Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Vấn đề công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.43 KB, 32 trang )

Trang
1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 4
1. Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. 5
1.1. Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài 5
1.1.1. Theo các công ước và Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) giữa các nước 5
1.1.2. Theo Điều 343, Luật tố tụng dân sự Việt Nam 6
1.2. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài 7
1.2.1. Theo hệ thống luật chung 7
1.2.2. Theo hệ thống cấp phép 8
1.2.3. Thủ tục công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam 8
1.2.3.1. Thẩm quyền nhận và xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 8
1.2.3.2. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài 8
1.3. Các trường hợp bản án của Tòa án nước ngoài không được công nhận: 10
1.3.1. Ở Việt Nam: 10
1.3.2. Ở các nước khác: 11
2. Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài 12
2.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam .12
2.2. Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
và sự gia nhập của Việt Nam 13
2.3. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài 15
2.3.1. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài 15
2.3.2. Thủ tục hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài 16
2.4. Những trường hợp không được công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài 16
2.5. Vấn đề xem xét lại và hủy quyết định Trọng tài 17


2.5.1. Xem xét lại quyết định Trọng tài 17
2.5.1.1. Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu 17
2.5.1.2. Thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được 18
2.5.2. Hủy quyết định Trọng tài 19
CHƯƠNG 2 20
1. Thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và những kiến nghị. 22
Trang
2

1.1. Các điều ước quốc tế của Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài 22
1.2. Nguyên tắc “có đi có lại” trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài. 22
1.3. Nguyên tắc “đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam”. 23
1.4. Việc ký kết các điều ước quốc tế mới về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài 24
1.5. Vấn đề về thu phí và lệ phí. 24
2. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
tại Việt Nam. 24
2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài
tại Việt Nam 26
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 27
2.2.1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về công nhận và
cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. 28
2.2.1.1. Sửa đổi khái niệm “quyết định của trọng tài nước ngoài” 28
2.2.1.2. Hướng dẫn về nội dung nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 29

2.2.1.3. Hướng dẫn quy định về việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với yêu
cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. 29
2.2.2. Sửa đổi các điều ước quốc tế hiện hành, đồng thời tiếp tục nội luật hóa các điều ước
quốc tế hiện hành về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam. 29
2.2.3. Nâng cao trình độ nhân lực 31
2.2.3.1. Xóa bỏ rào cản “nước ngoài” 31
2.2.3.2. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa Tòa án và Trọng tài 31
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang
3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển
một cách biệt lập mà không quan hệ, giao lưu, hợp tác với quốc gia khác. Do đó,
quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia. Nhưng song
song với việc mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, các nước đã và đang xuất hiện
ngày một nhiều các vụ việc tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động
với các công dân, pháp nhân của nước khác.Việc công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài là một
trong những nội dung quan trọng của hoạt động tương trợ tư pháp, một thủ tục đặc
biệt của hoạt động tố tụng dân sự quốc tế. Thực tiễn cho thấy, số lượng các bản án,
quyết định của trọng tài và Tòa án nước ngoài cần được công nhận và thi hành tại
Việt Nam ngày càng tăng, điều đó dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia để
thỏa thuận công nhận và thi hành tại lãnh thổ của nhau các bàn án, quyết định của
Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài là một đòi hỏi tất yếu,
khách quan. Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Vấn đề công nhận bản án, quyết

định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài.”
Mặc dù nhóm đã cố gắng nghiên cứu thật kĩ đề tài này nhưng vẫn không
tránh được những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, nhóm rất mong nhận
được sự góp ý phê bình của cô để có thể hoàn thiện thêm đề tài này. Nhóm xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn của ThS Vương Tuyết Linh đã giúp nhóm hoàn thành
đề tài này!

Trang
4




CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VIỆC CÔNG
NHẬN VÀ CHO THI HÀNH
BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA
TÒA ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA
TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
Trang
5

1. Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài.
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản
trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án,
quyết định khác của Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là
bản án, quyết định dân sự.
1


1.1. Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài.
1.1.1. Theo các công ước và Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) giữa các
nước
2

 Theo Công ước Lay Haye (20/04/1966):
Việc công nhận và thi hành bản án được tiến hành nếu:
 Bản án đó do Tòa án có thẩm quyền tuyên;
 Bản án đã có hiệu lực và cần được thi hành;
 Việc thi hành không trái với trật tự công cộng;
 Trước đó tại nước phải thi hành án hoặc tại một nước thứ 3 đã không
tuyên án về vụ tranh chấp cụ thể này;
 Bị đơn đã được tạo cơ hội cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, mặc
dù bản án được tuyên vắng mặt bị đơn.
 Theo các HĐTTTP và pháp lý ký kết giữa các nước Đông Âu với nhau,
giữa các nước Đông Âu với Liên Bang Nga, giữa Việt Nam với nước
ngoài
Các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ký kết này được công nhận và
thi hành trên lãnh thổ của nước ký kết kia với điều kiện:
 Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nơi bản án,
quyết định được tuyên;
 Mọi quyền tố tụng dân sự của bị đơn được đảm bảo đầy đủ;
 Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án của nước nơi bản án, quyết
định được tuyên;
 Về cùng vụ tranh chấp đó, Tòa án của nước ký kết được yêu cầu chưa
tiến hành tố tụng trước khi bắt đầu việc giải quyết vụ tranh chấp ở Tòa
án nước ký kết yêu cầu;
 Trước đó ở nước ký kết được yêu cầu công nhận bản án, quyết định,

chưa có một bản án, quyết định nào về cùng vụ tranh chấp đó;

