Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 101 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÝ THỊ THỦY



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ CAO BẰNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÝ THỊ THỦY



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ CAO BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN HỮU THAM






THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học
sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành
phố Cao Bằng” được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 8/2014. Luận văn
sử dụng nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin được ghi rõ
nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lí.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào./.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Lý Thị Thủy

















ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác ở các khoa Sau đại
học, khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm-
Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô của hội đồng góp ý đề cương dẫ tận tình
tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu, chỉnh sử đề cương và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo tiến sĩ Phan
Hữu Tham, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuân lợi
để em hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo của Sở Giáo dục và
Đào Tạo, Cục thống kê tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch cùng toàn thể cán
bộ, giáo viên, học sinh của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố cao Bằng.
Trong qua trình thực hiện đề tài bản thân đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc
chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, bổ sung của Quý thầy, cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Lý Thị Thủy

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phạm vi nghiên cứu và khách thể điều tra 6
8. Cấu trúc luận văn 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
TRƢỜNG THPT 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1. Ở nước ngoài 8
1.1.2. Ở Việt Nam 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1. Khái niệm về quản lý 11
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 11
1.2.3. Văn hóa và bản sắc văn hóa 13
1.2.4. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc 14
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 15
1.2.6. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 15

iv
1.3. Một số vấn đề về giáo dục BSVHDT cho HS trường THPT hiện nay . 16
1.3.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho HS
THPT 16

1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục BSVHDT cho HS THPT 18
1.3.3. Nội dung giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT 18
1.3.4. Các hình thức giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT 22
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT 37
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT
cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL 38
Kết luận chương 1 41
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC
SINH THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở CÁC TRƢỜNG THPT
THÀNH PHỐ CAO BẰNG 42
2.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục ở các trường THPT trên địa
bàn thành phố Cao Bằng 42
2.1.1. Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của các
trường THPT ở thành phố Cao Bằng (năm học 2012-2013) 42
2.1.2. Về quy mô trường lớp và cơ cấu thành phần dân tộc của các
trường THPT thành phố Cao Bằng 43
2.1.3. Về chất lượng giáo dục của các trường THPT thành phố Cao
Bằng trong 2 năm học 2011-2012, 2012-2013 44
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 47
2.2.1. Mục tiêu khảo sát 47
2.2.2. Địa bàn và quy mô khảo sát 47
2.2.3. Nội dung khảo sát 47
2.2.4. Phương pháp khảo sát 48

v
2.3. Thực trạng về công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường
THPT thành phố Cao Bằng 48
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mục đích, ý nghĩa,

tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh các
trường THPT ở Thành phố Cao Bằng 48
2.3.2. Thực trạng về thực hiện các nội dung giáo dục BSVHDT cho HS
phổ thông qua hoạt động giáo dục NGLL 50
2.3.3. Thực trạng về thực hiện các phương pháp giáo dục BSVHDT
cho HS tại các trường THPT Thành phố Cao Bằng 52
2.3.4. Thực trạng về các hình thức tổ chức giáo dục BSVHDT cho học
sinh tại các trường THPT Thành phố Cao Bằng 52
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục BSVHDTT cho học sinh ở
các THPT thành phố Cao Bằng 53
2.4.1.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết và tầm quan
trọng của công tác quản lý đối với các hoạt động giáo dục BSVHDT
cho học sinh THPT 53
2.4.2. Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động
giáo dục BSVHDT thông qua hoạt động giáo dục NGLL 54
2.4.3. Thực trạng về công tác chỉ đạo, thực hiện kế hoạch giáo dục
BSVHDT cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL 56
2.4.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện giáo dục BSVHDT cho học
sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở các trường THPT
thành phố Cao Bằng 58
2.4.5. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục BSVHDTT
cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở các
trường THPT thành phố Cao Bằng 59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT
cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL 59

vi
Kết luận chương 2 62
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN
SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL Ở CÁC TRƢỜNG THPT
THÀNH PHỐ CAO BẰNG 64
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 64
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 64
3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV trong tổ chức thực hiện
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động giáo dục NGLL 64
3.2.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức thực hiện giáo dục
BSVHDT thông qua hoạt động giáo dục NGLL 66
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục BSVHDT 67
3.2.4. Huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả nội dung, chương
trình giáo dục NGLL 70
3.2.5.Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để tổ chức thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL 71
3.2.6. Tổ chức cho HS tham quan thực tế, tham gia các hoạt động xã
hội, các phong trào của địa phương để HS có cơ hội tìm hiểu thực tế
các giá trị văn hóa cụ thể của các dân tộc 73
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện các
hoạt động 74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 75
3.4. Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp 75
3.3.1. Mục đích của khảo sát 75
3.3.2. Đối tượng khảo sát 75
3.3.3. Phương pháp khảo sát 75

