẩm sáng tạo trước lớp. (cá nhân)
− Bài kiểm tra 15 phút.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 10. Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I . Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
2. Kĩ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ:

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. Chuẩn bị của G và H:
- G: - SGK- SGV- STK GDCD9. Máy chiếu.
- Những tấm gương, câu chuyện thể hiện NĐST.
- H: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. Ph ơng pháp:
- PP: giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật: động não, phòng tranh.
- KNS:
+ Kĩ năng tư duy, sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
+ Kĩ năng t duy phê phán đối với những suy nghĩ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động
trong học tập, lao động, rèn luyện.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương học tập, lao động, rèn luyện
năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
IV. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp: sĩ số 9A: 9B: 9C:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Gv cho Hs quan sát một số bức tranh (Chiếu Slide 1,2,3,4,5)
? Cho biết đây là những công trình kiến trúc gì, ở đâu?: Nhà hát Opera (Úc), Kim
tự tháp (Ai cập), Vạn Lý trờng thành ( TQ), Ăng co vát (Cam pu chia), Cố đô Huế,
Thánh địa Mĩ Sơn.
? Em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc này?
- Là những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. Đều được công
nhận là các di sản văn hoá thế giới.
? Hiện nay những di sản VHTG này còn tồn tại không?
- Mặc dù đã trải qua hàng bao nhiêu thế kỉ nhưng những công trình kiến trúc này vẫn
tồn tại, vẫn là những biểu tượng đẹp đẽ, bất diệt đặc trưng của mỗi đất nước. Vậy theo
em, nhờ đâu mà con ngươì đạt được những thành tựu lớn như vậy.

- Nhờ năng động, sáng tạo.
->Các em ạ, không chỉ trong thế giới cổ đại hay trung đại loài người chúng ta mới sáng
tạo ra đợc những thành tựu to lớn đâu mà ngay trong thời điểm này. Việt Nam ta cũng
có rất nhiều những con ngời bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường
như những huyền thoại, kì tích của thời đại khoa học kĩ thuật. Để đạt được những kết
quả đó, họ phải không ngừng năng động, sáng tạo trong lao động. Vậy NĐ, ST là gì?
Biểu hiện và ý nghĩa của nó như thế nào? Ta học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích phần đặt
vấn đề.
*Yêu cầu 2 HS có giọng đọc tốt đọc 2 câu chuyện.
? Nhân vật chính trong 2 câu chuyện này là ai? Em
biết gì về họ?
(Chiếu Slide 6)
- Ông đã từng tiết lộ rằng: Thành công chỉ đến với
tôi nhờ sự kiên trì theo đuổi những ớc mơ nghiên cứu
và trải qua hàng trăm lần thất bại. Ê đi xơn cũng có
câu nói rất nổi tiếng như 1 triết lí sống: Thiên tài và
óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, còn 99% là lao động cật
lực.
? Lê Thái Hoàng là người ntn? (Chiếu Slide 7)
- Hs trả lời, Gv cho Hs quan sát máy chiếu.
- Đến bây giờ, anh đã trở thành 1 người rất thành
công trên con đường mà mình đang theo đuổi.
? Nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và LTH trong
2 câu chuyện trên.
I. Đặt vấn đề:
1. Nhà bác học Eđixơn.
2. Lê Thái Hoàng - một học
sinh năng động, sáng tạo.

* Kết luận: Đều là những ngư-
ời làm việc năng động, sáng
tạo.
- Là người làm việc năng động, sáng tạo.
? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính
năng động, sáng tạo của họ?
(Chiếu Slide 8)
Ê-đi-xơn Lê Thái Hoàng
- Nghĩ ra cách để tấm
gương xung quanh
giường mẹ và nến, đèn
dầu
- Điều chỉnh vị trí và
đặt chúng sao cho ánh
sáng tập trung vào 1
chỗ
- Nghiên cứu, tìm tòi giải
toán nhanh hơn, tìm đề
thi toán để dịch
- Kiên trì làm toán.
? Những việc làm năng động, sáng tạo đó đã đem lại
thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
- Ê-đi-xơn: cứu sống được mẹ và sau này trở thành
nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
- LTH: đạt huy chương Đồng kì thi toán Quốc tế lần
39; Huy chương vàng kì thi Toán Quốc tế lần 40
? Từ 2 tấm gương này, em học tập được gì về việc
làm NĐST của họ?
- Tích cực suy nghĩ để tìm ra các giải pháp tốt.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn,

