1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình quản lý sản xuất trong một số doanh nghiệp và quá trình học
tập tại khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Lạc Hồng, tác giả xét thấy
sự chuẩn bị của các sinh viên khối kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho
công việc sau khi tốt nghiệp chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa thật sự bám sát các yêu
cầu của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp. Sinh viên cần phải vừa học
kiến thức về chuyên môn, vừa phải tham gia các hoạt động thực tế trong và ngoài
trường để trang bị những kỹ năng cá nhân phục vụ cho công việc sau này. Nhưng
một số sinh viên chưa có những nhận định đúng vai trị của các kỹ năng cá nhân
đóng góp vào sự thành công của mỗi cá nhân. Do vậy mà trong q trình học rất ít
tham gia vào các hoạt động. Thậm chí, một số sinh viên trong suốt q trình học
khơng tham gia hoạt động nào của lớp, của trường. Có những sinh viên tham gia với
những suy nghĩ rằng đó là trách nhiệm, là bắt buộc mà khơng biết rằng đó chính là
học. Chính từ những ngun nhân đó mà làm cho tình trạng một số sinh viên sau
khi tốt nghiệp đi làm tại các doanh nghiệp thiếu rất nhiều những kỹ năng cá nhân
cần thiết cho công việc, phải cần rất nhiều thời gian để tiếp cận và làm chủ cơng
việc của mình.
Bên cạnh đó, một số sinh viên vẫn quen học theo phương pháp: Học để thi,
thi để lấy bằng mà không chú trọng đúng mức đến việc học để hiểu, để nắm bắt kiến
thức để ứng dụng vào cơng việc. Vì vậy mà khi đi làm, sinh viên gặp rất nhiều khó
khăn trong cơng việc.
Kết hợp với sứ mạng của trường Đại học Lạc Hồng là đào tạo dựa trên triết
lý:
“Đào tạo nhân lực
Có vườn ươm nhân tài
Sinh viên tốt nghiệp làm việc ngay không đào tạo lại”
Nghĩa là: Trường Đại học Lạc Hồng phấn đấu trở thành một trong những
trường Đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo uy tín với trình độ, chất lượng
2
cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ…góp phần
phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu” [Nguồn: 5]
Từ những lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Một số yếu tố quan trọng
giúp tân cử nhân Quản trị kinh doanh trường Đại học Lạc Hồng thành công
trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
Trong đề tài này tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về sự chuẩn bị và
mong muốn của khối sinh viên kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh của
Trường Đại học Lạc Hồng đối với công việc sau khi tốt nghiệp và đề tài cũng
nghiên cứu về những yếu tố trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong các
doanh nghiệp tại Đồng Nai về các cử nhân Quản trị kinh doanh. Từ đó, tác giả đề ra
một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lạc
Hồng thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai, để các bạn sinh viên có sự
chuẩn bị phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài
Theo kết quả tìm hiểu của tác giả thì trong lịch sử đã có rất nhiều đề tài, cơng
trình khoa học nghiên cứu về mong muốn và mục tiêu của sinh viên sau khi ra
trường hay về tình hình tuyển dụng nhân sự của các công ty hiện nay. Cụ thể, có
cơng ty tư vấn nhân sự Nhân Việt đã thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát về Sinh viên
và nghề nghiệp. Trong những cuộc khảo sát này thì Nhân Việt đã chủ yếu tập chung
tìm hiểu về mong muốn và mục tiêu của sinh viên sau khi tốt nghiệp; Nghiên cứu
“Yếu tố tác động vào kiến thức thu nhận sinh viên khối kinh tế” của hai tác giả
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã nghiên cứu về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận sinh viên
khối kinh tế. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu hay cuộc khảo sát nào nghiên
cứu đến các hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập tác động đến việc hình
thành và phát triển các kỹ năng cá nhân của sinh viên, và chưa có đề tài nghiên cứu
3
hay cuộc khảo sát nào kết hợp giữa những mong muốn của sinh viên với sự kỳ vọng
của các nhà tuyển dụng về sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Thực trạng về sự chuẩn bị của khối sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Lạc Hồng đối với công việc sau khi tốt nghiệp.
- Sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai
về các cử nhân Quản trị kinh doanh.
- Đề ra các yếu tố quan trọng và các giải pháp để phát triển và nâng cao kết
quả học tập và các kỹ năng cá nhân của sinh viên để có sự chuẩn bị phù hợp với sự
kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Những yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân Quản trị kinh doanh trường Đại
học Lạc Hồng thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.
5. Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu qua hai bước chính:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và phương pháp
định lượng, được thực hiện trong tháng 1 năm 2011. Trong lần này, tác giả đã phát
bảng câu hỏi điều tra đến 80 sinh viên của khoa Quản trị - kinh tế quốc tế, trường
Đại học Lạc Hồng và đi điều tra thực tế và phát bảng câu hỏi điều tra đến 20 doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mục đích của lần này tác giả dùng để đánh giá
cách sử dụng các thuật ngữ trong bảng câu hỏi để điều chỉnh cho hợp lý. Tác giả
cũng đã sử dụng các phương pháp phân tích xử lý dữ liệu để đánh giá sơ bộ thang
đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện từ đầu tháng 2 năm 2011 đến
ngày 30 tháng 3 năm 2011 với mẫu nghiên cứu là 570 sinh viên khoa Quản trị kinh tế quốc tế trường Đại học Lạc Hồng và 117 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai. Mục đích lần nghiên cứu này là để tác giả tìm ra những yếu tố chính tác
động đến kết quả học tập và tác động đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng
của sinh viên (vì có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
4
nhưng thời gian nghiên cứu hạn chế nên trong đề tài nghiên cứu này tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu về những yếu tố mang tính chủ quan tác động đến kết quả học tập
của sinh viên). Cũng trong lần nghiên cứu chính thức này, tác giả kiểm định về mối
quan hệ giữa kết quả học tập và kết quả rèn luyện có tác động đến mong muốn về
cơng việc sau khi tốt nghiệp. Kết hợp với sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong
các doanh nghiệp tại Đồng Nai về các cử nhân Quản trị kinh doanh. Từ đó tác giả
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao kết quả học tập và kỹ năng cá
nhân cho sinh viên để có sự chuẩn bị phù hợp với sự kỳ vọng của các nhà tuyển
dụng trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Đọc tài liệu để tìm hiểu sâu hơn, kỹ
lưỡng hơn về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và làm cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
Phương pháp điều tra thực tế: Trong thời gian thực tập tác giả có cơ hội
đi khảo sát thực tế, trực tiếp đến các doanh nghiệp phát bảng câu hỏi để thu thập,
quan sát, lắng nghe các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai chia sẻ
những kinh nghiệm cũng như sự kỳ vọng của họ về cử nhân Quản trị kinh doanh.
Bên cạnh đó tác giả cũng trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi và phát bảng câu hỏi tới
các bạn sinh viên khối kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong trường Đại
học Lạc Hồng để tìm hiểu và thu thập các thơng tin về thực trạng sự chuẩn bị của
sinh viên đối với công việc sau khi tốt nghiệp. Để từ đó có những nhận xét và đánh
giá phản ánh tình hình thực tế và đề ra các giải pháp phù hợp.
Phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng: Sau khi thu
thập được các dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm thống kê Excel, SPSS 16.0, Amos
16.0 để hỗ trợ cho việc tính tốn và phân tích, kết hợp với những ý kiến đóng góp
của các nhà tuyển dụng để tác giả đề xuất các giải pháp.
7. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như các đề tài nghiên cứu khác, do thời gian nghiên cứu ngắn nên
nghiên cứu này chắc chắn cũng còn nhiều hạn chế, tác giả rất mong nhận được ý
5
kiến đóng góp của q Thầy, q Cơ đóng góp cho đề tài. Trong nghiên cứu này,
tác giả chỉ nghiên cứu những yếu tố quan trọng giúp Tân cử nhân Quản trị kinh
doanh thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai, chưa nghiên cứu được các
yếu tố tác động đến sự thành công của các khối kinh tế, kỹ thuật khác. Hơn nữa, đề
tài cũng chưa mở rộng được địa bàn khảo sát về các nhà tuyển dụng ở các tỉnh khác
như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu…, vì vậy các
nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thành công của
các khối kinh tế, kỹ thuật khác, cũng như điều tra khảo sát trên phạm vi rộng hơn để
kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng thực tế cao hơn, rộng hơn.
8. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài nghiên cứu được chia làm ba
chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
- Chương 2: Thực trạng về sự chuẩn bị của khối sinh viên ngành Quản trị
kinh doanh Trường Đại học Lạc Hồng đối với công việc sau khi tốt nghiệp và sự kỳ
vọng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai về các cử nhân
Quản trị kinh doanh.
- Chương 3: Một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Lạc Hồng thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu
Ở phần tổng quan tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương này nhằm mục đích giới thiệu về cơ sở lý luận để xây dựng mơ hình lý
thuyết cho đề tài nghiên cứu. Trong chương này được chia làm ba phần chính. Phần
một giới thiệu các yếu tố chính tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên gồm:
Mơ hình 3P trong giảng dạy và trong học tập: Kiến thức thu nhận của sinh viên;
Động cơ học tập của sinh viên; Năng lực giảng viên [2 – Trang 322]. Phần hai giới
thiệu các hoạt động chính để hình thành và phát triển các kỹ năng cá nhân gồm:
Tham gia làm việc tại các tổ chức; Tham gia các hoạt động của lớp, của khoa, của
trường; Tham gia thuyết trình, thảo luận nhóm. Phần ba giới thiệu mơ hình nghiên
cứu cơ bản của đề tài.
1.2 Các yếu tố chính tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên
1.2.1 Mơ hình 3P trong giảng dạy và trong học tập [2 – Trang 324]
Mối quan hệ giữa các yếu tố về giảng dạy, sinh viên và kiến thức thu nhận đã
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đầu tư nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua
(ví dụ, Dunkin & Biddle 1974; Biggs 1999). Có nhiều mơ hình về mối quan hệ này
và một trong những mơ hình phổ biến là mơ hình 3P của Biggs (1999). Mơ hình này
bao gồm tiên liệu đầu vào (P1: Presage), quá trình học tập (P2: Process) và sản
phẩm của quá trình học tập (P3: Product).
