Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu xuất khẩu khoáng sản tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.58 KB, 73 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế
Việt Nam. Khủng hoảng đã ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, đến lãi suất, đến tỉ
giá…Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm khủng hoảng gặp rất nhiều khó
khăn, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại trên thị trường đầy
biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược ,sự nhanh nhạy trong
việc năm bắt thời cơ đồng thời phát huy tối đa năng lực hiện có của doanh nghiệp
nhằm mang lại kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp mình.
Doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng dùng để đo lường kết quả cũng như hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng doanh thu chính là góp phần vào việc
tăng kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp.
Là một bộ phận trong cơng tác kế tốn, kế tốn doanh thu góp phần cung cấp
thơng tin cần thiết để từ đó nhà quản trị đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp
Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh không chỉ là đơn vị nhà
nước có quy mơ lớn nhất Hà Tĩnh mà cịn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong
cơng tác quản lý, tổ chức cũng như hoạt động có hiệu quả trong cơng tác chế biến và
khai thác khống sản trong cả nước. Tổng công ty luôn chú trọng đến chất lương của
sản phẩm,an toàn của người lao động, cũng như việc bảo vệ môi trường. Đơn vị cũng
hiểu rõ cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn doanh thu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn
đến các quyết định của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại đơn vị Tổng cơng ty
Khống sản và thương mại Hà Tĩnh, cùng với nền tảng lý thuyết được trang bị trong
thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế Huế, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và
một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn doanh thu xuất khẩu khống sản tại Tổng
cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế tốn doanh thu xuất khẩu
trong doanh nghiệp nói chung.


SVTH: Trần Thị Quyên

1


Thứ hai là tìm hiểu thực trạng cơng tác kế tốn doanh thu xuất khẩu tại Tổng cơng
ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
Thứ ba là trên cơ sở thực trạng đưa ra một số khuyến cáo nhằm cải thiện cơng tác
kế tốn doanh thu xuất khẩu tại Tổng công ty nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn doanh thu xuất khẩu
khống sản tại Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Ttĩnh
Phạm vi thời gian:Nghiên cứu cơng tác kế tốn doanh thu năm 2009, Số liệu dùng để
phân tích là báo cáo tài chính năm 2009, tài liệu kế tốn liên quan đến doanh thu xuất
khẩu năm 2009
1.5 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các thơng tin qua các tài liệu như

báo cáo tài chính, sách, các trang web… nhằm thu thập các số liệu thơ, sau đó chọn
lọc, xử lý những thơng tin hữu ích phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp quan sát: Quan sát nhằm có bức tranh khái quát về đơn vị thực
tập, cách thức quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động và giúp nắm bắt được một số
kỹ thuật xử lý công việc.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một số chỉ tiêu dựa trên một chỉ
tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục
đích phân tích, tính chất và nội dung các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật

so sánh thích hợp: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm phân tích, tổng hợp các số liệu trên cơ
sở các số liệu thô.

SVTH: Trần Thị Quyên

2


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN DOANH THU
1.1. Tóm tắt các đề tài trước
Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất đều mong muốn sản phẩm
của mình được thị trường chấp nhận bởi chi khi thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp
mới có doanh thu.Nó cũng là chỉ tiêu đầu tiên để xác định kết quả kinh doanh. Vì tầm
quan trọng của nó mà đề tài doanh thu được rất nhiều người lựa chọn nghiên cứu.
Tuy nhiên tại Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh hiện nay chưa
có ai nghiên cứu về đề tài này. Trong đề tài này tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu cơng
tác kế tốn doanh thu từ bán hàng xuất khẩu tại Tổng cơng ty Khống sản và Thương
mại Hà Tĩnh.
1.2 Cơ sở lý luận về doanh thu
1.2.1 Khái niệm


Theo Chuẩn mực kế toán số 14 (CMKTVN) định nghĩa: ” Doanh thu là tổng

giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu ”.
Chuẩn mực số 14 cũng ghi rõ: “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích

kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ 3 không
phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ
không được coi là doanh thu hoặc các khoản góp vốn cở đông hoặc chủ sở hữu làm
tăng vốn nhưng không là doanh thu”


Doanh thu bán hàng: là doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm do doanh

nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.


Doanh thu thuần: là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản

giảm thu và các khoản thuế TTĐB, thuế XK (nếu có) được tính trên doanh thu bán
hàng thực tế của kỳ đó.


Các khoản giảm trừ doanh thu: là các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, hàng bán bị trả lại.