thách thức trong cuộc sống.
? Việc làm của Ê đi xơn và LTH trong những câu
chuyện trên đều biểu hiện những khía cạnh khác
nhau của tính năng động, sáng tạo. Theo em, đây là 2
khía cạnh nào của cuộc sống.
- Học tập, lao động.
->Như vậy, bước đầu các em cũng đã có được những
hiểu biết nhất định về năng động sáng tạo. Để làm rõ
hơn về hai phẩm chất này, cta sẽ chuyển sang phần
II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
học.
? Em hiểu thế nào là năng động.
? Sáng tạo.
Gv đưa tình huống: (Chiếu Slide 9)
? Em có suy nghĩ gì về cách học của 2 bạn trên.
- Bạn Nam: không NĐ, ST ở chỗ: trong giờ học môn
này lại lấy bt môn khác ra làm, không nắm bắt được
* Bài học:
- Tích cực suy nghĩ để tìm ra
các giải pháp tốt.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm
vượt qua khó khăn, thách thức
trong cuộc sống.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm: (SGK)
- Năng động: là tích cực, chủ
động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: là say mê nghiên
cứu, tìm tòi để tạo ra những giá

trị mới về vật chất, tinh thần
hoặc tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới mà không bị gò bó
phụ thuộc vào những cái đã có.
ND kiến thức mà thầy cô giảng; hơn nữa việc làm
của bạn đã là vi phạm nội qui của trường, lớp.
- Thắng: chăm chỉ, chịu khó, biết áp dụng lí thuyết
vào thực tế cuộc sống.
? Em sẽ học tập theo cách nào, vì sao?
- Học tập cách 2: mang lại hiệu quả học tập cao, rèn
đợc KNS cho bản thân mình. Với biểu hiện không
năng động, stạo ta không nên học tập và loại bỏ.
? Vậy biểu hiện của người năng động, sáng tạo là gì ?
? Có ý kiến cho rằng : Học sinh còn nhỏ chưa thể
sáng tạo đợc vì năng động, sáng tạo là của người lớn,
của các thiên tài. Em có tán thành với ý kiến này
không, vì sao ?
- Ko tán thành vì bất kì ai cũng có thể NĐST được
trong
? Theo em, biểu hiện của 1 HS năng động, stạo là
gì ? (Chiếu Slide 10)
- Ở trường: luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài,
thảo luận sôi nổi, tích cực phát biểu, tham gia đầy đủ
các hoạt động tập thể : lao động, văn nghệ, TDTT,
hoạt động chính trị xã hội khác.
- Ở nhà: Học bài và làm bài đầy đủ. Ngoài thời gian
học tích cực đọc thêm nhiều sách báo để nâng cao
kiến thức. Biết vận dụng những điều đã học được vào
trong cuộc sống, làm nhiều việc giúp đỡ gia đình để
rèn luyện kĩ năng sống tốt hơn.

? Hãy giới thiệu những tấm gơng năng động, sáng tạo
trên mọi lĩnh vực của cuộc sống mà em biết?
? Vì sao em cho rằng việc làm đó là NĐST ?
- HT : thể hiện ở PP học tập KH, say mê tìm tòi để
phát hiện ra cái mới, không thoả mãn với điều đã
biết.
- LĐ : chủ động, dám nghĩ dám làm để tìm ra cái mới
hay cách làm mới.
* GV giới thiệu thêm : (Chiếu Slide 11)
- Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương lớn về sự
năng động sáng tạo. Trong suốt quá trình tìm đường
cứu nước, trải qua bao châu lục, tới rất nhiều quốc
gia. Người đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống và để
có thể giao tiếp được thì đi đến đâu Người cũng đều
tự học tiếng nước ngoài. Cô xin kể cho các em nghe
về chuyện Bác học tiếng Pháp: Mùa hè 1911, khi đặt
- Biểu hiện: người năng động,
sáng tạo là ngời luôn say mê
tìm tòi, phát hiện và linh hoạt
xử lý các tình huống trong học
tập, lao động, công tác….nhằm
đạt kết quả cao.
chân đến nớc Pháp, bác hiểu ngay rằng mình phải
giao thiệp bằng tiếng Pháp để làm ăn sinh sống, để
học tập và hoạt động cách mạng. Bác học ở những
người xung quanh mình. Muốn biết 1 vật nào đó
tiếng Pháp gọi là gì, Bác chỉ vào vật ấy rồi hỏi, xong
viết vào mảnh giấy, dán vào cánh tay. Tối đi làm về,
Bác rửa tay rồi lại viết các chữ khác. Học đợc chữ
nào, Bác ghép câu dùng ngay. Với cách học đầy