Tiên liệu đầu vào (P1) bao gồm các yếu tố về đặc điểm sinh viên (kiến thức
đã có, khả năng và động cơ học tập,...) và môi trường giảng dạy. Môi trường giảng
dạy thể hiện những gì sẽ dạy (mục tiêu), dạy chúng như thế nào (phương pháp
giảng dạy, cách thức đánh giá), môi trường học tập và các yếu tố về trường đại
học,... Quá trình học tập (P2) thể hiện cách tiếp cận của sinh viên (learning focused activities). Hai cách tiếp cận chính trong học tập là phương pháp học sâu
(deep approach) - tập trung vào việc đào sâu và diễn giải để hiểu ý nghĩa cơ bản của
vấn đề và ứng dụng chúng trong thực tế, và học nông (surface approach) - học để
biết và đạt yêu cầu qua các kỳ thi với đầu tư thấp nhất, không cần phải hiểu biết ý
7
nghĩa và ứng dụng của vấn đề, thường là học thuộc lòng (Biggs 1987). Cuối cùng là
sản phẩm (P3) của quá trình học hỏi như kiến thức thu nhận được của sinh viên, kết
quả thi và cảm xúc của sinh viên đối với môn học. Các yếu tố này tác động qua lại
với nhau được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mơ hình 3P về giảng dạy và học tập [2 – Trang 324]
Mơ hình trên đây đã được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm cơ sở cho các
nghiên cứu cụ thể của mình. Lấy ví dụ, Duff (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa
đặc điểm của sinh viên (P1: Tiên liệu), cách thức học tập (P2: Quá trình) và kết quả
học tập (P3: Sản phẩm) của họ. Yourng & ctg (2003) nghiên cứu mối quan hệ cách
thức học tập (P2: Q trình), phương pháp và cơng nghệ giảng dạy (P1: Tiên liệu)
và kết quả học tập (P3: Sản phẩm của sinh viên). Ginns & ctg (2007) nghiên cứu về
chất lượng giảng dạy (P1: Tiên liệu),… [1 – Trang 324]
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các đề tài trên chỉ cho thấy mối quan hệ
tương tác của các yếu tố tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khối kinh tế
mà chưa xem xét các yếu tố tác động đến việc xây dựng và phát triển các kỹ năng
cá nhân cho sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trên, trong nghiên cứu
này tác giả thừa nhận mối quan hệ giữa đặc điểm sinh viên, môi trường giảng dạy,
hoạt động học tập tác động đến kết quả học tập của sinh viên để làm cơ sở lý luận
cho nghiên cứu của mình.
8
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về những yếu tố
mang tính chủ quan tác động đến kết quả học tập của sinh viên, như việc chuẩn bị
bài và làm bài tập về nhà cũng phản ánh kết quả học tập, và việc chăm chú theo dõi
bài giảng trên lớp, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài cũng sẽ tác động
rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, tinh thần học tập ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả học tập của sinh viên, giả thuyết sau đây được đề nghị.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa tinh thần học tập và kiến thức
thu nhận của sinh viên.
1.2.2 Kiến thức thu nhận của sinh viên [2 – Trang 325]
Kiến thức thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất của các trường
đại học cũng như của sinh viên. Các trường đại học cố gắng trang bị cho sinh viên
những kiến thức và kỹ năng mà họ cần. Sinh viên vào đại học cũng kỳ vọng họ sẽ
thu nhận những kiến thức cần thiết để phục vụ quá trình làm việc và phát triển sự
nghiệp của họ.
Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kiến thức thu nhận của sinh viên
trong học tập tại các trường đại học. Kiến thức thu nhận có thể là kết quả học tập
của sinh viên thông qua điểm các môn học (vd, Hamer 2000). Kết quả học tập cũng
có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìm kiếm việc làm
(vd, Clarke & ctg 2001), hay theo định nghĩa của Young & ctg (2003) thì kiến thức
thu nhận của sinh viên là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức
và kỹ năng mà họ thu nhận được trong q trình học tập các mơn học cụ thể tại
trường. [2 – Trang 325]
Mỗi sinh viên có những phương pháp học khác nhau. Do vậy, lượng kiến
thức thu nhận của mỗi sinh viên cũng khác nhau. Mà tùy theo kết quả học tập của
mỗi sinh viên là cao hay thấp, lượng kiến thức thu nhận của mỗi sinh viên mà mỗi
người mong muốn những công việc, những môi trường và điều kiện làm việc khác
nhau. Do vậy, kết quả học tập có ảnh hưởng rất lớn đến mong muốn về công việc
sau khi tốt nghiệp, giả thuyết sau đây được đề nghị:
9
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa kết quả học tập và mong muốn
về công việc sau khi tốt nghiệp.
1.2.3 Động cơ học tập của sinh viên [2 – Trang 325]
Khái niệm động cơ để giải thích vì sao con người hành động, duy trì hành
động của họ và giúp họ hồn thành cơng việc (Pintrich 2003). Động cơ giúp quá
trình thiết lập và làm gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức (cognitive
engagement) và điều này sẽ dẫn đến thành cơng (Blumenfeld & ctg 2006). Có nhiều
mơ hình về động cơ, tuy nhiên ba yếu tố tổng quát sau đây hiện diện trong hầu hết
các mô hình về động cơ. Yếu tố thứ nhất là kỳ vọng (expectancy component) dùng
để biểu thị niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hồn thành cơng việc của con
người. Yếu tố thứ hai là giá trị (value component) dùng để thể hiện niềm tin về tầm
quan trọng, sự thích thú và lợi ích của cơng việc. Thứ ba là cảm xúc (affective
component) dùng để thể hiện cảm xúc của con người thơng qua phản ứng mang tính
cảm xúc về công việc (Pintrich 2003).
Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh
viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu
tập trung trong nhiều năm (Cole & ctg 2004; Noe 1986). Dựa theo Noe (1986),
động cơ học tập của sinh viên (gọi tắt là động cơ học tập) được định nghĩa là lòng
ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chương trình học.
Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương
pháp tự đánh giá hiệu quả (self-efficacy approach).
Trong khi khả năng học tập (ability to learn) phản ánh những năng lực của
sinh viên trong học tập, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về
định hướng, mức độ tập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập (Cole
& ctg 2004). Kiến thức và kỹ năng thu nhận được của sinh viên sẽ gia tăng khi động
cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy tri thức và ứng dụng
những chiến lược học tập có hiệu quả (Blumenfeld & ctg 2006). Vì vậy, động cơ
học tập ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức thu nhận của sinh viên.