SVTH: Trần Thị Quyên

3


Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá yết cho khách hàng
mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. (Chuẩn mực kế toán số 14)
1.2.2 Các nguyên tắc xác định doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng
thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mản 5 điều kiện:
(a)
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hơặc hàng hóa cho người mua;
(b)
Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hang hóa;
(c)
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d)
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
(e)
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
1.2.3 Vai trò của doanh thu
Mỗi doanh nghiệp đi vào hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu gì? Câu trả lời
thật khơng đơn giản vì nó là cơ sở để quyết định về chiến lược phát triển lâu dài của
doanh nghiệp. Ở mỗi giai đoạn, doanh nghiệp hướng đến những mục tiêu khác nhau
như tối đa hóa lợi nhuận, tăng thị phần, duy trì sự tồn tại…Nhưng để đạt được mục
tiêu ấy thì trước hết doanh nghiệp phải tao ra doanh thu. Doanh thu bao gồm tổng lợi
ích kinh tế thu được hoặc sẽ thu được. Nó là chỉ tiêu đầu tiên để xác định kết quả kinh
doanh, là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác như lợi nhuận, hiệu suất sử dụng
vốn…Doanh thu là cơ sở cho việc sản xuất, đàu tư và mở rộng quy mô của doanh
nghiệp. Ngoài ra, chỉ tiêu doanh thu cũng phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, doanh thu cần được ghi nhận

một cách chính xác và trung thực
1.2.4 Kế toán doanh thu

SVTH: Trần Thị Quyên

4




Tài khoản sử dụng: TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ



Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu

được từ các giao dịch phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch
vụ cho khách hàng gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán (nếu có)


Sơ đồ hạch tốn: Kế tốn doanh thu bán hàng xuẩt khẩu
TK 511

TK 3333

TK 911

(3)Thuế XK
phải nộp


TK 112, 131

(1)Doanh thu bán
hàng xuất khẩu

TK 531

(2)Doanh thu hàng
bán bị trả lại

(4)K/C doanh
thu thuần
Thuế XK của hàng bán bị trả lại

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng xuất khẩu
1.2.5 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu
Kế tốn doanh thu cần tơn trọng những quy định sau:


Hạch tốn doanh thu bán hàng phải tơn trọng ngun tắc chi phí và doanh thu,

phù hợp theo niên độ kế toán.


Chỉ hạch toán vào tài khoản doanh thu bán hàng của khối lượng hàng hóa, sản

phẩm, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán.


Doanh thu bán hàng phải được theo dõi chi tiết xho từng loại sản phẩm, hàng


hóa, dịch vu… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.


Doanh thu bán hàng bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán chưa thực tế phát sinh

trong kỳ phải được hạch toán riêng biệt. Căn cứ vào nôi dung hàng bán bị trả lại,
khoản giảm giá hàng bán đối với khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
để hạch tốn vào tài khoản có liên quan.

SVTH: Trần Thị Quyên

5




Cuối kỳ hạch toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt đọng sản xuất kinh

doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào TK
911. Các TK thuộc loại TK Doanh thu không có số dư cuối kỳ.
1.2.6 Các nguyên tắc ảnh hưởng đến kết quả doanh thu
Trong q trình kế tốn doanh thu cần tôn trọng những quy tắc sau đây (Phan Thị
Minh Lý, 2008):


Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi

phí phù hợp nhau. Khi ghi nhận một khoản thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí

tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu
bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải
trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.


Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được
ghi sổ kế tốn vào thời điểm kinh tế phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu
hoặc thực tế chi tiền, tương đương tiền, báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.


Nguyên tắc thận trọng: nguyên tắc thận trọng yêu cầu Doanh thu và thu nhập

được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế cịn
chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
1.2.7 Kế tốn các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.7.1 Kế toán chiết khấu thương mại


Tài khoản sử dung: TK 521: Chiết khấu thương mại



Nội dung: phản ánh số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toàn cho

người mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại
đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng
Trong q trình hạch tốn tài khoản này cần tơn trọng những quy định sau:

 Chỉ hạch tốn vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được
hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu doanh nghiệp quy
định

SVTH: Trần Thị Quyên

6


Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được
hưởng chiểt khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán
trên “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng,hoặc khi số chiết khấu thương
mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần
cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu
thương mại trong trường hợp này được hạch toán vào TK 521.
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương
mại, giá bán trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì
khoản chiết khấu thương mại này khơng được hạch tốn vào TK 521. Doanh thu
bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại, xuất hóa đơn theo
giá đã giảm và ghi doanh thu.
Bên bán theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách
hàng và từng loại hàng bán: Bán hàng (sản phẩm, hàng hóa), cung cấp dịch vụ.


Sơ đồ hạch toán:
TK 521: Chiết khấu thương mại
TK 511
TK 111,112,131
Khoản CKTM

K/C CKTM
TK 3331

Thuế GTGT
(nếu có)

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chiết khấu thương mại

1.2.7.2 Kế toán hàng bán bị trả lại


Tài khoản sử dụng: TK 531: Hàng bán bị trả lại

SVTH: Trần Thị Quyên

7




Nội dung: là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong
hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách…
Hàng bán trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại
hàng, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại tồn bộ) hoặc bản sao hóa
đơn (nếu trả lại một phần hàng) và đính kèm theo chứng từ được nhập lại kho của
doanh nghiệp số hàng nói trên.
Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng bị trả lại (Tính theo đúng đơn
giá bán ghi trên Hóa đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc trả lại hàng

mà doanh nghiệp phải chi được phản ánh vào TK 641: Chi phí bán hàng
Khi hạch tốn hàng bán bị trả lại, kế toán phải chú ý đồng thời ghi giảm giá vốn
hàng bán của số hàng đó.
 Sơ đồ hạch tốn:
TK 531: Hàng bán bị trả lại
TK 511
TK 111,112,131