thông minh và sáng tạo như vậy. Ngời không chỉ nói
mà còn viết thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, TQ
? Cta biết rằng từ bao đời nay, VN vẫn là 1 nước mà
nền nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Trong thời kì
đổi mới, ở lĩnh vực này, ta đã đạt được những thành
tựu nào nhờ sự năng động, stạo của con người.
(Chiếu Slide 12,13,14,15)
- Ông Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng): chế tạo thành
công máy gặt lúa cầm tay mặc dù ông không hề học
1 trường kĩ thuật nào.
- Bác Nguyễn Cẩm Lũ : không qua 1 lớp đào tạo nào
mà có thể di chuyển cả 1 ngôi nhà, cây đa, đợc mệnh
danh là ‘thần đèn’.
? Trong thời đại ngày nay, NĐST có ý nghĩa gì?
- Giúp con người tìm ra cái mới, rút ngắn thời gian
để đạt đến mục đích đã đề ra 1 cách xuất sắc.
-> Họ chỉ là người dân lao động bình thường đã làm
được những việc phi thường như những huyền thoại,
kì tích của thời đại KH, KT.
? Với những người trẻ tuổi nh cta, hãy tìm dchứng
thể hiện sự năng động, sáng tạo của họ ?
? Để đạt được những thành công lớn như vậy họ cần
phải làm gì ? (Chiếu Slide 16, 17)
-> Như vậy, NĐ ST là 2 phẩm chất ko phải tự nhiên
có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện
trong cuộc sống. Nhà bác học Edixon đã phải thực
hiện đến 8000 thí nghiệm mới tìm ra sợi tóc của
chiếc bóng đèn điện mà ta dùng ngày nay. Còn để
sáng chế ra chiếc ắc qui kiềm gọn nhẹ hơn ắc qui chì

thì ông đã phải thực hiện đến 50.000 thí nghiệm. Nh-
ư thủ tướng Phan Văn Khải đã từng căn dặn học
sinh, SV rằng: Tài năng trẻ muốn thành công không
chỉ cần học giỏi mà còn cần có hoài bão, lí tưởng, có
lòng yêu nước, sống nhân ái, yêu người như thể
thương thân.
4. Củng cố:
Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? Vì sao?
(Chiếu Slide 18)
a. Đang là sinh viên, song anh Hùng thường bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền.
b. Trong giờ học, Mai luôn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và mạnh dạn hỏi
GV những gì mình không hiểu.
c. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói.
đ. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ
cách nào để tăng thêm thu nhập.
e. Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra
cách làm riêng của mình.
- Ý đúng: b: vì đây là sự say mê học tập, không thoả mãn với những gì đã biết, rèn đ-
ược kĩ năng giao tiếp, trình bày.
e: Chủ động dám nghĩ dám làm, tìm ra cái mới cách làm mới nhằm mang lại
năng suất, hiệu quả cao hơn.
? Tại sao em không chọn ý đ: có thể làm những công việc vi phạm pháp luật: ăn trộm,
giết người, cướp của, buôn bán trẻ em
? Sao ko chọn ý c: thụ động, lười suy nghĩ, không có sự sáng tạo, không có chí vươn
lên.
? Hãy kể những tấm gương sáng về năng động, sáng tạo mà em biết.
? Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về NĐ, ST.
1. Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
2. Thời thế tạo anh hùng.

3. Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
4. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới hay.
5. Học đâu biết đó / Học một biết mười.
6. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
-> Các em thân mến, các em hãy cố gắng học tập 1 cách năng động, sáng tạo. Khắc
phục tư tưởng học chỉ để đối phó với thầy cô. Lối học tủ, học vẹt, chỉ giỏi lí thuyết mà
không giỏi thực hành đã làm cho chất lượng, hiệu quả học tập giảm sút rõ nét. Cô
mong các em cố gắng phát huy sự năng động, sáng tạo của mình 1 cách tích cực nhất,
các em sẽ đóng góp, tài năng, trí tuệ, sức lực của mình vào sự phát triển chung của
GĐ và XH. Đời sống như vậy mới thật sự hữu ích và có ý nghĩa.
5. HDHON- CBBS:
- Học bài và nghiên cứu tiếp ND còn lại.
- Tiếp tục tìm những tấm gương sáng về NĐST.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về NĐ, ST.
V. Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………