vii
3.3.4. Kết quả khảo sát 75
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81
2. Khuyến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
BCHTW
: Ban chấp hành trung ương
BSVHDT
: Bản sắc văn hóa dân tộc
CBQL
: Cán bộ quản lý
CNH
: Công nghiệp hóa
CSVC
: Cơ sở vật chất
GV
: Giáo viên

: Hoạt động
HĐH
: Hiện đại hóa
HS
: Học sinh
NGLL
: Ngoài giờ lên lớp

QLGD
: Quản lý giáo dục
THPT
: Trung học phổ thông
TN
: Thanh niên

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THPT thành phố
Cao Bằng 42
Bảng 2.2. Tình hình học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học
2012-2013 43
Bảng 2.3a. Năm học 2011-2012 44
Bảng 2.3b. Năm học 2012-2013 45
Bảng 2.4a. Năm học 2011-2012 46
Bảng 2.4b. Năm học 2012-2013 46
Bảng 2.5a. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác giáo dục
BSVHDTcho HS 48
Bảng 2.5b. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục
BSVHDT trong nhà trường THPT 49
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục
BSVHDT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở các
trường THPT thành phố Cao Bằng 50
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục
BSVHDT cho HS 52
Bảng 2.8. Công tác lập kế hoạch cho các hoạt động Giáo dục BSVHDT cho
học sinh ở trường THPT thành phố Cao Bằng 54
Bảng 2.9. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL theo 10 chủ

đề ở các trường THPT thành phố Cao Bằng 55
Bảng 2.10. Công tác chỉ đạo về giáo dục BSVHDT cho HS thông qua tổ chức
hoạt động giáo dục NGLL 56
Bảng 2.11. Lực lượng tham gia phụ trách trong công tác giáo dục BSVHDT 57
Bảng 2.12. Thời điểm tổ chức các hoạt động giáo dục BSVHDT thông qua hoạt
động giáo dục NGLL 58
Bảng 3.1. Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 76
Bảng 3.2. Về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 78

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là
quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định: nền văn hóa mà
chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” mà Hội nghị trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị
quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp
văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới.
Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng
cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ
và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta cũng đang

đứng trước những nguy cơ, thách thức không nhỏ. Với tiến trình toàn cầu hóa,
nước ta sẽ chịu tác động tiêu cực trên mọi mặt mà các nước trên thế giới gặp
phải. Sự tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ làm tha hóa bản sắc văn
hóa dân tộc. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường càng làm cho văn hóa
biến dạng, nhiều mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
lối sống. Lối sống vị kỷ, cá nhân, hành vi bạo lực càng chi phối xã hội. Nhu cầu
giải trí qua các hoạt động văn hóa ngày càng tăng, xu hướng kiếm lợi nhuận
qua các hoạt động văn hóa ngày càng phát triển, khiến cho văn hóa dần dần

2
buông lơi vai trò giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Quan hệ giữa văn hóa và
chính trị có nguy cơ bị giãn cách ngày càng xa, do vậy tác động tích cực vốn có
của văn hóa vào đời sống xã hội có nguy cơ bị xem nhẹ, giảm sút.
Những ảnh hưởng đó tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ đặc biệt là lứa
tuổi học sinh trung học phổ thông. Một số học sinh vẫn có những hành vi ứng
xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông
thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm Ðây hoàn toàn là
những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa
dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề,
ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông, có thái độ không đúng mực với người
già, hành động thiếu văn hóa nơi công cộng, còn khá phổ biến.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới xa các trung tâm kinh
tế lớn của Đông Bắc và cả nước, Cao Bằng có đường biên giới dài 311 km
với Trung Quốc. Dân số năm 1999 (490 335 người). Trên địa bàn tỉnh có 28
anh em dân tộc (Tày chiếm 42,54%, Nùng 32,68%, Dao 9,63%, Mông 8,45%.
Kinh 4,68%, ngoài ra có các dân tộc Sán Chỉ, Lô Lô, Hoa mỗi dân tộc đều
mang một sắc thái văn hóa riêng biệt, đến nay vẫn còn gìn giữ và bảo tồn được
nhiều phong tục tập quán, lẽ hội đặc sắc. Mỗi dân tộc có lịch sử phát triển
riêng, có hoạt động văn hóa đặc thù, những phong tục tập quán riêng biệt tạo
nên bức tranh phong phú về văn hóa dân tộc. Kho tàng văn hóa vật thể và phi