Khoản HBBTL
K/C HBBTL
TK 3331

Thuế GTGT
(nếu có)

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế tốn hàng bán bị trả lại

1.2.7.3 Kế toán giảm giá hàng bán


Tài khoản sử dụng: TK 532: Giảm giá hàng bán

SVTH: Trần Thị Quyên

8




Nội dung: phản ánh số tiền giảm trừ cho khách hàng được doanh nghiệp chấp


nhận do các nguyên nhân thuộc về người bán như hàng bán bị kém phẩm chất, sai quy
cách hoặc không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá
ngồi hóa đơn, tức là sau khi phát hành hóa đơn bán hàng. Khơng phản ánh vào TK
532 số giảm giá được ghi trên hóa đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá trị bán
ghi tên hóa đơn.


Sơ đồ hạch tốn
TK 532: Giảm giá hàng bán
TK 511
TK 111,112,131

Khoản GGHB
K/C GGHB
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 3331
TK 911

TK 154,155
(1)

Thuế GTGT
(nếu có)

TK 156,157

K/C giá vốn hàng bán và
các chi phí khi xác định


kết giảm giá hàng
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán quả kinh doanh bán

(2)

1.2.8 Kế toán giá vốn hàng bán
TK 138,152,153…

 TK sử dụng: TK 632: Giá vốn hàng bán
(3)

 Nội dung: tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
TK 155,156

TK 627

bán trong kỳ

Hàng bán bị trả lại

(4)

Theo chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho có 4 phương pháp tinh giá hàng xuất
nhập kho

kho để TK 154
bán: Phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp Nhập trước – Xuất trước,
(5)
phương pháp Nhập sau – Xuất trước, phương pháp tính theo thực tế đích danh.

TK 217



TK 159

(6)
(7)

Hồn nhập dự phịng
giảm giá hàng tồn kho

Sơ đồ hạch tốn:
Tk 214
(8)

9

SVTH: Trần Thị Qun
Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho


Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Chú thích:
(1)

Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán.

(2)


Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán.

(3)

Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn.

(4)

Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi vào giá

vốn hàng bán trong kỳ.

SVTH: Trần Thị Quyên

10


(5)

Giá thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD.

(6)

Chi phí vượt q mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phí khơng

hợp lý tính vào giá vốn hàng bán.
(7)

Bán bất động sản đầu tư.


(8)

Trích khấu hao bất động sản đầu tư.

1.2.9. Chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng
1.2.9.1 Chứng từ kế toán
Căn cứ vào điều 4, Luật Kế toán “ Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật
mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hồn thành, làm căn cứ
ghi sổ kế toán”.
Như vậy thực chất của kế toán là những giấy tờ in sẵn theo mẫu quy định,
chúng được dùng để nghi chép những nội dung vốn có của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh và đã hồn thành trong q trình hoạt động của đơn vị, gây ra sự biến đổi đối với
các loại tài sản, các loại nguồn vốn cũng như các đối tượng kế tốn khác. Ngồi ra
chứng từ kế tốn có thể là các đĩa từ, băng từ, thẻ thanh toán.
Theo điều 17 của luật kế tốn thì chứng từ kế tốn phải có đầy đủ các nơi dung sau:


Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán.



Ngày, tháng, năm lập chứng từ.



Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.




Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.



Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

 Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng
số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
 Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến
chứng từ.
Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định và chỉ được lập 1
lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy
đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát

SVTH: Trần Thị Quyên

11


sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, khơng viết tắt. Số tiền viết
bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền ghi bằng số.
Một số chứng từ thường sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu (Trần Hịe,
năm 2008):


Chứng từ hàng hóa: Hóa đơn thương mại (Commerce Invoice); các hóa đơn

khác như: Hóa đơn chính thức (Final Invoice), Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice),
Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice), Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice); Chứng nhận
số lượng/ trọng lương (Certificate of Quantity/ Weight), Chứng nhận phẩm chất

(Certificate of Quality), Phiếu đóng gói (Packing list), Giấy bảo hành (Letter of
Guarantee)


Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L), Hợp đồng thuê

tàu thuyền (Voyage Charter Party – C/P), Bản lược khai hàng hóa trên tàu (Cargo
manifest), Phiếu gửi hàng (Shipping note/ booking note)


Chứng từ bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy), Giấy chứng nhận

bảo hiểm (Insurance Certificate)


Chứng từ kho hàng: Biên lai kho hàng (Warehouse’s receipt), Chứng chỉ lưu

kho (Warrant)