NHỮNG TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi ở TP HCM phát triển rộng khắp ở các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực. Bằng nhiệt
huyết và lòng đam mê nghề nghiệp, những người công nhân, lao động ở thành phố mang tên Bác đã
không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu các đề tài, ý tưởng, sáng kiến mới, áp dụng thành công trong
trong sản xuất và cuộc sống. Những tấm gương lao động sáng tạo ấy đã góp phần tô thắm nét đẹp
truyền thống của giai cấp công nhân.
Lợi ích thiết thực cho cộng đồng:
“Mỗi sáng kiến không chỉ là kết quả sáng tạo, thể hiện niềm đam mê, của mỗi cá nhân mà quan
trọng hơn là nó phải đem lại lợi ích cho cộng đồng” - đó là tâm sự của anh Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư
chi đoàn kiêm Tổng phụ trách Đội trường trung học cơ sở Bình Lợi Trung, quận Bình Thạnh.
Là giáo viên tiêu biểu thành phố 3 năm liền, năm 2010 anh Tuấn đã đạt giải 3 cuộc thi “Sức sống
mới từ phế thải” của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tổ chức với 4 đề tài cải tiến: máy sạc pin,
ắc quy bằng xe đạp; máy lau nhà; bếp năng lượng mặt trời và hệ thống tiết kiệm nước trong nhà vệ
sinh tiết kiệm được một lượng lớn nước sạch cho nhà trường.
Mới đây nhất là sáng kiến "Ứng dụng hệ thống trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại nhà
trường" tạo mảng xanh và làm lợi cho trường 55 triệu đồng chỉ riêng 6 tháng cuối năm qua. Theo anh
Tuấn, kiến thức ở nhà trường tuy nhiều nhưng học sinh chưa có cơ hội vận dụng vào thực tiễn, việc sử
dụng những vật liệu tái chế để làm nên những vật dụng có ích sẽ giúp học sinh tiếp cận khoa học kỹ
thuật để các em vững hơn trên con đường tìm hiểu tri thức, vận dụng kiến thức vào cuộc sống để sau
này giúp ích cho xã hội.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn tâm sự: “Tôi mong muốn học trò của mình sẽ khẳng định niềm đam mê
không những là khoa học mà còn giúp ích thật nhiều cho cuộc sống, giúp đỡ mọi người. Tôi cũng
muốn góp một phần nhỏ giáo dục thế hệ trẻ yêu cây xanh, yêu môi trường và yêu mọi người xung
quanh”.
Cũng với tinh thần ấy, dù bộn bề công việc nhưng anh Đặng Quốc Quân, công tác tại Xí nghiệp cây
xanh thuộc Công ty TNHH một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn tâm huyết với đề tài “Nhân
nuôi và phát triển nhóm bướm ngày” với nhiều lợi ích về xã hội, khoa học, nhất là trong việc chủ động
được nguồn giống đảm bảo điều kiện kiểm dịch, bổ sung thêm những loại hình trưng bày côn trùng để
phục vụ cho học sinh sinh viên đến tham quan, học tập, nghiên cứu, tăng thêm nguồn thu nhập cho cán
bộ, công nhân viên.

Trước khi chưa áp dụng đề tài, hàng năm, đơn vị phải mua bướm từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) để trưng
bày phục vụ tham quan hết 120 triệu đồng/năm. Nhưng sau khi đề tài này được áp dụng thành công đã
tiết kiệm cho đơn vị gần 50 triệu đồng/năm, đồng thời cũng làm nền tảng để phát triển thêm nhiều loài
côn trùng khác.
“Là một cán bộ kỹ thuật tôi đặt nhiệm vụ ngày càng làm tốt hơn vai trò của mình đối với công ty
bằng cách phải rèn luyện, trau dồi cập nhật kiến thức. Ngoài việc thực hiện tốt công việc còn có nhiều
sáng kiến cho đơn vị hoặc là những đề tài nghiên cứu khác, đưa ra những sáng kiến tốt hơn để đóng
góp một phần nhỏ nào đó cho đơn vị nói riêng và cho thành phố nói chung”- Anh Đặng Quốc Quân
cho biết.
Niềm đam mê sáng tạo và khát khao cống hiến ấy còn có thể bắt gặp ở các gương điển hình khác,
như anh Mai Văn Trình, Quản đốc xưởng chỉnh hình Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng tại
TP HCM. Với những sáng kiến của mình, anh đã thiết kế thành công các sản phẩm chân, tay giả gọn
nhẹ, giá thành rẻ, phù hợp từng đối tượng bệnh nhân, đem lại cho họ sự tự tin để hòa nhập với cuộc
sống.
Gần đây nhất là sáng kiến sản xuất chân thủy lực trên gối với giá thành 14 triệu đồng, thay vì mua
ở Đức giá 3.800 USD và sáng kiến làm ra bàn tay chức năng các loại với giá thành 14,5 triệu đồng,
thay vì mua ở Anh là 2.500 USD Chỉ qua 1 năm đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Trung
tâm và bản thân những bệnh nhân bị tàn tật.
Anh Mai Văn Trình bày tỏ: “Trong tương lai tôi sẽ học hỏi thêm khoa học công nghệ, lấy tham
khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đã đi trước để mình phát triển thêm và tận dụng những
nguyên vật liệu sẵn có ở Việt Nam để tiếp tục tạo ra những chân tay giả tốt hơn nữa, giúp cho bệnh
nhân tiếp cận được khoa học kỹ thuật hiện đại. Làm sao để tất cả bệnh nhân đến đây đều tạo được một
niềm tự tin để người ta hòa nhập với cuộc sống”.
Đưa phong trào hòa nhập cùng sự phát triển.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức-lao
động, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn TP HCM đã tích cực đẩy mạnh thi đua bằng những
biện pháp cụ thể, tạo bước chuyển mạnh mẽ nhằm đưa phong trào thực sự trở thành động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội.
Riêng phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động thành phố phát động chào mừng Tháng
Công nhân năm nay đã động viên được hàng trăm công nhân viên chức lao động tham gia. Đến nay đã