1
Khoản 1, Điều 342, BLTTDS 2004
2
Sách Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường tòa án (Nguyễn Vũ Hoàng)

Trang
6

 Bản án, quyết đinh không có điều khoản nào phương hại đến chủ
quyền, an ninh và trật tự công cộng của nước ký kết được yêu cầu
công nhận.
Ngoài ra các HĐTTTP còn quy định việc thi hành các bản án, quyết định dân
sự phải tuân theo pháp luật của nơi các bản án, quyết định dân sự được thi hành.
 Theo công ước Brucxen:
Theo điều 26 của công ước Brucxen đưa ra nguyên tắc chung cho việc thừa
nhận phán quyết của nước ngoài, theo đó: “Một phán quyết nước ngoài của một
nước kí kết sẽ được thừa nhận trong các nước ký kết khác mà không buộc phải có
bất kì một thủ tục tố tụng đặc biệt nào. Công ước này áp dụng đối với tất cả các vấn
đề dân sự và thương mại trừ các vấn đề doanh thu, thuế quan và các vấn đề hành
chính như an toàn xã hội…”.
1.1.2. Theo Điều 343, Luật tố tụng dân sự Việt Nam:
Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài:
1. Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án của nước mà Việt Nam và nước đó đã
ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
b) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam

quy định công nhận và cho thi hành.

3. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước
đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
4. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công
nhận và cho thi hành.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành
tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được
công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập.
6. Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn
yêu cầu không công nhận.
Trang
7

 Tóm lại, ở các nước để bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được công
nhận phải có các điều kiện sau
3
:
 Trước khi bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có hiệu lực, Tòa án nước
được yêu cầu thi hành án không tuyên một bản án nào về cùng vụ việc đó.
Ví dụ: Trước khi bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có hiệu lực,
Tòa án Việt Nam không tuyên một bản án nào về cùng vụ tranh chấp trong
thương mại quốc tế giữa nước đó với Việt Nam.
 Xác minh xem Tòa án nước ngoài có tuân thủ pháp luật tố tụng của nước đó
không.

Ví dụ: Việc xét xử của Tòa án nước ngoài có đảm bảo sự ngang bằng về
quyền lợi của các bên hay không, có đảm bảo hai bên được tự do tranh
tụng tại phiên tòa không, các đương sự có được thông báo về việc mở
phiên tòa không, có được tống đạt hợp pháp hay không.
 Bản án đó phải là bản án có hiệu lực pháp luật tại nước tuyên bản án, quyết định
hay căn cứ vào pháp luật nước ngoài để xác định thẩm quyền của Tòa án đã
tuyên bản án đó.
Ví dụ: Khi nhận được yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài. Tòa án Việt Nam sẽ xác định xem nếu mình ở địa vị Tòa án
Pháp thì mình có thẩm quyền xét xử không. Nếu Tòa án Việt Nam thấy
mình không có thẩm quyền thì không công nhận bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài đó.
1.2. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài:
1.2.1. Theo hệ thống luật chung:
Hệ thống này chủ yếu là theo pháp luật Hoa Kì (Common law). Theo pháp
luật của hệ thống này, bán án của Tòa án nước ngoài là cơ sở pháp lý để tiến hành
mở một phiên tòa mới theo thủ tục rút gọn tại Tòa án các nước này để từ đó tìm ra
cơ sở suy đoán bản án mà Tòa án nước ngoài tuyên có lợi cho ai.
Như vậy, theo quy định của pháp luật các nước này thì bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài tuyên có khả năng bị xem xét lại kể cả những tình tiết đã
được các bên chứng minh và đã được Tòa án nước ngoài khẳng định là rất lớn, nhất
là trong trường hợp có sự kháng cáo của các bên đương sự. Hình thức này chủ yếu
được áp dụng ở Mỹ. Trong khi theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế thì bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tuyên nhân danh nhà nước họ, bản án
đó mang tính chủ quyền quốc gia, như vậy về nguyên tắc nó không bị xét xử lại bởi
Tòa án nước ngoài mà tòa án nước ngoài chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật
nước mình để tiến hành công nhận và cho thi hành hoặc ngược lại.