Chứng từ hải quan: Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O), Tờ khai

hải quan (Customs declaration), Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice), Giấy phép xuất
khẩu (Export license)


Chứng từ giao nhận với tàu: Biên bản kết toán hàng với tàu (Report on Receipt

of Cargo – ROROC)…
1.2.9.2. Sổ sách kế toán áp dụng

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ tồn bộ các nghiệp vụ tài
chính kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến
doanh nghiệp.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của DN, yêu cầu quản lý và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ kế tốn , điều kiện trang bị kỹ thuật tính tốn mà DN lựa chọn

SVTH: Trần Thị Quyên

12


hình thức kế tốn phù hợp và phải tn theo đúng quy định của hình thức kế tốn đó.
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006, hiện nay có 5 hình
thức kế tốn:
Hình thức kế tốn Nhật ký chung
Hình thức kế tốn Nhật ký- Sở cái
Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sở
Hình thức kế tốn Nhật ký – Chứng từ.
Hình thức kế tốn trên máy vi tính
Mỗi hình thức kế tốn đều có những đặc điểm riêng và sử dụng các loại sổ khác
nhau, có những ưu điểm, nhược điểm riêng và áp dụng với các doanh nghiệp khác nhau.


Hình thức kế tốn Nhật ký chung

 Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là:
+ Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sih đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh
tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó.
+ Lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

 Hình thức kế tốn Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu:
+ Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt;
+ Sổ Cái;
+ Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.
 Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung:
a)

Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,

trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

SVTH: Trần Thị Quyên

13


Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp
vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng
thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
b)

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số

phát sinh.

c)

Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp

chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.


Hình thức kế tốn trên máy vi tính.

 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của hình thức tren máy vi tính là cơng việc kế tốn được thực
hiện theo một chương trình phần mềm kế tốn trn máy vi tính. Phần mềm kế tốn được
thiết kế theo ngun tắc của một trong bốn hình thức kế tốn hoặc kết hợp các hình thức
kế tốn quy định trên đây. Phần mềm kế tốn khơng hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế
toán, nhưng phải in được đầy đủ các sổ kế tốn và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế tốn trên máy vi tính: Phần mềm kế tốn được
thiết kế theo hình thức kế tốn nào thì sẽ có các loại sổ của hình thức kế tốn đó nhưng
khơng bắt buộc hồn tồn giống mẫu sổ kế tốn ghi bằng tay.
 Trình tự ghi sổ kế tốn theo Hình thức kế tốn trên máy vi tính:
a)

Hằng ngày, kế tốn căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ

cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,

SVTH: Trần Thị Quyên


14


tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn
trên phần mềm kế tốn.
Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào sổ kế
tốn tổng hợp (sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
b)

Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), Kế toán thực hiện các thao tác

khoán sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp
với các số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực
theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế tốn với báo cáo tài chính sau khi đã được in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
(Theo chế độ kế toán doanh nghiệp – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí
Minh)

SVTH: Trần Thị Quyên

15


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU XUẤT KHẨU
KHOÁNG SẢN TẠI TỔNG CƠNG TY KHỐNG SẢN VÀ THƯƠNG

MẠI HÀ TĨNH.
2.1 Giới thiệu về Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Ngày 24/9/1991, hợp đồng liên doanh được ký kết giữa công ty METECO Hà
Tĩnh và Công ty MIDICO4- Bộ Công nghiệp (Bên Việt Nam) với công ty
WESTRALIAN SANDS L.t AUSTRALIA (bên nước ngồi), theo đó Cơng ty Khoáng
sản và Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh được thành lập.
Đến năm 1996, do khủng hoảng tài chính phía AUSTRALIA đơn phương từ bỏ
hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho Công ty liên doanh. Do vậy ngày 01/06/1996
Bộ Trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định số 147/BKH – QLDA chấm dứt
hoạt động của Công ty liên doanh. Ngày 06/08/1996, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết
định số 1150 QĐ/UB thành lập công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan.
Tháng 12/2000, UBND tỉnh chuyển giao nhiệm vụ khai thác, chế biến Mangan
và than đồng từ công ty METECO cho công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan
và đổi tên thành Cơng ty Khống sản và Thương mại HÀ Tĩnh, quyết định thành lập
số 2924 QĐ/UB – TCCQ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, giấy phép kinh
doanh số 113036 ngày 29/12/2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Theo Quyết định số 61/2003/QĐ – TTg ngày 18/04/2003 của Thủ tướng Chính
phủ thành lập Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh thuộc UBND tỉnh Hà
Tĩnh trên cơ sở tổ chức lại và mở rộng Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Tổng công ty là đơn vị hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con.
Khởi sự với ngàng công nghiệp khai thác, kinh doanh các loại kháng sản do nhà
nước giao. Xác định khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản là tiền đề vững chắc
để Tổng công ty vươn tới những tầm xa hơn. Trong thời gian qua, Tổng cơng ty đã có
nhiều cố gắng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực để
sản xuất các loại khống sản có chất lượng cao được thị trường thế giới chấp nhận đã
tạo nên bước nhảy có tính đột phá đầu tiên để đơn vị có điều kiện thuận lợi về vốn, kỹ
thuật, tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơng nghe tiên tiến, xây dựng hồn chỉnh cơ sở sản