có gần 3.800 công trình, sản phẩm mới với tổng giá trị đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng, làm lợi 85 tỷ đồng,
tiết kiệm được 131 tỷ đồng/năm.
Ông Trương Lâm Danh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố cho biết, qua các phong trào
thi đua yêu nước chúng tôi thấy trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao và chia sẻ
cùng với doanh nghiệp. Cần phải tạo điều kiện nhiều hơn nữa để cán bộ, công nhân viên chức lao động
tích cực tham gia hưởng ứng. Quan trong hơn là phải tôn vinh, động viên họ kịp thời và tạo điều kiện
cho họ thực hiện tốt những giải pháp, đề tài mà họ đưa ra.
Đam mê, sáng tạo, nhưng phải mang lại giá trị thực tiễn, đó là những trăn trở và cũng chính là
động lực của những công nhân lao động tiêu biểu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật của thành phố. Dù công tác nhiều đơn vị khác nhau, nhưng ở họ đều có chung niềm đam mê, hết
lòng với nghề nghiệp và khát khao được cống hiến. Miệt mài trong lao động, không ngừng nâng cao
trình độ về mọi mặt để tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến với ước mơ mang lại những
điều tốt đẹp nhất cho mọi người, họ xứng đáng được xã hội trân trọng và tôn vinh.
NHỮNG “NHÀ CHẾ TẠO” NÔNG DÂN
Trong cuộc sống, thường xuyên đối đầu với những khó khăn, nhiều
nông dân với tinh thần vượt khó đã mày mò, sáng tạo ra những phương
tiện lao động độc đáo. Họ là những nhà chế tạo nông dân
“Vua cầu kéo” Cà Mau
Anh tài công nhấn nhẹ tay ga một lần nữa rồi nhấc chân vịt lên khỏi mặt nước. Chiếc canô nhẹ
nhàng nằm im trên tấm vỉ bằng những thân tràm ghép lại, máy vẫn nổ trầm trầm. Trên bờ, người gác
đập khởi động chiếc máy dầu hiệu Yanmar rồi hụ ga. Con lăn từ từ quay, sợi dây thừng căng ra kéo
tấm vỉ chở chiếc canô chậm rãi bò trên đường ray bằng gỗ, trồi lên khỏi mặt nước rồi trườn qua mặt
đập cao ngất ngưởng của cống Chủ Chí, nhẹ nhàng hạ xuống dòng kênh phía bên kia. Trong lúc tôi và
những người ngồi trên canô mặt xanh như tàu lá vì sợ thì anh tài công khoái chí khoe: “Sáng kiến của
dân Cà Mau đó, tài tình không?”. Tài tình thật nên từ lâu nhiều người dân vùng Cà Mau gọi người sáng
chế là “vua cầu kéo”. Đó là ông Hai Ô Rê, một ông “vua” chưa học hết bậc tiểu học.
Nhà ông Hai Ô Rê (Đặng Ô Rê) nằm bên bờ kênh Hai Hạt thuộc ấp Thuận Lợi, xã Tân Thuận
(Đầm Dơi, Cà Mau), kế bên công trình cầu kéo hoành tráng vắt ngang mặt đập đổ ra sông Gành Hào.
Nói đến chuyện sáng chế cầu kéo, ông Hai cười ha hả: “Túng quá làm đại, ai ngờ thành công”, rồi kể
Năm 1982 ông Hai Ô Rê dời nhà từ Đông Hải (Bạc Liêu) về ở ngã ba kênh Hai Hạt và sông Gành