3


Sách Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Nguyễn Hữu Sâm)

Trang
8

Theo pháp luật Anh, luật nước Anh năm 1933 về thi hành án nước ngoài quy
định rằng, các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận ở
Anh phải đươc đăng kí tại Tòa án tối cao của Anh ở Luân Đôn và phải tuân theo
nguyên tắc có đi có lại. Sự tồn tại của quan hệ có đi có lại này phải được xác định
trên cơ sở một lệnh của Hội đồng (Oder in Council).
1.2.2. Theo hệ thống cấp phép:
Hệ thống này tồn tại chủ yếu ở các nước như Pháp, Đức, các nước châu Mỹ la
tinh, Nhật Bản, Việt Nam,… Ở những nước này bản án của Tòa án nước ngoài
muốn được công nhận và thi hành phải theo chế độ cấp phép của nhà nước. Giấy
phép là cơ sở pháp lý để công nhận và cho thi hành bán án của Tòa án nước ngoài
trên lãnh thổ nước mình.
Ở Pháp, chỉ có tòa đại hình mới có thẩm quyền cho phép phán quyết của tòa
án nước ngoài được công nhận và thi hành ở Pháp.
1.2.3. Thủ tục công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại
Việt Nam:
1.2.3.1. Thẩm quyền nhận và xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài:
 Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ yêu cầu
công nhận và thi hành. Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp
pháp của hồ sơ, giấy tờ, tài liệu kèm theo đồng thời hướng dẫn thu nộp lệ phí công
nhận và chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết và xử lý theo quy định.
 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc xét đơn công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được xác định theo cấp và
theo lãnh thổ. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

nơi người phải thi hành cư trú, làm việc nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi
có trụ sở nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên
quan đến việc thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền thụ lý đơn theo thủ tục sơ thẩm.
 Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét lại quyết định công nhận hoặc
không công nhận bị kháng cáo, kháng nghị.
1.2.3.2. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của Tòa án nước ngoài:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 355 BLTTDS, khi xét đơn yêu cầu công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Toà án Việt
Nam không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng
của việc tuyên bản án, quyết định đó có đảm bảo không so với quy định của pháp
luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan
để ra quyết định (chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà không xem xét các
quy định của luật nội dung).
 Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài được thực hiện như sau:
Trang
9

Bước 1: Xét đơn yêu cầu:
Việc xét đơn yêu cầu được thực hiện tại Bộ tư Pháp. Trong đơn yêu cầu phải
ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành,
người đại diện hợp pháp của người đó, họ tên, địa chỉ, nơi cư trú, nơi làm việc của
người phải thi hành. Nếu người được thi hành là cơ quan tổ chức thì phải ghi rõ đầy
đủ tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan đó.Việc nhận đơn chỉ được tiến hành trong
trường hợp người phải thi hành đang cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam, hay người
đó có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn.
4

Bước 2: Chuyển hồ sơ cho tòa án:

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và các giấy tờ hợp lệ
kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền.
5

Bước 3: Thụ lý hồ sơ:
Trong 3 ngày làm việc từ ngày nhận đc hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển đến tòa án
có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho VKS cùng cấp biết. Trong giai đoạn
chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, nếu Toà án thấy có vấn đề gì
chưa rõ trong bản án, quyết định của Toà án, thì Toà án có quyền yêu cầu Toà án đã
ra bản án, quyết định đó giải thích. Bộ tư pháp sẽ trả lời lại cho Tòa sau 7 ngày kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải thích.
6

Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu:
Sau 4 tháng kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định mở phiên toà xét đơn
yêu cầu nếu không có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ. Trong giai đoạn này ngoài việc
xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Toà án còn phải tiến hành một số công việc khác
như: xác minh về nơi cư trú của người phải thi hành, tài sản liên quan đến việc thi
hành.
7

Bước 5: Phiên họp Xét đơn yêu cầu:
Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng gồm ba
thẩm phán tiến hành, trong đó có một thẩm phán do Chánh án chỉ định làm chủ toạ.
Trong phiên họp phải có sự tham gia của Kiểm sát viên VKS cùng cấp, người có
nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Trường hợp
kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến
hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu
Toà án xét đơn vắng mặt không có lý do chính đáng. Sau khi xem xét đơn và các
giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét

đơn yêu cầu thảo luận và quyết định (theo đa số) công nhận và cho thi hành hoặc
quyết định không công nhận bản án, quyết định của nước ngoài. Sau phiên toà sơ
thẩm, quyền kháng cáo của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật

4
Điều 350 BLTTDS năm 2004
5
Điều 352 BLTTDS năm 2004
6
Điều 353 BLTTDS năm 2004
7
Điều 354 BLTTDS năm 2004
Trang
10

Việt Nam. Các đơn kháng cáo, kháng nghị sẽ được Toà án nhân dân tối cao xem xét
lại theo thủ tục phúc thẩm.
8

Bước 6: Gửi quyết định của Tòa án:
Ngay sau khi ra quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án gửi cho các các đương sự và VKS cùng
cấp quyết định đó, nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định đc gửi thông qua bộ tư
pháp.
9