SVTH: Trần Thị Quyên


16


xuất của mình, tiến tới chế biến sâu các loại khoảng sản mang lại nguồn thu lớn cho
nước nhà. Ngoài khoáng sản là ngành chủ lực, trong những năm qua, Tổng cơng ty
cịn mở rộng cả lĩnh vực kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng cho thuê…
Xác định những bước đi thích hợp trên cơ sở phân tích đánh giá thị trường, đa
dạng hóa ngành nghề cân đối hài hồ với đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ thiết bị
vừa bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại vừa giải quyết việc làm, phù hợp khả
năng tài chính doanh nghiệp ln là những u cầu đặt ra trong qúa trình vận động,
tìm tịi hướng đi.
Hiện tại, đơn vị là doanh nghiệp có quy mơ và tổ chức lớn nhất Tỉnh Hà Tĩnh
và là một trong những doanh nghiệp lớn ở Miền Trung. Tổng công ty đang trên đà
phát triển hướng tới thành lập tập đoàn kinh tế đa ngành vững mạnh.
Đến nay, đơn vị có 30 đơn vị thành viên trong đó có 25 cơng ty, xí nghiệp trực
thuộc, 5 công ty liên doanh, liên kết.
Tên đơn vị: Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
Tên giao dịch: HATINH MINERALS AND TRADING CORPORATION
Tên viết tắt: MITRACO.
Trụ sở: Số 2. Đường Vũ Quang – TP Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cơng ty


Chức năng
Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh là đơn vị hoạt động đa

ngành: khai thác, chế biến khoáng sản; kinh doanh nhà hàng, khách sạn, văn phòng
cho thuê;sản xuất kinh doanh vât liệu xây dựng; dịch vụ du lịch lữ hành, kinh doanh
siêu thị; khai thác, kinh doanh thủy điện… Nhưng công nghiệp khai thác, chế biến sâu

các sản phẩm khống sản, cơng nghiệp sản xuất chế biến vật liệu công nghiệp khai
thác cảng vẫn là những lĩnh vực mũi nhọn chính của Tổng công ty.


Nhiệm vụ

+

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản nhằm

tiết kiệm tài nguyên cho đất nước như Zircon siêu mịn, Thạch Cao, Mangan…
+

Tập trung đầu tư cơ sơ hạ tầng, phát triển các dịch vụ khai thác cảng biển tại

Vũng Áng.

SVTH: Trần Thị Quyên

17


+

Tập trung vào hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng.

+

Tạo sự gắn bó chặt chẽ, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm về vốn và lợi ích


kinh tế giữa các đợn vị có tư cách pháp nhân, cung cấp tốt hơn các dịch vụ thông tin,
tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng cho các đơn vị tham gia liên kết nhằm nâng cao uy tín và
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+

Bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước giao và sử dụng có hiệu quả tài sản của

Tổng công ty.
+

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và Pháp luật Nhà

nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, an ninh quốc phịng, trật tự an
tồn xã hội, làm tốt cơng tác an tồn lao động
2.1.3 Đánh giá tình hình nguồn lực của Tổng cơng ty
2.1.3.1 Đánh giá tình hình lao động
Bảng 2.1: Lao động năm 2009
ĐVT: người
STT
I

II

III

CHỈ TIÊU
SỐ LƯỢNG
%
Theo giới tính
1945

100,00
1 Nam
1323
68,02
2 Nữ
622
31,98
Theo tính chất cơng việc
1945
100,00
1 Lao động trực tiếp
1523
78,32
2 Lao động gián tiếp
422
21,68
Theo trình độ
1945
100,00
1 Trên đại hoc
4
0,21
2 Đại học, cao đẳng
308
15,84
3 Trung cấp
430
22,11
4 Lao động phổ thơng
1203

61,84
(Nguồn: Phịng Kế tốn Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà tĩnh)
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con người là một trong những yếu tố

nguồn lực quan trọng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào trình độ lao động, sự hợp lý trong việc phân bổ lao động cũng như sự thích
hợp của yếu tố này đối với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nói
đến lao động bao giờ cũng nói đến hai mặt là: Số lượng và chất lượng. Khi nghiên cứu
về tình hình lao động là nhằm mục đích hiểu về số lượng và chất lượng biến động như