10
1.2.4 Năng lực giảng viên [2 – Trang 328]
Năng lực giảng viên được xây dựng gồm ba thành phần chính. Thành phần
thứ nhất là kỹ năng giảng dạy của giảng viên bao gồm kiến thức của giảng viên về
môn học, khả năng truyền đạt và mức độ đầu tư của giảng viên cho môn học. Thành
phần thứ hai thể hiện cách thức tổ chức môn học. Thành phần thứ ba phản ánh mức
độ kích thích tương tác giữa giảng viên với sinh viên với nhau. Năng lực giảng viên
đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập (Biggs 1999) vì năng lực này
giúp sinh viên nắm bắt được mục tiêu và kỳ vọng của môn học. Năng lực giảng viên
cũng giúp sinh viên hiểu biết được giá trị và lợi ích của việc học tập của họ. Từ đó
sẽ làm gia tăng sự thích thú của sinh viên trong quá trình học tập, nghĩa là làm gia
tăng động cơ và kiến thức thu nhận của sinh viên.
1.3 Các hoạt động chính để hình thành và phát triển các kỹ năng cá nhân
Trong quá trình học tập sinh viên không những chỉ học những kiến thức từ
trong những bài giảng của các giảng viên trên bục giảng, mà bên cạnh đó cịn phải
sưu tầm tài liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau nhằm trang bị cho mình một lượng
kiến thức chuyên môn phong phú và sâu rộng để phục vụ cho cơng việc của mình
sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức về chun mơn thì chưa đủ để thành
cơng mà bên cạnh đó cịn phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Những
kỹ năng này cực kỳ quan trọng vì đây chính là các yếu tố tạo nên sự thành công của
mỗi cá nhân. Gồm rất nhiều các kỹ năng khác nhau, nhưng trong đó gồm ba kỹ
năng chủ yếu là: Kỹ năng thực hành, học hỏi và kỹ năng trình bày; Kỹ năng giao
tiếp; Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Mà muốn trang bị cho mình được
các kỹ năng này thì trong quá trình học tập sinh viên nên tham gia vào các buổi học
nhóm, thuyết trình và thảo luận để học hỏi và rèn luyện các kỹ năng đó. Bên cạnh
đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp, của khoa, của trường cũng là dịp
thuận lợi giúp sinh viên trang bị, phát triển cho mình những kỹ năng cá nhân. Ở cấp
độ cao hơn là việc tham gia làm việc bán thời gian hay toàn thời gian tại các tổ chức
sẽ giúp cho sinh viên học hỏi được rất nhiều điều từ phong cách làm việc đến xử lý
các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới. Tất cả những việc này sẽ giúp
11
cho sinh viên có được những kỹ năng cá nhân cần thiết phục vụ cho công việc sau
khi tốt nghiệp. Điều này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Các hoạt động chính để hình thành và phát triển kỹ năng cá nhân
[Nguồn: Tác giả]
Bên cạnh đó việc sinh viên tham gia vào các hoạt động của lớp, của khoa,
của trường còn là cơ sở để nhà trường đánh giá điểm rèn luyện quy đổi cho sinh
viên. Mỗi sinh viên có những kỹ năng riêng tùy theo năng lực, thời gian biểu, sở
thích của mỗi cá nhân, mà mỗi sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động nhiều
hay ít và việc này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm rèn luyện quy đổi của mỗi sinh viên
trong q trình học tập. Mỗi sinh viên có điểm rèn luyện khác nhau, nhận thức về
cuộc sống khác nhau nên mỗi sinh viên có những mong muốn khác nhau về công
việc sau khi tốt nghiệp, giả thuyết sau đây được đề nghị:
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa kết quả rèn luyện và mong
muốn về công việc sau khi tốt ngiệp.
1.3.1 Tham gia làm việc tại các tổ chức
Trong quá trình học tập sinh viên đi làm bán thời gian hay toàn thời gian
trong các tổ chức hiện nay rất phổ biến. Đây là dịp cho sinh viên tìm hiểu, tiếp xúc
với cơng việc và giúp sinh viên biết cách ứng xử với các đồng nghiệp, các phòng
ban khác trong tổ chức, với khách hàng, với đối thủ, là dịp rất tốt cho sinh viên phát
triển các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng đàm phán, hay hiểu được các
12
tình huống trong cơng việc mà trong những bài giảng chưa đề cập đến. Đặc biệt là
một số sinh viên tham gia làm việc tại một số tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ
rất nhiều trong giao tiếp thì đây cịn là một cơ hội để thực hành kỹ năng giao tiếp
bằng ngoại ngữ rất tốt. Do vậy, trong quá trình học tập sinh viên tham gia làm việc
tại các tổ chức có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng cá
nhân.
1.3.2 Tham gia các hoạt động của lớp, của khoa, của trường
Trong quá trình học tập sinh viên tham gia các hoạt động như văn nghệ,
bóng đá, bóng chuyền của lớp, của khoa hay của trường là những việc làm hết sức
cần thiết giúp sinh viên học các kỹ năng làm việc nhóm rất tốt cho cơng việc sau
này. Việc này, còn giúp cho sinh viên rèn luyện thân thể, sức khỏe và thể hiện được
tinh thần trách nhiệm của mình với tập thể. Tham gia các hoạt động còn là cơ hội
cho sinh viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Do vậy, việc tham gia các hoạt động có tác
động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng cá nhân.