vật thể của các dân tộc Cao Bằng rất phong phú và đa dạng, độc đáo mang bản
sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hì
Nhận thức
được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đọan hiện nay, di sản
lịch sử văn hóa được bảo tồn và được khai thác sẽ có hiệu quả cao về mặt kinh

3
tế đồng thời phát huy được trong công tác giáo dục truyền thống, nâng cao dân
trí, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa của các đồng bào dân tộc tỉnh Cao
Bằng.Tuy nhiên bên cạnh đó đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn kém phát
triển, đời sống của các đồng bào còn gặp nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại những
hủ tục lạc hậu gây khó khăn không nhỏ trong việc giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc.
Riêng ngành GD từng bước phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật
chất (CSVC), về phương tiện dạy học, về nhận thức mà phần nhiều trường
phổ thông, đặc biệt là xem nhẹ công tác giáo dục toàn diện, trong đó có hoạt
động giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc cho học sinh THPT trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng, Mặt khác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường THPT
hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coi
trọng đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồi
những xúc cảm, tình cảm, niềm tin, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, truyền thống
văn hóa Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt
Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người. Mà dạy
người mới thật cơ bản cho tương lai dân tộc’’ Chính vì không coi trọng "dạy
người’’ nên một bộ phận không nhỏ HS, thanh thiếu niên hiện nay thờ ơ với
thời cuộc, chạy theo bằng cấp, không ít HS đang giảm sút về ý chí, đạo đức,
nhân cách làm người; bị lôi cuốn vào lối sống vật chất thực dụng, ích kỷ và các
tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy, buôn người qua biên giới

sùng bái lối sống phương tây, dần quên đi những giá trị cốt lõi của dân tộc. Rất
nhiều em học sinh là dân tộc Tày, Nùng nhưng không biết nói tiếng dân tộc
mình, không biết đến những bộ trang phục của dân tộc mình
Trong thời gian gần đây, nhiều trường THPT tỉnh Cao Bằng, hoạt động
giáo dục BSVHDT đã được đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm từng tháng ở bậc học phổ thông. Cùng với

4
việc tích hợp hoạt động giáo dục BSVHDT vào các bộ môn khác như môn
Ngữ văn, Lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc , góp phần giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc cho con em đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên việc
giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT ở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn mang
tính hình thức; nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa
dạng, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của HS, không hấp dẫn thu hút
được sự tham gia của đông đảo HS, không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh
động, dẫn đến hiệu quả GD thấp.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, tôi chọn và nghiên cứu đề
tài: "Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành
phố Cao Bằng".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục BSVHDT cho học sinh ở các trường THPT thành phố Cao
Bằng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục NGLL nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
của bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện đại.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường
THPT thành phố Cao Bằng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh thông
qua hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thành phố Cao Bằng.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh ở các trường THPT
trên địa bàn thành phố Cao Bằng chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn

5
thấp; việc quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nếu đề xuất được các biện
pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững sẽ nâng cao
hiệu quả hoạt động giáo dục BSVHDT cho các em, góp phần giáo dục toàn
diện nhân cách cho học sinh trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho
học sinh ở trường THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục BSVHDT cho học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng
thông qua hoạt động giáo dục NGLL .
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý động giáo dục BSVHDT cho học
sinh ở các trườngTHPT thành phố Cao Bằng nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục toàn diện cho học sinh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu, lý thuyết,…
Dùng các phương pháp nghiên cứu trên để nghiên cứu các văn kiện, nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành

Giáo dục và Đào tạo về giáo dục nói chung và giáo dục BSVHDT nói riêng cho
học sinh phổ thông và các tài liệu khoa học khác có liên quan đến đề tài nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho
học sinh trường phổ thông.