Hào. Hồi phong trào ngăn mặn đang rầm rộ, ngã ba kênh Hai Hạt cũng mọc lên một con đập to chần
Ông Hai Ô Rê bên chiếc cầu
kéo - Ảnh: HÙNG ANH
vần, ngăn cách con kênh với sông Gành Hào. Tuyến kênh Hai Hạt là một thủy lộ quan trọng, lượng ghe
xuồng lưu thông qua lại rất lớn. Sau khi con đập mọc lên, vợ chồng con cái ông Hai Ô Rê cùng lối xóm
“lãnh đủ hậu quả”: bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa, hễ có ghe xuồng tới là cả xóm già trẻ lớn bé
phải lấy dây thừng phụ kéo qua đập. Kéo riết rồi chịu không thấu. Một hôm ông Hai chợt nhớ đến hình
ảnh chiếc xe chở lúa từ bến sông lên nhà máy xay xát bằng gỗ, có bốn bánh bằng thép chạy trên đường
ray. Tại sao mình không làm một cái cầu kéo? Ông nghĩ và mang ý tưởng này bàn với vợ con và chòm
xóm, ai cũng cười xòa, nói: “chuyện viển vông”. Bàn với UBND xã Tân Thuận, lãnh đạo xã nói rằng
nếu ông làm được thì cứ thu tiền, UB xã miễn thuế năm năm với điều kiện không làm hư con đập.
Ông Hai Ô Rê liền chạy đi vay 1 triệu đồng ra chợ Cà Mau tìm mua cây gỗ, dây thừng, sắt thép, ròng
rọc, con lăn, cừ tràm về hì hục cưa xẻ, thiết kế mấy tháng trời Ngay trong buổi chiều khai trương,
kéo một chiếc xuồng loại chở khoảng 7, 8 người qua đập ông lấy 1.000 đồng/chiếc. Thoáng chốc ông
thu được hơn 60.000 đồng cùng một mớ thuốc hút do các chủ xuồng “khoái cái phát minh kỳ cục này
quá nên tặng thêm”, ông Hai hào hứng kể. Hai tháng sau ông Hai cải tiến đường ray rộng hơn để kéo
được ghe xuồng lớn và thuê hai ca trực cầu kéo với giá 1,8 triệu đồng/tháng, mỗi ca bốn thanh niên lực
lưỡng xúm nhau quay tời kéo xuồng qua lại mặt đập, mỗi ngày đêm thu được 2 chỉ vàng (hồi đó vàng
chỉ có 270.000 đồng/chỉ).
Cuối năm 1990, ông Hai Ô Rê lại tiếp tục làm một “cuộc cách mạng” cho cái cầu kéo kỳ lạ: xây
kiềng đà bằng bêtông cốt thép thay cho cừ tràm để tăng độ chịu lực của đường ray gỗ, lắp động cơ làm
lực kéo (máy dầu chạy ghe) thay cho sức quay tay của con người, nới rộng chiều ngang của đường ray
lên 1,4m và lắp các bánh xe thép vào khung sắt chở miếng vỉ kéo ghe. Theo ông Hai, vốn đầu tư xây
dựng một cầu kéo kiên cố như vậy khoảng 80 triệu đồng nhưng làm ba tháng là gỡ vốn. Ngồi nói
chuyện với ông, tôi nhẩm đếm trong vòng 1 giờ đã có gần 30 chiếc xuồng trườn lên cầu kéo, qua đập.
Từ khi phát minh ra cầu kéo kỳ lạ, ông Hai Ô Rê không nhớ đã có bao nhiêu người tìm đến học hỏi
kinh nghiệm. Chỉ biết rằng ở vùng bán đảo Cà Mau nơi nào có con đập ngăn cách sông rạch là nơi đó
có mặt phát minh cầu kéo của ông.
Nông dân có thể ngẩng mặt lên trời
Chiếc máy cấy được đặt tên là ĐA1 với năm tay cấy, mỗi ngày có thể cấy được 1,2ha (thay thế

được sáu lao động thủ công) đã thành công ngoài sức tưởng tượng, nhưng hai lão nông Lê Mậu Trạch
và Lê Niên Việt (thôn Tuyên Hóa, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) vẫn chưa hài lòng.
Trong đầu hai lão nông này xuất hiện bao nhiêu câu hỏi: tại sao lại không có chiếc máy có nhiều tay
cấy hơn, tại sao lại không lắp thêm máy nổ có công suất lớn hơn Gần 13 năm mới hoàn thiện được
đứa con tinh thần của mình, nụ cười trên khuôn mặt hai bà vợ chưa dứt thì hai lão quyết định cải tiến
chiếc ĐA1 thành chiếc ĐA2. Và người ta lại thấy hai lão già bên đống sắt vụn.
Chiếc máy cấy ĐA2 được vạch ra với chín tay cấy, cần một người điều khiển và công suất mỗi
ngày là 2,5ha. Hơn một năm trời hai lão nông này quyết mày mò cho bằng được các động tác trong khi
cấy: ra mạ, cắp mạ, nhả tay rút về và lùi. “Khi đưa vào máy cũng vậy Phải nắm được những nguyên
Ông Trạch và ông Việt bên
“đứa con” máy cấy ĐA2. Ảnh:
MINH THÙY
lý ấy”, ông Việt nói.
Gần 14 năm trời hai lão nông dân tuổi gần 70 này không biết nhận được bao nhiêu tiếng vào lời ra:
“Để xem hai ông khùng ấy làm nên cái gì, không biết chữ đòi làm khoa học Nhiều người đã nói
chúng tôi như vậy” - ông Trạch kể. Mặc cho những lời chế nhạo xung quanh, suốt ngày người ta thấy
hai lão nông này cặm cụi giữa đống sắt thép vụn trong cái lán sửa chữa xe đạp của người con trai.
Cơ chế hoạt động của máy ĐA2 khá đơn giản: chiếc máy nổ chạy, kéo dây curoa quay giúp máy
hoạt động làm cho chiếc cần cấy hoạt động, trong khi đó chín tay cấy được một bộ phận nằm trên cần
cung cấp mạ.
Khi được hỏi mục đích của “nhà sáng chế” nông dân khi làm ra chiếc máy, hai ông bày tỏ tâm
niệm: “Người nông dân cả đời làm ruộng chỉ biết cắm mặt xuống đất mà làm. Tôi mơ một ngày nông
dân mình vừa cấy vừa có thể ngẩng mặt lên trời. Miền quê Đông Anh chúng tôi nổi tiếng với bài dân
ca Đi cấy: Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Nông dân ngày làm không hết việc, đến đêm còn phải
đi cấy dưới trăng. Chiếc ĐA2 thành công có thể thay thế được 12 lao động thủ công trong một ngày thì
chắc người nông dân không phải đi cấy dưới trăng nữa ”.
Ông Trạch khoe: “Thấy bà con mình suốt ngày điện tới điện lui đặt mua máy, chắc anh em chúng
tôi phá sản kế hoạch ban đầu là chỉ làm cho hai bà xã thôi. Chúng tôi đang tiến hành làm thủ tục đăng
ký bản quyền để sản xuất hàng loạt bán cho bà con”.