Bước 7: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển
giao bản án cho cơ quan thi hành bản án cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm để

thi hành. Việc thi hành phải tuân theo pháp luật Việt Nam về thi hành bản án, quyết
định dân sự.
 Thủ tục không công nhận:
Thủ tục không công nhận bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được quy định tại chương 28 với 4 điều về
cơ bản là giống trình tự, thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận, thi hành bản án quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài như đã trình bày ở trên.
1.3. Các trường hợp bản án của Tòa án nước ngoài không được công nhận:
1.3.1. Ở Việt Nam:
Theo điều 356 BLTTDS Việt Nam: Những bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
 Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp
luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
 Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt
tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
 Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam
 Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam
công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án
Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
 Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án,
quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
 Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

8
Điều 355 BLTTDS năm 2004
9
Điều 357 BLTTDS năm 2004
Trang

11

 Ví dụ: Vụ ông Nguyễn Đức An, Việt kiều Mỹ kiện vợ cũ của mình – siêu
mẫu Ngọc Thúy
Ngày 18/11/2011, ông Nguyễn Đức An, Việt kiều Mỹ, chồng cũ của siêu mẫu
Ngọc Thúy đệ đơn khởi kiện siêu mẫu. Theo đơn khởi kiện, ông An và Ngọc Thúy
kết hôn vào tháng 9/2006 nhưng đến khoảng tháng 3/2008 hai người ly hôn tại Tòa
án bang California, Mỹ. Trong thời gian hai người còn là vợ chồng, do ông An
mang quốc tịch Mỹ nên phải nhờ vợ đứng tên sở hữu các tài sản ông mua tại Việt
Nam. Khối tài sản này bao gồm rất nhiều cổ phiếu, xe hơi sang trọng, hàng chục căn
hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở TP HCM và Phan Thiết, trị giá khoảng 288 tỉ
đồng. Tuy nhiên trong đơn kiện ông An khẳng định "đã dùng số tiền có được trước
thời điểm kết hôn để mua những tài sản ở Việt Nam" và đòi Ngọc Thúy phải trả lại
toàn bộ khi đã ly hôn. Nguyên đơn cũng nêu rõ, sau khi ly hôn tại Mỹ vào tháng
3/2008, Tòa thượng thẩm bang California quyết định số tài sản đang thuộc quyền sở
hữu của Ngọc Thúy phải được thu hồi trả cho mình vì được mua bằng tiền riêng.
Vấn đề đặt ra là phải chăng bản án của Tòa án Hoa Kì đã vi phạm vào một
trong những trường hợp không được công nhận bản án, quyết định của tòa án nước
ngoài tại việt nam?
Theo Điều 411, BLTTDS, vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với bất
động sản trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam. Như vậy, phán quyết liên quan đến các tài sản là nhà đất tại Việt Nam giữa
người mẫu Ngọc Thuý và ông Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ) của toà án Hoa Kỳ
sẽ không thể được công nhận và thi hành vì những tài sản trên thuộc thẩm quyền xét
xử riêng biệt của toà án Việt Nam.
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân, thế nên,
nếu toà án Hoa Kỳ tuyên những tài sản ấy là sở hữu của ông Nguyễn Đức An thì
bản án đó đã trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tức là sẽ
không được công nhận, thi hành.
Đó có thể là lý do khiến ông An phải khởi kiện lại tại Tòa án Việt Nam dù bản

án của toà án Hoa Kỳ đã có phán quyết.
10

1.3.2. Ở các nước khác
11
:
Đạo luật 1933 của Anh quy định cụ thể các trường hợp theo đó cơ quan có
thẩm quyền có thể bác đơn đề nghị đăng kí bản án và thời điểm để bác đơn cụ thể
là:
 Bản án không thuộc loại được quy định trong Đạo luật năm 1933.

10

/>Muon-thi-hanh-phai-duoc-cong-nhan.html

11
Sách giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường tóa án – Ths. Nguyễn Vũ Hoàng

Trang
12

 Tòa án nước ngoài đã tuyên bản án nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của tòa
án đó.
 Bản án, quyết định nhận được bằng cách lừa đảo.
 Việc thi hành bản án trái với trật tự công cộng của Anh.
 Người bị kiện, khi vụ tranh chấp được đưa ra xét xử sơ thẩm ở tòa án đã
không nhận được kịp thời giấy báo về việc triệu tập đến tòa án để có thể bảo
vệ quyền lợi của mình tại tòa khi tiến hành xét xử.
 Các quyền được nêu trong bản án không phải là quyền của người được thi
hành án.