6
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động của nhà trường: sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên…để thu thập thông tin, làm rõ
thực trạng.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành đàm thoại với các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng
hợp, so sánh các dữ liệu để là rõ thực trạng cần nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét
Tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều
tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD
Tổng kết kinh nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
6.2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động sư phạm
Thông qua kế hoạch hoạt động, hồ sơ, giáo án của các đơn vị để thu thập
thông tin, đánh giá thực trạng.
Các phương pháp này dùng để điều tra, khảo sát tình hình thực hiện
công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT cũng như thực trạng quản lý
hoạt động này ở các trường THPT thuộc thành Phố Cao Bằng hiện nay tạo tiền
đề cho việc đề xuất các biện pháp quản lí mang tính thực tiễn và khả thi cao.
6.3. Phương pháp toán thống kê trong khoa học giáo dục
Phương pháp này dùng để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu của các
phương pháp nghiên cứu khác đem lại. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định,
kết luận có tính khoa học và độ tin cậy lớn.

7. Phạm vi nghiên cứu và khách thể điều tra
- Giới hạn về nội dung: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh ở trường THPT thông qua hoạt
động NGLL.

7
- Giới hạn về phạm vi: Đề tài khảo sát, nghiên cứu tại 5 trường THPT
thành phố Cao Bằng trong hai năm học 2011-2012 và 2012-2013.
- Khách thể điều tra dự kiến điều tra thăm dò: 10 CBQL cấp trường; 50
giáo viên, 200 học sinh của 5 trường THPT thành phố Cao Bằng.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm 3 phần, ngoài phần mở đầu; phần kết luận; tài
liệu tham khảo; phụ lục; phần nội dung của luận văn gồm 3 chương.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản GDBSVH
cho học sinh trường THPT.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT
cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở các trường THPT thành
phố Cao Bằng.
- Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL các trường THPT thành phố
Cao Bằng.















8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Mỗi quốc gia đều có truyền thống lịch sử, nền văn hóa riêng cho nên
giáo dục ở mỗi nước đều có những nét độc đáo riêng:
Trung Quốc đặt ra mục tiêu của cải cách giáo dục là làm cho học sinh
nắm được kiến thức, có lòng yêu nước và quý trọng văn hóa dân tộc, tinh thần
trách nhiệm với xã hội, có tinh thần nhân văn, có tâm hồn và thể chất khỏe
mạnh. Trung Quốc cho rằng, sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện
nay đã đến giai đoạn phải chuyển hướng đòi hỏi đối với giáo dục, từ chỗ trước
đây đặt trọng tâm chú ý nhiều đến giáo dục nền tảng, đại chúng thì nay phải
chuyển trọng tâm chú ý sang giáo dục đào tạo đội ngũ nhân tài cho mọi lĩnh
vực đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước.
Singapore là một đất nước nhập cư từ nhiều nước đặc biệt là của châu
Á. Chính vì thế ở Singapore nét văn hóa phương Đông được gìn giữ và phát
huy mạnh mẽ. Trong đó người Hoa chiếm ưu thế do đó văn hóa của họ cũng
chiếm ưu thế sơ với các dân tộc khác. Thực tế trong thời đại của hội nhập hiện
nay việc kết hợp các giá trị phương Đông và phương Tây là điều hết sức cần
thiết. Về mặt giáo dục và đào tạo chính phủ Singapore nhận thấy những điểm
mạnh của hệ thống giáo dục phương Đông là định hướng thi cử và trọng nhân
tài, Điểm mạnh của giáo dục phương Tây là chú trọng phát triển cá tính và phát

triển toàn diện. Do đó việc kết hợp hai mô hình này sẽ tạo ra con người
Singapore mới toàn diện, có nhân cách, biết giữ gìn các giá trị đạo đức chân
chính, sống khoan dung và có lòng tự hào về bản thân và đất nước mình. Ở
Singapore các nền văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đều được trân trọng. Tuy nhiên