1.3.3 Tham gia thuyết trình, thảo luận nhóm
Việc tham gia các buổi thảo luận nhóm giúp cho sinh viên có điều kiện hình
thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, là một tiền đề cho quá trình làm việc
trong các tổ chức sau này. Qua các buổi thảo luận nhóm sinh viên có điều kiện để
phát triển kỹ năng trình bày, thuyết phục người nghe khi đưa ra một ý kiến của
mình. Thảo luận và làm việc nhóm giúp cho sinh viên biết cách phối hợp, làm việc
chung với những người khác trong cùng một dự án hoặc một chuỗi cơng việc, trong
đó kết quả cơng việc không được quyết định bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm. Để trở thành một thành
viên hiệu quả trong một nhóm thì mỗi thành viên phải biết phát huy những thế
mạnh của riêng mình để đóng góp vào thành cơng chung, đồng thời phải biết chấp
nhận “hy sinh” một phần “cái tôi” để phối hợp với các thành viên khác trong nhóm
cùng làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, thơng qua việc thuyết trình các đề tài giúp cho sinh viên có
thêm tự tin nói trước cơng chúng, thuyết phục người nghe. Do đó, việc tham gia các
13
buổi thảo luận và làm việc nhóm, thuyết trình cũng tác động rất lớn đến việc hình
thành và phát triển các kỹ năng cá nhân.
1.4 Mơ hình nghiên cứu
Từ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến
điểm rèn luyện của sinh viên, tác giả xây dựng mơ hình về các nhân tố trên tác động
đến mong muốn về công việc của tân cử nhân Quản trị kinh doanh, kết hợp với kết
quả khảo sát nghiên cứu các yếu tố trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai về cử nhân Quản trị kinh doanh từ đó tác giả đưa ra một số
yếu tố quan trọng để sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lạc
Hồng trang bị phù hợp với sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng. Giúp sinh viên sau
khi tốt ngiệp có thể tiếp xúc, nắm bắt và làm chủ cơng việc của mình tại các doanh
nghiệp dễ dàng hơn. Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu cơ bản của đề tài như
sau:
Sơ đồ 1.3: Mơ hình nghiên cứu cơ bản [Nguồn: Tác giả]
Sau đó tác giả kết hợp mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên với các yếu tố trong công việc mà các nhà tuyển dụng kỳ vọng về các cử nhân
Quản trị kinh doanh để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao kiến thức
thu nhận và các kỹ năng cá nhân của sinh viên.
14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu các vấn đề sau:
Thứ nhất, tác giả giới thiệu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh
viên và nêu ra giả thuyết là kết quả học tập tác động đến mong muốn về công việc
sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Thứ 2, tác giả đã giới thiệu các hoạt động chính để hình thành và phát triển
các kỹ năng cá nhân, cũng như tác động đến kết quả rèn luyện của sinh viên. Sau đó
nêu lên giả thuyết là kết quả rèn luyện tác động đến mong muốn về công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên.
Thứ 3, tác giả giới thiệu mơ hình nghiên cứu của đề tài.
15
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA KHỐI SINH VIÊN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC
HỒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP VÀ SỰ
KỲ VỌNG CỦA CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI VỀ CÁC CỬ NHÂN QUẢN
TRỊ KINH DOANH
2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển Trường Đại học Lạc Hồng
Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ (Tỉnh lộ 24), P. Bửu Long, Tp. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (061) 3952033 - fax: (061) 3952534.
Website: ;
Logo:
Hình 2.1: Logo Trường Đại Học Lạc Hồng [Nguồn: 5]
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành Trường Đại học Lạc Hồng [Nguồn: 5]
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm
phía nam (bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng
Tàu), có nhiều khu cơng nghiệp được hình thành từ trước năm 1975. Đến những
năm 1990 thực hiện chủ trương của Đảng – Nhà nước về cơng nghiệp hóa và hiện
16
đại hóa đất nước thơng qua việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
Đồng Nai đã ngày càng hình thành và phát triển thêm nhiều khu cơng nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa của Đồng Nai nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía nam nói chung;
nguyện vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Đồng Nai mong muốn có một
trường đại học tại Đồng Nai.
Từ những năm 1993 – 1994 lãnh đạo tỉnh đã nhìn thấy nhu cầu bức thiết
phải xây dựng một trường đại học tại Biên Hòa - Đồng Nai nhằm tạo nguồn nhân
lực kịp thời đáp ứng đà phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh nhà. Hội nghị Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V cũng như các Đại hội sau đó đều có Nghị
quyết về thành lập trường đại học tại TP Biên Hịa. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc
sớm ra đời một trường đại học tại Đồng Nai.
Có nhiều ý kiến về tên trường, nhưng cuối cùng nhất trí một trường Đại học
đào tạo nhân lực cao cho đất nước, cho dân tộc thì những con người được đào tạo
đó phải nhớ đến nguồn cội, tự hào mình là con cháu Lạc Hồng, phải làm sao xứng
đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước,
Bác cháu ta phải ra sức giữ nước”. Chính vì thế trường có tên là Đại học Lạc Hồng.
Hình 2.2: Giới thiệu về Trường Đại học Lạc Hồng
Ngày 29/09/1995, UBND tỉnh ra quyết định công nhận Hội đồng sáng lập
Trường. Ngày 29/09/1995, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hồng có tờ trình gửi
Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo xin thành lập trường Đại học Dân
17
lập Lạc Hồng. Ngày 24/9/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định số
790/TTg chính thức cho ra đời trường Đại học Dân lập Lạc Hồng đặt tại Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai. Ngày 17/10/1997, Bộ trưởng GS.TS Nguyễn Minh Hiển ký quyết
định số 3261/GD-ĐT công nhận Hội đồng Quản trị trường do ông Nguyễn Trùng
Phương làm Chủ tịch. Ngày 31/10/1997, Bộ trưởng cũng đã ký quyết định số
3463/GD-ĐT bổ nhiệm PGS.TS Đoàn Văn Điện làm Hiệu trưởng Nhà trường.