SVTH: Trần Thị Quyên

18


thế nào, nguyên nhân từ đâu và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đê từ đó có biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy những
ưu điểm. Đối với Tổng công ty Khống sản và Thương mai Hà Tĩnh, tình hình lao
động của TCT được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu lao động trên.
Ta thấy tổng số lao động của TCT năm 2009 là 1945 lao động. Xét theo giới
tính thì lao động nam là 1323 chiếm 68,02%, lao động nữ là 622 chiếm 31,98%. Xét
theo tính chất cơng việc thì lao động trực tiếp chiếm 78,32%, lao động gián tiếp chiếm
21,68%. Xét theo trình độ thì lao động trên đại học chiếm 0.21%, lao động đại học,
cao đẳng chiếm 15,84%, lao động trung cấp chiếm 22,11%, lao động phổ thông chiếm
61,84%. Nhìn chung, cơ cấu của TCT tương đối hợp lý, phù hợp với ngành nghề và
điều kiện của đơn vị. TCT hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng khai thác
và chế biến khoáng sản vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Vì vậy mà địi hỏi lao
động phải có sức khỏe để làm những cơng việc nặng nhọc nên tỉ lệ lao động nam cao
là phù hợp. Lao động nữ của TCT chủ yếu làm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, trung tâm dịch vụ lữ hành và chăn nuôi. Lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng

lớn là phù hợp với điều kiện kinh doanh của TCT. Xét về trình độ thì lao động trên đại
học, đại học và cao đẳng chỉ chiếm 16,05% trong tổng lao động trong khi đó lao động
phổ thơng chiếm tỉ lệ rất lớn là 61,84%. Tuy nhiên đặc thù của TCT cần nhiều lao
động phổ thông.
2.1.3.2 Đánh giá tình hình vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh.


Đánh giá tình hình vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện đầu tiên được xem xét để một doanh nghiệp được thành lập và

tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là biểu hiện bằng tiền của các tài sản
hiện có của doanh nghiệp. Đối với Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh,
tình hình tài sản và nguồn vốn được thể hiện thông qua Biểu đồ trên:
Qua biểu đồ trên ta thấy được tổng tài sản của TCT tăng lên nhưng không đáng
kể. Trong năm 2008, tổng tài sản đạt 521.623.084.557 đồng, đến năm 2009, tổng tài
sản của đơn vị tăng lên 523.172.914.488 đồng, tăng 1.549.829.931 đồng tương ứng
với 0,3%. Cụ thể:

SVTH: Trần Thị Quyên

19


Bảng 2.2: Bảng cân đối kế tốn dạng tóm lược

A Tài sản

NĂM 2008
NĂM 2009
GIÁ TRỊ

%
GIÁ TRỊ
521.623.084.557
100
523.172.914.488

I
1
2
3
4
5

254.326.455.293
11.045.711.927
29.899.219.250
91.364.154.860
107.416.081.032
14.601.288.224

48,76
2,12
5,73
17,52
20,59
2,8

270.350.097.327
7.645.329.233
57.014.920.928

93.018.387.998
97.719.145.093
14.952.314.075

267.296.629.264

51,24

252.822.817.161

STT

CHỈ TIÊU

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

II
1
2
3
4
5

Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn

Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
B Nguồn vốn

86.832.963.056

16,65

178.606.828.708
1.856.837.570
521.623.084.557
521.623.084.557

34,24
0,36
100

164.280.410.888
1.546.907.875
523.172.914.488
523.172.914.488

I Nợ phải trả
1 Nợ ngắn hạn
2 Nợ dài dạn

156.632.976.334

135.169.078.791
21.463.897.543

30,03
25,91
4,11

132.156.349.511
104.676.905.768
27.479.443.743

364.990.108.223
333.834.312.408
31.155.795.815

69,97
64
5,97

391.016.564.977
362.157.968.149
28.858.596.828

II Nguồn chủ sở hữu
1 Vốn chủ sở hữu
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác

SVTH: Trần Thị Quyên

2009/2008

GIÁ TRỊ
1.549.829.931

%
100
51,6
8 16.023.642.034
1,46
-3.400.382.694
10,9 27.115.701.678
17,78
1.654.233.138
18,68 -9.696.935.939
2,86
351.025.851
48,3
2 -14,473,812,103

86.995.498.398 16,63

%
0,3
6,3
-30,79
90,69
1,81
-9,03
2,4
-5.41


162.535.342

0.19

31,4 -14.326.417.820
0,3
-309.929.695
1.549.829.931
100
1.549.829.931
25,2
6 -24.476.626.823
20,01 -30.492.173.023
5,25
6.015.546.200
74,7
4 26.026.456.754
69,22 28.323.655.741
5,52
-2.297.198.987