9
với đa số là người Hoa thì Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo. Thủ tướng Lý
Quang Diệu cho rằng Khổng học giáo dục nhân cách con người tốt hơn và
muốn duy trì xã hội tốt đẹp thì không thể không giữ gìn các giá trị truyền
thống, xây dựng một người Singapore mang đậm màu sắc Trung Hoa truyền
thống. Tôn trọng kỷ cương, cần cù trong lao động, tự lực, tôn trọng thành tựu
chung Chính phủ rất chú trọng giáo dục Nho học trong thanh thiếu niên chính
vì thế năm 1984 Bộ giáo dục Singapore hính thức đưa môn Khổng giáo thành
môn lí luận chung cho tất cả các trường THPT. Song song với đó nhà trường tổ
chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao, giải trí, nghệ
thuật biểu diễn là là các hoạt động bên lề của giáo dục
Giáo dục của Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng các giá trị gia đình
và văn hóa truyền thống, được thực hiện ưu tiên so với tất cả môn học khác
trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều nước trên thế giới quan niệm
rằng nội dung giáo dục đạo đức truyền thống cần tập trung đào luyện những
phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm,
tinh thần hợp tác trong khi Nhật Bản hướng đến việc bảo tồn các giá trị xã hội
của dân tộc. Đặc trưng giáo dục đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào ba điểm:
lòng tôn trọng cuộc sống, quan hệ cá nhân và cộng đồng và ý thức về trật tự
dọc. Trật tự dọc được xem là một tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố quan
trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của quốc gia Nhật Bản.
Việc giáo dục các giá trị truyền thống cho HS của Nhật Bản thông qua nhiều
hình thức phong phú và đa dạng cụ thể Nhật Bản thực hiện qua toàn thể các
môn học, qua các hoạt động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày. Chương trình
giáo dục đạo đức khung được xây dựng trên nền tảng luật pháp quốc gia, với bộ

tiêu chuẩn mà tất cả các trường từ công lập đến tư thục đều phải thực hiện.
Tóm lại, Giáo dục BSVHDT của một số nước trên thế giới đều hướng
đến bảo tồn và gìn giữ các giá trị cốt lõi truyền thống của dân tộc, tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại

10
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Đảng ta đều quan tâm đến nhiệm vụ
lãnh đạo toàn dân bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc, đồng thời bản sắc
dân tộc của văn hóa được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố kinh
tế, chính trị, với tính khoa học và tính thời đại.
Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
thể hiện qua các Nghị quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) về định hướng phát
triển Giáo dục và Đào tạo, khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH, Nghị
quyết Trung ương V (khóa III) về “Xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về công tác
thanh niên đã khẳng định phải chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục
truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trong đó giáo dục chính là kênh truyền thông có tính hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt là giáo dục phổ thông, chính học sinh là chủ nhân tương lai của đất
nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm qua Bộ giáo dục và
Đào tạo đã có những hoạt động thiết thực như phát động phong trào thi đua
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, dạy học gắn liền với thực
tiễn, dạy học qua di sản, một số hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh THPT. Hướng dẫn tuần sinh hoạt tập thể đầu năm, Tổ chức các
hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép
trong các môn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc đến từng học
sinh như Giáo dục lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nước, lòng yêu thiên nhiên,
bảo vệ thiên nhiên. Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan

niệm tôn trọng phụ nữ, người lớn tuổi. Duy trì và bảo vệ văn hóa bản địa – văn
hóa làng xã…

11
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, “Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm
hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là
duy trì và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ”.
Quản lý có các chức năng sau:
Kế hoạch hóa: là chức năng quản lí, là chủ thể quản lý phải có các loại kế
hoạch hoạt động của tổ chức, quản lý tiến độ và chất lượng công việc theo kế
hoạch. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu
tương lai của tổ chức và các con đường biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu,
mục đích giáo dục.
Tổ chức: là sự phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau làm cho chúng
trở nên tác động thích hợp mà hiệu quả của tác động này lớn hơn tổng hiệu quả
các bộ phận. Nhờ tổ chức có hiệu quả, người quản lí có thể phối hợp, điều phối
tốt hơn các nguồn nhân lực và vật lực. Trên cơ sở huy động được các nguồn
nhân lực, vật lực, tài lực chủ thể quản lý tổ chức thực hiện tốt các hoạt động
theo kế hoạch vạch ra nhằm đạt tới các mục tiêu đã được xác định
Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của
mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi giám sát công việc để chỉ
huy, ra lệnh cho các bộ phận hoạt động đúng hướng, đúng kế hoạch tập hợp
được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau.
Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá là một chức năng cơ bản và quan
trọng của quản lí. Nhờ có kiểm tra đánh giá mà người quản lí có được thông tin
chính xác về những thành tựu công việc, uốn nắn điều chỉnh hoạt động một
cách đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo

12
yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho
mọi người. Quản lý nhà trường, QLGD là tổ chức các hoạt động dạy học, tổ
chức các hoạt động giáo dục, thực hiện các tính chất của nhà trường mới
quản lý được giáo dục
Quản lý giáo dục được tiếp cận ở dưới hai góc độ vĩ mô và góc độ vi mô
Tiếp cận góc độ vĩ mô: QLGD là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành
bình thường và liên tục phát triển, mở rộng về cả số lượng cũng như chất
lượng, thực hiện mục tiêu của nề giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Ở góc độ vi mô: Quản lý nhà trường là hệ thông tác động có mục đích có
kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường
vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các
tính chất của nhà trường Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-
giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất,
góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân
cách của người học theo yêu cầu của xã hội.
QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục, đạt tới kết quả mong
muốn một cách hiệu quả nhất.
QLGD có tính xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề: xã
hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụ công tác GD.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD. Dạy học
và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi

hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm
này. Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư

13
phạm của thầy, hoạt động học - tự giáo dục của trò diễn ra trong quá trình dạy
học - giáo dục.
1.2.3. Văn hóa và bản sắc văn hóa
Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ nhân loại nhưng
cho đến nay vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định.
UNESCO đã nhìn nhận khái niệm này theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể, tổng hợp các đặc trưng, diện mạo về tinh
thần, vật chất khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm,
vùng miền, quốc gia, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn
chương mà cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị, những truyền thống, tín ngưỡng…Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể
những hệ thống biểu tượng, kí hiệu chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một
cộng đồng khiến cho cộng đồng ấy có đặc thù riêng.
Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCHTW khóa VII nêu: “Có nhiều định
nghĩa về văn hóa, nhưng tựu chung có ba loại: Một là, văn hóa hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; Hai là, văn hóa hiểu
theo nội dung bao gồm cả khoa học, kĩ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật; Ba
là, văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn học nghệ
thuật. Bộ Chính trị đề nghị Trung Ương bàn và ra nghị quyết về vấn đề này
theo quan điểm thứ ba”
Bản sắc văn hoá dân tộc Theo từ điển Tiếng Việt, “bản sắc” có nghĩa là
“màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. “Bản sắc văn hoá” được
hiểu là “hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn
gốc, gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nguồn cội, khuôn mặt, nền
tảng, bản thể của một nền văn hoá; là căn cước, chứng minh thư của văn hoá
bất kỳ dân tộc nào”.

Theo cách tiếp cận từ góc độ bản chất, BSVHDT là cái ổn định, cái hồn,
giá trị hạt nhân, tiêu biểu nhất, bản chất nhất của đời sống văn hoá dân tộc.

14
Theo cách tiếp cận từ góc độ đặc thù, BSVHDT là những nét văn hoá ưu trội,
đặc thù của dân tộc này so với dân tộc khác. Theo cách tiếp cận từ góc độ cấu
trúc, BSVHDT là hoa văn, kết quả của quá trình tiếp biến; là sự kết hợp, một
kiểu kết hợp các yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh nhất định nào đó tạo ra
chất mới trong lịch sử. Nghị quyết hội nghị (khóa V) BCHTW Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: Bản sắc dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã vun đắp nên qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nước ta có hơn 50
dân tộc anh em sinh sống có dân tộc sống ở một vùng, có những dân tộc sống
xen kẽ nhau, gần nhau nên đã tạo ra sự “giao thoa văn hóa” giữa các dân tộc.
Tuy nhiên do sự khác biệt về ngôn ngữ, phương thức sản xuất và canh tác, về
phong tục tập quán, về tín ngưỡng và tôn giáo ,v.v nên mỗi dân tộc vẫn có
“bản sắc văn hóa” riêng đặc trưng cho dân tộc mình. Ví dụ như cây Đàn tính là
đặc trưng cho dân tộc Tày, hát Chầu văn là đặc trưng cho dân tộc Kinh, Đàn Tơ
rưng là đặc trưng cho dân tộc Tây Nguyên…Do xã hội phát triển, giao thương
kinh tế hàng hóa mở rộng giữa các vùng miền, truyền thông đại chúng đến các
bản làng, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, nhiều nét văn hóa của các dân tộc
đứng trước nguy cơ mai một. Vì thế việc bảo tồn và phát huy các gia trị văn
hóa dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
1.2.4. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc
Theo nghĩa rộng, giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc là một quá trình xã
hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của
nhà giáo dục, đối tượng giáo dục tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ sung và hoàn
thiện hệ thống giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, tinh hoa của dân tộc và
nhân loại đồng thời gạt bỏ những giá trị thói quen, tập tục lạc hậu, lỗi thời để
những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn.

Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của
con người, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, giáo dục ý chí độc lập

×