TÔN VINH NHỮNG LAO ĐỘNG TRẺ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
Hôm nay, TPHCM kỷ niệm 32 năm Ngày truyền thống thanh niên công nhân TP (15-10-1982
– 15-10-2014). Dịp này, Thành đoàn TNCS TPHCM tổ chức trao giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi
năm 2014 nhằm tuyên dương những lao động trẻ có thành tích nổi bật trong chuyên môn và có
nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội.
Những bạn trẻ nhận giải đã đại diện cho một lớp thanh niên công nhân mới của TP mang tên Bác
- vượt khó, năng động, sáng tạo và có khát vọng cống hiến.
1. Trong số 44 lao động trẻ nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi năm nay, có Tạ Đình Nhựt, đầu bếp
khách sạn Majestic (Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn), là người trẻ nhất - mới 20 tuổi. Khi Nhựt mới
chập chững biết đi thì cha đột ngột qua đời. Năm anh 12 tuổi, mẹ lại đổ bệnh rồi mắt mờ dần đến khi
không nhìn thấy gì nữa. Căn nhà nhỏ bé của hai mẹ con cũng được bán đi để lo thuốc thang… Vừa đi
học, Nhựt vừa nhận quai dép về may gia công kiếm sống qua ngày. Nhưng rồi vào lớp 10 được vài
tháng, Nhựt cũng phải bỏ học để đi làm nuôi mẹ. Việc gì anh cũng làm, từ may gia công, chạy bàn,
rửa chén… miễn sao kiếm sống qua ngày.
Trần Thị Thanh Huyền (bìa phải), người được nhận giải thưởng
Nguyễn Văn Trỗi, cùng ĐVTN Citranco trên chuyến “xe buýt kiểu
mẫu”. Ảnh: H.HOA
Một ngày nọ, Nhựt được Trung tâm Bảo trợ trẻ mồ côi và bụi đời Khánh Hội giới thiệu học nghề
bếp tại trường nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố. Ước mơ được đứng bếp của anh thanh niên
suốt ngày cặm cụi rửa chèn, dọn bàn trong các quán ăn đã thành hiện thực. May mắn đã đến, Nhựt đi
học cả ngày, tối đến lại phục vụ nhà hàng.
Trong những lần đi làm thêm đó, anh học thêm được cách tỉa rau, củ quả của những đầu bếp kinh
nghiệm ở các nhà hàng. Biết tay nghề của Nhựt tiến bộ, anh được nhà trường lựa chọn đi thi và đoạt
giải trong các cuộc thi tay nghề trẻ cấp TP, cấp quốc gia… Tay nghề của Nhựt đã lọt vào “mắt xanh”
của Ban giám đốc khách sạn Majestic và anh được tuyển vào làm nhân viên bếp của khách sạn. Ước
mơ đổi đời đã thành hiện thực.
20 tuổi, Tạ Đình Nhựt là đầu bếp trẻ nhất trong đội ngũ các đầu bếp ở một khách sạn 5 sao nổi tiếng
tại TPHCM. Anh còn trở thành một chuyên gia tài hoa cắt tỉa trái cây, rau củ với nhiều giải thưởng
trong và ngoài nước.
Chàng trai trẻ nghèo khó năm nào nay đã đổi đời bằng chính nghị lực và đôi tay của mình.