Ở Đức, theo điều 328 BLTTDS (ZPO) về việc công nhận các phán quyết của
nước ngoài, việc công nhận các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ bị loại
trừ trong các trường hợp sau:
 Các tòa án của nước có tòa án đã tuyên quyết định đó không có thẩm quyền
xét xử bị án trên theo pháp luật Đức.
 Bị đơn là người Đức không tham gia vào việc xét xử vụ án tại tòa án với lý
do giấy triệu tập đến tòa án dự phiên tòa xét xử vụ án đó hoặc tong báo của
tòa án về việc đó không được tống đạt trực tiếp tại nước tiến hành xét xử
hoặc gián tiếp qua các cơ quan của Đức theo thể thức tương trợ tư pháp.
 Tòa án nước ngoài tuân theo những quy phạm xung đột có nội dung khác với
nội dung các quy phạm xung đột nhất định của Đức và điều đó gây phương
hại đến lợi ích của bên đương sự người Đức.
 Việc công nhận quyết định nước ngoài có thể mâu thuẫn với các phong tục
hoặc mục đích của luật Đức.
 Nguyên tắc có đi có lại không được đảm bảo.
2. Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
2.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam
Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên
thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh
doanh, thương mại, lao động
12
. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì căn cứ để
xác định quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định đó được ban hành bởi
Trọng tài của nước ngoài mà không phân biệt quyết định của Trọng tài đó ban hành
tại Việt Nam hay tại nước ngoài. Nhưng căn cứ để xác định thế nào là Trọng tài
nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên,
căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam về Trọng tài thì có thể sử dụng


12
Khoản 2, Điều 342, Chương XXVI, Phần 6, BLTTDS
Trang
13

phương pháp loại trừ để xác định những tổ chức Trọng tài mà không được thành lập
theo pháp luật Trọng tài của Việt Nam thì Trọng tài đó không phải là Trọng tài Việt
Nam.
Trong bối cảnh của quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì vấn đề công
nhận và cho thi hành các phán quyết của Trọng tài nước ngoài là vấn đề cần được
quan tâm. Để đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, việc công nhận, thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải tuân
theo một số nguyên tắc pháp lý nhất định. Ở Việt Nam việc công nhận và cho thi
hành quyết định Trọng tài nước ngoài phải dựa trên các nguyên tắc sau
13
:
 Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại
nước hoặc Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước
quốc tế về vấn đề này.
 Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt
Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà
không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế
về vấn đề nào đó.
 Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam
sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
 Quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Tòa
án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án
dân sự.

 Nhà nước Việt Nam đảm bảo việc chuyển tiền, tài sản thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi
hành từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển tiền, tài sản này được thực hiện
theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.
 Người gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải nộp một khoản lệ phí
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2. Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài và sự gia nhập của Việt Nam
 Để tạo điều kiện cho việc thi hành quyết định của các ủy ban trọng tài
trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, ngày 10/6/1958, tại
New York, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về việc công nhận và thi
hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Đây có thể coi là một trong
những Công ước quan trọng và thành công nhất của Đại hội đồng Liên hợp

13
Điều 343, 346, 348, 349 BLTTDS 2004
Trang
14

quốc về vấn đề này. Tính đến 01/12/2012 có 148 nước tham gia Công ước
14

có thể nói, hầu hết việc công nhận và cho thi hành các phán quyết của Trọng tài
nước ngoài đều được thực hiện theo quy định của Công ước.
 Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết
định trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia
nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài đó, xuất phát từ các
tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước còn được áp dụng cho
những quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại Quốc

gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu. Mọi quốc gia thành
viên có thể từ bỏ Công ước này bằng một văn bản thông báo gửi tới Tổng thư kí
Liên hợp quốc. Và việc từ bỏ sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng thư
kí nhận được thông báo. Một quốc gia thành viên không có quyền lợi dụng
Công ước này chống các quốc gia thành viên khác trừ khi trong phạm vi mà các
quốc gia đó tự ràng buộc để áp dụng Công ước.
15

 Theo quy định của công ước thì mỗi quốc gia thành viên phải công
nhận phán quyết của Trọng tài thuộc nước thành viên khác và quyết định của
Trọng tài nước ngoài sẽ được pháp luật của các quốc gia thành viên tham gia
quy định cụ thể trong pháp luật của nước mình. Mỗi nước có quyền tuyên bố
không áp dụng Công ước đối với trường hợp quyết định của Trọng tài được
tuyên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia của các nước tham gia Công ước. Công
ước cũng qui định những trường hợp từ chối công nhận và cho thi hành ngay cả
khi phán quyết đó được tuyên bởi trọng tài của nước thành viên Công ước.
Những trường hợp đó là:
16

 Các bên kí kết thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi hoặc
thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật mà các bên bắt buộc
trọng tài phải tuân thủ, hoặc nếu không có chỉ dẫn nào về luật này thì
căn cứ theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên.
 Khi bên phải thi hành phán quyết không được thông báo hợp thức về
việc chỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên
nhân khác, không thể trình bày lý lẽ của mình.
 Phán quyết của Trọng tài đưa ra về một tranh chấp không được quy
định hay không thuộc diện quy định của thỏa thuận Trọng tài hoặc phán
quyết đó bao gồm những quyết định vượt quá phạm vi của thỏa thuận
trọng tài. Nhưng nếu các điều khoản của phán quyết liên quan đến

những vấn đề được đưa ra trọng tài có thể tách biệt khỏi các điều khoản
liên quan tới những vấn đề không được đưa ra trọng tài có thể được
thừa nhận và thi hành.

14
/>bitral_Awards
15
Công ước New York ngày 10/6/1958 về vấn đề công nhận và cho thi hành các quyết định của
Trọng tài nước ngoài.