Trường Đại học Lạc Hồng là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa cấp học; gắn
đào tạo với Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kỹ
thuật công nghệ, kinh tế và xã hội nhân văn. Nhà trường đảm bảo cung cấp và
chăm lo những điều kiện học tập có chất lượng cho mọi người có nhu cầu đào tạo
và đào tạo lại; mặt khác đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chun mơn
và hiểu biết chính trị cho thị trường lao động của tỉnh Đồng Nai nói riêng, cả nước
nói chung.
Nhà trường có xu hướng đưa trường học gần với các khu chế xuất, khu công
nghiệp, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên học thêm chuyên môn nghiệp vụ và
phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của các giảng viên, cán bộ công nhân viên,
sinh viên trong nhà trường.
2.1.2 Quá trình phát triển của Trường Đại học Lạc Hồng [Nguồn: 5]
Ngày 13/11/1997, trong quyết định số 3678/GD-ĐT, Bộ trưởng cho phép
Trường tổ chức chiêu sinh khóa đầu tiên gồm các ngành: Công nghệ Thông tin,
Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Cơng trình, Kinh tế (với 3 chun ngành: Quản trị
Kinh doanh, Tài chính Kế tốn, Thương mại Du lịch). Lần lượt các năm sau nhiều
ngành mới thêm vào. Cho đến nay, Trường đã có 24 ngành học khác nhau.
Sau 13 năm, từ 5 ngành đào tạo Đại học chính qui ban đầu tới nay trường
đã có các bậc đào tạo: Công nhân kỹ thuật 3/7, Trung học chuyên nghiệp, Cao
đẳng, Đại học, Sau đại học. (Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 22 ngành
đào tạo khác nhau).
Từ năm học 2009 – 2010, Đại học Lạc Hồng tiến hành đào tạo Cao học hai
ngành Công nghệ Thông tin và Quản trị Kinh doanh với chủ trương giảng viên sẽ
18
giao cho học viên những đề tài nghiên cứu khoa học mới lạ, yêu cầu người tham
gia đề tài phải làm thuyết trình, trao đổi với giáo viên hướng dẫn để tìm ra giải
pháp thực hiện đề tài. Với cách làm này, học viên sẽ tự chủ trong nghiên cứu và tự
chủ trong định hướng cơng việc.
Hình 2.3: Hình ảnh trong buổi khai giảng lớp Cao học - Khóa I
Khơng chỉ đào tạo Cao học hai ngành Quản trị Kinh doanh và Cơng nghệ
Thơng tin, Đại học Lạc Hồng cịn liên kết đào tạo Cao học với nước ngoài các
ngành Kế tốn, Kỹ thuật Cơng trình… để nâng cao chất lượng cán bộ, chuẩn bị sẵn
nguồn lực để xin Bộ cho phép đào tạo Cao học những ngành này trong thời gian
tới. Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới
nhiều hình thức như: Gửi sinh viên, giảng viên đi học ở nước ngồi theo các
chương trình hợp tác đào tạo; gửi sinh viên các ngành Đông Phương Học đi lao
động thực tế tại nước ngoài 6 tháng…
Tổng số sinh viên – học sinh từ con số 1.100 sinh viên khoá 1 (tháng 02
năm 1998) tới nay đã có trên 16.000. Có 6 khoá tốt nghiệp với tổng số trên 4.600
Cử nhân, Kỹ sư chính qui, 100 Kỹ sư, Cử nhân cao đẳng chính qui, 6 khố đào tạo
Trung học chun nghiệp với 7.000 học sinh. Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn
Nghề nghiệp, trên 98% sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm và đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng.
19
Chương trình đào tạo của nhà trường phân định rõ tỷ lệ giữa lý thuyết và
thực hành là 6:4, có mơn 5:5. Xây dựng hồn thiện đề cương chi tiết bài giảng theo
phong cách đổi mới phương pháp dạy học và tiến tới xây dựng giáo trình độc lập
của trường theo công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ nhúng vào các mơn học
có thể. Xây dựng nội dung bài giảng theo phương châm: Lý thuyết + Bài tập thực
hành + Bài tập nhóm nhằm nâng cao kỹ năng cho sinh viên.
Trường có qui trình xây dựng và thơng qua chương trình đào tạo mới, qui
trình rà sốt hiệu chỉnh các chương trình, kế họach đào tạo rõ ràng. Hàng năm
chương trình, kế hoạch đào tạo các ngành được các khoa rà soát, cập nhật và điều
chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của khoa
học – công nghệ. Tổ chức triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng các môn học và
các chương trình đào tạo.
