Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuyên đề Y dược học: MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG SỮA VÀ CHO TRẺ ĂN SỮA CHUA TỐT, ĐÚNG CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.33 KB, 13 trang )

Chuyên đề Y dược học:
MỘT SỐ LƯU Ý
QUAN TRỌNG KHI
SỬ DỤNG SỮA
VÀ CHO TRẺ ĂN
SỮA CHUA TỐT,
ĐÚNG CÁCH
1.MỘT SỐ LƯU Ý
QUAN TRỌNG KHI
SỬ DỤNG SỮA
Sữa là thực phẩm hàm chứa nhiều
nguồn dinh dưỡng. Ngày nay, nhiều
người đã biết chú trọng sữa và ưu tiên
dùng sữa hằng ngày. Tuy nhiên, không
phải ai cũng hiểu và biết sử dụng sữa
đúng cách. Hãy lưu ý 12 sai lầm dưới
đây.
1. Sữa càng đặc càng tốt?
Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có
nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi
là sữa quá đặc là chỉ trong sữa thêm nhiều bột
nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu
chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa
tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây
ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc
thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột
non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội
tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng
và áp lực quá nặng.
2. Sữa thêm nhiều đường càng tốt?


Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là
“kiến thức chung” ai cũng biết. Thêm đường là để
tăng thêm nhiệt lượng carbohydrates cung cấp,
nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi
100ml sữa thêm 5-8g đường.
Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là
đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa
bị tiêu hóa phân giải, biến thành glucose được cơ
thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng dùng
nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định.
Còn vấn đề nên cho đường vào lúc nào? Nếu cùng
làm nóng đường và sữa, sẽ làm cho lysine trong sữa
gây ra phản ứng với đường ở độ nhiệt cao (80 độ C-
100 độ C), hình thành chất glycosyl lysine gây hại.
Chất này không những không được cơ thể hấp thụ
mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên đun
sôi sữa xong để nguội đến nhiệt độ ấm (40 độ C -50
độ C) sau đó mới cho đường vào trong sữa hòa tan.
3. Sữa có thêm Chocolate?
Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực
phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm
năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn
cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.
Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi
trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra
phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”.
Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại
biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra
thiếu can-xi, đau bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc
lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh

sỏi đường tiết niệu…
4. Uống thuốc cùng với sữa, lợi 2 trong 1?
Có người cho rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống
cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực
tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ
rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho
độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so
với người uống thuốc không uống sữa trong thời
gian nhất định. Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm
cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm
cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm…
gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất
hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm
giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại
cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi
uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
5. Dùng sữa chua cho trẻ em uống?
Sữa chua là một loại đồ uống mạnh khỏe có lợi cho
tiêu hóa, có phụ huynh thường dùng sữa chua chăm
cho trẻ uống. Tuy nhiên, vi khuẩn acid lactic trong
sữa chua hình thành nên kháng sinh, mặc dù có thể
khống chế rất nhiều vi khuẩn nguồn bệnh sinh
trưởng, nhưng đồng thời cũng phá vỡ điều kiện sinh
trưởng nhóm vi khuẩn bình thường có ích đối với cơ
thể, còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông
thường, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày
đường ruột và trẻ em sinh non. Nếu cho những trẻ
đó uống sữa chua có thể sẽ gây ra nôn mửa và viêm
ruột dạng hoại tử.
6. Không uống sữa với trà

Sữa sẽ làm trà không còn tác dụng tốt đối với hệ tim
mạch. Đồng thời, trà lại đẩy nhanh quá trình đào thải
can-xi trước khi cơ thể kịp hấp thu.
7. Không uống sữa khi đói
Không nên uống sữa khi đói, điều đó sẽ làm dạ dày
co bóp mạnh, đào thải nhanh can-xi xuống ruột và
bài tiết ra bên ngoài vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh.
Dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh can-xi xuống
ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm
thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
8. Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong
sữa để tăng hương vị?
Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa
xem ra là một biện pháp tốt, nhưng trên thực tế,
nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa
quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa
sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị
dinh dưỡng của protein.
9. Thêm sữa vào trong cháo?
Có người cho rằng, làm như thế có thể làm cho dinh
dưỡng hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế cách làm này rất
không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn
cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa
Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu
dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát
triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là
để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử
dụng hai loại này.
10. Sữa cần phải nấu sôi?
Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu

không cao, ở 70℃sử dụng 3 phút, 60℃ sử dụng 6
phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100℃,
chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy,
đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi
trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng
kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng
của sữa.
11. Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể
tăng thêm vitamin D?
Có người xem quảng cáo biết rằng: bổ sung can-xi
còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời lại là nguồn
vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, thế là tìm cách
rót sữa vào trong bình để phơi dưới ánh nắng mặt
trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa
có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi
vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng
này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn
đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra
dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến
chất.
12. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò?
Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi
nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40%
đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh
hưởng của lý thuyết “ sản phẩm cô đặc đều là tinh
hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy
hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt
buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng
khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và
protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi.

Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng
độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì
hàm lượng đường sẽ hơi cao.
2.CHO TRẺ ĂN
SỮA CHUA TỐT,
ĐÚNG CÁCH

Sữa chua là nguồn thực phẩm rất tốt
cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần cho bé
ăn sữa chua đúng cách và vừa đủ,
không phải cho bé ăn bao nhiêu và ăn
lúc nào cũng được. Dưới đây là mốt
cách giúp các mẹ cho con ăn sữ cho
vừa tốt và vừa đúng cách.
Quan niệm cho bé ăn càng nhiều sữa chua càng tốt
là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh
hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ
dày của bé, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt
nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bé sẽ bị
lạnh bụng.
Vì vậy, trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa
chua. Còn bé trên 1 tuổi chỉ nên ăn 100 – 250g sữa
chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp).
Sữa chua khi kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ
mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn như sữa chua
ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao. Tuy nhiên, nếu
kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản
phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…
có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày thậm chí có
thể gây tử vong.

Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đang đói
Khi bụng của bé kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn
không nên lấy sữa chua chống đói cho bé. Bởi vì khi
bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi
khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết
chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ
giảm đi rất nhiều.
Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2
tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại
ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ
pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua
lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu
diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng
lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn
có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn
Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có
chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt
hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ
canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến
2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả
của canxi trong sữa chua, tốt nhất là ăn sữa chua
vào bữa tối trước khi đi ngủ .Bạn có thể cho bé ăn
sữa chua vào buổi tối (tốt nhất là trước 20 giờ)
Không cho trẻ ăn sữa chua đã được làm nóng
Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau
khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị
giết chết.
Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị

dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ
giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi
mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất
nên cho bé dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ
sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín
và cất vào tủ lạnh.
Tăng giá trị dinh dưỡng với sữa chua hoa quả
Nếu bạn muốn cho bé thưởng thức một cốc sữa
chua hoa quả ngon lành thì hãy tự tay xắt những
miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo
nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ. Đừng
tưởng sữa chua hoa quả đóng sẵn bên ngoài giàu
dinh dưỡng hơn sữa chua thường bởi hoa quả trong
đó đã qua bước chế biến khiến giá trị dinh dưỡng bị
giảm đi nhiều.
Sưu tầm.

×