16
Giáo trình luật thương mại quốc tế, trường ĐH Luật Hà Nội, xuất bản năm 2008, chủ biên TS.
Nông Quốc Bình
Trang
15

 Khi thành phần ủy ban Trọng tài hoặc trình tự tố tụng trọng tài không
phù hợp với thỏa thuận Trọng tài của các bên.
 Nếu phán quyết Trọng tài chưa có giá trị chung thẩm hoặc đã bị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước Trọng tài hoặc của nước có luật
đem áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
 Ngoài những trường hợp nêu trên, Công ước còn quy định việc công
nhận và cho thi hành một phán quyết còn có thể bị khước từ nếu cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết đó
nhận thấy rằng khách thể của tranh chấp, chiếu theo luật của nước này, không
phải là đối tượng của việc xét xử bằng trọng tài, hoặc là việc công nhận và cho
thi hành phán quyết trái với trật tự công cộng của nước đó.
 Ngày 28/7/1995 Việt Nam đã gia nhập Công ước New York. Khi gia
nhập công ước này, Việt Nam đã giới hạn phạm vi áp dụng của Công ước New
York tại Điều 2 Quyết định số 453/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 của Chủ tịch nước

về việc tham gia Công ước New York. Nội dung cơ bản:
17

 Công ước này chỉ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ
của quốc gia là thành viên của Công ước này. Đối với quyết định của
Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết
hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo
nguyên tắc có đi có lại.
 Công ước chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ pháp luật thương mại;
 Mọi sự giải thích Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác của Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
2.3. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài:
2.3.1. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài:
Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định
của Trọng tài nước ngoài được quy định tại chương XXIX của BLTTDS, quy định
tại công ước New York và các HĐTTTP mà Việt Nam là thành viên. Các HĐTTTP
mà Việt Nam là thành viên hiện nay đều quy định dẫn chiếu việc công nhận và cho
thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tới Công ước New York về công nhận
và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, trong phần này sẽ
chủ yếu phân tích các quy định của BLTTDS.
Cũng tương tự thủ thủ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa
án, việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng gồm
các bước được quy định cụ thể tại chương XXIX BLTTDS:
18


17


Giáo trình luật thương mại quốc tế, trường ĐH Luật Hà Nội, xuất bản năm 2008, chủ biên TS.
Nông Quốc Bình

18
Điều 364, 366, 367, 368, 369, 371 BLTTDS
Trang
16

Bước 1: Xét đơn yêu cầu
Bước 2: Chuyển Hồ sơ cho tòa án
Bước 3: Thụ lý hồ sơ
Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Bước 5: Mở phiên họp Xét đơn yêu cầu
Bước 6: Gửi quyết định của Tòa án
Bước 7: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
2.3.2. Thủ tục hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài
19
:
 Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp
về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc hủy bỏ hoặc
đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành
tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình
chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi quyết định đó cho Tòa
án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của
Trọng tài nước ngoài.
 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo
đảm cần thiết cho việc tiếp tục thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài,
nếu có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được thi hành.
 Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về

việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành
quyết định của Trọng tài nước ngoài, Tòa án Việt Nam đã ra quyết định công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết
định hủy bỏ quyết định đó và gửi quyết định này cho cơ quan thi hành án.
 Ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài.
2.4. Những trường hợp không được công nhận quyết định của Trọng tài
nước ngoài
20
:
 Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận
đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên.
 Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các
bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên,
nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó.
 Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kịp thời và
hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại

19
Điều 374 BLTTDS

20
Điều 370 – BLTTDS
Trang
17

Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện
được quyền tố tụng của mình.
 Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không

được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thoả
thuận trọng tài. Trong trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã
được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại
Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể
được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
 Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của
Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của
nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài
không quy định về các vấn đề đó.
 Quyết định của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các
bên.
 Quyết định của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi
quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc
đình chỉ thi hành.
 Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy:
 Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức
trọng tài.
 Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước
ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
2.5. Vấn đề xem xét lại và hủy quyết định Trọng tài:
2.5.1. Xem xét lại quyết định Trọng tài:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là do các bên thỏa thuận
trao quyền cho trọng tài trên cơ sở thỏa thuận trọng tài, khi các bên thỏa thuận
chọn trọng tài giải quyết tranh chấp là đồng nghĩa với việc các bên từ bỏ các
phương thức giải quyết tranh chấp khác kể cả bằng tòa án. Vì vậy, trong trường
hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà
án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu
hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
21


2.5.1.1. Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu:
Thỏa thuận Trọng tài chỉ vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
22

21
Sách Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và
phương pháp giải quyết. Ths. Nguyễn Ngọc Lâm
22
Điều 18 luật TTTM 2010

Trang
18

 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
quy định tại Điều 2 của Luật trọng tài thương mại 2010:
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài.
 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật
 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của
Luật trọng tài thương mại số 2010:
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng
tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức

thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên.
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và
những tài liệu tương tự khác.
e) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn
tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
 Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
2.5.1.2. Thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được:
23

 Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà
không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung

23
Điều 43 Luật TTTM
Trang
19

tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa
án để giải quyết.
 Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên

trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải
quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để
thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải
quyết.
 Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức
trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh
chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ
thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình
thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của
nguyên đơn.
2.5.2. Hủy quyết định Trọng tài
Trong trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không
thể thực hiện được thì tòa án sẽ dựa vào những căn cứ sau huỷ phán quyết trọng
tài:
24

1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này.
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng
trọng tài thì nội dung đó bị huỷ.
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công
bằng của phán quyết trọng tài.
e) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

 Ví dụ:
 Về việc hủy quyết định của trọng tài nước ngoài tuyên tại Việt Nam
về thẩm quyền: Một vụ kiện do Trọng tài ICC thụ lý, trị giá 120 triệu USD đã
được hòa giải thành công. Địa điểm trọng tài là TP HCM, nơi phân xử là Hong
Kong. Vụ kiện hiện đã tiến hành phiên xử. Tại vụ kiện này, nguyên đơn kiện sai
chủ thể, bị đơn cho rằng không có thỏa thuận trọng tài. Để giải quyết vấn đề

24
Điều 68 Luật TTTM
Trang
20

này, trọng tài ra quyết định mình có thẩm quyền. Tuy nhiên bị đơn khiếu nại
theo Điều 43-44 Luật trọng tài.
 Đối với việc hủy phán quyết trọng tài trong nước: Vụ việc xoay quanh
việc tranh chấp xây dựng và nộp đơn năm 2010, phán quyết trọng tài kết luật
hai bên bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, tuy nhiên bị đơn thua kiện, yêu cầu
hủy phán quyết. Theo Quyết định 07/2012/QĐST-TTTM, nguyên tắc cơ bản là
phải tuân thủ pháp luật (Điều 11 Bộ luật Dân sự) và bồi thường thiệt hại (Điều
303-304 Luật Thương mại). Theo quyết định trên, chúng ta sẽ nhận ra hội đồng
trọng tài không khách quan khi Tòa án tự xem xét phán quyết và nhận định mà
không xem có khách quan không. Ngoài ra trong vụ này, Tòa tự kết luận mà
không cần xem chứng cứ đó có giả mạo không, và có quan trọng không. Bên
cạnh đó, thủ tục trọng tài trái với Luật Trọng tài thương mại vì không đưa vào
bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Không có thỏa thuận trọng tài do bị đơn
không trực tiếp ký hợp đồng…









CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN VỀ VIỆC CÔNG
NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI,
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG
TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
Trang
21

NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
ĐỂ HOÀN THIỆN
Trang
22

1. Thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về việc công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và những kiến
nghị.
1.1. Các điều ước quốc tế của Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết được 18 HĐTTTP về dân sự và thương mại
với các nước, một phần nội dung của các hiệp định đều quy định về phạm vi, điều
kiện công nhận và việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
25
.
Qua nghiên cứu các điều, khoản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài trong các HĐTTTP và pháp lý giữa Việt Nam với các

nước có thể thấy:
Việc ký kết các hiệp định đều xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ
sở phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam,
phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Các quy định về vấn đề này là khá đầy
đủ, chi tiết. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm hạn chế như: Về bố cục vấn đề,
phạm vi, điều kiện công nhận, thuật ngữ sử dụng và khái niệm bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài là chưa thống nhất, còn mâu thuẫn với các quy định
tại phần thứ sáu BLTTDS Việt Nam đặc biệt có một số điều kiện không phù hợp
với thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của quốc gia Việt Nam.
1.2. Nguyên tắc “có đi có lại” trong việc công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài
nước ngoài.
Khoản 3 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có quy định “Bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia
nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó”.
Đây là một nguyên tắc quan trọng, thường được áp dụng phổ biến trong công
pháp và tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, nguyên tắc này bản thân nó cũng còn nhiều vấn
đề hạn chế. Đã có nhiều ý kiến chỉ trích việc áp dụng điều khoản “có đi có lại” và
đề nghị quy định này cần được xem xét lại. Trong nhiều trường hợp, nếu áp dụng
một cách cứng nhắc, nó sẽ hạn chế và ảnh hưởng ngay chính đến quyền lợi chính
đáng của công dân nước áp dụng nguyên tắc này.
Trên thực tế, nhiều Toà án cũng đã từ chối áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”
trong công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, cũng như bản án,
quyết định của tòa án nước ngoài. Ví dụ ở các nước như: Đức, Anh, Italia, Mỹ,…