-9,7
-16,69
0.3
0.3
-15,63
-22,56
28,03
7,13
8,48

-7,37
20


Đối với tài sản ngắn hạn ta thấy tài sản ngắn hạn tăng dần. Năm 2008, tài sản
lưu động chiếm 48,46%, đến năm 2009, tài sản lưu động tăng lên 51,68%. Qua bảng
cân đối kế tốn trên thì ngun nhân giúp cho tài sản lưu động tăng lên là sự tăng lên
của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài
sản ngắn hạn khác nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Trong năm 2008, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 29.899.219.250 đồng chiếm
5,73% trong tổng giá trị tài sản. Đến năm 2009 tăng lên 57.014.920.928 đồng, chiếm
10,9% trong tổng giá trị tài sản.
Có biến động lớn này là do năm 2009, TCT cho các công ty con vay những khoản
lớn để mở rộng đầu tư kinh doanh. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tiền và các khoản
tương đương tiền giảm xuống. Năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền là
11.045.711.927 đồng nhưng đến năm 2009, lượng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ
còn 7.645.329.233 đồng, giảm -30,79% tương ứng giảm 3.400.382.694 đồng. Các khoản
phải thu ngắn hạn tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2008 là 91.364.154.860 đồng,
sang năm 2009 tăng lên 93.018.387.998 đồng, tăng 1,81% tương ứng với 1.654.233.138
đồng. Hàng tồn kho giảm, năm 2008, hàng tồn kho chiếm 107.416.081.032 đồng, đến
năm 2009 hàng tồn kho giảm xuống còn 97.719.145.093 đồng, giảm -9,03% tương ứng
với giảm 9.696.935.939 đồng.
Trong tổng tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho
chiếm tỉ trọng rất lớn. Cơng tác thanh tốn tiền hàng của Cơng ty vẫn cịn hạn chế.
Cơng ty bán chịu cho khách hàng nhiều dẫn đến khoản phải thu của công ty vẫn cịn
nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng cơng ty bị chiếm dụng vốn lớn. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ. Bên cạnh đó khoản
mục hàng tồn kho trong mặc dù có giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
TSLĐ, do dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Nếu vẫn tiếp
tục duy trì tình trạng này có thể dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu

quả sử dụng vốn. Vì vậy mà đơn vị cần có các biện pháp nhanh thu hồi các khoản nợ
của khách hàng đồng thời tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để giảm bớt lượng hàng
tồn kho của TCT.
Tài sản dài hạn thì ngược lại, có biến động giảm. Năm 2008 tài sản dài hạn của

SVTH: Trần Thị Quyên

21


TCT là 267.296.629.264 đồng chiếm 51,24 % trong tổng tài sản nhưng đến năm 2009
tài sản dài hạn còn 252.822.817.161 đồng chiếm 48,32% trong tổng tài sản, giảm
5.41% tương ứng 14.473.812.103 đồng. Đáng chú ý là khoản đầu tư dài hạn giảm từ
178.606.828.708 đồng năm 2008 xuống còn 164.280.410.888 đồng năm 2009, giảm
9,70% tương ứng 14.326.417.820 đồng. Nguyên nhân làm cho khoản đầu tư dài hạn
giảm là do TCT chuyển đầu tư dài hạn sang đầu tư ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro từ
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Về phần nguồn vốn thì ta thấy tăng lên. Năm 2008 nguồn vốn của TCT là
521.623.084.557 đồng, đến năm 2009 nguồn vốn tăng lên là 523.172.914.488 đồng,
tăng 0,3% tương ứng 1.549.829.931 đồng. Nhưng đáng chú ý là tỉ trọng nguồn chủ sử
hữu chiếm khá lớn trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy mặc dù TCT bị chiếm
dụng vốn lớn nhưng khả năng tự chủ về tài chính của TCT rất tốt. Năm 2008, nguồn
chủ sở hữu chiếm 69,97% trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 34% và nguồn kinh phí và
quỹ khác chiếm 5,97% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, nguồn chủ sở hữu tăng
lên 74,74%, tăng 7,13% tương ứng với 26.026.456.754 đồng.
Tóm lại, qua phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng cơng ty Khống
sản và Thương mại Hà Tĩnh ta có thể nhận thấy tình hình tài chính của TCT rất lành mạnh


Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

giảm khá mạnh, năm 2008 doanh thu thuần là 437.367.382.156 đồng nhưng đến năm
2009 doanh thu thuần chỉ còn 150.028.121.298 đồng, giảm hơn 287 tỷ đồng tương
ứng giảm 65,7 %.
Năm 2009 là một năm có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi đối với nền kinh tế
nói chung và TCT nói riêng. Khủng hoảng kinh tế tồn cầu, lạm phát của nền kinh tế
đã tác động xấu đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có
TCT. Ngồi ra một số cơng ty cổ phần hóa nên kế tốn hạch tốn độc lập, doanh thu
thuần mà đơn vị cổ phần hóa sẽ khơng hạch tốn vào doanh thu thuần của TCT như
cơng ty chăn ni Mitraco cổ phần hóa thành cơng ty cổ phần chăn nuôi Mitraco. Một
số công ty cổ phần hoạt động hiệu quả như cơng ty cổ phần khống sản Mangan, công
ty cổ phần chăn nuôi Mitraco.