2. Vào thứ ba và thứ năm hàng tuần, trên các tuyến “xe buýt kiểu mẫu” của Công ty TNHH Vận tải
TPHCM, các tiếp viên bán vé của công ty đều mặc đồng phục áo xanh của thanh niên Việt Nam. Đó là
một trong những sáng kiến cho mô hình “xe buýt kiểu mẫu” của Trần Thị Thanh Huyền, Bí thư Đoàn
cơ sở, Phó Bí thư chi bộ của Công ty TNHH Vận tải TPHCM Citranco.
Huyền cho biết, xe buýt của công ty có gắn huy hiệu Đoàn ở trước, bên hông và sau xe; còn nhân
viên bán vé hầu hết là những ĐVTN trẻ, lại được mặc áo Đoàn nên hình ảnh của các bạn được nhiều
người nhớ đến. “Mặc trên mình chiếc áo ấy, chúng tôi ý thức hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình, nghiêm khắc với hành vi gian lận vé, nhất là không được bất lịch sự với khách hàng, phải tận
tình, chu đáo với người già, người tàn tật, không phân biệt đối xử vé tháng, miễn phí hay vé ngày” -
Thanh Huyền bộc bạch.
Vừa rồi, có một cựu chiến binh gửi thư ngợi khen cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên bán
vé, nhất là việc đối xử nhiệt tình với người khuyết tật, người già neo đơn và phụ nữ có thai. Đó chính
là những lời động viên giúp Thanh Huyền và đồng nghiệp trẻ càng nỗ lực hơn trong công việc. Đến
nay, lượng khách của công ty là 29.000 lượt/ngày (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước); năm 2007
doanh thu của công ty lỗ trên 2 tỷ đồng nhưng chỉ riêng tháng 9, công ty lãi trên 300 triệu đồng. Một
trong những nguyên nhân tạo nên tín hiệu vui ấy là nhờ có mô hình xe buýt kiểu mẫu của Trần Thị
Thanh Huyền.
Công ty có 45 đoàn viên, 11 đảng viên, Huyền lại là Phó Bí thư chi bộ nên việc quán triệt tinh thần
gương mẫu, tiết kiệm đã được đông đảo anh chị em trong công ty đón nhận: Động viên mọi người đi
làm bằng xe buýt hàng ngày. Riêng ngày thứ tư hàng tuần thì tất cả cán bộ nhân viên trong công ty đều
đi làm bằng xe buýt
3. Những bạn trẻ đoạt giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi năm nay, mỗi người đều có một quá trình
phấn đấu không biết mệt mỏi trong công việc, đem lại những nguồn lợi đáng kể cho cơ quan mình.
Những sáng kiến của họ, ít nhiều đã để lại những dấu ấn riêng, khắc họa một lớp trí thức trẻ nhiều hoài
bão và đam mê cống hiến.
Đó là Lê Ngọc Hiếu 25 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ ngành tài chính tại Anh quốc. Cô đã từ chối nhiều
lời mời hấp dẫn từ các công ty nước ngoài để về nước làm việc. Trong cuộc thi sản phẩm phần mềm
Trí tuệ Việt Nam 2007 vừa qua, sản phẩm “Hệ thống nhắn tin xếp hàng SQS” của nhóm Lá Bốn Cánh
gồm những bạn trẻ đã từng du học ở nước ngoài, trong đó có Ngọc Hiếu, đã chinh phục ban giám
khảo. Hệ thống nhắn tin xếp hàng SQS hay “Máy nhắn tin xếp hàng” có chức năng nhắn tin lấy số,

nhắc nhở đến lượt, kích hoạt lại số thứ tự, lấy số bằng tay… là một sản phẩm rất cần thiết cho các cơ
quan hành chính, bệnh viện, ngân hàng, phòng vé, siêu thị…
Sáng kiến này giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian chờ đợi và đi lại, chủ động sắp xếp thời gian
tới điểm giao dịch hoặc phòng khám, các nơi tiếp dân… Hiện nay, Ngọc Hiếu là Trưởng phòng Giao
dịch tổ chức và nước ngoài, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ở bạn trẻ
này, vẫn luôn cháy bỏng khao khát ước mơ được cống hiến…
Đó là Nguyễn Ngọc Thiên, nhân viên Phòng Trưng bày - Công tác quần chúng Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Năm 2006, sau khi vừa tốt nghiệp Đại học Văn hóa, Thiên vào làm việc ở Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Công việc mỗi ngày của anh và những đồng nghiệp ở phòng là nghiên cứu, tìm tòi những tài
liệu, nội dung liên quan đến Bác Hồ.
Tháng 7-2008 vừa qua, anh đã hoàn thành bộ sưu tập “Bác Hồ với thanh niên Việt Nam” gồm 180
bức ảnh về Bác qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là những bức ảnh thể hiện tình cảm, sự tin yêu của
Bác đối với thanh niên. Việc sưu tầm hình ảnh về Bác được làm hàng ngày, từ các nguồn sách báo,
internet… Bộ sưu tập “Bác Hồ với thanh niên Việt Nam” của anh đã được trưng bày lưu động ở nhiều
nơi và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ…
___________________________________________

×