Hình 2.4: Hình ảnh về Hội Thảo Quốc Gia
Trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết với các cơng ty, xí nghiệp, xác định
nhu cầu nhân lực trong 5 năm, 10 năm… để có hướng đào tạo nhân lực cho sát với
nhu cầu thực tế. Thời gian qua trường đã ký kết với hơn 500 công ty, xí nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…để tiếp nhận sinh
viên đi lao động thực tế cuối khóa. Với hoạt động này, Trường đã biến cơng ty, xí
nghiệp thành nơi thực hành, thực tập cho sinh viên, giúp sinh viên trực tiếp tiếp xúc
với các cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi, làm quen với những quy định làm việc
20
của công ty.…Nhiều doanh nghiệp liên hệ với nhà trường cấp học bổng toàn phần
hoặc bán phần cho sinh viên ra nước ngoài học tập rồi về làm trụ cột cho công ty.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường đã quy định chuẩn đầu ra trình độ Tin học,
Ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp khá chặt chẽ. Sinh viên khối Kỹ thuật khi tốt
nghiệp phải có chứng chỉ B Anh văn hoặc Toeic 450 điểm trở lên và chứng chỉ B
tin học; Sinh viên ngành Ngữ văn Anh phải có chứng chỉ Toeic từ 750 điểm trở lên
(hoặc Toefl từ 500 điểm trở lên). Sinh viên ngành Nhật Bản học phải có chứng chỉ
Nikyu trình độ cấp 2, ngành Trung Quốc học là chứng chỉ HSK trình độ Trung cấp
6… Riêng sinh viên ngành Công nghệ Thông tin phải có một trong các chứng chỉ
mạng của Cisco hoặc Microsoft… Với quy định chuẩn đầu ra như thế, sinh viên có
đủ khả năng làm việc trong các cơng ty, xí nghiệp ở trong và ngồi nước, thỏa mãn
được u cầu của thực tế.
2.1.3 Cơ sở vật chất của Trường Đại học Lạc Hồng [Nguồn: 5]
Từ chỗ trường chỉ có Khu A 2000 m2 để làm phòng học, 600 m2 làm trụ sở.
Hiện nay đã có 5 cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:
Cơ sở 1:
Hình 2.5: Cơ sở 1, Trường Đại học Lạc Hồng
- Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ (Tỉnh lộ 24), P. Bửu Long, Tp. Biên
Hịa, Tỉnh Đồng Nai. Gồm 3 tịa nhà chính, văn phịng làm việc, các trung tâm với
diện tích 9.536 m2.
21
- Cơ sở 2:
Hình 2.6: Cơ sở 2, Trường Đại học Lạc Hồng
Địa chỉ: Số 15/3B Liên tỉnh lộ 24, P. Bửu Long, TP. Biên Hoà, T. Đồng
Nai, gồm 30 phịng học và làm việc với diện tích 4.500 m2.
Cơ sở 3:
Hình 2.7: Cơ sở 3, Trường Đại học Lạc Hồng
Địa chỉ: Khu phố 4, Liên tỉnh lộ 24, P. Bửu Long, TP. Biên Hồ, T. Đồng
Nai trên diện tích đất 28.000m2 gồm các hạng mục cơng trình sau :
- Một tồ nhà 5 tầng với diện tích sử dụng 3.500m2 gồm 30 phòng làm ký
túc xá cho khoảng 1.000 sinh viên. Một hội trường có sức chứa 1.000 chỗ ngồi.
- Xây dựng thêm 3.000m2 dùng làm nhà xưởng, phòng thí nghiệm.
- Xây dựng mới một tồ nhà với diện tích sử dụng 3.500m2 gồm 30 phịng
học dành cho đào tạo trung cấp và dạy nghề.
22
Cơ sở 4:
Hình 2.8: Cơ sở 4, Trường Đại học Lạc Hồng
Địa chỉ: Xã Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.
- Với tổng diện tích đất 2ha, trong đó có 1 dãy phịng học 1.000m2 và 1 nhà
xưởng đa năng với diện tích 4.000m2. Xây dựng thêm 1 tồ nhà làm phòng học
dành cho đào tạo hệ Trung cấp và dạy nghề với diện tích 3.500m2.
- Cơ sở 5
Hình 2.9: Cơ sở 5, Trường Đại học Lạc Hồng
Địa chỉ: P. Bửu Long, TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai. Gồm có 30 phịng học, 4
giảng đường lớn (sức chứa 250 sinh viên/1giảng đường). Các phịng học rộng rãi,
thống mát và hiện đại. Với tổng sức chứa là 4300 sinh viên, cơ sở 5 đã góp phần
mở rộng khơng gian học cho sinh viên của trường, giúp đảm bảo đúng tỉ lệ sinh
viên trên giảng đường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
23
2.1.4 Sơ lược về Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế [Nguồn: 5]
Địa chỉ: Tầng 3, phòng D306 - D307, dãy D cơ sở II Trường ĐH Lạc Hồng
Điện thoại: 061.952252. Fax: 84.061.952534.
Email:
2.1.4.1 Quá trình hình thành Khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế là một trong các khoa được thành lập
sớm nhất của trường Đại Học Lạc Hồng.
Tiền thân là Khoa Kinh Tế, do PGS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Hiệu
Trưởng trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng kiêm Trưởng Khoa.
Ngay trong năm 1997 được phép đào tạo ba ngành chính là ngành là Quản
Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế Tốn và Kinh Tế Thương Mại, đã có 361 sinh viên
được trúng tuyển đăng ký vào Khoa, trong đó có 30% các em chọn ngành Thương
Mại, 30% chọn ngành Kế Tốn, số cịn lại học về Quản Trị Kinh Doanh. Do đặc
điểm đào tạo ngay tại vùng khu công nghiệp, nhiều sinh viên vừa học vừa làm nên
có đến 55% sinh viên đăng ký học các lớp đêm.
Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số sinh viên vào Khoa tăng liên tục,
niên khóa 2001 đã có đến 540 đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 sinh viên vào. Đây
là giai đoạn trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng được mọi người trong nước biết
đến, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.