25

Trang

23

đã không còn áp dụng nguyên tắc này
26
. Đặc biệt, tại Việt Nam, sau nhiều năm
được quy định chính thức trong các văn bản nhưng nguyên tắc “có đi có lại” vẫn
chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về nội dung, điều kiện, thẩm
quyền, trình tự cũng như thủ tục cho việc áp dụng
27
. Luật tương trợ tư pháp năm
2008 đã quy định Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ công bố danh sách các nước áp dụng
nguyên tắc này với Việt Nam
28
. Tuy nhiên, việc này là tương đối khó khăn, cần phải
có sự phối hợp của các cơ quan như: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm soát tối cao, Bộ Công an. Do vậy, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:
 Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng nguyên tắc này trên
thực tiễn được thống nhất. Song song đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
 BLTTDS không nên quy định nguyên tắc có đi có lại như một điều kiện công
nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, mà nên quy
định hẳn theo hướng, về nguyên tắc Toà án Việt Nam công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mọi quốc gia, trừ trường hợp bản án,
quyết định đó không được công nhận tại Việt Nam (được quy định tại Điều 356
BLTTDS).
1.3. Nguyên tắc “đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam”.
Khoản 5, điều 343 BLTTDS có quy định: “Bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu

không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”
Các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp này
phần lớn là các bản án, quyết định ly hôn không có yêu cầu thi hành về tiền, tài sản
và con cái và được quy định dựa trên cơ sở điều ước quốc tế. Tuy nhiên, tại thời
điểm hiện tại chỉ có duy nhất hai HĐTTTP mà Việt Nam ký với các nước (với Liên
Xô cũ và Cuba) quy định vấn đề đương nhiên công nhận
29
. Trên thực tế, nhiều hồ
sơ yêu cầu công nhận các bản án, quyết định ly hôn không có yêu cầu thi hành mà
Bộ Tư pháp nhận được đều xuất phát từ những quốc gia chưa ký HĐTTTP với Việt
Nam (chủ yếu là từ Cộng hòa Liên Bang Đức, Hàn Quốc, Trung quốc (Đài Loan),
Singapore, Australia, Hoa Kỳ ). Do quy định của BLTTDS nên tất cả các bản án,
quyết định ly hôn (không có yêu cầu thi hành) của Tòa án nước ngoài có thể không
được công nhận tại Việt Nam, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt

26
ánn-an quyet-
dinh-cua-toa-an quyet-dinh-cua-trong-tai-nuoc-ngoai.aspx

27

28
Khoản 1 Điều 66 Chương VI Luật tương trợ tư pháp 2008
29


Trang
24


Nam có liên quan bị ảnh hưởng. Vì vậy, theo chúng tôi thì BLTTDS cần loại bỏ
cụm từ “theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập”
1.4. Việc ký kết các điều ước quốc tế mới về công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định
của Trọng tài nước ngoài.
Trong những năm qua, hiệu quả của việc công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài gặp nhiều vướng mắc. Chủ
yếu là do Việt Nam và nước có bản án, quyết định được yêu cầu chưa có điều ước
quốc tế liên quan quy định về công nhận và cho thi hành. Ví dụ các nước như Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Mỹ, Canada
30
… Các điều ước quốc tế song
phương hay đa phương nếu được kí kết sẽ là cơ sở pháp lý hữu hiệu để Tòa án Việt
Nam giải quyết các yêu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng như
nước ngoài. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác, đàm phán,
ký kết các hiệp định song phương, xúc tiến việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc
tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự.
1.5. Vấn đề về thu phí và lệ phí.

Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009 quy đinh về mức lệ phí
yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại
Việt Nam. Trong đó, đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có
trụ sở chính tại Việt Nam là 2.000.000 đồng; còn cá nhân không thường trú tại Việt
Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam là 4.000.000 đồng. Mặc
dù mức lệ phí này là không cao nhưng việc quy định chênh lệnh giữa hai nhóm đối
tượng này cũng phần nào thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể. Điều này vi
phạm nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế đó là nguyên tắc bình đằng và nguyên
tắc không phân biệt đối xử. Vì vậy, để thể hiện sự công bằng, bình đẳng, phí và lệ
phí nên được để chung một mức phí như nhau.
2. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài

nước ngoài tại Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt
động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó,
các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các hợp đồng có yếu tố
nước ngoài cũng gia tăng.
Trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, nhất là trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương
mại, đầu tư. Trọng tài lại càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, ngày càng có nhiều

30
/>der_id=&item_id=2531627&p_details=1

Trang
25

tranh chấp phát sinh từ các quan hệ có yếu tố nước ngoài được các bên thỏa thuận
giải quyết bằng trọng tài, và nhu cầu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các
quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng cũng đang ngày một trở nên phổ biến
hơn.
Bên cạnh hệ thống Tòa kinh tế, hiện nay ở Việt Nam có 7 Trung tâm Trọng tài
đang hoạt động
31
. Trong số đó, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là tổ
chức trọng tài có kinh nghiệm và uy tín nhất, được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
nhất trong giải quyết các tranh chấp. Từ năm 1993 cho đến nay, số lượng các vụ
tranh chấp do VIAC giải quyết ngày càng gia tăng, đạt gần 1.000 vụ
32
, có 70% là
tranh chấp về hợp đồng thương mại quốc tế

33
.











Thống kê số vụ tranh chấp mà VIAC giải quyết, từ năm 1993 đến 2013.









31
Danh sách các trung tâm trọng tài hoạt động tại Việt Nam

32

33


×