SVTH: Trần Thị Quyên

22


Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng tóm lược
ĐVT: đồng
STT
1
2
3
4
5
6

CHỈ TIÊU

Doanh thu BH & CCDV
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần BH & CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH & CCDV
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

NĂM 2008
479.032.892.482
41.665.510.326
437.367.382.156
324.340.312.271
113.027.069.885

NĂM 2009
162.558.368.342
12.530.247.044
150.028.121.298
119.558.781.813
30.469.339.485

2009/2008
Giá trị
-316.474.524.140
-29.135.263.282
-287.339.260.858
-204.781.530.458
-82.557.730.400

doanh

30.464.742.309
20.300.168.141
-10.164.574.168
Lợi nhuận khác
4.982.150.094
3.189.067.068
-1.793.083.026
7 Lợi nhuận kế tốn trước thuế
35.446.892.403
23.489.235.209
-11.957.657.194
8 Chi phí thuế TNDN
5.202.343.307
4.118.624.201
-1.083.719.106
9 Lợi nhuận kế tốn sau thuế
30.244.549.096
19.370.611.008
-10.873.938.088
(Nguồn: Phịng kế tốn Tởng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh)

SVTH: Trần Thị Quyên

%
-66,07
-69,93

-65,7
-63,14
-73,04


-33,37
-35,99
-33,73
-20,83

-35,95

23


Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm mạnh. Năm 2008
lợi nhuận gộp là 113.027.069.885 nhưng đến năm 2009 lợi nhuận gộp chỉ còn lại
30.469.339.485. Ta thấy lợi nhuận gộp giảm rất mạnh, giảm 82.557.730.400, giảm hơn
1/3 so với năm trước. Và tốc độ giảm lợi nhuận gộp nhanh hơn tốc độ giảm doanh thu.
Doanh thu giảm 66,07% trong khi lơi nhuận gộp giảm 73,04%
Năm 2009 là một năm khó khăn đối với TCT, cơng tác giải phóng mặt bằng cho
khai thác Ilmenite ngày càng khó khăn; hàm lượng quặng ngày càng nghèo nàn.
Ilmenite là khoáng sản đầu tiên được khai thác tại TCT nên hàm lượng cịn lại khơng
nhiều. TCT phải đầu tư nhiều cho cơng tác thăm dị và khai thác các mỏ mới. Chi phí
cho cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng tăng lên, chi phí bảo hiểm, tiền lương
cũng tăng lên. Điều đó làm cho giá vốn của các sản phẩm bán ra tăng lên so với các
năm trước.
Lợi nhuận gộp giảm kéo theo lợi nhuận thuần giảm. Tuy nhiên tốc độ giảm lợi
nhuận thuần thấp hơn tốc độ giảm lợi nhuận gộp. Năm 2008, lợi nhuận thuần là
30.464.742.309 đến năm 2009 lợi nhuận thuần giảm xuống còn 20.300.168.141 giảm
10.164.574.168 hay giảm 33,37%. TCT đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, nhất là chi phí tiếp khách để khoản chi phí này chi đúng mục
đích, khơng gây lãng phí cho đơn vị mình.
. Lãi suất thị trường tăng lên chóng mặt kèm theo đó là sự sụt giảm mạnh của

thị trường chứng khốn đã gây khó khăn rất lớn cho việc huy động vốn cho SXKD và
cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc. Vì vậy mà trong năm 2009 lợi nhuận khác cũng bị
giảm theo.
Sự biến động giảm của lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác mà kết quả hoạt động
kinh doanh cũng biến động giảm theo.Tổng lợi nhuận trước thuế từ 35.446.892.403vào
năm 2008 xuống còn 23.489.235.209 vào năm 2009, giảm 11.957.657.194 tương
đương với 33,73%. Thuế TNDN theo báo cáo trên khơng đứng với 25% của lợi nhuận
trước thuế bởi vì trong lợi nhuận đó thì ngồi lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh cịn có
thêm lợi nhuận của hoạt động liên doanh liên kết và lợi nhuần từ các công ty cổ phần
hạch toán kế toán độc lập, phần lợi nhuận này sẽ khơng chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp vì nó được chia ra từ lợi nhuận sau thuế của công ty liên doanh liên kết.

SVTH: Trần Thị Quyên

24


Nhìn chung thì trong năm 2009 vừa qua kết quả hoạt động kinh doanh của TCT
khơng được khả quan. Vì vậy mà TCT cần có những giải pháp để kiểm sốt chi phí tốt
hơn, cần quan tâm tới các biện pháp hạ giá vốn hàng bán đồng thời tăng doanh thu tiêu
thụ vào những năm tiếp theo.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà
Tĩnh.
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh hoạt động theo mơ hình
Cơng ty mẹ - Cơng ty con. Mơ hình quản lý của Tổng cơng ty được tổ chức theo mơ
hình trực tuyến để khắc phục sự quá tải về vị trí phức tạp các hoạt động giữa các bộ
phận chức năng khi Tổng công ty lớn mạnh về quy mơ. Trong mơ hình này thì các
trưởng bộ phận kiểm sốt rất chắc cơng việc của phịng, ban mình cũng như các nhận
viên hiểu rất sâu về cơng việc mình đảm trách. Vì vậy mà tối ưu hóa được nguồn lực

của tổ chức. Cụ thể, bộ máy quản lý của TCT được thể hiện rõ trong sơ đồ sau:

SVTH: Trần Thị Quyên

25


×