Năm 2003 bắt đầu nhiệm kỳ mới của Ban Giám Hiệu, LS.TS. Nguyễn Đăng
Liêm được đề cử giữ chức vụ Trưởng Khoa, vốn là người có nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động điều hành doanh nghiệp, lại có nhiều thời gian đi giảng dạy đại học
trước đây và có mối quan hệ rộng với xã hội bên ngoài, Khoa Kinh Tế tiếp tục đi
lên với những khởi sắc mới.
- Chuyên ngành đào tạo Thương Mại được đổi thành chuyên ngành Ngoại
Thương với nội dung đào tạo trọng tâm về hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất
nhập khẩu, phù hợp với điều kiện thực tế tại các khu cơng nghiệp Đồng Nai.
- Ngành Kế tốn tài chính được tách làm hai chuyên ngành: Tài Chính Ngân
Hàng và Kế Tốn Kiểm Tốn, thực hiện chun mơn trọng tâm trong đào tạo.
24
Bên cạnh việc giảng dạy đại học chính quy, Khoa đã đề xuất tham mưu cùng
Ban Giám Hiệu mở thêm hệ Trung Cấp và Văn Bằng 2. Khoa cũng tích cực liên hệ
và đề xuất để Ban Giám Hiệu cho phép mở thêm các chương trình liên kết tại Bà
Rịa, tại các khu vực ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, vừa tăng được uy tín cho
trường, vừa mở rộng công tác giảng dạy, tạo thu nhập thêm cho giảng viên, nhân
viên khoa.
Sĩ số sinh viên thi vào Trường và Khoa tiếp tục tăng lên, năm 2004 sinh viên
đầu vào đã lên 1024 sinh viên và cộng tất cả các khóa cịn học tại trường, Khoa
phải phụ trách đào tạo trực tiếp đại học cho gần 4000 sinh viên.
Năm 2005 đáp ứng với sự tăng quá nhanh, Khoa Kinh Tế được Ban Giám
Hiệu tách làm hai Khoa: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế và Khoa Kế Toán Tài
Chính. Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế phụ trách hai ngành chính là Quản Trị
Kinh Doanh và Kinh Tế Ngoại Thương. Khoa Kế Tốn Tài Chính phụ trách ngành
Tài Chính Ngân Hàng và Kế Tốn Kiểm Tốn.
Năm 2008, Thầy TS. Nguyễn Văn Nam được đề cử làm Trưởng Khoa Quản
Trị - Kinh Tế Quốc Tế. Do đã từng giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Khoa trong suốt
nhiệm kỳ trước nên Thầy Nam có nhiều lợi thế am hiểu công việc, tiếp nhận và
phát triển Khoa.
Đầu năm học 2008, số sinh viên trong Khoa đã lên đến 2742 sinh viên, tỷ lệ
sinh viên lớp ngày đã tăng dần đến 80% trên tổng số sinh viên. Đây cũng là hướng
tích cực vì sinh viên các tỉnh đã hội tụ về trường nhiều hơn, điểm đầu vào cao hơn
còn sinh viên lớp đêm chủ yếu là Cán Bộ - Nhân Viên các Công Ty vừa học vừa
làm.
- Kết hợp chặt chẽ chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo với các
môn học chuyên ngành mới mẻ do thực tiễn nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc
tế đòi hỏi một cách phong phú, sáng tạo và có tính ứng dụng cao khi tốt nghiệp.
2.1.4.2 Chuyên ngành đào tạo
Quản trị kinh doanh (Mã chuyên ngành 401- Khối thi: A, D1)
Đào tạo các chuyên ngành:
25
+ Quản trị doanh nghiệp.
+ Quản trị Thương mại điện tử.
+ Quản trị du lịch.
+ Luật kinh tế.
- Tập trung đào tạo một cách khoa học và chuyên sâu về các kiến thức, kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ về Quản trị kinh doanh, Quản trị các xưởng sản xuất,
Quản trị nhân sự tài chính, Nghiên cứu nắm bắt thị trường, Đàm phán ký kết hợp
đồng, Pháp luật trong kinh doanh và Phương pháp phịng ngừa, Đối phó với các rủi
ro trong quản lý và sản xuất kinh doanh …
Mục tiêu:
- Đào tạo được các nhà quản trị kinh doanh giỏi cả lý thuyết lẫn thực tiễn,
biết tập hợp đội ngũ nhân sự và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh hiệu quả, có
bản lĩnh trong đàm phán với các đối tác, có phương pháp khoa học để mở rộng thị
trường và chủ động phòng ngừa rủi ro để doanh nghiệp ổn định phát triển lâu dài.
- Đội ngũ giảng dạy quy tụ đơng đảo các thầy cơ giáo có học vị cao: Gs,
PGs, Ts có kinh nghiệm lâu năm, thường xuyên nghiên cứu cập nhập hóa cả kiến
thức mới và thực tiễn nền kinh tế đang phát triển. Có các buổi hội thảo ngoại khóa
để sinh viên học hỏi thực tiễn qua các giám đốc doanh nghiệp, các chuyên gia kinh
tế, các nhà quản trị nước ngoài.
- Tăng cường thực tập ở các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp của nước
ngoài, để gắn lý thuyết với thực tiễn hoạt động kinh tế.
Ngành ngoại thương (Mã chuyên ngành 404 – Khối thi: A, D1)
- Tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn và thực tiễn về Marketing, kinh tế
quốc tế, nghệ thuật đàm phán với nước ngoài, hợp đồng ngoại thương, nghiệp vụ
xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu, chiến lược và chiến thuật xâm nhập thị
trường quốc tế, luật pháp về cạnh tranh quốc tế…
Mục tiêu:
- Đến năm 2009 sau nhiều lần hoàn thiện hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
cho phép trường Đại học Lạc Hồng mở chương trình đào tạo Thạc sĩ hai ngành